TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
=====000=====
TIỂU LUẬN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Đề tài: Ứng dụng thƣơng mại điện tử của Rakuten
– Website bán hàng trực tuyến lớn nhất Nhật Bản
Sinh viên thực hiện: Đoàn Tùng Linh
Mã SV: 1512230049
Lớp tín chỉ: TMA306.1
Khóa: K54
GV giảng dạy: ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân
Hà Nội – 3/2017
1
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................3
B. NỘI DUNG......................................................................................................4
Chƣơng 1. Giới thiệu về Rakuten.......................................................................... 4
1. Tổng quan.......................................................................................................... 4
a. Ngành nghề kinh doanh, tầm nhìn................................................................. 4
b. Dịch vụ cung cấp của Rakuten....................................................................... 4
c. Đối tác và quá trình giao dịch....................................................................... 5
2. Lịch sử phát triển............................................................................................... 5
Chƣơng 2. Ứng dụng mô hình thƣơng mại điện tử (TMĐT)
của Rakuten............................................................................................................. 9
1. Thực trạng mô hình TMĐT của Rakuten........................................................... 9
1.1 Mục tiêu mô hình của Rakuten..................................................................... 9
1.2 Mô tả mô hình............................................................................................ 10
1.3 Phương thức thực hiện............................................................................... 10
1.4 Công cụ, tiện ích........................................................................................ 12
2. Phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình........................................................ 13
2.1 Thành công của mô hình............................................................................ 13
2.2 Nguyên nhân thành công........................................................................... 15
2.3 Hạn chế và giải pháp cho mô hình............................................................ 16
Chƣơng 3. Bài học kinh nghiệm........................................................................... 17
C. KẾT LUẬN...................................................................................................18
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 19
2
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong
đời sống hằng ngày của đại đa số người dân trên toàn thế giới. Cùng với sự phát triển
đó, xu hướng mua sắm trực tuyến cũng ngày càng phát triển. Theo nghiên cứu của
Cimigo (tập đoàn độc lập chuyên về lĩnh vực Nghiên cứu thị trường và thương hiệu) sẽ
có khoảng 90% số người truy cập Internet có tham gia mua hàng trực tuyến trong
tương lai.
Thống trị trên thị trường thương mại điện tử của thế giới phải kể đến những tên
tuổi như: Amazon, eBay, Alibaba,… Nếu như Amazon và eBay là những ―trụ cột‖ về
thương mại điện tử ở phương Tây và đã trở nên quá quen thuộc với thế giới thì cái tên
Rakuten lại ít được nhắc đến hơn. Mặc dù ít được biết đến nhưng Rakuten cùng
Alibaba chính là hai trụ cột lớn nhất của Châu Á trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Theo tạp chí danh tiếng Forbes, tính đến tháng 5/2014, giá trị thị trường Amazon đạt
157,52 tỷ USD, eBay là 71,01 tỷ USD còn Rakuten đạt 17,65 tỷ USD, Alibaba đạt
mức 9,33 tỷ USD.
Mặc dù được coi là ―gã khổng lồ‖ của Châu Á trong lĩnh vực Thương mại
điện tử nhưng Rakuten cũng rất ―kín tiếng‖ trong quá trình hoạt động của mình. Đây
cũng chính là lý do mà em chọn đề tài ―Ứng dụng thương mại điện tử của Rakuten –
Website bán hàng trực tuyến lớn nhất Nhật Bản‖. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là để
khám phá ra những bài học kinh nghiệm của Rakuten và từ đó vận dụng, liên hệ với
tình hình thương mại điện tử của Việt Nam .
