Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế đến khả năng lấy nước của cống Ngọc Trại thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.92 MB, 240 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn là do tôi làm và được sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Lê Văn Chín và TS Ngô Đăng Hải.Trong quá trình làm tôi có tham khảo các
tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Các tài liệu
trích dẫn rõ nguồn gốc và các tài liệu tham khảo được thống kê chi tiết. Những nội
dung và kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực, khách quan và phù hợp với
thực tiễn của công trình. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

TÁC GIẢ

Bùi Minh Hoàn

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu đánh
giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế đến khả năng lấy nước của
cống Ngọc Trại thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải” đã được hoàn thành tại
Trường đại học Thủy lợi Hà Nội với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ, chỉ bảo,
hướng dẫn nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, của các đồng nghiệp và bạn bè.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường đại học Thủy lợi đã truyền đạt
kiến thức, phương pháp nghiên cứu trong quá trình học tập, công tác. Tác giả xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Ngô Đăng Hải - người hướng dẫn khoa học 1 và PGS.TS.
Lê Văn Chín - người hướng dẫn khoa học 2 đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tác giả


hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, các thầy cô giáo
trong Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các thầy giáo cô giáo các bộ môn - Trường Đại
học Thủy lợi Hà Nội.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn tấm lòng của những người thân trong gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã tin tưởng động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.
Đây là lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, với thời gian và kiến thức có hạn. Luận văn
chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được sự
thông cảm, góp ý chân tình của các Thầy, Cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

TÁC GIẢ

Bùi Minh Hoàn

ii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................1
1. Sơ lược về vùng nghiên cứu ........................................................................................ 1
2. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................. 1
II. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................. 3

1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................3
2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................3
III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................3
1. Cách tiếp cận ……………………………………………………………………….3
2.Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 3
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA LUẬN VĂN ........................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................6
1.1.Tổng quan về biến đổi khí hậu trên thế giới và trong nước ......................................6
1.1.1.Tổng quan về biến đổi khí hậu trên thế giới ........................................................... 6
1.1.2.Tổng quan về biến đổi khí hậu ở trong nước.......................................................... 7
1.1.3.Kịch bản biến đổi khí hậu năm 2016 ......................................................................8
1.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam ....................................................................9
1.2.1. Sự thay đổi của nhiệt độ ........................................................................................ 9
1.2.2. Sự thay đổi của lượng mưa:.................................................................................10
1.3. Tổng quan về phát triển kinh tế xã hội ...................................................................12
1.4. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan trên thế giới và ở Việt Nam ....................14
1.4.1 Tổng quan các nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới ............................... 14
1.4.2 Tổng quan các nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam ................................ 16
1.5. Tổng quan về hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải...................................................... 19
1.5.1 Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu ....................................................................19
1.5.2. Hiện trạng dân sinh kinh tế - xã hội trong vùng nghiên cứu ............................... 24

iii


1.5.3. Hiện trạng hệ thống tưới vùng nghiên cứu.......................................................... 28
1.5.4. Phân vùng tưới .................................................................................................... 29
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO KHẢ NĂNG CẤP NƯỚC CỦA CỐNG NGỌC TRẠI ...................................... 32

2.1 Dự báo dân số và phát triển của nền kinh tế trong vùng cấp nước của cống Ngọc
Trại ................................................................................................................................ 32
2.1.1 Dự báo phát triển dân số....................................................................................... 34
2.1.2 Phương hướng phát triển ngành nông nghiệp ...................................................... 34
2.1.3 Dự báo phát triển các ngành kinh tế khác ( công nghiệp, du lịch...) .................... 36
2.2. Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu ....................................................................... 37
2.3. Xác định nhu cầu nước của hệ thống theo kịch bản biến đổi khí hậu và phát triển
kinh tế xã hội ................................................................................................................. 38
2.3.1 Tính toán các yếu tố khí tượng , thủy văn ............................................................ 38
2.3.2 Tính toán nhu cầu nước hiện tại ........................................................................... 42
2.3.3 Tính toán nhu cầu nước cho giai đoạn 2030 ........................................................ 57
2.4. Tính toán cân bằng nước của hệ thống................................................................... 61
2.4.1. Phương pháp tính toán cân bằng nước cho vùng nghiên cứu ............................. 61
2.4.2. Phân tích lựa chọn mô hình mô phỏng dòng chảy .............................................. 62
2.4.3. Mô phỏng thủy lực hệ thống hiện nay................................................................. 65
2.4.4 Xác định khả năng đáp ứng lấy nước của cống Ngọc Trại hiện nay ................... 80
2.5. Phân tích khả năng lấy nước của cống Ngọc Trại hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải
trong kịch bản biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế. ................................................... 84
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẤP NƯỚC
CỦA CỐNG NGỌC TRẠI ........................................................................................... 86
3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các giải pháp ............................................................ 86
3.1.1 Các cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................. 86
3.1.2 Nguyên tắc đề xuất ............................................................................................... 86
3.2. Nghiên cứu đề xuất giải pháp lấy nước đảm bảo cấp nước cho vùng nghiên cứu . 87
3.2.1 Các giải pháp công trình....................................................................................... 87
3.3. Mô phỏng kiểm tra hệ thống ứng với các giải pháp đề xuất .................................. 89
iv


3.3.1. Phương án cấp nước cho vùng tưới và cấp nước của cống Ngọc Trại ................89

3.3.2. Mô phỏng cống Ngọc trại trong trường hợp mở rộng cống ................................ 90
3.4. Phân tích, đánh giá lựa chọn các phương án .......................................................... 92
3.4.1. Kết quả tính toán cho từng phương án tưới và cấp nước ....................................92
3.5. Sơ bộ đánh giá hiệu quả và đề xuất phương án chọn ...........................................102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................105
PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN NHU CẦU NƯỚC CHO CÁC LOẠI CÂY
TRỒNG .......................................................................................................................108
PHỤ LUC 2. XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỀU KIỆN BIÊN CỦA MÔ HÌNH THỦY LỰC..155
PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN THỦY LỰC CÁC PHƯƠNG ÁN CẤP NƯỚC
.....................................................................................................................................161

