Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài thu hoạch thực tế trung cấp LLCT tiềm năng, lợi thế của huế để phát triển kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.85 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ
LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH – K12
***

BÀI THU HOẠCH
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

Tiềm năng, lợi thế của Huế để phát
triển kinh tế - xã hội

Người thực hiện: Lê Văn Hội

Hà Nội, Tháng 10 Năm 2019


Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu, tầm nhìn đến năm 2025, Thừa Thiên -Huế trở thành thành
phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô
và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan,
thân thiện môi trường và thông minh. Đến năm 2030, Huế là một trong những
trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế
chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công
nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Tầm nhìn
đến năm 2045 là thành phố festival, trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y
tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.
Để hướng tới mục tiêu đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các cấp, các
ngành bám sát Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và định hướng chỉ đạo của
Trung ương để nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, tập trung xây dựng đồng bộ
kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, đầu tư phát triển các lĩnh vực văn hóa du lịch, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ xứng tầm là
trung tâm của khu vực miền Trung và cả nước. Sự phát triển về kinh tế - xã


hội đã góp phần thay đổi diện mạo các đô thị của tỉnh. Hệ thống di tích Cố đô
Huế, di tích lịch sử cách mạng được tu bổ, tôn tạo, góp phần bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa Huế - văn hóa Việt Nam, hỗ trợ phát triển du lịch và xây dựng
tỉnh thành trung tâm văn hóa - du lịch. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã nghiêm túc
quán triệt, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với
đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững.
Theo đó, tập trung vào ba nhiệm vụ trọng tâm: tái cơ cấu kinh tế, phát triển
nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng.
Sở dĩ Huế đặt ra mục tiêu như vậy là vì Huế có nhiều lợi thế về lịch sử,
vị trí địa lý, khí hậu, văn hóa, con người…. Phải đánh giá đúng vai trò của
từng lợi thế, tổ hợp các lợi thế đó trong một kế hoạch tổng thể sẽ tạo cho Huế
tiềm năng phát triển trong giai đoạn hiện nay. Đó là lý do tôi chọn đề tài Tiềm
năng, lợi thế của Huế để phát triển kinh tế - xã hội.
II. Nội dung, mục đích và phương pháp nghiên cứu
1. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình phát triển Kinh tế - Văn hóa – Xã hội Huế
2


- Những điều kiện tự nhiên, con người và văn hóa Huế
- Nghiên cứu thực hiện tại khu Kinh thành Huế
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu các di tích, văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh nhằm mở
rộng tầm nhìn, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.
- Giúp học viên rèn luyện khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn để
đánh giá, phân tích một số vấn đề tại nơi đến trong chuyến thực tế.
- Giúp học viên tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở thành
phố Huế.
3. Phương pháp nghiên cứu: gồm hai phương pháp chủ yếu là phương
pháp thu thập thông tin và phương pháp tổng kết kinh nghiệm

- Phương pháp thu thập thông tin: dữ liệu được thu thập chủ yếu là
nguồn dữ liệu có sẵn từ các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, du
lịch, môi trường tại Huế; bên cạnh đó là dữ liệu từ các nghiên cứu, tạp chí,
bản tin chuyên ngành và nguồn thông tin internet.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Từ các nguồn thông tin, tài liệu
thu thập được qua chuyến đi nghiên cứu thực tế tiến hành tổng kết kinh
nghiệm sau chuyến đi thực tế tại Huế.

Phần nội dung
I. Những lợi thế, tiềm năng của Huế
1. Lịch sử Huế
Từ năm 192 sau Công Nguyên vùng đất này thuộc địa bàn nước Lâm Ấp
và sau đó là vương quốc Champa kéo dài gần 12 thế kỷ. Sau chiến thắng Bạch
Đằng của Ngô Quyền, biên giới Đại Việt mở rộng dần về phía Nam. Năm
1306, vua Trần Anh Tông gả Huyền Trân Công chúa cho Chế Mân để đổi lấy
hai châu Ô - Rí. Năm sau vua Trần cho đổi thành châu Thuận, châu Hóa và
đặt chức quan cai trị. Thành Hóa châu (nằm cách Huế 9 km về phía hạ lưu
3


