Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

1550303686678 de 8 on tap ve tien hoa phan 3pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.62 KB, 4 trang )

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam – Tại Hoc24h.vn

SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH
HỌC
CHUYÊN ĐỀ: TIẾN HÓA
Nội dung: ÔN TẬP VỀ TIẾN HÓA – PHẦN 3

Câu 1 [ID:55670]: Tiến hoá tiền sinh học là quá trình:
A. Hình thành các hợp chất hữu cơ như: rượu, anđêhit, xêton.
B. Hình thành các pôlipeptit từ các axit amin.
C. Hình thành các hợp chất như axit amin, axit nuclêic.
D. Hình thành tế bào sinh vật nhân sơ tổ tiên (procaryote)
Câu2 [ID:55671]: Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là:
A. Biến dị tổ hợp
B. Đột biến tự nhiên
C. Đột biến gen nhân tạo
D. Thường biến
Câu 3 [ID:55672]: Cách li trước hợp tử là:
A. Trở ngại, ngăn cản sự giao phối
B. Trở ngại, ngăn cản con lai phát triển
C. Trở ngại, ngăn cản sự tạo thành hợp tử
D. Trở ngại, ngăn cản can lai hửu thụ
Câu 4 [ID:55673]: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi rất nhỏ tần số tương đối của các alen thuộc một gen là:
A. Di nhập gen.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến.
D. Biến động di truyền.
Câu 5 [ID:55674]: Nội dung nào dưới đây mô tả vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hoá nhỏ
A. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong thành quần thể giao phối
B. Đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc điển có lợi hơn
C. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng tiến hoá


D. Hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể trong quần thể
Câu 6 [ID:55682]: Theo Đacuyn nguồn nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hoá là:
A. những biến đổi đồng loạt của sinh vật trước sự thay đổi của điều kiện sống.
B. biến dị cá thể.
C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật do tập quán hoạt động.
D. đột biến và biến dị tổ hợp.
Câu 7 [ID:55683]: Trong đại Trung sinh, chim và thú phát sinh ở kỉ:
A. Jura.
B. Pecmi.
C. Tam điệp.
D. Krêta.
Câu 8 [ID:55684]: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do:
A. sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của loài.
B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.
C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.
D. thực hiện các chức phận giống nhau.
Câu 9 [ID:55685]: Theo quan niệm thuyết tiến hoá hiện đại, một gen đột biến lặn có hại sẽ:
A. bị chọn lọc tự nhiên đào thải khỏi quần thể sau một ít thế hệ.
B. không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn khỏi quần thể.
C. không bị chọn lọc tự nhiên đào thải.
D. bị chọn lọc tự nhiên đào thải nhanh hơn so với đột biến gen trội có hại.
Câu 10 [ID:55686]: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị nhỏ nhất của tiến hóa.
A. Cá thể.
B. Quần thể.
C. Quần xã.
D. Loài
Câu 11 [ID:55694]: Đặc điểm thích nghi kiểu hình là:
A. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!


Trang 1


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam – Tại Hoc24h.vn

B. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên
C. Sự phản ứng của cùng một kiểu gen trước môi trường khác nhau
D. Ảnh hưởng trực tiếp của môi trường khác nhau
Câu 12 [ID:55695]: Trong quá trình tiến hoá, các loài đều hướng tới việc tăng mức sống sót bằng các cách, trừ
A. tăng tần số giao phối giữa cá thể đực và cái.
B. chuyển từ kiểu thụ tinh ngoài sang thụ tinh trong.
C. chăm sóc trứng và con non.
D. đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Câu 13 [ID:55696]: Tuyến sữa ko hoạt động ở hầu hết các con đực ở động vật có vú là
A. cơ quan thoái hoá
B. cơ quan dư thừa
C. cơ quan tiêu giảm
D. cơ quan thiểu năng
Câu 14 [ID:55697]: Trong hiện tượng đồng quy tính trạng, những dấu hiệu đồng quy thường thấy là
A. Những nét đại cương trong hình dạng cơ thể hoặc hình thái tương tự ở một vài cơ quan
B. Một số đặc điểm liên quan đến hoạt động của cơ thể
C. Các tính trạng liên quan đến hoạt động hô hấp
D. Sự giống nhau một cách hoàn hảo của một số tính trạng giữa các loài khác nhau
Câu 15 [ID:55698]: Theo Darwin chọn lọc nhân tạo bắt đầu từ khi nào?
A. Từ khi sự sống xuất hiện
B. Từ khi loài người xuất hiện.
C. Từ khi loài người bắt đầu biết trồng trọt, chăn nuôi.
D. Từ khi khoa học chọn giống được hình thành.
Câu 16 [ID:55704]: Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên xảy ra ở các cấp độ nào sau đây?
A. Cá thể, quần thể, quần xã