3
B. NỘI DUNG
Chƣơng 1. Giới thiệu về Rakuten
1. Tổng quan
Rakuten là hãng thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản được thành lập vào tháng 2
năm 1997 bởi Hiroshi Mikitani. Rakuten được ví như ―Amazon của Châu Á‖. Với
tổng số vốn khoảng 13,5 tỉ USD và doanh thu hàng năm trên 4 tỉ USD, Rakuten hiện
đang nằm trong số những công ty kinh doanh trên Internet lớn nhất thể giới và đang là
đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Amazon, Ebay,…
Vào năm 2012, tổng tài sản của Rakuten là 4.6 tỷ USD, lợi nhuận thu được khoảng
244 triệu USD. Tính đến tháng 6 năm 2013, theo báo cáo của Rakuten Inc., tổng số
công nhân làm việc cho công ty đã lên đến 10.351 trên toàn thế giới.
a. Ngành nghề kinh doanh, tầm nhìn
Rakuten đã theo đuổi chiến lược trung tâm mua sắm trực tuyến, cung cấp tất cả các
dịch vụ cho phép các công ty bán lẻ lập cửa hàng của họ trên website để quảng cáo,
bán hàng và xử lí các giao dịch thanh toán. Mô hình này giúp đơn giản hóa việc mua
bán giữa người bán và người mua. Rakuten xây dựng ttham vọng sẽ vươn ra hoạt động
ở 25 quốc gia và tạo tổng giá trị giao dịch khoảng 20000 tỉ yên/năm.
Hiện nay hệ thống Rakuten đang được mở rộng trên toàn cầu, đang hoạt động
khắp châu Á, châu Âu, châu Mĩ và châu Đại Dương…
b. Dịch vụ cung cấp của Rakuten
Tập đoàn Rakuten là nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh trực tuyến đa dạng, gồm 6
lĩnh vực chính:
Thị trường thương mại điện tử
Ngân hàng, tín dụng và thanh toán
Cổng thông tin và truyền thông
Du lịch, hoạt động đặt phòng khách sạn
Chứng khoán, các dịch vụ như môi giới chứng khoán, tiếp thị trực tuyến
Thể thao chuyên nghiệp
4
c. Đối tác và quá trình giao dịch
Rakuten đưa ra mô hình kinh doanh dựa trên liên hệ trực tiếp giữa người bán và khách
hàng.Trang web của công ty hoạt động như một sàn mua sắm trực tuyến dành cho hơn
40000 nhà bán lẻ của Nhật Bản.
Trong mô hình kinh doanh của Rakuten, chỉ với một mức chi phí nhỏ, các nhà bán lẻ
có thể nhờ trang web này bán hàng thay. Khi một người tiêu dùng đặt hàng một sản
phẩm qua mạng của Rakuten, đơn đặt hàng này sẽ được chuyển đến nhà bán lẻ,
Rakuten được nhận 2.6% doanh thu bán hàng cho mỗi đơn hàng thành công. Rakuten
tính phí thành viên hàng tháng của các thương nhân trên website và giữ lại từ 2-5%
giá trị hàng hóa được bán, 80% doanh thu của Rakuten đến từ phí thành viên, 10% là
doanh thu từ quảng cáo và phần còn lại đến từ bán đấu giá.
Năm 2000, Rakuten tính phí các nhà bán lẻ 475USD/năm xuất hiện trên trang web của
công ty.
2. Lịch sử phát triển
Năm 1996
Năm 1996, một nhân viên ngân hàng Industrial Bank of Japan có tên Hiroshi
Mikitani quyết định từ bỏ công việc có thu nhập và danh tiếng tốt tại Nhật Bản. Đây
được xem là hành động phá lệ so với truyền thống người Nhật.
Năm 1997
Một năm sau đó, 1997, Mikitani thành lập nên Rakuten cùng nền tảng trung tâm
mua sắm trực tuyến Rakuten Ichiba.
Năm 2000
3 năm sau, để thu hút đầu tư mở rộng kinh doanh, Rakuten tiến hành IPO trên sàn
JASDAQ. Kể từ đây, không chỉ giới hạn trong hoạt động trung tâm thương mại trực
tuyến, Rakuten còn vươn cánh tay sang dịch vụ khách sạn trực tuyến, chứng khoán,
tiền điện tử, thể thao, truyền thông,… đồng thời mở rộng quy mô thông qua con đường
M&A.
Năm 2009
5
Theo The Nation Business vào tháng 10 năm 2009, Rakuten bắt đầu hoạt động kinh
doanh tại Thái Lan bằng việc sở hữu 67% cổ phần TARAD.com – công ty thương mại
điện tử lớn nhất trong nước lúc bấy giờ.