sông Hương) là trị sở và trung tâm chính trị kinh tế hành chính và quân sự của
châu Hóa. Sau hơn hai thế kỷ mở mang khai khẩn, đến giữa thế kỷ thứ XVI,
lộ Thuận Hóa đã thành nơi "đô hội lớn của một phương". Năm 1636 chúa
Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là bước khởi đầu cho quá trình đô
thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Huế sau này. Hơn
nửa thế kỷ sau, năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng
Thụy Lôi, đổi là PHÚ XUÂN, ở vị trí tây nam trong kinh thành Huế hiện nay,
tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt
của xứ Đàng Trong. Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712-1738) phủ chúa dời ra
BÁC VỌNG, song khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ chính vào Phú

Xuân nhưng dựng ở "bên tả phủ cũ", tức góc đông nam Kinh thành Huế hiện
nay. Sự nguy nga bề thế của Đô thành Phú Xuân dưới thời chúa Nguyễn Phúc
Khoát đã được Lê Quý Đôn mô tả trong sách Phủ biên tạp lục năm 1776. Đó
là một đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ Sông Hương, từ
Kim Long - Dương Xuân đến Bao Vinh - Thanh Hà. Tiếp đó, Phú Xuân là
kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều Tây Sơn (1788-1801) và là
kinh đô của nước Việt Nam gần 1,5 thế kỷ dưới triều đại phong kiến nhà
Nguyễn (1802-1945).
Cố đô Huế từng là thủ đô của Việt Nam từ năm 1802, sau khi vua Gia
Long tức Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho vương triều
Nguyễn kéo dài suốt 143 năm, một lần nữa lại chọn Huế là nơi đóng đô.
2. Vị trí địa lý
- Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam
có tọa độ ở 16-16,8 độ vĩ Bắc và 107,8-108,2 độ kinh Đông. Diện tích của
tỉnh là 5.053,99 km².
- Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, phía Đông giáp biển
Đông, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp

4


dãy Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thừa Thiên Huế cách
Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km.
3. Khí hậu
- Thừa Thiên Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với Bắc Bộ và Nam Bộ,
vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực
trong toàn tỉnh. Vùng duyên hải và đồng bằng có hai mùa rõ rệt:
- Mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng và oi bức, có lúc lên tới
39,9 °C.
- Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa và hay xảy ra bão lụt, nhiệt độ

trung bình 19,7 °C, cũng có khi hạ xuống còn 8,8 °C, trời lạnh. Vào mùa này
có những đợt mưa suốt ngày, kéo dài cả tuần lễ.Vùng núi mưa nhiều, khí hậu
mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 9 °C đến 29 °C.
4. Văn hóa Huế
- Thuận Hóa-Phú Xuân-Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát
triển khoảng gần 7 thế kỷ (1306).
- Văn hóa Huế vừa mang tính đặc thù-bản địa vừa có đặc điểm truyền
thống văn hóa dân tộc Việt Nam; có tạo nên nền văn hóa Việt-Chăm; có ảnh
hưởng của các luồng văn hóa các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ,
phương Tây.
5. Con người Huế
- Nhắc đến Huế người ta đã thấy một vẻ đẹp gì đó nhẹ nhàng quyến rũ
thư thái đi vào lòng người, không chỉ vì vẻ đẹp của những thắng cảnh thiên
nhiên, sự cổ kính của những đền đài, lăng tẩm.
- Người ta còn bị “cuốn hút” bởi tính cách con người xứ Huế “nhẹ
nhàng, sâu lắng…”

5


- Với tính cách dịu dàng, dễ thương pha lẫn sự kín đáo e ấp, với giọng
nói đến say lòng người. Tất cả sự lôi cuốn đó đã làm nên một vẻ đẹp khó có
thể lý giải được, hiện đang rất được lòng các khách du lịch đến Huế.
II. Định hướng phát triển kinh tế xã hội Huế
1. Phát triển du lịch.
- Có 6 danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế
(1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu
bản triều Nguyễn (2014), Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế
(2016) và Bài chòi (cùng các tỉnh miền Trung).
- Năm 1990, UNESCO đề nghị Chính phủ Việt Nam lập hồ sơ một số

