Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

DA thi online

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.56 KB, 24 trang )

Câu 1 ( ID:20823 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

 Theo dõi

Một số hệ quả của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là:
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
(2) Làm giảm hoặc gia tăng số lượng gen trên NST.
(3) Làm thay đổi thành phần các gen trong nhóm liên kết.
(4) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể bị bất hoạt.
(5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
(6) Luôn làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN trong cấu trúc của NST đó.
Trong các hệ quả nói trên, có bao nhiêu hệ quả là của đột biến đảo đoạn NST?

A

2.

B

4.

C

5.

D


3.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Nội dung 1 đúng.
Nội dung 2, 3 sai. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng cũng như thành
phần các gen trong NST.
Nội dung 4 đúng. Nếu đột biến đảo đoạn làm thay đổi vị trí của gen trên NST từ
vùng hoạt động sang vùng không hoạt động có thể làm một gen đang hoạt động bị
bất hoạt.


Nội dung 5 đúng.
Nội dung 6 sai. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi chiều dài phân tử ADN.
Vậy có 3 nội dung đúng.

Câu 2 ( ID:25879 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu là điểm chung giữa đột biến gen và đột
biến nhiễm sắc thể?
(1) Xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.

(2) Luôn biểu hiện thành kiểu hình mang đột biến.
(3) Xảy ra ở nhiễm cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
(4) Là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa và chọn giống.

A

1.

B

2.

C

4.

D

3.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

các ý đúng là 1, 3, 4

Câu 3 ( ID:25883 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)


Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Khi nói về đột biến NST, xét các kết luận sau đây:
(1) Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST
(2) Đột biến cấu trúc có 4 dạng là thể một, thể ba, thể bốn, thể không
(3) Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sống


(4) Đột biến NST là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa
(5) Đột biến số lượng NST không làm thay đổi hình dạng của NST
Có bao nhiêu kết luận đúng?

A

5

B

2

C

4

D

3

Bình luận

Câu 4 ( ID:25901 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến
(1) Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau
(2) Đột biến lặp đoạn làm cho 2 gen alen với nhau lại cùng ở 1 NST
(3) Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T
(4) Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen
(5) Để tạo đột biến tam bội người ta xử lý hợp tử 2n bằng côxixin.
Có bao nhiêu ý đúng:

A

5

B

4

C

3


D

2
Bình luận

Câu 5 ( ID:26319 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Ở mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có
hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 4 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm
sắc thể. Theo lý thuyết, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen tương ứng với các dạng thể ba
trên?

A

64.

B

36.

C

81.


D

432.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Xét 2 alen của 1 gen ví dụ là A và a thì có 4 kiểu gen của thể ba là: AAA, AAa,
Aaa, aa và 3 kiểu gen lưỡng bội bình thường là: AA, Aa, aa.
Vậy có 4 cặp NST tương đồng thì số kiểu gen về các thể ba của loài thực vật trên
là: 4 × 33 × 4 = 432.

Câu 6 ( ID:74242 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Cho các loại tế bào sau:
(1) Tế bào đơn bội ở người.
(2) Tế bào tam bội ở đậu Hà Lan.
(3) Tế bào xôma ở châu chấu đực.
(4) Tế bào giao tử bình thường ở ruồi giấm.
(5) Thể ba ở ruồi giấm.

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi



(6) Tế bào của người bị mắc hội chứng Tớc-nơ.
(7) Tế bào nội nhũ ở đậu Hà Lan.
(8) Tế bào tứ bội ở củ cải.
Có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể là một số lẻ?

A

5.

B

4.

C

3.

D

6.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Xét các tế bào của đề bài:
(1) Tế bào đơn bội ở người có bộ NST: n = 23 → là số lẻ.
(2) Đậu Hà Lan có 2n = 14 → thể tam bội ở đậu Hà Lan có dạng 3n = 21 → là số

lẻ.
(3) Ở châu chấu có bộ NST 2n = 24. Nhưng châu chấu đực có bộ NST giới tính là
XO nên bộ NST chỉ là 2n = 23 → là số lẻ.
(4) Ở ruồi giấm có 2n = 8 → tế bào giao tử bình thường có dạng n= 4 → là số
chẵn.
(5) Ở ruồi giấm có 2n = 8. Thể ba ở ruồi giấm là: 2n + 1 = 9 → là số lẻ.
(6) Ở người 2n = 46. Tế bào của người mắc hội chứng Tơcnơ (OX) có bộ NST 2n
- 1 = 45 → là số lẻ.
(7) Đậu Hà Lan có 2n = 14. Tế bào nội nhũ ở đậu Hà Lan là 3n = 21 → là số lẻ.