Năm 2010
Vào tháng 05 năm 2010, Rakuten liên doanh với Global Mediacom (MNC Group) –
công ty truyền thông lớn nhất Indonesia, mở ra một hành trình mới vào quốc gia đứng
thứ 4 thế giới về dân số. Theo thông cáo báo chí từ Rakuten, Rakuten sở hữu 51% cổ
phần và Global Mediacom sở hữu 49% cổ phần, thành lập Rakuten Belanja Online
Năm 2011
Vào tháng 03 năm 2011, TARAD.com và Rakuten Nhật Bản cùng hợp tác với Cục
Xúc tiến Xuất khẩu Thái Lan (DEP – Thailand’s Department of Export Promotion) và
Tổ chức Thương mại Ngoại thương Nhật Bản (JETRO – Japan External Trade
Organization) nhằm kết nối, hỗ trợ việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Thái
Lan. Chương trình này nhằm góp phần phát triển nền kinh tế Thái Lan trong thị trường
quốc tế bằng các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển số lượng
giao dịch thương mại và tăng doanh số bán hàng.
Năm 2012
Rakuten mua công ty sách điện tử Kobo (Canada) vào tháng 1. Một thỏa thuận
không hoàn thành cho đến tháng 1 năm 2012 với giá 315 triệu đô.
Vào ngày 13 tháng 6, Rakuten mua Wuaki.tv - một trong những công ty lớn nhất ở
châu Âu và dẫn đầu thị trường Tây Ban Nha, nơi có hơn 600.000 người sử dụng đã
đăng ký. Điều đó mở ra cơ hội mới, trực tiếp thách thức Amazon, Netflix và những
người khác cho sự thống trị của thị trường VOD, lần đầu tiên ở châu Âu và sau đó ở
những nơi khác.
Đến cuối năm 2012, Rakuten cũng đã chuyển sang bán lẻ trực tuyến ở Áo, Canada,
Tây Ban Nha, Đài Loan và Thái Lan và vào các thị trường du lịch trực tuyến ở Pháp
(với Voyager Moins Cher.com) và Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan.
Tại Bắc Mỹ, Rakuten Golf đã đặt giờ chơi trực tuyến.
6
Năm 2013
Trong tháng 5 năm 2013, Rakuten mua lại đa số cổ phần trang web "Commercial
citizens", Daily Grommet đổi tên thành The Grommet.
Trong tháng 6 năm 2013, Rakuten đã công bố việc mua lại Webgistix (Mỹ), chuyên về
công nghệ thực hiện cho các nhà bán lẻ thương mại điện tử.
Vào tháng 9 năm 2013, Rakuten mua lại trụ sở tại Singapore Viki.
The initiative Choice in e-Commerce được thành lập ngày 08 tháng 5 năm 2013 bởi
một số nhà bán lẻ trực tuyến tại Berlin, Đức. Nguyên nhân là, theo quan điểm của các
sáng kiến, lệnh cấm bán hàng trực tuyến và hạn chế bởi các nhà sản xuất cá nhân. Các
đại lý cảm thấy bị cắt đứt khỏi kênh bán hàng chính của họ và do đó họ bị tước đoạt cơ
hội sử dụng các nền tảng trực tuyến như Amazon, eBay hay Rakuten trong một thị
trường cạnh tranh vì lợi ích khách hàng của họ.
Năm 2014
Ngày 13 tháng 2 năm 2014, Rakuten công bố họ đã có được Viber với 900 triệu USD.
Ngày 29 tháng 5 năm 2014, Rakuten Marketing mua DC Storm, một công ty công
nghệ trụ sở tại Anh chuyên về mô hình marketing attribution và dữ liệu –điều hướng
marketing.
Vào tháng 9 năm 2014, Rakuten đã mua lại công ty thương mại điện tử Ebates Inc
của Mỹ với giá khoảng 1 tỷ USD.
Năm 2015
Vào tháng 3 năm 2015, Rakuten đã tuyên bố sẽ chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin
trên toàn cầu. Rakuten cũng đang tiến hành đầu tư vào Bitnet— 1 start-up đã được đầu
tư 14.5 triệu USD.
