Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Thế giới nghệ thuật thơ hàn mặc tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

CHU VĂN SƠN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ HÀN MẶC TỬ

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 5.04.33

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Giáo sƣ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH

Hà Nội 2001


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

CHU VĂN SƠN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ HÀN MẶC TỬ

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 5.04.33

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


Giáo sƣ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH

Hà Nội 2001


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án
CHU VĂN SƠN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỪ MỘT QUAN NIỆM THƠ LẠ LÙNG… ........................................ 27
1.1. Quan niệm nghệ thuật của một nhà văn ................................................................ 27
1.2. Quan niệm thơ của Hàn Mặc tử ............................................................................ 29
1.2.2.1. Thơ Hoa trái của Đan Thƣơng ........................................................................ 32
1.2.2.2. Ngƣời thơ – Ngƣời khách lạ đi giữa nguồn trong trẻo ................................... 40
1.2.2.3. Việc làm thơ – Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc.......................... 46
CHƢƠNG 2: …ĐẾN MỘT THẾ GIỚI HÌNH TƢỢNG RÀNG RỊT… ..................... 53
2.1 TRỤC TƢ TƢỞNG XUYÊN SUỐT VÀ BAO TRÙM ........................................ 54
2.1.1 Tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà văn ........................................................................ 54
2.1.2 Tƣ tƣởng xuyên suốt và bao trùm của Hàn Mạc Tử. .......................................... 57
2.2 Hình tƣợng cái tôi đau thƣơng: Mãnh liệt mà tuyệt vọng. ..................................... 70
2.2.1. Hình tƣợng cái Tôi trong thơ trữ tình. ............................................................... 70
2.2.2. Cái Tôi Đau thƣơng: Mãnh liệt mà Tuyệt vọng................................................. 72
2.3. Hình tƣợng Nàng Thơ Xuân tình mà Trinh khiết ................................................. 90

2.2.1. Hình tƣợng Nàng Thơ (hay Ngƣời tình của Hồn Thơ) trong thơ trữ tình. ........ 90
2.2.2 Nàng thơ Xuân Tình mà Trinh khiết. .................................................................. 94
2.4. HÌNH TƢỢNG THẾ GIỚI THÂN QUEN MÀ KÌ DỊ ...................................... 115
2.4.1. Hình tƣợng thế giới của một nhà thơ trữ tình. ................................................. 115
2.4.2. Hình tƣợng thế giới quen mà kì dị của Hàn Mặc Tử. ...................................... 116


CHƢƠNG 3: ..... VÀ MỘT LOẠI HÌNH THƠ ĐỘC ĐÁO...................................... 145
3.1. Nguồn cảm xúc đặc thù của Thơ Điên: Đau Thƣơng ......................................... 148
3.2. Chủ thể của Thơ Điên: Một xác thân nhiều nhân cách ....................................... 151
3.3. Kênh hình ảnh tân kì của Thơ Điên: Những vẻ kì dị .......................................... 156
3.4. Mạch liên kết của Thơ Điên: Dòng tâm tƣ bất định ........................................... 164
3.5. Lớp ngôn từ nổi bật của Thơ Điên : Lớp từ cực tả ............................................. 173
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 178
CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.............................................................. 182
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 183


MỘT VÀI QUI ƢỚC

1. Về cái tên tác giả Hàn Mặc Tử, Hiện vẫn còn có sự bất đồng trong việc dung bút
danh “Hàn Mặc Tử” hay “Hàn Mạc Tử”. Luận án dung “Hàn Mặc Tử” với lí do : đây là bút
danh mà các bạn văn thân cận của ông nhƣ Chế Lan Viên, Quách Tân, Hoàng Diệp… khẳng
định và Nguyễn Bá Tin, em trai của nhà thơ, cũng dung gọi anh mình một cách chính thức
trong các công trình: “Thơ Hàn Mặc Tử”, “Đôi nét về Hàn Mặc Tử”, “Hàn Mặc Tử”,
“Hàn Mặc Tử, anh tôi” và “Hàn Mặc Tử trong riêng tư”.

2. Về việc chọn văn bản thở khảo sát. Luận án chọn văn bản trong cuốn “Hàn Mặc Tử
phê bình và tƣởng niệm” (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1993) của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, với
lí do đây là văn bản đầy đủ hơn cả, khắc phục đƣợc cả một số thiếu sót của những văn bản

công bố trƣớc đó. Ngoài những phần trích khác có chú dẫn kèm theo, thì toàn bộ thơ Hàn
Mặc Tử đƣợc dung khảo sát ở luận áo đền trong văn bản kể trên.

3. Về việc trình bày trích dẫn. Do đối tƣợng khảo sát là thơ, nếu toàn dẫn theo lối ngắt
hàng thông thƣờng, thì số trang sẽ dôi lên quá nhiều. Cho nên ngoại một vài lần rất hạn chế
trích theo lối ngắt dòng, ngƣời viết dẫn theo lối liền dòng, phân biệt các câu thơ bằng dấu
gạch (/). Ví dụ : Sao anh không về chơi thôn Vĩ?/ Nhìn nằng hàng cau nắng mới lên…


1

MỞ ĐẦU
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI :

1.1. Hàn Mặc tử (1912 – 1910) là một hiện tƣợng có sức ám ảnh vào bậc nhất của thơ
ca Việt Nam hiện đại. Từ những ngƣời say mê đến cả những ngƣời không thể mê, ai đã từng
một lần đọc, một lần biết về Hàn Mặc Tử, thì hầu nhƣ không thể quên nổi. Ám ảnh Hàn Mặc
Tử là một phức hợp gồm nhiều mặt : một thân phận thơ đầy bất hạnh, một hồn thơ hết sức dị
biệt và một nghiệp thơ vừa trong trẻo bí ẩn, vừa huyền diệu, ma quái … Bởi thế, trong phong
trào Thơ Mới (1932 – 1945), nếu Xuân Diệu đƣợc xem là “mới nhất”, Nguyễn Bính là “quen
nhất” ( “quê nhất” ? ), thì ngôi vị của Hàn Mặc Tử hẳn phải là “lạ nhất” và “phức tạp nhất”.

Hàn Mặc Tử từng đƣợc ví nhƣ một vì sao chổi lạ xoẹt ngang bầu trời thơ ca Việt
Nam, từng đƣợc mệnh danh là ngƣời “cai trị trƣờng thơ Loạn” của các nhà thơ Bình Định,
một thi phái lẫy lừng của phong trào Thơ Mới, từng đƣợc tiên tri nhƣ một nhà cách tân duy
nhất còn lại với thơ ca mai hậu – “Tôi xin hứa hẹn với các ngƣời rằng, những cái tầm thƣờng
mực thƣớc sẽ biến tan đi, và còn ở lại cái thời kỳ này chút gì đáng kể đó là Hàn Mặc Tử”
(Chế Lan Viên – Báo “Ngƣời mới”/23.11.1940 ). Không còn nghi ngờ gì mà Hàn Mặc Tử
chính là một hiện tƣợng văn học sử có sức sống mãnh liệt, đang và sẽ luôn đòi hỏi đƣợc
khám phá, chiếm lĩnh, nghiên cứu.