(8) Củ cải có 2n = 18. Tế bào tứ bội 4n = 36 → là số chẵn.
Vậy có 6 tế bào trong các tế bào trên có bộ NST là số lẻ

Câu 7 ( ID:74266 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

 Theo dõi

Đột biến gen phụ thuộc vào:
(1) Liều lượng tác nhân đột biến. (2) Cường độ tác nhân đột biến.
(3) Loại tác nhân đột biến.

(4) Cấu trúc của gen.

(5) Giới tính.
Số nội dung đúng là:


A

3.

B

5.

C

4.

D

6.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc
một số cặp nucleotit.
- Có nhiều dạng đột biến gen, tuy nhiên ở đột biến điểm (đột biến gen chỉ liên
quan đến 1 cặp nucleotit), các dạng thường gặp là:
+ Mất 1 cặp nucleotit.
+ Thêm 1 cặp nucleotit.
+ Thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1 cặp nucleotit khác.



- Đột biến gen phụ thuộc vào:
+ Loại tác nhân gây đột biến
+ Liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến.
+ Cấu trúc của gen: Có gen có cấu trúc kém bền vững, dễ bị đột biến, có gen khó
bị đột biến.
Vậy trong các nội dung của đề bài, có 4 nội dung đúng là các nội dung: 1, 2, 3, 4

Câu 8 ( ID:74270 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Cho các thông tin về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen:
(1) Đột biến gen xảy ra có thể do tác động lí, hóa, sinh hoặc do sự rối loạn trao đổi chất
xảy ra trong tế bào.
(2) Các bazo nito trong tế bào tồn tại chỉ ở một trạng thái: dạng thường hoặc dạng hiếm.
(3) Bazo hiếm có vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm phát sinh đột biến mất cặp nucleotit
trong quá trình nhân đôi ADN.
(4) Hóa chất 5BU là chất đồng đẳng của timin gây thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
(5) Tia phóng xạ có khảng năng gây ion hóa các phân tử vật chất nên có thể gây nên đột
biến thay thế nucleotit.
Số phát biểu biểu có nội dung đúng là:

A

1.


B

3.

C

2.

D

4.
Lời giải chi tiết

Bình luận


Lời giải chi tiết

Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen:
1. Nguyên nhân
- Do những sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN xảy ra trong quá trình tự nhân
đôi của ADN.
- Tác động của các tác nhân vật lí, hóa học và sinh học của môi trường.
- Đột biến có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên hay do con người tạo ra (đột
biến nhân tạo)
2. Cơ chế phát sinh đột biến gen
a. Sự kết cặp không đúng trong tái bản ADN:
- Các bazơ nitơ thường tồn tại 2 dạng cấu trúc: dạng thường và dạng hiếm. Các
dạng hiếm có những vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không

đúng trong tái bản làm phát sinh đột biến gen
TD: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong tái bản gây biến đổi thay thế
G –X à T-A
- Sai hỏng ngẫu nhiên: TD liên kết giữa carbon số 1 của đường pentozơ và ađenin
ngẫu nhiên bị đứt à đột biến mất adenin.
b. Tác động của các tác nhân gây đột biến:
- Tác nhân vật lí: tia tử ngoại (tạo ra 2 phân tử timin trên cùng 1 mạch ADN ⇒
đột biến gen)
- Tác nhân hóa học: chất 5-brom uraxin (5BU) là chất đồng đẳng của timin gây
biến đổi thay thế A-T à G-X
- Tác nhân sinh học: Virus viêm gan siêu vi B, virus Herpes … đột biến gen.
Xét các thông tin của đề bài khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến
gen:


