Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

1550648773957 de 19 de kiem tra phan ung dung dth vao chon giong phan 2 inpdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.42 KB, 5 trang )

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: DTH QUẦN THỂ, DTH NGƯỜI, ỨNG DỤNG DTH
Nội dung: ÔN TẬP ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC VÀO CHỌN GIỐNG – PHẦN 2
Câu 1 [ID: 50080]: Phương pháp nào sau đây không tạo ra được giống mới?
A. Lai xa kết hợp với đa bội hóa
B. Chọn dòng tế bào xôma biến dị
C. Lai khác dòng thu được con lai F1, Sử dụng con lai F1 để nuôi lấy thịt
D. Dung hợp tế bào trần tạo ra tế bào lai, nuôi cấy phát triển thành cơ thể mới
Câu 2 [ID: 50081]: Ý nào sau đây không phải là 1 trong các bước nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ?
A. Tách tế bào tuyến vú cừu cho nhân, tách trứng và loại bỏ nhân của trứng của cừu cho trứng .
B. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân, rồi nuôi cấy cho trứng phát triển thành phôi .
C. Chuyển phôi vào tử cung của cừu mẹ để nó mang thai, sau đó đẻ ra cừu con Đôly.
D. Nuôi cấy phôi trong môi trường nhân tạo để nó phát triển thành cừu Đôly.
Câu 3 [ID: 50082]: Ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật:
1. Cấy truyền phôi.
2. Dung hợp tế bào trần.
3. Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân.
4. nuôi cấy hạt phấn.
5. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị.
6. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo.
Phương án đúng là:
A. 1,2,3,4.
B. 2,4,5,6.
C. 2,3,5,6.
D. 1,2,5,6.
Câu 4 [ID: 50083]: Ở Việt Nam, giống dâu tằm có năng suất lá cao được tạo ra theo quy trình:
A. Dùng consixin gây đột biến giao tử được giao tử 2n, cho giao tử này kết hợp với giao tử bình thường n tạo được
giống 3n.
B. Dùng consixin gây đột biến dạng lưỡng bội.


C. Tạo giống tứ bội 4n bằng việc gây đột biến nhờ consixin, sau đó cho lai nó với dạng lưỡng bội để tạo ra dạng tam
bội.
D. Dung hợp tế bào trần của 2 giống lưỡng bội khác nhau.
Câu 5 [ID: 50084]: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau
đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào
tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này
là:
A. đều tạo ra các cá thể con có kiểu gen thuần chủng.
B. đều tạo ra các cá thể con có kiểu gen đồng nhất.
C. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.
D. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 6 [ID: 50085]: Biến dị nào sau đây là biến dị di truyền:
A. Biến dị tổ hợp, đột biến gen.
B. Thường biến, đột biến gen.
C. Biến dị tổ hợp, đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.
D. Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 7 [ID: 50086]: Đặc điểm nổi bật của phương pháp dung hợp 2 tế bào trần so với lai xa:
A. tránh được hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa
B. tạo được dòng thuần nhanh nhất
C. tạo được giống mới mang những đặc điểm mới không có ở bố mẹ
D. tạo giống mới mang đặc điểm của 2 loài bố mẹ.
Câu 8 [ID: 50087]: Ý nào sau đây không phải là cách làm biến đổi hệ gen của một sinh vật?
A. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen của sinh vật.
B. Làm biến đổi một gen có sẵn trong hệ gen cho nó sản xuất nhiều sản phẩm hơn hoặc biểu hiện khác thường.
C. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
D. Lấy gen từ cơ thể sinh vật ra rồi cho lai với gen của cơ thể khác sau đó cấy trở lại vào cơ thể ban đầu.
Câu 9 [ID: 50088]: Trong chọn giống, việc tạo nguồn biến dị bằng phương pháp lai hữu tính khác với phương pháp gây
đột biến nhân tạo là:
A. chỉ áp dụng có kết quả trên đối tượng vật nuôi mà không có kết quả trên cây trồng.
B. áp dụng được cả ở đối tượng vật nuôi và cây trồng nhưng kết quả thu được rất hạn chế.