B. Giao tử, phân tử, nhiễm sắc thể
C. Nhiễm sắc thể, cá thể, quần thể
D. Dưới cá thể, cá thể, trên cá thể
Câu 17 [ID:55705]: Sự tiến hoá của mỗi nhóm trong sinh giới diễn ra như thế nào?
A. Theo những con đường cụ thể giống nhau với những nhịp điệu giống nhau
B. Theo những con đường cụ thể khác nhau nhưng với những nhịp điệu giống nhau.
C. Theo những con đường cụ thể khác nhau nhưng với những nhịp điệu khác nhau.
D. Theo những con đường cụ thể giống nhau nhưng với những nhịp điệu khác nhau.
Câu 18 [ID:55706]: Đặc điểm nổi bật của động thực vật ở đảo đại dương là:
A. Có toàn các loài du nhập ở các nơi khác đến.
B. Giống với hệ động, thực vật ở vùng lục điạ gần nhất.
C. Có toàn những loài đặc hữu.
D. Có hệ động, thực vật nghèo nàn hơn ở lục địa.
Câu 19 [ID:55707]: Nhân tố nào dưới đây không phải là nhân tố tiến hoá?
A. Chọn lọc tự nhiên
B. Chọn lọc nhân tạo
C. Đột biến
D. Giao phối có chọn lọc.
Câu 20 [ID:55708]: Màu sắc báo hiệu thường gặp ở những loài sâu bọ :
A. có nọc độc hoặc tiết ra mùi hăng B. có kích thước nhỏ
C. có cánh
D. cánh cứng.
Câu 21 [ID:55714]: Các bệnh ở người do đột biến gen gây ra gọi là
A. bệnh rối loạn chuyển hóa
B. bệnh di truyền phân tử
C. bệnh đột biến NST
D. bệnh đột biến gen lặn
Câu 22 [ID:556715]: Nghiên cứu chỉ số ADN của tế bào để xác định:
A. độ thông minh
B. quan hệ huyết thống

C. tần số đột biến gen
D. tật, bệnh di truyền
Câu 23 [ID:55716]: Trong cơ thể sống Axít nuclêic đóng vai trò quan trọng trong:
A. Sự sinh sản
B. Di truyền
C. Xúc tác và điều hoà
D. Sự sinh sản và di truyền
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 2


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam – Tại Hoc24h.vn

Câu 24 [ID:55717]: Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học.
A. Sự xuất hiện của enzim
B. Sự hình thành các hợp chất hữu cơ phức tạp Prôtêin và Axít nuclêic.
C. Sự tạo thành của Côaxecva
D. Sự hình thành màng.
Câu 25 [ID:55718]: Đặc điểm chung của đại Thái cổ và đại Cổ sinh là:
A. Sự sống còn tập trung dưới nước.
B. Hình thành sinh quyển.
C. Có giun và thân mền trong giới động vật.
D. Có quá trình phân bố lại địa dương.
Câu 26 [ID:556724]: Các dạng vượn người đã bắt đầu xuất hiện ở:
A. Kỉ Phấn trắng. B. Kỉ Thứ tư.
C. Kỉ Pecmơ.
D. Kỉ Thứ ba.
Câu 27 [ID:55725]: Sự di cư của các động vật, thực vật ở cạn ở kỷ thứ tư là do:
A. Khí hậu khô tạo điều kiện cho sự di cư

B. Xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do băng hà phát triển, mực nước biển rút xuống
C. Diện tích rừng bị thu hẹp làm xuất hiện các đồng cỏ
D. Sự phát triển của cây hạt kín và thức ăn thịt
Câu 28 [ID:556726]: Lý do xuất hiện và phát triển nhanh của cây hạt kín là:
A. Mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, hình thức sinh sản hoàn thiện.
B. Khí hậu khô, ánh nắng gắt, ít chịu tác động của chon lọc tự nhiên.
C. Mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, ít chịu tác động của chon lọc tự nhiên.
D. Không khí khô, ánh sáng gắt, hình thức sinh sản hoàn thiện hơn.
Câu 29 [ID:556727]: Kết quả của chọn lọc nhân tạo là:
A. Tạo ra các loài mới
B. Tạo ra các chi mới
C. Tạo ra các họ, bộ mới
D. Tạo ra các thứ mới, nòi mới
Câu 30 [ID:556728]: Trong việc giải thích nguồn gốc của chung của loài , quá trình nào dưới đây đóng vai trò
quyết định:
A. Quá trình đột biến
B. Quá trình giao phối
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
D. Quá trình phân ly tính trạng.
Câu 31 [ID:556729]: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyến S.R.Dacuyn là:
A. Giải thích được sự hình thành loài mới
B. Phát hiên vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo trong quá trình tiến hóa của các loài
C. Chứng minh toàn bộ sinh giới có chung một nguồn gốc
D. Giải thích thành công sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi
Câu 32 [ID:55735]: Nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là:
A. Đột biến nhiễm sắc thể
B. Thường biến.
C. Biến dị tổ hợp.
D. Đột biến gen.
Câu 33 [ID:55736]: Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới

A. Cách li sinh sản.
B. Cách li địa lí.
C. Cách li sinh thái.
D. Cách li di truyền.
Câu 34 [ID:55737]: Theo quan niệm của thuyết tiến hoá hiện đại, chọn lọc tự nhiên có thể xảy ra ở cấp độ :
A. Cá thể .
B. Quần thể .
C. Cá thể, quần thể .
D. Dưới cá thể, cá thể , trên cá thể .
Câu 35 [ID:55738]: Vai trò chủ yếu trong chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là:
A. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột.
B. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến
hóa.
C. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
D. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Câu 36 [ID:55744]: Theo quan niệm của thuyết tiến hoá hiện đại, nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là :
A. Biến dị cá thể , đột biến .
B. Đột biến, biến dị tổ hợp .
C. Biến dị tổ hợp , đột biến gen.
D. Đột biến gen, đột biến NST .
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 3


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam – Tại Hoc24h.vn

Câu 37 [ID:55745]: Trong tự nhiên, sự cách ly sinh vật có thể phân biệt các dạng sau:
A. Cách ly địa lý, cách ly sinh thái, cách ly sinh sản và cách ly di truyền
B. Cách ly địa lý, cách ly sinh lý, cách ly sinh thái và cách ly di truyền

C. Cách ly địa lý, cách ly sinh lý, cách ly sinh sản và cách ly di truyền
D. Cách ly sinh lý, cách ly sinh thái, cách ly sinh sản và cách ly di truyền
Câu 38 [ID:55746]: Quá trình giao phối đã tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên bằng cách:
A. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể
B. Trung hoà tính có hại của đột biến
C. Góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi
D. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp
Câu 39 [ID:55747]: Theo quan niệm của thuyết tiến hoá hiện đại, kết quả của chọn lọc tự nhiên là :
A. Sự phát triển những cá thể mang đột biến có lợi .
B. Sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi.
C. Sự sống sót ưu thế của những quần thể có những đặc điểm thích nghi.
D. Sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể thích nghi nhất.

ĐÁP ÁN ĐÚNG :
Lưu ý: Để xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu các em xem tại khóa
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA, MÔN SINH HỌC; Tại website: />Câu

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D


B

C

C

C

B

C

B

B

B

C

A

A

A

C

D


C

D

B

A

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30


31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đáp án

B

B

D

B


A

D

B

D

D

D

B

D

A

D

B

B

A

D

B


Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 4



×