Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Tiểu luận môn: Nguồn lực tài chính doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 39 trang )

Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

PHẦN MỘT
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV 790
I. Một số nét khái quát về công ty TNHH MTV 790
I.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
I.1.1 Tên, địa chỉ công ty
- Tên công ty: công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 790
- Trụ sở chính: Phường Cửa ông - TP Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh
- ĐT: 033.3865076

Fax: 033.3865076

- Mã số thuế: 5701433392
- Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất, kinh doanh sản phẩm than các loại.
Công ty TNHH MTV 790 thuộc Tổng công ty Đông Bắc với 2 công nghệ khai
thác Lộ thiên và Hầm lò.
- Vốn điều lệ: 30 tỷ VNĐ (ba mươi tỷ đồng chẵn)
- Kỳ kế toán năm từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ)
- Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: Công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh
nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
I.1.2 Quá trình hình thành phát triển.
Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo tiêu chí công ích và
nhiệm vụ Dự bị động viên. Là một đơn vị Quân đội với nhiệm vụ là An ninh quốc
phòng, chuyển sang làm kinh tế khai thác than, xuất phát từ một điểm khai thác
than thuộc Binh đoàn 11 Bộ Quốc phòng.
Đến tháng 7/1990 với uy tín và tiềm năng của một đơn vị, đã không ngừng
lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, với đội ngũ Cán bộ có nhiều kinh nghiệm,


với trang thiết bị, phương tiện, máy móc hiện đại để đáp ứng cho việc khai thác
than, đồng thời được sự nhất trí của Bộ Quốc Phòng, Đội khai thác than Binh


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

đoàn 11 chính thức được thành lập với tên là Xí nghiệp Khai thác than 790 theo
quyết định số: 388/QĐ-QP ngày 27/7/1993 của Bộ Quốc phòng và được cấp giấy
phép kinh doanh Số: 302062 ngày 21/9/1996 do uỷ ban kế hoạch tỉnh Quảng Ninh
cấp.
Đến ngày 24/8/2010 Bộ Quốc phòng có quyết định về việc chuyển Xí
nghiệp khai thác than 790 thành Công ty TNHH MTV 790 số: 3137/QĐ-BQP,
dưới sự thống nhất của hai đồng cấp trên là Bộ Quốc phòng và Tập đoàn Than
khoáng sản Việt Nam nhằm tăng cường và thống nhất công tác quản lý các đơn vị
Quân đội khai thác than, cùng sự lớn mạnh của các đơn vị nói riêng và Công ty
nói chung, từng bước ổn định và phát triển lâu dài và đủ sức cạnh tranh trên
thương trường. Trên chặng đường tồn tại và phát triển gần hai mươi năm qua,
Công ty cũng đã trải qua nhiều bước thăng trầm, gặp không ít khó khăn nhưng
cũng đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh, Công ty có sự thay đổi
rõ rệt về đổi mới Công nghệ và nâng cao trình độ quản lý của Cán Bộ, công nhân
viên và người lao động.
I.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh
I.2.1 Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu
I.2.1.1 Chức năng, ngành nghề kinh doanh của công ty
Theo đăng ký kinh doanh đơn vị kinh tế trực thuộc Nhà nước (hạch toán
kinh tế phụ thuộc) số 302062 cấp ngày 21/9/1996, chức năng nhiệm vụ của Công
ty là khai thác, chế biến, kinh doanh than ngoài ra Công ty còn là một bộ phận của
lữ đoàn dự bị động viên tham gia sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng Đông Bắc của
Tổ quốc.
I.2.1.2 Sản phẩm chủ yếu.

Mặt hàng kinh doanh của Công ty là các chủng loại than theo tiêu chuẩn
của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam. Sản phẩm than được chế biến từ than
nguyên khai sản xuất. Tỷ trọng từng loại than phụ thuộc vào chất lượng than
nguyên khai.
- Mặt hàng chủ yếu của Công ty là các chủng loại than:
+ Than cục xô: Cỡ hạt từ 60 - 100 mm


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

+ Than cục 3 : Cỡ hạt từ 25 - 60 mm
+ Than cục 4 : Cỡ hạt từ 18 - 25 mm
+ Than cục 5 : Cỡ hạt từ 0,6 - 18 mm
+ Than cám các loại: Than cám 3, Than cám 4A, Than cám 4B, Than cám 5, Than
cám 6.
I.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty TNHH MTV 790 là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công
ty Đông Bắc hàng năm theo nguyên tắc khoán chi phí SXKD trên cơ sở Tổng
công ty Đông Bắc giao khoán theo kế hoạch hàng năm, các yếu tố khoán chi phí
như: Chi phí Nguyên nhiên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí
sản xuất chung, Chi phí quản lý doanh nghiệp, Chi phí tiêu thụ, căn cứ vào khối
lượng kỹ thuật, định mức giao khoán theo định mức thực tế của các năm và theo
định mức khoán của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, đơn giá giao khoán
căn cứ vào đơn giá thực tế theo thị trường. Hàng năm, Tổng công ty Đông Bắc
đều tổ chức nghiệm thu khối lượng sản phẩm làm ra và quyết toán chi phí cho các
đơn vị thành viên trong Tổng công ty, Tổng công ty chỉ bổ sung khối lượng, đơn
giá cho các đơn vị thành viên khi đơn vị đã hoàn thành vượt mức kế hoạch trước
và bổ sung chi phí khi có sự biến động về giá cả lớn của thị trường, các đơn vị
không hạch toán lợi nhuận.
Công ty chia làm 3 cấp quản lý: Ban Giám đốc - Trưởng, phó các phòng, ban,

