Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.57 KB, 13 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …………………………………..
1. Tên sáng kiến: “Rèn nếp tự quản, tinh thần tập thể cho học sinh lớp 1”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm (lớp 1)
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Trong hoạt động giáo dục, ngoài việc giáo viên giúp học sinh chiếm lĩnh tri
thức thì hoạt động chủ nhiệm lớp cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Khác
với hoạt động dạy học, hoạt động chủ nhiệm lớp mang tính chất giáo dục đạo đức,
tác phong, tinh thần tập thể đoàn kết nhằm đạt tới sự phát triển toàn diện nhân cách
cho học sinh.
Ưu điểm:
- Đa số học sinh ngoan, đi học đều.
- Giáo viên đa số đã thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chủ
nhiệm lớp
- Điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ, khang trang
tạo không khí phấn khích trong giáo viên và học sinh.
1


- Đa số phụ huynh học sinh quan tâm việc học của các em, nhiệt tình phối
hợp với giáo viên chủ nhiệm.
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường
- Đa số học sinh nhà gần trường, thuộc địa phương
- Phòng học sạch sẽ, thoáng mát
Hạn chế:
- Giáo viên chưa có biện pháp tốt để giúp học sinh giữ gìn nề nếp tự quản
và xây dựng tinh thần tập thể.
- Các em còn quá nhỏ, nhiều em rất hiếu động chưa ý thức được việc học


tập của mình nên lớp học chưa có nề nếp, chưa có ý thức tự quản. Một số em mải
chơi nghịch ngợm.
- Một vài học sinh hay quên, trí nhớ kém
- Một số học sinh vẫn chưa tự quản tốt mặc dù giáo viên chủ nhiệm có
quan tâm
- Một số học sinh điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, việc đầu tư và chăm
lo cho con cái học hành của các bậc cha mẹ chưa được quan tâm nhiều.
- Đa số vốn giao tiếp của các em rất hạn chế, lời nói chưa được to, rõ ràng.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a. Mục đích của giải pháp:
2


Việc nghiên cứu đề tài nhằm chia sẽ những giải pháp trong việc rèn cho học
sinh lớp 1 tính tự quản, tinh thần tập thể.
Để xây dựng được lớp học tự quản, lúc đầu tôi gặp không ít khó khăn vất vả
vì lớp tôi chủ nhiệm là học sinh lớp 1 các em còn rất nhỏ, ý thức chấp hành nội quy
chưa cao. Song với sự kiên trì của bản thân và sự hỗ trợ của đội ngũ cán sự lớp
không bao lâu lớp tôi chủ nhiệm đã đi vào ổn định và phát huy tính tự quản rất tốt.
Qua mấy tuần đầu của tháng 8, tôi thấy các em vẫn còn chưa quen với môi
trường mới. Đa số các em còn quen với nếp ở mẫu giáo, tự do trong các hoạt động
cũng như giao tiếp với thầy cô như: chưa biết xếp hàng, ồn ào, đi lại tự do trong giờ
học, ý thức trong giờ học chưa cao,… chưa có ý thức học bài, không có tinh thần
xây dựng tập thể. Đội ngũ các sự lớp còn nhiều lúng túng, các em vẫn chưa biết
cách quản lí lớp khi không có giáo viên chủ nhiệm.
b. Nội dung của giải pháp:
* Tìm hiểu, nắm bắt đối tượng học sinh
Ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm, tôi tiến hành tìm hiểu, nắm bắt thông tin,
đối tượng học sinh qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: tìm hiểu qua giáo viên
dạy mẫu giáo năm trước, phiếu thông tin học sinh,… Qua đó tôi đã phần nào hiểu

được về học sinh của mình, điều đó giúp ít cho tôi rất nhiều trong công tác giảng
dạy và giáo dục học sinh.
* Xây dựng và phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp
3