Cũng vào tháng 3 năm 2015, Rakuten đã tuyên bố mua OverDrive, một trang web
phân phối e-book ở Cleveland, Ohio. Thương vụ này trị giá 410 triệu USD
7
Năm 2016
Vào ngày 16 tháng 11, Rakuten đã ký hợp đồng hợp tác tài trợ 4 năm với CLB bóng đá
nổi tiếng thế giới FC Barcelona. Rakuten được coi như nhà tài trợ toàn cầu cho CLB
bóng đá này.
8
Chƣơng 2. Ứng dụng mô hình thƣơng mại điện tử (TMĐT) của
Rakuten
1. Thực trạng mô hình TMĐT của Rakuten
1.1 Mục tiêu mô hình của Rakuten
Giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm
Trước khi Rakuten ra đời, hầu hết khách hàng ở Nhật Bản đều phải tự mình tới các của
hàng truyền thống để tìm mua sản phẩm, dịch vụ. Điều này tiêu tốn rất nhiều thời gian
và công sức của khách hàng cũng như chi phí giao thông đi lại. Nhưng giờ đây, với
những dịch vụ mà Rakuten cung cấp người mua hoàn toàn có thể từ nhà, từ công sở…
truy cập vào các trang web của Rakuten để tìm mua sản phẩm, dịch vụ bất cứ thời gian
nào, thoải mái tìm kiếm và lựa chọn những sản phẩm theo mong muốn của bản thân.
Rakuten cung cấp rất nhiều các loại hình dịch vụ như bán lẻ trực tuyến; ngân hàng, tín
dụng và thanh toán; cổng thông tin và truyền thông; du lịch; chứng khoán; thể thao
chuyên nghiệp; giải trí…. Chính vì vậy, Rakuten được coi là trung tâm mua sắm trực
tuyến lớn nhất Nhật Bản. Hầu hết các sản phẩm, dịch vụ khách hàng hay sử dụng đều
có mặt trên web của Rakuten; dẫn đến khách hàng không phải dành thời gian lướt
nhiều trang web khác nhau cho mỗi loại sản phẩm dịch vụ.
Thuận tiện trong giao dịch, dịch vụ thanh toán
Rakuten đã cung cấp dịch vụ thanh toán thuận tiện như: thẻ tín dụng Rakuten hay tiền
điện tử Rakuten Edy đã tạo ra một sự kết hợp hoàn hảo. Và hầu hết các cửa hàng tham
gia của Rakuten đều chấp nhận thẻ tín dụng như Visa, MasterCard, JCB, AMEX và
Diners. Ngoài ra, nhiều cửa hàng cũng chấp nhận phương thức thanh toán khác như
Paypal và chuyển khoản ngân hàng. Tất cả những điều này tạo ra cho người mua sự
thoải mái, thuận tiện, có thể thanh toán qua nhiều loại thẻ và nhiều phương thức thanh
toán khác nhau.
Quá trình quản lý và phân phối sản phẩm
Những thỏa thuận giao hàng sẽ được người mua trao đổi với các cửa hàng. Phí giao
hàng sẽ thay đổi tùy theo quốc gia đến và trọng lượng của đơn đặt hàng và các đơn đặt
hàng thường đến trong vòng 3-10 ngày làm việc sau khi được vận chuyển.
9
Với mỗi loại sản phẩm dịch vụ sẽ được bày bán ở các cửa hàng khác nhau, mỗi
doanh nhiệp có thể tự thiết kế gian hàng của mình và có thể hiển thị độc đáo gian
hàng đó.Đây là một tính năng hấp dẫn thu hút thêm nhiều khách mua hàng.
Rakuten siêu điểm
Khi bạn sử dụng một dịch vụ tham gia với các thành viên của Rakuten, Rakuten siêu
điểm tương ứng với 1% chi phí mua hàng của bạn (100 điểm = 100 Yên). Ngoài ra,
bạn còn kiếm được tiền thưởng siêu điểm từ nhiều chương trình khuyến mãi thường
xuyên và theo mùa. Khách hàng có thể sử dụng điểm để mua hàng hóa, dịch vụ trên
web của Rakuten và tất nhiên khách hàng sẽ không phải chi tiêu tất cả điểm của
mình mà chỉ là số tiền bạn muốn chi tiêu. Điều này tạo ra sự hấp dẫn, thu hút khách
hàng đến nhiều hơn với Rakuten.