công trường, phân xưởng - Tổ trưởng.
Giám đốc Công ty là người đứng đầu chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc
Tổng công ty, Nhà nước và pháp luật về quản lý, điều hành sản xuất và hiệu quả
sử dụng vốn, các chỉ tiêu thu nộp ngân sách, giúp việc Giám đốc có các Phó giám
đốc: PGĐ chính trị - Bí thư Đảng uỷ, PGĐ kỹ thuật sản xuất, PGĐ an toàn và các
Phòng Ban chuyên môn nghiệp vụ, các Công trường, phân xưởng sản xuất.


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

Sơ đồ quản lý thuộc Giám đốc

Gi¸m ®èc

Phã gi¸m ®èc

Trưởng
phòng

Quản đốc

Phó Trưởng
phòng

Phó quản đốc

Trợ lý

Nhân viên


Nhân viên

Công nhân


Tiu lun mụn hc: ngun lc ti chớnh doanh nghip

I.2.3 Cụng tac t chc b may qun lý ti chinh k toan ca cụng ty
Cụng ty t chc b mỏy k toỏn theo hỡnh thc k toỏn tp trung, ton b
cụng tỏc k toỏn c thc hin ti phũng k toỏn t khõu ghi chộp ban u n
khõu tng hp lp bỏo cỏo ti chớnh.
S T CHC B MY PHềNG TI CHNH K TON
trưởngưphòngư(kiêmư
kếưtoánưtrưởng)

phóưtrưởngưphòngư
(kiêmưkếưtoánưtổngư
hợp)

kếưtoánưgiáư
thành,ưtscđ,ư
ngânưhàng

kếưtoánưthuế,ư
vậtưtư,ưcôngưnợ

thủưquỹ

II. ỏnh giỏ tỡnh hỡnh ti chớnh ca cụng ty tnhh mtv 790
II.1. V tỡnh hỡnh huy ng vn ca cụng ty TNHH MTV 790.

Thc trang tỡnh hỡnh huy ụng vụn ca cty TNHH MTV 790
Khi ỏnh giỏ tỡnh hỡnh HV, hu ht cỏc cụng ty u thc hin hai ni dung
ch yu: ỏnh giỏ quy mụ nguụn vn huy ng v ỏnh giỏ c cu nguụn vn.
Quy mụ nguụn vn huy ng ca doanh nghip nm 2013 th hin rừ rt
kh nng huy ng vn ca doanh nghip trong k. Theo bng cõn i k toỏn ca
cụng ty TNHH MTV 790 cú s liu sau:

n v: ụng


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp
Nguồn vốn
A.Nợ phải trả

Số cuối kỳ
233.638.363.356

Tỷ trọng (%)
88,62

-Nợ ngắn hạn

65.585.270.229

28,07

-Nợ dài hạn

168.053.093.127


71,93

B.Vốn chủ sở hữu
Tổng cộng nguồn vốn

30.000.000.000
263.638.363.356

11,38
100

Qua bảng tổng hợp trên ta có nhận định chung về quy mô nguồn vốn huy
động của doanh nghiệp trong kỳ như sau:
Về mặt nguồn hình thành vốn, công ty chủ yếu dựa vào các khoản nợ phải
trả (đạt 233,6 tỷ đồng, chiếm 88,62%), nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng
không lớn (11,38%, tương ứng đạt 30 tỷ đồng) trong tổng nguồn vốn huy động.
Trong đó, nợ dài hạn lại chiếm đa số (đạt 168 tỷ đồng, tương ứng 71,93%); nợ
ngắn hạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nợ (chỉ là 65 tỷ đồng, tương ứng
đạt 28,07%). Điều này cho thấy công ty đang đi chiếm dụng một khoản vốn khá
lớn, hơn nữa tỷ trọng nợ đang lớn hơn 3 lần vốn chủ sở hữu, công ty không nên đi
vay tiếp tục vì rất dễ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán trong tương lai.
Để tìm hiểu kỹ hơn về quá trình huy động vốn của doanh nghiệp ta tiến
hành tìm hiểu cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp qua biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU NGUỒN VỐN QUA CÁC NĂM
(%)

(Năm)

(Nguồn: báo cáo tài chính công ty TNHH MTV 790)


Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong hai năm qua (2013,
2012) thể hiện sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu:
tỷ trọng nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất cao (>80%) trong khi vốn chủ sở hữu lại


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Cụ thể: năm 2012 nợ phải trả chiếm 89,73% trong tổng cơ
cấu nguồn vốn, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 10,27%; đến năm 2013 thì tỷ
trọng này thay đổi không rõ rệt, nợ phải trả vẫn chiếm 88,62% (giảm 1,11%),
trong khi vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng 11,38% trong tổng cơ cấu nguồn vốn.
Điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty tương đối kém. Do
đó, việc nguồn vốn do tự bản thân doanh nghiệp huy động được là rất hiếm hoi,
chủ yếu là do Tổng công ty “rót” từ trên xuống. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về tình
hình huy động vốn của công ty ta đi sâu vào phân tích đánh giá một số chỉ tiêu chi
tiết sau:
Bảng 2.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động về các khoản nợ phải trả
31/12/2013

31/12/2012
Tỷ

CHỈ TIÊU

Số tiền

trọng

Tỷ
Số tiền


(%)
A-NỢ PHẢI TRẢ
I-Nợ ngắn hạn
1.Vay và nợ ngắn hạn
2.Phải trả người bán
3.Người mua trả tiền
trước
4.Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước
5.Phải trả người lao động
6.Chi phí phải trả
9.Các khoản phải trả,
phải nộp ngắn hạn khác
11.Quỹ khen thưởng
phúc lợi
II-Nợ dài hạn
2.Phải trả dài hạn nội bộ
4.Vay và nợ dài hạn

233.638.363.356
65.585.270.229
9.797.426.722
25.744.921.612

88,62
28,07
14,94
39,25


Chênh lệch

trọng

Số tiền

(%)

Tỷ lệ
(%)

Tỷ
trọng
(%)

284.861.459.630
118.749.768.430
12.997.966.556
53.157.936.147

89,73
41,69
10,95
44,76

(51.223.096.274)
(53.164.498.201)
(3.200.539.834)
(27.413.014.535)


-17,98
-44,77
-24,62
-51,57

-1,11
-13,62
3,99
-5,51

20.797.999.000

17,51

(20.797.999.000)

-100,00

-17,51

8.693.644.703

13,26

12.537.142.314

10,56

(3.843.497.611)


-30,66

2,70

17.090.818.281
77.448.109

26,06
0,12

16.661.570.520
114.027.206

14,03
0,10

429.247.761
(36.579.097)

2,58
-32,08

12,03
0,02

3.133.139.726

4,78

1.548.211.390


1,30

1.584.928.336

102,37

3,47

1.047.871.076

1,60

934.915.297

0,79

112.955.779

12,08

0,81

168.053.093.127
160.188.781.958
7.864.311.169

71,93
95,32
4,68


166.111.691.200
158.105.380.031
8.006.311.169

58,31
95,18
4,82

1.941.401.927
2.083.401.927
(142.000.000)

1,17
1,32
-1,77

13,62
0,14
-0,14

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH MTV 790)
Qua bảng phân tích trên, ta có thể nhận thấy một số điểm chủ yếu về tình
hình huy động vốn của công ty TNHH MTV 790 dưới góc độ tìm hiểu sự biến
động của các khoản phải trả:
Nợ phải trả cuối năm 2013 giảm mạnh so với thời điểm cuối năm 2012,
giảm hơn 51 tỷ đồng tương ứng giảm 17,98%. Sự sụt giảm trên chủ yếu là do nợ
ngắn hạn giảm. Nợ chủ yếu là do nợ dài hạn và những năm gần đây thì nợ dài hạn



Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2013 tỷ trọng nợ dài hạn chiếm 71,93%
(tương ứng 168 tỷ đồng) trong tổng cơ cấu nợ, và tăng 13,62% so với năm 2012.
Không chỉ vậy, trong cơ cấu nợ dài hạn thỉ chủ yếu là các khoản phải trả nội bộ
(chiếm tới 95,32% năm 2013, tăng 1,32% so với năm 2012). Điều này cho thấy
nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu là do Tổng công ty
tài trợ, giao khoán từ đầu năm. Do đó, khả năng tự chủ về tài chính của công ty là
không lớn. Hơn nữa, xét về dài hạn, sử dụng nguồn vốn của Tổng công ty tuy chi
phí sử dụng vốn thấp nhưng thực chất lại làm giảm sút hiệu quả hoạt động của
toàn bộ Tổng công ty do áp lực hoàn trả của công ty sẽ thấp hơn là việc tự huy
động vốn, ảnh hưởng đến tình hình quản lý và sử dụng vốn.
Nợ ngắn hạn trong năm 2013 có sự sụt giảm (53 tỷ đồng) chủ yếu là do các
khoản phải trả người bán. Cụ thể, năm 2013, các khoản phải trả người bán còn 25
tỷ đồng, tương ứng giảm 27 tỷ đồng so với năm 2012, một nỗ lực tương đối lớn
của doanh nghiệp trong năm 2013. Có nghĩa trong năm 2013, công ty đã hoàn
thành nghĩa vụ nợ đối với một số các khoản nợ đi chiếm dụng từ năm trước. Đây
là tín hiệu tốt cho tình hình phát triển của công ty, giúp tăng uy tín doanh nghiệp
trong dài hạn.
Vay và nợ ngắn hạn đạt 9 tỷ đồng năm 2013, giảm 3,2 tỷ đồng (tương ứng
giảm 24,62% so với năm 2012), điều này giúp doanh nghiệp giảm chi phí sử dụng
vốn, thể hiện kỷ luật trong thanh toán, giúp nâng cao uy tín doanh nghiệp.
Chi phí phải trả năm 2013 còn 77 triệu đồng, giảm 36 triệu đồng (tương
ứng giảm 32,08%) so với thời điểm năm 2012.
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước năm 2013 cũng giảm đáng kể, cụ thể
giảm 3,8 tỷ đồng (tương ứng giảm 30,66%) so với thời điểm năm 2012. Sự sụt
giảm này chủ yếu là do tác động của sự giảm đi ngoạn mục của thuế tài nguyên
năm 2013 so với 2012, cụ thể giảm từ 5,2 tỷ đồng xuống còn 227 triệu đồng (phụ
lục 4). Tuy vậy, các khoản phải trả người lao động đạt 17 tỷ đồng, tăng 429 triệu
đồng (tương ứng tăng 2,58%) so với năm 2012, điều này cho thấy tại thời điểm

cuối năm, doanh nghiệp đang được chiếm dụng tạm thời của cán bộ công nhân
viên với chi phí thấp.


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

Quỹ khen thưởng phúc lợi có sự biến động không đáng kể: cụ thể cuối năm
2013 so với thời điểm cuối 2012 có sự tăng nhẹ, tăng 112,9 triệu đồng, tương ứng
tăng 12,08%.
Tóm lại, có thể thấy: tỷ trọng nợ cuối năm 2013 và 2012 đều chiếm tỷ trọng
lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Công ty cần thường xuyên theo dõi các khoản công
nợ để có biện pháp thanh toán kịp thời khi đến hạn, kể cả các khoản phải trả nội
bộ, vì nếu để qua lâu sẽ mất niềm tin của cấp trên vào trình độ quản lý, hoạt động
của công ty, gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng phát triển trong tương lai.
Không chỉ vậy, công ty cần có biện có các biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu
động tiết kiệm hơn để giảm áp lực cho nguồn tài trợ.
Về mặt vốn chủ sở hữu, năm 2013 so với thời điểm cuối năm 2012 cũng có
một vài biến động, điều này được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.1.2 Phân tích sự biến động và cơ cấu vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: đồng
31/12/2013

31/12/2012
Tỷ

CHỈ TIÊU

Chênh lệch
Tỷ


Tỷ lệ

Tỷ

Số tiền

trọng

Số tiền

trọng

Số tiền

B-VỐN CHỦ SỞ HỮU

30.000.000.000

(%)
11,38

32.597.493.242

(%)
10,27

(2.497.493.242)

-7,97


(%)
1,11

I.Vốn chủ sở hữu

30.000.000.000

100,00

32.597.493.242

100,00

(2.497.493.242)

-7,97

0,00

1.Vốn ĐT của CSH

30.000.000.000

100,00

29.572.073.733

90,72

427.926.267


1,45

9,28

7.Quỹ ĐTPT

2.397.891.466

7,36

(2.397.891.466)

-100,00

-7,36

8.Quỹ DPTC

627.528.043

1,93

(627.528.043)

-100,00

-1,93

317.458.952.872


100,00

(53.820.589.516)

-16,95

0,00

(%)

trọng

Tổng cộng nguồn
vốn

263.638.363.356

100,00

(Nguồn: báo cáo tài chính công ty TNHH MTV 790)
Nhìn vào bảng phân tích ta có những đánh giá về tình hình huy động vốn cụ
thể ở chỉ tiêu vốn chủ sở hữu năm 2013 so với 2012 như sau:
Vốn chủ sở hữu cuối năm 2013 đạt 30 tỷ đồng, giảm 2,6 tỷ đồng (tương
ứng giảm 7,97%) so với thời điểm cuối năm 2012. Trong khi đó, tỷ trọng vốn chủ
sở hữu năm 2013 so với năm 2012 lại tăng 1,11% ( năm 2013 là 11,38%, năm
2012 là 10,27%). Hơn nữa, trong tổng vốn chủ thì bản thân vốn chủ sở hữu chiếm
tỷ trọng lớn. Năm 2012 vốn chủ sở hữu chiếm 90,72% trong tổng vốn chủ, 9,28%



Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

còn lại là các nguồn kinh phí và quỹ khác không đáng kể. Năm 2013, vốn chủ sở
hữu chiếm 100% tổng vốn chủ do theo nghị định 71 của Bộ tài chính các chỉ tiêu
quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính không còn số dư, mà chuyển hết
về cho Tổng công ty, TCT trực tiếp xử lý.
Nhìn nhận tình hình vốn chủ sở hữu trong những năm qua có thể thấy công
ty đang ngày càng giảm đi khả năng tự chủ tài chính của mình do hệ số vốn chủ
ngày càng giảm đi, thay vào đó là hệ số nợ ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, để
đánh giá cụ thể và toàn diện hơn ta cần tiếp tục xem xét các chỉ tiêu thể hiện khả
năng thanh toán cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp và so sánh với
trung bình ngành để có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về tình hình hiện tại của
doanh nghiệp.
Kết luận: tình hình huy động vốn của công ty trong những năm gần đây
chưa thực sự đạt hiệu quả. Do lệ thuộc quá nhiều vào Tổng công ty nên khả năng
tự chủ tài chính của công ty còn nhiều hạn chế. Về lâu dài, công ty cần có biện
pháp cụ thể để sử dụng nguồn vốn được huy động sẵn có có hiệu quả hơn để
không làm tăng phí sử dụng vốn vô ích trong quá trình hoạt động của mình, tăng
mức tín nhiệm đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng,…
Biện pháp: Doanh nghiệp cần có kế hoạch trả nợ chi tiết trong ngắn hạn và
dài hạn tương ứng với phương thức sản xuất kinh doanh cũng như ngăn ngừa rủi
ro tài chính cho doanh nghiệp nói riêng và Tổng công ty nói chung. Đối với các
khoản vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp cần tiếp tục phát huy trên cơ sở duy trì
mối quan hệ lâu dài, nâng cao uy tín doanh nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt các quy
định trong giao thương, cung ứng vật tư.

II.2. Về tình hình đầu tư và sử dụng vốn của công ty TNHH MTV 790
Trước hết, ta có bảng cơ cấu sử dụng vốn của công ty TNHH MTV 790 năm
2013 như sau: (Đơn vị tính: đồng)
Chỉ tiêu

A-Tài sản ngắn hạn
B-Tài sản dài hạn
Tổng cộng tài sản

Số cuối kỳ

Tỷ trọng (%)

11.528.186.938
252.110.176.418
263.638.363.356

4,37
95,63
100,00


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

Qua bảng tổng hợp, nhìn nhận một cách tổng quát về tình hình đầu tư và sử
dụng vốn của công ty năm 2013 có thể thấy công ty vẫn chú trọng đầu tư vào tài
sản dài hạn. Trong kỳ, tài sản ngắn hạn chiếm rất nhỏ ( chỉ đạt 11,5 tỷ đồng),
tương ứng tỷ trọng 4,37% trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, trong khi chỉ
tiêu tài sản dài hạn lại tương đối lớn, đạt 252 tỷ đồng năm 2013, chiếm phần lớn
(95,63%) trong quy mô tổng tài sản (263,6 tỷ đồng năm 2013). Điều đó cho thấy
doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào vốn dài hạn, điều này là tương đối phù hợp với
đặc điểm kinh doanh của ngành (ngành chế biến và khai thác than – công nghiệp
nặng nên quá trình sản xuất kinh doanh kéo dài). Tuy nhiên, để có những nhận
định chi tiết hơn về tính hợp lý của việc đầu tư, sử dụng vốn của doanh nghiệp, ta
đi sâu vào phân tích, đánh giá từng chỉ tiêu có lien quan.

Đánh giá tình hình đầu tư
Bảng 2.2.1 Phân tích tình hình đầu tư của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
1.Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ
2.TS đầu tư TSCĐ hữu hình
3.TS đầu tư TSCĐ vô hình
4.TS đầu tư TSCĐ thuê TC
5. TS đầu tư XDCB dở dang
6.Tỷ suất đầu tư TC dài hạn

31/12/2013
91,64%
74,53%
8,63%
2,80%
5,68%
0,68%

31/12/2012
85,20%
70,65%
7,07%
0%
7,49%
0,57%

Chênh lệch
6,44%
3,88%
1,56%

2,80%
-1,81%
0,11%

Thông qua tài liệu bổ sung là các báo cáo tài chính ta có thể thấy công ty
không có bất động sản đầu tư và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Vì vậy,
trọng điểm của chính sách đầu tư dài hạn của doanh nghiệp là đầu tư vào tài sản
cố định. Chính sách đầu tư này là phù hợp với đơn vị sản xuất khai thác như công
ty TNHH MTV 790.
Qua bảng phân tích ta thấy công ty đang gia tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản
cố định (chiếm 91,64% cuối năm 2013, tăng 6,44% so với cuối 2012), mà chủ yếu
là đầu tư vào TSCĐ hữu hình (chiếm 74,53% cuối năm 2013). Theo số liệu của
thuyết minh báo cáo tài chính năm 2013 (phụ lục số 4) ta có thể thấy trong năm
khoản mục TSCĐ hữu hình có sự biến động mạnh mẽ. Cụ thể, trong năm doanh
nghiệp đã đầu tư XDCB hoàn thành nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

