Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

1550569107744 de 18 de kiem tra phan ung dung dth vao chon giong phan 1 inpdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.32 KB, 5 trang )

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: DTH QUẦN THỂ, DTH NGƯỜI, ỨNG DỤNG DTH
Nội dung: ÔN TẬP ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC VÀO CHỌN GIỐNG – PHẦN 1
Câu 1 [ID: 50251]: Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước:
A. gây đột biến → chọn lọc giống →tạo dòng thuần.
B. chọn lọc giống → gây đột biến → tạo dòng thuần.
C. gây đột biến → tạo dòng thuần → chọn lọc giống
D. tạo dòng thuần → gây đột biến → chọn lọc giống.
Câu 2 [ID: 50252]: Một tế bào trứng của 1 loại đơn tính giao phối được thụ tinh trong ống nghiệm, khi hợp tử nguyên
phân đến giai đoạn 8 phôi bào người ta tách các phôi bào và cho phát triển riêng rẽ .Nếu lấy trứng trong cơ thể cái của
loài đó đem đa bội hoái nhân tạo để tạo thành cơ thể lưỡng bội , giới tính của các cơ thể đa bộ hoá này sẽ giống nhau hay
khác nhau?
A. Khác nhau nếu cơ thế cái của loài là giới dị giao tử , giống nhau nếu cơ thể cái của loài là giới đồng giao tử
B. Giống nhau nếu cơ thể cái của loài là giới dị giao tử, khác nhau nếu cơ thể cái của loài là giới đồng giao tử
C. Luôn luôn khác nhau do tính chất của thể đa bội
D. Luôn luôn giống nhau do được lưỡng bội hoá từ 1 trứng đơn bộ chỉ c 1 NST giới tính
Câu 3 [ID: 50253]: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai F1 trong trường hợp lai khác dòng là do
A. F1 hầu hết các cặp gen đều ở trạng thái dị hợp tử.
B. F1 đều là những dòng thuần về các gen trội có lợi.
C. F1 không bị di truyền gen xấu từ bố mẹ.
D. cơ thể F1 các gen ở trạng thái đồng hợp nên tính trạng biểu hiện đồng nhất.
Câu 4 [ID: 50254]: Trong kỹ thuật cấy gen, người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào
khác là vì :
A. Nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận.
B. Nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra được sản phẩm trong tế bào nhận.
C. Nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên và phân ly đồng đều về các tế
bào con khi tế bào phân chia.
D. Nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không chui vào được tế bào nhận.
Câu 5 [ID: 50255]: Hiện tượng bất thụ đực xảy ra ở một số loài thực vật, nghĩa là cây không có khả năng tạo được phấn


hoa hoặc phấn hoa không có khả năng thụ tinh. Gen qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất. Nhận xét nào sau đây
về dòng ngô bất thụ đực là đúng?
A. Cây ngô bất thụ đực nếu được thụ tinh bởi phấn hoa bình thường thì toàn bộ thế hệ con sẽ không có khả năng tạo ra
hạt phấn hữu thụ.
B. Cây ngô bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhụy của
cây làm bố.
C. Cây ngô bất thụ đực chỉ có thể sinh sản vô tính mà không thể sinh sản hữu tính do không tạo được hạt phấn hữu
thụ.
D. Cây ngô bất thụ đực không tạo được hạt phấn hữu thụ nên không có ý nghĩa trong công tác chọn giống cây trồng.
Câu 6 [ID: 50256]: Ưu thế nổi bật nhất của công nghệ gen là
A. khả năng tạo ra được những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau mà lai hữu tính không thể thực
hiện được.
B. khả năng cho tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài đứng xa nhau trong bậc thang phân loại mà lai hữu tính
không thể thực hiện được.
C. khả năng tạo ra giống mới mang đặc điểm của 2 loài đứng xa nhau trong bậc thang phân loại mà lai hữu tính không
thể thực hiện được.
D. khả năng tạo ra những cơ thể có nguồn gen khác xa nhau hay những thể khảm mang đặc tính của những loài rất
khác nhau thậm chí giữa động vật và thực vật.
Câu 7 [ID: 50257]: Quá trình tự phụ phấn ở các cây giao phấn và giao phối cận huyết liên tục qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến
thoái hoá giống.Nguyên nhân là do sự tự thụ phấn và giao phối cận huyết đã làm cho
A. tỷ lệ kiểu gen đồng hợp giảm dần,tỷ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần và xuất hiện các gen lặn có hại
B. quần thể giống xuất hiện các đột biến gen lặn có hại
C. tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần,tỷ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần và xuất hiện các gen lặn có hại
D. tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần,tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tử tăng dần và xuất hiện các đồng hợp gen lặn có hại.
Câu 8 [ID: 50258]: Những phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật?
1. Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp.
2. Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng của hai loài.
3. Chọn giống bằng công nghệ gen.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!