Dựa vào việc nắm bắt đối tượng học sinh, sự nhiệt tình, năng nổ, ý thức tổ
chức kĩ luật và các biểu hiện ban đầu của học sinh trong tập thể lớp tôi tiến hành
xây dựng đội ngũ cán bộ lớp.
Sau khi bầu chọn được ban cán bộ lớp thì công việc tiếp theo là phân công
nhiệm vụ cụ thể và giao trách nhiệm cho ban cán bộ lớp. Phân công nhiệm vụ phù
hợp với khả năng của từng em. Mỗi em sẽ làm đúng trách nhiệm của mình.
Nhiệm vụ lớp trưởng: Theo dõi sĩ số lớp, điều khiển các bạn xếp hàng, theo
dõi mọi hoạt động của lớp.
Nhiệm vụ phó học tập: giúp đỡ các bạn học yếu, kiểm tra bài đầu giờ cho các
bạn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đôi bạn cùng tiến.
Nhiệm vụ của phó lao động, trật tự: theo dõi, phân công các tổ làm vệ sinh,
trực nhật. trật tự, tự quản của lớp.
Nhiệm vụ của phó văn thể mỹ: điều khiển lớp văn nghệ đầu giờ, giữa giờ,
quản trò các trò chơi giữa tiết.
Học sinh trong lớp được chia thành 3 tổ, mỗi tổ có tổ trưởng. Tổ trưởng các
tổ có nhiệm vụ phân công các bạn trong tổ trực vệ sinh lớp, theo dõi sĩ số của tổ,
báo cáo tình hình học tập của tổ, việc thực hiện các nội quy, việc hoàn thành thành
nhiệm vụ học tập của từng cá nhân trong tổ.
* Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm

4


- Vạch ra kế hoạch thi đua của lớp giao cho ban cán bộ lớp theo dõi, kiểm

tra, đánh giá
- Bồi dưỡng tình cảm gắn bó với lớp, với trường, khơi dậy và phát huy tinh
thần làm chủ của các em, để các em luôn có cảm giác đây là “ngôi nhà thứ hai” của
mình.
- Thường xuyên trao đổi, hướng dẫn các em từng nhiệm vụ mà đã phân công
- Giáo viên luôn khen thưởng kịp thời, nhắc nhở nhẹ nhàng, kịp thời và động
viên các em trong quá trình làm việc.
- Tạo mối quan hệ gần gũi thân thiết giữa giáo viên và học sinh, học sinh và
học sinh.
- Khen thưởng những học sinh thực hiện tốt, tuyên dương những học sinh
tích cực, phê bình nhắc nhở những học sinh thường xuyên vi phạm
* Đề ra những tiêu chí thi đua, nội quy lớp học, các nguyên tắc để học
sinh thực hiện và đi vào nề nếp
Nội quy của lớp được xây dựng trên cơ sở nội quy của trường và được tập
thể lớp nhất trí thông qua. Trên cơ sở đó thành lập bảng thi đua giữa các tổ. Qua đó
giúp các em nâng cao tinh thần tự giác trong học tập và rèn luyện, có thái độ và ý
thức nghiêm túc trong các hoạt động, giúp các em có sự phấn đấu và đoàn kết với
nhau, tạo môi trường học tập vui tươi và thân thiện.

5


Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng vì còn nhỏ nên rất
hay quên. Vì vậy, khi học sinh thực hiện không đúng nội quy, các nguyên tắc thì
giáo viên nhắc lại cho học sinh nhớ và yêu cầu thực hiện đúng, dù nhắc nhiều lần
cũng được, dù mất một hay hai, ba tháng cũng được, và học sinh sẽ đi vào khuôn
khổ.
- Học sinh cần phải học cách lắng nghe người khác. Ngay khi bắt đầu năm
học, tôi dạy cho học sinh phải tuyệt đối trật tự khi giáo viên nói hoặc bạn trong lớp
nói.

