Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài thu hoạch lớp trung cấp lý luận chính trị HUẾ THÀNH PHỐ với NHỮNG TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.16 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ HÀ NỘI

LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
***

BÀI THU HOẠCH
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

HUẾ - THÀNH PHỐ VỚI NHỮNG TIỀM NĂNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Người thực hiện : LÊ VĂN QUYẾT
Đơn vị công tác : Trường THCS Hùng Tiến

Tháng 12 năm 2018
0


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là vấn đề căn bản của triết học
Mac – Lênin. Theo quan điểm macxit, lý luận và thực tiễn không thể tách rời
nhau, mà chúng có mối liên hệ chặt chẽ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khẳng
định: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận dẫn thì thành thực tiễn mù
quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Nắm vững
những yêu cầu cơ bản đó, trường Đào tạo Cán bộ thành phố Hà Nội luôn quan
tâm tới hoạt động đi nghiên cứu thực tế của học viên các lớp Trung cấp lý luận –
hành chính, nhằm gắn kết giữa lý luận và thực tiễn. Đồng thời việc nghiên cứu


thực tế hiện nay là một yêu cầu bắt buộc trong chương trình đào tạo Trung cấp lý
luận chính trị - hành chính, giúp học viên có khả năng vận dụng lý thuyết vào
thực tiễn để đánh giá, phân tích vấn đề trên quan điểm cụ thể, khách quan, toàn
diện.
Tháng 11 năm 2018 lớp Trung cấp lí luận chính trị - hành chính K13 A
đã thực hiện chuyến đi nghiên cứu thực tế tại các thành phố lớn của miền
Trung là Huế và Đà Nẵng. Trong quá trình nghiên cứu, học viên của lớp đã
được lắng nghe báo cáo về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch của
thành phố Huế. Nhận thấy trong nội dung báo cáo có việc phát triển du lịch tại
Huế đang là một hướng đi tích cực đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh
tế, xã hội của thành phố này. Bởi vậy, tôi đã thực hiện tìm hiểu và nghiên cứu
nội dung: “Huế - Thành phố với những tiềm năng phát triển du lịch trong
giai đoạn hiện nay”.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tìm hiểu, nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu: Việc thu thập toàn
bộ số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu hầu hết được kế thừa,
1


chọn lọc trong các báo cáo chính trị về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, du
lịch của thành phố Huế.
- Phương pháp nghiên cứu thực tế: Phương pháp này nhằm bổ sung các
tài liệu còn thiếu sót, chưa cập nhật. Đồng thời kiểm tra mức độ chính xác của
số liệu đã thu thập đươc qua các báo cáo về tình hình phát triển của thành phố
Huế.
3. Đối tượng nghiên cứu
Báo cáo tập trung vào đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch
thành phố và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du

lịch của thành phố Huế trong giai đoạn hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Báo cáo này chỉ tập trung phân tích, đánh giá về tiềm
năng, thực trạng phát triển du lịch của thành phố Huế.
-Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn hiện nay.
-Không gian: Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2


PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Sau hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn nỗ lực để lãnh đạo toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân thực hiện thắng lợi các nghị quyết đề ra và hướng tới đích đến
của chủ nghĩa xã hội. Với những khó khăn không hề nhỏ, cùng những vấn đề
chính trị phức tạp trong và ngoài nước, nhưng những thành tựu mà Đảng ta đã
gặt hái được trong quá trình chèo lái con thuyền đất nước thì không thể phủ
nhận. Việt Nam sau hơn 30 năm, kề từ 1986, đất nước chúng ta đã hoàn toàn
khác biệt, phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa, ngoại giao, quân sự, giáo dục
và các lĩnh vực khác, xứng đáng với những gì mà Bác Hồ và các bậc tiền bối
đi trước đã mong ước. Trong quá trình đó, Đảng tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa
các chủ trương, chính sách để đưa Việt Nam trở thành một trong những con
rồng của Châu Á. Và để thực hiện được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã chú
trọng tập trung xây dựng và phát triển các thành phố lớn trên cả nước, trong
đó có thành phố Huế.
Nghị quyết 06 NQ/TƯ, ngày 15/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
Thừa Thiên Huế đã nhấn mạnh: Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung
tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn
đến năm 2020. Và trong mục tiêu của Chương trình hành động của tỉnh Thừa
Thiên Huế số 06 CTr/TƯ, ngày 24/5/2016 theo Nghị quyết Đại hội XII của

