Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chất Lượng Công Trình Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 102 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ một học hàm học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội,ngày

tháng

TÁC GIẢ

Lê Thị Hằng

i

năm2019


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Hoàn thiện
công tác quản lý chất lượng công trình tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viênthủy lợi Bắc sông Mã – Thanh Hóa” được hoàn thành với sự giúp đỡ của Phòng
Đào tạo Đại học và Sau Đại học, các thầy cô Khoa Công trình, Bộ môn Công nghệ và
Quản lý xây dựng - Trường Đại học Thủy lợi, cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Học viên xin cám ơn chân thành đến Ban giám đốc Công ty TNHH MTV thuỷ lợi Bắc
Sông Mã, thầy cô và cán bộ ở các cơ quan khác đã hết lòng giúp đỡ cho học viên hoàn
thành Luận văn.
Đặc biệt, học viên xin cám ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Nguyễn Quang Cường đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho học viên trong quá trình thực hiện Luận văn này.
Với thời gian và trình độ còn hạn chế, tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót và


rất mong nhận được hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của đồng
nghiệp.
HàNội,ngày

tháng

TÁC GIẢ

Lê Thị Hằng

ii

năm2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ...................................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 2
5. Kết quả đạt được .......................................................................................................... 2
6. Nội dung luận văn ....................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ............................................................................................. 5
1.1 Công trình thủy lợi và công tác đảm bảo chất lượng công trình thủy lợi ................. 5
1.1.1 Giới thiệu về công trình thủy lợi ............................................................................ 5
1.1.2. Đặc điểm về công trình thủy lợi ............................................................................ 6
1.1.3. Chất lượng công trình là gì .................................................................................... 7
1.1.4. Những quan điểm về quản lý chất lượng công trình ............................................. 8

1.2. Vai trò công trình thủy lợi đối với sự phát triển đất nước ...................................... 12
1.3. Công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi .................................................... 17
1.3.1 Thực trạng quản lý, khai thác công trình thủy lợi ................................................ 17
1.3.2 Nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi .................................................. 21
1.4. Sự cố công trình ảnh hưởng đến chất lượng công trình thủy lợi ............................ 23
1.4.1. Những sự cố thường xảy ra ở hồ chứa ................................................................ 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 31
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI............................................................................ 32
2.1. Cơ sở khoa học quản lý chất lượng các công trình thủy lợi ................................... 32
2.2 Các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng công trình thủy lợi ........................... 33
2.2.1. Luật thủy lợi ........................................................................................................ 33
2.2.2 Luật xây dựng ....................................................................................................... 34
2.2.3. Nghị định, thông tư về QLCL công trình xây dựng ............................................ 35
2.2.4. Quy chuẩn, tiêu chuẩn về QLCL công trình xây dựng ....................................... 36
2.3 Nội dung quản lý chất lượng ................................................................................... 37

iii


2.4. Các phương thức quản lý chất lượng ..................................................................... 39
2.4.1. Kiểm tra chất lượng ............................................................................................. 39
2.4.2. Kiểm soát chất lượng........................................................................................... 39
2.4.3. Bảo đảm chất lượng............................................................................................. 41
2.4.4. Quy trình quản lý chất lượng .............................................................................. 43
2.4.5. Vai trò của chất lượng ......................................................................................... 44
2.5. Yêu cầu đảm bảo chất lượng công trình thủy lợi ................................................... 44
2.5.1. Nhiệm vụ của thiết kế xây dựng công trình ........................................................ 44
2.5.2. Yêu cầu quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung và công trình thủy
lợi nói riêng ................................................................................................................... 45

2.6. Mô hình quản lý chất lượng thiết kế công trình thủy lợi ....................................... 46
2.6.1. Mô hình quản lý chất lượng lấy con người làm trung tâm .................................. 46
2.6.2. Mô hình quản lý chất lượng theo hệ thống ......................................................... 47
2.6.3. Mô hình quản lý chất lượng dựa trên tiêu chuẩn ................................................ 47
2.6.4. Tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO và tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ........................... 48
2.7. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình thủy lợi....................... 48
2.7.1. Các yếu tố khách quan ........................................................................................ 48
2.7.2. Các yếu tố chủ quan ............................................................................................ 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 51
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỦY LỢI BẮC SÔNG MÃ52
3.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông Mã ......................... 52
3.1.1 Quá trình thành lập Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông Mã ....................... 52
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ............................................................................ 52
3.1.3 Năng lực nhân sự của Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông Mã ................... 57
3.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc
Sông Mã ........................................................................................................................ 58
3.2.1 Một số dự án đầu tư xây dựng công trình do Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc
Sông Mã thực hiện ........................................................................................................ 58
3.2.2 Phân tích những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng của công ty .............. 58

iv


3.3 Đánh giá chất lượng công trình thủy lợi của công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc
sông Mã ......................................................................................................................... 61
3.3.1 Những kết quả đạt được ....................................................................................... 61
3.3.2. Những vấn đề còn tồn tại ..................................................................................... 62
3.4. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng quản lý xây dựng tại công ty
Thủy nông Bắc sông Mã................................................................................................ 64