Thông tin 1: Đột biến gen xảy ra có thể do tác động lí, hóa, sinh hoặc do sự rối
loạn trao đổi chất xảy ra trong tế bào. Thông tin này đúng.
Thông tin 2: Các bazo nito trong tế bào tồn tại chỉ ở một trạng thái: dạng thường
hoặc dạng hiếm. Nội dung này đúng vì các bazơ nitơ thường tồn tại ở 2 dạng cấu
trúc: dạng thường và dạng hiếm. Ở một thời điểm nhất định, chúng chỉ có dạng
thường hoặc dạng hiếm nhưng chúng sẽ có sự chuyển giao cho nhau. Các dạng
hiếm có những vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng
trong tái bản làm phát sinh đột biến gen.
Thông tin 3: Bazo hiếm có vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm phát sinh đột biến
mất cặp nucleotit trong quá trình nhân đôi ADN. Thông tin này sai vì Bazo hiếm
có vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm phát sinh đột biến thay thế chứ không phải
đột biến mất cặp nucleotit. Ví dụ: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong
tái bản gây biến đổi thay thế G –X à T-A.
Thông tin 4: Hóa chất 5BU là chất đồng đẳng của timin gây thay thế cặp A-T
bằng cặp G-X. Thông tin này đúng.

Thông tin 5: Tia phóng xạ có khảng năng gây ion hóa các phân tử vật chất nên có
thể gây nên đột biến thay thế nucleotit. Phát biểu này đúng.
Vậy có 4 thông tin đúng là các thông tin: 1, 2, 4, 5

Câu 9 ( ID:74271 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Cho các hiện tượng sau
(1) gen điều hòa của Opern lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi cấu trúc
không gian và mất chức năng sinh học
(2) vùng khởi động của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả
năng gắn kết với en zim ARN polimeraza


(3) gen cấu trúc Z bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị biến đổi
không gian và không trở thành enzin xúc tác
(4) vùng vận hành của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả
năng gắn kết với protein ức chế
(5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả
năng gắn kết với enzim ARN polimeraza
Trong các trường hợp trên , có bao nhiêu trường hợp mà không có đường Lactozơ nhưng
Operon Lac vẫn thực hiện phiên mã là

A


3.

B

2.

C

4.

D

5.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Xét các hiện tượng của đề bài:
(1) gen điều hòa của Opern lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi cấu
trúc không gian và mất chức năng sinh học → protein ức chế không thể gắn được
vào vùng vận hành → enzim ARN polimeraza có thể thực hiện phiên mã ngay cả
khi môi trường có hoặc không có đường lactozo.
(2) vùng khởi động của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không
còn khả năng gắn kết với en zim ARN polimeraza → enzim ARN không thể thực
hiện quá trình phiên mã khi môi trường có hoặc không có lactozo.


(3) gen cấu trúc Z bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị

biến đổi không gian và không trở thành enzin xúc tác → chỉ ảnh hưởng đến chuỗi
polipeptit. Khi đó ARN vẫn thực hiện phiên mã như trường hợp không có đột biến
→ ARN pol không thể thực hiện phiên mã khi không có đường Lactozơ.
(4) vùng vận hành của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn
khả năng gắn kết với protein ức chế → protein ức chế không thể gắn được vào
vùng vận hành → enzim ARN polimeraza có thể thực hiện phiên mã ngay cả khi
môi trường có hoặc không có đường lactozo.
(5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không
còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza → phân tử protein ức chế
không được tạo ra → vùng vận hành không có protein ức chế bám vào → enzim
ARN polimeraza có thể thực hiện phiên mã ngay cả khi môi trường có hoặc
không có đường lactozo.
Vậy Trong các trường hợp trên , có 3 trường hợp: 1, 4, 5 mà không có đường
Lactozơ nhưng Operon Lac vẫn thực hiện phiên mã.

Câu 10 ( ID:74348 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:
(1) Có thể làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể.
(2) Có thể làm giảm số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
(3) Có hai dạng là đột biến lệch bội và đột biến đa bội.
(4) Thường có lợi cho thể đột biến.
Số phát biểu có nội dung đúng là:

A

3


B

2

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


C

4

D

1
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Xét các phát biểu của đề bài khi nói về đột biến cấu trúc NST:
- Phát biểu 1: Có thể làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể. Phát biểu này đúng
vì mất đoạn có thể làm NST ngắn đi, lặp đoạn có thể làm NST dài ra, đảo đoạn
nếu mang tâm động sẽ làm thay đổi vị trí tâm động, từ đó làm hình thái NST có
thể thay đổi. Chuyển đoạn trên 1NST có thể làm thay đổi vị trí tâm động, từ đó
làm thay đổi hình thái NST, chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 NST có thể làm
1 NST ngắn đi và 1 NST dài ra.
- Phát biểu 2: Có thể làm giảm số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào. Phát biểu này