công trình kiến trúc, thiên nhiên trong đó có khu Di tích Huế Với sự hướng
dẫn giúp đỡ của các chuyên gia UNESCO, trong hai năm 1992 và
1993, Trung tâm bảo tồn Di tích Cố Đô Huế đã thực hiện bộ hồ sơ về Quần
thể

di

tích

Cố

đô

Huế nộp

lên Hội

đồng

Di

sản

Thế

giới thuộc UNESCO (ICCROM). Tháng 3 năm 1993, một chuyên gia của
ICCROM và IUCN đến Việt Nam để thẩm định giá trị của các khu vực Việt
Nam nộp hồ sơ, trong đó có khu di tích Huế[14] và đến tháng 9 năm 1993,
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô gửi hồ sơ bổ sung cho UNESCO. Ngày 11
tháng 12 năm 1993, trong một phiên họp tại Carthagène (Colombia), Hội

đồng đã ghi danh Quần thể di tích Cố đô Huế vào Danh mục Di sản Thế giới.
Những điểm du lịch nổi tiếng thu hút một lượng lớn khách du lịch hằng
năm như
a. Kinh thành Huế
Kỳ Đài và một đoạn thành Huế
Kinh thành Huế được vua Gia Long và đại thần Nguyễn Văn Yến tiến
hành khảo sát thực địa vào hai năm 1803 và 1804. Đến mùa hè
năm 1805, công trình xây dựng kinh thành bắt đầu được khởi công xây
dựng với địa bàn nằm trên khu vực hai chi lưu của sông Hương là Kim Long
6


và Bạch Yến; với mặt bằng nằm trên khu vực 8 làng cổ là: Phú Xuân, Vạn
Xuân, Diễn Phát, An Vân, An Hòa, An Mỹ, An Bảo và Thế Lại. Quá trình xây
dựng kéo dài không liên tục cho đến tận năm 1823 mới cơ bản hoàn thành
dưới triều vua Minh Mạng với sức lao động của hàng vạn lính và dân từ khắp
các tỉnh, thành trong cả nước mà chủ yếu đến từ miền Trung Việt Nam. Kinh
thành Huế được xây dựng trên một mặt bằng gần như như hình vuông với mặt
trước hơi khum hình cánh cung, tuân thủ chặt chẽ theo nguyên tắc kiến trúc
của dân tộc Việt Nam xuất phát từ Dịch Lý và thuật Phong Thủy dựa vào các
thực thể thiên nhiên để tạo các yếu tố hài hòa về Phong Thủy như núi Ngự là
Tiền Án, sông Hương là Minh Đường, cồn Hến và cồn Dã Viên lần lượt là tả
Thanh Long và hữu Bạch Hổ và quay mặt về hướng nam theo một quy định
của sách Chu Dịch: "Vua quay mặt về phía nam để cai trị, hướng về lẽ sáng
để làm việc nước". Vòng tường thành với chu vi 10571 m được xây bó bằng
gạch được xây dựng kiến trúc Vauban hay "thành lũy hình ngôi sao" với 24
pháo đài và 10 cửa chính cùng 1 cửa phụ cùng; với một hệ thống hào nước
phức tạp. Sau đó, hệ thống công trình kinh thành được liên tục bổ sung tu bổ
xây dựng thêm công trình mới 1836, 1839, 1842, 1844, 1846, 1848... Chức
năng chính của Kinh thành dùng để phòng vệ, phục vụ sinh hoạt của triều đình

và nhà vua. Dù chịu sự tàn phá dữ dội của bom đạn, mà đặc biệt là năm Mậu
thân (1968), nhưng cụm công trình này vẫn tồn tại với đầy đủ diện mạo của nó.
Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía nam
giáp đường Trần Hưng Đạo và, Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía
bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu. Bên
trong kinh thành, được giới hạn theo bản đồ thuộc các đường như sau: phía
nam là đường Ông Ích Khiêm; phía tây là đường Tôn Thất Thiệp; phía bắc là
đường Lương Ngọc Quyến và phía đông là đường Xuân 68.