3.4.1.Áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001 vào trong quản lý chất lượng công trình xây
dựng của Công ty ........................................................................................................... 64
3.4.2. Xây dựng các hoạt động nhằm duy trì và triển khai hoạt động ISO 9001 sau khi
đã xây dựng ................................................................................................................... 76
3.4.3. Tăng cường công tác quản lý trong các khâu điều hành ..................................... 78
3.4.4. Một số giải pháp bổ sung khác ............................................................................ 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 86
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 87

v


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Nhà máy thủy điện Cửa Đạt – Thanh Hóa ....................................................... 6
Hình 1.2 Kênh tưới tiêu nội đồng .................................................................................. 14
Hình 1.3 Hồ Cánh Chim - Thị xã Bỉm Sơn - Thanh Hóa ............................................. 15
Hình 1.4 Nước lũ tràn qua đập Trà Sư .......................................................................... 24
Hình 1.5 Sạt mái đập ở thượng lưu hồ Kẻ Gỗ ............................................................... 25
Hình 1.6 Vết nứt ngang bất thường kéo dài hàng chục mét ở thượng lưu đập Thủy điện
Sông Tranh 2 ................................................................................................................. 27
Hình 1.7 Vết sạt trượt tại khu vực vai phải mái đào hố xói đập tràn của nhà máy thủy
điện Trung Sơn .............................................................................................................. 28
Hình 1.8 Phần kè của đập tràn qua suối Chàng, thôn Na Cà 1, xã Thanh Quân (Như
Xuân), thuộc tuyến đường từ thị trấn Yên Cát đi xã Thanh Quân, bị trôi hoàn toàn.... 29
Hình 1.9 Cống lấy nước bị gẫy trong sự cố đập Z20 (KE 2/20 REC) – huyện Hương
Khê, tỉnh Hà Tĩnh .......................................................................................................... 30
Hình 2.1 Sơ đồ đảm bảo chất lượng .............................................................................. 41
Hình 2.2 Mô hình đảm bảo chất lượng ......................................................................... 42

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm ................................................. 43
Hình 2.4 Mô hình kiểm soát chất lượng toàn diện (TQC) ............................................ 46
Hình 2.5 Mô hình quản lý chất lượng theo quá trình của hệ thống .............................. 47
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty THHN MTV thủy lợi Bắc Sông Mã.
....................................................................................................................................... 54
Hình 3.2: Cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông Mã .......... 57
Hình 3.3 Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế .............................. 72
Hình 3.4 Quy trình kiểm soát lưu trữ hồ sơ .................................................................. 74
Hình 3.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức đề xuất Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông Mã . 77
Bảng 3.1 Các dự án Công ty Bắc Sông Mã thực hiện những năm gần đây .................. 58

vi


DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
ĐTXD

Đầu tư xây dựng

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CLCT

Chất lượng công trình

CTTL

Công trình thủy lợi


KT-XH

Kinh tế xã hội

MTV

Một thành viên

QLCL

Quản lý chất lượng

QLNN

Quản lý nhà nước

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TTHH

Trách nhiệm hữu hạn

XDCT

Xây dựng công trình

vii




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Sông Mã là công ty thủy nông quản lý
hầu hết các hệ thống thủy lợi của vùng Bắc Sông Mã bao gồm 05 huyện, một thị xã và
thành phố là: Huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, thị xã Bỉm Sơn và
thành phố Thanh Hóa với diện tích tự nhiên là 83.821,2ha, dân số theo thống kê 2014
là 803,962 người.
Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với vùng này để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội là
tạo nguồn và giải quyết nguồn nước cho các ngành. Việc cấp và tiêu nước cho vùng
này chủ yếu dựa hệ thống Bắc sông Mã, sông Lèn và sông Lạch Trường, lấy nước và
tiêu nước phần lớn dựa vào trạm bơm. Tuy nhiên do đây là vùng đồng bằng ven biển
chịu tác động bởi các cửa sông Mã, sông Lèn, sông Lạch Trường và sông Càn nên bị
mặn xâm nhập sâu vào nội địa gây khó khăn cho các công trình tiêu thoát nước. Các
hệ thống thủy nông Công ty đang quản lý được xây dựng đã lâu, có nhiều công trình
đã xuống cấp. Để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, phục vụ
tốt tưới tiêu, đảm bảo đời sống nhân dân, thích ứng với biến đổi khí hậu đảm bảo
phòng, chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai; việc quản lý, bảo vệ, đầu tư tu bổ, nâng
cấp các công trình là cực kỳ cấp thiết. Vì vậy để việc đầu tư xây dựng công trình đạt
hiệu quả, đảm bảo chất lượng tránh lãng phí nguồn lực công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng là yếu tố quan trọng.
Xuất phát từ các vấn đề đã nêu, tác giả mong muốn sử dụng các kiến thức đã học về
quản lý xây dựng công trình, quản lý chất lượng các công trình xây dựng vào việc
nghiên cứu, hoàn thiện công tác quản lý chất lượng cho các công trình thủy nông tại
công ty trong quá trình duy tu, sửa chữa. Tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác
quản lý chất lượng công trình thủy nông tại công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc sông
Mã – Thanh Hóa” để nghiên cứu.
2. Mục đích của đề tài

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng các công trình thủy nông tại
công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc sông Mã. Tập trung vào các biện pháp quản lý chất
lượng hồ sơ thiết kế công trình của công ty.

