Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

DA thi online 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.8 KB, 35 trang )

Câu 1 ( ID:54824 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kích thước của quần thể là

A

mức sinh sản, mức tử vong, mức xuất - nhập cư, nguồn sống.

B

khối lượng tối đa của cá thể, mức sinh sản, mức xuất - nhập cư.

C

mức sinh sản, mức tử vong, mức xuất cư, mức nhập cư.

D

mức sinh sản, mức tử vong, kích thước tối đa của cá thể.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết


Kích thước của quần thể luôn thay đổi và phụ thuộc vào 4 yếu tố là: tỷ lệ sinh, tỷ
lệ tử, mức nhập nhập cư và xuất cư:
Mức sinh sản của quần thể là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong 1
đơn vị thời gian
Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong 1 đơn vị thời gian
Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần
thể
Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ quần thể mình sang nơi sống mới

Câu 2 ( ID:54825 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Mức sinh sản của quần thể là

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


A

số cá thể sống sót đến tuổi trưởng thành của quần thể.

B

số cá thể mới được sinh ra trong một khoảng thời gian xác định.

C


hiệu số giữa số cá thể được sinh ra với số cá thể bị chết đi.

D

số cá thể được sinh ra trong thời gian tồn tại của quần thể.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Mức sinh sản của quần thể là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong 1
đơn vị thời gian
Mức sinh sản của quần thể phụ thuộc vào số lượng con, trứng/ lứa đẻ; tuổi thành
thục sinh dục; tỷ lệ đực/ cái....
Mức sinh sản còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thức ăn...

Câu 3 ( ID:54826 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Mức nhập cư là

A

số cá thể chuyển đến trong thời gian tồn tại của quần thể.


B

số cá thể từ quần thể chuyển đến sống ở các quần thể khác.

C

số cá thể từ các quần thể khác chuyển đến sống trong quần thể.

D

là hiệu số giữa số cá thể chuyển đến với số cá thể chuyển đi.
Lời giải chi tiết

Bình luận


Lời giải chi tiết

Kích thước của quần thể phụ thuộc vào tỷ lệ sinh sản; tỷ lệ tử vong; mức nhập cư;
mức xuất cư...
Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần
thể
Khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên quá cao vượt quá sức chứa của môi
trường → các cá thể sẽ xuất cư tới nơi có điều kiện sống thuận lợi hơn.

Câu 4 ( ID:54827 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)


Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là sự thống nhất, mối tương
quan giữa

A

tỉ lệ sinh sản và mức xuất cư của quần thể.

B

tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tự vong của quần thể.

C

mức nhập cư và mức xuất cư của quần thể.

D

tỉ lệ tử vong và mức nhập cư của quần thể.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Các cá thể đang trong độ tuổi sinh sản sẽ tạo ra thế hệ mới → tỷ lệ sinh; còn
những cá thể già sẽ bị chết (tỷ lệ tử)

Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử là 2 cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
Mức sinh sản của quần thể là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong 1
đơn vị thời gian


Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong 1 đơn vị thời gian

Câu 5 ( ID:54828 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Kích thước của quần thể có thể tăng lên trong trường hợp nào sau đây?

A

Mức độ sinh sản lớn hơn mức độ tử vong.

B

Mức độ sinh sản nhỏ hơn mức độ tử vong.

C

Nhập cư nhỏ hơn xuất cư.

D


Mức độ sinh sản bằng mức độ tử vong.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Kích thước của quần thể được điều chỉnh dựa vào mức độ sinh sản; mức độ tử
vong; mức độ xuất cư; mức độ nhập cư
Kích thước quẩn thể: tỷ lệ sinh - tỷ lệ tử + tỷ lệ nhập cư - tỷ lệ xuất cư.
Kích thước quần thể sẽ tăng khi mức độ sinh sản > mức độ tử vong.

Câu 6 ( ID:54829 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi:

A

Môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù.

B

Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể.

 Theo dõi



C

Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao.

