Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp rakuten nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.32 KB, 17 trang )

Trường Đại học Ngoại Thương
Khoa Quản trị kinh doanh
****************

TIỂU LUẬN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI
“Phân tích ứng dụng Thương mại điện tử của doanh nghiệp Rakuten Nhật Bản”

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Hồng Vân
Sinh viên thực hiện: Ngô Quỳnh Trang
MSSV: 1412230116

Hà Nội, 2017


Mục lục
Lời mở đầu....................................................................................................................1
I.Giới thiệu chung về Rakuten.......................................................................................2
1. Hoàn cảnh ra đời....................................................................................................2
2. Ngành nghề kinh doanh, tầm nhìn của Rakuten.....................................................2
3. Các dịch vụ mà Rakuten cung cấp..........................................................................3
4. Đối tác và quá trình giao dịch.................................................................................3
II: Thực trạng ứng dụng mô hình TMĐT của Rakuten..................................................4
1. Mô tả mô hình........................................................................................................4
2. Phương thức thực hiện............................................................................................4
2.1. Mô hình các cửa hàng bán lẻ trực tuyến...........................................................4
2.2. Mô hình doanh thu...........................................................................................5
3. Công cụ, tiện ích.....................................................................................................6
3.1. Tổng quan........................................................................................................6
3.2.Giới thiệu một số tiện ích của Rakuten.............................................................6
III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH...............8


1. Thành công của mô hình........................................................................................8
2. Nguyên nhân thành công......................................................................................11
3. Hạn chế và giải pháp............................................................................................12
3.1. Hạn chế..........................................................................................................12
3.2. Giải pháp........................................................................................................13
IV. Bài học kinh nghiệm..............................................................................................13
KẾT LUẬN.................................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................16


Lời mở đầu
Có thể nói rằng thế kỷ 21 đã và đang chứng kiến sự phát triển tột bậc trong ngành công
Nghệ Thông tin (CNTT). Công nghệ thông tin đã và đang thay đổi thế giới cũng như
tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời
sống. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động SXKD cũng không nằm ngoài xu hướng
đó. Khái niệm ứng dụng CNTT trong hoạt động thương mại hay còn gọi là thương mại
điện tử ra đời và đang trở thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh cũ
với rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và
không bị giới hạn bởi không gian và thời gian… Đã có rất nhiều doanh nghiệp thành
công với các loại hình kinh doanh này, nổi bật là ebay.com ở Mỹ có trị giá hơn 30 tỉ
USD; Trung Quốc có taobao.com trị giá 23 tỉ USD, hay ở Nhật Bản có Rakuten.co.jp
trị giá 9,8 USD…
Để làm nên thành công thì mỗi công ty Thương mại điện tử đều có những cách thức và
chiến lược khác nhau. Tuy nhiên, chắc hẳn chúng ta đều biết rằng, mặc dù nền CNTT
rất phát triển nhưng người Nhật vẫn có thói quen đi mua hàng hóa trực tiếp ở các cửa
hàng hơn là mua sắm online. Vậy tại sao Rakuten.co.jp lại có thể phát triển và được
coi là tượng đài của nền Thương mại điện tử của Nhật Bản?
Chính vì vậy, em quyết định chọn Rakuten.co.jp để phân tích mang chủ đề là: “Mô
hình Thương mại điện tử Rakuten (Rakuten.co.jp) – Website bán lẻ trực tuyến lớn nhất
Nhật Bản”

Em xin cảm ơn Th.s Nguyễn Thị Hồng Vân – giảng viên bộ môn Thương mại Điện tử
trường Đại học Ngoại Thương đã giảng dạy và giúp đỡ em để hoàn thành bài tiểu luận
này. Dù cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện không trách khỏi những thiếu sót,
kính mong cô và các bạn đón nhận và góp ý để bài tiểu luận của em được đầy đủ và
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