1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý chất lượng công trình thủy nông. Tập
trung vào các biện pháp quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế công trình của công ty.
- Phạm vi nghiên cứu: Các công trình thủy nông thuộc công ty TNHH MTV Thủy lợi
Bắc sông Mã quản lý.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận: Đánh giá thực trạng về công tác quản lý chất lượng công trình.
- Tìm hiểu công tác thi công xây dựng công trình, những kinh nghiệm về tổ chức, các
biện pháp quản lý chất lượng trong thi công.
- Thu nhập xử lý thông tin thống kê.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đo đạc khảo sát.
- Phương pháp thống kê, phân tích.
- Phương pháp kế thừa.
- Phương pháp tổng hợp
5. Kết quả đạt được
Đánh giá thực trạng chất lượng thiết kế các công trình thủy lợi hiện nay;
Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm chất lượng công trình
thủy lợi ứng dụng tại công ty Thủy nông Bắc sông Mã.
6. Nội dung luận văn
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
2. Mục đích của đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
5. Các kết quả đạt được
6. Nội dung luận văn
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về công tác quản lý chất lượng các công trình thủy lợi
1.1 Công trình thủy lợi và công tác đảm bảo chất lượng công trình thủy lợi
1.2 Vai trò của công trình thủy lợi đối với sự phát triển đất nước
1.3 Công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi
1.4 Sự cố công trình ảnh hưởng đến chất lượng các công trình thủy lợi
Kết luận chương 1
Chương 2. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng công trình thủy
lợi
2.1 Cơ sở khoa học quản lý chất lượng các công trình thủy lợi
2.2 Các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng công trình thủy lợi
2.3 Nội dung quản lý chất lượng
2.4 Những yêu cầu đảm bảo chất lượng công trình thủy lợi
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình thủy lợi
Kết luận chương 2

3



Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình
thủy nông tại công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc sông Mã
3.1 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc sông Mã.
3.2Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông

3.3 Đánh giá chất lượng công trình thủy lợi của công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc
Sông Mã
3.4Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng quản lý xây dựng tại công ty
thủy nông Bắc Sông Mã
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC I
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1 Công trình thủy lợi và công tác đảm bảo chất lượng công trình thủy lợi
1.1.1 Giới thiệu về công trình thủy lợi
Trước hết nước là tài nguyên thiên nhiên hữu hạn có vai trò không thể thiếu đối với
cuộc sống con người, động vật và thực vật trên trái đất. Nước đóng vai trò đặc biệt
quan trọng đối với nền kinh tế và sự sống trên tất cả các quốc gia. Ước tính có khoảng
1,5 tỷ km3 nước trên hành tinh (90% là nước ở các đại dương, 10% là nước ở các lục
địa). Tuy nhiên , lượng nước thích hợp cho cuộc sống của con người chỉ 20% nước ở
trong các lục địa. Vậy nên, nguồn nước có thể dành cho con người sử dụng là rất ít và
có hạn. Nước có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong nền kinh tế quốc
dân: cung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp như phát điện, giao thông

vận tải, phòng chống lụt bão, nuôi trồng thủy sản, hoặc còn được sử dụng trang trí,
thăm quan và du lịch… Ngược lại, nó cũng gây những tác hại cho con người như: lụt
lội, xói lở bờ, bão lũ. Trên trái đất nguồn nước tự nhiên được phân bố không đều theo
không gian và thời gian giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Lượng nước tập trung chủ
yếu vào mùa lũ, cạn kiệt vào mùa khô. Vì vậy, cần phải xây dựng các công trình thủy
lợi để phân bố lại nguồn nước cho hợp lý, tiện cho việc lên kế hoạch khai thác, sử
dụng nguồn nước. CTTL cung cấp, điều tiết nước nhằm sử dụng nguồn tài nguyên
nước và chống lại những tác hại từ nó gây ra.
Công trình thủy lợi là các công trình xây dựng nhằm mục đích sử dụng một cách hợp
lý nguồn nước trong tự nhiên, nhiệm vụ của nó chủ yếu là làm thay đổi, cải tạo hay
biến đổi trạng thái tự nhiên vốn có của dòng chảy đế sử dụng hợp lý , hiệu quả và tiết
kiệm nguồn nước và bảo vệ môi trường xung quanh, môi trường sống của con người,
ngoài ra CTTL còn giúp tránh khỏi tác hại của dòng nước.
Các CTTL có thể được phân loại theo nhiều các khác nhau về quy mô, tính chất, trình
độ kỹ thuật, mục đích xây dựng. Dựa trên cơ sở tính chất của các công trình đó tác
dụng lên dòng chảy, sẽ có các loại công trình là: Công trình dâng nước, công trình điều
chỉnh, công trình dẫn nước, và các công trình chuyên môn. Trong đó, các công trình