Trang 1


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

4. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa.
5. Phương pháp gây đột biến nhân tạo, sau đó chọn lọc.
Đáp án đúng:
A. 1, 4
B. 3, 5
C. 2, 3
D. 2, 4
Câu 9 [ID: 50259]: Thành tựu hiện nay do công nghệ ADN tái tổ hợp đem lại là:
A. Tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc
B. Tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp
C. Tạo ra các vi khuẩn chuyển gen, nhờ đó sản xuất với công suất lớn các sản phẩm sinh học quan trọng nhờ vi khuẩn
D. Hạn chế tác động của các tác nhân gây đột biến.
Câu 10 [ID: 50260]: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả
năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau:
1. xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây.
2. chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
3. cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
4. cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần. Quy trình tạo giống theo thứ tự :
A. 1, 3, 4, 2.
B. 2, 3, 4, 1.
C. 1, 2, 3, 4.
D. 1, 3, 2, 4.
Câu 11 [ID: 50261]: Tạo giống bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn có hiệu quả cao khi chọn các dạng cây có đặc tính
nào sau đây:
A. Kháng thuốc diệt cỏ, chịu lạnh, chịu hạn, chịu phèn, chịu mặn, sạch không nhiễm virút.

B. Có khả năng phát tán mạnh, thích nghi với điều kiện sinh thái, chống chịu tốt, năng suất cao, sạch bệnh.
C. Có tốc độ sinh sản chậm, thích nghi với điều kiện sinh thái.
D. Năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái.
Câu 12 [ID: 50262]: Điểm giống nhau trong kĩ thuật chuyễn gen với plasmit và với vi rut làm thể truyền là
A. Protein tạo thành có tác dụng tương tự nhau.
B. Thể nhận đều là vi khuẩn E. coli.
C. Các giai đoạn và các loại enzim tương tự.
D. Đòi hỏi trang thiết bị nuôi cấy như nhau.
Câu 13 [ID: 50263]: Phương pháp tạo ra thể lưỡng bội đồng hợp về tất cả các cặp gen:
A. Gây đột biến nhân tạo.
B. Cho tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn.
C. Cho giao phối gần.
D. Lưỡng bội hoá thể đơn bội.
Câu 14 [ID: 50264]: Người ta tiến hành cấy truyền một phôi bò có kiểu gen Aabb thành 10 phôi và nuôi cấy phát triển
thành 10 cá thể. Nếu chỉ xét về các gen trong nhân thì cả 10 cá thể này
A. đều có mức phản ứng giống nhau.
B. có khả năng giao phối với nhau để sinh con.
C. có thể giống hoặc khác nhau về giới tính.
D. có kiểu hình hoàn toàn khác nhau.
Câu 15 [ID: 50265]: Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E.Coli sản xuất insulin người.
(2) Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm luợng đường cao.
(3) Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
(4) Tạo giống nho cho quả to, không có hạt.
(5) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-caroten (tiền vitamin A) trong hạt.
(6) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
(7) Tạo giống cừu sản sinh protêin huyết thanh của người trong sữa.
Những thành tựu có ứng dụng công nghệ tế bào là
A. 1,3,5,7.
B. 2,4,6.

C. 1,2,4,5.
D. 3,4,5,7.
Câu 16 [ID: 50266]: Sản phẩm nào sau đây không phải là của công nghệ gen:
A. Sữa cừu chứa protein của người.
B. Tơ nhện từ sữa dê.
C. Insulin từ huyết thanh của ngựa.
D. Insulin của người từ E.coli.
Câu 17 [ID: 50267]: Phát biểu nào sau đây về ưu thế lai là đúng?
A. Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao.
B. Lai hai dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lý luôn cho ưu thế lai cao.
C. Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai.
D. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai không đồng nhất về kiểu hình.
Câu 18 [ID: 50268]: Các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển ghép gen là: 1. Tách chiết được thể truyền và gen cần
chuyển ra khỏi tế bào. 2. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. 3. Xử lý bằng một loại enzim cắt giới hạn. 4. Sử dụng
enzim nối ligaza gắn lại thành ADN tái tổ hợp 5. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. Phương án đúng là:
A. 1→ 2 → 3 → 4 → 5.
B. 1 → 3 → 4 → 2 → 5.
C. 1 → 3 → 2 → 4 → 5.
D. 1 → 3 → 5 → 2 →4.
Câu 19 [ID: 50269]: Cho các khâu sau:
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 2


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

1. Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp.
2. Tách thể truyền (plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
3. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.

4. Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn.
5. Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp.
6. Nhân các dòng tế bào thành các khuẩn lạc.
Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyền là
A. 1,2,3,4,5,6.
B. 2,4,1,3,5,6.
C. 2,4,1,3,6,5.
D. 2,4,1,5,3,6.
Câu 20 [ID: 50270]: Các nhóm xạ khuẩn thường có khả năng sản xuất chất kháng sinh nhờ có gen tổng hợp kháng sinh ,
nhưng người ta vẫn chuyển gen đó sang chủng vi khuẩn khác là do:
A. xạ khuẩn có thể gây bệnh nguy hiểm
B. xạ khuẩn không có khả năng tự dưỡng
C. xạ khuẩn sinh sản chậm
D. xạ khuẩn khó tìm thấy
Câu 21 [ID: 50271]: Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6
tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,... thay đổi đã làm cho kiểu gen của giống lúa X bị thay đổi theo.
B. Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất do môi trường sống ở các vùng có sự sai
khác nhau.
C. Năng suất thu được ở giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định.
D. Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất được gọi là mức phản ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng
suất của giống lúa X.
Câu 22 [ID: 50272]: Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật cấy gen:
I. Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit
II. Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào
III. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
IV. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào đoạn ADN của plasmit
Tổ hợp trả lời đúng là:
A. I, II, III, IV.
B. I, III, IV, II.

C. II, I, III, IV.
D. II,I, IV, III.
Câu 23 [ID: 50273]: Ở cà chua, gen A quy định màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Trong quần thế
chỉ có các cây thuần chủng lưỡng bội. Hãy chọn cách tạo ra cây quả đỏ tam bội thuần chủng từ những cây lưỡng bội là
A. Tứ bội hoá các cây quả vàng để rồi cho giao phối với cây quả đỏ sẽ được F1 tam bội qủa đỏ
B. Tứ bội hoá cây quả đỏ lưỡng bội rồi cho lai với cây quả đỏ lưỡng bội sẽ đc F1 quả đỏ tam bội
C. Tứ bội hoá các cây quả đỏ lưỡng bội rồi cho lai với cây quả vàng sẽ được F1 tam bội quả đỏ
D. Cho cây quả đỏ lai với cây quả vàng đc F1 tòan quả đỏ, sau đó đa bội hoá cây F1
Câu 24 [ID: 50674]: Nuôi cấy phôi có vai trò trong chăn nuôi và trong sinh đẻ ở người là:
A. Giúp hiệu quả thụ thai cao.
B. Giúp sinh được số lượng nhều trong thời gian ngắn.
C. Giải quyết được vấn đề vô sinh ở người.
D. Gây đa thai nhân tạo, giải quyết được một số vấn đề trong tăng sinh ở động vật.
Câu 25 [ID: 50675]: Có hai giống lúa, một giống có gen qui định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen qui định
kháng bệnh Y. Bằng cách nào dưới đây, người ta có thể tạo ra giống mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền
cùng nhau? Biết rằng, gen qui định kháng bệnh X và gen qui định kháng bệnh Y nằm trên hai cặp NST tương đồng khác
nhau.
A. Sử dụng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng bệnh X vào giống có gen kháng bệnh Y hoặc ngược lại.
B. Lai hai giống cây với nhau rồi lợi dụng hiện tượng hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng một
NST
C. Lai hai giống cây với nhau rồi sau đó xử lí con lai bằng tác nhân đột biến nhằm tạo ra các đột biến chuyển đoạn
NST chứa cả hai gen có lợi vào cùng một NST.
D. Dung hợp tế bào trần của hai giống trên, nhờ hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng một NST.
Câu 26 [ID: 50676]: Bước nào sau đây không thể áp dụng để tạo giống bằng nhân bản vô tính:
A. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân, tách tế bào trứng của cừu khác.
B. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
C. Tách phôi thành hai hay nhiều phần, mỗi phần sau đó phát triển thành phôi riêng biệt.
D. Chuyển nhân tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân.
Câu 27 [ID: 50677]: Đặc điểm chính của vật nuôi, cây trồng là:
A. đa dạng và thích nghi với nhu cầu nhất định của con người