1.2 Mô tả mô hình
Rakuten hoạt động theo mô hình B2B2C (Business to Business to Consumer),
cung cấp dịch vụ chính là loạt cửa hàng trực tuyến - cho các nhà bán lẻ thuê cửa
hàng và bán các hàng hóa dịch vụ của họ trên đó.
Có thể ví Rakuten như một trung tâm mua sắm trực tuyến khá linh hoạt, khách hàng
bán lẻ có thể lập cửa hàng cửa họ trên website để quảng cáo, bán hàng và xử lý các
giao dịch thanh toán... Bạn có thể tìm thấy tất cả các món hàng mà mình đang cần
tại Rakuten. Có thể thấy đây là hình thức kinh doanh khá thông minh khi Nhật Bản
là quốc gia có số lượng người dân sử dụng Internet khá cao (khoảng 2/3 dân số).
1.3 Phƣơng thức thực hiện
a. Mô hình của các cửa hàng bán lẻ trực tuyến
Mục đích quan trọng nhất của Rakuten là tạo nên môi trường kinh doanh tốt nhất để
các nhà buôn giữ mối làm ăn lâu dài với người tiêu dùng ngay tại địa bàn, ở các thành
thị hay vùng nông thôn hẻo lánh. Qua đó công ty thu về 2,6% tiền lời từ các món hàng
bán được.
Mô hình doanh thu: Mô hình B2B2C Rakuten cung cấp dịch vụ chính là loạt
cửa hàng trực tuyến - cho các nhà bán lẻ thuê cửa hàng và bán các hàng hóa
dịch vụ của họ trên đó.
10
Rakuten xây dựng trung tâm mua sắm trực tuyến: cho phép các công ty bán lẻ
(40.000 nhà bán lẻ) lập cửa hàng của họ trên website để quảng cáo, bán hàng và xử lý
các giao dịch thanh toán.
Ưu điểm: dễ tìm kiếm, dễ xem và đặt hàng; nhiều thông tin về sản phẩm, danh mục sản
phẩm rộng, phong phú, giá thấp hơn các cửa hàng truyền thống.
b. Cách thức thực hiện
Mô hình doanh
thu Phí thành viên:
Sales
Bán đấu giá
10%
Phí quảng cáo
10%
Phí thành
viên
80%
Tính phí thành viên hàng tháng và giữ lại từ 2-5% giá trị hàng hóa được bán.
Tính phí các nhà bán lẻ xuất hiện trên trang web của Rakuten và các chuỗi
cửa hàng ảo khác.
Ưu điểm: giá rẻ
• Dịch vụ khách hàng
Các cửa hàng được giám sát chặt chẽ: đảm bảo quyền lợi của khách hàng
Hệ thống ý kiến đánh giá của khách hàng: cho phép khách hàng đưa
ra các lựa chọn chính xác và nâng cao lòng tin của khách hàng.
11
Tổng kết
Mô hình này của Rakuten giúp đơn giản hóa việc mua bán giữa người bán hàng và
người mua hơn rất nhiều nên kể từ khi ra đời đến nay, nó đã thu hút hàng chục triệu
người truy cập mỗi ngày. Doanh số của Rakuten tăng từ 1.2 triệu USD lên 26 triệu
USD vào năm 2000 và lợi nhuận tăng lên gần 1 triệu USD.
Chỉ sau gần 20 năm thành lập, hiện nay hệ thống Rakuten đã có gần 5.000 nhân viên,
hơn 26.000 nhà bán lẻ đăng kí sử dụng hệ thống này và khoảng 47 triệu người sử
dụng có đăng ký – tương đương 40% dân số Nhật Bản.
