Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

DA thi online

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.5 KB, 16 trang )

Câu 1 ( ID:117356 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.67 điểm)

 Theo dõi

Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một mã di truyền luôn mã hóa cho một loại axit amin.
II. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.
III. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.
IV. Ở trong một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất.

A

2.

B

4.

C

1.

D

3.
Lời giải chi tiết


Bình luận

Lời giải chi tiết

Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.
I sai vì mã kết thúc không quy định tổng hợp axit amin.

Câu 2 ( ID:117357 )

Câu trắc nghiệm (0.67 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15
sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện tái bản 3 lần liên tiếp
tạo được 60 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về
môi trường chỉ chứ N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 4 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau


đây đúng?
I. Ban đầu có 10 phân tử ADN.
II. Số phân tử ADN có chứa N14 sau khi kết thúc quá trình trên là 140.
III. Số phân tử ADN có chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 1140.
IV. Tổng số phân tử ADN được tạo ra là 1280.

A

3.


B

4.

C

1.

D

2.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Cả 4 phát biểu đều đúng.
- I đúng vì khi nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là
a.(23 – 2) = 60 → a = 60 ÷ 6 = 10.
- II, IV đúng vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (3 lần + 4 lần) tạo ra số phân tử
ADN là 10 × 27 = 1280 phân tử. Trong đó, số phân tử có chứa N14 = 10 × (23+1 –
2) = 140.
- III đúng vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 = a.(2m+n + 2 – 2m+1) = 10 × (23+4 + 2
– 23+1) = 1140.

Câu 3 ( ID:116544 )

Câu trắc nghiệm (0.67 điểm)


Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15
sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện phân đôi 3 lần liên tiếp
tạo ra 12 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi
trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 2 lần nữa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Số phân tử ADN ban đầu là 2.
II. Số mạch pôlipeptit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 100.
III. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 36.
IV. Số phân tử ADN chứa cả 2 loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 28.

A

3.

B

4.

C

1.

D


2.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Cả 4 phát biểu đều đúng.
- I đúng vì khi nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là
k.(23 – 2) = 12 → k = 12 ÷ 6 = 2.
- II đúng vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (3 lần + 2 lần) thì tạo ra số phân tử
ADN là 2×25 = 64 phân tử. Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14 là 2 × (24 – 2)
= 28.
→ Số mạch poli nuclêôtit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 2×2×25 –
28 = 100.


- III đúng vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 là 2× (25 + 2 – 24) = 36.
- IV đúng vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số
phân tử ADN chứa cả 2 loại N14 và N15 = số phân tử ADN có N14 = 2 × (24 – 2) =
28.

Câu 4 ( ID:116505 )

Câu trắc nghiệm (0.67 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15
sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện nhân đôi 2 lần liên tiếp
tạo được 20 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về
môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 3 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Ban đầu có 10 phân tử ADN.
II. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 580 mạch polinuclêôtit chỉ chứa N15.
III. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 156 phân tử chỉ chứa N15.
IV. Sau khi kết thúc quá trình trên có 60 phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15.

A

2.

B

3.

C

1.

D

4.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết



Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.
- I đúng vì khi nhân đôi 2 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là
k.(22 – 2) = 20 → k = 20 ÷ 2 = 10.
- II đúng vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (2 lần + 3 lần) thì tạo ra số phân tử
ADN là 10 × 52 = 320 phân tử. Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14 là 10 ×
(23 – 2) = 60.
→ Số mạch polinuclêôtit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 2 × 320 –
60 = 580.
- III sai vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 là 320 – 60 = 260.
- IV đúng vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số
phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 = số phân tử ADN có N14 = 60.

Câu 5 ( ID:116016 )

Câu trắc nghiệm (0.67 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các ribôxôm trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5' đến 3' từ bộ ba mở
đầu cho đến khi gặp bộ ba kết thúc.
II. Ở trên một phân tử mARN, các ribôxôm khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm
khác nhau, mỗi điểm đọc đặc hiệu với một loại ribôxôm.
III. Quá trình dịch mã không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì có thể sẽ làm phát sinh
đột biến gen.
IV. Khi tổng hợp một chuỗi pôlipeptit thì quá trình phiên mã và dịch mã luôn diễn ra tách

rời nhau.

