Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

SKKN một vài giải pháp giúp học sinh lớp 3, 4, 5 nhận thức đúng lợi ích và tác hại của game

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.79 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số:…………………………………

1. Tên sáng kiến:
Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 3, 4, 5 nhận thức đúng lợi ích và
tác hại của game.
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Tin học
3. Mô tả bản chất sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
- Xã hội hiện đại, máy tính trở thành nhu cầu cần thiết cho cuộc sống
cũng như công việc hàng ngày. Với thời đại công nghệ như hiện nay, máy
tính ngoài việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Bên cạnh đó
việc sử dụng máy tính để giải trí cũng được nâng cao hơn với nhiều hình
thức hấp dẫn, thú vị, cuốn hút cả người lớn lẫn trẻ em qua các chương trình
-1-


game offline (trò chơi được cài trên máy tính mà không cần sử dụng mạng
internet) hoặc game online (trò chơi được cài trên máy tính có sử dụng
mạng internet).
- Game được biết đến với nhu cầu giải trí. Tuy nhiên, một số người
lớn cũng như trẻ em vì quá lạm dụng việc chơi game nên ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe. Tỷ lệ nghiện game gây ra tệ nạn xã hội ngày càng tăng cao,
nó đang là vấn nạn của xã hội ngày nay. Thời gian gần đây, trò chơi
Pokemon đã du nhập vào đất nước ta tạo nên cơn sốt cho giới trẻ cũng như
tất cả các thành phần trong xã hội. Nó gây ra không ít các vụ tai nạn
thương tâm. Các cấp, các ngành đã nhanh chóng triển khai các công văn


ngăn chặn cũng như tuyên truyền về tác hại của trò chơi này. Ngày 03
tháng 10 năm 2016, Sở GD&ĐT Bến Tre cũng đã có Công văn số
2468/SGD&ĐT-CTTT V/v Giáo dục, ngăn chặn trò chơi Pokemon và sử
dụng tem có chứa chất ma túy.
- Trẻ em được tiếp cận với game trên máy tính hoặc game trên điện
thoại quá sớm. Và trong chương trình môn Tin học khối 3, 4, 5 các em
cũng được làm quen với một số trò chơi như: Mario, Blocks, Sticks, Dots,
the Monkey eyes,.. Để các em có nhận thức đúng về lợi ích và tác hại của
game ngay từ khi mới làm quen với máy tính cũng như được học và chơi
các trò chơi trên máy tính rèn luyện các kỹ năng sử dụng chuột, bàn phím

-2-


thì việc lồng ghép giáo dục của giáo viên vào trong tiết tin học là điều hết
sức cần thiết.
* Ưu điểm:
- Được sự quan tâm của các cấp, ngành và nhà trường đã tạo điều
kiện để học sinh có thể học Tin học từ lớp 3 đến lớp 5. Các trường được
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin
học. Giáo viên được tập huấn và triển khai các văn bản chỉ đạo về chuyên
môn kịp thời đúng lúc.
- Phòng máy được kết nối Internet, phần mềm máy tính cũng được
nâng cấp. Giáo viên có thể tự tìm tòi, nghiên cứu, bồi dưỡng thêm chuyên
môn, tìm kiếm được những trò chơi phù hợp với lứa tuổi để các em có thể
rèn luyện thêm các kỹ năng thực hành cũng như có thể mở rộng thêm kiến
thức cho học sinh thông qua các thông tin có ích trên Internet.
- Đối với học sinh Tiểu học tri giác của các em phản ánh những
thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi chúng trực
tiếp tác động lên giác quan. Môn Tin học là môn học tự chọn mang tính

trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới, các em vừa
được học vừa được chơi nên rất hứng thú học.
* Hạn chế:

-3-


- Do giáo viên chỉ chú trọng vào giảng dạy theo chuẩn kiến thức về
Tin học cho học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục về tác hại
của game.
- Một số phụ huynh do kinh tế gia đình khó khăn phải lo làm ăn nên
không quản lí được thời gian học tập và sinh hoạt của con mình .
- Học sinh bị tác động bởi môi trường xung quanh như: nhiều tiệm
Internet được mở có cài đặt sẵn nhiều thể loại game hấp dẫn, có nhiều
người lớn, học sinh tham gia, rủ rê.
- Nhiều game trên điện thoại rất thú vị, thu hút nhiều sự quan tâm
của phụ
huynh lẫn học sinh. Phụ huynh cho học sinh chơi game trên điện
thoại khá nhiều.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a. Mục đích của giải pháp:
- Như đã nói ở trên thì tôi thực hiện đề tài này để giúp học sinh nhận
thức đúng về lợi ích và tác hại của game. Vì môn Tin học ở cấp Tiểu học là
cơ sở và là nền tảng ban đầu. Nếu các em không nhận thức đúng về môn
học này thì hệ thống kiến thức, kỹ năng của các em sẽ không có mà việc
ham thích được chơi quá nhiều trên game sẽ dẫn đến những hệ lụy về
nghiện game là điều khó tránh khỏi.
-4-