1.4 Công cụ, tiện ích
Được coi là một trong tứ trụ của công nghiệp thương mại điện tử thế giới nhưng nếu nói
Rakuten chỉ sống nhờ thương mại điện tử là chưa đủ. Hiện Rakuten sở hữu cũng như góp
vốn với hàng loạt công ty đủ các lĩnh vực như Rakuten Auction, Rakuten Logistics,
Rakuten Travel, Rakuten Bank,… Hãng này xây dựng chiến lược phát triển dựa trên hệ
sinh thái gồm 3 cột trụ: Thương mai điện tử, Tài chính và Nội dung số.
Hệ sinh thái Rakuten. (Nguồn: Báo cáo thường niên 2013)
Theo báo cáo thường niên năm 2013, mảng dịch vụ Internet đóng góp 57,1% doanh
thu với sự góp mặt lớn nhất của Rakuten Ichiba, Rakuten Travel. Mảng tài chính
Internet chiếm 36,5% đến từ Rakuten Card, Rakuten Securities,... Năm 2013,
Rakuten chiếm hầu hết vị trí hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ internet Nhật Bản.
12
2. Phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình
2.1 Thành công của mô hình
Tháng 4/ 2000: Rakuten được đưa lên sàn chứng khoán Jassdaq của Nhật Bản,
huy động được 430 triệu USD. Mức vốn hóa thị trường của công ty đã tăng lên
6 tỷ USD.
Năm 2008
Doanh thu bán hàng của Rakuten trong đã tăng đến 16,8%, lên mức 250 tỷ Yên.
Doanh thu từ thương mại điện tử của Rakuten đã chạm con số 92 tỷ Yên và
đóng góp con số kỷ lục 26 tỷ Yên trong lợi nhuận hàng năm của công ty.
Rakuten Travel đã thu hút được 25 triệu khách du lịch trong nước trong năm
2008
Quý I năm 2009
Rakuten công bố nguồn lợi nhuận 259 triệu USD trong tổng doanh thu 628
triệu USD.
Doanh số bán hàng ra thế giới thông qua thương mại điện tử đã đạt tổng
cộng 263 triệu USD.
Đấu giá trực tuyến Ichiba và công ty quảng cáo Internet - LinkShare, mang lại
lợi nhuận kinh doanh 30% cho công ty
Bảng 1: So sánh trang web amazon.com và trang web của Rakuten trong năm
2009
13
Bảng 2: So sánh lƣợt ngƣời truy cập hàng ngày trang web tiếng Nhật của
amazon và trang web của Rakuten từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 4 năm 2009
Một điểm khác biệt và tạo ra thành công của Rakuten so với Amazon trên xứ sở hoa
anh đào chính là nhờ hệ thống sinh thái đa dạng. Với chiến lược sử dụng Rakuten
Super Points trong đó kết nối tất cả những dịch chuyển trong hệ sinh thái của tập đoàn
này tạo ra mạng lưới khách hàng trung thành lớn.
Hiện gần 90% người dùng internet tại Nhật Bản đã đăng ký tại Rakuten và tập đoàn
này đang vận hành cho khoảng 40.000 doanh nghiệp và dịch vụ khác nhau tên khắp
thế giới. Rakuten có thể xem hình mẫu thành công điển hình nhờ việc am hiểu văn hóa
địa phương và thói quen người tiêu dùng đối với bất kỳ doanh nghiệp châu Á nào, đặc
biệt trong ngành kinh doanh trực tuyến.
Năm 2010
Doanh thu năm là 4,23 tỉ USD , với dòng vốn lưu chuyển tiền tệ tổng cộng vào
khoảng 369.98 tỉ USD. Rakuten mua lại Buy.com với số tiền 250 triệu USD
Tháng 6/2010 mua lại Priceminister với 200 triệu USD
Rakuten là một cổ đông quan trọng trong Ctrip. Rakuten đã thiết lập mối quan hệ
hợp tác với Baidu ở Trung Quốc. Rakuten hiện thu hút khoảng 70 triệu lượt xem
một tháng, chỉ đứng thứ hai sau cổng trực tuyến Yahoo! Japan của Softbank
14
2.2 Nguyên nhân thành công
Mô hình mà Rakuten áp dụng: mô hình B2B2C không cần có chức năng nhập
kho.