I.Giới thiệu chung về Rakuten
1. Hoàn cảnh ra đời
Năm 1997, Internet bắt đầu bùng nổ ở Nhật Bản. Trước đó, nhiều công ty có
quy mô lớn, thương hiệu tốt đã mở sàn mua sắm online nhưng đều thất bại
thảm hại. Trong khi những công ty kinh doanh trực tuyến nở rộ hàng ngày trên
khắp nước Mỹ, Nhật Bản vẫn ở trong thời kỳ đóng băng của các dự án
Internet. Hiroshi Mikitani, một thạc sỹ quản trị kinh doanh từng học tại Havard đã
quyết định từ bỏ công việc ổn định và có thu nhập tốt ở Ngân hàng Công nghiệp Nhật
(ngân hàng lớn nhất nước Nhật) và thiết lập sàn mua sắm trực tuyến Rakuten chỉ với
hai nhân viên và không hề có kỹ thuật viên. Với kinh nghiệm từ những ngày sống
ở Mỹ, Mikitani tin tưởng rằng Internet sẽ mang lại những cơ hội mới. Trong khi
kinh tế Nhật đang rơi vào suy thoái, đã có người cho rằng, đấy là quãng thời
gian tồi tệ nhất để xây dựng một dự án bán hàng trực tuyến. Song, bất chấp
những lời can ngăn dè bỉu, Mikitani tin tưởng rằng, Internet sẽ cất cánh ở Nhật
Bản.
Ý tưởng bán hàng trên Internet khi đó còn xa lạ với những người buôn bán
nhỏ - đối tượng mà Rakuten muốn dựng sàn trực tuyến cho họ bán hàng. Do
đó, trong những tuần đầu nói chuyện với những người bán hàng tiềm năng,
Mikitani và nhân viên của mình chỉ thuyết phục được 5 công ty đăng ký bán
hàng trên Rakuten. Nhưng chỉ trong vòng một năm, số công ty quảng cáo trên

Rakuten đã tăng từ 21 lên con số 180. Rakuten trở thành một trong những
trang web mua sắm trực tuyến được xem nhiều nhất ở Nhật Bản.Hơn 13 năm
qua, Hiroshi Mikitani đã gây dựng Rakuten từ 6 thành viên trở thành thương hiệu
Internet nổi tiếng nhất ở Nhật với hơn 35.000 người bán hàng hóa và dịch vụ, và đã đạt
tổng lượng giao dịch hàng năm khoảng 1.800 tỷ yên (tương đương 21,4 tỷ USD).
2. Ngành nghề kinh doanh, tầm nhìn của Rakuten.
Rakuten đã theo đuổi chiến lược xây dựng trung tâm mua sắm trực tuyến, cung cấp tất
cả các dịch vụ cho phép các công ty bán lẻ lập cửa hàng của họ trên website để quảng
cáo, bán hàng và xử lý các giao dịch thanh toán. Mô hình này của Rakuten giúp đơn
giản hóa việc mua bán giữa người bán hàng và người mua. Nhật hiện có khoảng 90

2


triệu người sử dụng Internet trong số 130 triệu dân, trong đó khoảng 2/3 người dùng
Internet ở nước này sử dụng Rakuten.
Hiện nay Mikitani đang mở rộng quy mô Rakuten ra thị trường quốc tế. Trong kế
hoạch dài hạn, ông chủ Rakuten tham vọng đế chế của mình sẽ vươn ra hoạt động ở 27
quốc gia và tạo ra tổng giá trị giao dịch hàng năm khoảng 20.000 tỷ yên. Rakuten đã
bắt đầu thực hiện những bước đầu tiên. Năm ngoái, công ty này đã quyết định thâu
tóm PriceMinister, nhà điều hành siêu thị trực tuyến lớn nhất của Pháp, tiếp theo là
thương vụ mua lại sàn thương mại điện tử Buy.com ở Mỹ. Khi được hỏi về một loạt
thương vụ thâu tóm các công ty nước ngoài vào năm ngoái của Rakuten, người sáng
lập và điều hành sàn mua sắm trực tuyến nói đơn giản: "Nếu chúng tôi không hành
động mạnh mẽ thì toàn cầu hóa của Rakuten sẽ không bao giờ xảy ra. Chỉ có làm
hoặc không làm thôi".
3. Các dịch vụ mà Rakuten cung cấp
Tập đoàn Rakuten là nhà cung cấp các dịch vụ kinh doanh trực tuyến đa dạng, gồm 6
lĩnh vực chính :
- Thị trường thương mại điện tử, quản lý thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất của Nhật