Đảng và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đã xác định: Xây dựng Thừa Thiên
Huế thành trung tâm du lịch, dịch vụ của khu vực miền Trung và cả nước;…
Tạo bước đột phá phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; đến năm
2020, thu hút 4,5 - 5 triệu lượt khách, trong đó, gần 2 triệu lượt khách quốc
tế. Trên cơ sở mục tiêu đó, trong giai đoạn hiện nay thành phố Huế với những
nỗ lực không ngừng đã thực hiện chủ trường đầu tư phát triển du lịch một
cách mạnh mẽ.
Phát triển du lịch là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tài nguyên tự
nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, quan tâm đến các
3


lợi ích kinh tế dài hạn và đảm bảo sự phát triển du lịch trong tương lai và góp
phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.
2. Thực trạng về tiềm năng du lịch của thành phố Huế trong giai đoạn
hiện nay.
2.1. Đôi điều cảm nhận khi tới Huế
Trong những ngày của chuyến thực tế, điểm đầu tiên chúng tôi dừng chân
chính là thành phố Huế. Thành phố với dòng sông Hương, núi Ngự chỉ được
nghe trong những câu hát, những tác phẩm văn chương và đây là lần đầu tiên
tôi được chiêm ngưỡng. Tuy chỉ có một ngày rưỡi ở Huế những chúng tôi đã
kịp tìm hiểu được những vẻ đẹp đặc trưng của thành phố này. Nơi chúng tôi
được thăm quan chính là Đại Nội Huế, Chùa Thiên Mụ và có một buổi tối để
thưởng thức Huế về đêm. Phải mục sở thị thì mới thấy Đại Nội Huế là một
nơi thực sự rộng và đẹp. Sau khi nghe hướng dẫn viên giới thiệu, tôi tự mình
lang thang khám phá những dãy hành lang dài, quanh co, những khoảng sân
rộng... về cơ bản Đại nội vẫn giữ được những nét đẹp cổ xưa và rất đáng tự
hào không kém gì so với Tử Cấm Thành của Trung Quốc. Và điểm hấp dẫn
chính là chùa Thiên Mụ bên cạnh dòng Hương Giang xanh biếc. Lúc đoàn tới
trời đã ngả về xế chiều và học viên chúng tôi đã không bỏ lỡ khoảnh khắc

hoàng hôn của sông Hương bên chùa Thiên Mụ. Còn Huế về đêm lại thực sự
rất đẹp, dưới chân cầu Trường Tiền là hai dãy phố đi bộ. Theo người dân ở
đây, Huế 5 năm trước chưa có được không khí như này, vì chính quyền chưa
cho xây dựng phố đi bộ ở dọc ven bờ sông Hương. Bởi vậy, Huế về đêm bây
giờ có phần náo nhiệt hơn nhưng nó vẫn mang chút nhẹ nhàng, sâu lắng đặc
trưng của xứ sở này.
Và có một cảm nhận đó là Huế với khung cảnh thiên nhiên bình yên,
những di tích lịch sử trầm mặc cùng con người Huế rất dịu dàng, thân thiện và
nhiệt tình. Không cớ gì mà sau bao nhiêu sự đổi thay, đầu tư và phát triển,

4


Huế dẫu có hiện đại hơn nhưng những nét đó thực sự không có một đô thị nào
còn giữ được.
Từ những bề dày lịch sử, thiên nhiên ưu ái ban tặng và tính cách con người
như thế, Huế hoàn toàn có thật nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sâu rộng,
bền vững chứ không chỉ là những chương trình vốn đã có thương hiệu như
Festival, Lễ hội áo dài...
2.2. Khái quát đặc điểm tự nhiên và xã hội của thành phố Huế
* Vị trí địa lý
- Thừa Thiên Huế là tỉnh ven
biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ
Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 độ
vĩ Bắc và 107,8-108,2 độ kinh
Đông. Diện tích của tỉnh là
5.053,99 km².
- Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, phía Đông giáp biển
Đông, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp
dãy Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thừa Thiên Huế cách

Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km.
* Lịch sử
- Thời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, Thừa Thiên Huế thuộc bộ Việt
Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang cổ đại.
- Thời kỳ Bắc thuộc Thừa Thiên Huế là một phần lãnh thổ phía bắc của
Vương quốc Champa.
- Năm 1306, vua Champa là Chế Mân kết hôn với công chúa Huyền
Trân, con gái vua Trần Nhân Tông, và cắt đất hai châu ở vùng cực bắc của
Champa là châu Ô và châu Lý là quà sính lễ.