D

Mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở.
Bình luận

Câu 7 ( ID:54830 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

 Theo dõi

Số lượng cá thể của một loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô
sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì?

A

Phân bố cá thể

B

Tăng trưởng của quần thể


C

Biến động số lượng cá thể

D

Kích thước của quần thể
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Số lượng cá thể của một loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố
vô sinh và hữu sinh của môi trường.
Đây là hiện tượng biến động số lượng cá thể của quần thể. Dưới các tác nhân vô
sinh như điều kiện sống; lũ lịt, hạn hán, núi lửa...sẽ làm giảm số lượng cá thể của
quần thể nhanh chóng và đột ngột.
VD: Khi có lũ lụt thì rất nhiều loài sinh vật ở vùng bị ảnh hưởng sẽ bị tiêu diệt.

Câu 8 ( ID:54831 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh?


A

Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù
hợp

B

Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể

C

Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp

D

Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Trong quần thể có thể tồn tại mối quan hệ hỗ trợ hoặc mối quan hệ cạnh tranh.
Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể của quần
thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá
thể trong quần thể → cạnh tranh sẽ làm giảm số lượng cá thể của quần thể để
tương ứng với điều kiện của môi trường sống.
C. Sai; cạnh tranh đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể chứ không làm
tăng số lượng cá thể của quần thể được. Cạnh tranh sẽ làm giảm số lượng cá thể

của quần thể...

Câu 9 ( ID:54832 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm

A

Tăng mật độ cá thể , khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.

B

Suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài có hiện tượng tiêu diệt lẫn nhau.


C

Giảm số lượng cá thể, đảm bảo số lượng cá thể tương ứng với nguồn sống
của môi trường.

D

Tăng số lượng cá thể trong quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
Lời giải chi tiết


Bình luận

Lời giải chi tiết

Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể của quần
thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá
thể trong quần thể → cạnh tranh sẽ làm giảm số lượng cá thể của quần thể để
tương ứng với điều kiện của môi trường sống.
Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng
và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự
tồn tại và phát triển của quần thể.

Câu 10 ( ID:54833 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Trong một bể cá nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống
nơi sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi
trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít
rong với mục đích để.

A

Giảm sự cạnh tranh của hai loài.


B

Làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể nuôi.

C

tăng hàm lượng oxy trong nước nhờ sự quang hợp của rong.


D

Bổ sung lượng thức ăn cho cá.
Bình luận

Câu 11 ( ID:54834 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

 Theo dõi

Trong điều kiện mùa đông ở miền Bắc nước ta, người ta thường gặp các loài ếch nhái,
rắn ở:

A

Trong các hang hốc ven đê hay hang hốc trong các cây cổ thụ

B


Trên các bãi cỏ ở những gò đống, bãi tha ma ngoài đồng.

C

Trong các vườn cây rậm rạp.

D

ven lũy tre làng
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Ếch nhái, rắn.. thường sống ở bờ ruộng, bờ ao, quanh các đầm, phá, trong các
thung lũng, dọc các mương máng, đôi khi cả ở ven sông, ven suối.
Chúng là động vật biến nhiệt, không chịu được rét nên vào thời gian tháng 10 –
11, chúng bắt đầu chui vào các hang để trú đông.
Đó là những hang hốc, ngóc ngách ven bờ ruộng, bờ ao, đôi khi là cả những hầm
hố kín đáo, khuất gió. Chúng nằm bẹp trong đó suốt mùa đông. Mãi tới cuối xuân,
khi thời tiết ấm dần lên,chúng mới lò dò ra khỏi hang để đi kiếm ăn.

Câu 12 ( ID:54835 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Cây rừng khộp Tây Nguyên lá rộng rụng lá vào mùa khô do


Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


A

Lượng mưa trung bình

B

Nhiệt độ giảm

C

gió nhiều với cường độ lớn

D

lượng mưa cực thấp
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Rừng khộp được phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ
và Nam Bộ.
Ở rừng khộp, cây rừng phát triển mạnh vào mùa mưa và rụng lá vào mùa khô.
Vì cây lá rụng nhiều, ở mặt đất lại thường là các loại cỏ, le và cây con mọc dày

đặc nên loại rừng này cực kỳ dễ cháy vào mùa khô.
Rừng lá khộp rụng lá theo mùa do sự thay đổi của lượng mưa; mùa khô lượng
mưa thấp → cây rụng lá.