Hệ sinh thái Rakuten là một mô hình kinh doanh tiên phong trên toàn cầu. Các
hệ sinh thái Rakuten được hình thành bởi những dịch vụ khác nhau được cung
cấp bởi Rakuten Group. Mỗi thành viên của Rakuten nhận được một ID
Rakuten khi đăng ký được phổ biến với các dịch vụ Rakuten khác nhau, mà tất
cả sử dụng Rakuten siêu điểm để thưởng cho người dùng trung thành và khuyến
khích sự bảo trợ của các dịch vụ Rakuten nhóm khác nhau. Hơn nữa, dịch vụ
thanh toán thuận tiện Rakuten, chẳng hạn như thẻ tín dụng Rakuten thẻ và tiền
điện tử dịch vụ Rakuten Edy tạo ra một sự kết hợp hoàn hảo của dịch vụ trực
tuyến và ngoại tuyến. Các hệ sinh thái của Rakuten cung cấp cho các thành viên
nhiều kinh nghiệm thú vị và thuận tiện.
Chính sách giá cả cạnh tranh và sự đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động.
Hệ thống thu hút khách hàng trung thành
Rakuten Ichiba là mô hình kinh doanh toàn cầu duy nhất. Trên các trang web
thương mại điện tử khác có nhiều sản phẩm làm trung tâm, nhấn mạnh hiệu
quả thụ động và tương tác với người tiêu dùng. Nhưng ở Rakuten Ichiba,
những thương gia tự thiết kế trang web riêng của họ và có thể hiển thị độc đáo
của cửa hàng của họ, hơn thế nữa họ có thể trực tiếp tương tác với người dùng
thông qua e-mail và SNS. Từ đó, Rakuten Ichaba đã tạo ra một kinh nghiệm
mua sắm dễ chịu hơn. Đây là một tính năng hấp dẫn mang lại người dùng so
với các trang web thương mại điện tử khác.
Hoài bão, sự dũng cảm và quyết tâm kinh doanh, phân tích chiến lược tỉ mỉ
và lập luận thấu đáo.
Tăng cường cam kết của nhân viên về "các Mục tiêu Rakuten" và cải thiện sự
thực hiện của họ.
Những nguyên tắc thành công do Rakuten đề ra:
Luôn luôn cải thiện, luôn luôn nâng cao
Luôn chuyên nghiệp và nhiệt tình
Luôn đưa ra Giả thuyết -> Thực hành -> Xác nhận
Tối đa hóa sự hài lòng khách hàng
Tốc độ, tốc độ và tốc độ
15
2.3 Hạn chế và giải pháp cho mô hình
Rakuten là một mô hình thương mại điện tử thành công. Tuy nhiên, mô hình này cũng
gặp phải một số hạn chế như:
Rakuten ít được biết đến ở nước ngoài do quy mô chưa mở rộng nhiều ra toàn
cầu, chưa có nhiều chiến lược tiếp cận thị trường thế giới mặc dù trong quá
trình này Rakuten sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn như phải cạnh tranh
với những đối thủ lớn, nổi tiếng trên thế giới như: Google, eBay, Amazon,…
Tuy nhiên với sự tất yếu của quốc tế hóa, toàn cầu hóa cũng như sự phát triển
như vũ bão của Thương mại điện tử thì Rakuten nhất thiết phải có những chiến
lược toàn cầu để đảm bảo cho sự phát triển và tồn tại của mình trong tương lai.
Hạn chế từ việc sử dụng tiếng Anh trong nội bộ và ngoài doanh nghiệp vì tỉ lệ
người Nhật Bản có thể nói Tiếng Anh không nhiều và việc dùng tiếng Anh là
ngôn ngữ chính trong giao tiếp công sở là điều hiếm thấy trong văn hóa của các
công ty Nhật.
Do đó, muốn khắc phục những hạn chế trên:
Thứ nhất, Rakuten phải nỗ lực trong chiến lược mở cửa thị trường nước ngoài,
thực hiện chiến lược dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong giao tiếp công sở.