Bản.
- Tín dụng và thanh toán, cung cấp các dịch vụ tín dụng tiêu dùng cá nhân bao gồm
thanh toán thẻ tín dụng tiêu dùng và cho vay.
- Cổng Thông tin và Truyền thông, quản lý các trang cổng thông tin, nơi hoạt động
như những cổng vào Internet và thực hiện các hoạt động khác.
- Du lịch, hoạt động đặt phòng khách sạn và các trang web khác liên quan đến du lịch
và cung cấp các dịch vụ khác.
- Chứng khoán, cung cấp các dịch vụ như môi giới chứng khoán trực tuyến.
- Thể thao chuyên nghiệp, quản lý một đội bóng chày chuyên nghiệp, lập kế hoạch và
bán hàng hóa liên quan và thực hiện các hoạt động khác.
4. Đối tác và quá trình giao dịch
Sàn mua sắm trực tuyến của Rakuten cho phép cả những doanh nghiệp nhỏ ở những
vùng xa xôi tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng: một số doanh nghiệp, theo
Mikitani, đã chuyển mình từ hoạt động èo uột thành những doanh nghiệp tạo ra hơn
100 triệu yên doanh thu mỗi tháng.
Trang web của công ty hoạt động như một sàn mua sắm trực tuyến dành cho hơn
35.000 nhà bán lẻ của Nhật Bản, bán mọi thứ từ trứng cho đến rượu và áo kimono.
Rakuten tính phí thành viên hàng tháng các thương nhân trên website và giữ lại từ 23


5% giá trị hàng hóa được bán. 80% doanh thu của Rakuten đến từ phí thành viên, 10%
là doanh thu từ quảng cáo và phần còn lại đến từ bán đấu giá. Giá rẻ là cách thu hút
các nhà bán lẻ hữu hiệu nhất. Năm 2000, Rakuten tính phí các nhà bán lẻ 475
USD/năm xuất hiện trên trang web của công ty. Trong khi đó, các sàn mua sắm trực
tuyến khác đòi phí từ 3.000-10.000 USD. Ngoài ra, các doanh nghiệp bán lẻ cũng có
thể biên tập trang web của họ và phân tích thị trường bằng việc truy cập cơ sở dữ liệu
và phần mềm của mình.

II: Thực trạng ứng dụng mô hình TMĐT của Rakuten
1. Mô tả mô hình

B2B2C (Business to Business to Consumer) là mô hình Thương mại điện tử mà
Rakuten áp dụng. Đó là mô hình mà một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ
tới doanh nghiệp khác để họ bảo trì sản phẩm với người tiêu dung của họ
2. Phương thức thực hiện
2.1. Mô hình các cửa hàng bán lẻ trực tuyến
Rakuten xây dựng trung tâm mua sắm trực tuyến cung cấp tất cả các dịch vụ cho phép
các công ty bán lẻ (40.000 nhà bán lẻ) lập cửa hàng của họ trên website để quảng cáo,
bán hàng và xử lý các giao dịch thanh toán.
Ưu điểm: dễ tìm kiếm, dễ xem và đặt hàng; nhiều thông tin về sản phẩm, danh mục
sản phẩm rộng, phong phú, giá thấp hơn các cửa hàng truyền thống. Mô hình này giúp
đơn giản hóa việc mua bán giữa người bán và người mua nhờ vào việc trên website có
rất nhiều thông tin về sản phẩm, danh mục phong phú, bán mọi thứ từ trứng đến rượu,
quần áo,…Hơn hết giá của những sản phẩm này lại thấp hơn so với các cửa hàng
truyền thống.
Mặt khác, cả những doanh nghiệp nhỏ ở những vùng xa xôi cũng có thể tiếp cận hàng
triệu khách hàng tiềm năng nhờ vào sàn giao dịch trực tuyến của Rakuten. Đã có rất
nhiều những doanh nghiệp nhỏ có những bước đột phá đáng kể, từ một doanh nghiệp
nhỏ hoạt động yếu ớt thành những doanh nghiệp lớn mạnh với doanh thu mỗi tháng
lên đến 100 triệu yên.
Tại Nhật Bản, hiện có khoảng 90 triệu người sử dụng Internet trong đó có khoảng 2/3
người sử dụng Rakuten.
2.2. Mô hình doanh thu
a. Phí thành viên
4


Mô hình doanh thu từ các thành viên bán lẻ của Rakuten như sau:
80% : phí thành viên
10% : quảng cáo
10% : bán đấu giá