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ cơ sở.................. 10
Bảng 1.2. Thay đổi lượng mưa (%) trong 57 năm qua (1958-2014) ở các vùng khí hậu10
Bảng 1.3. Biến đổi của lượng mưa mùa hè (%) so với thời kỳ cơ sở ........................... 11
Bảng 1.4: Các chỉ tiêu cơ lý của đất .............................................................................. 22
Bảng 1.5: Nhiệt độ tương đối trung bình nhiều năm .................................................... 23
Bảng 1.6: Số giờ nắng tương đối trung bình nhiều năm ............................................... 23
Bảng 1.7: Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm........................................................ 24
Bảng 1.8: Tốc độ gió trung bình trung bình nhiều năm và tốc độ gió lớn nhất ............ 24
Bảng 1.9: Số liệu hành chính, diện tích, dân số hệ thống Bắc Hưng Hải ..................... 25
Bảng 1.10: Phân bố dân cư vùng Bắc Hưng Hải năm 2018.......................................... 25
Bảng 1.11: Phân bố dân cư vùng cấp nước của cống Ngọc Trại năm 2018 ................. 26
Bảng 1.12: Diện tích, cơ cấu cây trồng trong vùng cấp nước cống Ngọc Trại năm 201826
Bảng 1.13: Số lượng gia súc, gia cầm vùng cấp nước cống Ngọc Trại năm 2018 ....... 27
Bảng 1.14. Diện tích vùng cấp nước cống Ngọc Trại năm 2018 .................................. 27

Bảng 1.15. Diện tích đất công nghiệp vùng tưới và cấp nước của cống Ngọc Trại ..... 28
Bảng 1.16. Chỉ tiêu cơ bản của các lưu vực cấp nước của cống Ngọc Trại ................. 31
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế ....................................................................................... 33
Bảng 2.2. Dân số trong vùng cấp nước của cống Ngọc Trại giai đoạn 2030................ 34
Bảng 2.3. Cơ cấu cây trồng lúa vùng cấp nước cống Ngọc Trại giai đoạn 2030 ........ 35
Bảng 2.4. Số lượng gia súc, gia cầm vùng cấp nước của cống Ngọc Trại giai đoạn
2030 ............................................................................................................................... 36
Bảng 2.5. Nuôi trông thủy sản vùng cấp nước của cống Ngọc Trại ............................. 36
Bảng 2.6. Diện tích đất công nghiệp thuộc vùng tưới và cấp nước của cống Ngọc Trại37
Bảng 2.7 : Thời vụ và công thức tưới tăng sản cho lúa chiêm: ..................................... 39
Bảng 2.8: Thời vụ và công thức tưới tăng sản cho ngô chiêm:..................................... 40
Bảng 2.9: Lượng mưa trong tương lai theo kịch bản biến đổi khí hậu 2030 ................ 41
Bảng 2.10 : Kết quả tính toán mô hình nhiệt độ thời kỳ 2030 như bảng sau: .............. 41
Bảng 2.11: Kết quả tính nhu cầu nước các tháng cho nông nghiệp giai đoạn hiện tại . 51
Bảng 2.12: Kết quả tính toán tổng lượng nước cho trồng trọt giai đoạn hiện tại ......... 51
Bảng 2.13: Định mức dùng nước cho chăn nuôi vùng cấp nước cống Ngọc Trại ........ 52
vi


Bảng 2.14. Kết quả tính toán tổng lượng nước yêu cầu cho chăn nuôi giai đoạn hiện tại52
Bảng 2.15: Định mức dùng nước cho sinh hoạt ............................................................ 53
Bảng 2.16: Kết quả tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt giai đoạn hiện tại ................... 54
Bảng 2.17: Mức cấp cho nuôi trồng thủy sản ................................................................ 54
Bảng 2.18: Kết quả tính toán tổng lượng nước cấp cho nuôi trồng thủy sản hiện tại ... 55
Bảng 2.19. Kết quả tính toán tổng lượng nước cấp cho công nghiệp thuộc vùng cấp
nước của cống Ngọc Trại giai đoạn hiện tại .................................................................. 56
Bảng 2.20. Kết quả tính toán lưu lượng để duy trì dòng chảy môi trường giai đoạn hiện
tại ................................................................................................................................... 56
Bảng 2.21. Kết quả tính toán tổng lượng nước của các ngành giai đoạn hiện tại ......... 57
Bảng 2.22. Kết quả tính nhu cầu nước các tháng cho nông nghiệp giai đoạn 2030 ..... 57

Bảng 2.23. Kết quả tổng lượng nước yêu cầu cấp cho nông nghiệp giai đoạn 2030 .... 57
Bảng 2.24. Kết quả tính toán tổng lượng nước cho chăn nuôi cho vùng tưới của cống
Ngọc Trại giai đoạn 2030 .............................................................................................. 58
Bảng 2.25. Kết quả tổng lượng nước yêu cầu cấp cho sinh hoạt giai đoạn 2030 ......... 59
Bảng 2.26. Kết quả tính toán lượng nước cấp cho nuôi trồng thủy sản giai đoạn 203059
Bảng 2.27. Kết quả tính toán tổng lượng nước cấp cho các khu công nghiệp thuộc
vùng cấp nước của cống Ngọc Trại giai đoạn 2030 ...................................................... 60
Bảng 2.28. Kết quả tính toán lưu lượng để duy trì dòng chảy môi trường giai đoạn
2030 ............................................................................................................................... 60
Bảng 2.29. Kết quả tính toán lưu lượng nước yêu cầu của các ngành theo tháng vùng
cống Ngọc Trại giai đoạn 2030 ..................................................................................... 60
Bảng 2.30 . Thống kê chiều dài các đoạn kênh ............................................................. 70
Bảng 2.31. Kết quả tính toán lưu lượng yêu cầu dùng nước giai đoạn hiện tại ............ 70
Bảng 2.32. Kết quả tính toán lưu lượng yêu cầu dùng nước giai đoạn 2030 ................ 71
Bảng 2.33. Hệ số nhám tại vị trí mặt cắt trên các nhánh sông ...................................... 75
Bảng 2.34. Kết quả mực nước lớn nhất giữa thực đo và tính toán mô phỏng............... 76
Bảng 2.35. Kết quả mực nước nhỏ nhất giữa thực đo và tính toán mô phỏng .............. 76
Bảng 2.36. Kết quả kiểm tra hệ số Nash bước hiệu chỉnh mô hình .............................. 76
Bảng 2.37. Hệ số nhám tại vị trí mặt cắt trên các nhánh sông ...................................... 77
Bảng 2.38. Kết quả mực nước lớn nhất giữa thực đo và tính toán mô phỏng............... 78
vii