1.2. Việc ngƣời đời quan tâm đến thơ Hàn Mặc Tử cũng đáng xem là “lạ nhất”. Trƣớc
hết, là một sức thu hút ghê gớm. Hiếm có nhà Thơ Mới nào lại khiến giới nghiên cứu tiêu tốn
tâm sức và giấy mực nhiều đến thế. Tính riêng những chuyên luận, chuyên khảo bề thế, ở cả
trong lẫn ngoài nƣớc, bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng nƣớc ngoài, đã có tới gần hai chục công
trình. Còn ở


2
những qui mô nhỏ hơn, nhƣ các tiểu luận trên sách báo và tạp chí, những ch giảng và bình
giảng, chỉ tính số lƣợng trang in đã ngót nghìn trang. Thậm chí đã có cả một ngƣời tự nguyện
hiến trọn cuộc đời mình cho mỗi một việc tìm kiếm, sƣu khảo những tƣ liệu xung quanh cuộc
đời và thi nghiệp của Hàn Mặc Tử [ 158 ]. (Phải nhận rằng, đến nay, ngay cả Xuân Diệu –
mới nhất trong các nhà Thơ Mới – cũng chƣa có đƣợc may mắn này ! ). Vụ kiện “Tùng lai
chƣa từng có” đẩy một nhà thơ tên tuổi và một cây bút phê bình tiếng tăm phải tới điều trần
trƣớc cửa quan, cũng chỉ xoay quanh việc trích thơ của Hàn Mặc Tử. Thứ đến, một sự phân
hóa trái ngƣợc đã tới độ kỳ quái trong việc đánh giá. Ngƣời khen thì đề cao là thơ siêu Việt (
kể ra biết bao kiệt tác, tuyệt tác, tuyệt bút ) và tán phong Hàn Mặc Tử là thiên tài vô tiền
khoáng hậu, kẻ chê lại mạt sát đến mức coi đó không phải là thơ, mà chỉ là những lời nhảm
nhí, điên khùng của một kẻ lạc vào thế giới đồng bóng. Nhƣng “lạ nhất” vẫn là : đến nay
công cuộc nghiên cứu Hàn Mặc Tử đã ngót nửa thế kỷ rồi (chỉ tính mốc từ công trình “Hàn
Mặc Tử - thân thế và thi văn”, 1942, của Trần Thanh Mại) vậy mà ngƣời trong cuộc vẫn chƣa
dám tự tin rằng đã hiểu thật sự. Dƣờng nhƣ ai cũng có cảm giác bị đối tƣợng chối từ. Chính
xác hơn là : chƣa bƣớc qua lời mời mọc đã gặp sự cự tuyệt. Đối tƣợng cứ bƣớng bỉnh chuồi
ra ngoài tầm tay. Đến nỗi, Chế Lan Viên, một bạn thân của Hàn Mặc Tử, một nhà thơ, một
cây bút nghiên cứu bình luận về văn chƣơng cự phách, đƣơng thời đã quả quyết tiên tri về sự
trƣờng tồn với thời gian của Hàn Mặc Tử, thế mà đến cuối đời vẫn không thôi ngơ ngác, phân
vân với câu hỏi nổi tiếng : “Hàn Mặc Tử, anh là ai?”. Và nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành
Khung, ngƣời đã có nhiều dịp đề cập đến Hàn Mặc Tử, cho đến tận năm 1994, khi viết lời
giới thiệu “Một mùa thơ nở rộ” cho Hợp tuyển thơ Việt Nam (1930 – 1915), bằng cách nối

mềm mại những vần thơ khẳng định :”Thơ Hàn Mặc Tử hình nhƣ cho đến nay vẫn còn là một
ẩn số” [12, 11].


3
Với một tình hình nghiên cứu nhƣ thế, thơ Hàn Mặc Tử chúng ta phải tiếp tục khám
phá để ngày càng làm sáng tỏ hiện tƣợng rất đỗi phức tạp này. Việc đi sâu khám phá chẳng
những góp phần tháo gỡ, khai thông những khúc mắc còn tồn đọng trên con đƣờng tiếp cận
đối tƣợng, mà còn giúp vào việc làm chủ một di sản thi ca quý giá, cũng nhƣ góp phần khẳng
định vị trí văn học sử xứng đáng của thi sỹ này.

1.3. Đúng là thế giới thơ của Hàn Mặc Tử dựng lên, bày ra trƣớc ngƣời ta nhƣ một
“Cánh rừng nguyên sinh” (Chữ dùng của nhà nghiên cứu Nguyễn Thăng Long) vừa hết sức
hấp dẫn, vừa sẵn sàng làm nản lòng ngƣời đến. Ngƣời ta đã tiến hành công cuộc chinh phục,
khai phá từ nhiều phía, nhiều mảng, nhiều lối. Từ tổng thể vĩ mô là cả sự nghiệp thơ đến bộ
phận, tiểu tiết vi mô với đơn vị bài, đơn vị câu, thậm chí đơn vị chữ [152]. Đối tƣợng mà luận
án này tự giới hạn cho mình là : Thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử.

Thế giới nghệ thuật là một cụm từ càng gần đây càng đƣợc sử dụng nhiều, cả trong
đời sống cả trong học thuật. Nó đƣợc dùng khi con ngƣời có nhu cầu diễn đạt ý niệm về một
cái chỉnh thể bên trong của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, toàn
bộ sáng tác của một tác giả, sáng tác trên một vệt thể loại xuyên suốt của một tác giả, một
trào lƣu...). Có nhiều cách quan niệm về Thế giới nghệ thuật là một thế giới đƣợc tạo ra trong
nghệ thuật. “Nó hoàn toàn khác thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con ngƣời dù
nó phản ánh thế giới ấy”... Nói cách khác, “một thế giới nghệ thuật nhƣ một mô hình nghệ
thuật trong việc phản ánh thế giới, ứng với một cách quan niệm về thế giới, một cách cắt
nghĩa về thế giới” [99, 251]. Một thế giới nghệ thuật nhƣ thế bao gồm một Quan niệm nghệ
thuật về con ngƣời, một Không gian nghệ thuật riêng, một Thời gian nghệ thuật riêng, và một



4
Hình thức ngôn ngữ tƣơng ứng. Có ngƣời quan niệm thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể bao
gồm một quan niệm


5

ngôi sao chổi kì lạ. Ngôi sao đã yên nghỉ, nhƣng ánh sáng bí ẩn của nó không tắt, trái lại càng
ngày càng rực chói hơn. Nghiệp thơ ấy, ánh sáng ấy khiến ngƣời đời không thể yên. Bởi thế,
Hàn Mặc Tử luôn luôn là một câu đó, một mật mã, vừa cuốn hút vừa thách thức giới nghiên
cứu phê bình suốt mấy chục năm qua là một điều dễ hiểu. Nhƣng, cái diện mạo bề bộn của
việc nghiên cứu Hàn Mặc Tử lại không dễ hiểu chút nào. Bản thân đối tƣợng đã hết sức
chông gai. Công việc tiếp cận đối tƣợng không phải lúc nào cũng thuận chèo mát mái.