5


dâng nước là công trình ngăn sông tạo thành hồ chứa, phổ biến nhất là các loại đập.
Công trình điều chỉnh là các công trình xây dựng để điều chỉnh, thay đổi hướng của
dòng chảy theo yêu cầu thiết kế, để khống chế xói, lở dòng sông, có thể làm thay đổi
trạng thái dòng chảy, tránh các tác hại công trình của dòng chảy. Các công trình điều
chỉnh có thể kể đến như: đê, đập, tường, kè…Công trình dẫn nước như: kênh, mương,
cầu, máng, đường ống làm bằng các loại vật liệu khác nhau. Mục đích của các công
trình dẫn nước là để đưa nước tới các tuabin, dẫn nước tới đồng ruộng, cấp nước cho
thành phố… Các công trình chuyên môn được hiểu là các công trình phục vụ cho mục
đích lợi ích kinh tế thủy lợi. Các công trình như: nhà máy thủy điện, công trình giao

thông thủy, công trình cấp và tháo nước…

Hình 1.1 Nhà máy thủy điện Cửa Đạt – Thanh Hóa
1.1.2. Đặc điểm về công trình thủy lợi [1]
1.1.2.1. Khối lượng lớn
Các công trình thuỷ lợi phần nhiều mang tính chất lợi dụng tổng hợp nguồn nước như
phương tiện, vận tải, nuôi cá, tưới v.v... mỗi công trình thì có nhiều công trình đơn vị
như đập, cống, kênh mương, âu tàu, trạm thuỷ điện v.v... mỗi công trình đơn vị lại có
nhiều loại, nhiều kiểu làm bằng các vật liệu khác nhau như đất, đá, bêtông, gỗ, sắt thép
v.v... với tổng khối lượng rất lớn có khi hàng trăm ngàn, triệu m3.
Ví dụ: - CTTL Phú Ninh công tác đất riêng công trình đập đất đầu mối V =

6


2,5.106m3
- CTTL Sông Đà đậpđấtđổ27.106m3
- CTTL Âu tàuSông Đà 2,2.106 m3bêtông
1.1.2.2. Chất lượng cao
Công trình thuỷ lợi yêu cầu phải ổn định, bền lâu, an toàn tuyệt đối trong quá trình
khai thác. Do đó phải thoả mãn yêu cầu sau: Chống lật, lún, nứt nẻ, chống thấm, chống
xâm thực tốt, xây lắp với độ chính xác cao v.v...
1.1.2.3. Điều kiện thi công khó khăn
Công tác thi công công trình thuỷ lợi tiến hành trên lòng sông suối, địa hình chật hẹp,
mấp mô, địa chất xấu và chịu ảnh hưởng của nước mưa, ngầm, thấm do đó thi công rất
khó khăn, xa dân cư, điều kiện kinh tế chưa phát triển.
1.1.2.4. Thời gian thi công ngắn
Công trình thuỷ lợi thường phải xây dựng lòng dẫn sông suối ngoài yêu cầu lợi dụng
tổng hợp nguồn nước còn phải hoàn thành công trình trong mùa khô hay hoàn thành
căn bản với chất lượng cao do đó thời gian thi công hạnchế.

1.1.3. Chất lượng công trình là gì
Chất lượng có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Từ góc độ nhà sản xuất
có thể xem: chất lượng là mức độ hoàn thiện của sản phẩm (dự án) so với các tiêu
chuẩn thiết kế được duyệt. Như vậy, trong khu vực sản xuất, một dung sai của các chỉ
tiêu được định rõ để đánh giá mức độ hoàn thành chất lượng. Trong khu vực dịch vụ,
chất lượng được xác định chủ yếu thông qua một số chỉ tiêu gián tiếp. Theo quan điểm
của người tiêu dùng, chất lượng là tổng thể các đặc tính của một thực thể, phù hợp với
việc sử dụng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hay chất lượng là giá trị mà khách hàng nhận
được, là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Chất lượng có thể được xác định trên các khía cạnh như thuộc tính vật chất của sản
phẩm ; định hướng thời gian của sản phẩm dịch vụ (phù hợp với việc sử dụng lâu dài,
đảm bảo liên tục bên lâu); các dịch vụ sau bán hàng ; ấn tượng tâm lý đối với sản
phẩm ; yếu tố đạo đức kinh doanh trong kinh doanh. Từ những khái niệm trên có thể