Bảng 2.39. Kết quả mực nước nhỏ nhất giữa thực đo và tính toán mô phỏng.............. 78
Bảng 2.40. Kết quả kiểm tra hệ số Nash bước hiệu chỉnh mô hình .............................. 78
Bảng 2.41. Tổng hợp nhu cầu nước của giai đoạn đổ ải trong hiện tại......................... 80
Bảng 2.42. Tổng hợp nhu cầu nước của giai đoạn đổ ải trong giai đoạn 2030 ............. 81
Bảng 3.1. Bảng thống kê kết quả các phương án ........................................................ 101
Bảng 1.6 Kết quả tính bốc hơi mặt ruộng bình quân trong các giai đoạn vụ chiêm ... 112
Bảng 1.7 Phân phối mưa vụ chiêm ............................................................................. 112

Bảng1.9 Chế độ tưới cho lúa vụ chiêm ....................................................................... 119
Bảng 1.15 Tổng lượng mưa vụ chiêm qua các năm thời kỳ nền................................. 130
Bảng 1.16 Mô hình phân phối mưa vụ chiêm với P = 85% ........................................ 130
Bảng 1.17 Mô hình mưa theo kịch bản RCP 8,5......................................................... 131
Bảng 1.18 Bảng tính lượng bốc hơi ETo vụ chiêm giai đoạn 2030 ............................ 132
Bảng 1.19 Phân phối mưa vụ chiêm giai đoạn 2030 ................................................... 133
Bảng 1.21 Chế độ tưới cho lúa vụ chiêm giai đoạn 2030 ........................................... 140
Bảng 1.22 Kết quả tính toán bốc hơi mặt ruộng bình quân cây ngô vụ chiêm giai đoạn
2030 ............................................................................................................................. 141
Bảng 1.23 Tính toán chế độ tưới cho cây ngô chiêm .................................................. 142
Bảng 1.24 Chế độ tưới cho ngô vụ chiêm giai đoạn 2030 .......................................... 153
Bảng 1.25 Hệ số tưới sơ bộ của hệ thống giai đoạn 2030 ........................................... 153
Bảng 1.26 Hệ số tưới đã hiệu chỉnh của hệ thống giai đoạn 2030 .............................. 154
Bảng 2.1 Lưu lượng trung bình năm lấy qua cống An Thổ giai đoạn đổ ải từ 27/1 đến
10/2 .............................................................................................................................. 155
Bảng 2.3 Lưu lượng trung bình năm lấy qua cống Cầu Xe giai đoạn đổ ải từ 27/1 đến
10/2 .............................................................................................................................. 156
Bảng 2.4 Kết quả lưu lượng lấy qua cống Cầu Xe giai đoạn đổ ải 27/1 đến 10/2 ứng
với tần suất P=85%...................................................................................................... 156
Bảng 2.5 Tổng hợp mực nước trung bình tại cống Bá Thủy giai đoạn đổ ải 27/01 đến
10/02 ............................................................................................................................ 157
Bảng 2.7 Tổng hợp mực nước trung bình tại cống Neo giai đoạn đổ ải 27/01 đến 10/02159

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hệ thống Bắc Hưng Hải .....................................................................20
Hình 1.2. Bản đồ vị trí cống Ngọc Trại .........................................................................21
Hình 1.3. Cống Ngọc Trại ............................................................................................. 29

Hình 1.4. Kênh thượng lưu cống Ngọc Trại..................................................................29
Hình 1.5. Bản đồ phân vùng cấp nước của cống Ngọc Trại ........................................30
Hình 2.1. Sơ đồ áp dụng mô hình thủy lực vào bài toán ...............................................69
Hình 2.2. Sơ đồ tính toán thủy lực hệ thống thủy lợi tưới cống Ngọc Trại ..................71
Hình 2.3. Sơ đồ thủy lực hệ thống tưới cống Ngọc Trại ...............................................71
Hình 2.4. Vị trí cống Ngọc Trại và Cầu Vạn- điểm kiểm định tại các cống thuộc vùng
tưới cống Ngọc Trại.......................................................................................................71
Hình 2.5. Sơ đồ hiệu chỉnh kiểm định mô hình............................................................. 74
Hình 2.6. Kết quả hình thành các giá trị toàn mạng lưới kênh tưới trong vùng tưới của
cống Ngọc Trại trong mô hình MIKE 11 .....................................................................75
Hình 2.7. Quá trình mực nước thực đo và tính toán tại cầu Vạn từ 0h ngày 27/01/2016
đến 24h ngày 10/02/2016 .............................................................................................. 76
Hình 2.8. Quá trình mực nước thực đo và tính toán tại cầu Vạn từ 0h ngày 01/10/2016
đến 24h ngày 30/10/2016 .............................................................................................. 77
Hình 2.9: Diễn biến mực nước trên sông Cửu An ......................................................... 79
Hình 2.10: Diễn biến mực nước trên sông Đình Đào ....................................................79
Hình 2.11: Diễn biến mực nước trên kênh Đồng Tràng ................................................79
Hình 2.12. Mực nước tại vị trí mặt cắt cầu Vạn ............................................................ 80
Hình 2.13. Mực nước trên kênh Đồng Tràng giai đoạn đổ ải từ 27/1 đến 10/2
(bcánh=4,4m;Z đáy cống = -0,93m) ..................................................................................... 82
Hình 2.14. Mực nước tại thượng lưu cống Ngọc Trại ...................................................83
(bcánh=4,4m;Z đáy cống = -0,93m) ..................................................................................... 83
Hình 2.15. Mực nước tại hạ lưu cống Ngọc Trại .......................................................... 83
(bcánh=4,4m;Z đáy cống = -0,93m) ..................................................................................... 83
Hình 2.16. Đường quá trình mực nước thượng, hạ lưu cống Ngọc Trại giai đoạn đổ ải
từ ngày 27/1 đến ngày 10/2 (bcánh=4,4m;Z đáy cống = -0,93m) ........................................83
ix


Hình 3.1. Mực nước trên kênh Đồng Tràng giai đoạn đổ ải từ 27/1 đến 10/2 .............. 92