Mãi đến năm 1987, khi Nhà xuất bản Văn học ấn hành “Tuyển tập Hàn Mặc Tử”, nhà
thơ Chế Lan Viên mới viết lời giới thiệu có cái nhan đề nổi tiếng “Hàn Mặc Tử, anh là ai?”.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng đó chính là câu hỏi then chốt nhất, bao trùm nhất, lúc nào cũng
day dứt, cũng làm trăn trở giới nghiên cứu Hàn Mặc Tử suốt mấy chục năm qua.

2.1 VỀ THỜI GIAN.
Nhìn theo thời gian, việc trả lời câu hỏi “Hàn Mặc Tử, anh là ai?” đã tập hợp thành cà
một đội ngũ những nhà “Hàn học”. Nhìn chung đội ngủ này ngày một đông đảo. Nhƣng trên
từng thời điểm, “Hàn học giới” khi ồn ào, khi thƣa vắng ; về khu vực, ở chỗ này đông đúc,
chỗ khác lại lơ thơ. Điều này ít nhiều phản ánh số phận thăng trầm của di sản Hàn Mặc Tử
nói riêng và thơ mới nói chung. Dƣới đây sẽ là những bao quát về mặt thời gian của việc
nghiên cứu Hàn Mặc Tử nói chung, chƣa hẳn đã trực tiếp đến việc nghiên cứu “Thế giới nghệ
thuật thơ Hàn Mặc Tử”. Đơn giản vì, dùng trực tiếp đến khái niệm Thế giới nghệ thuật này sẽ
đƣợc xem xét trực tiếp hơn. Trên đại thể, lịch sử nghiên cứu Hàn Mặc Tử tự nó đã hình thành
ba giai đoạn lớn với những mốc thời gian tƣơng đối xác định : Một là, trƣớc 1945, hai là từ
1945 – 1987, ba là từ 1987 đến nay.



6
2.1.1. Trƣớc 1945. Sáng tác Hàn Mặc Tử đƣợc quan tâm nhiều, đặc biệt rộ lên khi
Hàn Mặc Tử qua đời (1940). Ý kiến đây đó có phân hóa, nhƣng đánh giá của giới nghiên cứu
có phần nghiêng về khẳng định. Ngoài những bài báo in lẻ tẻ, có thể thấy các công trình phê
bình nghiên cứu bề thế nhất đã đề cao Hàn Mặc Tử với các mức độ khác nhau, nhƣ “Thi nhân
Việt Nam” của Hoài Thanh – Hoài Châu, “Nhà văn hiện đại” của Vũ Ngọc Phan, nhất là công
trình “Hàn Mặc Tử, nhân thế và thi văn” của Trần Thanh Mại. (Đƣơng thời chƣa có một thi sĩ
nào của Phong trào Thơ Mới đƣợc viết riêng thành một chuyên khảo lớn đến thế !). Báo
“Ngƣời mới” cũng đã dành hẳn một số đặc biệt cho Hàn Mặc Tử với những lời đánh giá đầy
tâm huyết và ngƣỡng mộ của bạn bè Hàn, mà phần đông đều là những thi sĩ lẫy lừng tên tuổi
nhƣ Chế Lan Viên, Quách Tấn, Bích Khê, Hoàng Diệp, Yến Lan, Trọng Miên, Trần Thanh
Dịch…

2.1.2. Từ 1945 đến 1987. Việc nghiên cứu Hàn Mặc Tử hình thành hai khu vực. Phía
Bắc, do hoàn cảnh chiến tranh và quan điểm còn đƣơng ở giai đoạn trƣớc đổi mới, nên đội
ngũ có phần vắng vẻ, việc đánh giá còn chật hẹp và khẳng định còn dè dặt. Những chuyên
khảo lớn vắng bóng. Hàn Mặc Tử chỉ đƣợc nói đến nhƣ nhiều nhà Thơ Mới khác. Nếu có
điều gì đặc biệt hơn thì đó là Hàn Mặc Tử là trƣờng hợp khá tiêu biểu cho bƣớc đƣờng sa sút
suy đổi của Thơ Mới ở giai đoạn cuối. Có thể kể ra đây một số công trình thuộc khuynh
hƣớng này : “Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại”, “Phỏng vấn Thơ Mới 1932 –
1945”, “Từ điển văn học”, “Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam” v.v... Trong khi đó, ở
phía Nam lại có phần rầm rộ đề cao Hàn Mặc Tử đã đến mức tột đỉnh. Hàn Mặc Tử đƣợc
nhắc đến trong hàng loạt những công trình nghiên cứu quan trọng nhất của giới học thuật bấy
giờ. Ở đâu, cái tên Hàn Mặc Tử cũng đƣợc choàng một vòng nguyệt quế. Thuộc vào số này là
công trình nghiên cứu, biên khảo của Võ Long Tê, Thái


7

Văn Kiểm, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Mộng Giác, Quáng Tấn, Đặng Tiến, Thanh
Lãng, Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Nguyễn Văn Trung v.v... đặc biệt là Hoàng
Diệp, một bạn thơ, thành viên của Trƣờng thơ Loạn ngày nào, với công trình phê bình “Hàn
Mặc Tử” (1971) đƣợc giải thƣởng hội văn bút Việt Nam. Hai tờ tạp chí nghiên cứu văn
chƣơng phát hành ở Sài Gòn cũng dàng hai số đặc biệt kỷ niệm Hàn Mặc Tử là “Tạp chí Văn
học” (20.12.1964) và “Tạp chí Văn” (7.1.1967). Ở những công trình này, các vấn đề về cuộc
đời, thân thế, thi pháp, hành trình sáng tạo của Hàn Mặc Tử đã đƣợc đặt ra, và nghiên cứu
khá công phu, đã có không ít những khám phá quan trọng. Có thể nói, nhờ những công trình
ấy mà câu hỏi “Hàn Mặc Tử, anh là ai?” đã đƣợc làm sáng tỏ khá nhiều điều.