B. Thích nghi với môi trường sống
C. Có khả năng chống chịu không bằng sinh vật hoang dại
D. Phát sinh nhiều biến dị để cung cấp cho con người.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 3


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Câu 28 [ID: 50678]: Xung điện có tác dụng gì trong kĩ thuật chuyển gen
A. chiết xuất ADN plasmit và ADN thể cho.
B. cắt ADN plasmit tại những vị trí xác định.
C. cắt ADN thể cho tại những vị trí xác định.
D. làm giãn màng sinh chất của tế bào, giúp ADN tái tổ hợp xâm nhập tế bào
Câu 29 [ID: 50679]: Thế nào là hình thức sinh sản sinh dưỡng nhân tạo?
A. Là hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người tạo ra.
B. Là hình thức sinh sản bằng giâm, chiết, ghép, nhân giống vô tính.
C. Là hình thức sinh sản sinh dưỡng xảy ra trong tự nhiên mà con người quan sát được.
D. Là hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra nhằm nhân giống cây trồng.
Câu 30 [ID: 50680]: Cho các thành tựu sau:
(1) Chủng Penicillium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu.
(2) Cây lai Pomato.
(3) Giống táo má hồng cho năng suất cao gấp đôi.
(4) Con F1 (Ỉ × Đại Bạch): 10 tháng tuổi nặng 100 kg, tỷ lệ nạc trên 40%.
(5) Cừu Đôli.
(6) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản suất hoocmôn somatostatin.
(7) Giống bò mà sữa có thể sản xuất prôtêin C chữa bệnh máu vón cục gây tắc mạch máu ở người.
(8) Tạo các cây trồng thuần chủng về tất cả các gen bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn rồi xử lý cônxisin.
Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra có sử dụng công nghệ tế bào?

A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 31 [ID: 50681]: Cho các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu nói đúng về ưu thế lai?
(1) Trong việc tạo ưu thế lai người ta không sử dụng phương pháp lai thuận nghịch vì để tiến hành lai thuận nghịch cần
rất nhiều thời gian và trang thiết bị hiện đại.
(2) Ưu thế lai biểu hiện con lai có năng suất cao, phẩm chất tốt.
(3) Con lai có ưu thế lai cao được sử dụng làm giống.
(4) Sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, sức sống cao.
(5) Để tạo ra ưu thế lai, người ta thường sử dụng phép lai khác dòng.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 5.
Câu 32 [ID: 50682]: Có 3 loài thực vật. Loài A có 2n = 24, loài B có 2n = 36, loài C có 2n = 46. Muốn tạo ra một giống
thực vật mới mang hệ gen của 3 loài trên, ta thực hiện bằng các phương pháp:
(1) Sử dụng công nghệ lai tế bào và không cần dùng đến consixin, chỉ cần nuôi cấy trong môi trường thích hợp với các
hoocmon sinh trưởng.
(2) Sử dụng phương pháp lai hữu tính, qua 2 lần sử dụng cosixin gây đa bội hóa thì tạo ra cây lai thỏa yêu cầu.
(3) Sử dụng phương pháp lai hữu tính, qua 3 lần sử dụng cosixin gây đa bội hóa thì tạo ra cây lai thỏa yêu cầu.
(4) Sử dụng kỹ thuật chuyển gen, chuyển vào tế bào của một loài toàn bộ NST của 2 loài còn lại.
Số phương pháp có thể thực hiện là:
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 1.
Câu 33 [ID: 50683]: Cho các thành tựu:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người.
(2) Tạo giống lúa chiêm chịu lạnh bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn.

