Tải bản đầy đủ (.pdf) (305 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP CÁC ĐÔ THỊ ĐỘNG LỰC –THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.09 MB, 305 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

-----ooo0ooo-----

Public Disclosure Authorized

Public Disclosure Authorized

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô thị động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Public Disclosure Authorized

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP CÁC ĐÔ THỊ ĐỘNG LỰC
–THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG- TỈNH HẢI DƯƠNG

Public Disclosure Authorized

(Báo cáo đã được chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng thẩm định ngày
11/02/2018 tại Bộ Tài Nguyên và Môi trường)

Hải Dương, tháng 05 năm 2018


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô thị động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

-----ooo0ooo-----

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP CÁC ĐÔ THỊ ĐỘNG LỰC
–THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG- TỈNH HẢI DƯƠNG
(Báo cáo đã được chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng thẩm định ngày
11/02/2018 tại Bộ Tài Nguyên và Môi trường)

CHỦ DỰ ÁN
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
HẢI DƯƠNG

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
KỸ THUẬT QUỐC TẾ (INTEC)

Hải Dương, tháng 05 năm 2018


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường
của Dự án “Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Thành phố Hải Dương, tỉnh

Hải Dương” được phê duyệt tại Quyết định số ………/QĐ-BTNMT, ngày …
tháng ……. năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Hà Nội, ngày……..tháng…….năm 2018
TUQ.BỘ TRƯỞNG
Tổng cục trưởng
Tổng Cục Môi trường

Nguyễn Văn Tài

Page 3


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................................I
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... III
DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................................VI
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................................I
MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1
1. Xuất xứ dự án ................................................................................................................... 1
1.1. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của dự án ...................................................................... 1
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi .................. 3
1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch có liên quan .................................. 3
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM .................................................. 4
2.1. Các văn bản pháp lý.................................................................................................... 4
2.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án ................................................................... 8

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường .......................................................... 9
4. Phương pháp áp dụng trong thực hiện đánh giá tác động môi trường ....................... 10
4.1. Các phương pháp ĐTM ............................................................................................ 10
4.2. Các phương pháp khác ............................................................................................. 11
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ DỰ ÁN........................................................................................... 13
1.1. Thông tin chung .......................................................................................................... 13
1.2. Chủ dự án .................................................................................................................... 13
1.3. Vị trí địa lý của dự án .................................................................................................. 13
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án (phương án chọn) ........................................................ 28
1.4.1. Mục tiêu của dự án ................................................................................................ 28
1.4.2. Khối lượng và quy mô các các hạng mục công trình của dự án ............................ 28
1.4.3. Biện pháp và kỹ thuật thi công .............................................................................. 53
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến..................................................................... 57
1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án ................ 58
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án ......................................................................................... 60
1.4.8. Vốn đầu tư ............................................................................................................. 61
1.4.9. Tổ chức thực quản lý và thực hiện dự án .............................................................. 62
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU
VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................................................................................. 66
2.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 66
2.1.1.Điều kiện về địa lý, địa chất ................................................................................... 66
2.1.2.Điều kiện về khí hậu ............................................................................................... 67

Page i


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương


2.1.3.Điều kiện thủy văn/hải văn ..................................................................................... 68
2.1.4.Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................................... 69
2.1.5.Thiên tai và sự cố môi trường ................................................................................. 71
2.1.6.Hiện trạng chất lượng môi trường nền khu vực dự án............................................ 72
2.1.7.Hiện trạng tài nguyên sinh vật ................................................................................ 82
2.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................... 94

2.2.1.Điều kiện kinh tế..................................................................................................... 94
2.2.2.Điều kiện xã hội ...................................................................................................... 94
2.2.3.Tài nguyên văn hóa vật thể ..................................................................................... 97
2.3.

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ ........................................................................................ 99

2.3.1.Giáo dục, Y tế ......................................................................................................... 99
2.3.2.Vấn đề giới ........................................................................................................... 100
2.3.3.Giao thông vận tải................................................................................................. 101
2.3.4.Cấp nước và cấp điện ........................................................................................... 102
2.3.5.Hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải ............................................................. 103
2.3.6.Hiện trạng thu gom chất thải rắn .......................................................................... 108
2.3.7.Hiện trạng viễn thông ........................................................................................... 109
2.4. Đặc thù về môi trường, xã hội tại các hạng mục thi công của dự án ..................... 109
2.5. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với điều kiện tự nhiên, kinh tế
và xã hội khu vực dự án ................................................................................................... 119
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI ...................... 121
3.1. Đánh giá, dự báo tác động môi trường..................................................................... 121
3.1.1. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án ................................. 127
3.1.2. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn thi công ............................................ 130

3.1.3. Giai đoạn hoạt động ............................................................................................. 162
3.1.4. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án .................... 170
3.2. Mức độ chi tiết của các kết quả đánh giá, dự báo.................................................... 172
3.2.1.Mức độ chi tiết của các đánh giá .......................................................................... 172
3.2.2.Mức độ tin cậy của các đánh giá .......................................................................... 172
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN............................... 174
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường
........................................................................................................................................... 174
4.1.1.Giai đoạn chuẩn bị ................................................................................................ 175
4.1.2.Giai đoạn thi công xây dựng................................................................................. 180
4.1.3. Giai đoạn vận hành .............................................................................................. 190
4.2.Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó sự cố rủi ro, sự cố của dự án............. 194
4.3. Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ......... 197

Page ii


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

4.3.1.Chi phí thực hiện biện pháp giảm thiểu của nhà thầu .......................................... 197
4.3.2. Dự kiến chi phí giám sát việc thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) của
Nhà thầu ......................................................................................................................... 198
4.3.3.Tổ chức, quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường ............................ 198
CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ........ 207
5.1. Chương trình quản lý môi trường ............................................................................ 207
5.2. Chương trình giám sát môi trường ........................................................................... 257
5.2.1.Các nội dung giám sát môi trường ....................................................................... 257

5.2.2. Dự kiến chi phí cho việc thực hiện kế hoạch quản lý môi trường ....................... 261
CHƯƠNG 6.THAM VẤN CỘNG ĐỒNG ..................................................................... 266
6.1.Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng................................... 266
6.1.1.Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chịu
tác động trực tiếp bởi dự án ........................................................................................... 266
6.1.2.Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp
bởi dự án ........................................................................................................................ 267
6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng ..................................................................................... 268
6.2.1.Ý kiến của UBND các phường chịu tác động trực tiếp bởi dự án ........................ 268
6.2.2.Ý kiến của cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án .......................... 271
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT .................................................................... 278
Kết luận ............................................................................................................................. 278
Kiến nghị ........................................................................................................................... 279
Cam kết ............................................................................................................................. 279
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 282
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 284
PHỤ LỤC 1: CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN.................................................. 285
PHỤ LỤC 2: PHIẾU CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU MÔI TRƯỜNG................. 286
PHỤ LỤC 3: VĂN BẢN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG .................................................... 287
PHỤ LỤC 4. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ BỐ TRÍ LÁN TRẠI CHO CÁC HẠNG MỤC CÔNG
TRÌNH .............................................................................................................................. 290
DANH MỤC BẢNG
Bảng 0.1: Danh sách những thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án ................... 9
Bảng 1.2: Phạm vi ảnh hưởng đất ....................................................................................... 28
Bảng 1.3: Quy mô đầu tư dự án .......................................................................................... 29
Bảng 1.4: Tiêu chuẩn nước thải theo QCVN 14/2008/BTNMT........................................... 40
Bảng 1.5: Chất lượng nước thải đầu vào trạm xử lý nước thải .......................................... 41