5


- Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, Thừa Thiên Huế là thủ phủ Đàng
Trong thời các chúa Nguyễn, là kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn với
tên gọi là Phú Xuân.
- Thời nhà Nguyễn vua Gia Long chia cả nước thành 23 trấn và 4 dinh,
Thừa Thiên Huế ngày nay thuộc dinh Quảng Đức. Đến năm 1822, dinh
Quảng Đức được vua Minh Mạng đổi tên thành phủ Thừa Thiên. Đến thời
Pháp thuộc, được đổi thành tỉnh Thừa Thiên.
* Con người
- Nhắc đến Huế người ta đã thấy một vẻ đẹp gì đó nhẹ nhàng quyến rũ
thư thái đi vào lòng người, không chỉ vì vẻ đẹp của những thắng cảnh thiên
nhiên, sự cổ kính của những đền đài, lăng tẩm.
- Người ta còn bị “cuốn hút” bởi tính cách con người xứ Huế “nhẹ
nhàng, sâu lắng…”
- Với tính cách dịu dàng, dễ thương pha lẫn sự kín đáo e ấp, với giọng
nói đến say lòng người. Tất cả sự lôi cuốn đó đã làm nên một vẻ đẹp khó có
thể lý giải được, hiện đang rất được lòng các khách du lịch đến Huế.
* Văn hóa

- Thuận Hóa-Phú Xuân-Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát
triển khoảng gần 7 thế kỷ (1306).
- Văn hóa Huế vừa mang tính đặc thù-bản địa vừa có đặc điểm truyền
thống văn hóa dân tộc Việt Nam; có tạo nên nền văn hóa Việt-Chăm; có ảnh
hưởng của các luồng văn hóa các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ,
phương Tây.
- Có 6 danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế
(1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu
bản triều Nguyễn (2014), Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế
(2016) và Bài chòi (cùng các tỉnh miền Trung).
* Cơ sở hạ tầng

6


Hiện nay Huế đã có sự đầu tư rất lớn về cơ sở hạ tầng để phát triển du
lịch. Nhưng về cơ bản, chính quyền vẫn giữ Huế nguyên dạng là một đô thị cổ
nên không có quá nhiều can thiệp vào khu vực nội thành. Còn ngoại thành
được đầu tư hơn về đường xá, khu nhà nghỉ, khách sạn, resort… được xây
dựng rất đẹp, phù hợp để khai thác du lịch ở đây. Hệ thống giao thông, các
bến bãi, tàu thuyền phục vụ cho các điểm du lịch được đầu tư rất bài bản.
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch thánh phố Huế
* Sông Hương
Bắt nguồn từ hai dòng sông Tả Ngạn và Hữu Ngạn ở phía núi Trường Sơn,
được hợp thành tại Ngã ba Tuần, sông Hương xuôi dần về Huế và thuộc trọn vẹn
với thành phố này. Toàn bộ kinh thành Huế được hình thành dọc hai bờ sông
Hương. Do không chênh lệch nhiều lắm so với mực nước biển nên sông Hương
trôi đi rất chậm, nó tạo ra cho Huế một “nhịp” rất đặc trưng và có ảnh hưởng đến
đời sống cũng như tính cách của con người Huế đó là sự chậm rãi, nhẹ nhàng và
sâu lắng. Sông Hương có một ý nghĩa cực kỳ lớn với Huế, không chỉ tạo nên vẻ

