Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

1550834705819 de 5 co che bien di cap te bao inpdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.56 KB, 5 trang )

– Hotline: 1900.7012

Thầy THỊNH NAM ( />
KHOÁ SUPER-PLUS:
LUYỆN THI NÂNG CAO - CHINH PHỤC LÍ THUYẾT SINH HỌC
Lưu ý: Hệ thống khoá học của thầy THỊNH NAM chỉ có tại Hoc24h.vn
NỘI DUNG: CƠ CHẾ BIẾN DỊ CẤP TẾ BÀO
Câu 1 [V-ID: 12747]: Cho các phát biểu sau:
(1) Lai xa kèm theo đa bội hóa là phương thức hình thành loài gặp chủ yếu ở thực vật.
(2) Thể tam bội không thể tạo thành loài mới do con lai bất thụ.
(3) Thể đa bội thường được ứng dụng để tạo giống cây trồng nhằm thu hoạch hạt.
(4) Đa bội có thể gặp ở động vật và thực vật.
(5) Thể tam bội có thể tạo ra khi lai giữa thể lưỡng bội và tứ bội.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 2 [V-ID: 13088]: Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể có các phát biểu sau:
(1) Đột biến đa bội có hai dạng là đột biến đa bội chẵn và đột biến đa bội lẻ.
(2) Hội chứng claiphento, hội chứng 3X (siêu nữ) đều do đột biến dị đa bội gây ra.
(3) Đột biến số lượng NST có thể xảy ra ở NST thường hoặc NST giới tính.
(4) Hiện tượng lai xa kèm theo đa bội hoa có vai trò rất quan trọng trong quá tình tiến hóa hình thành loài mới
đặc biệt là ở thực vật bậc cao.
(5) Cơ thể tự đa bội có kích thước tế bào, phát triển, chống chịu và sức sinh sản thường tốt hơn so với cơ thể
bình thường.
(6) Hiện tượng đa bội thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 2.
B. 4.
C. 3.


D. 1.
Câu 3 [V-ID: 14551]: Hình vẽ sau đây mô tả quá trình phân bào của hai tế bào ở một cơ thể lưỡng bội

Biết rằng ngoài những bất thường được mô tả trong hình vẽ thì các sự kiện khác của toàn bộ quá trình phân bào
đều diễn ra bình thường; các chữ cái a, b, c, d, e, f, g, h kí hiệu cho các tế bào con được tạo ra. Theo lí thuyết
trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tế bào (a) và (b) mang bộ gen trong nhân tế bào hoàn toàn giống nhau.
(2) Tế bào (a), (b), (g) có bộ NST được kí hiệu là 2n – 1.
(3) Loài đang xét có bộ NST 2n = 4.
Hoc24h.vn – Nơi biến những ước mơ đại học thành hiện thực!

1


– Hotline: 1900.7012

Thầy THỊNH NAM ( />
(4) Tế bào (c.) và (d), (h) mang bộ NST được kí hiệu là n.
(5) Tế bào (e) và (f) mang bộ NST được kí hiệu là n + 1.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 4 [V-ID: 14552]: Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục đực ở một loài đã xảy ra hiện tượng
được mô tả ở hình dưới đây:

Cho một số nhận xét sau:
(1) Hiện tượng đột biến trên là chuyển đoạn không tương hỗ.
(2) Hiện tượng này đã xảy ra ở kỳ đầu của lần giảm phân 2.
(3) Hiện tượng này xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc thuộc cùng một cặp

NST tưong đồng.
(4) Sức sống của cơ thể bị xảy ra đột biến này hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
(5) Tỉ lệ giao tử mang đột biến tạo ra từ tế bào này là 1/2.
(6) Giao tử chỉ có thể nhận được nhiều nhất là một chiếc nhiễm sắc thể đột biến từ bố nếu quá trình phân li
nhiễm sắc thể diễn ra bình thường.
Số kết luận đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 5 [V-ID: 14565]: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành loài ở một loài thực vật. Hãy nghiên cứu
hình ảnh và cho biết trong các phát biểu dưới đây có bao nhiêu phát biểu đúng