- Nhận thức đúng lợi ích của game góp phần giúp các em biết cách
lựa chọn những game phù hợp để giải trí, kích thích sự phát triển tư duy
sáng tạo. Học sinh sẽ biết cách tự bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như biết
cách tuyên truyền cho người thân, những người xung quanh cùng biết
những tác hại mà game đem lại.
- Hạn chế được tình trạng nghiện game ở lứa tuổi sau cấp tiểu học.
- Tạo cho học sinh sự hứng thú, yêu thích môn học hơn khi được trãi
nghiệm thêm nhiều phần mềm giáo dục có ích.
b. Nội dung giải pháp:
b.1. Tính mới của giải pháp
Sáng kiến này chúng tôi xin được chia sẻ kinh nghiệm về Một số
biện pháp giúp học sinh khối 3, 4, 5 nhận thức đúng lợi ích và tác hại của
game từ đó giúp các em biết chọn những game phù hợp để giải trí, phát
triển tư duy sáng tạo không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho mình và kết
quả học tập.
b.2 Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
- Vấn đề học sinh chơi game nhiều chưa giải quyết được cũng do
nguyên nhân chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường : nhà trường gia đình- xã hội, ở trường giáo viên chỉ nhắc nhở qua loa. Chưa cho học
sinh nhận thấy được về lợi ích và tác hại của game.
-5-


- Để giải quyết có hiệu quả vấn đề này giáo viên phải giúp học sinh
nhận thức đúng đắn về lợi ích cũng như tác hại của game. Từ đó giúp các
em có thể lựa chọn được những trò chơi hữu ích để giải trí, đồng thời biết
cách tránh xa các trò chơi có hại, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình
cũng như ảnh hưởng đến những người xung quanh.
- Nâng cao việc giải trí bằng game để rèn luyện trí tuệ (trò chơi Dots,
Blocks, Luyện chuột,…), rèn luyện các kĩ năng sử dụng chuột, bàn phím
góp phần làm nền tảng ban đầu cho việc ứng dụng tốt công nghệ thông tin

vào cuộc sống sau này.
- Quan trọng hơn là phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường:
nhà trường – gia đình- xã hội để từng bước giáo dục các em.
b.3. Cách thức thực hiện sáng kiến:
- Ghi nhận qua quá trình giảng dạy môn Tin học
- Tình hình học sinh đang nghiện game hiện nay
b.4. Các bước thực hiện của sáng kiến:
1. Về phía học sinh
- Đối với học sinh nghiện game: Cần xây dựng cho mình một thời
gian biểu khoa học và hợp lý, tích cực tham gia những hoạt động ngoại
khóa, văn nghệ. Xỏa bỏ những thành quả đã đạt được trong quá trình chơi

-6-


game. Thường xuyên nói chuyện, chia sẻ những vấn đề khó khăn trong
cuộc sống với cha mẹ, bạn bè và thầy cô..
- Phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhà hay tham gia hoạt động
ngoại khóa trong những thời gian rảnh trước đó bạn dùng để chơi game.
- Với những bạn học sinh không nghiện game, cần tạo mối quan hệ
thân thiện với những bạn nghiện game để động viên, chia sẻ và giúp đỡ các
bạn hòa nhập. Xây dựng phong trào cùng nhau học tập, động viên các bạn
tích cực tham gia hoạt động ngoại khoa, giúp các bạn thoát khỏi tình trạng
nghiện game online.
2. Về phía nhà trường:
2.1. Hàng tháng tổ chức sinh hoạt về game online bằng hình thức học
sinh tự tìm hiểu trước ,sau đó trong những giờ sinh hoạt dưới cờ và hoạt
động ngoài giờ lên lớp chung toàn trường trao đổi với các em với nội dụng
lợi và hại của việc chơi game như sau:
+ Luôn nhận thức game là một trò chơi để giải trí khi các em có thể

nhận thức rõ điều này các em sẽ biết giới hạn giờ chơi của mình.
+ Luôn xác định mục tiêu lớn nhất trong cuộc đời của mình là gì?
Học để làm gì ? Khi các có mục tiêu các em không có thời gian mê mải
trong game các em còn nhiều việc quan trọng hơn muốn làm vì một tương
lại tốt đẹp phía trước đang chờ các em.
-7-