đẹp tự nhiên thơ mộng, quyến rũ mà còn là nhân tố quan trọng nhất để hình
thành nên những nét văn hóa đặc trưng của cố đô. Điểm nhấn trên sông Hương
không gì khác chính là cây cầu Trường Tiền, được ví như “những vành trăng
non” biểu tượng cho Huế. Và thành phố Huế chắc chắn không bỏ qua những lợi
thế mà sông Hương mang lại để khai thác phát triển du lịch như: ca Huế trên
sông Hương, hình thành tuyến đường đi bộ dọc bờ sông,…
* Các khu di tích lịch sử
Phải kể đến quần thể cố đô Huế gồm rất nhiều các công trình kiến trúc
còn lưu lại từ thời phong kiến của nhiều thế kỷ trước. Đó là khu Đại Nội, các
lăng tẩm của các vị vua như Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, Lăng Khải
Định…, các ngôi chùa như chùa Thiên Mụ, chùa Huyền Không, Điện Hòn
Chén… Đặc biệt là khu làng cổ ẩn trong những con phố hiện đại. Dễ dàng
quan sát thấy khi đi ngoài đường có rất nhiều các khu phố mang dấu tích xưa
7


cổ mà Huế vẫn giữ lại được. Bên cạnh đó Huế còn có các công trình trường
học lên đến hàng trăm tuổi như trường Quốc học Huế mà đến giờ vẫn giữ
được những nét đẹp cổ kính, sang trọng như từ thời Pháp thuộc.
* Bãi biển Lăng Cô
Bãi Biển Lăng Cô dài khoảng 10km, thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, nằm cạnh quốc lộ 1A, dưới chân đèo Hải Vân.
Lăng Cô cách trung tâm Huế 60km, nhưng cách sân bay Phú Bài có 40km,
nếu đi từ Đà Nẵng, qua hầm đèo Hải Vân chỉ mất có 25km. Lăng Cô là nơi
thích hợp cho những ai yêu thích biển. Nằm trên dải đất duyên hải miền
Trung, Lăng Cô có bờ biển thoai thoải, cát trắng, nước biển trong xanh, và
nhiệt độ trung bình khoảng 25oC vào mùa hè, rất mát mẻ. Với phong cảnh
thiên nhiên quyến rũ, trải dài trên bờ cong đẹp nhất của đất nước, Lăng Cô
chứa đựng gần như tất cả những gì mà thiên nhiên có thể ban tặng: màu xanh
của núi rừng nhiệt đới, những dải cát trắng mịn, ánh nắng tràn đầy và biển

xanh mát mẻ, trong suốt như pha lê. Đây là vịnh biển thứ 3 của Việt Nam, sau
Hạ Long và Nha Trang có tên trong danh sách 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Lăng Cô hấp dẫn rất nhiều nhà đầu tư du lịch lớn trong và ngoài nước, nhiều
khu nghỉ dưỡng đã được xây dựng và nhiều dịch vụ du lịch khác đang dần
phát triển hoặc được nâng cấp. Lăng Cô đang là điểm đến hấp dẫn của du
khách gần xa.
* Áo dài và các sản vật đặc trưng của Huế
Nhắc tới Huế là nhắc tới Lễ hội Áo dài tổ chức thường niên ở đây. Áo
dài Huế mang nét đẹp rất riêng từ màu sắc tới chất liệu. Ngày nay các hoa
văn, họa tiết, màu sắc rất đa dạng nhưng với người con gái Huế hai màu đặc
trưng nhất là màu lụa điều (màu tím) và màu trắng của các cô nữ sinh. Ở Huế
xuất hiện những tiệm bán vải áo dài, thậm chí còn may luôn trong thời gian
ngắn. Đây cũng là một cách để quảng bá Huế và phát triển ngành dịch vụ
thông qua du lịch.
8


