Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

1536634049142 bai 3 de 1 kiem tra kien thuc ve nhan doi adn va phien ma inpdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.76 KB, 6 trang )

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: Kiểm tra kiến thức về nhân đôi ADN

Câu 1 [15249]: Trong quá trình nhân đôi của ADN, một mạch được tổng hợp liên tục, mạch kia tổng hợp
gián đoạn. Hiện tượng này xảy ra do
A. mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ - 5’.
B. mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’ - 3’.
C. mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN.
D. mạch mới luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN.
Câu 2 [15380]: Mục đích của tái bản ADN là
A. chuẩn bị cho tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào.
B. chuẩn bị cho tế bào tổng hợp một lượng lớn prôtêin.
C. chuẩn bị tái tạo lại nhân con của tế bào.
D. chuẩn bị tái tạo lại toàn bộ các bào quan của tế bào.
Câu 3 [15382]: Trong quá trình tự nhân đôi ADN, enzim ligaza tác dụng nối các đoạn okazaki
A. ở mạch tổng hợp liên tục.
B. ở mạch được tổng hợp cùng chiều tháo xoắn.
C. ở mạch mạch mới được tổng hợp theo chiều từ 3’ đến 5’.
D. ở mạch được tổng hợp ngược chiều tháo xoắn.
Câu 4 [15387]: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN – pôlimeraza có vai trò
A. tháo xoắn phân tử ADN mẹ.
B. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa 2 mạch của ADN mẹ.
C. lắp ráp các nuclêôtit vào mạch mới của ADN con.
D. đóng xoắn phân tử ADN con
Câu 5 [15390]: Có bao nhiêu lí do sau đây được dung để giải thích cho hiện tượng từ một phân tử ADN mẹ có thể tạo ra
2 ADN con giống hệt ADN mẹ?
I. ADN có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ xung.
II. ADN được cấu tạo từ hai mạch theo nguyên tắc bổ sung.


III. ADN có khối lượng và kích thước lớn, bền vững tương đối.
IV. ADN có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo tồn.
Số nội dung giải thích đúng là:
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 6 [15392]: Yếu tố nào sau đây cần cho quá trình tái bản ADN?
A. mARN.
B. tARN.
C. Ribôxôm.
D. Nuclêôtit.
Câu 7 [15393]: Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn

A. enzyme xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn nucleotit vào đầu 3'OH của chuỗi polynucleotit con và
mạch polynucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3' - 5'.
B. enzyme xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5' của polynucleotit ADN mẹ và mạch
polynucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5 - 3'.
C. enzyme xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3' của polynucleotit ADN mẹ và mạch
polynucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5' - 3'.
D. hai mạch của phân tử ADN mẹ ngược chiều nhau và enzyme ADN polymerase chỉ có khả năng gắn nucleotit vào
đầu 3'OH của mạch mới tổng hợp hoặc đầu 3'OH của đoạn mồi theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 8 [15398]: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là:
A. Trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp
B. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN theo 2 hướng và ngược chiều nhau
C. 2 ADN mới được hình thành, 1 ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc thay đổi
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 1



Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

D. 2 ADN mới được hình thành hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu
Câu 9 [15399]: Đoạn Ôkazaki tạo ra trong quá trình nhân đôi ADN là
A. các đoạn êxôn của gen không phân mảnh
B. các đoạn intrôn của gen phân mảnh
C. đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 5’=> 3
D. đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 3’ => 5’
Câu 10 [15400]: Một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau:
….A T G X A T G G X X G X ….
Trong quá trình nhân đôi ADN mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự
A. ….T A X G T A X X G G X G….
B. ….A T G X A T G G X X G X…
C. ….U A X G U A X X G G X G….
D. ….A T G X G T A X X G G X T….
Câu 11 [15401]: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN ở sinh vật nhân thực diễn ra ở :
A. nhân và ti thể.
B. nhân tế bào.
C. nhân và các bào quan ở tế bào chất.
D. nhân và một số bào quan.
Câu 12 [15402]: Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch đơn mới được tổng hợp liên tục trên mạch khuôn có chiều:
A. 3’ → 5’.
B. 5’ → 3’.
C. cả 2 mạch của ADN.
D. không có chiều nhất định.
Câu 13 [15403]: Nguyên tắc bán bảo tồn là:
A. Sau tự nhân đôi, số phân tử ADN con bằng một nửa số phân tử ADN mẹ
B. Sau tự nhân đôi, phân tử ADN con có 1 mạch là của ADN mẹ
C. Sau tự nhân đôi, có sự sắp xếp lại các nuclêotit của ADN mẹ kết quả là số nuclêotit của ADN chỉ còn lại một nửa