+ Lên kế hoạch chơi game thư giãn vào lúc nào trong ngày, ở đâu và
tự kiểm soát bản thân tuân thủ theo kế hoạch này.
+ Chọn game phù hợp với lứa tuổi của mình để chơi, chọn bạn tốt để
chơi trong game. Có rất hiều game lành mạnh giành cho từng độ tuổi vừa
giải trí vừa hoc hỏi thêm về văn hóa, lịch sử, âm nhạc ngoại ngữ.....
+ Chia sẽ với ba , mẹ những điều hay các em học được thư giãn từ
game. ( Sự quá khắc khe của cha mẹ làm các em chán nãn và chơi game
nhiều hơn)
+ Tự cân bằng các rắc rối trong cuộc sống của các em như bạn bè
hiểu lầm, bố, mẹ mắng học chưa tốt.... Khi các em có suy nghĩ tích cực và
luôn cố gắn vươn lên thì các em là người lạc quan và game không có sức
cuốn các em theo nó. Đơn giản vì các em là người có sức mạnh tâm lý
vững vàng thì không gì có thể làm các em ngã gục.
+ Cuối cùng các em cần có nhiều loại hình giải trí khác nhau song
song với game như nghe nhạc, đọc sách, chơi thể thao, đi dao, giúp ba mẹ
việc nhà .... Cách này giúp cuộc sống các luôn phong phú, tràn đầy niềm
vui và cá em cảm thấy mình thực sự là người hữu ích và làm chủ cuộc sống
của chính mình.
2.2. Xây dựng phong trào nói không với game online

-8-



- Tất cả các học sinh của trường tự kiểm tra lẫn nhau ghi tên những
bạn thường xuyên tụ tập ở tiệm internet mật báo với giáo viên, thầy tổng
phụ trách đội để được cộng thêm điểm thi đua trong tuần của chi đội
mình.
2.3. Xây dựng môi trường thân thiện lành mạnh:
- Học sinh có thể bày tỏ tâm tư tình cảm của của mình bằng nhiều
hình thức, các em có thể gửi mail, viết thư, qua thùng thư thân thiện của
trường ...
2.4. Kích thích tinh thần học tập các em bằng cách lồng ghép các trò
chơi cờ vua, bóng chuyền, trò chơi dân gian trong những buổi sinh hoạt
ngoại khóa.
2.5. Giáo dục một số kỹ năng sống thường gặp cho các em để các em
có thể tự phòng tránh những tệ nạn
+ Kỹ năng chống lại những áp lực tiêu cực
+ Kỹ năng giao tiếp
+ Kỹ năng đàm phán
+ Kỹ năng đối phó cảm xúc tiêu cực
+ Kỹ năng ra quyết định
+ Kỹ năng từ chối.

-9-


2.6. Nhà trường, Đoàn, Đội kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tăng
cường giáo dục các em về tác hại của game, niêm yết các quy đinh trên
bảng tin cho học sinh tham khảo. Dán nghị định 75/2010/NĐ – CP Điều19
3. Về phía gia đình:
- Giao cho các em các bài tập và học bài ngày kế tiếp chỉ cho các em
giải trí khi đã hoàn thành công việc.

- Giám sát việc học của các em ở nhà , quan tâm đến lịch học tâm tư
tình cảm của các em.
- Giành thời gian trò chuyện động viên khuyến khích các em (nên
khen nhiều hơn chê).
- Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiêm để nắm bắt kịp thời
tình hình đạo đức, lối sống của con em mình từ đó có biện pháp uốn nắn
kịp thời.
4. Về phía xã hội:
- Đới với chính chính quyền địa phương phải thường xuyên kiếm tra
các tiệm internet nhiều hơn nữa. Nghiêm khắc xử phạt những tiệm net
không tuân theo theo điều 19 Nghị định 75 của Chính phủ.
- Thường xuyên kết hợp với nhà trường để nắm bắt những học sinh
có nguy cơ nghiện game để có biện pháp giáo dục ngay ở địa phương khi
họp tổ dân phòng hàng tháng.
- 10 -


3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện sáng kiến chúng tôi nhận thấy
có khả năng áp dụng cho tất cả học sinh ở trường Tiểu học trong và ngoài
tỉnh.
Qua một năm thực hiện sáng kiến chúng tôi đã thu được một số kết
quả bước đầu đáng phấn khởi: hạn chế tình trạng nghiện game ở các lứa
tuổi (đặc biệt là lứa tuổi học sinh cấp 2, cấp 3); góp phần giảm đi các tai
nạn cũng như các tệ nạn xã hội đáng tiếc xảy ra hiện nay.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do
áp dụng giải pháp.
Qua áp dụng sáng kiến trên trong năm học 2017-2018 có trên 98% tỷ
lệ học sinh nhận thức đúng đắn về lợi ích cũng như tác hại của game. Bên
cạnh đó học sinh có nhiều hứng thú về môn Tin học.

Giờ học nhẹ nhàng, khả năng tiếp thu bài của các em nhanh hơn,
kiến thức trọng tâm được khắc sâu. Trong năm học 2018-2019 này, dự kiến
tỷ lệ học sinh nhận thức đúng sẽ tăng cao hơn.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Bản vẽ, sơ đồ: ………(bản)
- Bản tính toán: ………(bản)
- Các tài liệu khác: …..(bản)
- 11 -


Chợ Lách, ngày 19 tháng 02 năm
2019

- 12 -



×