C. chỉ tạo được nguồn biến dị tổ hợp chứ không tạo ra nguồn đột biến.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 1


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

D. cho kết quả nhanh hơn phương pháp gây đột biến.
Câu 10 [ID: 50089]: Cho:
1: Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi
2: Lấy trứng ra khỏi cơ thể rồi cho thụ tinh nhân tạo
3: Nuôi tế bào xô ma của hai loài trong ống nghiệm
4: Cấy phôi vào tử cung vật nuôi khác để thai phát triển và đẻ
Trình tự đúng các giai đoạn trong quá trình tạo động vật chuyển gen là:
A. 2,3,4
B. 3,2,1,4
C. 2,1,4
D. 2,1,3,4
Câu 11 [ID: 50090]: Trong phương pháp lai cải tiến giống vật nuôi ở nước ta người ta thường sử dụng…
A. lai giữa giống đực tốt nhất nhập nội với giống cái tốt nhất địa phương.
B. lai giữa giống cái tốt nhất nhập nội với giống đực tốt nhất địa phương.
C. lai giữa các giống đực, cái tốt nhất ở các địa phương khác nhau
D. lai giữa các giống đực, cái tốt nhất của địa phương.
Câu 12 [ID: 50091]: Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp
insulin của người như sau:
(1) Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ tế bào người.
(2) Phân lập dòng tế bào chưa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người.
(3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn.
(4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người

Trình tự đúng của các thao tác trên là:
A. (2) → (4) → (3) → (1)
B. (1) → (2) → (3) → (4)
C. (2) → (1) → (3) → (4)
D. (1) → (4) → (3) → (2).
Câu 13 [ID: 50092]: Giải thích nào dưới đây là đúng về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ưu thế lai:
A. Do con lai không chứa gen lặn
B. Do con lai chứa toàn gen trội
C. Do kiểu gen dị hợp có kiểu hình vượt trội hơn so với các kiểu gen đồng hợp tử.
D. Do gen trội và gen lặn tác động với nhau theo kiểu cộng gộp.
Câu 14 [ID: 50093]: Bước nào sau đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến?
A. chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
B. tạo dòng thuần chủng của thể đột biến
C. xử lí mâu vật bằng tác nhân gây đột biến.
D. lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu.
Câu 15 [ID: 50094]: Để tạo được dòng thuần nhanh nhất người ta dùng công nghệ tế bào nào?
A. nuôi cấy hạt phấn
B. tạo giống bằng chọn tế bào soma có biến dị
C. nuôi cấy tế bào
D. dung hợp tế bào trần.
Câu 16 [ID: 50095]: Trong kĩ thuật cấy gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là vi khuẩn E.coli vì chúng
A. có tốc độ sinh sản nhanh.
B. thích nghi cao với môi trường.
C. dễ phát sinh biến dị.
D. có cấu tạo cơ thể đơn giản.
Câu 17 [ID: 50096]: Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống?
A. Do F1 có khả năng sống thấp hơn so với các cá thể ở thế hệ P.
B. Do F1 có tính di truyền không ổn định, thế hệ sau sẽ phân ly.
C. Do F1 thể hiện ưu thế lai có ích cho sản xuất.
D. Do F1 tập trung được các tính trạng có lợi cho bố mẹ.

Câu 18 [ID: 50097]: Nguyên nhân Cừu có khả năng sản xuất ra sữa có prôtêin huyết thanh người là:
A. Cừu ăn thức ăn chứa prôtêin huyết thanh người.
B. Cừu ăn thức ăn của người.
C. Gây đột biến gen ở Cừu tạo gen mới giống gen tổng hợp prôtêin huyết thanh người.
D. Cừu đựợc chuyển gen tổng hợp prôtêin huyết thanh người.
Câu 19 [ID: 5098]: Phương pháp chọn giống dùng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật là:
A. lai tế bào.
B. lai khác dòng.
C. công nghệ gen.
D. gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân lí, hóa.
Câu 20 [ID: 5099]: Trong chọn giống cây trồng , người ta có thể tiến hành lai xa giữa loài cây hoang dại và loài cây trồng
để :
A. Giúp thế hệ lai tạo ra có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
B. Góp phần giải quyết và hạn chế được tính khó lai khi lai xa.
C. Tổ hợp được các gen quy định năng suất cao của 2 loài vào thế hệ lai.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 2