Page iii



Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Bảng 1.6: Bảng thông số của song chắn rác ....................................................................... 42
Bảng 1.7: Bảng thông số kỹ thuật của bể tách cát .............................................................. 43
Bảng 1.8: Bảng thông số cơ bản của quá trình lắng thứ cấp .............................................. 44
Bảng 1.9: Bảng thông số kỹ thuật của bể chứa bùn ............................................................ 44
Bảng 1.10: Bảng thông số kỹ thuật chính của thiết bị ép bùn ............................................. 45
Bảng 1.11: Vị trí dự kiến đặt lán trại công nhân ................................................................ 50
Bảng 1.12: Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến huy động thực hiện ................................. 57
Bảng 1.13: Nguyên, nhiên liệu đầu vào sử dụng cho dự án ................................................ 58
Bảng 1.14: Dự kiến các mỏ nguyên liệu sử dụng ................................................................ 60
Bảng 1.16: Kế hoạch thực hiện dự án ................................................................................. 60
Bảng 1.15: Tổng mức đầu tư của dự án (1 USD =22,800 VNĐ) ........................................ 61
Bảng 1.17: Bảng tóm tắt các thông tin chính của Dự án .................................................... 64
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất thành phố Hải Dương năm 2017 ........................................ 70
Bảng 2.2: Tần suất xuất hiện đỉnh lũ các tháng trong năm trên sông Thái Bình tại trạm
thủy văn Phú Lương TP Hải Dương .................................................................................... 72
Bảng 2.3: Tổng hợp thành phần môi trường, vị trí quan trắc và thông số quan trắc trong
vùng dự án ........................................................................................................................... 72
Bảng 2.3a. Vị trí lấy mẫu..................................................................................................... 73
Bảng 2.3b: Chất lượng môi trường không khí khu vực dự án ............................................. 75
Bảng 2.5: Vị trí lấy mẫu nước mặt ...................................................................................... 77
Bảng 2.6: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt ............................................................. 78
Bảng 2.7: Vị trí lấy mẫu nước sinh hoạt ............................................................................. 79
Bảng 2.8: Kết quả quan trắc chất lượng nước sinh hoạt .................................................... 80
Bảng 2.9: Kết quả phân tích chất lượng đất ....................................................................... 81
Bảng 2.10: Vị trí lấy mẫu trầm tích ..................................................................................... 82

Bảng 2.11: Kết quả phân tích chất lượng trầm tích ............................................................ 82
Bảng 2.12: Vị trí lấy mẫu động thực vật thủy sinh .............................................................. 85
Bảng 2.13: Cấu trúc thành phần loài Tảo khu vực dự án ................................................... 85
Bảng 2.14: Cấu trúc thành phần loài ĐVN tại khu vực dự án ............................................ 86
Bảng 2.15: Cấu trúc thành phần loài ĐVĐ tại khu vực dự án ............................................ 87
Bảng 2.15: Thành phần và số lượng loại động vật nổi khu vực dự án................................ 88
Bảng 2.16: Thành phần và số lượng loài động vật đáy khu vực dự án ............................... 90
Bảng 2.17: Thành phần và số lượng loài thực vật thủy sinh khu vực dự án ....................... 92
Bảng 2.18: Dân số trên địa bàn thành phố Hải Dương ...................................................... 94
Bảng 2.19: Thống kê số hộ nghèo và cận nghèo tại thành phố Hải Dương năm 2016....... 96
Bảng 2.20: Tổng quan cụm di tích và di tích trên địa phận Tp. Hải Dương....................... 97
Page iv


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Bảng 2.21: Đặc thù về môi trường và xã hội tại các hạng mục thi công khu vực dự án .. 109
Bảng 2.22: Danh sách các vị trí nhạy cảm trong khu vực dự án ...................................... 116
Bảng 3.1: Mức độ tác động tiêu cực tiềm tàng của Dự án................................................ 124
Bảng 3.2: Nguồn gây tác động, đối tượng và quy mô tác động trong giai đoạn chuẩn bị 127
Bảng 3.3: Tóm tắt và phân loại hộ bị ảnh hưởng (BAH) .................................................. 128
Bảng 3.4: Phạm vi ảnh hưởng đất ..................................................................................... 128
Bảng 3.5: Ảnh hưởng kiến trúc tại mỗi hạng mục............................................................. 129
Bảng 3.6: Ảnh hưởng cây cối, hoa màu ............................................................................ 129
Bảng 3.7: Nguồn gây tác động, đối tượng và quy mô tác động trong giai đoạn thi công 131
Bảng 3.8: Tải lượng bụi phát sinh do hoạt động đào, đắp cho các hạng mục .................. 133
Bảng 3.9: Nồng độ bụi phát tán từ các hạng mục do hoạt động đào, đắp cho các hạng mục
........................................................................................................................................... 133

Bảng 3.10 : Đối tượng và phạm vi chịu tác động do bụi từ hoạt động phá dỡ, đào và đắp
cho các hạng mục thi công của dự án ............................................................................... 135
Bảng 3.11: Tải lượng bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển vật liệu đào, đắp ở các hạng
mục thi công ...................................................................................................................... 135
Bảng 3.12: Nồng độ bụi do hoạt động vận chuyển vật liệu đào, đắp của các hạng mục thi
công ................................................................................................................................... 136
Bảng 3.13: Khối lượng nhiên liệu tiêu hao và tải lượng các khí ô nhiễm do vận chuyển đất
đào, đất đắp của các hạng mục ......................................................................................... 137
Bảng 3.14: Nồng độ SO2 trong khí thải do vận chuyển vật liệu đào, đắp của các ........... 138
hạng mục ........................................................................................................................... 138
Bảng 3.15: Nồng độ NO2 trong khí thải do vận chuyển vật liệu đào, đắp, phá dỡ của các
hạng mục ........................................................................................................................... 140
Bảng 3.16: Nồng độ CO trong khí thải do vận chuyển vật liệu đào, đắp, phá dỡ của các
hạng mục ........................................................................................................................... 140
Bảng 3.17: Lưu lượng nước mưa chảy tràn trong quá trình xây dựng ............................. 143
Bảng 3.18: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (trước xử lý) ...................... 143
Bảng 3.19: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công ...................................... 144
Bảng 3.20: Lưu lượng và tải lượng nước thải từ hoạt động bảo dưỡng máy móc ............ 145
Bảng 3.21: Khối lượng chất thải rắn xây dựng trong quá trình thi công ......................... 146
Bảng 3.22: Chất thải nguy hại phát sinh ........................................................................... 147
Bảng 3.23: Mức độ tiếng ồn theo khoảng cách của máy móc các hạng mục.................... 148
Bảng 3.24: Đối tượng và phạm vi chịu tác động của tiếng ồn do các phương tiện thi công
........................................................................................................................................... 150
Bảng 3.25: Đối tượng nhạy cảm chịu ảnh hưởng lớn về giao thông và rủi ro về an toàn
giao thông .......................................................................................................................... 152

