Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

1549121434970 de 9 di truyen hoc nguoi phan 2 inpdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.77 KB, 4 trang )

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: DTH QUẦN THỂ, DTH NGƯỜI, ỨNG DỤNG DTH
Nội dung: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI - PHẦN 2
Câu 1 ( ID:54572 ): Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên NST thường. Một cặp
vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng
này là:
A. IAIO và IBIB.
B. IBIO và IAIA.
C. IAIA và IBIB.
D. IAIO và IBIO.
Câu 2 (ID: 11698): Một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa ở người là bệnh phêninkêtô niệu. Người bệnh không
chuyển hóa được axit amin phêninalanin thành tirôzin làm axit amin phêninalanin ứ đọng trong máu, chuyển lên não
gây đầu độc tế bào thần kinh làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí nhớ. Trong các kết luận sau đây, có
bao nhiêu kết luận đúng?
I. Nguyên nhân gây bệnh do đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
II. Bệnh có khả năng chữa trị hoàn toàn nếu phát hiện sớm.
III. Bệnh có khả năng chữa trị nếu phát hiện sớm và có chế độ ăn kiêng hợp lí.
IV. Bệnh do gen đột biến không tạo được enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành
tirôzin.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 3 (ID: 67631): Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định; bệnh
mù màu đỏ - xanh lục do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy
định. Một cặp vợ chồng có da và mắt đều bình thường, bên phía người vợ có bố và anh trai bị bệnh mù màu
đỏ - xanh lục, mẹ bị bạch tạng, bên phía người chồng có em gái bị bạch tạng. Những người còn lại trong hai
gia đình đều không bị hai bệnh này. Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau:
I. Chưa thể xác định được chính xác kiểu gen của cặp vợ chồng


II. Kiểu gen của người chồng trong phép lai trên là AaXMY.
III. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng không bị cả 2 bệnh bạch tạng và mù màu là 5/8.
IV. Giả sử cặp vợ chồng này dự định sinh 3 con. Xác xuất sinh ra 1 người con bị cả 2 bệnh và 2 người con không bị
cả 2 bệnh là 25/512.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4 ( ID:20946 ): Ở người, bệnh điếc b m sinh do alen a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen A quy
định tai nghe bình thường; bệnh mù màu do alen m nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định,
alen M quy định nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường. Bên vợ có anh trai bị mù màu,
em gái bị điếc b m sinh; bên chồng có mẹ bị điếc b m sinh. Những người còn lại trong hai gia đình trên đều có kiểu
hình bình thường. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là gái và không mắc cả hai bệnh trên là
A. 98%.
B. 25%.
C. 43,66%.
D. 41,7%.
Câu 5 ( ID:20847 ): Ở người, khả năng nhận biết mùi vị của chất hóa học phenyltiocarbamide do alen trội A nằm
trên nhiễm sắc thể thường qui định, không có khả năng này là do alen a quy định. Trong một quần thể người được
xem là cân bằng di truyền, có tới 91% dân số có khả năng nhận biết mùi vị của chất hóa học phenyltiocarbamide, số
còn lại thì không.
Trong quần thể nêu trên, một người đàn ông có khả năng nhận biết được mùi vị chất phenyltiocarbamide lấy người
vợ không có quan hệ họ hàng với anh ta và cũng có khả năng nhận biết chất hóa học trên. Tính theo lí thuyết, xác
suất cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng không có khả năng nhận biết chất phenyltiocarbamide là bao nhiêu?
A. 2, 21%.
B. 5,25%
C. 2,66%.
D. 5,77%
Câu 6 ( ID:31217 ): Khi nói về bệnh phêninkêto niệu có các phát biểu sau đây:
I. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh rối loạn chuyển hóa gây ra do đột biến gen.

II. Bệnh phêninkêto niệu do enzim không chuyển hóa được pheninalanin thành tirôzin.
III. Người bệnh phải ăn kiêng hoàn toàn pheninalanin.
IV. Pheninalanin ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ
dẫn đến mất trí.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 1


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 7 ( ID:20886 ): Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về di truyền học người?
I. Nghiên cứu di truyền học người gặp nhiều khó khăn do số lượng con ít, đời sống một thế hệ kéo dài.
II. Sự di truyền các tính trạng ở người cũng tuân theo các quy luật di truyền giống các sinh vật khác.
III. Những hiểu biết về di truyền học có ý nghĩa to lớn trong y học, giúp giải thích, ch n đoán bệnh.
IV. Có thể áp dụng các phương pháp nghiên cứu di truyền ở động vật và thực vật vào nghiên cứu di truyền người.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8 ( ID:20870 ): Mục đích của di truyền tư vấn là:
I. Giúp tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế về khả năng mắc bệnh di truyền ở thế hệ sau.
II. Cho lời khuyên về kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen lặn.
III. Cho lời khuyên về sinh sản để hạn chế việc sinh ra những đứa trẻ tật nguyền.
IV. Xây dựng phả hệ di truyền của những người đến tư vấn di truyền.