(b=4,4m;Z đáy cống = -1,20m) .......................................................................................... 92
Hình 3.2. Mực nước tại thượng lưu cống Ngọc Trại .................................................... 92
((b=4,4m;Z đáy cống = -1,20m) ......................................................................................... 92
Hình 3.3. Mực nước tại hạ lưu cống Ngọc Trại ............................................................ 93
(b=4,4m;Z đáy cống = -1,20m) .......................................................................................... 93
Hình 3.4. Đường quá trình mực nước thượng, hạ lưu cống Ngọc Trại giai đoạn đổ ải từ
ngày 27/1 đến ngày 10/2 (b=4,4m;Z đáy cống = -1,20m) ................................................. 93
Hình 3.5. Mực nước trên kênh Đồng Tràng giai đoạn đổ ải từ 27/1 đến 10/2 .............. 94
(b=4,4m;Z đáy cống = -1,50 m) ......................................................................................... 94
Hình 3.6. Mực nước tại thượng lưu cống Ngọc Trại .................................................... 94
(b=4,4m;Z đáy cống = -1,50 m) ......................................................................................... 94
Hình 3.7. Mực nước tại hạ lưu cống Ngọc Trại ............................................................ 94
(b=4,4m;Z đáy cống = -1,50 m) ......................................................................................... 94
Hình 3.8. Đường quá trình mực nước thượng, hạ lưu cống Ngọc Trại giai đoạn đổ ải từ
ngày 27/1 đến ngày 10/2 (b=4,4m;Z đáy cống = -1,50 m) ................................................ 95
Hình 3.9. Mực nước trên kênh Đồng Tràng giai đoạn đổ ải từ 27/1 đến 10/2 .............. 95
(b=5m;Z đáy cống = -0,93m) ............................................................................................. 95
Hình 3.10. Mực nước tại thượng lưu cống Ngọc Trại .................................................. 96
(b=5m;Z đáy cống = -0,93m) ............................................................................................. 96
Hình 3.11. Mực nước tại hạ lưu cống Ngọc Trại .......................................................... 96
(b=5m;Z đáy cống = -0,93m) ............................................................................................. 96
Hình 3.12. Đường quá trình mực nước thượng, hạ lưu cống Ngọc Trại giai đoạn đổ ải
từ ngày 27/1 đến ngày 10/2 (b=5m;Z đáy cống = -0,93m) ................................................ 97
Hình 3.13. Mực nước trên kênh Đồng Tràng giai đoạn đổ ải từ 27/1 đến 10/2 ............ 97
(b=5m;Z đáy cống = -1,20 m) ............................................................................................ 97
Hình 3.14. Mực nước tại thượng lưu cống Ngọc Trại .................................................. 98
(b=5m;Z đáy cống = -1,20 m) ............................................................................................ 98
Hình 3.15. Mực nước tại hạ lưu cống Ngọc Trại .......................................................... 98
(b=5m;Z đáy cống = -1,20 m) ............................................................................................ 98
x



Hình 3.16. Đường quá trình mực nước thượng, hạ lưu cống Ngọc Trại giai đoạn đổ ải
từ ngày 27/1 đến ngày 10/2 (b=5m;Z đáy cống = -1,20 m) ...............................................99
Hình 3.17. Mực nước trên kênh Đồng Tràng giai đoạn đổ ải từ 27/1 đến 10/2 ............99
(b=5m;Z đáy cống = -1,50 m) ............................................................................................ 99
Hình 3.18. Mực nước tại thượng lưu cống Ngọc Trại .................................................100
(b=5m;Z đáy cống = -1,50 m) ..........................................................................................100
Hình 3.19. Mực nước tại hạ lưu cống Ngọc Trại ........................................................100
(b=5m;Z đáy cống = -1,50 m ............................................................................................100
Hình 3.20. Đường quá trình mực nước thượng, hạ lưu cống Ngọc Trại giai đoạn đổ ải
từ ngày 27/1 đến ngày 10/2 (b=5m;Z đáy cống = -1,50 m) ...........................................101

xi


DANH MỤC VIẾT TẮT
ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CTTL

Công trình thủy lợi

GIS


Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)

HTX

Hợp tác xã

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

PTKT - XH

Phát triển kinh tế - xã hội

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên


xii


MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1. Sơ lược về vùng nghiên cứu
Hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải được xây dựng bắt đầu từ cuối năm 1958, có vị trí địa
lý nằm ở giữa đồng bằng sông Hồng có diện tích tự nhiên là 214.932ha, được xác định
theo toạ độ: 20º30’ đến 21º07’ vĩ độ Bắc; 105º50’ đến 106º36’ kinh độ Đông, được
bao bọc bởi 4 con sông lớn:
Sông Đuống ở phía Bắc với độ dài phần chảy qua hệ thống là 67km;
Sông Luộc ở phía Nam với độ dài phần chảy qua hệ thống là 72km;
Sông Thái Bình ở phía Đông với độ dài phần chảy qua hệ thống là 73km;
Sông Hồng ở phía Tây với độ dài phần chảy qua hệ thống là 57km.
Toàn khu vực rộng: 214.932ha, diện tích phần trong đê là 192.045ha, ngoài đê
22.887ha bao gồm đất đai của toàn bộ tỉnh Hưng Yên ( 10 huyện), 7 huyện thị của Hải
Dương, 3 huyện của tỉnh Bắc Ninh và 2 quận, huyện của thành phố Hà Nội.
Hệ thống Thủy lợi Bắc Hưng Hải bao gồm:
Cụm công trình đầu mối cống Xuân Quan, cống Báo Đáp;
- 235km kênh trục chính;
- 13 công trình điều tiết trên kênh chính, âu thuyền và cống đầu kênh nhánh cấp I;
- Trên 300 trạm bơm lớn, nhỏ;
- Trên 800 cống tưới, tiêu cho phạm vi > 250ha;
- Hàng ngàn km kênh các loại và hàng ngàn cống nhỏ.

2. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải là một trong những hệ thống thủy lợi lớn nhất Miền
Bắc- Việt Nam, đây là hệ thống liên tỉnh tưới tiêu cho khoảng 192.000 ha, trước bức
1