Page v


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r

động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Bảng 3.26: Các tác động đến đối tượng nhạy cảm trên đường Thanh Bình và Nguyễn
Lương Bằng ....................................................................................................................... 155
Bảng 3.27: Các tác động đến tài nguyên văn hóa phi vật thể ........................................... 155
Bảng 3.28: Các tác động đến PCR trong xây dựng Trạm bơm Lộ Cương và Kênh T1 .... 156
Bảng 3.29: Tác động đến tài nguyên văn hóa phi vật thể và các vị trí nhạy cảm trong quá
trình xây dựng 24 trạm bơm tăng áp ................................................................................. 159
Bảng 3.30: Nguồn tác động và quy mô tác động trong giai đoạn vận hành ..................... 162
Bảng 3.31: Các hợp chất gây mùi chứa lưu huỳnh do phân hủy kỵ khí nước thải............ 164
Bảng 3.32: Chất lượng nước sau xử lý .............................................................................. 165
Bảng 3.33: Mật độ vi khuẩn trong không khí tại nhà máy xử lý nước thải ...................... 168
Bảng 3.34: Lượng vi khuẩn phát tán từ nhà máy xử lý nước thải .................................... 168
Bảng 4.1: Các tuyến đường dự kiến chuyên chở vật liệu đổ thải và nguyên vật liệu........ 186
Bảng 4.1: Vai trò và trách nhiệm của các tổ chức quản lý môi trường trong giai đoạn
chuẩn bị và xây dựng của Dự án ....................................................................................... 200
Bảng 5.1: Bảng tổng hợp các chương trình quản lý môi trường ...................................... 208
Bảng 5.2: Vị trí, thông số và tần suất giám sát môi trường .............................................. 257
Bảng 5.3: Các thông số quan trắc của trạm quan trắc tự động tại nhà máy xử lý nước thải
........................................................................................................................................... 259
Bảng 5.4: Hệ thống báo cáo giám sát môi trường ............................................................ 260
Bảng 5.5: Dự kiến chi phí giám sát việc thực hiện KHQLMT .......................................... 262
Bảng 5.6: Dự kiến chi phí triển khai chương trình quan trắc trong giai đoạn chuẩn bị và
thi công .............................................................................................................................. 262
Bảng 5.7 : Dự kiến chi phí triển khai chương trình quan trắc trong giai đoạn hoạt động263
Bảng 5.8. Tổng hợp chi phí dự kiến cho việc thực hiện KHQL môi trường ...................... 264
Bảng 6.1: Tham vấn UBND các phường về đánh giá tác động môi trường ..................... 267
Bảng 6.2: Kết quả tham vấn cộng đồng ............................................................................ 272
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ khu vực hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đường Nguyễn Lương Bằng và
đường Thanh Bình ............................................................................................................... 15
Hình 1.2: Bản đồ khu vực cải tạo hệ thống thoát nước mưa phía Bắc đường sắt .............. 17
Hình 1.3: Bản đồ khu vực Kè kênh T1 và xây mới trạm bơm Lộ Cương ............................ 18
Hình 1.4: Bản đồ khu vực kè hai bên bờ sông Bạch Đằng .................................................. 19
Hình 1.5: Bản đồ vị trí nhà máy xử lý nước thải phía Tây thành phố ................................. 26
Hình 1.6: Tổng quan vị trí các hạng mục công trình trong khu vực dự án ......................... 30
Hình 1.7: Mặt cắt điển hình hạ tầng kỹ thuật đường Nguyễn Lương Bằng ........................ 32
Hình 1.8: Mặt cắt điển hình hạ tầng kỹ thuật đường Thanh Bình ...................................... 32

Page vi


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Hình 1.9: Phương án cải tạo hệ thống thoát nước cho các lưu vực phía Bắc đường sắt ... 34
Hình 1.10: Mặt cắt điển hình kè kênh T1 ............................................................................ 36
Hình 1.11: Mặt bằng bố trí trạm bơm Lộ Cương ................................................................ 37
Hình 1.12: Chi tiết trạm bơm Lộ Cương ............................................................................. 37
Hình 1.13: Mặt cắt điển hình kè sông Bạch Đằng .............................................................. 38
Hình 1.14: Sơ đồ thu gom nước thải hộ dân ....................................................................... 39
Hình 1.15: Sơ đồ hệ thống thu gom xử lý nước thải ........................................................... 40
Hình 1.16: Sơ đồ dây truyền công nghệ .............................................................................. 47
Hình 1.17: Trục đường chính tiếp cận tới vị tri thi công của các hợp phần dự án............. 49
Hình 1.18: Tuyến đường chính chuyên chở vật liệu và đổ thải cho các hợp phần dự án ... 52
Hình 1.19: Sơ đồ khối thi công cống thoát nước ................................................................. 54
Hình 1.20: Sơ đồ tổ chức và quản lý dự án ......................................................................... 64
Hình 2.1: Cơ cấu chuyển đổi kinh tế và GDP TP Hải Dương giai đoạn 2012-2016.......... 94

Hình 2.2: Tỷ lệ cơ cấu dân số thành phố Hải Dương năm 2016 (%) ................................. 95
Hình 2.3: Dân số thành phố Hải Dương qua các năm (người)........................................... 95
Hình 2.4: Bản đồ 5 lưu vực thoát nước ............................................................................. 105
Hình 2.5: Bản đồ ngập úng khu vực dự án ........................................................................ 106
Hình 3.1: Mô phỏng vị trí khu vực Chùa Hàn so với vị trí thi công Hồ Nghè .................. 152
Hình 3.2: Mô phỏng vị trí thi công kênh T1, trạm Bơm Lộ Cương, kè sông Bạch Đằng với
các vị trí nhạy cảm không bị ảnh hưởng bởi rung của công trình .................................... 152
Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường của dự án .................................................. 199

Page vii


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AHs

Hộ bị ảnh hưởng bởi dự án

DCIDP

Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực

DCIDP Hải Dương

Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Dự án Thành
phố Hải Dương


DED

Thiết kế kỹ thuật chi tiết

DOC

Sở Xây dựng

DOF

Sở Tài chính

DONRE

Sở Tài nguyên và Môi trường

DOT

Sở Giao Thông Vận tải

DPI

Sở Kế hoạch và Đầu tư

EIA

Đánh giá tác động môi trường

ESIA


Đánh giá tác động môi trường và xã hội

ECOP

Quy tắc môi trường thực tiễn

EMC

Tư vấn giám sát bên ngoài

ESMP

Kế hoạch Quản lý Môi trường và xã hội

EMS

Hệ thống giám sát môi trường

FS

Nghiên cứu khả thi

MOC

Bộ Xây dựng

MONRE

Bộ Tài nguyên và Môi trường


ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

PPMU

Ban quản lý tiểu dự án

PPU

Ban chuẩn bị dự án

PSC

Ban chỉ đạo dự án

RAP

Kế hoạch hành động tái định cư

RPF

Khung chính sách tái định cư

P/CPC

Ủy ban nhân dân (tỉnh, thành phố )