Rakuten tính phí thành viên hàng tháng các thương nhân trên website và giữ lại từ 25% giá trị hàng hóa được bán. Rakuten áp dụng mức giá được coi là khá rẻ, có thể nói
đây là cách thu hút các nhà bán lẻ hữu hiệu nhất. Các thương nhân có thể biên tập
trang web của họ và phân tích thị trường bằng việc truy cập cơ sở dữ liệu và phần
mềm của mình. Thêm vào đó, Rakuten cũng bán quảng cáo cho các thương nhân với
giá rẻ.
Mặt khác, để cho việc thanh toán của khách hàng dễ dàng hơn, Rakuten còn cung cấp
các dịch vụ tín dụng tiêu dung cá nhân bao gồm thanh toán thẻ tín dụng tiêu dùng và
cho vay. Doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng tăng lên đáng kể từ hoạt động này.
b. Dịch vụ khách hàng
Rakuten rất nghiêm túc trong việc quản lý, giám sát các khách hàng trên hệ thống của
mình. Thậm chí một số đã bị buộc phải rời Rakuten vì các hoạt động kinh doanh được
coi là mờ ám. Việc giám sát chặt chẽ này giúp đảm bảo quyền lợi, sự công bằng của
các khách hàng, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, văn minh, hiệu quả.
Ngoài ra, Rakuten còn xây dựng hệ thống ý kiến đánh giá của khách hàng đối với mỗi
sản phẩm. Hệ thống cho phép tất cả các khách hàng có được sự lựa chọn chính xác
hơn. Lòng tin của khách hàng trong quá trình mua sắm cũng được nâng cao hơn rất
nhiều so với mua sắm truyền thống.
Có thể nói, Rakuten đã nỗ lực rất nhiều để tạo ra cho khách hàng sự tin tưởng, yên tâm
và thoải mái nhất trong quá trình mua sắm. Việc chăm sóc khách hàng tốt sẽ khiến họ
quay trở lại mau hàng vào những lần tiếp theo.
3. Công cụ, tiện ích
3.1. Tổng quan
Chỉ cần nhìn vào trang chủ của website bán hàng trực tuyến Rakuten Ichiba, ta có thể
thấy được sự tiện ích, khoa học của việc sắp xếp tổ chức thông tin. Nhờ vào đó, khách
hàng có thể dễ dàng truy cập, họ sẽ có cái nhìn đầy đủ nhất, nhanh nhất về các sản
phẩm. Họ sẽ không chỉ mua món đồ mình cần mà có thể dành thời gian tìm hiểu, thậm
chí mua sắm thêm nhiều món khác qua việc khám phá những tiện ích tuyệt với như hot
items, bunus program, special items hay chuyển qua các danh mục khác ngoài mua
hàng trực tuyến như đấu giá trực tuyến,…
5



Bên cạnh mua bán hàng hóa trực tuyến thông qua website Rakuten Ichiba, lĩnh vực
kinh doanh thương mại điện tử của Rakuten còn bao gồm nhiều dịch vụ khác như:
Internet shopping mall service (Rakuten Ichiba)
Dịch vụ mua bán hàng hóa trực tuyến
Online auction service for individuals (Rakuten Auction)
Dịch vụ đấu giá trực tuyến dành cho các cá nhân
E- commercial consulting service
Dịch vụ tư vấn về thương mại điện tử
Online book, CD/DVD purchase service ("Rakuten Books")
Dịch vụ mua CD/DVD, sách trực tuyến (một trong những mô hình thành công, đã
đánh bật người khổng lồ Amazon.com tại Nhật bản)
Digital contents provision service ("Rakuten Download")
Dịch vụ cung cấp các nội dung công nghệ số
Internet marketing service
Dịch vụ quảng cáo trực tuyến
3.2.Giới thiệu một số tiện ích của Rakuten
- Quá trình xem hàng, đánh giá hàng, mua hàng, thanh toán và vận chuyển hàng trên
khắp các châu lục trên thế giới thông qua tương tác trên website, gồm 4 bước sau:
Bước 1:
Khách hàng đăng kí 1 tài khoản. Đối với những khách hàng ngoài Nhật Bản nếu muốn
mua hàng thông qua dịch vụ quốc tế phải đăng kí một tài khoản lớn hơn đăng kí mua
hàng hóa hay dịch vụ mình chọn.
Bước 2:
Chủ shop nếu có hàng mà khách hàng chọn sẽ email thông báo cho họ về tổng chi phí
bao gồm cả phí vận chuyển theo quotation đã được định sẵn trên web của Rakuten tùy
địa điểm xa gần khác nhau trên toàn thế giới.
Khách hàng kiểm tra lệnh mua hàng, thực hiện thanh toán thông qua thẻ tín dụng.
Bước 3:

Chủ shop sẽ email thông báo đã chuyển hàng bao gồm tracking number khi hàng được
chuyển đến
Bước 4:
Hàng được chuyển đến địa chỉ yêu cầu, thuế hải quan sẽ do khách hàng chịu.
-Tiện ích “Rakuten super points” và “Rakuten Card” đem lại cho khách hàng rất nhiều
nhiều ưu đãi và cũng đem lại cho Rakuten một lượng lớn khách hàng với loyalty cao,
cụ thể là:
Với một lần mua hàng, tùy vào loại hàng hóa mà khách hàng mua thì họ sẽ tích lũy
được một số điểm nhất định.
Với lần mua hàng sau đó tương ứng 1 điểm khách hàng sẽ được giảm giá 1 yên Nhật.