Sản vật ở Huế rất đa dạng. Nhắc tới Huế thì không thì không nhắc tới
dầu tram, được người dân chế biến thủ công và có nhiều dụng tốt cho sức
khỏe. Ngày nay, người Huế đã biêt khai thác loại sản vật này để tạo thành
thương hiệu. Từ việc chế biến tinh dầu tràm, người Huế còn tạo ra tinh dầu
quế, sả… bán kèm. Du khách ai cũng muốn mua những loại này để làm quà
biếu khi du lịch Huế, vì rất hữu ích.
Món ăn ở Huế thì quá đặc sắc. Cơm hến, bún bò Huế, các loại bánh: bột
lọc, bánh nấm…, nem lụi, mè sửng, trà cung đình Huế… là những món ăn,
thức uống ai đến Huế cũng muốn thử. Ngoài những khu phố bán riêng những
món này thì vào Huế du khách không khó kiếm được những quán ven đường,
hay đi dọc bờ sông Hương vào ban đêm có thể thưởng thức được.
2.4. Những yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch thành phố Huế
Phát triển theo hướng hiện đại nhưng vẫn giữ gìn những nét cổ kính,

trầm mặc là tiêu chí của thành phố Huế. Bởi vậy, khi đến đây, tôi nhận thấy
Huế đang có sự đổi thay tích cực để dần dần đưa Huế trở thành một trung tâm
du lịch của miền Trung để nâng cao chất lượng kinh tế, xã hội cho người dân
địa phương mà không mất đi những gì đặc trưng thuộc về nó. Từ đó, tôi rút ra
được một số kinh nghiệm mà thành phố Huế đã áp dụng để sau này phục vụ
cho công tác tại cơ sở như sau:
- Huế có hẳn một Chương trình hành động số 06 CTr/TU do tỉnh Thừa
Thiên Huế ban hành vào ngày 25/4/2016 để chú trọng phát triển đồng bộ các
lĩnh vực như du lịch – dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, các chương trình về
chăm sóc y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, an sinh xã hội, an ninh quốc
phòng, môi trường, cải cách hành chính, xúc tiến đầu tư… đưa Huế trở thành
một điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
- Tình hình phát triển kinh tế ở Huế có nhiều khởi sắc:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Huế rất nhanh và theo hướng tích cực:
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2018 ước đạt 32.417 tỷ đồng tăng
7,15% so năm trước.
9


+ Về cơ cấu kinh tế năm 2018, khu vực dịch vụ chiếm 50,4%, khu vực
công nghiệp và xây dựng chiếm 31,66%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
tỷ trọng 10,97%.
+ Tổng thu ngân sách năm 2018 ước đạt 7.255 tỷ đồng, vượt 6,2% dự
toán năm và tăng 2,9% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Thu nội địa ước đạt
6.315 tỷ đồng, vượt 4,2% dự toán, tăng 1,8% so cùng kỳ năm trước; Thu thuế
từ hoạt động xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cao so với dự toán,
đạt 550 tỷ đồng, vượt 31% dự toán và tăng 34% so cùng kỳ năm trước.
+ Tổng chi ngân sách địa phương năm 2018 ước đạt 9.780,6 tỷ đồng,
bằng 98% dự toán, tăng 3,6% so năm trước.
+ Tổng vốn đầu tư thực hiện theo giá hiện hành trên địa bàn năm 2018

ước đạt 20.050 tỷ đồng, bằng 100,25% KH năm, tăng 7,5% so với năm trước.
Vốn thuộc ngân sách Nhà nước năm 2018 đạt 3.580 tỷ đồng, bằng 103,4%
KH năm, tăng 10,9% so với năm trước.
+ Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 7.173 tỷ đồng,
tăng 3,5% so với năm trước.
+ Năm 2018 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,5% so năm trước; trong
đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành chủ lực đạt mức tăng trưởng
khá cao 94,16%, tăng 11,63%; cấp nước và xử lý nước thải, rác thải chiếm
1,42% tăng 23,1%; riêng ngành công nghiệp khai khoáng chiếm 1,2% giảm
5,2% so cùng kỳ; sản xuất, phân phối điện chiếm 3,2% giảm 11,53%. Một số
ngành công nghiệp chủ lực: bia, dệt, may mặc, xi măng… Một số khu công
nghiệp: Phú Bài, Chân Mây, Phong Điền, Tứ Hạ...
- Du lịch ở Huế phát triển mạnh và bền vững: Năm 2018 tổng lượt khách
du lịch đến Huế ước đạt 4.100 nghìn lượt, tăng 7,9% so năm trước; khách
quốc tế 1.950 nghìn tăng 29,9%, khách nội địa 2.150 nghìn giảm 6,5%.
Doanh thu du lịch ước đạt 4.100 tỷ đồng, tăng 16% so năm trước. Huế tiếp
tục đẩy mạnh các loại hình du lịch vốn đã làm nên thương hiệu như Fetival,
Lễ hội Áo dài, thăm các di tích đền đài… mà còn xúc tiến để đẩy mạnh du
10