đúng vì đột biến chuyển đoạn Robertson có thể làm 2 NST sát nhập làm một. Đây
chính là giả thuyết về sự hình thành loài người có bộ NST 2n = 46 từ loài có bộ
NST 2n = 48.
- Phát biểu 3: Có hai dạng là đột biến lệch bội và đột biến đa bội. Phát biểu này
sai vì đột biến cấu trúc NST có 4 dạng là: mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn, đảo
đoạn. Còn đột biến số lượng NST mới có 2 dạng là đột biến lệch bội và đột biến
đa bội.
- Phát biểu 4: Thường có lợi cho thể đột biến. Phát biểu này sai vì NST gồm nhiều
gen, do vậy đột biến cấu trúc NST thường ảnh hưởng đến nhiều gen trong cơ thể
và thường gây hại cho thể đột biến.
Vậy các phát biểu 1, 2 đúng

Câu 11 ( ID:117748 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Khi nói về hoạt động của operon Lac, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu đột biến điểm làm cho chuỗi pôlipeptit do gen A quy định dài hơn bình thường thì
các gen Z, Y có thể sẽ mất khả năng phiên mã.
II. Một đột biến điểm xảy ra ở vùng P của operon có thể làm gen điều hòa tăng cường
phiên mã.
III. Một đột biến xảy ra ở vùng P của gen điều hòa có thể làm cho các gen Z, Y, A mất
khả năng phiên mã.
IV. Nếu đột biến làm cho gen Y không được phiên mã thì các gen Z và A cũng không
được phiên mã


A

4.

B

1.

C

2.

D

3.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Chỉ có phát biểu IV đúng.
- I sai vì nếu gen A tổng hợp được prôtêin thì các gen Z, Y cũng tổng hợp được
prôtêin.
- II. Sai vì đột biến ở vùng P của operon thì không liên quan đến gen điều hòa.
- III sai vì đột biến ở vùng P của gen điều hòa thì có khả năng làm cho gen điều
hòa mất khả năng phiên mã, do đó gen Z, Y, A sẽ liên tục phiên mã.
- IV đúng vì các gen Z, Y, A có số lần phiên mã bằng nhau. Đột biến làm cho gen
Y không phiên mã thì gen Z và gen A cũng không phiên mã.



Câu 12 ( ID:117395 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Khi nói về họat động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc Z thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy
định bị bất hoạt.
II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các
gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã.
III. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không
được phiên mã
IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen điều hòa R thì có thể làm cho các
gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactôzơ.

A

1.

B

4.

C


2.

D

3.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.
- Các gen Z, Y, A trong operon Lac chịu sự kiểm soát của prôtêin ức chế. Do đó,
nếu gen điều hòa bị đột biến làm mất khả năng phiên mã hoặc đột biến làm cho
prôtêin ức chế bị mất chức năng thì các gen cấu trúc X, Y, A sẽ phiên mã liên tục.
- Đột biến ở gen Z hoặc gen Y hoặc gen A thì chỉ làm thay đổi cấu trúc của
mARN ở gen bị đột biến mà không liên quan đến gen khác. Khi gen bị đột biến


thì cấu trúc của prôtêin do gen đó mã hóa có thể sẽ bị thay đổi cấu trúc và mất
chức năng sinh học.
- Gen điều hòa phiên mã liên tục để tổng hợp prôtêin ức chế bám lên vùng vận
hành làm ngăn cản sự phiên mã của các gen Z, Y, A.

Câu 13 ( ID:116114 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi


 Theo dõi

Gen M có 5022 liên kết hiđro và trên mạch một của gen có G = 2A = 4T; trên mạch hai
của gen có G = A + T. Gen M bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđro trở thành alen
m. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen m và gen M có chiều dài bằng nhau.
II. Gen M có 1302 nuclêôtit loại G.
III Gen m có 559 nuclêôtit loại T.
IV. Nếu cặp gen Mm nhân đôi 2 lần thì cần môi trường cung cấp 7809 nuclêôtit loại X.

A

2.

B

4.

C

3.