tranh tổng thể của BĐKH ảnh hưởng đến Việt Nam thì chưa có một đề tài nghiên cứu
nào nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH đến hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đặc
biệt là ảnh hưởng đến hệ thống tưới chung của hệ thống, nhưng để nghiên cứu, đánh
giá tác động của BĐKH đến hệ thống tưới của hệ thống Bắc Hưng Hải đòi hỏi nhiều
thời gian và năng lực nghiên cứu. Ở phạm vi luận văn thạc sĩ, tác giả nghiên cứu, đánh
giá tác động của BĐKH đến một cống lấy nước nhỏ trong hệ thống.
Cống Ngọc Trại được xây dựng từ những năm 60 thế kỷ trước, cống nằm dưới đường
liên xã Ngọc Kỳ - Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ. Cống lấy nước tưới cấp nguồn cho 1600 ha
diện tích canh tác lúa màu, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp của huyện Tứ Kỳ và
huyện Gia Lộc (Huyện Tứ Kỳ gồm các xã Hưng Đạo, Ngọc Kỳ; huyện Gia Lộc gồm
các xã Hoàng Diệu, Gia Lương, Gia Khánh, Tân Tiến, Gia Tân). Nguồn nước tưới lấy
từ sông Đình Đào.
Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải bị chi phối đồng thời bởi dòng chảy phía thượng
nguồn và chế độ thủy triều của các hệ thống sông bao quanh nên chế độ thủy lực rất
phức tạp, đặc biệt là về mùa kiệt. Biến đổi khí hậu cùng với sự suy giảm dòng chảy
phía thượng nguồn làm cho tình hình nguồn nước ngày càng căng thẳng hơn, gây rất
nhiều khó khăn cho công tác thủy lợi và sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, với sự phát triển kinh tế của địa phương, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi đồng thời kèm theo đó là thời tiết xuất hiện hiện tượng cực đoan do tác
động của biến đổi khí hậu toàn cầu đã gây nhiều bất lợi trong sản xuất nông nghiệp vì
vậy nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh đòi hỏi cao hơn, các
công trình đầu mối trong hệ thống thủy lợi cần được vận hành nhanh, tiết kiệm và kịp
thời.
Cống Ngọc Trại hiện nay đang bị xuống cấp dẫn đến khả năng điều tiết không đáp ứng
đủ nhu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của các địa phương trong hệ thống,
đe dọa an toàn công trình khi vận hành.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi thấy đề tài “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng biến
đổi khí hậu và phát triển kinh tế đến khả năng lấy nước của cống Ngọc Trại thuộc

hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải” là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
2


II. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế đến khả năng cấp nước
của cống Ngọc Trại và đề xuất giải pháp nâng cao khả năng cấp nước của cống Ngọc
Trại.
2. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải với trọng tâm là vùng tưới của cống Ngọc
Trại (lấy nước từ sông Đình Đào) bao gồm 1600 ha diện tích canh tác lúa màu, nuôi
trồng thủy sản, công nghiệp của huyện Tứ Kỳ và Gia Lộc (huyện Tứ Kỳ gồm các xã
Hưng Đạo, Ngọc Kỳ; huyện Gia Lộc gồm các xã Hoàng Diệu, Gia Lương, Gia Khánh,
Tân Tiến, Gia Tân) thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
3. Đối tượng nghiên cứu
Những nguồn cung cấp nước từ sông Đình Đào, kênh Đồng Tràng, cống Ngọc Trại và
các đối tượng sử dụng nước chính trên vùng tưới của cống Ngọc Trại như: nông
nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi, thủy sản, môi trường…
III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận thực tế: thu thập, nghiên cứu các số liệu về điều kiện tự nhiên, thuỷ văn

công trình.
- Tiếp cận lịch sử , kế thừa có bổ sung.
- Tiếp cận đáp ứng nhu cầu.

2.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp điều tra thực địa, thu thập số liệu và đánh giá

- Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp
- Phương pháp chuyên gia

3


- Phương pháp mô hình hoá.

IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu trên thế giới và trong nước
1.2 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam
1.3. Tổng quan về các công trình nghiên cứu (liên quan) trên thế giới và ở Việt Nam
1.4. Tổng quan về hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải
1.4.1 Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
1.4.2 Hiện trạng dân sinh kinh tế - xã hội trong vùng nghiên cứu
1.4.3 Hiện trạng hệ thống tưới vùng nghiên cứu
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẤP NƯỚC CỦA CỐNG NGỌC TRẠI
2.1. Dự báo dân số và phát triển của nền kinh tế trong vùng cấp nước của cống Ngọc
Trại
2.1.1. Dự báo phát triển dân số
2.1.2. Phương hướng phát triển ngành nông nghiệp
2.1.3. Dự báo phát triển các ngành kinh tế khác ( công nghiệp, du lịch...)
2.2. Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng

4


2.3. Xác định nhu cầu nước của hệ thống theo kịch bản biến đổi khí hậu và phát triển
kinh tế xã hội
2.3.1 Tính toán các yếu tố khí tượng, thủy văn
2.3.2 Tính toán nhu cầu dùng nước hiện tại
2.3.3 Tính toán nhu cầu nước cho giai đoạn 2030
2.4. Tính toán cân bằng nước của hệ thống
2.4.1 Hiện trạng cấp nước trong hệ thống.
2.4.2 Mô phỏng thủy lực hệ thống hiện nay
2.4.3 Xác định khả năng đáp ứng cấp nước của cống Ngọc Trại hiện nay
2.5. Phân tích khả năng lấy nước của cống Ngọc Trại thuộc hệ thống thủy lợi Bắc
Hưng Hải trong kịch bản biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẤP
NƯỚC CỦA CỐNG NGỌC TRẠI
3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các giải pháp
3.2. Nghiên cứu đề xuất giải pháp lấy nước đảm bảo cấp nước cho vùng nghiên cứu
3.3. Mô phỏng kiểm tra hệ thống ứng với các giải pháp đề xuất
3.4. Phân tích, đánh giá lựa chọn các phương án
3.5. Sơ bộ đánh giá hiệu quả và đề xuất phương án chọn

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tổng quan về biến đổi khí hậu trên thế giới và trong nước
1.1.1.Tổng quan về biến đổi khí hậu trên thế giới
Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện
rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng

thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đến
thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia
cầm…
Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau đây: gia
tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn,
tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá
huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt
tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu
người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước
Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy
rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn,
do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những
trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có nguyên nhân từ
hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh
từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường
độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương,
Ân Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90%.cho thấy
sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm
lên của Trái đất.
Sự nóng lên của Trái đất, băng tan đã dẫn đến mực nước biển dâng cao. Nếu khoảng
thời gian 1962 - 2003, lượng nước biển trung bình toàn cầu tăng 1,8mm/năm, thì từ
1993 - 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Tổng cộng, trong 100 năm qua, mực nước biển
đã tăng 0,31m. Theo quan sát từ vệ tinh, diện tích các lớp băng ở Bắc cực, Nam cực,
băng ở Greenland và một số núi băng ở Trung Quốc đang dần bị thu hẹp. Chính sự tan
6


chảy của các lớp băng cùng với sự nóng lên của khí hậu các đại dương toàn cầu (tới độ
sâu 3.000m) đã góp phần làm cho mực nước biển dâng cao. Dự báo đến cuối thế kỷ
XXI, nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên khoảng từ 2,0 - 4,5oC và mực nước biển toàn cầu