A

3.

B

1.

C

4.


D

2.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Chỉ có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV.
- II sai vì mỗi mARN chỉ có một bộ ba mở đầu và chỉ có một tín hiệu để khởi đầu
dịch mã. Tất cả các ribôxôm đều tiến hành khởi đầu dịch mã từ bộ ba mở đầu.
- III sai vì dịch mã không theo nguyên tắc bổ sung thì chỉ làm thay đổi cấu trúc
của chuỗi pôlipeptit chứ không làm thay đổi cấu trúc của gen nên không gây đột
biến gen.

- IV đúng vì phiên mã luôn diễn ra trước, sau đó thì mới hoàn thiện mARN và
mới tiến hành dịch mã.

Câu 6 ( ID:13057 )

Câu trắc nghiệm (0.67 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Trong một phòng thí nghiệm sinh học phân tử, trình tự các axit amin của một protein
armadillo đã được xác định một phần. Các phân tử tARN được sử dụng trong quá trình
tổng hợp có anticodon sau đây:
3'UAX 5' 3' XGA5' 3' GGA5' 3' GXU 5' 3' UUU 5' 3' GGA5'
Trình tự nucleotide ADN của chuỗi bổ sung cho chuỗi ADN mã hóa cho protein

A

5 -ATG-GGT-XXT-XGA - AAA-XGT-3’

B

5 '-ATG-GXT-XXT-XGA - AAA-XXT-3’

C

5 '-ATG-GXT-GGT-XGA - AAA-XXT-3'.

D


5 '-ATG-GXT-GXT-XGA - AAA-GXT-3’


Lời giải chi tiết

Video chữa bài

Bình luận

Lời giải chi tiết

tARN: 3'UAX 5' 3' XGA5' 3' GGA5' 3' GXU 5' 3' UUU 5' 3' GGA5'
mARN: 5'AUG - GXU - XXU- XGA - AAA-XXU-3’
Mạch bổ sung của gen ban đầu có trình tự giống với mARN, chỉ khác là T thay U.
Do vậy mạch bổ sung có trình tự: 5 '-ATG-GXT-XXT-XGA - AAA-XXT-3’

Câu 7 ( ID:13072 )

Câu trắc nghiệm (0.67 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình tổng hợp chuỗi
polipeptit ở vi khuẩn E. coli
(1) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã 3’UGA5' trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.
(2) Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng thực hiện quá trình dịch mã.
(3) Khi thực hiện quá trình dịch mã, ribôxôm dịch chuyển theo chiều 3'→ 5' trên mạch

gốc của gen.
(4) Một loại axit amin có thể được vận chuyển bởi nhiều tARN có các bộ ba đối mã khác
nhau.
(5) Một ARN mang một loại bộ ba đối mã xác định chỉ vận chuyển được một loại axit
amin.

A

1

B

4

C

3

D

2


Lời giải chi tiết

Video chữa bài

Bình luận

Lời giải chi tiết


Xét các phát biểu của đề bài
(1) sai vì khi ribôxôm tiếp xúc với mã 5’UGA3' trên mARN thì quá trình dịch mã
mới dừng lại chmã ứ không phải 3’UGA5'
(2) đúng. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng thực hiện quá
trình dịch mã để làm tăng hiệu suất tổng hợp chuỗi polipeptit cùng loại.
(3) sai. Khi thực thực hiện quá trình dịch mã, ribôxôm dịch chuyển theo chiều
5'→ 3' trên mARN
(4) đúng
(5) đúng
Vậy có 3 kết luận đúng

Câu 8 ( ID:13096 )

Câu trắc nghiệm (0.67 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Trong các phátbiểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về các gen cùng
nằm trên một phân tử ADN ở trong nhân tế bào ?
(1) Có số lần nhân đôi bằng nhau.
(2) Có số lần phiên mã bằng nhau.
(3) Không thể tương tác qua lại với nhau để cùng quy định một loại tính trạng.
(4) Chịu sự điều hòa ở trước giai đoạn trước phiên mã giống nhau

A

2


B

3


C

1

D

4
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Xét các phát biểu của đề bài:
(1) đúng. Các gen cùng nằm trên một phân tử ADN ở trong nhân tế bào có số lần
nhân đôi bằng nhau.
(2) sai vì các gen trên 1 phân tử AND có số lần phiên mã khác nhau tùy thuộc vào
nhu cầu của tế bào.
(3) sai vì các gen trên cùng 1 phân tử AND vẫn có thể tương tác qua lại với nhau
để cùng quy định một loại tính trạng.
(4) đúng, vì điều hòa trước phiên mã là sự đóng và tháo xoắn NST nên quá trình
này là giống nhau ở các gen trên cùng 1 phân tử ADN.
Vậy có 2 phát biểu sai là (2) và (3).