6


Đây là một trong những hình thức sáng tạo, hiệu quả giúp cho Rakuten luôn có được
một lượng lớn khách hàng trung thành. Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng
phương thức này.
- Theo báo cáo mới nhất của cơ quan xúc tiến công nghệ thông tin Nhật Bản (IPA),
tình hình hình bảo mật thông tin khách hàng của Nhật kém đến mức báo động. Nhận
thấy tình trạng này cũng như nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin
khách hàng, ngày 2 tháng 2 năm 2011, Rakuten đã chính thức đưa vào hoạt động trang
“Information Security Measures” với mục đích nâng cao mức độ bảo mật cho thông
tin của khách hàng.
Cụ thể, Rakuten hợp tác với IPA Nhật Bản thiết lập chương trình “IPA Information
Security Blog” được sử dụng trong các trang mua bán của Rakuten, sử dụng hệ thống
Rakuten blog để đăng các thông tin hiểu biết chung nhất về các chế độ bảo mật thông
tin khách hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn mỗi khi sử dụng các dịch vụ của
Rakuten. Mặt khác, hệ thống này giúp cập nhật thông tin cho khách hàng về các đăng
nhập bất hợp pháp, khả năng có thể bị hacker.
Điều đó cho thấy được sự nhạy bén, thông minh trong kinh doanh của Rakuten thể

hiện đúng tiêu chí hoạt động vốn có của Rakuten là hoạt động với phương châm luôn
đặt cao quyền lợi của khách hàng.

III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
MÔ HÌNH
1. Thành công của mô hình
Tháng 4/2000
Rakuten được đưa lên sàn chứng khoán Jassdaq của Nhật Bản, đánh một hồi chung lớn
lên thị trường bán hàng trực tuyến thế giới.Với 50% cổ phần được Mikitani và gia đình
nắm giữ đã huy động được 430 triệu USD trong đợt đấu giá cổ phần lần đó. Kể từ đó,
trong khi nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử mới niêm yết khác của Nhật Bản
phải chứng kiến cảnh giá cổ phiếu sụt giảm mạnh mẽ thì mức vốn hóa thị trường của
Rakuten đã tăng lên 6 tỷ USD. Công ty thu hút khoảng 70 triệu lượt truy cập mỗi
tháng, chỉ đứng thứ hai sau cổng trực tuyến Yahoo! Japan của Softbank.
Năm 2005
Tháng 10 năm 2005 Rakuten mua 15,46% cổ phần của Tokyo Broadcasting System.
Năm 2007
Rakuten là một cổ đông quan trọng trong Ctrip, một trang web du lịch nổi tiếng tại
Trung Quốc. vào tháng 7 năm 2007 Rakuten bán cố phần của họ trong Ctrip. Thay vào
7


đó, họ mua Linkshare, một công ty tại Newyork, kinh doanh bán hàng và phân tích
hoạt động tiếp thị với giá 425 triệu USD
Năm 2008
Cuối năm 2008, giữa lúc môi trường kinh tế ngày càng u ám, cả với nền thương mại
điện tử, Rakuten công bố đã đạt được những kết quả kỷ lục, mà theo như Mikitani,
doanh thu của Rakuten trong năm khủng hoảng 200 không những không giảm mà còn
tăng, điều đó không phải là do công ty của ông không chịu tác động từ cuộc khủng
hoảng mà nếu nền kinh tế tốt hơn thì Rakuten còn đạt doanh thu cao hơn nữa. Cụ thể

về những thành tựu mà công ty đa đạt được trong năm 2008 lịch sử:
Doanh thu bán hàng của Rakuten trong năm 2008 đã tăng đến 16,8%, lên mức 250 tỷ
Yên. Kết quả này có được nhờ 20,2% tăng trưởng trong phân khúc thương mại điện tử
và 24% tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vị du lịch.
Doanh thu từ thương mại điện tử của Rakuten đã chạm con số 92 tỷ Yên và đóng góp
con số kỷ lục 26 tỷ Yên trong lợi nhuận hàng năm của công ty.
Rakuten Travel, một công ty con của Rakuten đã thu hút được 25 triệu khách du lịch
trong nước trong năm 2008
Năm 2009
Rakuten công bố nguồn lợi nhuận 259 triệu USD trong tổng doanh thu 628 triệu USD.
Doanh số bán hàng tăng 11% so với năm 2008
Quý I năm 2009, Doanh số bán hàng ra thế giới thông qua thương mại điện tử đã đạt
tổng cộng 263 triệu USD, tăng 21% so với quý trước.
Trang bán lẻ trực tuyến và đấu giá trực tuyến Ichiba cùng với cả công ty quảng cáo
Internet – LinkShare đã mang lại lợi nhuận kinh doanh 30% cho công ty và thu nhập
gộp lại do ba hệ thống này mang đến gấp đôi so với năm 2008.
Bảng 1: So sánh trang web amazon.com và trang web của Rakuten trong năm 2009