(1) Hợp tử (1) thực hiện quá trình nguyên phân bình thường sẽ phát triển thành cơ thể không có khả năng sinh
sản hữu tính.
(2) Hình ảnh mô tả quá trình nguyên phân của hợp tử (1) diễn ra bình thường nên đã tạo cơ thể mang đặc điểm
của hai loài khác nhau.
(3) Cơ thể được phát triển từ hợp tử (2) bị cách li sinh sản với cơ thể được phát triển từ quá trình nguyên phân
bình thường của hợp tử.
(4) Cơ thể bình thường phát triển từ hợp (2) cách li sinh sản với 2 loài A, B; loài A và loài B có thể tạo ra cơ
thể lai nên hai loài này không bị cách li sinh sản.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6 [V-ID: 15246]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về đột biến thể đa bội?
Hoc24h.vn – Nơi biến những ước mơ đại học thành hiện thực!

2



– Hotline: 1900.7012

Thầy THỊNH NAM ( />
(1) Đa số các giao tử do thể đột biến tam bội tạo ra đều có bộ nhiễm sắc 2n.
(2) Thể tự đa bội mang hai bộ nhiễm sắc thẻ lưỡng bội của hai loài khác nhau.
(3) Thể tự đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa.
(4) Phần lớn các loài thực vật có hoa là thể dị đa bội.
A. 1.
B. 4.
C. 2.

D. 3.

Câu 7 [V-ID: 15247]: Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu
* biểu hiện cho tâm động). Do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xảy ra trong quá trình giảm phân của một tế bào
sinh tinh đã tạo ra hai cromatit có cấu trúc MNCDE*FGH và ABOPQ*R. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là
không đúng với dạng đột biến này?
(1) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến khi ở thể dị hợp.
(2) Xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa hai nhiễm sắc thể tương đồng.
(3) Chỉ làm thay đổi nhóm gen liên kết mà không thể làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
(4) Được ứng dụng để lập bản đồ di truyền và chuyển gen từ loài này sang loài khác.
(5) Các giao tử tạo ra đều có bộ NST với số lượng bình thường.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8 [V-ID: 15248]: Một loài thực vật lưỡng bội có 4 nhóm gen liên kết. Giả sử có 8 thể đột biến được kí hiệu
từ (1) đến (8) mà số nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột
biến là

(1) 12 nhiễm sắc thể.
(2) 8 nhiễm sắc thể.
(3) 6 nhiễm sắc thể.
(4) 16 nhiễm sắc thể.
(2) 24 nhiễm sắc thể.
(6) 20 nhiễm sắc thể.
(7) 9 nhiễm sắc thể.
(8) 28 nhiễm sắc thể.
Trong 8 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến đa bội chẵn?
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 9 [V-ID: 15251]: Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền dưới đây, có bao nhiêu dạng là dạng đột
biến nhiễm sắc thể?
(1) Chuyển đoạn NST.
(2) Mất cặp nucleotit.
(3) Tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân.
(4) Thay cặp nucleotit.
(5) Đảo đoạn NST.
(6) Mất đoạn NST.
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 10 [V-ID: 15252]: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong chọn giống, người ta ứng dụng dạng đột biến chuyển đoạn để loại bỏ những gen không mong muốn.
(2) Đột biến gen thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến NST.
(3) Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến mất đoạn có vai trò quan trọng nhất.
(4) Dạng đột biến thay thế một cặp Nu ở bộ ba mã hóa axit amin cuối hầu như không làm thay đổi cấu trúc

protein tổng hợp.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 0.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 11[ID: 118129]: Trên cặp nhiễm sắc thể số 1 của người, xét 7 gen được sắp xếp theo trình tự ABCDEGH.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen H cũng nhân đôi 3 lần.
II. Nếu gen B phiên mã 40 lần thì gen E phiên mã 40 lần.
III. Nếu đột biến đảo đoạn BCDE thì có thể sẽ làm giảm lượng prôtêin do gen B tổng hợp.
IV. Nếu đột biến mất một cặp nuclêôtit ở gen C thì sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ gen C đến gen H.
Hoc24h.vn – Nơi biến những ước mơ đại học thành hiện thực!