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

D. Đưa gen quy định khả năng chống chịu cao với môi trường của loài hoang dại vào cây lai.
Câu 21 [ID: 50100]: Trong số các cây trồng dưới đây nên gây đa bội thể cho loài nào để có hiệu quả kinh tế cao?
A. Cây dâu tằm
B. Cây lúa
C. Cây ngô.
D. Cây đậu Hà lan.
Câu 22 [ID: 50101]: Câu nào sau đây không đúng?
A. Hệ số di truyền cao khi tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

B. Hệ số di truyền thấp khi tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của kiểu gen.
C. Hệ số di truyền thấp khi tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
D. Hệ số di truyền biểu thị ảnh hưởng của kiểu gen và của môi trường lên tính trạng.
Câu 23 [ID: 50102]: Người ta có thể tạo ra giống cà chua để vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không bị hỏng.
Đây là thành tựu của :
A. công nghệ tế bào.
B. công nghệ gen.
C. gây đột biến nhân tạo.
D. lai hữu tính.
Câu 24 [ID: 50103]: Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật chuyển gen ?
A. Cừu Đôli được tạo ra bằng nhân bản vô tính
B. Chuột bạch có gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống
C. E.coli có AND tái tổ hợp chứa gen Insulin người
D. Cây bông có gen diệt sâu lấy ở vi khuẩn
Câu 25 [ID: 50104]: Chọn ra những phương pháp thường để tạo thể song nhị bội :
1. Nuôi cấy hạt phấn đơn bội rồi đa bội hoá
2. Lai 2 loài khác nhau rồi đa bội hoá cơ thể lai
3. Nuôi cấy mô sinh dưỡng kết hợp với tứ bội hoá
4. Dung hợp tế bào trần
A. 1,3
B. 2,3
C. 2,4
D. 1,2
Câu 26 [ID: 50105]: Tính trạng số lượng thường
A. có mức phản ứng hẹp.
B. ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
C. do nhiều gen quy định.
D. có hệ số di truyền cao.
Câu 27 [ID: 50106]: Điều nào sau đây không phải là vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết:
A. Củng cố đặc tính mong muốn.

B. Tạo dòng thuần có các cặp gen đồng hợp.
C. Phát hiện gen xấu để loại bỏ chúng ra khỏi quần thể.
D. Tạo ra thế hệ lai có nhiều đặc điểm tốt hơn bố mẹ.
Câu 28 [ID: 50107]: Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài
Raphanus 2n = 18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số
lượng nhiễm sắc thể làm tăng gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành các thể song nhị bội.
Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng vói các thể song nhị bội này?
(1) Mang vật chất di truyền của cả hai loài cải ban đầu.
(2) Trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể tương đồng.
(3) Có khả năng sinh sản hữu tinh.
(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.
(5) Tế bào sinh dưỡng có 18 cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 29 [ID: 50108]: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do gen nằm trên NST giới tính X qui định, tính trạng chiều
cao do gen nằm trên NST thường qui định, tính trạng kháng thuốc do gen nằm trong ti thể qui định. Chuyển nhân từ tế
bào của một con đực A có màu lông vàng, chân cao, kháng thuốc vào tế bào trứng mất nhân của cơ thể cái B có màu lông
đỏ, chân thấp, không kháng thuốc tạo được tế bào chuyển nhân C. Tế bào này nếu có thể phát triển thành cơ thể thì kiểu
hình của cơ thể này là
A. đực, lông vàng, chân cao, kháng thuốc.
B. cái,lông vàng, chân cao, không kháng thuốc.
C. đực, lông vàng, chân thấp, kháng thuốc.
D. đực, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc.
Câu 30 [ID: 50109]: Cho các đặc điểm sau:
(1) Đều có thể sinh sản hữu tính bình thường.
(2) Đều là thể song nhị bội.
(3) Đều là dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen.
(4) Đều được xem là loài mới.