PCR


Tài nguyên văn hóa phi vật thể

URENCO

Công ty Môi trường đô thị

WB

Ngân hàng thế giới

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

WWTP

Nhà máy xử lý nước thải

Page i


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ dự án
1.1. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của dự án
Việt Nam đặt mục tiêu phát triển hệ thống đô thị với cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện
đại và thân thiện với môi trường. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiều định hướng

quan trọng nhằm thúc đẩy đô thị theo Quy hoạch và kế hoạch như định hướng quy hoạch
tổng thể phát triển đô thị Việt Nam tại Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009, chương
trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020 tại Quyết định số
758/QĐ-TTg ngày 08/06/2009), chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 20122020 tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012. Đây là cơ sở để hình thành các
vùng đô thị hóa gắn với các vùng phát triển kinh tế xã hội lớn của đất nước.
Thời gian qua Chính phủ Việt Nam với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) đã
triển khai một số dự án về đô thị như: Dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam, Dự án phát triển
các đô thị loại vừa Việt Nam. Các dự án đó đã và đang đem lại những hiệu quả rõ rệt với
những thay đổi về bộ mặt đô thị, về nhận thức về quản lý đô thị và quản lý dự án ở các
thành phố được tham gia.
Để tiếp tục thực hiện quy hoạch và chủ trương phát triển các đô thị của Chính phủ,
Dự án Phát triển Tổng hợp các Đô thị Động lực (DCIDP) đã được đề xuất, bao gồm 5
đô thị Hải Dương (tỉnh Hải Dương), Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Yên Bái (tỉnh Yên Bái), Kỳ
Anh (tỉnh Hà Tĩnh) và Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên). Dự án sẽ hỗ trợ các thành phố cấp
hai1 khẳng định tiềm năng tăng trưởng quan trọng trong vị thế hiện tại và tương lai cũng
như sẽ là các trung tâm kinh tế đô thị cấp tỉnh và vùng, phù hợp với Quy hoạch tổng thể
phát triển Đô thị của Việt Nam 2025 tầm nhìn 2050 và phù hợp với mục tiêu của Ngân
hàng Thế giới. Mục tiêu của dự án là cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng đô thị được cải
thiện và hỗ trợ quy hoạch và quản lý đô thị tổng hợp ở các thành phố của dự án, phù hợp
với quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt của các thành phố, hoạt động đề xuất sẽ cung
cấp tài chính cho cơ sở hạ tầng đô thị chiến lược nhằm giúp các thành phố: (i) Cải thiện
khả năng tiếp cận và độ tin cậy đối với các dịch vụ đô thị cho ít nhất 40% dân số; (ii) Thúc
đẩy sự phát triển của các khu vực lân cận kết nối với không gian công cộng có chất lượng
cao và giao thông công cộng; (iii) Hỗ trợ tiếp tục tăng trưởng kinh tế xã hội (ví dụ, bằng
cách tăng năng suất và kinh tế hóa ở địa phương, loại bỏ các trở ngại về cơ sở hạ tầng, cải
thiện kết nối, tạo điều kiện tăng cơ hội việc làm ở địa phương...). Hoạt động đề xuất cũng
sẽ hỗ trợ các thành phố thuộc dự án giải quyết các thách thức phát triển đô thị cơ bản thông
qua hỗ trợ kỹ thuật để cải tiến quy hoạch và quản lý đô thị sẽ thúc đẩy sự phát triển đô thị
bền vững hơn và phát triển các vùng lân cận chất lượng cao hơn.
Trong Quyết định số 490/QĐ-TTg ban hành ngày 5/5/2008 của Thủ tướng Chính

Phủ Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050,
Hải Dương nằm trong Vùng thủ đô với vai trò là một trung tâm công nghiệp của toàn
vùng, là khu vực địa chiến lược quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ khi nằm
trên các tuyến đường giao thông huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội với vùng Duyên hải Bắc
Bộ (QL 5, QL5b-cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và các đường lên tỉnh khác…). Hải Dương là
đầu mối quan trọng trong liên kết giữa Hà Nội với các khu vực cảng như Hải Phòng,
Quảng Ninh. Với vị trí địa lý ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Dương
đóng vai trò quan trọng về giao thông vận tải, công nghiệp, dịch vụ và thương mại cho 2
Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông trong tỉnh. Quy mô dân số
toàn đô thị từ 150 nghìn người trở lên, mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 người/km² trở lên, tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp trong tổng số lao động nội đô từ 75% trở lên và có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
1

Page 1


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

hành lang kinh tế Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng, Nam Ninh-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng
Ninh. Hải Dương còn là các đô thị vệ tinh của Hà Nội với vị trí chiến lược trong tam giác
vàng kinh tế Hà Nội, Hải Dương và Hải Phòng.
Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế-chính trị-xã hội của tỉnh Hải Dương.
Ngày 17 tháng 5 năm 2009, thành phố đã được Chính phủ phê duyệt là thành phố loại 2.
Hiện nay, thành phố đã có bước phát triển vượt bậc trong quá trình hội nhập Quốc tế, tuy
nhiên trong những năm gần đây sự cạnh tranh phát triển của các đô thị trong vùng như Hà
Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng… ngày càng tăng dẫn đến các vấn đề mới có khả năng phát sinh
đối với Thành phố, như tăng trưởng kinh tế không ổn định, thiếu vốn đầu tư, xúc tiến đầu
tư chưa nhanh… Mục tiêu đề ra của thành phố là đảm bảo an sinh xã hội, lấy phát triển kết

cấu hạ tầng làm bàn đạp để chuyển đổi ngành nghề, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu
nhập và đời sống nhân dân. Hiện nay các đồ án về quy hoạch chung xây dựng và quy
hoạch phân khu đô thị đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt, đây sẽ là cơ sở để triển
khai lập dự án và đầu tư hạ tầng, tuy nhiên do nguồn lực của tỉnh và thành phố còn có hạn
nên chưa thể triển khai theo các định hướng đã đặt ra.
Trong những năm gần đây, sự thay đổi khí hậu đã đe dọa không nhỏ đến đời sống và
sinh hoạt của người dân, đặc biệt qua những trận bão, lưu lượng mưa tăng dần, gây ngập
úng nghiêm trọng trong các khu vực đô thị, đặc biệt là khu vực phía Tây và phía Bắc của
thành phố. Người nghèo phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vì họ sống ở vùng thấp lại
không có cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải.
Các vấn đề ngập lụt, môi trường xuống cấp do không có cơ sở hạ tầng thu gom và xử
lý nước thải đã và đang là những tác động tiêu cực không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của
người dân đô thị cũng như phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Mặt khác, tại khu vực
này ngoài lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của hơn 9 vạn người dân sinh sống trong
khu vực phía Tây thành phố còn phần lớn nước thải phát sinh từ các cụm công nghiệp, các
làng nghề và cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đều không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải là
nguy cơ gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm, nước mặt trong khu vực, phát triển dịch bệnh
ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, ảnh hưởng đến môi trường. Khu vực phía Tây
thành phố Hải Dương có nhiều các bệnh viện, cơ sở y tế như: Bệnh viện đa khoa tỉnh,
Trung tâm phòng chống AIDS khu vực miền Bắc, Bệnh viện lao và bệnh phổi, Bệnh viện
Nhi, bệnh viện Phụ Sản, Bệnh viện đa khoa thành phố Hải Dương. Mặc dù một số bệnh
viện đã được đầu tư các trạm xử lý nước thải cục bộ nhưng các trạm này là các trạm xử lý
phân tán, công nghệ đơn giản, không được quản lý, vận hành một cách chuyên nghiệp nên
chất lượng nước xả thải từ các bệnh viện ra hệ thống thoát nước của khu vực không được
kiểm soát và cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường, phát tán dịch
bệnh.
Như đã đề cập ở nội dung trên, để tạo ra động lực phát triển cho khu vực ngoại
thành, tăng tính kết nối giữa các khu vực dân cư của thành phố, đặc biệt là hiện nay, sự kết
nối giữa các khu vực ngoài thành với khu vực trung tâm thành phố chủ yếu dựa vào các
trục đường đối ngoại như Quốc lộ 5, Quốc lộ 37, tỉnh lộ 391…Các trục đường này chạy