(3) Tạo ra giống lúa DR2 từ giống CR203 bằng phương pháp chọn dòng tế bào xoma có biến dị.
(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
Có bao nhiêu thành tựu có sử dụng công nghệ nuôi cấy mô invitro:
A. 3.
B. 2.
C. 0.
D. 4.
Câu 34 [ID: 50684]: Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ đối với cây giao phấn.
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần khác nhau tạo ra Fl.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
(5) Tứ bội hóa cơ thể lưỡng bội được tạo ra từ hai dòng bố mẹ thuần chủng khác nhau của cùng một loài.
Có bao nhiêu phương pháp ở trên dùng để tạo ra các dòng thuần ở thực vật?
A. 1.
B.2.
C.3.
D.4.
Câu 35 [ID: 50685]: Cho các thành tựu:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người;
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng luõng bội bình thuòng;
(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia;
(4) Tạo ra giống dua hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao;
(5) Tạo ra cừu sản xuất sữa có chứa prôtêin của người;
(6) Tạo giống cây Pomato từ cây cà chua và khoai tây.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 4



Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Các thành tựu do ứng dụng của kĩ thuật chuyển gen là:
A. (1) (3) (4) 5)
B. (1), (3), (6)
C. (1), (3), (5), (6). D. (1), (3), (5).
Câu 36 [ID: 50686]: Có bao nhiêu phương pháp sau đây cho phép tạo ra được nhiều dòng thuần
chủng khác nhau chỉ sau một thế hệ?
(1) nuôi cấy hạt phấn.
(2) lai kết hợp với gây đa bội hóa.
(3) nuôi cấy mô tế bào thực vật.
(4) tách phôi thành nhiều phần và cho phát triển thành các cá thể.
(5) dung hợp hai tế bào sinh dưỡng cùng loài.
(6) dung hợp hai tế bào sinh dưỡng khác loài.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 37 [ID: 50687]: Các cá thể động vật đuợc tạo ra bằng công nghệ cấy truyền phôi có các đặc điểm là:
(1) Có kiểu gen đồng nhất.
(2) Có kiểu hình hoàn toàn giống mẹ.
(2) Không thể giao phối với nhau.
(4) Có kiểu gen thuần chủng.
Phuơng án đúng là:
A. 1,37
B. 2,3, 4.
C. 2, 4.
D. 1, 2, 3.
Câu 38 [ID: 50688]: Cho biết các bước của một quy trình như sau:
(1) Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.

(2) Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tinh trạng ở những cây trồng này.
(3) Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.
(4) Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.
Đê xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy
trình theo trình tự các bước là:
A. 3 → 1 → 2 → 4. B. 1 → 3 → 2 → 4. C. 3 → 2 → 1 → 4. D. 1→ 2 → 3 → 4.
Câu 39 [ID: 50689]: Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc có thể tạo ra được bao nhiêu thành tựu
trong các thành tựu sau đây?
(1) Dâu tằm có lá to và sinh khối cao hơn hẳn dạng bình thường.
(2) Chủng vi khuẩn E. coli mang gen sản xuất insulin của người.
(3) Chủng nấm penicillium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.
(4) Các chủng vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm khang nguyên.
(5) Giống gạo vàng có khả năng tổng hợp beta-caroten.
(6) Tạo giống cừu sản sinh protêin huyết thanh của người trong sữa.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D 5.
Câu 40 [ID: 50690]: Cho bảng sau đây về đặc điểm của một số hình thức ứng dụng di truyền học trong tạo
giống bằng công nghệ tế bào:
Loại ứng dụng
Đặc điểm
(1) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa
(a) Từ một mô sinh dưỡng ban đầu có thể tạo ra một số
lượng lớn cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau chỉ
trong một thời gian ngắn.
(2) Nuôi cấy mô thực vật
(b) Được xem là công nghệ tăng sinh ở động vật.
(3) Tách phôi động vật thành nhiều phần, mỗi phần
(c) Có sự dung hợp giữa nhân tế bào sinh dưỡng với tế

phát triển thành một phôi riêng biệt
bào chất của trứng.
(4) Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân ở động (d) Tạo được các dòng đồng hợp về tất các cặp gen.
vật
(5) Dung hợp tế bào trần.
(e) Co thể lai mang bộ NST của hai loài bố mẹ.
Tổ hợp ghép đúng là:
A. Id, 2a, 3b, 4c, 5e.
B. ld, 2b, 3a, 4c, 5e.
C. ld, 2d, 3b, 4e, 5a.
D. le, 2a, 3b, 4c, 5a.

ĐÁP ÁN ĐÚNG :
Lưu ý :Để xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu các em xem tại khóa

SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu

1

2

3

4

5

6


Tạiwebsite : />7
8
9 10 11 12 13 14

Đáp án

A

C

D

A

C

D

B

D

A

C

B

B


D

D

B

B

A

B

B

C

Câu

21

22

23

24

25

26


27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đáp án


D

C

B

A

C

D

B

C

A

A

B

B

C

B

C


B

A

D

A

D

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

15

16

17

18

19

20

Trang 5



×