Câu 13 ( ID:54836 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

Những yếu tố nào không ảnh hưởng trực tiếp tới kích thước quần thể?

A

Nhập cư và xuất cư

B

Sinh sản

C

Tỷ lệ giới tính

 Theo dõi


D

Tử vong

Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Có những yếu tố ảnh hưởng tới kích thước quần thể như: tỷ lệ sinh (tỷ lệ sinh tăng
thì kích thước QT tăng); tỷ lệ tử vong (số lượng cá thể trong QT chết đi nhiều thì
kích thước QT giảm); mức nhập cư và xuất cư... (số lượng cá thể từ QT khác đi
vào QT và số lượng cá thể từ QT di cư sang các quần thể khác cũng làm ảnh
hưởng tới kích thước QT)
Yếu tố không ảnh hưởng tới kích thước quần thể là tỷ lệ giới tính. Tỷ lệ giới tính
ảnh hưởng gián tiếp thông qua tỷ lệ sinh sản.

Câu 14 ( ID:54837 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào yếu tố nào?

A

Tỷ lệ giới tính

B


Mật độ

C

Tuổi thọ trung bình

D

Sự phân bố cá thể.
Bình luận

Câu 15 ( ID:54838 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Tăng trưởng của quần thể vi khuẩn E. Coli trong điều kiện thí nghiệm (điều kiện môi
trường hoàn toàn thuận lợi) là:


A

Tăng trưởng thực tế của quần thể vi khuẩn

B

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học


C

Do nguồn sống thuận lợi

D

Do không có kẻ thù
Bình luận

Câu 16 ( ID:54839 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Điều nào sau đây không đúng khi nói về mật độ quần thể?

A

Mật độ chỉ ảnh hưởng tới các cá thể trưởng thành.

B

Mật độ ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh của quần
thể.

C


Mức độ lan truyền của vật kí sinh tăng lên khi mật độ cá thể tăng.

D

Tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản phụ thuộc vào mật
độ.
Bình luận

Câu 17 ( ID:54840 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là

A

số lượng cá thể sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

B

số lượng cá thể có trong quần thể, đảm bảo cho quần thể sinh trưởng và
phát triển.


C


tỉ lệ đực và cái trong quần thể, đảm bảo cho quần thể tồn tại và phát
triển.

D

tỉ lệ các nhóm tuổi trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
Bình luận

Câu 18 ( ID:54841 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt
vong vì nguyên nhân chính là

A

gen lặc có hại biểu hiện.

B

sức sinh sản giảm.

C


mất hiệu quả nhóm.

D

không kiếm đủ ăn.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái
suy giảm dẫn tới diệt vong là do:
+ sự hỗ trợ giữa các cá thể bị suy giảm, quần thể không có khả năng chống chọi
với những thay đổi của môi trường.
+ khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với các cá
thể cái ít.
+ sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.


Trong đó nguyên nhân chính là do sức sinh sản giảm. Sức sinh sản có thể giảm do
nguồn sống từ môi trường không đảm bảo; sự chênh lệch tỷ lệ đực/cái...

Câu 19 ( ID:54842 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

 Theo dõi


Yếu tố quan trọng nhất chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là:

A

Sức tăng trưởng của các cá thể.

B

Nguồn thức ăn và kẻ thù từ môi trường.

C

Mức sinh sản.