sẽ tăng từ 0,18m - 0,59m.
1.1.2.Tổng quan về biến đổi khí hậu ở trong nước
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang có những ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh
tế, chính trị, xã hội của Việt Nam. Đặc biệt là hiện tượng hạn hán, xâm ngập mặn tại
khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long vừa qua đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền
kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp của nước ta. Là một trong những
nước chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, Việt Nam coi ứng phó với biến
đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Vì vậy, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ,
Bộ Tài Nguyên và Môi trường giao Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và các đơn vị quản lý nhà nước,
xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng chi tiết cho Việt Nam.
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng là cần thiết làm cơ sở để đánh giá mức độ
và tác động của biến đổi khí hậu đến các lính vực, các ngành và các địa phương, từ đó
đề ra các giải pháp ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Năm 2009, trên cở sở tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã xây dựng và công bố kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng đầu
tiên cho Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ chi tiết của kịch bản chỉ giới hạn cho 7 vùng
khí hậu và dải ven biển Việt Nam để kịp thời phục vụ các Bộ, ngành và các địa
phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Năm 2011, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được ban hành, xác định các mục
tiêu ưu tiên cho từng giai đoạn, theo đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cập nhật kịch
bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng dựa trên các nguồn dữ liệu, các điều kiện khí
hậu cụ thể của Việt Nam và các sản phẩm của các mô hình khí hậu tại thời điểm đó.
Kịch bản khí hậu lần này được xây dựng chi tiết đến cấp tỉnh, kịch bản nước biển dâng
được chi tiết cho các khu vực ven biển Việt Nam theo từng thập kỷ của thế kỷ 21.
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016 được cập nhật
7


theo lộ trình đã được xác định trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, nhằm

cung cấp những thông tin mới nhất về diễn biến, xu thế biến đổi của khí hậu và nước
biển dâng trong thời gian qua và kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong thế
kỷ 21 ở Việt Nam. Sau một thời gian nghiên cứu và sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Văn
Chín tác giả chọn kịch bản này cho luận văn của mình.
1.1.3.Kịch bản biến đổi khí hậu năm 2016
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất
của biến đổi khí hậu. Trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần
suất và cường độ các thiên tai ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất to lớn về người,
tài sản, cơ sở hạ tầng, về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấuđến môi trường. Tác
động của biến đổi khí hậu đối với nước ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho
mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát
triển bền vững của đất nước. Việt Nam đã rất nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, thể
hiện qua các chính sách và các chương trình quốc gia.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc cập nhật và chi tiết hóa kịch bản biến đổi khí
hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Viện Khoa
học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu chủ trì, phối hợp với các cơ quan nghiên
cứu trong và ngoài nước, xây dựng và cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu chi tiết cho
Việt Nam. Kịch bản biến đổi khí hậu chi tiết năm 2016 được xây dựng dựa trên cơ sở
các số liệu khí tượng thủy văn và mực nước biển của Việt Nam cập nhật đến năm
2014; số liệu địa hình được cập nhật đến tháng 3 năm 2016; phương pháp mới nhất
trong Báo cáo đánh giá khí hậu lần thứ 5 của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu;
các mô hình khí hậu toàn cầu và mô hình khí hậu khu vực độ phân giải cao; theo
phương pháp chi tiết hóa động lực kết hợp hiệu chỉnh thống kê sản phẩm mô hình.
Các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng có mức độ chi tiết đến đơn vị hành
chính cấp tỉnh và các đảo, quần đảo của Việt Nam. Bản đồ nguy cơ ngập do nước biển
dâng có mức độ chi tiết đến cấp huyện và đến cấp xã đối với các khu vực có bản đồ
địa hình tỷ lệ lớn. Kịch bản về một số đặc trưng cực trị khí hậu được cung cấp để phục
vụ công tác quy hoạch.

8



Các phương pháp và nguồn số liệu để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu nước biển
dâng cho Việt Nam được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây và được cập nhật đến
năm 2014. Thời kỳ 1986-2005 được chọn là thời kỳ cơ sở để so sánh sự thay đổi của
khí hậu và nước biển dâng.
1.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam
1.2.1. Sự thay đổi của nhiệt độ
Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những thập kỷ
gần đây. Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958-2014 tăng khoảng
0,62oC, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng khoảng 0,42oC. Tốc độ tăng trung
bình mỗi thập kỷ khoảng 0,10oC, thấp hơn giá trị trung bình toàn cầu (0,12oC/thập kỷ,
IPCC 2013).
Nhiệt độ trung bình năm:
Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc có mức
tăng phổ biến từ 0,6÷0,8oC. Vào giữa thế kỷ, mức tăng từ 1,3÷1,7oC. Trong đó, khu
vực Bắc Bộ (Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ) có mức tăng từ 1,6÷1,7oC; khu
vực Bắc Trung Bộ từ 1,5÷1,6oC; khu vực phía Nam (Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và
Nam Bộ) từ 1,3÷1,4oC. Đến cuối thế kỷ, ở phía Bắc nhiệt độ tăng chủ yếu từ
1,9÷2,4oC và ở phía Nam từ 1,7÷1,9oC.
Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc có mức
tăng phổ biến từ 0,8÷1,1oC. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 1,8÷2,3oC. Trong
đó, khu vực phía Bắc tăng phổ biến từ 2,0÷2,3oC và ở phía Nam từ 1,8÷1,9oC. Đến
cuối thế kỷ, nhiệt độ ở phía Bắc tăng từ 3,3÷4,0oC và ở phía Nam từ 3,0÷3,5oC.
Mức tăng nhiệt độ trung bình năm của các giai đoạn đầu, giữa và cuối thế kỷ so với
thời kỳ cơ sở cho một số tỉnh Đông bắc bộ, thành phố được trình bày ở Bảng dưới đây.