7


b. Khu vực Đại Nội
Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là hai không gian có liên hệ chặt chẽ
với nhau với Tử Cấm Thành nằm trong lòng Hoàng Thành, nên thường được
gọi chung là Hoàng Thành hay Đại Nội. Việc xây dựng hệ thống Hoàng
cung này đã được bắt đầu từ năm 1803, nhưng vì đòi hỏi về nơi sinh hoạt ăn ở
của Hoàng Gia, công trình đã được ưu tiên xây dựng từ năm 1804, trước khi
Kinh thành được xây một năm. Việc xây dựng tường thành được đích thân
vua Gia Long trực tiếp giao cho hai Đại thần Nguyễn Văn Trương và Lê Văn
Chất đứng ra đốc thúc xây dựng. Còn các công trình đền miếu, cung điện
quan trọng đều do các quan lớn như Nguyễn Đức Xuyên, Lê Văn Duyệt, Phan
Văn Đức, Lê Công Nga chịu trách nhiệm trông coi. Dưới thời vua Gia Long,
hầu hết các công trình cơ bản đã hoàn tất như về thờ cúng: Thế Miếu, Triệu
Tổ Miếu, Hoàng Khảo Miếu, điện Hoàng Nhân, các công trình phục vụ việc
triều chính, sinh hoạt, giáo dục của quan lại, hoàng gia: điện Cần Chánh, cung
Trường Thọ, cung Khôn Thái, điện Thái Hòa, viện Thái Y, điện Quang
Minh, Điện Trinh Minh, Điện Trung Hòa... Tới thời vua Minh Mạng, ông đã
liên tục nâng cấp xây dựng hoàn chỉnh thêm nhiều công trình như cung
Trường Ninh,Hiển Lâm Các, Thế Miếu, dời điện Thái Hòa ra phía trước, xây

dựng Đại Cung môn, Ngọ Môn, đúc Cửu Đỉnh và nhiều công trình khác
như lầu Minh Viễn, sở Thượng Thiện, Đông Các, nhà hát Duyệt Thị... hoàn
chỉnh diện mạo kiến trúc của Hoàng thành và Tử Cấm thành. Đời vua sau đó
như Thiệu Trị cũng xây dựng được thêm một số công trình như vườn Cơ
Hạ, nhà hát Tịnh Quan, hoàn chỉnh nâng cấp Lục Viện và cung Trường
Sanh. Tám đời vua kế nghiệp tiếp theo từ Tự Đức đến Duy Tân, do tình hình
đất nước khó khăn, kinh tế tài chính suy tàn sa sút, họ chỉ cố gắng giữ những
gì mà 3 vị vua đầu triều để lại. Tới thời vua Khải Định và Bảo Đại, họ thực
hiện một loạt cải tạo (các cửa Hoàng Thành) hoặc làm mới các công trình
kiến trúc (lầu Kiến Trung, Ngự tiền Văn phòng, lầu Tứ Phương Vô Sự, lầu
Tịnh Minh...) theo phong cách chịu ảnh hưởng theo phong cách phương Tây.

8


Tất cả chia ra làm 3 khu vực: đại lễ, thờ cúng, sinh hoạt, kho tàng, học tập,
làm việc của quan lại và hoàng gia.
Mặt bằng của cụm công trình này có hình chữ nhật với mặt trước mặt
sau dài 622m và mặt trái mặt phải dài 604m. Xung quanh tường thành của
Hoàng thành là các pháo đài xây nhô ra và hệ thống tường hào bao bọc với 4
cửa để ra vào là Ngọ Môn, Hòa Bình, Hiển Nhân, Chương Đức. Phần tường
thành của Tử Cấm thành có hình chữ nhật mặt trước sau 324m và trái phải
290m không có hào bao bọc, chỉ có duy nhất một cửa ngay tường giữa là Đại
Cung môn và ba cửa mặt sau là Tường Loan, Nghi Phụng, và Văn phòng môn
mới xây sau đó. Mặt trái có ba cửa Đông An, Cấm Uyển và Duyệt Thị có lẽ
được trổ thời vua Bảo Đại, mặt phải có hai cửa là Tây An và Gia Tường. Tất
cả bố cục đều tuân theo dịch lý, bố trí theo kiểu chặt chẽ và đối xứng từng cặp
qua đường trục Ngọ Môn.
c. Các di tích ngoài kinh thành
Hầu hết các vua triều Nguyễn đều xây dựng lăng mộ cho mình ngay khi