7


rút ra một số vấn đề sau:
Chất lượng là phạm trù có thể áp dụng đối với mọi thực thể.
Chất lượng phải thể hiện trên một tập hợp nhiều đặc tính của thực thể, thể hiện khả
năng thỏa mãn nhu cầu.
Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu. Một thực thể dù đáp ứng các tiêu chuẩn về sản
phẩm nhưng lại không phù hợp với nhu cầu, không được thị trường chấp nhận thì bị
coi là không có chất lượng. Chất lượng được đo bởi mức độ thỏa mãn nhu cầu. Sự thỏa
mãn được thể hiện trên nhiều phương diện như tính năng của sản phẩm, giá cả, thời
điểm cung, mức độ dịch vụ, tính an toàn...
Chất lượng phải gắn với điều kiện cụ thể của nhu cầu, của thị trường về các mặt kinh
tế kỹ thuật, xã hội phong tục tập quán.
Đối với CTTL công tác QLCL đảm bảo chất lượng công trình xuyên suốt quá trình
xây dựng các giai đoạn từ khảo sát, thiết kế đến thi công và khai thác công trình

QLCL, giám sát công trình là phải kiểm soát, quản lý được các nhân tố ảnh hưởng tới
công trình nói chung và CTTL nói riêng bao gồm: con người, vật tư, biện pháp kỹ
thuật, yêu cầu thiết kế và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến.
1.1.4.Những quan điểm về quản lý chất lượng công trình
1.1.4.1. Khái niệm về quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ
chức về chất lượng. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao gồm
lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát
chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.
Quản lý chất lượng hiện đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không chỉ
trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình tổ chức, từ quy mô lớn đến
quy mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không.
Quản lý chất lượng đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm và những việc
quan trọng, theo triết lý "làm việc đúng" và "làm đúng việc", "làm đúng ngay từ đầu"

8


và "làm đúng tại mọi thời điểm".
1.1.4.2. Vai trò của quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng giữ một vị trí then chốt đối với sự phát triển kinh tế, đời sông của
người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với nền kinh tế quốc dân thì đảm bảo có nâng cao chất lượng sẽ tiết kiệm được lao
động xã hội, làm tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đối với doanh nghiệp: Quản lý chất lượng là cơ sở để tạo niềm tin cho khách hàng;
giúp doanh nghiệp có khả năng duy trì và mở rộng thị trường làm tăng năng suất giảm
chi phí.
Trong cơ chế thị trường, cơ cấu sản phẩm, chất lượng sản phẩm hay giá cả và thời gian
giao hàng là yếu tố quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp
mà các yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào hoạt động quản lý chất lượng.

Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp
trong điều kiện hiện nay. Tầm quan trọng của quản lý chất lượng ngày càng được nâng
cao, do đó chúng ta phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý chất lượng, đặc biệt là
trong các tổ chức.
1.1.4.3. Quản lý chất lượng công trình là gì
Quản lý chất lượng công trình là hoạt động can thiệp gián tiếp thông qua công cụ pháp
luật tác động vào công tác quản lý sản xuất hàng ngày giữa người đặt hàng (chủ đầu
tư) và người bán hàng (các nhà thầu) để làm ra sản phẩm xây dựng - một loại sản
phẩm có tính đơn chiếc và không cho phép có phế phẩm.
1.1.4.4. Những quan điểm đánh giá chất lượng công trình
Theo mục 5 điều 3 [2] về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì ” Chất lượng sản phẩm,
hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong
tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.”
Cũng theo quy định tại mục 5 điều 3 [2] về kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm thì
"Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi là kiểm tra chất

9


lượng sản phẩm, hàng hóa) là việc cơ quan nhà nước xem xét, đánh giá lại chất lượng
sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ đã được đánh giá chất lượng
bởi các tổ chức đánh giá sự phù hợp hoặc đã được áp dụng các biện pháp quản lý chất
lượng khác của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh".
Việc đánh giá chất lượng công trình ở nước ta hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau, đôi
khi còn trái ngược nhau. Có nhiều lý do để giải thích tình trạng này, nhưng lý do chính
là ở chỗ chưa có những quan điểm chung thống nhất khi đánh giá. Theo tôi, quan điểm
đánh giá chất lượng công trình cần xuất phát từ các quan điểm sau:
Một là, đánh giá dưới góc độ của [3] “Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành
bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được
liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần

dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế ”. Với góc độ này
thì chất lượng công trình phụ thuộc vào năng lực của những nguời tham gia xây dựng
công trình (lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế , khảo sát, thi công xây dựng, quản lý
dự án đầu tư xây dựng và giám sát thi công xây dựng công trình); phụ thuộc vào chất
lượng vật liệu, vật tư và thiết bị lắp đặt vào công trình; phụ thuộc vào chất lượng thi
công xây dựng; phụ thuộc vào chất lượng khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng công
trình; và phụ thuộc vào công tác quản lý chất lượng các khâu trong quá trình lập và
thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
Hai là, đánh giá về mức độ an toàn, bền vững của công trình.Theo [3], thì sự cố công
trình là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép làm cho công trình có nguy
cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình hoặc công trình không sử dụng
được theo thiết kế. Theo đó, có 4 loại sự cố bao gồm sự cố sập đổ, sự cố về biến dạng,
sự cố sai lệch vị trí và sự cố về công năng; về cấp độ có cấp I, II, III và cấp IV tùy
thuộc vào mức độ hư hỏng công trình và thiệt hại về người. Chính vì vậy mà mức độ
an toàn, bền vững của công trình là điều cần phải được xem xét chặt chẽ và nghiêm
túc.
Ba là, đánh giá sự đáp ứng của công trình với các quy định về quy chuẩn xây dựng và
các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng được phép áp dụng cho riêng dự án đã nêu trong hợp