(5) Đều luôn có số lượng NST tăng gấp đôi so với bộ NST của 2 loài gốc ban đầu.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu đặc điểm giống nhau ở con lai được tạo ra bằng phương pháp lai xa kết hợp với lưỡng bội
hoá và phương pháp lai tế bào sinh dưỡng giữa 2 loài thực vật lưỡng bội khác nhau?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 31 [ID: 50110]: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói đến cách mà con người có thể
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 3


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

làm biến đổi gen của một sinh vật bằng ứng dụng công nghệ gen?
(1) Đưa thêm một gen lạ (thường là một gen loài khác) vào hệ gen, sinh này gọi là sinh vật chuyển gen.
(2) Làm biến đổi một gen có sẵn trong hệ gen, để gen này sản xuất nhiều một cách khác thường.
(3) Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen, bằng cách mày một gen không mong muốn nào đó của sinh
vật được loại bỏ hoặc làm cho bất hoạt.
(4) Sử dụng các tác nhân gây đột biến phù hợp để tạo ra các gen đột biến, các gen đột biến này sẽ tạo các sản phẩm đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của con người
A.1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 32 [ID: 50111]: Trong các phương pháp sau, có bao nhiêu phương pháp tạo ra song nhị bội thể ở thực vật?
(1) Lai khác dòng đơn. (2) Lai khác dòng kép. (3) Lai xa kết hợp với đa bội hóa
(4) Dung hợp tế bào trần.
(5) Đa bội hóa cùng nguồn.

(6) Công nghệ gen.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 33 [ID: 50112]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về phương pháp tạo giống bằng
công nghệ tế bào?
(1) Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân giúp tạo ra nhiều cá thể giống nhau và giống với cá thể cho tế bào trứng.
(2) Điểm giống nhau giữa phương pháp nuôi cấy tế bào invitro tạo mô sẹo và nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân
là tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống nhau.
(3) Các cá thể con được tạo ra bằng phương pháp chọn dòng tế bào xôma có biến dị có kiểu gen giống nhau nhưng khác
với dạng ban đầu.
(4) Tất cả các cây con được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn đều có kiểu gen thuần chủng về tất cả các gen
trong nhân tế bào.
(5) Bằng phương pháp lai tế bào sinh dưỡng có thể tạo ra tất cả các cây con đều có kiểu gen giống nhau từ hai loài ban
đầu.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 34 [ID: 50113]: Bảng dưới đây cho biết một số ví dụ về ứng dụng của di truyền học trong chọn giống:
Cột A
Cột B
1. Sinh vật chuyển gen
a.giống lúa lùn có năng suất cao được tạo ra từ giống lúa Peta của
Indonexia và giống lúa của Đài Loan
2. Công nghệ tế bào thực vật
b.trong sinh đôi cùng trứng: hợp tử trong những lần phân chia đầu
tiên bị tách ra thành nhiều phôi riêng biệt và phát triển thành các cá
thể giống nhau.

3. Phương pháp gây đột biến
c.giống dâu dằm tứ bội được tạo ra từ giống dâu tằm lưỡng bội
4. Tạo giống dựa trên nguồn biến
d.nuôi cấy hạt phấn chưa thụ tinh trong ống nghiệm rồi cho phát
dị tổ hợp
triển thành cây đơn bội, sau đó xử lí hóa chất tạo thành cây lưỡng
bội hoàn chỉnh.
5. Nhân bản vô tính trong tự nhiên e.cừu sản sinh protein người trong sữa.
Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?
A. 1-b, 2-c, 3-a, 4-e, 5-d.
B. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d, 5-e.
C. 1-e, 2-d, 3-c, 4-a, 5-b.
D. 1-e, 2-c, 3-a, 4-d, 5-b.
Câu 35 [ID: 50114]: Cho các thông tin sau:
(1) Sử dụng enzim cắt giới hạn để cắt gen cần chuyển và mở plasmit;
(2) Tách ADN chứa gen cần chuyển ra khỏi tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào nhận;
(3) Sử dụng enzim ligaza để nối gen cần chuyển vào plasmit;tạo thành ADN tái tổ hợp
(4) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp;
(5) Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận;
(6) Tạo điều kiện để dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp được biểu hiện và thu nhận sản phẩm.
Trình tự các bước trong kĩ thuật cấy gen là:
A. (2) → (1) → (3) → (4) → (5) → (6).
B. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6).
C. (2) → (1) → (3) → (5) → (4) → (6).
D. (1) → (2) → (3) → (5) → (4) → (6).
Câu 36 [ID: 50115]: Dưới đây là các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào và ứng dụng chủ yếu của các phương
pháp:
Phương pháp
Ứng dụng
1. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.