còn sống vì quan điểm sống gởi thác của nhà Nho và triết lý sắc không vô
thưởng của nhà Phật. Các khu lăng mộ xây sẵn có hai chức năng: là nơi khi
còn sống các vua thỉnh thoảng lui tới để vui chơi và là nơi chôn cất khi họ
mất. Tất cả các lăng đều được xây dựng, quy hoạch theo đúng triết lý phong
thủy phương Đông: bất cứ lăng nào cũng tuân thủ các nguyên tắc sơn triều
thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ... đã làm cho các lăng này có được
những kiến trúc rất đẹp và thơ mộng. Tuy triều Nguyễn có 13 vua, nhưng vì
nhiều lý do kinh tế, chính trị nên chỉ 7 vị vua được xây dựng lăng đó là: Lăng
Gia Long, Lăng Minh Mạng, Lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức, Lăng Đồng
Khánh, Lăng Dục Đức, Lăng Khải Định. Mỗi lăng được xây dựng với một
kiểu kiến trúc khác nhau, tùy vào hoàn cảnh đất nước thời kỳ các vị vua lúc
còn tại vị. Trong đó, hoành tráng nhất có lẽ là lăng Gia Long được xây dựng
trên một quần sơn gồm 42 quả đồi lớn nhỏ, trên tổng diện tích khoảng
28 km2 với kiến trúc truyền thống Việt Nam. Độc đáo nhất là lăng vua Khải
9


Định là sự kết hợp kiến trúc Đông Tây Kim Cổ với các bức tranh ghép sành
sứ độc đáo và không tuân theo bất cứ trường phái kiến trúc nào. Do những
điều kiện lịch sử, lăng Dục Đức là lăng tẩm duy nhất chôn cất và thờ tự 3
vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân…
2. Đánh giá bức tranh tổng thể về tăng trưởng kinh tế Huế
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2018 ước đạt 32.417 tỷ đồng
tăng 7,15% so năm trước. Về cơ cấu kinh tế năm 2018, khu vực dịch vụ
chiếm 50,4%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 31,66%; nông, lâm
nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,97%.
- Đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư thực hiện theo giá hiện hành trên
địa bàn năm 2018 ước đạt 20.050 tỷ đồng, bằng 100,25% KH năm, tăng 7,5%
so với năm trước. Vốn thuộc ngân sách Nhà nước năm 2018 đạt 3.580 tỷ
đồng, bằng 103,4% KH năm, tăng 10,9% so với năm trước.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Giá trị sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản ước đạt 7.173 tỷ đồng, tăng 3,5% so với năm trước.
- Sản xuất công nghiệp: Năm 2018 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng
9,5% so năm trước; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành
chủ lực đạt mức tăng trưởng khá cao 94,16%, tăng 11,63%; cấp nước và xử
lý nước thải, rác thải chiếm 1,42% tăng 23,1%; riêng ngành công nghiệp khai
khoáng chiếm 1,2% giảm 5,2% so cùng kỳ; sản xuất, phân phối điện chiếm
3,2% giảm 11,53%.
• Một số ngành công nghiệp chủ lực: bia, dệt, may mặc, xi măng…
• Một số KCN Phú Bài, Chân Mây, Phong Điền, Tứ Hạ...


Phần kết luận
1. Kết luận

10


Thừa Thiên-Huế vẫn chưa khai thác hết tiềm năng để phát triển du lịch.
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết từ đầu năm 2019 đến nay, Huế
đón khoảng hơn 2,6 triệu lượt khách đến tham quan di tích. Tổng doanh thu
bán vé tham quan ước đạt gần 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia,
đây là những con số còn khiêm tốn so với vị thế của Huế - một trung tâm du
lịch lớn của cả nước.
Huế là cố đô duy nhất ở Việt Nam còn bảo lưu được khá nguyên vẹn
tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình với hệ thống thành quách, cung điện,
đền đài, miếu đường, lăng tẩm cùng với những Di sản Văn hóa phi vật thể vô
cùng phong phú.
Đến nay, hàng trăm công trình di tích lớn nhỏ của kinh thành Huế xưa
đã được trùng tu, tiêu biểu như Ngọ Môn, điện Thái Hòa, cung Diên Thọ,