Trong những năm tiếp theo, phải xúc tiến khẳng định chính sách tiếng Anh hóa
trong công ty. Cụ thể đến hết năm 2012, mọi nhân viên trong công ty, các hoạt
động trong công ty đều phải sử dụng tiếng Anh thay cho tiếng Nhật.
Thứ hai, khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài phải đưa ra một phiên
bản dành riêng cho quốc gia đó trước khi bị một bản sao địa phương đánh
bại là yếu tố chính tạo nên thành công, không chỉ ở thị trường nội địa.
Thứ ba, kinh nghiệm thực tiễn từ ngành công nghiệp web của Nhật Bản đã
chỉ ra rằng hợp tác với công ty địa phương là cách tốt nhất để hạn chế rủi ro.
16
Chƣơng 3. Bài học kinh nghiệm
Được thành lập bởi Mikitani vào năm 1997, Rakuten là tập đoàn thương mại điện tử
lớn nhất Nhật Bản với tổng số vốn khoảng 13,5 tỉ USD và doanh thu hàng năm trên
4 tỉ USD; nằm trong số những công ty kinh doanh trên Internet lớn nhất thể giới. Bí
quyết thành công ở Nhật Bản của Rakuten có thể tóm gọn trong 3 ý:
Xâm nhập nhanh
Tôn trọng người sử dụng
Tìm kiếm một đối tác địa phương
Để làm nên thành công cho Rakuten có thể kể đến những yếu tố quan trọng sau:
Nghiên cứu kỹ thị trường và nắm bắt thời cơ đúng lúc.
Vào cuối thập niên 90, thực trạng của thương mại điện tử là: không luật lệ, hàng tá
và hàng tá những người tham gia. Rakuten đã nghiên cứu kỹ thị trường và nhận ra
được thực trạng của TMĐT lúc bấy giờ , xây dựng cho mình một mô hình phát
triển ổn định. Một thập niên sau đó, chỉ còn lại một vài doanh nghiệp thật sự sống
sót. Rakuten, công ty thương mại điện tử lớn nhất Nhật Bản là một trong số ít đó.
Trong suốt quá trình 20 năm phát triển, Rakuten luôn biết nắm bắt những thời cơ
tốt để tiến hành thu mua những công ty lớn, mở rộng lĩnh vực kinh doanh của
mình. Đây cũng chính là một điểm mạnh khiến Rakuten trở thành ―trụ cột‖
TMĐT tại Châu Á
Nghiên cứu những mô hình TMĐT đã thành công để học hỏi kinh nghiệm.
Liên tục đổi mới, đưa ra những chiến lược cải tiến thích hợp và sáng tạo
trong từng giai đoạn và điều kiện phát triển.
Kinh doanh phải can đảm và chinh phục những mục tiêu bất khả thi
Chấp nhận thử thách có thể làm bạn trở thành người hùng.
Mỗi quyết định lớn và sáng tạo đều phải được phân tích chiến lược tỉ mỉ và lập
luận thấu đáo.
17
C. KẾT LUẬN
Sức mạnh của Internet ngày nay đã tác động đến mọi mặt trong cuộc sống, và
kinh doanh không phải ngoại lệ. Trong thời gian tới, khi số lượng người dùng Internet
ngày càng tăng lên thì lĩnh vực thương mại điện tử sẽ phát triển mạnh và trở thành lĩnh
vực không thể thiếu trong nền kinh tế.
Tuy Việt Nam là một nước đang trong giai đoạn phát triển nhưng việc kinh
doanh online cũng đang phát triển rất mạnh mẽ. Những trang web thương mại điện
tử cũng dần trở nên quen thuộc trong việc mua sắm ở Việt Nam (Tiki, Lazada, A đây
rồi,…). Mặc dù đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn cho các
doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam.
Thông qua bài tiểu luận phân tích mô hình kinh doanh của Rakuten, em hy
vọng có thể hiểu rõ hơn về những mô hình TMĐT thành công trên thế giới, phân tích
những điểm mạnh của họ và từ đó có những liên hệ cụ thể với chính tình hình TMĐT
của Việt Nam.
18
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Thương mại điện tử căn bản - Trường Đại học Ngoại Thương
2. />3. />4. />5. />
19