8


Bảng 2: So sánh lượt người truy cập hàng ngày trang web tiếng Nhật của amazon và
trang web của Rakuten từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 4 năm 2009

Năm 2010
Doanh thu năm 2010 là 4,23 tỉ USD , với dòng vốn lưu chuyển tiền tệ tổng cộng vào
khoảng 369.98 tỉ USD. Đây thực sự là một con số khổng lồ mà hiếm có một công ty
nào có thể đạt được.
Rakuten mua lại Buy.com với số tiền 250 triệu USD
Tháng 6/2010 mua lại Priceminister với 200 triệu USD

Rakuten đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với Baidu ở Trung Quốc.
Rakuten hiện thu hút khoảng 70 triệu lượt xem một tháng, chỉ đứng thứ hai sau cổng
trực tuyến Yahoo! Japan của Softbank
Có thể nói, không chỉ dừng lại với vị trí là trang web bán hàng trực tuyến số 1 Nhật
Bản, Rakuten trong những năm gần đây luôn tìm cách tạo ra thị trường cho mình trên
9


khắp thế giới. Tính đến năm 2010, Rakuten đã khiến giới kinh doanh trên toàn thế giới
phải tập trung chú ý thậm chí cả dè chừng. Cùng với tiềm lực của mình, kết hợp với
các công ty mà mình thâu tóm hay hợp tác trên khắp thế giới, Rakuten đang dần phủ
song và tiến gần hơn đến mọi khách hàng, có rất nhiều chi nhánh của Rakuten trên
toàn thế giới như: Tại Châu Á có Rakuten Ichiba Trung Quốc, Rakuten Ichiba Đài
Loan; TARAD Premium Mall – trang mua sắm trực tuyến của Rakuten tại Thái Lan;
tại Bắc Mĩ có Buy.com Mĩ và Buy.com Canada; tại Châu Âu có Priceminister Anh,
Pháp và Tây Ban Nha, Buy.com tại Pháp, Anh, Đức, Ý, Tây Ban Nha…
2. Nguyên nhân thành công
Chắc hẳn chúng ta ai cũng tò mò rằng tại sao Rakuten lại thành công như thế, thậm chí
cả trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng. Có rất nhiều nguyên nhân tạo nên sự
thành công, giúp cho doanh nghiệp này có được vị trí vững chắc như ngày hôm nay.
Trước hết đó là việc áp dụng mô hình thương mại điện tử B2B2C một cách thông
minh, không cần có chức năng nhập kho. Đây chình là điểm khác biệt làm nên thành
công. Mô hình này tạo ra lợi thế cho các thương nhân, cá nhân để bán sản phẩm của
họ đến khách hàng thông qua hình thức trực tuyến.
Thêm vào đó, chính sách giá cả và sự đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động là một yếu tố
quan trọng tạo nên thành công của Rakuten. Là một trong những website bán hàng
trực tuyến, so với các mô hình cạnh tranh khác, Rakuten có lượng hàng hóa khổng lồ
với nhiều mẫu mã đa dạng, trên 35 triệu mặt hàng từ 1 USD cho đến 100000 USD
cùng với hệ thống “Super Points” thông minh, khách hàng có thể tha hồ lựa chọn sản
phẩm theo nhu cầu của mình.

Mặt khác, sự khác biệt chính là chìa khóa tạo nên thành công của bất cứ doanh nghiệp
nào, Rakuten là một ví dụ điển hình. Hệ thống thu hút khách hàng trung thành góp
phần không nhỏ trong sự thành công của công ty. Khách hàng mua sắm trên website sẽ
được tích điểm, dù họ mua bất cứ loại hàng hóa nào và sẽ được dung điểm này để đổi
lấy ưu đãi cho lần mua hàng tiếp theo. Thực sự hệ thống này vô cùng hiệu quả, sự thật,
khách hàng thích thú rất nhiều khi mua sắm tại Rakuten hơn các website khác.
Cũng không thể phủ nhận được tài năng, sự phân tích chiến lược tỉ mỉ của đội ngũ
quản lý Rakuten đã tạo nên thành công vang dội của doanh nghiệp này. Khác với
những doanh nghiệp khác, người đứng đầu thường sẽ chỉ đứng chỉ huy, quản lý nhân
viên hơn là bắt tay vào những việc nhỏ nhặt cụ thể, ở Rakuten, người đặt nền móng
cho công ty, giám đốc Mikitani đã cùng nhân viên của mình đích thân khảo sát và tiếp
10