9



Bảng 1.1. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ cơ sở
(Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới
10% và cận trên 90%)
Kịch bản RCP4.5
TT Tỉnh, thành phố

2016-2035 2046-2065

Kịch bản RCP8.5

2080-2099

2016-2035

2046-2065 2080-2099

1

Bắc Ninh

0,7 (0,3÷1,1) 1,7 (1,2÷2,5) 2,3 (1,6÷3,3)

1,0 (0,5÷1,5) 2,2 (1,4÷3,3) 3,9 (2,8÷5,6)

2

Quảng Ninh

0,7 (0,4÷1,1) 1,6 (1,1÷2,3) 2,1 (1,5÷3,0)


0,9 (0,6÷1,4) 2,0 (1,5÷3,0) 3,6 (2,9÷4,8)

3

Hải Phòng

0,7 (0,4÷1,1) 1,5 (1,0÷2,2) 2,0 (1,5÷2,9)

0,9 (0,6÷1,4) 2,0 (1,4÷2,8) 3,5 (2,8÷4,6)

4

Hải Dương

0,7 (0,3÷1,1) 1,7 (1,2÷2,5) 2,3 (1,6÷3,3)

1,0 (0,6÷1,6) 2,2 (1,4÷3,3) 3,8 (2,9÷5,5)

5

Hưng Yên

0,7 (0,3÷1,1) 1,7 (1,2÷2,5) 2,3 (1,6÷3,4)

1,0 (0,6÷1,6) 2,2 (1,4÷3,3) 3,8 (2,9÷5,6)

6

Hà Nội


0,6 (0,2÷1,1) 1,7 (1,2÷2,5) 2,4 (1,6÷3,4)

1,1 (0,6÷1,6) 2,2 (1,4÷3,4) 3,9 (3,0÷5,7)

7

Hà Nam

0,7 (0,2÷1,1) 1,7 (1,2÷2,5) 2,4 (1,6÷3,4)

1,1 (0,6÷1,6) 2,2 (1,4÷3,4) 3,9 (2,9÷5,6)

8

Thái Bình

0,7 (0,3÷1,1) 1,6 (1,2÷2,4) 2,3 (1,6÷3,2)

1,0 (0,6÷1,5) 2,1 (1,5÷3,2) 3,7 (2,9÷5,2)

9

Nam Định

0,7 (0,4÷1,1) 1,6 (1,2÷2,2) 2,2 (1,5÷3,1)

0,9 (0,6÷1,4) 2,0 (1,4÷3,0) 3,6 (2,8÷4,9)

( Kịch bản biến đổi khí hậu 2016 )
1.2.2. Sự thay đổi của lượng mưa:

Trong thời kỳ 1958-2014, lượng mưa năm tính trung bình cả nước có xu thế tăng nhẹ.
Trong đó, tăng nhiều nhất vào các tháng mùa đông và mùa xuân; giảm vào các tháng
mùa thu. Nhìn chung, lượng mưa năm ở các khu vực phía Bắc có xu thế giảm (từ 5,8%
÷ 12,5%/57 năm); các khu vực phía Nam có xu thế tăng (từ 6,9% ÷ 19,8%/57 năm).
Khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng lớn nhất (19,8%/57 năm); khu vực đồng bằng
Bắc Bộ có mức giảm lớn nhất (12,5%/57 năm).
Đối với các khu vực phía Bắc, lượng mưa chủ yếu giảm rõ nhất vào các tháng mùa thu
và tăng nhẹ vào các tháng mùa xuân. Đối với các khu vực phía Nam, lượng mưa các
mùa ở các vùng khí hậu đều có xu thế tăng; tăng nhiều nhất vào các tháng mùa đông
(từ 35,3% ÷ 80,5%/57 năm) và mùa xuân (từ 9,2% ÷ 37,6%/57 năm).
Bảng 1.2. Thay đổi lượng mưa (%) trong 57 năm qua (1958-2014) ở các vùng khí hậu
Khu vực

Xuân



Thu

Đông

Năm

Tây Bắc

19,5

-9,1

-40,1


-4,4

-5,8

Đông Bắc

3,6

-7,8

-41,6

10,7

-7,3

Đồng bằng Bắc Bộ

1,0

-14,1

-37,7

-2,9

-12,5

10



Khu vực

Xuân



Thu

Đông

Năm

Bắc Trung Bộ

26,8

1,0

-20,7

12,4

0,1

Nam Trung Bộ

37,6


0,6

11,7

65,8

19,8

Tây Nguyên

11,5

4,3

10,9

35,3

8,6

Nam Bộ

9,2

14,4

4,7

80,5


6,9

Lượng mưa năm:
Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa năm có xu thế tăng ở hầu hết cả
nước, phổ biến từ 5÷10%. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 5÷15%. Một số tỉnh
ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%.
Đến cuối thế kỷ, mức biến đổi lượng mưa năm có phân bố tương tự như giữa thế kỷ,
tuy nhiên vùng có mức tăng trên 20% mở rộng hơn.
Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa năm có xu thế tăng ở hầu hết cả
nước, phổ biến từ 3÷10%. Vào giữa thế kỷ, xu thế tăng tương tự như kịch bản RCP4.5.
Đáng chú ý là vào cuối thế kỷ mức tăng nhiều nhất có thể trên 20% ở hầu hết diện tích
Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần diện tích Nam Bộ và Tây Nguyên.
Số liệu trên Bảng 1.3 là mức biến đổi lượng mưa (%) năm của các giai đoạn đầu, giữa
và cuối thế kỷ so với thời kỳ 1986-2005 cho một số tỉnh, thành phố.
Bảng 1.3. Biến đổi của lượng mưa mùa hè (%) so với thời kỳ cơ sở
(Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới
20% và cận trên 80%)
TT

Tỉnh, thành
phố

Kịch bản
RCP4.5
2016-2035

2046-2065

Kịch bản
RCP8.5

2080-2099

2016-2035

2046-2065

2080-2099

1

Bắc Ninh

15,9
(5,5÷26,3)

16,1
(7,5÷25,2)

25,1
( 15,9 ÷ 35,1)

7,6
(1,2÷14,1)

18,3
(13,5÷23,8)

29,7
(22,3÷37,0)


2

Quảng Ninh

20,4
(6,5÷33,4)

19,1
(11,7÷26,9)

29,8
(19,8÷40,9)

14,8
(6,4÷23,4)

24,0
(14,7÷33,0)

36,8
(25,9÷46,5)

3

Hải Phòng

24,4
(10,1÷38,2)

26,4

(18,0÷35,5)

34,3
(19,3÷50,3)

17,9
(10,1÷26,0)

30,2
(21,4÷39,0)

44,1
(33,4÷54,5)

4

Hải Dương

14,4
(4,9÷30,0)

18,7
(9,6÷28,4)

27,8
(17,0÷39,6)

11,4
(4,0÷19,0)


23,0
(16,5÷30,2)

32,8
(24,0÷42,2)

5

Hưng Yên

13,8
(4,3÷23,7)