D. Sau quá trình nhân đôi chỉ một nửa số phân tử ADN được bảo toàn
Câu 14 [15405]: Vì sao trong quá trình nhân đôi ADN, trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục,
mạch còn lại tổng hợp gián đoạn?
(1) Vì ADN mẹ gồm hai mạch luôn song song và định hướng ngược chiều nhau
(2) Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’
(3) Vì ADN nhân đôi ADN theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
A. (1), (2).
B. (1), (3).
C. (2), (3).
D. (2).
Câu 15 [15406]: Điểm quyết định trong cơ chế nhân đôi đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nuclêôtít giống phân
tử ADN mẹ là:
A. Hoạt động theo chiều từ 3’ đến 5’ của enzim ADN-pôli meraza.
B. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình lắp ghép các nuclêôtít tự do.
C. Sự phá vỡ và tái xuất hiện lần lượt các liên kết hiđrô trong cấu trúc.
D. Cơ chế nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.
Câu 16 [15407]: Sự linh hoạt trong các hoạt động chức năng của ADN được đảm bảo bởi
A. Tính yếu của các liên kết hiđrô.
B. Tính bền vững của các liên kết phôphođieste.
C. Cấu trúc không gian xoắn kép của ADN.
D. Sự đóng và tháo xoắn của sợi NST.
Câu 17 [15408]: Hoạt động nào sau đây là yếu tố đảm bảo cho các phân tử ADN mới được tạo ra qua nhân đôi, có cấu
trúc giống hệt với phân tử ADN ”mẹ”?
A. Sự tổng hợp liên tục xảy ra trên mạch khuôn của ADN có chiều 3’→ 5’.
B. Sự liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit của mạch khuôn theo đúng nguyên tắc bổ
sung.
C. Hai mạch mới của phân tử ADN được tổng hợp đồng thời và theo chiều ngược với nhau.
D. Sự nối kết các đoạn mạch ngắn được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5’→ 3’ do một loại enzim nối thực hiện.
Câu 18 [15418]: Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ ở chỗ
A. cần năng lượng và các nuclêôtit tự do của môi trường.

B. có nhiều đơn vị tái bản và nhiều loại enzim tham gia.
C. diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D. hai mạch đều được tổng hợp liên tục.
Câu 19 [15410]: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?
I. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
II. Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 2


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

III.
chiều 3’ => 5’.
IV. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN
ban đầu.
V. Enzim ADN pôlimeraza tự tổng hợp 2 mạch mới bổ sung với 2 mạch khuôn
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 20 [15404]: Khi nói về quá trình tự nhân đôi của ADN có các nội dung:
I. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào của tế bào nhân thực.
II. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
III. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
IV. Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5'→ 3'.
V. Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ
Y
VI. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.

Số nội dung nói đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 21 [15411]: Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, đặc điểm nào sau đây có ở cả enzim ARN –
pôlimeraza và enzim ADN – pôlimeraza?
I. Có khả năng tháo xoắn phân tử ADN.
II. Có khả năng tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ – 3’ mà không cần đoạn mồi.
III. Có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ.
IV. Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN.
V. Có khả năng lắp ráp các nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit
của mạch ADN khuôn.
Số phương án có nội dung đúng là:
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 22 [15421]: Điểm khác nhau trong quá trình sao chép của ADN ở sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ là
I. sự sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân tử ADN.
II. ở sinh vật nhân chuẩn, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một
điểm.
III. các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ dài hơn các đoạn Okazaki ở sinh
vật nhân chuẩn.
IV. mạch ADN mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5’- 3’ còn ở sinh vật nhân sơ là 3’ – 5’.
Số phương án đúng là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.