cung Trường Sanh, Duyệt Thị Đường, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu,
hệ thống Trường lang, lầu Tứ Phương Vô Sự và nhiều công trình tại các lăng
tẩm của các vua như Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định…
Những kết quả trong công tác bảo tồn, trùng tu di tích đã góp phần hồi sinh
diện mạo ban đầu của Cố đô xưa, tạo nền tảng cho ngành du lịch tỉnh Thừa
Thiên-Huế phát triển.
Bên cạnh đó, các di sản văn hóa phi vật thể của Cố đô Huế cũng rất
phong phú và đa dạng. Thời gian qua, việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa trên chủ yếu được xác định trong phạm vi văn hóa cung
đình thời Nguyễn, gồm Thơ văn trên kiến trúc cung đình, các hoa văn họa tiết
trang trí mỹ thuật gắn liền với di tích kiến trúc, múa hát cung đình, lễ hội cung
đình, tuồng Ngự, ca Huế...
Ngoài ra, giá trị tổng thu từ khách du lịch/lượt khách của Thừa ThiênHuế thấp hơn so với những trung tâm du lịch khác của cả nước, qua đó cho
thấy, hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch Thừa Thiên-Huế còn hạn chế.
Để khai thác kinh tế di sản một cách hiệu quả, theo, Thừa Thiên-Huế
nên nghiên cứu mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực di sản văn hóa. Quản
lý di sản vẫn thuộc về Nhà nước nhưng việc quản trị và thu phí các điểm tham
quan giao cho doanh nghiệp. Mô hình này mang lại lợi ích cho các bên và
đang được áp dụng thành công ở nhiều di sản thế giới như tháp Eiffel của
Pháp hay quần thể Angkor Wat của Campuchia.
Mặc du có nhiều lợi thế nhưng số liệu khảo sát của Viện Nghiên cứu
phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch) cho thấy lượng khách quốc tế đến với
Thừa Thiên-Huế hằng năm hiện chỉ bằng 1/3 của Hà Nội, 1/4 của Thành phố
Hồ Chí Minh và tương đương với gần 70% của Đà Nẵng, Khánh Hòa.
11


Thừa Thiên-Huế đang định hướng xây dựng trở thành thành phố di sản
đặc thù trực thuộc Trung ương. Do vậy, địa phương cần có những cách tiếp
cận mới để phát huy hiệu quả hơn nữa các giá trị di sản trên mảnh đất Cố đô

gắn với phát triển du lịch bền vững và tăng trưởng kinh tế.
Trong năm 2019, ngành du lịch Thừa Thiên-Huế tiếp tục triển khai một số
hoạt động, thúc đẩy đề án "Huế - Kinh đô ẩm thực" đồng thời thực hiện các
nhiệm vụ của dự án sinh thái du lịch thông minh nhằm đáp ứng nhu cầu phục
vụ khách du lịch và phát triển du lịch địa phương.
2. Đề xuất, kiến nghị của học viên lớp trung cấp lý luận chính trị
Trước hết cần nâng cao nhận thức về chuyến đi nghiên cứu thực tế của
tất cả các học viên, phải coi đây là một trong những hoạt động thực tiễn.
Nghiên cứu thực tế cũng chính là hình thức học tập, học từ thực tiễn, học
trong thực tiễn cuộc sống. Nhờ đó chúng ta có thể nắm được tình hình kinh tế
ở địa phương, trau dồi thêm kiến thức về lịch sử, văn hóa, từ đó vận dụng
thực tiễn để phục vụ tốt cho công tác chúng ta sau này.
Chúng ta phải đa dạng hóa hoạt động nghiên cứu thực tế. Ngoài việc đi
đến các danh lam thắng cảnh lịch sử, các địa phương trực tiếp có thể cho các
học viên tham gia trực tiếp các Hội nghị, Hội thảo (trong phạm vi được phép
có thể) của các ban ngành trong thành phố, quận, huyện…
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

NGƯỜI VIẾT

LÊ VĂN HỘI

12



×