Câu 9 ( ID:14436 )

Câu trắc nghiệm (0.67 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình nhân đôi DNA ở sinh vật
nhân sơ
(1) Các đoạn mồi ARN trong một chạc tái bản có chiều dài bằng nhau.
(2) Enzyme nối ligaza nối các đoạn Okazaki lại với nhau khi quá trình tổng hợp tất cả các đoạn Okazaki
đã hoàn tất.
(3) Enzyme ADN chỉ tổng hợp mạch đơn mới theo chiều từ 5’ → 3’.
(4) Mạch mới được tổng hợp liên tục được kéo dài theo hướng phát triển của chạc tái bản.
(5) Quá trình nhân đôi có thể hình thành nhiều đơn vị nhân đôi.


A

1

B

2

C

4


D

3
Lời giải chi tiết

Video chữa bài

Bình luận

Lời giải chi tiết

Xét các phát biểu của đề bài:
Các phát biểu 1, 3, 4 đúng
Phát biểu 2 sai vì đoạn okazaki vừa tổng hợp xong sẽ dc enzim ligaza nối ngay vào chứ không
phải ligaza nối các đoạn Okazaki lại với nhau khi quá trình tổng hợp tất cả các đoạn Okazaki đã
hoàn tất.
Phát biểu 5 sai vì quá trình nhân đôi ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 đơn vị nhân đôi.
Vậy có 3 phát biểu có nội đung đúng.

Câu 10 ( ID:14437 )

Câu trắc nghiệm (0.67 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là một bộ ba có thể mã hóa nhiều loại acid amine khác nhau
(2) Tất cả các ADN ở trong nhân tế bào của sinh vật nhân thực đều có cấu trúc mạch kép.

(3) Phân tử tARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hidro.
(4) Ở sinh vật nhân thực, quá trình dịch mã chỉ diễn ra ở tế bào chất.
(5) Các phân tử ADN ngoài tế bào chất của sinh vật nhân thực có số lần nhân đôi bằng nhau.

A

2


B

1

C

4

D

3
Lời giải chi tiết

Video chữa bài

Bình luận

Lời giải chi tiết

Xét các phát biểu của đề bài:
Các phát biểu (2),(4) đúng

(1) sai vì tính thoái hóa của mã di truyền là nhiều bộ ba có thể mã hóa cho 1 axit amin.
(3) sai, vì tất cả các loại ARN đều có cấu trúc mạch đơn.
(5) sai vì các phân tử ADN ngoài tế bào chất có số lần nhân đôi khác nhau.
Vậy có 3 phát biểu có nội dung đúng.

Câu 11 ( ID:14439 )

Câu trắc nghiệm (0.67 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Cho các đặc điểm sau:
(1) Theo lý thuyết, qua nhân đôi, từ một DNA ban đầu tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống hệt nhau.
(2) Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.
(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Trong một chạc ba sao chéo, hai mạch mới đều được kéo dài liên tục
(5) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với quá trình tái bản ADN?

A

2

B

4



C

5

D

3
Lời giải chi tiết

Video chữa bài

Bình luận

Lời giải chi tiết

Xét các phát biểu của đề bài:
Phát biểu 1, 2, 3 5 đúng
(4) sai vì trong 1 chạc ba sao chép, mạch mới được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 3’ → 5’
sẽ được kéo dài liên tục. Còn mạch mới được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5’ → 3’ sẽ
được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn okazaki.
Vậy có 4 phát biểu có nội dung đúng.