Câu 23 (ID: 74282): Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực, có các phát biểu sau:
I. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia vào quá trình tháo xoắn phân tử ADN.
II. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong 2 mạch đơn mới được tổng hợp từ 1 phân
tử ADN mẹ.
III. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
IV. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi.
V. Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.
VI. Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5' → 3' mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 24 (ID: 74284): Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, đặc điểm nào sau đây có ở cả enzim ARN – pôlimeraza
và enzim ADN – pôlimeraza?
I. Có khả năng tháo xoắn phân tử ADN.
II. Có khả năng tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ – 3’ mà không cần đoạn mồi.
III. Có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ.
IV. Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN.
V. Có khả năng lắp ráp các nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit của mạch ADN khuôn.
Số phương án đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 3



Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

PHIÊN MÃ
Câu 1 [15818]: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là:
A. G liên kết với X, X liên kết với G, A liên kết với T, G liên kết với X
B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G
C. A liên kết với U, G liên kết với T
D. A liên kết với X, G liên kết với T
Câu 2 [15819]: Nơi enzim ARN – pôlimerase bám vào chuẩn bị cho phiên mã gọi là
A. Vùng mã hoá
B. vùng điều hoà
C. một vị trí bất kì trên ADN
D. vùng kết thúc
Câu 3 [15820]: Quá trình nhân đôi ADN và phiên mã giống nhau ở chỗ
A. đều diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.
B. đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
C. đều có sự tham gia của enzim ADN pôlimeraza.
D. mạch mới đều được tổng hợp theo chiều 3’ – 5’.
Câu 4 [15821]: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của enzim ARN-pôlimeraza tổng hợp ARN?
A. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
B. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
C. Enzim ARN-pôlimeraza có thể tổng hợp mạch mới theo cả 2 chiều từ 5’→3’ và từ 3’ → 5’.
D. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ có tác dụng làm cho 2 mạch đơn của gen tách ra
Câu 5 [15822]: Trong quá trình tổng hợp ARN không xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. G mạch gốc liên kết với X của môi trường nội bào.
B. X trên mạch gốc liên kết với G của môi trường.
C. A trên mạch gốc liên kết với T của môi trường.
D. T trên mạch gốc liên kết với A của môi trường.
Câu 6 [15823]: Một phân tử ARN chỉ chứa 3 loại ribonucleotit là adenin, uraxin và guanin. Nhóm các bộ ba
nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử mARN nói trên?

A. ATX, TAG, GXA, GAA.
B. TAG, GAA, ATA, ATG.
C. AAG, GTT, TXX, XAA.
D. AAA, XXA, TAA, TXX.
Câu 7 [15824]: Sau khi tổng hợp xong ARN thì mạch gốc của gen có hiện tượng nào sau đây?
A. Bị enzim xúc tác phân giải.
B. Xoắn lại với mạch bổ sung với nó trên ADN.
C. Liên kết với phân tử ARN.
D. Rời nhân để di chuyển ra tế bào chất.
Câu 8 [15842]: Một đoạn mạch gốc của 1 gen ở một loài sinh vật nhân thực có trình tự các nucleotit là
5’GTAXTTAAAGGXTTX3’. Nếu đoạn mạch gốc này tham gia phiên mã thì đoạn phân tử mARN được tổng hợp từ
đoạn mạch gốc của gen trên có trình tự nucleotit tương ứng là:
A. 5’ GUAXUUAAAGGXUUX3’
B. 3’XAUGAATTTXXGAAG5’
C. 5’GAAGXXUUUAAGUAX3’