D

1.
Lời giải chi tiết

Bình luận


Lời giải chi tiết

Cả 4 phát biểu đúng.
- I đúng vì đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđro cho nên đây là đột biến thay
thế cặp G-X bằng cặp A-T.Vì là đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit nên không làm
thay đổi chiều dài của gen.
- II đúng. Hướng dẫn giải:


• Tổng số liên kết hiđro của gen là 2Agen + 3Ggen = 5022.
Mà Agen = A2 + T2, Ggen = G2 + X2.
Nên ta có 2Agen + 3Ggen = 2(A2 + T2) + 3(G2 + X2) = 5022.
• Theo bài ra, trên mạch 2 có G2 = 2A2 + 4T2 → G2 = 4T2, A2 = 2T2.
Trên mạch 1 có G1 = A1 + T1 mà A1 + T2 và T1 = A2 nên G1 = T2 + A2.
Theo đó, G1 = T2 + 2T2 = 3T2. Vì G1 = X2 nên X2 = 3T2.
→ Ta có: 5022 = 2(2T2 + T2) + 3(3T2 + 4T2) = 6T2 + 21T2 = 27T2 = 5022 → T2 =
186.
→ Agen = A2 + T2 = 2T2 + T2 = 3T2 = 3 × 186 = 558.
→ Ggen = G2 + X2 = 4T2 + 3T2 = 7T2 = 7 × 186 = 1302.
- III đúng. Vì đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđro cho nên đây là đột biến thay
thế cặp G-X bằng cặp A-T → Số nuclêôtit loại T của gen m là = 558 + 1 = 559.
- IV đúng. Vì cặp gen Mm có tổng số nuclêôtit loại X = Xgen M + Xgen m = 2603.
→ Số nuclêôtit loại X mà môi trường cung cấp cho cặp gen Mm nhân đôi 2 lần:
Gmt = Xmt = 2603 × (22 – 1) 7809.

Câu 14 ( ID:116115 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi


 Theo dõi

Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến đảo đoạn có thể làm cho hàm lượng prôtêin của gen bị đảo vị trí được tăng
lên.
II. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
III. Đột biến lệch bội có thể được phát sinh trong phân bào nguyên phân.
IV. Đột biến chuyển đoạn có thể làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

A

3.

B

4.


C

2.

D

1.
Lời giải chi tiết

Bình luận


Lời giải chi tiết

Cả 4 phát biểu đúng.
- I đúng vì đảo đoạn sẽ làm thay đổi vị trí của gen nên có thể làm cho mức độ hoạt
động của gen bị thay đổi. Do đó, từ chỗ gen hoạt động yếu sang hoạt động mạnh
thì lượng prôtêin sẽ tăng lên.
- II đúng vì đa bội làm tăng bộ NST nên làm tăng hàm lượng ADN.
- III đúng vì trong nguyên phân, nếu một cặp NST nào đó không phân li thì sẽ tạo
ra tế bào 2n – 1 và 2n + 1. Về sau, tế bào 2n – 1 sẽ trở thành dòng tế bào và qua
sinh sản vô tính thì có thể sẽ trở thành thể lệch bội 2n – 1.
- IV đúng vì lệch bội thể một, thể không thì sẽ làm giảm hàm lượng ADN.

Câu 15 ( ID:116015 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Khi nói về hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc A thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy
định bị bất hoạt.
II. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được
phiên mã.
III. Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các


gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã.

IV. Khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế do gen điều hòa R quy định vẫn
được tổng hợp.

A

1.

B

4.

C

2.

D

3.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV.
- Các gen Z, Y, A trong operon Lac chịu sự kiểm soát của prôtêin ức chế. Do đó,
nếu gen điều hòa bị đột biến làm mất khả năng phiên maxc hoặc đột biến làm cho
prôtêin ức chế bị mất chức năng thì các gen cấu trúc Z, Y, A sẽ phiên mã liên tục.
- Đột biến ở gen Z hoặc gen Y hoặc gen A thì chỉ làm thay đổi cấu trúc của
mARN ở gen bị đột biến mà không liên quan đến gen khác. Khi gen bị đột biến

thì cấu trúc của prôtêin do gen đó mã hóa có thể sẽ bị thay đổi cấu trúc và mất
chức năng sinh học.
- Gen điều hòa phiên mã liên tục để tổng hợp prôtêin ức chế bám lên vùng vận
hành làm ngăn cản sự phiên mã của các gen Z, Y, A.

Câu 16 ( ID:116017 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây
hại cho thể đột biến.
II. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp
đoạn.
III. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ không làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế
bào.
IV. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào của
thể đột biến.

A

1.

B


3.

C

2.