16,3
(10,4÷22,9)

25,3
(15,4÷36,2)

8,2
(1,5÷15,3)

17,1
(11,1÷23,3)

28,5
(17,4÷39,8)

6


Hà Nội

12,6
(3,1÷22,9)

17,0
(10,8÷23,8)

24,0
(14,3÷35,3)

9,9
(2,7÷17,0)

17,8
(9,8÷25,9)

29,8
(18,0÷40,9)

7

Hà Nam

14,0
(3,8÷24,8)

17,6
(11,5÷24,4)


24,7
(14,8÷36,1)

10,5
(3,1÷17,9)

19,0
(10,8÷27,3)

30,1
(18,3÷41,3)

11


TT

Tỉnh, thành
phố

Kịch bản
RCP4.5
2016-2035

2046-2065

Kịch bản
RCP8.5
2080-2099


2016-2035

2046-2065

2080-2099

8

Thái Bình

19,8
(6,5÷32,5)

20,1
(14,2÷26,5)

27,6
(17,0÷39,1)

13,0
(4,9÷21,1)

23,9
(15,0÷33,0)

31,3
(19,4÷42,8)

9


Nam Định

16,0
(6,0÷26,0)

21,1
(14,8÷27,8)

27,5
(17,5÷38,1)

15,2
(8,6÷22,0)

21,9
(13,2÷30,5)

34,7
(24,8÷44,6)

10

Ninh Bình

11,2
(2,8÷19,5)

16,5
(10,6÷22,5)


22,0
(13,5÷30,7)

9,6
(4,8÷14,8)

17,7
(11,4÷24,2)

25,3
(18,4÷32,0)

Lượng mưa một 5 ngày lớn nhất trung bình (Rx1day):
Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ, lượng mưa 5 ngày lớn nhất trung bình có xu
thế tăng trên toàn lãnh thổ, phổ biến từ 10÷70%. Tăng nhiều nhất ở Đông Bắc, Thừa
Thiên - Huế đến Quảng Nam và phía đông Nam Bộ. Đến cuối thế kỷ, xu thế biến đổi
khá giống với thời kỳ giữa thế kỷ nhưng mức tăng lớn hơn và phạm vi tăng mở rộng
hơn.
Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ, lượng mưa 5 ngày lớn nhất trung bình có xu
thế tăng trên cả nước, mức tăng từ 10÷70%, trong đó tăng nhiều hơn ở Đông Bắc, nam
Tây Nguyên, cực nam Trung Bộ và Nam Bộ. Đến cuối thế kỷ, xu thế biến đổi tương tự
giữa thế kỷ nhưng lớn hơn về mức độ và mở rộng hơn về phạm vi. Tăng nhiều nhất ở
Đông Bắc, phía tây của Tây Bắc, nam đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, bắc Tây
Nguyên và Nam Bộ.
1.3. Tổng quan về phát triển kinh tế xã hội
Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống của con người thông
qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội và nâng cao chất lượng
văn hóa. Phát triển kinh tế xã hội bao gồm không chỉ là sự tăng trưởng về kinh tế mà
còn là một xã hội phát triển tốt hơn, biểu hiện một đời sống xã hội lành mạnh. Tức là
kinh tế phải đáp ứng được nhu cầu cơ bản của con người.

Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống của con người thông
qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội và nâng cao chất lượng
văn hóa. Phát triển kinh tế xã hội bao gồm không chỉ là sự tăng trưởng về kinh tế mà
còn là một xã hội phát triển tốt hơn, biểu hiện một đời sống xã hội lành mạnh. Tức là
kinh tế phải đáp ứng được nhu cầu cơ bản của con người.
12


Ở Việt Nam phát triển kinh tế xã hội thể hiện ở các nội dung sau: Kinh tế tăng trưởng
khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế đang đẩy mạnh.
Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn
dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an
ninh được giữ vững. Đường lối đổi mới của Đảng đã tác động tích cực đến sự phát
triển của các ngành sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên, những thành tựu và khởi sắc của
công nghiệp thực sự bắt đầu trong những năm 90 (thế kỷ XX). Bình quân 5 năm 19911995 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 13,7%, vượt xa kế
hoạch đề ra (7,5%-8,5%); trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng 15%, khu vực ngoài
quốc doanh tăng 10,6%. Trong 5 năm 1996-2000, sản xuất công nghiệp Việt Nam tiếp
tục phát triển ổn định và tăng trưởng với nhịp độ cao. Giá trị sản xuất công nghiệp
năm 1996 tăng 14,2%, năm 1997 tăng 13,8%, 1998 tăng 12,1%, 1999 tăng 10,4% và
năm 2000 tăng 17,5%. Nếu so với năm 1990, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004
tăng gấp 6,5 lần, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 14,3%. 6 tháng đầu năm
2005, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 205,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6% so với
cùng kỳ năm 2004, trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 9,7%; khu vực kinh
tế ngoài Nhà nước vẫn tiếp tục duy trì mức tăng cao 24,7%; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 13,9%.
Những sản phẩm công nghiệp chủ yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của dân cư đều
tăng cả chất lượng và số lượng, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham
gia xuất khẩu. Năm 2004, than khai thác đạt 26,29 triệu tấn, gấp 5,7 lần năm 1990;
điện sản xuất 46,05 tỷ kWh, gấp 5,24 lần; dầu thô khai thác 20,05 triệu tấn, gấp 7,43
lần; xi măng 25,33 triệu tấn, gấp 10 lần; thép cán 2,93 triệu tấn, gấp 29 lần; phân hóa

học 1,45 triệu tấn, gấp 4,1 lần ; giấy bìa 78,1 vạn tấn, gấp 10 lần; vải lụa 518,2 triệu
mét, gấp 1,63 lần; đường mật 1,37 triệu tấn, gấp 4,2 lần; lắp ráp ti vi 2,48 triệu chiếc,
gấp 17,6 lần; quần áo may sẵn 784,05 triệu chiếc, gấp 6,26 lần ; xà phòng giặt 45,9
vạn tấn, gấp 8,37 lần; ôtô lắp ráp 42,65 nghìn chiếc (năm 1990 chưa lắp ráp ôtô); xe
máy lắp ráp 1,57 triệu chiếc (năm 1990 chưa lắp ráp xe máy).
Một trong những thành tựu kinh tế to lớn là phát triển sản xuất nông nghiệp. Thành tựu
nổi bật và to lớn nhất của nông nghiệp là đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực,
13


×