độc lập theo 2 hướng Bắc-Nam, Đông-Tây nên chưa tạo thành một mạng lưới liên hoàn.
Để phát triển không gian đô thị, tạo sự liên kết và giảm thiểu các luồng xe quá cảnh vào
thành phố cũng như tạo điều kiện di chuyển thuận lợi nhất, thành phố Hải Dương hiện
đang rất cần những tuyến đường ngang, đường nhánh làm nhiệm vụ liên kết giữa các trục
đường chính và các khu vực với nhau.
Chính vì vậy, UBND thành phố Hải Dương xây dựng và đề xuất dự án về phát triển
đô thị thành phố Hải Dương. Dự án thực hiện sẽ không chỉ tác động tích cực về mặt môi
trường, phát triển đô thị mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt kinh tế và xã hội thành phố. Dự
án sẽ giúp hỗ trợ thành phố Hải Dương thực hiện tốt chức năng là trung tâm đào tạo nghề
và dịch vụ y tế, giáo dục, đồng thời hỗ trợ phát triển công nghiệp, nghiên cứu khoa học và
Page 2


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

chuyển giao công nghệ. Từ đó sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên sự cạnh tranh,
thu hút đầu tư cho tỉnh Hải Dương nói chung và thành phố Hải Dương nói riêng. Kết quả
Dự án sẽ góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng, bảo vệ nguồn nước thông qua việc kiểm
soát chất lượng nước của nguồn nước tiếp nhận, cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật (trong
đó có cả thoát nước vả xử lý nước thải), phát triển, kết nối đô thị và hạ tầng xã hội theo
hướng đồng bộ và hiện đại, mang lại vẻ đẹp cho đô thị tiến tới nâng cấp thành phố Hải
Dương trở thành đô thị loại I trước năm 2020. Ngày 20 tháng 03 năm 2017 UBND tỉnh Hải
Dương đã có công văn số 627/UBND-VP trình Đề xuất Dự án “Phát triển các đô thị động
lực – thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương”, vay vốn WB gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và
các Bộ, ngành có liên quan để xin chấp thuận kế hoạch triển khai dự án. Ngày 11 tháng 05
năm 2017, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 4850/VPCP –QHQT về việc phê duyệt
đề xuất Dự án “Phát triển các đô thị loại động lực – thành phố Hải Dương, tỉnh Hải
Dương”. Cùng với đó, ngày 29 tháng 06 năm 2017 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công hàm

số 5303/BKHĐT-KTĐN gửi Ngân hàng thế giới đề nghị xem xét hỗ trợ và nhận diện dự
án.
Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Thành phố Hải Dương (DCIDP
Hai Duong), gồm 2 hợp phần:
- Hợp phần 1: Cải thiện hạ tầng đô thị, gồm 5 hợp phần: (i) Hoàn thiện hạ tầng kỹ
thuật đường Nguyễn Lương Bằng và đường Thanh Bình; (ii) Cải tạo hệ thống thoát nước
mưa phía Bắc đường sắt; (iii) Kè kênh T1 và xây mới trạm bơm Lộ Cương; (iii) Kè hai bên
bờ sông Bạch Đằng (từ cầu Tam Giang về đến Âu thuyền); (iv) Xây dựng hệ thống thu
gom và xử lý nước thải phía Tây thành phố.
- Hợp phần 2: Hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ thực hiện, gồm: Các chi phí tư vấn trong giai
đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án như: Tư vấn lập Đề xuất chủ trương đầu tư; Tư
vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi và các báo cáo thành phần; Tư vấn khảo sát, thiết kế
chi tiết…
Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ chương đầu tư của Chính Phủ do vậy, theo
Mục 1, Phụ lục II – Danh mục các dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường của
Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, Báo cáo đánh giá
tác động môi trường (ĐTM) sẽ được trình Bộ TN và MT thẩm định và phê duyệt.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi
-

Cơ quan phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi: Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương
Địa chỉ: Số 106, Đại lộ Trần Hưng Đạo, thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương
Điện thoại: (0220) 3.859.078; Fax: (0220) 3.849.054;
E-mail:

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch có liên quan
Dự án sẽ tuân thủ các quy hoạch có liên quan như:
Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 – 2020 đã được Thủ Tướng
Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012;
Quy hoạch vùng tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phê

duyệt theo Quyết định số 3155/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2011. Trong đó, thành
phố Hải Dương chính là hạt nhân và là động lực thúc đẩy sự phát triển của cả tỉnh. Một số
những mục tiêu và định hướng đối với thành phố Hải Dương được tổng hợp lại như sau:
- Về tầm nhìn tới năm 2030 và xa hơn (năm 2050): Xây dựng Hải Dương trở thành
vùng phát triển năng động và hiệu quả, là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại của quốc
Page 3


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

gia và khu vực; hình thành 3 cụm đô thị động lực mạnh gồm: Thành phố Hải Dương-hành
lang quốc lộ, Chí Linh-Kinh Môn và khu vực phía Nam tỉnh.
- Về các trục và hành lang phát triển chủ yếu: Tập trung phát triển hành lang Đông
Tây trung tâm với thành phố Hải Dương là không gian tập trung nhất, trọng tâm nhất cùng
với trục hành lang Quốc lộ 5.
- Về phát triển theo vùng chức năng: Tỉnh Hải Dương đã xác định phát triển 3
không gian lớn gồm: Vùng núi trung du phía Bắc là vùng du lịch - công nghiệp - đô thị;
vùng đồng bằng trung tâm (bao gồm thành phố Hải Dương) là vùng Dịch vụ - công nghiệp
- đô thị; Vùng đồng bằng phía Nam là vùng Công nghiệp - Đô thị.
- Về phát triển hệ thống đô thị: đã xác định Thành phố Hải Dương: Là một đô thị
trung tâm sau Thủ đô Hà Nội trong vùng Hà Nội, một đô thị có vai trò quan trọng trong
vùng KTTĐBB và vùng ĐBSH, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, KHKT tỉnh Hải
Dương. Định hướng thành phố Hải Dương đạt đô thị loại I trước năm 2020 trở thành đô thị
hạt nhân lớn, có quy mô dân số khoảng 50 vạn người; không gian đô thị phát triển mở rộng
về phía các đô thị vệ tinh (thị trấn Nam Sách, thị trấn Lai Cách, thị trấn Gia Lộc và các đô
thị khác).
- Về phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật: đối với mạng lưới giao thông sẽ tập trung
vào đầu tư các tuyến đường kết nối giữa các khu vực trong tỉnh với nhau; Từng bước kiểm