D

Mức tử vong.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là sự thống nhất giữa tỉ lệ sinh
sản, nhập cư với tỉ lệ tử vong và phát tán các cá thể trong quần thể.
Tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể bằng cách làm giảm hoặc tăng số
lượng cá thể của quần thể.
- Trong đó, yếu tố quan trọng nhất chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể
của quần thể là nguồn thức ăn và kẻ thù từ môi trường, vì:

+ Theo cơ chế điều chỉnh tăng số lượng cá thể của quần thể:
Khi môi trường thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào → Số lượng cá thể của quần thể
tăng
+ Theo cơ chế điều chình giảm số lượng cá thể của quần thể:


Khi số lượng cá thể của quần thể quá cao, vượt qua sức chứa của môi trường,
nguồn sống không đủ để cung cấp cho tất cả các cá thể trong quần thể, số lượng
kẻ thù quá nhiều → Tỉ lệ tử vong tăng, tỉ lệ sinh sản giảm, tăng xuất cư → Số
lượng cá thể của quần thể giảm.

Câu 20 ( ID:54843 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Trên thực tế. các quần thể không thể tăng số lượng cá thể mãi mãi. Kích thước lớn nhất
của quần thể được giới hạn bởi yếu tố nào dưới đây?

A

Tỉ lệ sinh sản.

B

Kiểu phân bố.


C

Sức chứa của môi trường.

D

Tỉ lệ tử vong.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Số lượng cá thể của quần thể phụ thuộc vào: tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, mức độ nhập cư
và xuất cư
Trên thực tế các quần thể không tăng số lượng cá thể mãi mãi vì khi số lượng tăng
đến một mức nhất định tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi
trường thì các cá thể sẽ cạnh tranh nhau → làm giảm số lượng cá thể của quần
thể.
Vì vậy, số lượng cá thể của quần thể ngoài ra còn bị giới hạn bởi yếu tố sức chứa
của môi trường, khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.


Câu 21 ( ID:54844 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy
giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?

A

Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi
với những thay đổi của môi trường.

B

Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại
của quần thể.

C

Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể
cái ít.

D

Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu
của các cá thể trong quần thể.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái

suy giảm dẫn tới diệt vong là do:
+ sự hỗ trợ giữa các cá thể bị suy giảm, quần thể không có khả năng chống chọi
với những thay đổi của môi trường.
+ khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với các cá
thể cái ít.
+ sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.


Câu 22 ( ID:54845 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Kích thước quần thể nhỏ nhất thường gặp ở các loài

A

kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp.

B

khả năng phục hồi số lượng cá thể nhanh.

C

tuổi sinh sản lần đầu đến sớm.


D

kích thước cơ thể lớn, tuổi thọ cao.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể đặc trưng (hoặc khối lượng
hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của
quần thể
Kích thước quần thể nhỏ thường gặp ở những loài kích thước cơ thể lớn, tuổi thọ
cao; tuổi phát dục muộn và số lượng con sinh ra trong 1 lứa ít.
Ví dụ: quần thể voi sẽ có kích thước quần thể nhỏ nhưng quần thể chim, kiến...sẽ
có kích thước lớn.

Câu 23 ( ID:54846 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Nếu nguồn sống dồi dào, không gian cư trú không giới hạn, điều kiện sống thuận lợi, đồ
thị tăng trưởng của quần thể ở dạng

A


giảm dần đều.


B

đường cong chữ J.

C

tăng dần đều.

D

đường cong chữ S.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Nếu nguồn sống dồi dào, không gian cư trú không giới hạn, điều kiện sống thuận
lợi thì quần thể sẽ tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (chữ J) còn ngược lại khi
nguồn sống bị giới hạn thì quần thể sẽ tăng trưởng thực tế (hình chữ S)

Câu 24 ( ID:54847 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi


 Theo dõi

Dân số một quốc gia ổn định nhất khi

A

nhóm tuổi trước sinh sản có tỉ lệ thấp nhất.

B

nhóm tuổi trước sinh sản có tỉ lệ cao nhất .

C

mức sinh và nhập cư bằng mức tử và di cư.