2.1.3. Từ 1987 đến nay. Năm 1987 đối với Hàn Mặc Tử và giới nghiên cứu Hàn Mặc
Tử thật sự là một cái mốc quan trọng. Không khí đổi mới đã giải phóng tƣ duy ở mức đáng
kể. Thái độ đánh giá di sản cũ, nhất là Thơ văn lãng mạn đã cởi mở hơn rất nhiều. Nhiều nhà
Thơ Mới đã đƣợc nhìn nhận theo một tinh thần mới. Lần đầu tiên “Tuyển tập Hàn Mặc Tử”
đƣợc ấn hành trên toàn quốc. Nhà thơ Chế Lan Viên còn kịp viết một trong những lời giới
thiệu cuối cùng và tâm huyết nhất cho ngƣời bạn thơ xấu số (Trong thƣ gửi toàn Ban thƣ kí
Hội nhà văn, ngày 17.7.1988, Chế Lan Viên khẳng định rằng: “Tựa Hàn Mặc Tử cũng là đổi
mới đầu tiên về vấn đề đánh giá siêu thực, về vai trò của đau thƣơng”). Từ đây, việc nghiên
cứu Hàn Mặc Tử lại trở nên hƣng thịnh hơn bao giờ. Hàn Mặc Tử đƣợc đƣa vào giảng dạy ở
nhà trƣờng phổ thông nhƣ một trong những gƣơng mặt sáng giá nhất của Phong trào Thơ
Mới. đƣợc đƣa vào giảng dạy ở đại học nhƣ một tác gia của Văn học Việt Nam hiện đại. Thơ
văn Hàn Mặc Tử đƣợc tái bản nhiều lần, với nhiều dạng thật phong phú. Những công trình
sƣu tầm, hồi ký, chuyên khảo, chuyên luận, bình giảng đua nhau ra đời. Chƣa bao giờ Hàn
Mặc Tử đƣợc đề cao đến nhƣ bây giờ.


8
Cùng với những lời ngợi ca, sùng bái là những cố gắng nhận diện Hàn Mặc Tử ở
những chiều sâu mới. Hồi ký có “Hàn Mặc Tử, anh tôi” và “Hàn Mặc Tử trong riêng tƣ” của
Nguyễn Bá Tin ngƣời em trai của thi sĩ. Rồi những mẩu hồi ức của Trần Thanh Dịch, Nguyễn

Minh Vĩ, Phạm Hổ, Võ Đình Cƣờng... những bạn cũ của nhà thơ, hoặc nhân thân của những
ngƣời từng “liên quan” đến Hàn thi sĩ. Sƣu tầm có “Hàn Mặc Tử, Hƣơng thơm và Mật đắng”
của Trần Thị Huyền Trang, “Đi tìm chân dung Hàn Mặc Tử” của Phạm Xuân Tuyển, “Hàn
Mặc Tử, thơ văn và giai thoại” của Hà Vinh – Mã Giang Lân. Truyện luận – phê bình có các
công trình của Vƣơng Trí Nhân, Lại Nguyên Ân, Hoàng Nguyễnọc Hiến, Phan Cự Đệ, Đỗ
Lai húy, Nguyễn Quân, Nguyễn Tri Nguyên, Phạm Xuân Nguyê, Phan Quỳnh Nga, Hồ Thế
Hà v.v...Giảng bình tác phẩm có hàng loạt công trình của Nguyễn Đăng Mạnh, Lê Trí Viên,
Hoàng Trinh, Văn Tâm, Vũ Quần Phƣơng, Phạm Hổ, Cao Xuân Thử, Văn Giá, Ngô Văn
Phú, Trinh Đƣờng, La Khắc Hòa, Lê Bá Hán, Mã Giang Lan, Trần Đẵnguuyền, Mai Văn
Hoan, Nguyễn Nhật Huy, Lê Quang Hƣng, Lê Bảo, Tuệ Quang v.v...

2.2. VỀ CÁC KIỂU TIẾP CẬN.
Để trà lời câu hỏi “Hàn Mặc Tử, anh là ai?” ngƣời ta đã huy động hầu khắp các lối
tiếp cận mà khoa nghiên cứu văn học vẫn vận dụng để khám phá văn chƣơng. Nội điều này
đủ thấy nỗ lực lớn lao của giới “Hàn học” trong việc chiếm lĩnh đối tƣợng. Trên thực tế, ít có
công trình nào chỉ dùng riêng một phƣơng pháp, một phép đọc. Phối hợp liên phƣơng pháp
có lẽ là ý muốn của cả những ngƣời nghiên cứu lẫn đối tƣợng tiếp cận. Tuy nhiên, vẫn có thể
thấy rằng trong khi phối hợp nhiều kiểu tiếp cận, thì từng công trình vẫn dành ƣu thế cho một
kiểu chủ đạo, nổi trội nào đó. Ở đây, luận án chỉ đề cập những kiểu tiêu biểu. Không thể nói
là đã thâu tóm đƣợc tất cả.


9
2.2.1. Kiểu tiếp cận ấn tƣợng chủ quan. Không phải thuyết minh, cũng có thể thấy đó
là lối tiếp cận của Hoài Thanh và Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam (1932 – 1941). Dựa
vào ấn tƣợng chủ quan của cá nhân mình, “Lấy hồn tôi để hiểu hồn ngƣời”, các tác giả này
đã sắp xếp các tập thơ của Hàn Mặc Tử theo trật tự thời gian và ghi lại ấn tƣợng của mình
trƣớc từng tập kế tiếp ấy. “Bây giờ đã ra khỏi cái thế giới kỳ dị ấy và đã trở về với cuộc đời
tầm thƣờng mà ý nhị, tôi thử sắp xếp lại những cảm tƣởng hỗn độn của tôi”. Vì lấy thƣớc đo
bằng kinh nghiệm cá nhân để đối chiếu với kinh nghiệm của thi sĩ, rồi lại qui tụ ấn tƣợng vào

những câu đặc sắc nhất, nên lối tiếp cận này đã giúp hai nhà phê bình lấy ra đƣợc những câu
thơ hay “đọc lên nhƣ rƣới vào hồn những nguồn sáng láng”, bởi ở đó chứa đựng “những cảm
giác mà ta có thể có”. Còn thì “Ta rùng mình, ngơ ngác”. Nhƣ vậy, thế giới nghệ thuật Hàn
Mặc Tử, trong quan niệm của tác giả “Thi nhân Việt Nam” chỉ là một tập hợp những cảnh sắc
đƣợc xếp kế tiếp bởi các tập thơ mà chƣa hình dung về mọi liên hệ nội tại cũng nhƣ cấu trúc
toàn vẹn của nó. Nói cho đúng, khi tìm kiếm những ảnh hƣởng của các trƣờng phái thơ ca
Phƣơng Tây vào Thơ Mới, Hoài Thanh và Hoài Chân có đề cập đến hành trình qua các tập
thơ của Hàn Mặc Tử về phƣơng diện xu hƣớng :”(...) Chế Lan Viên đã đi từ Bandeclaire,
Edgar Poe đến Thơ Đƣờng và đi thêm một đoạn nữa cho gặp Thánh Kinh của đạo Thiên
chúa”. Đó cũng là một sự biến chuyển trong hành trình thơ ca Hàn Mặc Tử nhìn tổng thể. Dù
sao đó cũng chƣa hẳn là vận động nội tại của thế giới nghệ thuật.
Cố gắng khách quan hơn, có đƣa ra những tiêu chí mang tính khoa học hơn, nhƣng về
căn bản lối tiếp cận của Vũ Ngọc Phan trong phần viết về Hàn Mặc Tử ở cuốn “Nhà văn hiện
đại” cũng là trực cảm, cũng là những ấn tƣợng chủ quan. Tác giả ghi lại những cảm nhận của
mình về “những thi hứng”, “Lời