lịch thuyền trên sông Hương, Lễ hội 4 mùa, cùng tham gia vào công tác bảo
tồn các di sản Huế…
- Các vấn đề về an sinh xã hội được chú trọng: Huế hướng tới mục tiêu
xây dựng Thành phố thông minh, thành phố xanh, cải cách các thủ tục hành
chính, đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân sống trong các khu phố cổ, phát
triển truyền thống hiếu học, chăm sóc y tế, các dịch vụ đời sống được cải
thiện… Nâng cao mức sống cho người có công. Đẩy mạnh giảm nghèo bền
vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Phổ biến, nâng cao
kiến thức pháp luật cho người lao động, đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

Đảm bảo cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hoà nhập tốt
hơn với cuộc sống cộng đồng, có điều kiện để tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch
vụ công thiết yếu.
- Xúc tiến các chương trình đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng: Đề án
mở rộng đô thị Huế. Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đối ngoại. Đê chắn
sóng cảng Chân Mây, bến số 2 và bến số 3 cảng Chân Mây. Đường Phong Thu Điền Lộc, cảng Điền Lộc. Xây mới cầu qua sông Hương, cầu Vĩnh Tu, cầu Hà
Trung. Đầu tư hạ tầng du lịch dịch vụ, khu công nghiệp, khu Kinh tế.
- Đáng chú ý là Huế xây dựng các đề án, dự án, chương trình trọng điểm
để phát triển du lịch. Cụ thể: Đề án đổi mới mô hình quản lý Trung tâm Bảo
tồn di tích Cố đô Huế và Trung tâm Festival Huế. Xúc tiến đầu tư Bến chuyên
dụng cho tàu khách du lịch quốc tế, bảo đảm đón tàu cỡ lớn tại Cảng Chân
Mây. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch di sản, văn hoá, các sản phẩm du
lịch hiện có và phát triển các dịch vụ du lịch đặc thù như trung tâm mua sắm,
dịch vụ casino, du lịch sinh thái... Đầu tư hoàn thiện hạ tầng các điểm đến,
các dự án khách sạn. Hoàn thiện nâng cấp hạ tầng khu du lịch tổng hợp quốc
gia Chân Mây - Cảnh Dương - Lăng Cô - Bạch Mã - Sơn Chà - Hải Vân, khu
du lịch Cồn Hến. Duy trì và nâng cao tần suất, chất lượng các tuyến bay
Bangkok - Huế, Huế - Đà Lạt, Huế - Nha Trang; mở thêm một số tuyến bay
khác. Xây dựng môi trường du lịch an toàn và thân thiện; xoá bỏ tình trạnh ăn
11


xin, bán hàng rong, chèo kéo khách tại các điểm di tích, điểm tham quan... Hỗ
trợ hệ thống tổ chức lữ hành quốc tế, nội địa có thương hiệu tại địa phương.
Tổ chức đại diện lữ hành địa phương tại nước ngoài. Đề án xúc tiến du lịch,
tham gia hội chợ du lịch theo hướng hiệu quả, thiết thực. Xây dựng chiến lược
quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế.
Có thể nói với sự tổng lực của các lĩnh vực, Huế càng ngày càng thu
được những thành quả lớn trong việc phát triển thành phố. Mà trong đó, du
lịch được coi là mũi nhọn, coi đó là điểm tựa để thúc đẩy các ngành khác, kéo