D. 3’GUAXUUAAAGGXUUX5’
Câu 9 [15845]: Trình tự nucleotit trên một đoạn của phân tử mARN là : 3’ AGUGUXXUAUA 5’
Trình tự nucleotit đoạn tương ứng trên mạch gốc của gen là :
A. 5’ AGUGUXXUAUA 3’
B. 3’ UXAXAGGAUAU 5’
C. 5’ TGAXAGGAUTA 3’
D. 5’ TXAXAGGATAT 3’
Câu 10 [15847]: Phiên mã là sự truyền thông tin di truyền từ phân tử
A. ADN mạch kép sang phân tử ADN mạch kép.
B. ARN mạch đơn sang phân tử ADN mạch kép.
C. ARN mạch đơn sang phân tử ARN mạch đơn.
D. ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn.
Câu 11 [15848]: Loại enzim nào sau đây tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã?
A. ARN pôlimeraza

B. ADN pôlimeraza.
C. Enzim nối ligaza
D. Enzim nối helicase.
Câu 12 [15862]: Trong quá trình phiên mã, mạch ARN được tổng hợp theo chiều từ
A. 3’ đến 5’.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 4


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

B. tuỳ vào điểm xuất phát của enzim ARN pôlimeraza.
C. tuỳ vào mạch được chọn làm khuôn mẫu.
D. 5’ đến 3’.
Câu 13 [15864]: Phân tử ARN thông tin được tổng hợp trên phân tử ADN theo nguyên tắc
A. bổ sung trên hai mạch của phân tử ADN.
B. bán bảo toàn và nửa gián đoạn.
C. bổ sung chỉ trên một mạch của phân tử ADN.
D. bổ sung, bán bảo toàn và nửa gián đoạn.
Câu 14 [15870]: Trong quá trình phiên mã enzim ARN polimeraza trượt dọc theo
A. mạch mang mã gốc trên gen có chiều 3’-5’ để tổng hợp nên phân tử ARN theo nguyên tắc bổ sung.
B. mạch mang mã gốc trên gen có chiều 5’- 3’ để tổng hợp nên phân tử ARN theo nguyên tắc bổ sung.
C. hai mạch của gen theo hướng cùng chiều nhau để tổng hợp nên hai phân tử ARN theo nguyên tắc bổ
sung.
D. hai mạch của gen theo hướng ngược chiều nhau để tổng hợp nên hai phân tử ARN theo nguyên tắc bổ
sung.
Câu 15 [15872]: Quá trình phiên mã
A. có ở tất cả virut có ADN sợi kép, vi khuẩn và các sinh vật nhân thực.
B. chỉ có ở các sinh vật nhân thực.

C. chỉ có ở virut có ADN sợi kép và các sinh vật nhân thực.
D. không có ở virút.
Câu 16 [15873]: Chức năng của mARN là
A. như “một người phiên dịch” tham gia dịch mã.
B. kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm.
C. mang thông tin mã hóa một phân tử tARN.
D. làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.
Câu 17 [15874]: Đặc điểm có trong phiên mã mà không có trong nhân đôi của ADN trong nhân tế bào ở sinh
vật nhân thực là
A. có sự tham gia xúc tác của enzim pôlimeraza.
B. quá trình diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
C. trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.
D. mạch mới được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’.
Câu 18 [15875]: Các bộ ba kết thúc nằm trên mARN có thể là
A. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’.
B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.
C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’.
D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.
Câu 19 [15876]: Một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực thực hiện quá trình phiên mã liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số
phân tử mARN sơ khai là
A. 15.
B. 5.
C. 10.
D. 25.
Câu 20 [15877]: Điểm giống nhau giữa cơ chế tự nhân đôi ADN và cơ chế tổng hợp ARN là:
A. 2 mạch ADN tách dọc hoàn toàn từ đầu đến cuối.
B. Nuclêôtit trên mạch khuôn mẫu liên kết nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung.
C. Sau khi được tổng hợp, phần lớn ở lại trong nhân.
D. Enzim tác động giống nhau.
Câu 21 [15878]: Một trong 2 mạch đơn của gen (mạch mã gốc) được phiên mã thành ARN theo nguyên tắc