10
thơ ông, ý thơ ông”, “những cảnh chết chóc rùng rợn”, “những nhạc điệu”, v.v... Nghĩa là
thế giới nghệ thuật Hàn Mặc Tử đƣợc nhìn nhận theo lối phân lập ra từng yếu tố riêng lẻ, cục
bộ, chứ không đƣợc nhìn nhận nhƣ một chỉnh thể chặt chẽ. Bởi thế, nhà nghiên cứu có đƣợc
những đánh giá rất đáng chú ý nhƣ “Hàn Mặc Tử có những thi hứng rất dồi dào, nhƣng thơ
ông phần nhiều khúc mắc, nhạc điệu trong thơ ông hình nhƣ không phải là phần quan hệ, lời
thơ ông nhiều khi rất thô” hay “bên cạnh những bài tầm thƣờng, ngƣời ta thấy dƣới ngòi bút
ông những bài tuyệt tác” [ 115, 209 ]. Tuy nhiên, đó cũng là những đánh giá về các thành tố
rời, những bình diện lẻ, chứ không phải là sự tiếp cận vào thế giới nghệ thuật nhƣ một kiến
trúc toàn vẹn. Về phƣơng diện chỉnh thể, tuy “Nhà văn hiện đại” đƣợc viết sau, nhƣng lại
chƣa có đƣợc một ý niệm về thế giới thơ, dù chỉ lờ mờ tự phát nhƣ trong “Thi nhân Việt
Nam”.


2.2.2. Tiếp cận theo phƣơng pháp tiểu sử và phân tâm học. Nghiên cứu văn học từ góc
độ Phân tâm học không còn là một hƣớng đi mới mẻ. Hƣớng tiếp cận này xem hoạt động
sáng tạo nhƣ sự thăng hoa của những xung lực tâm lí có tính khởi thủy và của những ham
muốn bị dồn nén bởi không đƣợc thỏa mãn trong thực tại, phải tìm cách giải thoát và thỏa
mãn ở lĩnh vực huyễn tƣởng. Nhiều khi sáng tạo đƣợc xem nhƣ là biểu hiện những xung đột
bi kịch của những ham muốn vô thức với những thế lực cấm đoán về mặt xã hội hoặc đạo
đức [8, 257]. Xem xét những biểu tƣợng trở đi trở lại với mật độ dày trong sáng tác Hàn Mặc
Tử nhƣ là những “phóng chiểu” nhƣng “giải thoát” của một số ẩn ức bên trong của thi sĩ, coi
thơ Hàn là “sự chế ngự tài tình nhƣng dồn ép để rồi phát tiết ra những bài thơ cao đẹp”, đó là
lối tiếp cận và những thao tác phổ biến trong các công trình của Nguyễn Mộng Giác (Hàn
Mặc Tử và sự sáng tạo cuồng nộ). Đào Trƣờng Phúc (Hàn Mặc Tử, trăng và thơ), Bùi Xuân


11
Bảo (Thi ảnh khẩu cảm trong thơ Hàn Mặc Tử), Nguyễn Kim Chƣơng ( Hàn Mặc Tử đau
thƣơng và sáng tạo). Lê Huy Oanh ( Đọc lại “Chơi


12
giữa mùa trăng” của Hàn Mặc Tử ). Thậm chí cả Nguyễn Bá Tín khi viết hồi kí, lúc nhận diện
thơ của anh trai mình cũng tiếp cận theo lối này (Hàn Mặc Tử, anh tôi và Hàn Mặc Tử trong
riêng tƣ) v.v.. Song, ngƣời đầu tiên vận dụng lối tiếp cận này phải kể đến là Trần Thanh Mại.
Trong công trình “Hàn Mặc Tử, thân thể và thi văn”, nhà nghiên cứu đã tái dựng tiểu sử Hàn
Mặc Tử với những chặng đời chính, rồi sắp đặt các tập thơ tƣơng ứng với những quãng đời
ấy. Mặc nhiên coi các thi phẩm kia là sản phẩm trực tiếp của mỗi bƣớc đƣờng đời thi sĩ và
các biểu tƣợng thi ca cũng ra đời từ những ẩn ức sâu kín của hồn thơ này, bởi tác động khủng
khiếp của bệnh phong. Nhờ đó mà có lẽ Trần Thanh Mại là ngƣời đầu tiên phát hiện ra ảnh
hƣởng của chiêm bao trong thơ Hàn Mặc Tử: “Một phần nửa trong thi ca Hàn Mặc Tử là
chịu đựng ảnh hƣởng của chiêm bao” [81, 61], có lẽ cũng là ngƣời đầu tiên khám phá ra
Trăng. Hồn nhƣ là những biểu tƣợng có sức ám ảnh lớn đối với thi ca Hàn Mặc Tử. Hoàn

toàn có thể khẳng định rằng : trƣớc 1945, “Hàn Mặc Tử, Thân thế và thi văn” là công trình có
tầm cỡ nhất trong công cuộc nghiên cứu di sản Hàn Mặc Tử, không phải là công phu hay
khối lƣợng trang in, mà ở những cơ chế bên trong của sáng tạo thơ ca Hàn Mặc Tử. Ở hai tác
giả trên kia, việc tiếp cận nghiêng về chia cắt, tách rời. Các tập thơ đƣợc nhìn nhận khá biệt
lập với nhau. Thì Trần Thanh Mại có chú ý ít nhiều đến mối liên hệ bên trong giữa các tập
thơ, khi nhìn nhận cái cây sẽ mọc ở các tập sau đã thấy gieo mầm dây đó ở tập trƣớc “Cái
mùi hƣơng ở ĐAU THƢƠNG và XUÂN NHƢ Ý đã phảng phất ở đấy rồi. Và đọc một bài nhƣ
“Bẽn lẽn” của GÁI QUÊ rồi, thì về sau ta cũng không lạ gì mà có đƣợc viên ngọc vô ngần
quý giá nhƣ ở “Đà Lạt trăng mờ”, “Huyền ảo” hay “Đây thôn Vỹ Dạ” [84, 44]/ Tiếc rằng,
Nhà nghiên cứu đã không xem mối liên hệ bên trong một cách toàn diện và không quán triệt
điều này nhƣ một yếu tố then chốt tạo nên tính chỉnh thể cho một hành