Tôi đưa ra 5 nguyên tắc để trở thành người nghe tốt và áp dụng trong các giờ
học và các hoạt động. Khi lớp mất trật tự thì tôi ngừng giảng và cho học sinh nhắc
lại 5 nguyên tắc. Tôi áp dụng hằng ngày, hằng giờ trên lớp mỗi khi các em không
tập trung hoặc làm ồn. Đến nay tôi nhận thấy học sinh của lớp có sự chuyển biến rõ
rệt, trong giờ học thì không còn trường hợp học nói chuyện, làm việc riêng, lớp học
đi vào nề nếp rất tốt.
5 nguyên tắc để trở thành người nghe tốt: Tai lắng nghe, mắt nhìn người nói,
miệng không nói, ngồi yên, tay không nghịch đồ.
- Học sinh chỉ được phát biểu khi cho phép. Theo tôi nhận thấy giáo viên
thường trả lời các câu hỏi của học sinh, ngay cả khi học sinh không giơ tay. Điều
này tạo thói quen xấu cho học sinh là học sinh hay nói leo. Giáo viên phải luôn nhớ

6


“chỉ nói khi được phép”. Dần dần học sinh sẽ nhớ, và biết chờ đợi đến lượt nói của
mình.
- Yêu cầu học sinh nói nhỏ giọng. Khi học sinh ồn ào, tôi không quát học
sinh mà điều tôi làm là gây chú ý với học sinh, sau đó nói một cách nhẹ nhàng và
nhỏ nhất có thể. Vừa nói vừa đi đến tận nơi các em nói chuyện, nói cảm ơn các bạn
kia đã giữ trật tự và sẵn sàng học, còn các em thì sao. Đồng thời giải thích rằng
mình sẽ không thể học được điều gì mới hôm nay nếu các em nói chuyện ồn ào
như vậy
Điều quan trọng khi thực hiện các nội quy, các nguyên tắc là sự bao dung và
chấp nhận của giáo viên. Bao dung cho các em khi các em chưa thực hiện tốt, chấp
nhận rằng con nít thường hay quên, cần được nhắc đi nhắc lại thường xuyên.
* Tổ chức tốt các giờ sinh hoạt lớp
Trên cơ sở xây dựng được đội ngũ ban cán sự lớp nhiệt tình, gương mẫu, có
trách nhiệm. Tổ chức giờ sinh hoạt lớp là điều kiện để các em thể hiện vai trò tự
quản của mình.

Để tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần đa dạng hóa các nội
dung và hình thức sinh hoạt lớp, thu hút được sự tham gia của học sinh dưới sự
giúp đỡ của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quả của học sinh.
Ví dụ: tiết sinh hoạt lớp thì lớp trưởng tổng kết tuần. Tổ trưởng báo cáo tình
hình học tập của các bạn trong tổ, kết quả thi đua. Phó hoc tập báo cáo hoạt động
7


học tập của lớp. Phó lao động, trật tự nhận xét về trực nhật của các tổ, hoạt động tự
quản của lớp
Học sinh được nêu ý kiến, suy nghĩ, mong muốn của mình.
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá chung hoạt động của lớp, tuyên
dương những mặt mạnh, rút kinh nghiệm những mặt hạn chế. Phổ biến kế hoạch
tuần tới.
Sau đó là sinh hoạt tập thể. Mỗi tuần có thể lựa chọn một trong những hình
thức sinh hoạt tập thể như: tổ chức các trò chơi, kể cho học sinh nghe những câu
chuyện có ý nghĩa giáo dục, tổ chức các tiết mục văn nghệ thư giản, trò chơi tại
chỗ,...
* Xây dựng nếp tự quản
Ban cán sự lớp có vai trò quan trọng trong các giờ tự quản. Bên cạnh đó, ý
thức tự giác của mỗi học sinh là yếu tố quyết định trong giờ tự quản tốt hay không.
Để học sinh tự quản tốt giáo viên cần đẩy mạnh công tác thi đua trong học sinh để
các em phấn đấu đạt thành tích tốt trong công tác thi đua cá nhân, tổ đến thi đua
lớp.
- Chia tổ, các tổ theo dõi chéo nhau hằng ngày. Mỗi ngày, cuối giờ thì tổng
kết. Học sinh rất vui sướng khi tổ mình về nhất. Tổng kết cuối buổi như vậy sẽ giúp
cho học sinh ngoan hơn và hăng hái trong học tập hơn.