truyền dẫn làm tăng 19,4 triệu đồng. Ngoài ra, TSCĐ hữu hình tăng một phần là
do điều động (đạt 224,5 triệu đồng). Trong năm 2013, giá trị TSCĐ cũng bị giảm
đi do một số hoạt động khấu hao, thanh lý, hay do chuyển thành công cụ dụng cụ;
cụ thể giảm 196 triệu đồng. Nhìn chung, sự biến động trên là hợp lý, có thể chấp
nhận được đối với doanh nghiệp.
TSCĐ vô hình cũng gia tăng vào thời điểm cuối năm 2013 so với cuối 2012
nhưng với tốc độ chậm hơn (chỉ tăng 3,88%), chủ yếu là do trong năm doanh
nghiệp được điều động hệ thống phần mềm vi tính (378 triệu đồng), không chỉ
vậy khoản mục này tăng nhẹ cũng là do một phần tài sản cố định vô hình bị
chuyển thành công cụ dụng cụ (cụ thể làm giảm 43,3 triệu đồng) – (phụ lục số 4).
Năm 2013, công ty đầu tư thêm TSCĐ thuê TC (chiếm 2,8% trong tổng tài sản),

tuy nhiên năm 2012 thì khoản mục này lại không được chú trọng. Công ty đang
dần hình thành các công trình thành các công trình XDCB, thu hẹp quy mô các
công trình XDCB dở dang năm 2013 so với 2012.
Cụ thể, cuối năm 2012, tỷ suất đầu tư vào XDCB dở dang chiếm 7,49% thì
đến cuối 2013, con số này chỉ còn 5,68%, giảm 1,81% so với cuối 2012. Tỷ suất
đầu tư TC dài hạn tăng nhẹ (tương ứng tăng 0,11%) mặc dù số tuyệt đối về khoản
đầu tư TC dài hạn không tăng là do tổng tài sản năm 2013 có sự giảm sút so với
2012. Điều này cho thấy tình hình hoạt động của công ty chưa đạt hiệu quả, các tỷ
số trên có ảnh hưởng không nhỏ đến đánh giá tình hình sản xuất những năm sau…
Đánh giá tình hình sử dụng vốn
Bảng phân tích (trang sau)
Về tài sản ngắn hạn:
- Tiền và tương đương tiền tại thời điểm cuối năm 2013 đạt 158 tỷ đồng
(71,40%) tăng so với thời điểm cuối năm 2012 (chỉ đạt 92 tỷ đồng). Điều này thể
hiện doanh nghiệp có khả năng trả một số khoản nợ khi đến hạn bằng các khoản
tiền và tương đương tiền của mình. Tuy nhiên, con số này có giới hạn nên việc
quản lý, sử dụng hợp lý là rất cần thiết để đảm bảo khả năng thanh toán trong dài
hạn cho doanh nghiệp.
Bảng 2.2.2 phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn ngắn hạn


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp
31/12/2013
CHỈ TIÊU
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
1- Tiền
III- Các khoản PT ngắn hạn
1. Phải thu của khách hàng

2. Trả trước cho người bán
5. Các khoản phải thu khác
IV- Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
V- Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
4. Tài sản ngắn hạn khác

31/12/2012
Tỷ

Số tiền (đồng)

trọng

11.528.186.938

(%)
4,37

157.717.062
157.717.062
5.622.498.554
3.221.916.975
2.398.803.579
1.778.000
5.607.835.731
5.607.835.731
140.135.591
124.757.205

15.378.386

Chênh lệch
Tỷ

Số tiền (đồng)

trọng

Số tiền (đồng)

Tỷ lệ
(%)

38.820.919.767

(%)
12,23

(27.292.732.829)

-70,30

1,37

92.017.845

0,24

65.699.217


71,40

100,00
48,77
57,30
42,66
0,03
48,64
100,00
1,22
89,03
10,97

92.017.845
10.328.928.914
5.347.419.487
4.974.127.848
7.381.579
27.645.412.146
27.645.412.146
754.560.862

100,00
26,61
51,77
48,16
0,07
71,21
100,00

1,94

536.925.058

71,16

65.699.217
(4.706.430.360)
(2.125.502.512)
(2.575.324.269)
(5.603.579)
(22.037.576.415)
(22.037.576.415)
(614.425.271)
124.757.205
(521.546.672)