cận thị trường. Trong những ngày đầu, sau khi phân tích những doanh nghiệp mà
Rakuten muốn mời họ lên sàn mua sắm trực tuyến của mình, ngài giám đốc này đã
cùng nhân viên đi bộ loanh quanh một lúc lâu hay thậm chí là thể dục hít đất trước khi
tiếp cận những ông chủ khác. Mikitani đã rất nhạy bén vè tinh tường khi hiểu rằng
những ông chủ này sẽ tin tưởng những người trông nhễ nhại mồ hôi vì công việc hơn
là những doanh nhân bảnh bao trong bộ đồ sạch sẽ.
Một doanh nghiệp thành công khi đặt ra những nguyên tắc hoạt động cụ thể cho chính
mình, và Rakuten làm được điều đó. Họ đã đưa ra những Nguyên tắc thành công để
tăng cường cam kết của họ về “các Mục tiêu Rakuten”. Toàn bộ nhân viên Rakuten
trên thế giới luôn phải hiểu rõ các nguyên tắc đó và thực hiện đúng chúng trong mọi
hoạt động. Đó là:
Luôn luôn cải thiện, luôn luôn nâng cao: Với đủ quyết tâm và nỗ lực, bạn có thể đạt
được bất cứ điều gì.
Luôn chuyên nghiệp và nhiệt tình: Rakuten là một tổ chức gồm các chuyên gia thực sự
trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ kinh doanh đến thể thao, nghệ thuật, khoa học,…
Luôn đưa ra Giả thuyết – Thực hành – Xác nhận. Điều này thể hiện việc lập và thực

hiện kế hoạch một cách cụ thể, rõ ràng của Rakuten.
Tốc độ, tốc độ và tốc độ: lợi dụng sức mạnh lan tỏa của Internet và hiểu rằng doanh
nghiệp chỉ có thể giành chiến thắng bằng cách hoàn thành nhanh hơn nhiều lần so với
đối thủ cạnh tranh, Rakuten luôn đặt ra cho mình mục tiêu hoàn thành chỉ trong một
tháng những công việc mà những công ty khác cần tới một năm để hoàn thành.
3. Hạn chế và giải pháp
3.1. Hạn chế
Rakuten là một mô hình Thương mại điện tử thành công, sở hữu website bán hàng trực
tuyến lớn nhất Nhật Bản. Tuy nhiên, bất cứ mô hình nào cũng không thể tránh khỏi
những hạn chế nhất định, Rakuten cũng không ngoại lệ, mô hình này cũng bộc lộ một
số hạn chế sau:
Dù đã có tiếp cận thị trường nước ngoài nhưng Rakuten vẫn it được biết đến do quy
mô chưa mở rộng nhiều do chưa có nhiều chiến lược tiếp cận thị trường thế giới. Bên
cạnh đó, những gã khổng lồ như như Google, Amazon, eBay,…đặt ra cho Rakuten
nhiều thách thức to lớn trong quá trình xâm nhập thị trường quốc tế.
Hạn chế từ việc sử dụng tiếng Anh trong nội bộ và ngoài doanh nghiệp. Tỉ lệ người
Nhật Bản có thể nói tiếng Anh không nhiều. Đây thực sự là một điểm yếu của Rakuten
nếu muốn có một vị trí vững chắc trên thị trường quốc tế.
11


3.2. Giải pháp
Rakuten phải nỗ lực trong chiến lược mở cửa thị trường nước ngoài, thực hiện chiến
lược dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong giao tiếp công sở. Những thành công của
Rakuten ở Nhật Bản có thể sẽ không dễ dàng ở những thị trường khác khi mà nó có
quá nhiều đối thủ cạnh tranh vô cùng mạnh, hơn nữa do sự khác biệt về văn hóa mỗi
quốc gia. Do đó, rất cần thiết để nâng cao khả năng tiếng Anh trong toàn bộ công ty.
Rakuten nên đặt ra một mốc thời gian gần cụ thể làm sao cho mọi nhân viên trong
công ty, các hoạt động trong công ty đều phải sử dụng tiếng Anh thay cho tiếng Nhật.
Khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài phải đưa ra một phiên bản dành riêng cho

quốc gia đó vì mỗi quốc gia có những văn hóa, thói quen mua sắm khác nhau. Rakuten
cần linh động hệ thống của mình trong từng quốc gia khác nhau.
Rakuten cần có những chiến lược cụ thể, đúng đắn trước mỗi bước đi trong quá trình
phát triển của mình.