Câu 12 ( ID:74251 )

Câu trắc nghiệm (0.67 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Quá trình tự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực có đặc điểm:
(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
(3) Cả hai mạch đơn đều làm mạch khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều 5'→3'.
(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên
tục với sự phát triển của chạc chữ Y.
(6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Số đặc điểm có nội dung đúng là

A

2.


B

4.

C

5.

D

6.
Lời giải chi tiết

Video chữa bài


Bình luận

Lời giải chi tiết

Quá trình nhân đôi ADN được diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình
phân bào, trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào. Quá trình này tạo
ra 2 cromatit trong NST để chuẩn bị phân chia tế bào.
Quá trình nhân đôi ADN được diễn ra như sau:
Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN: Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của
phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc hình chữ Y và để lộ ra hai mạch khuôn.
Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới: Enzim ADN polimeraza sử dụng 1 mạch
làm khuôn tổng hợp nên mạch mới, trong đó A luôn liên kết với T, G luôn liên kết
với X (nguyên tắc bổ sung).
Vì ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5' → 3', nên trên mạch
khuôn 3' → 5', mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn từ 5'
→ 3', mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn okazaki.
Sau đó các đoạn okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối.
Bước 3: Hai phân tử ADN được tạo thành: Trong mỗi phân tử ADN được tạo
thành thì một mạch là mạch mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban
đầu (nguyên tắc bán bảo toàn).
Xét các nội dung theo đề bào:
- Nội dung 1, 2, 3, 4, 6 đúng.


- Nội dung 5 sai vì khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp
thì trên mạch gốc có chiều 3' - 5', mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục, còn trên
mạch gốc có chiều từ 3' - 5' thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn theo từng đoạn
okazaki chứ không phải 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với
sự phát triển của chạc chữ Y.
Vậy có 5 nội dung đúng


Câu 13 ( ID:25882 )

Câu trắc nghiệm (0.67 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Số đáp án không đúng:
(1) Hầu hết các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân sơ có kích thước vào khoảng 1000–
2000 cặp nucleotit
(2) Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hoá cho một axit amin trừ AUG và UGG
(3) 61 bộ ba tham gia mã hóa axitamin
(4) Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả
các nuclêôtit trong vùng mã hoá của gen.
(5) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ -> 3’ để
tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ -> 5’.

A

4

B

3

C

5


D

2
Bình luận

Câu 14 ( ID:74255 )

Câu trắc nghiệm (0.67 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:

 Theo dõi


(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met-tARN(UAX) gắn bổ sung với codon mở đầu (AUG)
trên mARN.
(2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn
chỉnh.
(3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
(4) Codon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticodon của phức hệ aa1-tARN.
(5) Ribôxôm dịch chuyển từng codon trên mARN theo chiều từ 5’-3’.
(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và axit amin thứ nhất.
Thứ tự đúng của các giai đoạn:

A

1 → 2 → 3 → 4 → 5 → 6.


B

3 → 1 → 2 → 4 → 6 → 5.

C

5 → 1 → 3 → 2 → 4 → 6.

D

3 → 2 → 1 → 4 → 6 → 5.
Bình luận

Câu 15 ( ID:74283 )

Câu trắc nghiệm (0.67 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Cho các nhận định về sự khác nhau giữa nhân đôi ADN ở nhân sơ và nhân đôi ADN ở
nhân thực:
(1) Sự nhân đôi ADN ở nhân thực đòi hỏi thời gian dài hơn.
(2) Sự nhân đôi ADN ở nhân sơ đòi hỏi thời gian dài hơn (6 -8 giờ).
(3) Dọc theo ADN của nhân thực có rất nhiều điểm khởi đầu quá trình nhân đôi.
(4) Quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ xảy ra ít thời gian hơn.
(5) Sự nhân đôi ADN ở nhân thực có số enzim nhiều hơn.
(6) Sự nhân đôi ADN ở nhân sơ xảy ra theo một chiều còn sự nhân đôi ADN ở nhân thực

xảy ra theo 2 chiều, một mạch được tổng hợp liên tục, còn mạch kia tổng hợp gián đoạn.


Có bao nhiêu nhận định đúng?

A

5.

B

3.

C

6.

D

4.
Lời giải chi tiết

Video chữa bài

Bình luận

Lời giải chi tiết




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×