soát lũ và khắc phục ngập úng; Cải tạo xây dựng một số đê, kè, trạm bơm…để giảm thiểu
ngập úng; Đối với thành phố Hải Dương sẽ xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung riêng
cho nước thải sinh hoạt, các khu công nghiệp và bệnh viện lớn phải có hệ thống xử lý nước
thải riêng đạt tiêu chuẩn về môi trường.
- Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Dương đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050 (QĐ 1960/QĐ-UBND thành phố Hải Dương ngày 04 tháng 07 năm 2017).
Mục tiêu đến năm 2030 của Điều chỉnh QH này phấn đấu xây dựng thành phố Hải Dương
phát triển bền vững với 5 mục tiêu: đô thị công thương, đô thị sống khỏe, đô thị sáng tạo,
đô thị đẹp thân thiện với con người; đô thị đẹp an toàn, an tâm. Do vậy, dự án phát triển
tổng hợp các đô thị động lực tỉnh Hải Dương với các hạng mục xây dựng cải thiện điều
kiện hạ tầng và vệ sinh môi trường sẽ góp phần cải thiện điều kiện hạ tầng và vệ sinh môi
trường thông qua các hạng mục như: hoàn thiện hệ thống hạ tầng đường Nguyễn Lương
Bằng và đường thanh Bình; Cải tạo hệ thống thoát nước mưa phía Bắc đường sắt; Kè kênh
T1, xây mới trạm bơm lộ Cương công suất 36.000 m3/ngđ; Kè sông Bạch Đằng, xây dựng
cống thu gom nước thải, xây dựng 24 trạm bơm tăng áp và xây dựng trạm xử lý nước thải
công suất 12.000 m3 ngđ.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
Dự án phải tuân thủ theo các qui định pháp lý hiện hành của Việt Nam và nhà tài trợ
có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường. Do hợp phần 2 bao gồm các hỗ trợ kỹ thuật và
hỗ trợ thực hiện như các chi phí tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án
như: Tư vấn lập Đề xuất chủ trương đầu tư; Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi và các
báo cáo thành phần; Tư vấn khảo sát, thiết kế chi tiết…Hợp phần 2 không bao gồm công
việc xây lắp nên báo cáo sẽ tập trung xem xét các tác động và rủi ro môi trường, xã hội liên
quan tới các hạng mục đầu tư trong Hợp phần 1.
2.1. Các văn bản pháp lý
o Luật

Page 4



Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Luật Khí tượng và Thủy văn số 90/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 23/11/2015 và có hiệu lực từ
ngày 01/07/2016;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực từ ngày
01/01/2015;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 18/06/2014 và có hiệu lực từ
01/01/2015;
- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 18/06/2014 và có hiệu lực từ
01/01/2015;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/07/2014;
- Luật phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 19/06/2013,có hiệu lực từ ngày
01/05/2014;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012;
- Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012 đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 18/06/2012;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua ngày 17/06/2009;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua ngày 13/11/2008;
- Luật Phòng cháy và Chữa cháy số 27/2001/QH10 đã được Quốc hội thông qua

ngày 29/6/2001 và có hiệu lực từ ngày 04/10/2001;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy số 40/2013/QH13 đã được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày
22/11/2013;
- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua ngày 13/11/2008;
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/6/2006;
- Luật giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 15/06/2004.
- Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 29/06/2001.
o Nghị định
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ Quy định
về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính
phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày ngày 05 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015
của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
-

Page 5


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực

– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/03/2016 của Chính phủ về quản lý và sử
dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các
nhà tài trợ nước ngoài;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về Quản lý Chất
lượng công trình;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định Chi tiết
thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
- Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quy
định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức
thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ ban hành về về quản
lý chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ ban hành về thoát
nước và xử lý nước thải;
o Thông tư
- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết
và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán
xây dựng công trình;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ TN&MT về việc ban
hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT quy định việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát
chất lượng trong quan trắc môi trường ngày 19/12/2012;
- Thông tư số 19/2016/TT - BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế về hướng

dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khoẻ người lao động;
- Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ xây dựng quy định về an
toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
o Quyết định
- Quyết định số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/3/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;
- Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2050;
Các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam được áp dụng
-

Trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đã áp dụng các Quy
chuẩn Việt Nam (QCVN) sau:
Chất lượng nước
-

QCVN 01:2009/BYT–Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống;
Page 6


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương


-

QCVN 02:2009/BYT–Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;
QCVN 08-MT:2015/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt;
QCVN 09-MT 2015/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm;
QCVN 14:2008/BTNMT –Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải
sinh hoạt;
QCVN 40 :2011/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp ;
QCVN 38:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
bảo vệ đời sống thủy sinh;

Chất lượng không khí
-

QCVN 05:2013/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh;
QCVN 06:2009/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh;
TCVN 6438:2005 - Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép
của khí thải.

Chất lượng đất và trầm tích
-

QCVN 03-MT:2015/BTNTM - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất;
QCVN 15:2008/BTNMT - Chất lượng đất - Quy chuẩn quốc gia về thuốc bảo vệ

thực vật tồn dư trong đất.
QCVN 43:2012/BTNTM- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích;
QCVN 50:2013/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với
bùn thải từ quá trình xử lý nước

Tiếng ồn và độ rung
-

QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

Chất thải rắn
-

TCVN 6705:2009 - Chất thải rắn thông thường. Phân loại;
TCVN 6706:2009 - Chất thải nguy hại. Phân loại;
QCVN 07:2009/BTNM: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại;

Cấp thoát nước và một số các công trình xây dựng khác
-

TCVN 7957:2008 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn
thiết kế;
TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn
thiết kế;
QCVN 07:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về “Các công trình hạ tầng kỹ
thuật”;
QCXD VN 01:2008/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Quy hoạch xây dựng;
QCVN 04-05:2012/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Công trình thủy lợi

- Các quy định chủ yếu về thiết kế.

An toàn và sức khỏe lao động
-

QCVN 22:2016/BYT về Chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.
Page 7


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

-

QCVN 24:2016/BYT về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm
việc.
QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
QCVN 27:2016/BYT về Rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc
QCVN 18:2014/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn trong xây dựng.

Khoảng cách an toàn và An toàn xây dựng
-

QCXDVN 01:2008/BXD của Bộ Xây dựng về Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy
hoạch xây dựng.
QCVN 07 : 2010/BXD của Bộ Xây dựng về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.

2.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án

-

-

-

-

-

-

-

Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 8/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ Chương trình
nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020;
Quyết định 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt
Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020;
Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt
điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
Quyết định số 2623/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí
hậu 2013-2020;
Quyết định số 403/QĐ-TTg năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế
hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh;
Quyết định số 1810/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng CP về
việc phê duyệt Định hướng, tiêu chí sử dụng vốn WB giai đoạn 2014-2018 và các
năm tiếp theo;
Công văn số 627/UBND-VP của UBND tỉnh Hải Dương ngày ngày 20 tháng 03

năm 2017 trình Đề xuất Dự án “Phát triển các đô thị loại vừa – thành phố Hải
Dương, tỉnh Hải Dương”, vay vốn WB gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ,
ngành có liên quan để xin chấp thuận kế hoạch triển khai dự án
Công văn số 4850/VPCP –QHQT của Văn Phòng Chính phủ về việc phê duyệt đề
xuất Dự án “Phát triển các đô thị loại vừa – thành phố Hải Dương, tỉnh Hải
Dương ».
Công hàm số 5303/BKHĐT-KTĐN ngày 29 tháng 06 năm 2017 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư gửi Ngân hàng thế giới đề nghị xem xét hỗ trợ và nhận diện dự án.
Các biên bản ghi nhớ trong các chuyến khảo sát thực địa và hội thảo chuẩn bị giữa
nhóm công tác của WB với các dự kiến tham gia dự án Phát triển tổng hợp các đô
thị động lực;
Các đồ án quy hoạch chi tiết phân khu đã và đang thực hiện trên trên địa bàn thành
phố Hải Dương;
Các thông tin, dữ liệu được cung cấp từ các Sở, ban, ngành của tỉnh, thành phố.
Các tài liệu thu thập qua các đợt khảo sát thực tế do nhóm tư vấn thực hiện.