D

nhóm tuổi sinh sản có tỉ lệ cao nhất.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Số lượng cá thể của quần thể chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố đó là: tỷ lệ sinh; tỷ lệ
tử; mức độ nhập cư và xuất cư


Số lượng cá thể ổn định khi cân bằng vừa tỷ lệ sinh sản - mức nhập cư với tỷ lệ tử

vong - mức di cư.
Vậy dân số một quốc gia muốn ổn định nhất khi mức sinh và mức nhập cư bằng
mức tử và mức di cư

Câu 25 ( ID:54848 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Ở những nước đang phát triển, để nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm ô nhiễm môi
trường, biện pháp nào dưới đây cần được đặt lên hàng đầu?

A

Trồng rừng.

B

Hạn chế tăng dân số.

C

Khai hoang.

D

Xử lí rác thải.

Bình luận

Câu 26 ( ID:54849 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Đặc trưng nào sau đây không có ở quần thể sinh vật?

A

Nhóm tuổi.

B

Sự phân bố cá thể của quần thể.

C

Loài ưu thế và loài đặc trưng.

D

Mật độ cá thể.

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Lời giải chi tiết


Bình luận

Lời giải chi tiết

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không
gian xác định vào một thời điểm xác định có khả năng giao phối với nhau tạo ra
đời con hữu thụ
Quần thể có những đặc trưng về: tỷ lệ giới tính; nhóm tuổi; sự phân bố các cá thể
trong quần thể; kích thước quần thể; sự tăng trưởng của quần thể
Loài ưu thế và loài đặc trưng là đặc trưng của quần xã chứ không phải của quần
thể; trong quần xã có nhiều loài nên sẽ có loài ưu thế (có số lượng cá thể nhiều,
sinh khối lớn); loài đặc trưng (loài chỉ có ở một quần xã nào đó)

Câu 27 ( ID:54850 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

 Theo dõi

Biến động số lượng cá thể của quần thể là

A

do sự chênh lệch giữa tỉ lệ sinh sản và mức xuất cư.

B


do sự thay đổi nguồn thức ăn và không gian sống.

C

do sự chênh lệch giữa mức nhập cư và mức xuất cư.

D

dưới tác dụng tổng hợp của các nhân tố môi trường.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết


Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần
thể đó quanh trị số cân bằng khi kích thước quần thể đạt giá trị tối đa, cân bằng
với sức chứa của môi trường
Có biến động số lượng theo chu kì: Xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của
điều kiện môi trường
Và biến động số lượng không theo chu kì: Xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, không
kiểm soát được
Vậy biến động số lượng cá thể của quần thể xảy ra dưới tác dụng của các nhân tố
môi trường.

Câu 28 ( ID:54851 )

Báo lỗi câu hỏi


Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

 Theo dõi

Biến động số lượng cá thể của quần thể được chia thành hai dạng là biến động

A

theo chu kì mùa và theo chu kì nhiều năm.

B

không theo chu kì và biến động theo chu kì.

C

theo chu kì ngày đêm và theo chu kì mùa.

D

theo chu kì ngày đêm và biến động không theo chu kì.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Biến động số lượng cá thể của quần thể chia làm 2 loại:
+ Có biến động số lượng theo chu kì: Xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của
điều kiện môi trường



+ Và biến động số lượng không theo chu kì: Xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên,
không kiểm soát được.

Câu 29 ( ID:54852 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian
nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn.
Như vậy quần thể này

A

biến động số lượng theo chu kỳ năm

B

biến động số lượng không theo chu kỳ

C

không phải là biên động số lượng

D


biến động số lượng theo chu kỳ mùa
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần
thể đó quanh trị số cân bằng khi kích thước quần thể đạt giá trị tối đa, cân bằng
với sức chứa của môi trường.
Có dạng biến động theo chu kỳ và không theo chu kỳ.
Quần thể ruồi nhà xuất hiện vào khoảng thời gian xác định trong năm, thường là
mùa hè vào mùa khác thì hầu như giảm hẳn.
Quần thể này biến động số lượng theo chu kỳ mùa.


Câu 30 ( ID:54853 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

 Theo dõi

Ở Việt Nam, sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa nào? Vì sao?

A

Mùa khô do sâu hại thích nghi với khí hậu khô nóng nên sinh sản

mạnh.

B

Mùa xuân và mùa hè do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào.