IV. Bài học kinh nghiệm
1. Rakuten là không chỉ một trong những công ty phát triển mạnh mẽ nhất tại
Nhật Bản mà còn có một vị trí đáng tự hào trên toàn thế giới. Từ sự phát triển
vượt bực này, có lẽ mỗi các nhân, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp đều sẽ rút ra
những bài học kinh nghiệm quý giá cho mình.
2. Hiểu tâm lý của người tiêu dùng. Đây có lẽ là bài học đáng giá nhất mà Rakuten
mang lại. Điều quan trọng nhất của người làm Thương mại điện tử là hiểu tâm
lý khách hàng. Thương mại điện tử muốn thành công phải thu hút được những
khách hàng trung thành, cung cấp người bán đảm bảo, dịch vụ vận chuyển tốt,
thanh toán an toàn và nhanh gọn, tìm kiếm dễ dàng và tiện lợi.
3. Sự khác biệt chính là yếu tố tạo nên thành công của bất cứ doanh nghiệp nào.
Muốn làm Thương mại điện tử thành công phải nghiên cứu những khác biệt văn
hóa cũng như cơ sở hạ tầng của thị trường hướng đến bao gồm cả thị trường nội
địa và thị trường nước ngoài. Thật hiếm có doanh nghiệp nào tạo ra được cảm
giác cộng đồng giữa các khách hàng thể hiện qua việc khách hàng có thể trò
chuyện, review về các sản phẩm tự do, bình đẳng.
4. Nghiên cứu kỹ thị trường và nắm bắt thời cơ đúng lúc. Không hiểu biết về thị
trường cũng như không biết tận dụng cơ hội thì sẽ chẳng tồn tại lâu trong môi
trường kinh doanh được.
12


5. Nghiên cứu những mô hình TMĐT đã thành công để học hỏi kinh nghiệm. Việc
học hỏi những thành công đi trước sẽ giúp các doanh nghiệp rút ra được nhiều
bài học kinh nghiệm cũng như động lực để thúc đẩy sự phát triển.

6. Liên tục đổi mới, đưa ra những chiến lược cải tiến thích hợp và sáng tạo trong
từng giai đoạn và điều kiện phát triển bởi vì nếu cứ đứng tại chỗ mà không chịu
thay đổi, tìm tòi cái mới thì cũng giống như một con người sống vô vọng,
không mục tiêu sống vậy, sẽ chết dần chết mòn theo thời gian
7. Kinh doanh phải can đảm và chinh phục những mục tiêu bất khả thi. Chấp nhận
thử thách có thể làm bạn trở thành người hùng.
8. Mỗi quyết định lớn hay nhỏ đều phải được phân tích chiến lược tỉ mỉ và lập
luận thấu đáo. Bất cứ sự cẩu thả nào đều không mang lại kết quả tốt đẹp.

13


KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá về mô hình Website bán hàng trực tuyến của
Rakuten, phần nào chúng ta có thể trả lời câu hỏi Tại sao Rakuten.co.jp lại có thể phát
triển và được coi là tượng đài của nền Thương mại điện tử của Nhật Bản trong khi
người dân nước này vẫn có thói quen mua sắm tại cửa hàng. Thông qua đó, có thể nói
rằng Thương mại điện tử có một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế hiện nay.
Thương mại điện tử như một công cụ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, nâng cao
năng lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu gay gắt. Bên cạnh những lợi
ích mà Thương mại điện tử mang lại còn có những hạn chế nhất định đòi hỏi các
doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa để khắc phục những hạn chế đó. Đặc biệt là một số
doanh nghiệp Việt Nam còn đang rất bỡ ngỡ trong việc xây dựng mô hình Thương mại
điện tử cần tìm hiểu, học hỏi thêm để có thể ứng dụng những điểm mạnh từ các doanh
nghiệp lớn trên thế giới cũng như khắc phục những hạn chế, xây dựng mô hình
Thương mại điện tử phù hợp, phát triển mạnh mẽ.

14



TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Giáo trình Thương mại điện tử căn bản trường Đại học Ngoại Thương.
Bài giảng Thương mại điện tử, Giảng viên Nguyễn Văn Thoan, Giảng viên
Nguyễn Thị Hồng vân trường Đại Học Ngoại Thương.

-

/> />eers/

/>toURL= />e.com.vn/&referrer= />
15



×