k. Tạo giống lai khác loài.
2. Cấy truyền phôi ở động vật.
m. Tạo cơ thể lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp
tử về tất cả các cặp gen.
3. Lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật.
n. Tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau.
Trong số các tổ hợp ghép đôi giữa phương pháp tạo giống và ứng dụng sau đây, tổ hợp nào đúng?
A. 1-m, 2-k, 3-n.
B. 1-k, 2-m, 3-n.
C. 1-m, 2-n, 3-k.
D. 1-n, 2-k, 3-m
Câu 37 [ID: 50116]: Cho bảng sau đây về đặc điểm của một số hình thức ứng dụng di truyền học trong tạo giống bằng
công nghệ tế bào:
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 4


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Loại ứng dụng
(1) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa

Đặc điểm
(a) Từ một mô sinh dưỡng ban đầu có thể tạo ra một số lượng
lớn cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau chỉ trong một thời
gian ngắn.
(b) Được xem là công nghệ tăng sinh ở động vật
(c) Có sự dung hợp giữa nhân tế bào sinh dưỡng với tế bào
chất của trứng.

(d) Tạo được các dòng đồng hợp về tất cả các cặp gen.

(2) Nuôi cấy mô thực vật.
(3) Tách phôi động vật thành nhiều phần, mỗi phần phát
triển thành một phôi riêng biệt
(4) Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở động
vật
(5) Dung hợp tế bào trần
(e) Cơ thể lai mang bộ NST của hai loài bố mẹ.
Tổ hợp ghép đúng là:
A. 1d, 2a, 3b, 4c, 5e.
B. 1d, 2b, 3a, 4c, 5e.
C. 1d, 2c, 3b, 4e, 5a.
D. 1e, 2a, 3b, 4c, 5a.
Câu 38 [ID: 50117]: Giả sử có hai cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe. Người ta sử dụng công nghệ tế bào để tạo
ra các cây con từ hai cây này. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau về các cây con, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBB hoặc DDEe.
(2) Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
(3) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBB hoặc DDEE, DDee.
(4) Cây con được tạo ra do lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) của hai cây với nhau có kiểu gen AaBBDDEe.
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 39 [ID: 50118]: Cho các phương pháp sau:
(1) Nuôi cấy mô tế bào.
(2) Sinh sản sinh dưỡng.
(3) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
(4) Tự thụ phấn bắt buộc.
Ở thực vật, để duy trì năng suất và phẩm chất của một giống có ưu thế lai. Phương pháp sẽ được sử dụng là:9

A. (1), (2).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (1), (3).
Câu 40 [ID: 50119]: Một tập hợp các cá thể cùng loài, có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các cặp gen thì được
gọi là dòng thuần. Xét các đặc điểm:
(1) Có tính di truyền ổn định
(2) Luôn mang các gen trội có lợi
(3) Không phát sinh các biến dị tổ hợp
(4) Luôn có ưu thế lai cao
(5) Thường biến đồng loạt và luôn theo một hướng
Dòng thuần có bao nhiêu đặc điểm?
A. 3
B.2
C.1
D.4
Câu 41 [ID: 50120]: Trong các phương pháp tạo giống sau đây, phương pháp nào có thể tạo giống nhanh và có hiệu quả
trên quy mô rộng nhất hiện nay?
(1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
(2) Tạo giống bằng phường pháp gây đột biến.
(3) Tạo giống bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào.
(4) Nuôi cấy hạt phấn.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 42 [ID: 50121]: Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β - carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.
(2) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
(3) Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.

(4) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
(5) Tạo giống cây trồng song nhị bội hữu thụ.
Có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng công nghệ gen?
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.

ĐÁP ÁN ĐÚNG :
Lưu ý :Để xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu các em xem tại khóa
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

D

B


B

D

C

A

A

D

C

D

B

C

C

C

C

D

A


A

A

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32


33

34

35

36

37

38

39

40

Đáp án A
Câu
41
Đáp án C

A
42
C

D

C


D

D

B

B

D

B

C

D

A

D

C

B

B

A

A


A

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 5



×