13
trình nghệ thuật. Bởi vậy, thế giới nghệ thuật về căn bản vẫn chƣa thực sự hiện diện trong
quan niệm của nhà nghiên cứu này. Thừa hƣởng khá nhiều thành quả của những ngƣời đi
trƣớc, nhất là của Trần Thanh Mại, Huỳnh Phan Anh một ngƣời gắn kết thơ hết sức chặt chẽ
với tiểu sử ở bình diện thời gian, còn một ngƣời gắn thơ với kinh nghiệm tồn vong, cũng là
một thứ tiểu sử trên bình diện tâm thức chung nhất, Nguyễn Tân Long, trong “Việt Nam thi
nhân tiền chiến” (quyển hạ), về thực chất là phối hợp hai thiên hƣớng tiếp cận đó. Ông khẳng
định :”Cuộc đời của thi nhân có liên hệ đến cuộc đời của thi phẩm nhƣ hình với bóng, không
thể tách rồi hoặc cắt ra từng khúc đƣợc”. Và “Thi phẩm cũng chỉ là một cuộc đời của tình
cảm núp sau cuộc sống hiện hữu”. Từ đó, tác giả đi đến một quan niệm đáng lƣu ý, nhìn từ
phía luận án này : ông cho rằng cuộc đời thơ của Hàn Mặc Tử là “cuộc đời tình cảm”, nó nhƣ
một chỉnh thể. Và ông chia cái chỉnh thể ấy thành ba thời kì liên hệ móc xích vừa hữu cơ vừa
phân liệt:”Chúng tôi chia cuộc đời tình cảm của thi nhân làm ba thời kì : Thời kì bình thản,
Thời kì dao động và thời kì xoa dịu” [81, 313]. Cái nhìn chỉnh thể của Nguyễn Tấn Long, về
thực chất là đồng dạng với Hoài Thanh và Hoài Chân và Trần Thanh Mại. Nghĩa là chỉnh thể
chủ yếu trên bình diện thời gian. Nếu các tác giả “Thi nhân Việt Nam” có phần nghiêng về
hành trình của loại hình thi ca, tác giả “Hàn Mặc Tử, thân thế và thi văn” nghiêng về hành

trình thân phận, thì ngƣời viết quyển hạ, bộ “Việt Nam thi nhân tiền chiến” lại nghiêng về
hành trình tình cảm. Vận động trong thời gian một bình diện không thể không tính đến của
một thế giới nghệ thuật hoàn chỉnh. Ngƣời viết luận án chẳng những cần xem đây là một
bƣớc khám phá nội dung cần kế thừa mà còn coi đó là một tham khảo gần gũi về phƣơng
pháp. Nhƣng dầu sao lịch đại cũng chỉ là một bình diện phƣơng pháp, nó còn đƣợc bổ sung
bằng những bình diện khác nữa.


14
2.2.3. Kiểu tiếp cận xã hội học Mác xít. Có thể xem đây là lối tiếp cận chủ đạo của
các công trình nghiên cứu phía Bắc khoảng từ 1945 đến 1987. Tiêu biểu là các Giáo trình lịch
sử văn học Việt Nam hiện đại, các từ điển văn học và các Công trình nghiên cứu về thơ Hiện
đại và Thơ Mới. Đáng kể nhất là những chuyên luận của tác giả Phan Cự Đệ. Trong cuốn
“Phong trào Thơ Mới 1932 – 1945”. Tác giả này không nghiên cứu riêng Hàn Mặc Tử mà
xem xét Hàn Mặc Tử trong trào lƣu Thơ Mới nói chung. Tuy nhiên những đánh giá về Hàn
Mặc Tử lại là phần hết sức nổi trội và tiêu biểu cho lối tiếp cận này. Kiểu tiếp cận xã hội học
Mác xít quan niệm một hiện tƣợng văn học trƣớc hết là một hiện tƣợng thuộc ý thức xã hội.
phát ngôn văn học đƣợc xem nhƣ một phát ngôn gián tiếp và trực tiếp của ý thức xã hội chính
trị của ngƣời viết. Bởi thế, xem xét Hàn Mặc Tử, nhà nghiên cứu cũng muốn tìm kiếm một
trục tƣ tƣởng xuyên suốt sự nghiệp thơ ca của thi sỹ. Tiếc rằng những quan niệm nghệ thuật
trƣờng bị đánh đồng với quan điểm xã hội chính trị nên Hàn Mặc Tử bị xem nhƣ một hiện
tƣợng suy đồi tiêu biểu của Thơ Mới. “Cuối thời kì thứ nhất đã thấy những dấu hiệu suy đồi
của thời kỳ thứ hai: “Đau thƣơng” (Hàn Mặc Tử) Xác thu (Hoàng Diệp); 1939 Tinh huyết
(Bích Khê) Xuân nhƣ ý của Hàn Mặc Tử”, “Hàn Mặc Tử là dấu nối giữa thời kỳ thứ nhất và
thời kỳ suy đồi. – CVS) thứ hai [34, 51]/

Điều đáng là bƣớc sang thời kỳ đổi mới, tác già này cũng đã có một thay đổi hoàn
toàn và kịp thời trong cách đánh giá về hiện tƣợng Hàn Mặc Tử. Trong công trình “Thơ văn
Hàn Mặc Tử ( phê bình và tƣởng niệm)” đƣợc biên soạn công phu, nghiêm túc, với nhiều tƣ
liệu quí hiếm mà nhiều công trình khác cũng chƣa sƣu tầm đƣợc. Giáo sƣ Phan Cự Đệ cũng

có một bài tiểu luận dày dặn riêng về Hàn Mặc Tử, với nhan đề “Hàn Mặc Tử sống mãi với
thời gian”. Vẫn trung thành với lối tiếp cận xã hội học Mác xít, nhƣng với các nhìn cởi mở
hơn rất nhiều, với tấm lòng rộng rãi hào phóng, có thể nói công