Có bao nhiêu phương án đúng?
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 9 ( ID:20871 ): Xét các kết luận sau đây:
I. Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST giới tính quy định.
II. Bệnh máu khó đông và bệnh mù màu biểu hiện chủ yếu ở nam mà ít gặp ở nữ.
III. Bệnh pheninkêto niệu được biểu hiện chủ yếu ở nam mà ít gặp ở nữ.
IV. Hội chứng Tơcnơ do đột biến số lượng NST dạng thể một.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 10 (ID: 71636): Cho các thông tin sau:
I. Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến là một phương pháp bảo vệ vốn gen của loài người.
II. Hai kỹ thuật phổ biến trong sàng lọc trước sinh là chon dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai.
III. Để tiến hành tư vấn di truyền có kết quả chính xác cần xây dựng được phả hệ của người bệnh không cần chu n
đoán bệnh.
IV. Liệu pháp gen là kĩ thuật trong tương lai nhằm mục đích phục hồi chức năng của tế bào, khắc phục sai hỏng
nhưng không thể thêm chức năng mới cho tế bào.
Có bao nhiêu thông tin đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 11(ID: 71904): Có bao nhiêu đặc điểm trong số những đặc điểm sau là đặc điểm của trẻ đồng sinh khác trứng?
I. Kiểu gen giống nhau.
II. Cơ thể phát triển thành hai con trai hoặc hai con gái hoặc một con trai, một con gái có kiểu gen khác nhau.

III. Kiểu gen khác nhau, nhưng vì cùng môi trường sống nên kiểu hình hoàn toàn giống nhau.
IV. Được sinh ra từ hai hoặc nhiều trứng rụng cùng lúc, được thụ tinh bởi các tinh trùng khác nhau.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 12 (ID: 71947): Mục đích của di truyền học tư vấn là:
I. Giải thích nguyên nhân cơ chế và khả năng mắc bệnh di truyền ở thế hệ sau.
II. Cho lời khuyên về kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen lặn.
III. Cho lời khuyên về sinh sản để hạn chế việc sinh ra những đứa trẻ tật nguyền.
IV. Xây dựng phả hệ di truyền của những người đến tư vấn di truyền, từ đó dự đoán khả năng mắc bệnh ở thế hệ
sau.
Số nội dung đúng là:
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 13 (ID: 72247): Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người có những phát biểu sau
I. Bệnh phêninkêtô niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế
bào thần kinh.
II. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới
kính hiển vi.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 2


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

III. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin

phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.
IV. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi kh u phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên
khỏe mạnh hoàn toàn.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14 [V-ID : 62323]: Bệnh galactozơ huyết do không chuyển hóa được đường galactozơ. Bệnh do gen lặn hiếm
gặp nằm trên NST thường gây nên. Một quần thể người cân bằng di truyền có 51% người có khả năng chuyển hóa
được đường galactozơ. Một người đàn ông bình thường có ông nội bị bệnh galactozơ huyết. Người đàn ông này lấy
một người vợ bình thường có cô em gái cũng bị bệnh galactozơ huyết. Hiện cô vợ đang mang thai. Xác suất để họ
sinh ra đứa con đầu lòng bị bệnh là bao nhiêu? Biết những người khác thuộc hai gia đình đều không bị bệnh.
A. 7/72.
B. 1/12.
C. 65/612.
D. 14/153.
Câu 15: Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng hai cặp gen qui định hai tính trạng nói trên không cùng nằm trong một nhóm gen liên kết; bệnh hói đầu do
alen trội H nằm trên NST thường qui định, kiểu gen dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở người nam và không hói đầu ở
người nữ và quần thể này ở trạng thái cân bằng và có tỉ lệ người bị hói đầu là 30%.
Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
I. Có tối đa 6 người có kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen.
II. Có 6 người xác định được chính xác kiểu gen về cả hai bệnh.
III. Khả năng người số 10 mang cả 2 loại alen lặn là 2/5.
IV. Xác suất để cặp vợ chồng số 10 và 11 sinh ra một đứa có kiểu gen đồng hợp, không bị bệnh P là 413/2070.
A. 1.
B. 3.
C. 4.