10


đồng xây dựng. Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn thì “Tiêu chuẩn do một tổ chức
công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng”, do đó ngay tại khoản a mục 1 Điều
11 [4] quy định trong phần thuyết minh thiết kế cơ sở phải nêu ”Danh mục các quy
chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng”. Theo quy định mục 1 điều 13 [5] của Chính
phủ "Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng xây
dựng" Chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu của hợp
đồng, tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo quy định của pháp luật. Các
bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận trong hợp đồng về quy chuẩn, tiêu chuẩn (tiêu

chuẩn và quy chuẩn Quốc gia), chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm của hợp đồng
xây dựng..
Bốn là, đánh giá về mỹ thuật của công trình. Ngoài yêu cầu về độ an toàn và bền vững
thì yêu cầu mỹ thuật đối với công trình không thể xem nhẹ được. Công trình trường
tồn với thời gian, nếu chất lượng mỹ thuật không đảm bảo thì chủ đầu tư không được
thụ hưởng công trình đẹp và không đóng góp cảnh quan đẹp cho xã hội. Công trình
phải thể hiện được tính sáng tạo độc đáo, bố cục hiện đại nhuần nhuyễn với truyền
thống, tránh sao chép, lặp lại, đơn điệu trong nghệ thuật kiến trúc.
Tóm lại, chất lượng công trình phải được đánh giá về độ an toàn, bền vững, kỹ thuật
và mỹ thuật phù hợp với Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
1.1.4.5. Các chỉ tiêu đánh giá chât lượng công trình
Về chất lượng công trình và các tiêu chí đánh giá chất lượng của công trình từ trước
tới nay được đưa vào các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng cũng như đánh giá chất
lượng công trình, cụ thể:

11


TCVN 4057:1985

TCVN 4058:1985

TCVN 5637:1991

Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng.
Nguyên tắc cơ bản
Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng. Sản
phẩm bằng kết cấu bê tông cốt thép.
Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng Nguyên tắc cơ bản.


TCVN 5639:1991

Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong. Nguyên tắc cơ bản

TCXDVN 180:1996

Máy nghiền nguyên liệu. Sai số lắp đặt

TCXDVN 181:1996

Băng tải, gầu tải, xích tải, vít tải. Sai số lắp đặt

TCVN 5204-2:1996

TCVN ISO 9000-1:1996

Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất
lượng
Các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và đảm bảo chất
lượng - Phần 1 Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng.
Hệ thống chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng

TCVN ISO 9001:1996

trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ
thuật.

TCVN ISO 9002:1996


TCVN ISO 9003:1996

TCVN ISO 9004-1:1996

TCVN ISO 9004-3:1996

TCVN ISO 9004-4:1996
TCXDVN 207:1998

Hệ thống chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng
trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật
Hệ thống chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng
trong kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng.
Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất
lượng. Phần 1 Hướng dẫn chung.
Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất
lượng. Phần 3 Hướng dẫn đối với các vật liệu chế biến
Quản lý chất lượng và yếu tố của hệ thống chất lượng.
Phần 4 Hướng dẫn cải tiến chất lượng
Bộ lọc bụi tĩnh điện.Sai số lắp đặt

1.2. Vai trò công trình thủy lợi đối với sự phát triển đất nước
Là một nước nông nghiệp, từ hàng nghìn năm nay, cuộc sống của người dân Việt Nam
gắn liền với các công việc về thủy lợi. Xã hội ngày càng tiến bộ tạo điều kiện để thủy

12


lợi phát triển, phục vụ đắc lực nhu cầu ngày càng cao hơn, đa dạng và phong phú hơn
của sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước. Nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều

vào thiên nhiên, nếu như thời tiết khí hậu thuận lợi thì đó là môi trường thuận lợi để
nông nghiệp phát triển nhưng khi gặp những thời kỳ mà thiên tai khắc nghiệt như hạn
hán, bão lụt thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của nhân dân ta đặc
biệt đối với sự phát triển của cây lúa, bởi vì lúa là một trong những mặt hàng xuất
khẩu quan trọng của nước ta. Vì vậy mà hệ thống thuỷ lợi có vai trò tác động rất lớn
đối với nền kinh tế của đất nước ta như:
Tăng diện tích canh tác cũng như mở ra khả năng tăng vụ nhờ chủ động về nước, góp
phần tích cực cho công tác cải tạo đất.
Nhờ có hệ thống thuỷ lợi mà có thể cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế về
nước tưới tiêu cho nông nghiệp đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo
dài và gây ra hiện tượng mất mùa mà trước đây tình trạng này là phổ biến. Mặt khác
nhờ có hệ thống thuỷ lợi cung cấp đủ nước cho đồng ruộng từ đó tạo ra khả năng tăng
vụ, vì hệ số quay vòng sử dụng đất tăng từ 1,3 lên đến 2-2,2 lần đặc biệt có nơi tăng
lên đến 2,4-2,7 lần. Nhờ có nước tưới chủ động nhiều vùng đã sản xuất được 4 vụ.
Trước đây do hệ thống thuỷ lợi ở nước ta chưa phát triển thì lúa chỉ có hai vụ trong
một năm. Do hệ thống thuỷ lợi phát triển hơn trước nên thu hoạch trên 1 ha đã đạt tới
60-80 triệu đồng, trong khi nếu trồng lúa 2 vụ chỉ đạt trên dưới 10 triệu đồng. Hiện
nay do có sự quan tâm đầu tư một cách thích đáng của Đảng và Nhà nước từ đó tạo
cho ngành thuỷ lợi có sự phát triển đáng kể và góp phần vào vấn đề xoá đói giảm
nghèo, đồng thời cũng tạo ra một lượng lúa xuất khẩu lớn và hiện nay nước ta đang
đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo…Ngoài ra, nhờ có hệ thống thuỷ lợi
cũng góp phần vào việc chống hiện tượng sa mạc hoá .

13


Hình 1.2 Kênh tưới tiêu nội đồng
Tăng năng xuất cây trồng, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu nông nghiệp, giống loài cây
trồng, vật nuôi, làm tăng giá trị tổng sản lượng của khu vực
Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân nhất là những vùng

khó khăn về nguồn nước, tạo ra cảnh quan mới
Thuỷ lợi góp phần vào việc chống lũ lụt do xây dựng các công trình đê điều, từ đó bảo
vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tăng gia sản xuất
Cấp nước sinh hoạt, nước công nghiệp và nuôi trồng thủy sản: Các hệ thống thủy lợi
được xây dựng trong nhiều năm liên tục được phân bổ rộng khắp trên mọi vùng của
đất nước đã góp phần cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư xung quanh công trình,
nhiều hồ còn cấp nước sinh hoạt cho các điểm công nghiệp và đô thị như hồ Song Ray
(Bà Rịa - Vũng Tàu), hồ Mỹ Tân (Ninh Thuận), Hòa Sơn (Khánh Hòa), cụm hồ Thủy
Yên - Thủy Cam (Thừa Thiên Huế), Ngàn Trươi - Cẩm Trang (Hà Tĩnh), Bản Mòng
(Sơn La), Ia Keo - Nà Cáy (Lạng Sơn). Nổi bật nhất là đã xây dựng được các công
trình cấp nước cho 30 vạn đồng bào vùng cao đặc biệt là những vùng núi đá vôi như
Trà Lĩnh, Hà Quảng, Lục Khu (Cao Bằng) Yên Ninh, Quảng Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc
(Hà Giang)… nhiều huyện vùng cao ở Lào Cai, Lai Châu, Sơn La...
Thuỷ lợi cũng cấp nước cho nuôi trồng thủy sản, hàng vạn ha mặt nước của các ao hồ

14


nuôi thủy sản đều dựa chủ yếu vào nguồn nước ngọt từ các hệ thống thủy lợi; đối với
các vùng ven biển, phần lớn các công trình thủy lợi đều ít nhiều đóng góp vào việc tạo
ra môi trường nước lợ, nước mặn để nuôi tôm và một số loài thủy sản quý hiếm, tạo
điều kiện cho việc nuôi trồng thủy sản có bước phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của nhân dân trong nước và xuất khẩu.

Hình 1.3 Hồ Cánh Chim- Thị xã Bỉm Sơn- Thanh Hóa
Đónggóp vào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới:Nhiều vùng nông thôn
Việt Nam, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa do ruộng đất ít, tập quán canh tác còn lạc hậu,
dân số tăng nhanh, vì vậy cuộc sống gặp nhiều khó khăn, có nơi còn quá nghèo; các
công trình thủy lợi nhỏ được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau đã giúp cho
nông dân có nước để canh tác, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng rất khó

khăn. Nhiều công trình đã tạo ra nguồn nước để trồng trọt và định canh, định cư để xóa
đói giảm nghèo và bảo vệ rừng, hạn chế được việc đốt nương rẫy. Những công trình
kênh mương ở đồng bằng sông Cửu Long thực sự là điểm tựa để làm nhà tránh lũ,
phân bổ lại dân cư và tiến sâu vào khai phá những vùng đất còn hoang hóa. Những