C

Mùa xuân do nhiệt độ thích hợp, thức ăn phong phú.

D

Mùa mưa do cây cối xanh tốt, sâu hại có nhiều thức ăn.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Các loài sâu hại ăn lá thường xuất hiện vào mùa xuân và mùa hè. Khí hậu ấm áp,
cây cối sinh sôi nảy nở, thức ăn dồi dào → sâu hại phát triển mạnh.
Tới mùa thu, đông thì nguồn thức ăn khan hiếm nên sâu hại xuất hiện ít.

Câu 31 ( ID:54854 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể quần thể theo chu kỳ là do:

A

Do những thay đổi có tính chu kỳ của điều kiện môi trường.

B

Do các hiện tượng thiên tai xảy ra hàng năm.

C

Do mỗi năm đều có một loại dịch bệnh tấn công quần thể.

D

Do những thay đổi có tính chu kỳ của dịch bệnh hàng năm.


Bình luận

Câu 32 ( ID:54855 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Trường hợp nào là biến động không theo chu kỳ?

A

Ếch nhái tăng nhiều vào mùa mưa.

B

Cá cơm ở biển Peerru chết nhiều do dòng nước nóng chảy qua 7 năm /lần

C

Gà rừng chết rét.

D

Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể đó quanh trị số cân bằng khi kích
thước quần thể đạt giá trị tối đa, cân bằng với sức chứa của môi trường
Biến động số lượng cá thể của quần thể có biến động theo chu kỳ và biến động
không theo chu kỳ.
Những biến động không theo chu kỳ là do các tác nhân ngẫu nhiên của môi
trường như lũ lụt, hạn hán...tác động tới quần thể làm thay đổi số lượng cá thể của
quần thể.

A, B. biến động theo chu kỳ mùa; D. Biến động theo chu kỳ 7 năm/lần

Câu 33 ( ID:54856 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể?

 Theo dõi


A

Lũ lụt

B

Khí hậu

C

Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn

D

Nhiệt độ xuống quá thấp
Lời giải chi tiết


Bình luận

Lời giải chi tiết

Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể: yếu tố vô sinh và hữu
sinh có thể có tính chu kỳ hoặc những yếu tố ngẫu nhiên...
Nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể đó là: sự cạnh tranh
giữa các cá thể trong đàn → cạnh tranh sẽ làm giảm số lượng của các cá thể

Câu 34 ( ID:54857 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

 Theo dõi

Chuồn chuồn, ve sầu... có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè nhưng rất ít vào những
tháng mùa đông, thuộc dạng biến động số lượng nào sau đây?

A

Theo chu kỳ mùa

B

Theo chu kỳ tháng

C


Không theo chu kỳ

D

Theo chu kỳ ngày đêm
Lời giải chi tiết

Bình luận


Lời giải chi tiết

Các tháng xuân hè khí hậu thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của chuồn
chuồn và ve sầu nên các loài này xuất hiện vào những tháng xuân hè nhiều và ít
vào những tháng mùa đông
Đây là ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kỳ mùa' mùa
xuân hè tăng nhanh và mùa đông thì số lượng cá thể lại giảm đi → mùa xuân hè
năm sau số lượng cá thể lại tăng.

Câu 35 ( ID:54858 )

Câu trắc nghiệm (0.22 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là

A


sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của một bộ phận hay cả quần thể.

B

sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của nhân tố vô sinh và
hữu sinh.

C

tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử giảm trong quần thể.

D

sự điều chỉnh vật ăn thịt và vật ký sinh.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Số lượng cá thể trong quần thể chịu tác động bởi 4 yếu tố chính: tỷ lệ sinh. tỷ lệ
tử, mức nhập cư và xuất cư
Quần thể có số lượng không đổi khi tỷ lệ sinh + nhập cư = tỷ lệ tử + xuất cư
A. Sai. Nếu tỷ lệ sinh tăng, tỷ lệ tử giảm thì quần thể sẽ tăng số lượng các cá thể
→ tăng kích thước quần thể


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×