2.3. Tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình ĐTM
-

Báo cáo nghiên cứu Khả thi Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực - thành
phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Báo cáo Đánh giá xã hội của Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực - thành
phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Page 8


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương


-

Kế hoạch hành động tái định cư của Dự án phát triển đô thị động lực- thành phố
Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Các bản vẽ thiết kế cơ sở dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Thành phố
Hải Dương, , tỉnh Hải Dương.
Báo cáo kinh tế xã hội của các phường/xã thuộc khu vực dự án phát triển các đô thị
động lực- thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Báo cáo khảo sát đo đạc, lấy mẫu phân tích hiện trạng môi trường dự án phát triển
các đô thị động lực- thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực -Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải
Dương do Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hải Dương là Chủ đầu tư và trực tiếp làm. Chủ dự
án đã thuê đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Kỹ thuật Quốc Tế (INTEC) để lập Báo cáo
đánh giá tác động môi trường.
Thông tin về đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM:
Tên công ty

: Công ty CP Tư vấn Kỹ thuật Quốc tế (INTEC).

Người đại diện: Ông Đoàn Mạnh Hùng

Chức vụ: Giám Đốc.

Địa chỉ liên hệ : 34D, Ngõ 249, phố Đội Cấn, phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình,
Thành phố Hà Nội.
-

Điện thoại

Email

: 84.4.3207.3999
:

Fax: 84.4.3204.9666

Báo cáo ĐTM của dự án được xây dựng dựa trên hướng dẫn của Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ TN&MT và được thực hiện theo các bước
sau:
-

Nghiên cứu nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và các tài liệu kỹ thuật, pháp
lý khác có liên quan.
Thu thập các số liệu về kinh tế xã hội, khí hậu, thuỷ văn và môi trường... có liên
quan đến khu vực thực hiện dự án.
Điều tra khảo sát, lấy mẫu phân tích các thành phần môi trường đất, nước, không
khí, trầm tích khu vực dự án;
Xác định các nguồn gây tác động, đối tượng, quy mô bị tác động, phân tích, đánh
giá và dự báo các tác động của dự án tới môi trường.
Xây dựng các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố
môi trường của dự án.
Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường cho dự án.
Phân tích số liệu và viết báo cáo theo các lĩnh vực chuyên môn của các chuyên gia.
Tập hợp số liệu, xây dựng các báo cáo thành phần.
Thực hiện tham vấn cộng đồng, chính quyền địa phương và phỏng vấn các hộ dân
trong khu vực Dự án về việc xây dựng các công trình dự án.
Tổng hợp báo cáo ĐTM của dự án.
Trình báo cáo ĐTM của dự án lên Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định và
phê duyệt.

Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM được trình bày trong Bảng

0.1:
Bảng 0.1: Danh sách những thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án
Page 9


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

TT

Bằng cấp
chuyên môn

Họ và tên

Nội dung phụ trách
trong báo cáo ĐTM

Chữ ký

I. Thành viên đại diện của Chủ dự án
1

Vũ Tiến Phụng

Chủ trì toàn bộ dự án


2

Trương Mạnh Long

Chủ trì toàn bộ dự án

Đào Quang Dương

Cán bộ phụ trách kỹ
thuật

II. Thành viên của đơn vị tư vấn
2.1

Cao
Thị
Hương

2.2

Lê Thị Thanh Nhàn

2.2

2.3
2.4

2.5

Thu


Trưởng đoàn tư vấn, Phụ
Thạc sỹ khoa
trách chính trong việc lập
học
môi
báo cáo ĐTM. Phụ trách
trường
nội dung chương 3
Phụ trách nội dung
Thạc sỹ môi
chương 4
trường đô thị

Thạc sỹ môi
Phụ trách nội dung
trường

Phạm Thị Quỳnh
chương 5
biến đổi khí
hậu
Kỹ sư môi Phụ trách nội dung
Đặng Văn Quỳnh
trường
Chương 1, chương 2
Phụ trách nội dung Thực
Lê Thị Phương Kỹ sư môi
hiện tham vấn cộng đồng
Khanh

trường
và chương 6
Đội trưởng khảo sát,
tham vấn cộng đồng,
Cử nhân xã Phụ trách nội dung hiện
Trần Thị Ngọc
hội học
trạng kinh tế của địa
phương và các hộ bị ảnh
hưởng.

Bên cạnh đó, quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường còn có sự tham gia của
các bên liên quan bao gồm:
Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Dương, các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Hải Dương;
UBND các xã/phường và cộng đồng dân cư chịu tác động trong khu vực dự án.
4. Phương pháp áp dụng trong thực hiện đánh giá tác động môi trường
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và lập báo cáo ĐTM, đơn vị tư vấn đã sử
dụng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
4.1. Các phương pháp ĐTM
❖ Phương pháp lập bảng kiểm tra
Page 10


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Bảng kiểm tra (check list) là bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự
án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động do dự án. Đây là một trong các
phương pháp cơ bản để nhận dạng các tác động (impact identification) môi trường và xã

hội.
Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường
và xã hội của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động
cơ bản nhất..
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình xác định các nguồn tác động và đối
tượng chịu tác động tại Chương 3 của báo cáo.
❖ Phương pháp đánh giá nhanh
Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment Method) do Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) ban hành năm 1993. Cơ sở của phương pháp đánh giá nhanh, dựa vào bản
chất nguyên liệu, công nghệ, qui luật của các quá trình trong tự nhiên và kinh nghiệm để
định mức tải lượng ô nhiễm.
Ở Việt Nam, phương pháp này được giới thiệu và ứng dụng trong nhiều nghiên cứu
Đánh giá tác động môi trường xã hội, thực hiện tương đối chính xác việc tính thải lượng ô
nhiễm trong điều kiện hạn chế về thiết bị đo đạc, phân tích. Trong báo cáo này, các hệ số
tải lượng ô nhiễm lấy theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của WB (Environmental Assessment
Sourcebook, Volume II, Sectoral Guidelines, Environment, World Bank, Washington D.C
8/1991) và Handbook of Emision, Non Industrial and Industrial source, Netherlands.
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình lấy mẫu hiện trạng môi trường (một
số chỉ tiêu đo trực tiếp tại hiện trường) trong mục 2.1.4 chương 2 và một số công thức tính
toán thực nghiệm trong chương 3 của báo cáo.
❖ Phương pháp mô hình hóa
Phương pháp này được áp dụng để tính toán và mô phỏng bằng phương trình toán
học quá trình lan truyền khí thải, nước thải… phát sinh từ dự án tới môi trường xung
quanh…
Các phương pháp mô hình đã được sử dụng trong chương 3, bao gồm:
-

-

Dùng mô hình Gauss, Sutton để dự báo mức độ và phạm vi lan truyền các chất

ô nhiễm trong môi trường không khí;
Phương pháp dự báo suy giảm mức ồn theo khoảng cách gây ra bởi các máy
móc và phương tiện thi công trong giai đoạn thi công xây dựng của Cơ quan
Quản lý đường cao tốc Liên bang Mỹ (FHWA);
Phương pháp dự báo suy giảm mức ồn theo khoảng cách gây ra bởi dòng
phương tiện giao thông trong giai đoạn vận hành.