A. bán bảo tồn.
B. bổ sung.
C. giữ lại một nửa.
D. bảo tồn.
Câu 23 [15880]: Câu khẳng định nào dưới đây về quá trình phiên mã là đúng?
A. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen theo chiều 3’-5’ và tổng hợp mạch mới theo chiều
3’-5’ và dừng lại phiên mã khi gặp tín hiệu kết thúc.
B. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen và gặp bộ ba kết thúc thì nó dừng quá trình phiên
mã.
C. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen theo chiều 5’-3’ và tổng hợp mạch 3’-5’ theo
nguyên tắc bắt đôi bổ sung và dừng quá trình phiên mã khi gặp bộ ba kết thúc .
D. ARN polimeraza bắt đầu phiên mã khi nó gặp trình tự nuclêôtit đặc biệt nằm ở vùng điều hoà của gen.
Câu 24 [15881]: Cả ba loại ARN ở sinh vật có cấu tạo tế bào đều có các đặc điểm chung:
1. Chỉ gồm một chuỗi polinuclêôtit. 2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
3. Có bốn đơn phân.
4. Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung
Số nội dung nói đúng là
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 5


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 25 [15882]: Quá trình phiên mã tổng hợp ARN ở sinh vật nhân thực chủ yếu diễn ra ở
A. tế bào chất.

B. ribôxôm.
C. ti thể.
D. nhân tế bào.
Câu 26 [15890]: Quá trình tổng hợp ARN dừng lại khi ARN pôlimeraza dịch chuyển đến
A. bộ ba UAA hoặc UAG hoặc UGA.
B. hết chiều dài phân tử ADN mang gen.
C. vùng khởi động của gen bên cạnh trên phân tử ADN.
D. cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc.
Câu 27 [15909]: Chức năng nào của ARN thông tin là không đúng?
A. được dùng làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.
B. ở đầu 5’có trình tự nuclêôtit đặc hiệu nằm ở gần côđon mở đầu để ribôxôm nhận biết gắn vào.
C. sau khi tổng hợp xong prôtêin, ARN thông tin thường được các enzim phân huỷ.
D. sau khi tổng hợp xong prôtêin, ARN thông tin thường được giữ lại trong các bào quan của tế bào
Câu 28 [15923]: Quá trình phiên mã có tác dụng
A. truyền thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào kia trong quá phân bào.
B. tạo ra nguyên liệu để cấu tạo nên các bào quan trong và ngoài tế bào.
C. làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú và bền vững.
D. truyền thông tin quy định cấu trúc của prôtêin từ gen cấu trúc sang phân tử mARN.
Câu 29 [15926]: Trong các phát biểu sau đây. Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
(1) Chỉ một trong hai mạch của gen làm mạch khuôn trong quá trình phiên mã.
(2) Mạch khuôn của gen có chiều 3'-5' còn mARN được tổng hợp thì có chiều ngược lại 5'-3'.
(3) Tuỳ theo loại enzim có lúc mạch thứ nhất, có lúc mạch thứ hai của gen được dùng làm mạch khuôn.
(4) Khi biết tỉ lệ % hay số lượng từng loại ribônuclêôtit trong phân tử mARN ta suy ra được tỉ lệ % hay số
lượng mỗi loại nuclêôtit của gen và ngược lại.
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 30 [15927]: Sau khi phiên mã xong thì mạch gốc của gen trên phân tử ADN
A. xoắn lại với mạch bổ sung của nó trên ADN.

B. liên kết với các prôtêin đặc hiệu để tạo nên ribôxôm.
C. bị enzim ARN polimeraza phân huỷ.
D. từ nhân đi ra tế bào chất để tổng hợp prôtêin.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 6



×