D. 2.
Câu 16: Sơ đồ phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền bệnh P và bệnh Q ở một dòng họ người.

: Nam bình thường
1

2

3

4
: Nữ bình thường

5

6

7

8

9

: Nam bị bệnh P
: Nữ bị bệnh P

10
11
: Nam bị bệnh Q
?

Cho biết không phát sinh đột biến mới; bệnh P dược quy định bởi một trong hai alen của một gen nằm trên nhiễm
sắc thể thường; bệnh Q được quy định bởi alen lặn của một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng trên
nhiễm sắc thể giới tỉnh X và người số (7) mang alen gây bệnh P. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
I. Cặp (10) và (11) sinh con trai bị cả bệnh P và Q với xác suất là 3/150.
II. Người số (11) chắc chắn dị hợp tử về cả hai cặp gen.
III. Cặp (10) và (11) sinh con trai chi bị bệnh P với xác suất là 9/160.
IV. Người số (10) có thể mang alen lặn.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 3


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Câu 17[V-ID: 20820]: Ở người, bệnh điếc b m sinh do alen a nằm trên NST thường quy định, alen A quy định tai
nghe bình thường; bệnh mù màu do gen alen m nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định, alen M quy
định nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường. Bên vợ có anh trai bị mù màu, em gái bị
điếc b m sinh; bên chồng có mẹ bị điếc b m sinh.Những người còn lại trong gia đình trên đều có kiểu hình bình
thường. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là gái và không mắc cả 2 bệnh trên là:
A. 43,66%.
B. 98%.
C. 41,7%.
D. 25%.
Câu 18 [68438]: Ở người, bệnh máu khó đông do alen lặn a nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể
giới tính X quy định, alen trội A quy định máu đông bình thường. Oanh không mắc bệnh máu khó đông có em trai là
Hòa mắc bệnh này và người mẹ là Hằng, bố là Quý đều bình thường; Oanh lấy một người chồng bình thường tên là

Thuận và họ sinh được một người con gái tên Thủy. Huyền máu đông bình thường nhưng có em gái là Mỹ mắc
bệnh; Huyền lấy một người chồng là Nam mắc bệnh máu khó đông và họ sinh được một người con trai là Bắc. Thủy
và Bắc lớn lên và kết hôn với nhau. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, xác suất để Thủy và Bắc sinh được
một đứa con gái mắc bệnh là
A. 6,25%.
B. 12,5%.
C. 1,25%.
D. 3,125%.
Câu 19 [65231]: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen
của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.

I
3

2

1

4

5

6

II
7

8

9


11

10

12

13

III
14

15

?

16

17

: Bị bệnh
: Bình thường
Quy ước:
Biết rằng không xảy ra đột biến. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng III.15 và III.16 sinh con không
mang gen gây bệnh là
1
7
7
31
A. .

B.
.
C.
.
D.
.
3
15
18
36
Câu 20 (V-ID:25819 ): Một người đàn ông (1) không bị mắc bệnh M, có bố và mẹ đều không bị bệnh này nhưng có
em gái bị bệnh M. Người đàn ông này kết hôn với 1 người phụ nữ không bị bệnh M, người phụ nữ (2) có bố và mẹ
đều không bị bệnh nhưng có em trai bị bệnh M. Cặp vợ chồng (1) và (2) sinh được 1 người con gái và 1 người con
trai (3) đều không bị bệnh M. Người con trai (3) kết hôn với một người phụ nữ không bị bệnh này (4). Người phụ nữ
(4) có bố và mẹ đều không bị bệnh M nhưng có em gái bị bệnh M. Cho biết bệnh M do 1 trong 2 alen của 1 gen quy
định, không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Trong các phát biểu sau đây có bao
nhiêu phát biểu đúng?
I. Bệnh M do 1 alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định.
II. Nếu cặp vợ chồng (1) và (2) sinh người con thứ 3 thì xác suất đứa con này không bị bệnh M là 8/9.
III. Xác suất cặp vợ chồng (3) và (4) sinh đứa con đầu lòng không mang alen gây bệnh M là 1/2.
IV. Cơ thể xác định được chính xác kiểu gen của những người (1), (2), (3), (4) trong các gia đình trên.
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Lưu ý: Để xem video chữa và lời giải chi tiết từng câu. Các em xem tại HOC24H.VN =>

SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: DTH QUẦN THỂ, DTH NGƯỜI, ỨNG DỤNG DTH
Câu

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 11 12 13 14 15 16 17 18
Đáp án D A B D C D C A A B
B C
A C D C C D
Các em nên bám sát theo khoá học trên Hoc24h.vn để có được đầy đủ tài liệu ôn tập và kiến thức.

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

19
B

20
A

Trang 4



×