4.2. Các phương pháp khác
❖ Phương pháp khảo sát thực địa

Page 11


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện
trạng khu vực Dự án, các đối tượng lân cận có liên quan, chọn lựa vị trí lấy mẫu, khảo sát
hiện trạng cấp nước, thoát nước, cấp điện…
Cơ quan tư vấn đã tiến hành khảo sát địa hình, địa chất, thu thập tài liệu khí tượng
thủy văn theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam. Các kết quả khảo sát được sử
dụng để đánh giá điều kiện tự nhiên của khu vực dự án.
❖ Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của các thành phần môi trường (đất, nước,
không khí) để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai Dự án.
Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lập ra với
các nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và
dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân tích…
Chủ đầu tư đã phối hợp với Trung tâm Môi trường và Khoáng Sản tổ chức quan

trắc, lấy mẫu và phân tích các mẫu không khí, nước mặt, nước ngầm, đất, trầm tích tại khu
vực Dự án để đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần của môi trường. Việc lấy mẫu,
phân tích và bảo quản mẫu đều tuân thủ theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.
Phương pháp này được sử dụng tại mục 2.1.5 trong chương 2 của báo cáo.
❖ Phương pháp tham vấn cộng đồng
Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa
phương tại Uỷ ban nhân dân các xã/phường để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác
ĐTM của dự án. Cụ thể, giới thiệu cho họ những lợi ích và những ảnh hưởng tiêu cực có
thể xảy ra của dự án đối với môi trường và đời sống của họ. Trên cơ sở đó, tổng hợp những
ý kiến phản hồi về dự án và nguyện vọng của người dân địa phương tại 10 phường vùng
dự án.
Mặt khác, trao đổi, phỏng vấn trực tiếp cán bộ địa phương và người dân về tình
hình phát triển KT - XH của địa phương...Phương pháp này được sử dụng tại chương 6 của
báo cáo.
❖ Phương pháp kế thừa và tổng hợp, phân tích thông tin, dữ liệu
Phương pháp này nhằm xác định, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (năm
2016) ở khu vực thực hiện dự án thông qua các số liệu, thông tin thu thập được từ các
nguồn khác nhau như: Niên giám thống kê, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội khu vực, hiện
trạng môi trường khu vực và các công trình nghiên cứu có liên quan.
Đồng thời, kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có, kế thừa các kết quả đã đạt
được, khắc phục những mặt hạn chế trong việc xử lý dữ liệu, phân tích và đánh giá các tác
động có liên quan.
❖ Phương pháp so sánh

Page 12


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương


Phương pháp so sánh là đánh giá chất lượng môi trường, chất lượng dòng thải, tải
lượng ô nhiễm… trên cơ sở so sánh với các Quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường liên quan,
các quy chuẩn của Bộ TNMT, Bộ Y tế về chất lượng không khí, nước mặt, đất, trầm tích.
Phương pháp này được sử dụng tại mục 2.1.5 trong chương 2 và xuyên suốt trong
Chương 3 của báo cáo.
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ DỰ ÁN
1.1. Thông tin chung
Tên dự án: Dự án phát triển tổng hợp các đô thị loại động lực thành phố Hải
Dương, tỉnh Hải Dương
Tên tiếng Anh: Dynamic Cities Integrated Development Project (DCIDP)
Hai Duong Subproject
Nhà tài trợ:

Ngân hàng Thế giới

1.2. Chủ dự án
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương
Chủ dự án: Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương
Họ và tên: Vũ Tiến Phụng
Chức vụ: Chủ tịch Ủy ban nhân nhân thành phố Hải Dương
Địa chỉ: Số 106, đại lộ Trần Hưng Đạo, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Email:
Điện thoại liên lạc: (0320) 859.078
Fax: (0320) 849.054
1.3. Vị trí địa lý của dự án
Thành phố Hải Dương là tỉnh lỵ của tỉnh Hải Dương, vị trí địa lý nằm ở trung tâm
của vùng. Thành phố Hải Dương có vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ. Có 2 hành lang kinh tế quan trọng là hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, gần

với hành lang kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ. Hải Dương cách Hà Nội 57km, Hải Phòng
47km, cách Hạ Long 80km và cách Móng Cái 270km đây là một thuận lợi lớn của tỉnh Hải
Dương nói chung và của Thành phố Hải Dương nói riêng xét về mặt trao đổi thương mại
với Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận khác như Bắc Giang, Bắc
Ninh, Thái Bình và Hưng Yên. Thành phố Hải Dương hiện nay có 21 đơn vị hành chính
phường xã, trong đó có 15 phường, 6 xã, với diện tích 7.176 ha.
- Phía Bắc giáp huyện Nam Sách.
- Phía Đông giáp huyện Nam Sách và huyện Thanh Hà, huyện Kim Thành.
- Phía Nam giáp huyện Tứ Kỳ và huyện Gia Lộc.
- Phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng.
Page 13


Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển các đô r
động lực
– Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Các hạng mục đầu tư của dự án sẽ được thực hiện trên địa bàn 10 phường là:
Phường Cẩm Thượng, Bình Hàn, Ngọc Châu, Nhị Châu, Quang Trung, Trần Hưng Đạo,
Trần Phú, Thanh Bình, Tân Bình, và Việt Hòa với diện tích 31,1 km2 và dân số được
hưởng lợi là 123.752 người.
Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự án:

❖ Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đường Nguyễn Lương Bằng và đường Thanh Bình
Hoàn thiện hệ thống cống thoát nước trên đường Nguyễn Lương Bằng: khu vực
dự án chủ yếu nằm trên địa phận phường Thanh Bình, đây là đoạn đường trục chính của
Tp Hải Dương nối QL5 với khu vực trung tâm thành phố. Đường Nguyễn Lương Bằng là
đường đôi trải nhựa mỗi bên 4 làn xe, được đầu tư đầy đủ hạ tầng như vỉa hè, điện chiếu
sáng, cây xanh. Dọc 2 bên đường sử dụng cống hộp nắp đan, thoát nước chung bxh = 600x
600mm. Tuy nhiên, cống có kích thước nhỏ và không được nạo vét thường xuyên và trên

tuyến ko còn diện tích mặt nước để chứa nước. Do vậy, tuyến thường xuyên ngập úng khi
mưa.

Ngập úng trên đường Nguyễn Lương Bằng _ TP Hải
Dương, năm 2016

Các tuyến đường nhánh bị ngập, năm 2016

Hoàn thiện hệ thống cống thoát nước trên đường Thanh Bình: nằm trên địa phận
phường Thanh Bình, tuyến dài khoảng 1,55 km là đường đôi trải nhựa mỗi bên 2 làn xe,
được đầu tư đầy đủ hạ tầng như vỉa hè, điện chiếu sáng, cây xanh. Cống lâu ngày không
nạo vét và do cao độ cống quá thấp so với cao độ cống 2 bên đổ về không thể gom nước
mưa và nước thải khu vực phía đông đường sắt và đẩy vào hệ thống thu gom phía tây
đường sắt dẫn tới hiện tượng úng ngập thường xuyên. Hai bên đường tập trung đông dân
cư sinh sống và hoạt động buôn bán. Phía đầu tuyến có Bệnh viện Lao và bệnh Phổi,
khoảng 0,5 km cuối tuyến là khu biệt thự mới với nhiều nhà đang xây dựng và nhiều lô đất
trống.

Page 14


×