15


công trình như 6 trạm bơm ở Bắc Hà Nam, Nam Định thực sự đã xóa đi cảnh “6 tháng
đi chân, 6 tháng đi tay” của người dân địa phương, đẩy lùi được căn bệnh đau mắt hột,
bệnh chân voi của người dân nơi đây.
Tác động của thủy lợi đối với môi trường: Trong những năm qua, thủy lợi đã góp
phần quan trọng vào mở mang tài nguyên đất và cải tạo môi trường đất. Điều này có
thể thấy rất rõ khi nghiên cứu về lịch sử phát triển của các đồng bằng đặc biệt là ở
đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, đã cho thấy thủy lợi đã có những đóng góp quan
trọng để mở mang tài nguyên đất đai và cải tạo môi trường đất: Từ một cánh đồng phù
sa lớn còn hoang sơ cách đây hơn 200 năm, sau khi nhà Nguyễn cho đào các kênh
Rạch Rá - Hà Tiên, kênh Vĩnh Tế… đã có 520.000 ha đất hoang được khai phá, đưa
vào trồng trọt, sau đó đưa tàu cuốc vào đào kênh thì diện tích đất đã được tăng lên
nhanh chóng và đạt đến 1.170.000 ha (1890); 1.530.000 ha (1910), 1.930.000 ha
(1920), 2.200.000 ha (1935). Các kênh khi mở ra đã là các điểm tựa làm nhà chống lũ,
phân bổ lại dân cư để tiến sâu vào khai phá những vùng đất mới còn hoang hóa, tạo ra
mạng lưới giao thông thủy thuận tiện cho phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu đời sống
xã hội ở nông thôn, các đô thị trong vùng [6].
Với đặc điểm địa hình trũng thấp, chế độ lũ, triều phức tạp ở đồng bằng sông Cửu
Long đã làm cho 1,6 triệu ha bị chua phèn, trên 80 vạn ha bị nhiễm mặn nhưng với các
giải pháp làm kênh dẫn nước ngọt từ sông Tiền, sông Hậu vào để ém phèn rồi lại xổ
phèn qua hệ thống kênh cống, đập đã cải tạo dần được vùng đất phèn rộng lớn ở Đồng
Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên… và với nhiều con đập và cống lớn nhỏ được xây
dựng ở các cửa sông để giữ ngọt, ngăn mặn xâm nhập và rửa mặn trên đồng ruộng đã

cải tạo dần được hàng trăm ngàn ha đất bị nhiễm mặn, chua phèn.
Thủy lợi đã và đang cải tạo những vùng đất “chiêm khê mùa thối” chấm dứt được cảnh
“sống ngâm da, chết ngâm xương” và các bệnh đau mắt hột ở các vùng chiêm trũng,
tiêu thoát nước thải bẩn, nước gây ngập úng khi mưa và triều dâng cho nhiều đô thị.
Các hồ chứa nước thuỷ lợi đã tạo điều kiện cho phát triển du lịch, nghỉ ngơi.Trong
những năm qua, nhiều hồ chứa nước không chỉ cung cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của dân cư trong vùng mà còn tạo nên những vùng

16


sinh thái có cảnh quan đẹp, không khí trong lành, biến những vùng đất hoang sơ thành
những khu du lịch, nghỉ ngơi, góp phần phân bố lại dân cư, tạo việc làm và thu nhập
cho nhiều người lao động. Các công trình như vậy hầu như có ở rất nhiều địa phương,
trong đó phải kể đến các vùng nổi tiếng như các hồ Thác Bà, Hoà Bình, Dầu Tiếng,
Đồng Mô, Suối Hai, Núi Cốc, Cấm Sơn, Đại Lải và nhiều nơi khác..
Đóng góp vào việc quản lý tài nguyên nước và phát triển thủy điện: Bộ Thủy lợi trước
đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày nay cũng đã làm nhiều công việc
để quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên nước như quản lý lưu vực sông, quản lý rừng
đầu nguồn, rừng phòng hộ để bảo vệ và phát triển nguồn nước, chống làm nhiễm bẩn
và cạn kiệt nguồn nước, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên nước thông qua
việc xây dựng Luật Tài nguyên nước và nhiều văn bản dưới luật. Các nhà khoa học
Thuỷ lợi cũng đã nghiên cứu và phối hợp với nhiều ngành, nhiều tỉnh để lập quy hoạch
lưu vực sông, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, phát triển thuỷ điện kết hợp với thủy
lợi và sử dụng nguồn nước để cải tạo đất, chống xâm nhập mặn và cải tạo môi trường
sinh thái, tạo ra nguồn năng lượng sạch và có thể tái tạo đảm bảo an ninh năng lượng,
phục vụ phát triển bền vững nền kinh tế của đất nước trong những năm qua.
1.3. Công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi
Công trình thủy lợi: Là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của
nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái,

bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước phục vụ
nông nghiệp, kênh, công trình trên kênh, đê, kè, các công trình chỉnh trị sông khác và
bờ bao các loại.
1.3.1 Thực trạng quản lý, khai thác công trình thủy lợi
Trong thời gian qua, công tác thủy lợi đã có những đóng góp quan trọng cơ bản đáp
ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh. Tuy nhiên, công tác này đang
bộc lộ một số tồn tại, hạn chế và đối diện với nhiều khó khăn thách thức trước yêu cầu
phát triển mới của đất nước.
1.3.1.1.Cơ sở hạ tầng công trình thủy lợi
Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự đóng góp công sức, tiền bạc của nhân dân

17


×