3


– Hotline: 1900.7012

Thầy THỊNH NAM ( />
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 12[ID: 117398]: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mất một đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
II. Mất một đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
III. Mất một đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống nhau.
IV. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.
A. 1.

B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13[ID: 117068]: Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến chuyển đoạn không bao giờ làm thay đổi số lượng gen có trong tế bào.
II. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Đột biến thể ba làm tăng số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào.
IV. Ở các thể đột biến đa bội chẵn, số lượng nhiễm sắc thể luôn là số chẵn.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 14[ID: 117053]: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 đã xuất hiện thể đột biến có 25 nhiễm sắc
thể. Thể đột biến này có thể được phát sinh nhờ bao nhiêu cơ chế sau đây?
I. Rối loạn giảm phân, một cặp nhiễm sắc thể không phân li.
II. Rối loạn nguyên phân, một cặp nhiễm sắc thể không phân li.
III. Tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc.
IV. Rối loạn giảm phân, tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 15[ID: 117018]: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm mất cân bằng gen trong hệ gen của tế bào.
II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Tất cả các đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể đều làm tăng cường sự biểu hiện của tính trạng.
IV. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều không làm thay đổi độ hình thái của nhiễm sắc thể.
A. 1.
B. 3.
C. 2.

D. 4.
Câu 16[ID: 116585]: Một loài sinh sản hữu tính có bộ NST lưỡng bội 2n = 6. Trên 3 cặp nhiễm sắc thể , xét
ABDE QMNPO HKLX
các cặp gen được kí hiệu là:
. Giả sử có một thể đột biến có kiểu gen là
abde qmnpo hklx

ABDE PNMQO HKLX
. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
abde pnmqo hklx
I. Thể đột biến này phát sinh do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai cromatit thuộc hai cặp NST không tương
đồng.
II. Thể đột biến có khả năng sinh sản kém hơn so với dạng bình thường.
III. Thể đột biến có thể sẽ làm giảm sự biểu hiện của gen O.
IV. Thể đột này giảm phân bình thường sẽ cho giao tử mang NST đột biến chiếm tỉ lệ 50%.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 17[ID: 116542]: Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến chuyển đoạn không bao giờ làm thay đổi số lượng gen có trong tế bào.
II. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên NST.
III. Đột biến thể ba làm tăng số lượng NST có trong tế bào.
IV. Ở các thể đột biến đa bội chẵn, số lượng NST luôn là số chẵn.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Hoc24h.vn – Nơi biến những ước mơ đại học thành hiện thực!


4


– Hotline: 1900.7012

Thầy THỊNH NAM ( />
Câu 18[ID: 116545]: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào dinh
dưỡng là 4 pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm
sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là
Thể đột biến
A
B
C
D
Số lượngNST
24
24
36
24
Hàm lượng ADN
3,8 pg
4,3 pg
6,0 pg
4,0 pg
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đột biến A là đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
II. Thể đột biến B là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
III. Thể đột biến C là đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến tam bội.
IV. Thể đột biến D có thể là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
A. 1.

B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19[ID: 116536]: Cà độc dược có 2n = 14. Một thể đột biến có 25 nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đột biến này là thể tam bội.
II. Thể đột biến này có thể được phát sinh do rối loại nguyên phân.
III. Thể đột biến này thường sinh trưởng nhanh hơn dạng lưỡng bội.
IV. Thể đột biến này có thể trở thành loài mới.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 20[ID: 116503]: Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
II. Các đột biến thể một của cùng một loài đều có hàm lượng ADN ở trong các tế bào giống nhau.
III. Đột biến tam bội có thể được phát sinh trong nguyên phân, do tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li.
IV. Các thể đột biến lệch bội chỉ được phát sinh trong giảm phân.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.

Lưu ý: Để xem đáp án nhanh, các em có thể tra theo ID ngay trên APP Hoc24h.
APP Hoc24h có hệ thống câu hỏi được đầu tư công phu và sử dụng hoàn toàn MIỄN PHÍ.
Các em nên cài vào điện thoại để tiện cho việc ôn luyện mọi lúc, mọi nơi!
Biên soạn: Thầy THỊNH NAM
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: />
Hoc24h.vn – Nơi biến những ước mơ đại học thành hiện thực!


5



×