15
trình này là một sự đính chính, một cuộc đời mới vƣợt bậc trong tƣ duy tác giả của nó. Trung
thành với cách trƣớc sau, ông vẫn xem quan niệm nghệ thuật của Hàn Mặc Tử là “nghệ thuật
vị nghệ thuật” – nhƣng giờ đây ông nhận diện để cảm thông ghi nhận chứ không phai lên án
phủ nhận gay gắt nhƣ trƣớc: “Do quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật – Ông viết – nên Hàn
Mặc Tử đã đi đến kết luận rằng những “yếu tố của thơ ca” (elements de la poésie) chỉ là
“trăng, hoa, nhạc, hƣơng”. Và cũng dễ cảm khi thi sĩ mặc bệnh hiểm nghèo, sống cô đơn, xa
lánh mọi ngƣời trong những xóm vắng ven bờ biển thì nguồn cảm hứng của nhà thơ bất hạnh
chỉ còn là “Say trăng, say ngƣời thục nữ, say kinh cầu nguyện, say trời tƣơng tƣ” [35, 14] Do
đó, nêu ở cuốn “Phong trào Thơ Mới 1932 – 1945” là có phần nghiêng về phủ nhận, thì ở đây
là một sự khẳng định nhiệt thành. “Điều đáng nói là chúng ta cám ơn thi nhân đã dồn hết bao
nhiêu nguồn máu lệ, đã từng uống mật đắng cay trong khi miệng vẫn tƣơi cƣời sốt sắng” gửi
đến cho chúng ta những bài “thơ sáng láng phƣơng phi nhƣ một mùa Xuân nhƣ ý” . (...) và
chúng ta tin rằng hôm naycũng nhƣ mai sau :”Thơ anh sẽ nhƣ trầm hƣơng ngào ngạt tỏa lên
cao lồng lộng giữa trời xanh” [35, 79]. Bài tiểu luận ấy có hay phần, thì phần đầu có một tiêu
đề đáng chú ý “Thế giới nghệ thuật độc đáo của Hàn Mặc Tử”. Ở đây, học giả đã quan tâm
đến khái niệm “Thế giới nghệ thuật”. Bằng những phân tích và nhận diện về thơ ca Hàn Mặc
Tử trên những bình diện nhƣ quan niệm thơ, khuynh hƣớng thơ và một số đề tài thơ, Học giả
đã có những nhận định đáng chú ý mà luận án có thể tham khảo trực tiếp. Ví dụ “Vũ trụ thì
coi Trời thơ của Hàn Mặc Tử là sự hòa hợp giữa bốn yếu tố “Trăng, hoa, nhạc, hƣơng” [35,
17]. Hoặc nhận định về sự chuyển dịch trên bình diện khuynh hƣớng thơ :”Tập Đau thƣơng,
nhìn chung đã thấm đẫm màu sắc thơ Tƣợng trƣng (...) Với Xuân Nhƣ ý, Thƣợng Thanh khí,
Cẩm châu duyên, Duyên ngỏ, Quân Tiên hội, Hàn Mặc Tử đã từ tƣợng trƣng chuyển dần
sang siêu



16
thực” hay “Hàn Mặc Tử đã đi một đƣờng dài từ thơ Đƣờng cổ điển chuyển nhanh sang lãng
mạn, tƣợng trƣng và đã chớm đến bờ siêu thực” [35, 15-21]. Trong phần sau, có tên là “Chất
Đạo và Chất Đời trong thơ Hàn Mặc Tử”, tác giả đã tiếp tục đặt ra và đề xuất những kiến giải
xung quanh một trong những vấn đề phức tạp vào bậc nhất của thơ Hàn Mặc Tử là yếu tố
Tôn giáo. Đây cũng là một cố gắng nghiên cứu sâu về một yếu tố góp thêm một phía nhìn
vào giới nghệ thuật của thi sĩ. Tuy vậy, Thế giới nghệ thuật ở đây vẫn chƣa phải là khái niệm
bao hàm một chỉnh thể, một cấu trúc, trong đó tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà văn là một trục
xuyên suốt của một hệ thống biểu tƣợng sống động, châu tuần xung quanh là ba hình tƣợng
bao trùm – hình tƣợng Cái Tôi, hình thƣợng Nàng Thơ và hình tƣợng Thế giới. Có nghĩa là :
Tuy có cùng một tên gọi, nhƣng thế giới nghệ thuật ở đấy không phải là đối tƣợng theo quan
niệm của luận án này.

2.2.4. Lối tiếp cận triết học. Các công trình của Đặng Tiến, Võ Long Tê đều ít nhiều
có những thao tác của lối tiếp cận này. Nhƣng điển hình nhất vẫn là Nguyễn Xuân Hoàng với
tiểu luận “Nỗi khắc khoải siêu hình trong thơ Hàn Mặc Tử” và Huỳnh Anh Phan với công
trình “Văn chƣơng và kinh nghiệm Hƣ vô”. Cả hai công trình này đều là những nỗ lực vận
dụng triết học hiện đại, nhất là những tƣ tƣởng của Heideger (1889 -1976) về nguồn gốc của
nghệ thuật và lý thuyết tiếp nhận để nghiên cứu Hàn Mặc Tử. Coi kinh nghiệm Hƣ Vô là kinh
nghiệm bào trùm và xuyên suốt của con ngƣời khi đối mặt với Hƣ Vô, và tồn sinh nghĩa là
đang Hƣ Vô hóa, Huỳnh Phan Anh đã đi đến những kết luận theo hƣớng của mình :”Thi sĩ
sống cõi chết của mình. Hƣ Vô chính là kinh nghiệm thi sĩ” [2. 128]. Và tác đã đã vận dụng
quan điểm đó vào trƣờng hợp Hàn Mặc Tử. “Thơ Hàn Mặc Tử đã đƣợc chú giải bằng nhiều
cách, nhìn ngắm từ nhiều khía cạnh, (..) tại sao không nhìn nó nhƣ một kinh nghiệm


17
trƣớc hết của một con ngƣời, một thực tại con ngƣời ngay trong thân phận, trong sử tính đích
thực của nó?” [2, 123]. Từ đó, Huỳnh Phan Anh nhìn sâu vào một biểu tƣợng khá nổi bật của

thơ Hàn Mặc Tử là Trăng, và nhận định : “Thi sĩ nói nhiều tới Trăng, nhắc nhiều tới trăng.
Trăng lấp đầy thi hứng. Trăng biểu hiện niềm cô đơn tuyệt đối” [2, 125]. Để cuối cùng đã
nâng một đặc điểm từng đƣợc những ngƣời đi trƣớc ( mà đầu tiên là ý kiến của Nguyễn
Mộng Giác [44]) đề cập ít nhiều lên thành một luận điểm hạt nhân, rồi đi đến một nhận định
bao trùm về thơ Hàn Mặc Tử : “Thơ và đau thƣơng. Thơ là kinh nghiệm đau thƣơng đó”. Có
lẽ không phải tình cờ tập thơ xuất sắc nhất của thi sĩ nhan đề “Đau thƣơng”. Nếu cần ngƣời ta
chỉ có thể thâu tóm thơ Hàn Mặc Tử về một ý niệm tƣơng tự, một ý niệm nền tảng. Thơ vẽ
nên chân dung hƣ hoại của kiếp ngƣời. Thơ đào sâu kinh nghiệm thiếu sót, tình cảm bại vong
trong hành trình bát ngát của thân phận ngƣời” [2, 126]. Vậy là Lối tiếp cận triết học đƣợc
vận dụng bởi một nhãn quang cụ thể của Huỳnh Phan Anh chỉ đƣa tác giả này đến những
nhận định tổng quát về thế giới nghệ thuaajtcuar Hàn Mặc Tử nhƣ một minh chứng cho lý
thuyết về văn chƣơng, hơn là việc tiếp cận thế giới thơ Hàn một cách kỹ lƣỡng toàn diện. Và
bở thế nhận định của Huỳnh Phan Anh cũng mang màu sắc ấn tƣợng chủ quan khá đậm.