8



Ví dụ: Nói chuyện, làm việc riêng, đi trể, ăn quà bánh trong giờ học:
- 1điểm/ trường hợp. Phát biểu đúng: + 1 điểm/ trường hợp. Cuối buổi lớp trưởng
lên tổng kết. Các tổ nêu điểm cộng, điểm trừ của các tổ.
- Phát động phong trào “bảng hoa việc tốt đổi quà”. Khi lớp mất trật tự tôi
chỉ cần nói “ai mất trật tự sẽ xóa hết hoa”, học sinh rất nâng niu những bông hoa
được tặng để đổi quà.
Sau mỗi giờ tự quản giáo viên nhận xét, nhắc nhở hay tuyên dương những cá
nhân, tổ thực hiện tốt trong các giờ tự quản.
Một số giờ tự quản ở lớp tôi mà học sinh đã thực hiện như:
- Tự quản 15 phút đầu giờ: Ngay từ đầu năm học tôi tôi quy định cho học
sinh có mặt ở lớp là 6 giờ 45 phút để tổ trưởng từng tổ kiểm tra việc chuẩn bị bài,
dụng cụ học tập khi đến lớp của tổ mình xem có đầy đủ hay chưa, lí do vì sao. Tổ
trưởng yêu cầu 2 bạn ngồi gần kiểm tra chéo, đôi bạn cùng tiến sẽ kiểm bài cho
bạn.
- Tự quản các giờ học trên lớp: giữ trật tự, tham gia phát biểu xây dựng bài.
Áp dụng 5 nguyên tắc để trở thành người nghe tốt khi học sinh tự quản các giờ học
trên lớp.
- Tự quản các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động lao động, vui chơi.
- Tự quản trong các giờ trống của giáo viên: vì lí do nào đó mà giáo viên đến
lớp trể hoặc vắng mặt thì lớp vẫn giữ trật tự không làm ảnh hưởng đến lớp học kế
9


bên. Học sinh không chạy ra khỏi lớp. Lớp trưởng sẽ là người điều khiển cho lớp tự
lấy vở ra luyện viết hoặc luyện đọc lại bài.
* Rèn luyện tinh thần tập thể
- Hoạt động tập thể, ngoài giờ lên lớp: là hoạt động mà học sinh lớp 1 nói
riêng và học sinh tiểu học nói chung đều rất hứng thú tham gia vì trong giờ hoạt
động tập thể học sinh được nói, được hát, được tham gia các hoạt động, được thể

hiện mình. Trong các hoạt động tập thể học sinh có thể hát, múa, kể chuyện,... và
nhiều hình thức khác nữa theo chủ đề, chủ điểm hàng tháng. Hoạt động này có thể
lôi cuốn được hết tất cả tập thể lớp nên nó góp phần không nhỏ vào việc rèn tính kỉ
luật, tính tổ chức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, yêu thương bạn bè, tinh thần tập
thể, tự quản lớp.
- Hướng học sinh đến những hoạt động đoàn kết, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau:
tôi tổ chức cho học sinh giao lưu, tìm hiểu về nhau ngay từ đầu năm học để các em
biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Trong mỗi ngày học tôi đều dành thời gian để trò
chuyện, hỏi han các em,... để các em chia sẻ với cô và các bạn. Qua các hoạt động
đó sẽ tạo mối quan hệ gắn kết các em lại thành một tập thể đoàn kết, yêu thương,
giúp đỡ nhau.
- Hướng dẫn học sinh cùng nhau xây dựng môi trường học tập thân thiện:
phòng học là nơi các em học tập, vui chơi. Bởi thế phòng học không những thoáng
mát, đầy đủ tiện nghi mà còn phải trang trang trí đẹp, thân thiện, gần gũi với các
10