D

4.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.
- I sai vì đột biến mất đoạn NST sẽ làm mất một số gen chức năng nên thường gây
hại. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ. Vì có thể đoạn bị mất gen là đoạn
mang những gen quy định các tính trạng không tốt. Trong trường hợp này thì mất
đoạn có thể có lợi cho thể đột biến.
- III sai vì chuyển đoạn NST gắn liền với hình thành giao tử nên sẽ sinh ra các
loại giao tử chuyển đoạn (giao tử sẽ mang các đoạn NST khác nhau nên hàm
lượng ADN của giao tử sẽ thay đổi). Giao tử mang NST chuyển đoạn thụ tinh với


giao tử n sẽ sinh ra hợp tử chuyển đoạn (Hợp tử này sẽ có thể có hàm lượng ADN
bị thay đổi).
- IV đúng vì đột biến đảo đoạn chỉ làm thay đổi vị trí của gen trên NST chứ không
làm thay đổi tổng số gen của NST.


Câu 17 ( ID:116009 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 50. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Thể ba của loài này có 51 nhiễm sắc thể.
II. Loài này có tối đa 25 dạng thể một.
III. Thể tứ bội có số lượng nhiễm sắc thể là 100.
IV. Thể tam bội có số lượng nhiễm sắc thể là 75.

A

4.

B

3.

C

2.

D

1.

Bình luận

Câu 18 ( ID:115975 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay
đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?
I. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
III. Đột biến tứ bội.

IV. Đột biến lệch bội dạng thể ba.


A

4.

B

1.

C

2.


D

3.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.
- Tất cả các đột biến số lượng NST (đa bội, lệch bội) đều làm thay đổi số lượng
NST.
- Các đột biến cấu trúc NST (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn) không
làm thay đổi số lượng NST. (Ngoại trừ đột biến chuyển đoạn Robenson có làm
thay đổi số lượng NST).

Câu 19 ( ID:115976 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Giả sử trên một đoạn của phân tử ADN vi khuẩn, xét 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố
ở 5 vị trí, trong đó các gen II, III, IV và V cùng thuộc một operon. Các điểm a, b, c, d, e,
g là các điểm trên nhiễm sắc thể.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen I nhân đôi 5 lần thì gen V cũng nhân đôi 5 lần.

II. Nếu gen III phiên mã 10 lần thì gen V cũng phiên mã 10 lần.


III. Nếu bị mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí c thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của 3 gen.
IV. Nếu có tác nhân 5BU tác động vào quá trình nhân đôi của gen IV thì sau 1 lần nhân
đôi sẽ phát sinh gen đột biến.

A

2.

B

3.

C

4.

D

1.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.
- I và II đúng là vì các gen trên một phân tử ADN thì có số lần nhân đôi bằng

nhau; và các gen trong một operon thì có số lần phiên mã bằng nhau.
- III sai vì mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí (c) thì không làm thay đổi cấu trúc của các
gen nên không gây đột biến gen.
- IV sai vì chất 5BU phải qua 3 lần nhân đôi thì mới sinh ra được 1 gen đột biến.

Câu 20 ( ID:115973 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Biết rằng alen A ít hơn alen a 2 liên
kết hiđro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a và alen A có số lượng nuclêôtit bằng nhau thì đây là đột biến điểm.
II. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau và alen A có 500 nuclêôtit loại G thì alen
a có 498 nuclêôtit loại X.


III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự
axit amin giống nhau.
IV. Nếu alen A có 400 nuclêôtit loại T và 500 nuclêôtit loại G thì alen a có thể có chiều
dài 306,34nm.

A

3.

B


4.

C

2.

D

1.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.
- I sai vì đột biến này làm tăng 2 liên kết hiđro nên nếu là đột biến không làm thay
đổi tổng số nuclêôtit thì chứng tỏ đây là đột biến thay 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X
→ Không phải là đột biến điểm.
- II sai vì nếu 2 alen có chiều dài bằng nhau thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế 2
cặp A-T bằng 2 cặp G-X. Suy ra, số nuclêôtit loại X của alen a = số nuclêôtit loại
X của alen A + 2 = 500 + 2 = 502.
- III đúng vì nếu đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X thì có thể sẽ không
làm thay đổi axit amin.
- IV đúng vì alen A có tổng số 1800 nuclêôtit nên có chiều dài = 306nm. Nếu đột
biến này là đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit thì chứng tỏ sẽ làm tăng chiều dài của
alen ban đầu lên 0,34nm → Alen a có chiều dài 306nm + 0,34 = 306,34nm.





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×