Tiếp tục hƣớng này, một vài tác giả khác đã cụ thể hóa hơn. Chẳng hạn, Đặng Tiến
:”Ở đây, ta bắt gặp ba hình tƣợng Trăng, Hồn, Máu dồn dập lại trong tƣơng quan rất chặt
chẽ : nhà thơ khạc hồn ra khỏi miệng, hay điêu cuồng mửa máu ra, hay ngậm cả miệng là
trăng là trăng, cả ba hình ảnh đều rõ và từ thân xác Đau thƣơng”. Nghĩa là xét đến cùng,
Đặng Tiến cũng coi các biểu tƣợng kia là hiện thân của kinh nghiệm đau thƣơng (có điều Tác
giả này chỉ thấy Đau thƣơng của thân xác). Một tác giả khác là Nguyễn Kim Chƣơng đã lặp
lại Nguyễn Mộng Giác và cụ thể hóa Huỳnh Phan Anh rằng tất cả là Đau thƣơng :”Hƣơng
thơm là đau thƣơng của


18
khứu giác, Mật đắng là đau thƣơng của Vị giác, máu cuồng là đau thƣơng của một thân thể
rỉ ra để thành những dòng chữ” [21, 14]. Vẫn chỉ là cái đau thuộc phạm trù thân thể. Tham
vọng của Lối tiếp cận triết học ở đây là muốn xem Hàn Mặc Tử nhƣ một minh chứng, một dữ
kiện của lý thuyết văn học nhìn từ triết học duy tâm về sáng tạo. Bởi vậy thế giới nghệ thuật
của Hàn Mặc Tử chƣa đƣợc xem là đối tƣợng thực sự mà chỉ là một điểm tựa triết học còn

nhiều phiến diện.

2.2.5 Lối tiếp cận Ngôn ngữ - Văn hóa học. Những đại diện của lối đi này phải kể đến
Đặng Tiến, Võ Long Tê, Nguyễn Quân – Đỗ Lai Thúy, Lại Nguyên Ân... Những ngƣời đi
theo lối này, một mặt bám sát các sự kiện ngôn ngữ mang tính tự tại, mặt khác cũng nhìn
nhận những mã (code) trong thơ Hàn Mặc Tử trong mọi liên hệ với Tôn giáo, Cho nên thế
giới thơ Hàn Mặc Tử đƣợc xem nhƣ là hiện thân của tôn giáo trong thơ. Đặng Tiến tìm kiếm
Đức tin trong thơ Hàn Mặc Tử một cách kỳ công để rồi khẳng định dứt khoát : Các tập thơ
của Hàn Mặc Tử là sự tƣơng ứng chặt chẽ với thế giới Kitô giáo trong Thánh kinh : “Nếu gái
quê là thế giới chờ đợi Điềm lạ, đợi chờ chúa ra đời thì Đau thƣơng là một tâm hồn mong
mỏi ngày Chúa trở lại và Xuân nhƣ ý là thế giới Khải Huyền.”. Mà cách nhìn nhận và tiếp
cận tổng quát của Đặng Tiến là :”Tôi cố chứng mình là kiến trúc toàn bộ của thơ Hàn Mặc
Tử đến vang dội lời truyền giảng của Phúc Âm” [145, 4-5] Còn Võ Long Tê thì chứng minh
hành trình nghệ thuật của Hàn Mặc Tử chính là “Vận động biện chứng khiến Hàn Mặc Tử, tín
hữu công giáo làm thơ trở thành Hàn Mặc Tử, nhà thơ công giáo”. Đỗ Lai Thúy cũng tan
thành âm hƣởng tôn giáo nhƣng dựa thêm vào ý kiến của Chế Lan Viên mà nói rằng Tôn giáo
trong thơ Hàn Mặc Tử không hẳng là một tôn giáo cụ thể nào mà Hàn Mặc Tử hƣớng tới một
“Tôn giáo vũ trụ” và cho rằng tƣ duy thơ của Tử là “Tƣ


19
duy tôn giáo” với những chứng minh bằng các thao tác của Văn hóa học. Những điều vừa kể
đây có những khía cạnh khả thủ và nhiều khía cạnh bất cập, sẽ đƣợc nói đến cụ thể trong
phần nội dung luận án.
2.2.6. Lối tiếp cận nghiêng về thi pháp học. Đó là các công trình của Phan Kim Thịnh,
Lê Huy Oang, Bùi Xuân Vảo, Đào Trƣờng Phúc, Phạm Bình, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn
Mộng Giác, Trần Đình Sử ... Vận dụng triệt để các thao tác cơ bản của thi pháp nhƣ phân tích
những hình thức mang tính quan niệm với tần số lặp lại cao, các tác giả này đã có những phát
hiện về các chuỗi hình ảnh, hình tƣợng nằm rải rác trong thơ Hàn Mặc Tử chẳng hạn nhƣ
Trăng, nhƣ Thi ảnh khẩu cảm, nhƣ Đau thƣơng, nhƣ hiện tƣợng tan loãng trong Hàn Mặc

Tử...Đó đều là những khía cạnh thực sự đặc sắc của thế giới thơ Hàn. Còn Hoàn Ngọc Hiến
qua việc phân tích một bài thơ cụ thể là “Trăng tự tử”, đã đi đến một nhận định bao quát về
thế giới thơ Hàn Mặc Tử chính là sản phẩm của một hình thái tƣ duy đặc thù: nó không phải
là siêu thoát, siêu thực mà là siêu thức [52, 7]. Và Nguyễn Mộng Giác thì cho rằng đó là sản
phẩm của hình thái sáng tạo cuồng nộ [24, 9]. Tuy nhiên, các tác giả đi theo hƣớng này hoặc
chỉ quan tâm đến những bình diện riêng biệt, hoặc chỉ nhận diện một cách khai lƣợc. Bởi vậy,
thế giới nghệ thuật của Hàn Mặc Tử vẫn chƣa đƣợc nhìn nhận nhƣ một chỉnh thể với những
mối dây liên hệ ràng rịt mà nhất quá của nó.

2.2.7. Lối tiếp cận so sánh văn học. Điển hình cho lối đi này là các công trình nghiên
cứu của Vƣơng Trí Nhàn. Thực ra trong các`hƣớng tiếp cận đƣợc trình bày ở trên, so sánh là
một thao tác chúng ta thƣờng gặp. Nhƣng ở đó việc so sánh chỉ là một thủ pháp nhỏ, chỉ là
thao tác nhằm chứng minh cho một vài ý tƣởng cụ thể nào đó. Còn với Vƣơng Trí Nhàn, so
sánh đã thực sự thành phƣơng pháp tƣ duy để giúp tác giả viết nên hai công trình “Vẻ đẹp kỳ
dị hay Hàn Mặc Tử trong những liên hệ với nghệ thuật hiện đại” và “ Hồn thơ siêu


×