theo sự phát triển của xã hội và cải thiện đời sống của người dân.
2.5 Những khó khăn, hạn chế trong phát triển du lịch ở Huế
- Hiệu quả kinh doanh du lịch ở Huế chưa thực sự cao, tuy tốc độ tăng
trưởng nhanh nhưng du lịch Huế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chưa được quan
tâm đầu tư đúng mức. Nguồn nhân lực hoạt động trực tiếp trong ngành du lịch
còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường đặc biệt là đội
ngũ hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ đã làm ảnh hưởng đến chất lượng
du lịch nói riêng, hình ảnh du lịch Huế và Việt Nam nói chung.
- Khí hậu ở Huế là một điểm bất lợi cho phát triển du lịch. Mùa nóng
thì nhiệt độ có thể lên đến 39 – 40 độ C. Còn mùa mưa thường kéo dài, có đợt
mưa diễn ra cả tháng, gây ngập úng… ảnh hưởng rất lớn đến sự duy trì không
gián đoạn trong phát triển du lịch. Thời điểm đó, Huế rất vắng khách.
- Các loại hình du lịch chưa thực sự được đầu tư đồng bộ, quy hoạch
các khu du lịch chưa thực sự khoa học. Tình trạng buôn bán tự phát, các loại
dịch vụ không nằm trong quản lý khá nhiều. Một số loại hình du lịch quá
thương mại, ví dụ như ca Huế trên sông Hương ít nhiều nhận được phản hồi
không mấy tích cực của du khách.
- Công tác phát triển du lịch cũng như đầu tư đưa Huế đạt tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhanh phải đi đôi với việc bảo tồn các khu di tích, các giá trị
văn hóa cổ… là điều gặp khó khăn không chỉ riêng Huế. Nỗ lực của thành
12


phố Huế với vấn đề này rất đáng ghi nhận, nhưng chắc chắn việc đánh đổi để
đảm bảo tốc độ phát triển và giữ gìn những nét văn hóa phải được quan tâm
hàng đầu.
3. Giải pháp và kiến nghị về định hướng phát triển du lịch thành phố
Huế trong giai đoạn hiện nay
- Thành phố Huế cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch:

đầu tư ở các khu vực vành đại, ngoại thành với các đề án trung tâm thương
mại, khách sạn. Cải tiến chất lượng phục vụ của các phương tiện giao thông,
vận chuyển phục vụ du lịch…
- Tận dụng tối đa các thời điểm thuận lợi trong năm để tổ chức các sự
kiện, các hoạt động văn hóa, giải trí, du lịch tâm linh, du lịch hội thảo, tổ chức
các lễ hội ...; tăng cường nghiên cứu lượng khách đến Huế vào các thời điểm
không phải mùa mưa để thu hút khách.
- Cần đầu tư có chiều sâu, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch hướng tới
sản phẩm giá trị cao để phục vụ du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.
- Chú trọng đến bảo vệ môi trường để không làm ảnh hưởng đến cảnh
quan, không gian đặc trưng của Huế.
- Cần phải có chiến lược bài bản, cụ thể, có trọng tâm đối với các hình
thức quảng bá du lịch để thu hút lượng khách đông đảo đến với Huế, nhất là
khách quốc tế.
Trên đây là những đề xuất và kiến nghị góp phần để thành phố Huế
phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn hiện
nay; đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao chất lượng
và tính chuyên nghiệp, hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững, xây dựng Huế
trở thành một trong những trung tâm du lịch dịch vụ lớn của cả nước.
KẾT LUẬN
Qua chuyến đi nghiên cứu thực tế giúp cho học viên nắm bắt được tình
hình chính trị, kinh tế - xã hội, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, đồng
13


thời nắm bắt được những chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và Pháp
luật của Nhà nước ở địa phương.
Thông qua việc tiếp xúc với các di tích lịch sử, học viên có cái nhìn
trực tiếp để đánh giá, tiếp thu kho văn hóa nhân loại. Từ chuyến đi thực tế,
học viên còn được mở rộng tầm mắt, hiểu rõ hơn về những kiến thức mình đã

được học, được tự do học hỏi để có thêm kiến thức phục vụ cho công tác sau
này.
Tuy nhiên, vì nghe báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội còn
hạn chế, khả năng nhận thức có giới hạn nên việc đánh giá và nắm bắt về thực
trạng phát triển du lịch của thành phố Huế nói riêng và cả nước nói chung còn
chủ quan. Từ đó đưa ra các giải pháp có thể chưa hợp lí. Kính mong quý thầy
cô và các đồng chí đóng góp để báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân thành cảm ơn quý thầy cô và các đồng chí!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2018
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

NGƯỜI VIẾT

Lê Văn Quyết

14



×