em, tạo cho các em không khí phấn khởi, say mê thích thú khi vào lớp học. Tôi
hướng dẫn cho học sinh cùng thực hiện trang trí lớp học thân thiện, hướng dẫn các
em cùng chăm sóc hoa và cây xanh trong lớp. Ngoài ra tôi còn khuyến khích tạo
điều kiện cho các em tham gia các hoạt động phong trào, vui chơi, các câu lạc bộ
của nhà trường. Qua đó các em còn được rèn luyện một số kĩ năng: kĩ năng hợp
tác,...
- Đề cao tinh thần tập thể trong các giờ học: trong các giờ học ngoài việc
truyền thụ kiến thức tôi luôn muốn tạo không khí vui tươi, dân chủ trong giờ hoc để
học sinh tích cực, chủ động trong bài học. Từ đó phát huy tính tích cực, mạnh dạn,
tự tin hơn đối với các em hay nhút nhát, rụt rè,...
- Để định hướng cho học sinh có được những hành vi đúng đắn trong sinh
hoạt, trong quan hệ với bạn bè. Thông qua giờ học đạo đức góp phần hình thành
nhân cách cho học sinh, các em biết học tập và làm theo tấm gương tốt, các em biết

đoàn kết giúp đỡ cho tập thể lớp ngày càng gần gũi, gắn bó hơn.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Áp dụng các giải pháp mà sáng kiến đã lựa chọn chúng tôi thấy không khí
lớp học thêm sinh động, học sinh tham gia các hoạt động tích cực, hứng thú trong
mọi hoạt động, các em trở nên mạnh dạn hơn, tự tin hơn, hào hứng hơn. Lớp học có
chuyển biến rõ rệt về tinh thần tập thể, các em biết yêu thương và giúp đỡ nhau

11


trong học tập và rèn luyện. Duy trì được nếp tự quản như: nếp sinh hoạt cuối tuần,
nếp giúp các bạn học kém về học tập có tiến bộ rõ rệt.
Những biện pháp trong đề tài là những biện pháp mang tính chung nhất. Cho
nên ngoài việc áp dụng tại lớp, tại trường chúng tôi, nếu đồng nghiệp nào có quan
tâm có thể chia sẻ cho các trường Tiểu học trong tỉnh nhằm mang lại hiệu quả trong
công tác chủ nhiệm lớp.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được:
Áp dụng các biện pháp trên tôi thấy lớp chuyển biến rõ rệt về nề nếp cũng
như chất lượng học tập.
* Cụ thể kết quả cuối năm học 2016 - 2017 như sau:
- Các em có nề nếp tốt, thực hiện tốt nội qui của lớp mà các em tự đề ra.
Các em học tích cực hơn, mạnh dạn, tự tin, những em nhút nhát nay đã mạnh dạn
hẳn lên, ý thức trong học tập. Đặc biệt, học sinh chậm tiến giảm hẳn đó là nhờ sự
hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ giữa học sinh với học sinh rất cao.
- Không có học sinh bị trách phạt, học sinh đến trường luôn đảm bảo an
toàn, không có học sinh gây gổ, đánh nhau.
- 100% học sinh đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, các phong
trào do trường tổ chức, các buổi học phụ đạo.
- 100% học sinh đem đầy đủ đồ dùng học tập.


12


- Duy trì sĩ số 100%
- Kiến thức – kĩ năng: Hoàn thành 100%
- Năng lực: Đạt 100%
- Phẩm chất: Đạt 100%
- Khen thưởng: Hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: 50%
* Giai đoạn đầu học kì I năm học 2017 – 2018: đến nay thì lớp học có nề
nếp tốt, thực hiện đúng các nội quy mà lớp đề ra. Vừa qua trong phong trào văn
nghệ “em hát lời yêu thương” chào mừng ngày 20 – 11 của trường thì lớp tham gia
đạt giải A đơn ca và 2 giải B tốp múa.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Không
Mỏ Cày Bắc, ngày 22 tháng 12 năm 2017

13



×