71,40
-45,57
-39,75
-51,77
-75,91
-79,72
-79,72
-81,43
-97,14

- Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2013 có sự giảm mạnh (45,57%)
so với thời điểm cuối năm 2012. Cuối năm 2012 nó đạt hơn 10 tỷ đồng nhưng
sang cuối 2013 con số này giảm xuống còn 5,6 tỷ đồng. Chứng tỏ nguồn vốn bị

chiếm dụng của doanh nghiệp có sự giảm sút. Xem xét chi tiết ta thấy:
.+Phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn (57,30%) trong tổng các
khoản phải thu, cuối năm 2013 nó giảm hơn 2 tỷ đồng (39,75%) so với cuối 2012,
chứng tỏ vốn bị chiếm dụng đã được doanh nghiệp thu hồi, việc này tránh gây
tình trạng ứ đọng và rủi ro mất vốn cho doanh nghiệp.
+Trả trước cho người bán cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu
các khoản phải thu (42,66% cuối 2013), và chỉ tiêu này tiếp tục giảm mạnh ở cuối
năm 2013 so với 2012 (giảm 2,6 tỷ đồng tương ứng giảm 51,77%), các khoản
phải thu khác cũng giảm 5,6 triệu đồng chứng tỏ vốn bị chiếm dụng chủ yếu vẫn
tập trung vào đặt trước hàng, vật tư nhưng có xu hướng giảm. Điều này giúp
doanh nghiệp tránh được rủi ro trong thanh toán.
-Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn,
đạt 5,6 tỷ đồng cuối 2013, và có xu hướng giảm mạnh cả về số tuyệt đối (22 tỷ
đồng) và số tương đối (giảm 79,72%) so với cuối năm 2012. Hàng tồn kho giảm
mạnh như vậy có thể là do: công ty chủ động bán than dự tữ cho Tổng công ty
theo đơn giá giao khoán, khả năng tiêu thụ than trên thị trường tăng mạnh.
Bảng 2.2.3 Phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn dài hạn


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp
31/12/2013

31/12/2012
Tỷ

Chỉ tiêu
B- TÀI SẢN DÀI HẠN
II- Tài sản cố định
1.Tài sản cố định hữu hình
2. Tài sản cố định thuê tài chính

3. Tài sản cố định vô hình
4. Chi phí XDCB dở dang
IV- Các khoản ĐTTC dài hạn
3. Đầu tư dài hạn khác
V. Tài sản dài hạn khác
1.Chi phí trả trước dài hạn
3. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN

Số tiền (đồng)

trọng

252.110.176.418
241.586.263.239
196.480.397.461
7.372.254.944
22.756.456.953
14.977.153.881
1.800.000.000
1.800.000.000
8.723.913.179
7.314.696.179
1.409.217.000
263.638.363.356

(%)
95,63
95,83
81,33

3,05
9,42
6,20
0,71
100,00
3,46
83,85
16,15
100,00

Chênh lệch
Tỷ

Số tiền (đồng)

trọng

Số tiền (đồng)

278.638.033.105
270.490.675.301
224.286.776.519
22.435.700.000
23.768.198.782
1.800.000.000
1.800.000.000
6.347.357.804
4.543.422.029
1.803.935.775
317.458.952.872


(%)
87,77
97,08
82,92
0,00
8,29
8,79
0,65
100,00
2,28
71,58
28,42
100,00

(26.527.856.687)
(28.904.412.062)
(27.806.379.058)
7.372.254.944
320.756.953
(8.791.044.901)
2.376.555.375
2.771.274.150
(394.718.775)
(53.820.589.516)

Tỷ lệ
(%)
-9,52
-10,69

-12,40
1,43
-36,99
0,00
0,00
37,44
61,00
-21,88
-16,95

Qua bảng phân tích ta thấy tổng tài sản ở thời điểm cuối năm 2013 đạt gần
264 tỷ đồng, giảm 53,4 tỷ đồng (tương ứng giảm 16,95 lần) so với thời điểm cuối
năm 2012. Trong đó, chủ yếu là giảm tài sản ngắn hạn. Cơ cấu phân bổ vốn cũng
thay đổi theo xu hướng tăng đầu tư vào tài sản dài hạn, tỷ trọng đầu tư vào tài sản
dài hạn cuối năm 2013 đạt 95,63% tăng đáng kể so với thời điểm cuối năm 2012
(chỉ đạt 87,77%). Điều này chứng tỏ quy mô tài sản đang được mở rộng, đây là cơ
sở để mở rộng quy mô kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Đối với một doanh nghiệp sản xuất khai thác than như 790 thì cơ cấu tài
sản thiên về tài sản dài hạn là hoàn toàn hợp lý. Đi sâu vào phân tích đánh giá ta
nhận thấy:
Về tài sản dài hạn:
Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản dài hạn (chiếm
95,83% cuối năm 2013), có xu hướng giảm trong năm 2013 (giảm 28,9 tỷ đồng),
chứng tỏ công ty đã điều chỉnh cơ cấu vốn so với năm 2012. Cụ thể, cơ cấu vốn
dài hạn tập trung đầu tư vào tài sản cố định giảm dần, thay vào đó là việc tăng lên
của các khoản thuê TC hay TSCĐ vô hình phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh là chủ yếu. Đi sâu vào phân tích ta thấy:
- Cuối năm 2013, tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ
cấu tài sản cố định (81,33%) đạt 196 tỷ đồng và giảm đi 12,40% so với thời điểm
cuối năm 2012 (đạt 224 tỷ đồng, tỷ trọng đạt 82,92%). Điều này chủ yếu do một



Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

số tài sản cố định hữu hình của công ty giá trị còn lại thấp do đã hết thời gian
khấu hao, ảnh hưởng của hao mòn hữu hình và vô hình gây ra.
-Tài sản cố định thuê tài chính năm 2013 được công ty chú trọng đầu tư
(năm 2012 không có chỉ tiêu này). Không chỉ vậy chi phí xây dựng cơ bản dở
dang lại giảm, đạt 14,9 tỷ cuối năm 2013 trong khi thời điểm cuối năm 2012 con
số này là 23,7 tỷ đồng (giảm 8,8 tỷ đồng, tương ứng giảm 36,99%) chứng tỏ
doanh nghiệp đã hạn chế lượng vốn dài hạn vào các công trình XDCB, thay vào
đó là để đầu tư vào tài sản cố định thuê tài chính phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Nguồn hình thành TSDH tăng lên còn do năm 2013 phát sinh các khoản
đầu tư TC dài hạn (1,8 tỷ đồng), và do một số khoản chi phí trả trước dài hạn là
chủ yếu (cuối năm 2013, chi phí trả trước dài hạn đạt 7,3 tỷ đồng, tăng 2,7 tỷ so
với thời điểm cuối năm 2012). Điều này cho thấy vốn của doanh nghiệp bị chiếm
dụng đã tăng trong năm 2013, chứng tỏ doanh nghiệp có thể đang coi trọng mở
rộng quan hệ, tạo uy tín với các doanh nghiệp khác trong cung ứng vật tư hàng
hóa, tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Kết luận: Trong tình hình phát triển chung của ngành tương đối khó khăn,
công ty TNHH MTV 790 đã bố trí sử dụng vốn nghiêng về đầu tư vào TSDH, mà
chủ yếu là các khoản TSCĐ hữu hình như vậy là có thể coi là hợp lý đối với một
doanh nghiệp khai thác, sản xuất than. Phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường
thẳng giúp doanh nghiệp thu hồi vốn ổn định, đều đặn, tuy nhiên, đối với các tài
sản, máy móc thiết bị đã gần hết thời hạn khấu hao nên chủ động thanh lý, mua
mới để đảm bảo khả năng sản xuất liên tục, không bị gián đoạn, tránh ảnh hưởng
đến năng suất lao động của doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, Cửa Ông là địa bàn khai thác có địa hình không mấy thuận
lợi, việc đầu tư xe chuyên chở công nhân viên, người lao động đến công trường là

cần thiết để đảm bảo thời gian và kịp tiến độ lao động, lại đảm bảo an toàn cho
công nhân toàn công trường. Chính sách tín dụng thương mại cũng cần chú trọng
đi đôi với công tác quản trị và thu hồi nợ để đảm bảo giảm thiểu rủi ro mất vốn
trong thanh toán.


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

Qua những đánh giá sơ bộ về tình hình huy động và sử dụng vốn và số liệu
trên báo cáo tài chính có thể nhận thấy công ty đang áp dụng mô hình tài trợ thứ
ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn
vốn thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm
thời. Về lợi thế, việc sử dụng mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
sử dụng vốn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng mô
hình này doanh nghiệp cũng cần sự năng động trong tổ chức nguồn vốn, vì áp
dụng mô hình này, khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn.
II.3. Về tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của công ty TNHH
MTV 790.
Phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền cũng là một cách để đánh giá
tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền diễn ra trong một kỳ hoạt động của
công ty.
Để tiến hành phân tích đánh giá cần tập hợp và phân loại các khoản mục
trên bảng cân đối kế toán: đâu là khoản mục làm tăng tiền, đâu là diễn biến
nguồn,…Từ đó, có thể đánh giá về quy mô cũng như tình hình biến động của
chúng dựa trên số liệu trong bảng phân tích. Đi sâu vào tìm hiểu ta có bảng:
(trang sau).
Qua bảng phân tích ta có thể đánh giá sơ bộ về tình hình huy động và sử
dụng vốn bằng tiền của công ty TNHH MTV 790 như sau:
Về sử dụng tiền:
Quy mô sử dụng tiền của công ty TNHH MTV 790 trong năm 2013 đã tăng

69 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, chủ yếu là do trả bớt nợ nhà cung cấp 27,4
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39,66% sử dụng tiền; giảm người mua trả tiền trước 20,8
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,09% sử dụng tiền; tăng TSCĐ thuê tài chính 7,4 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 10,67%. Sự gia tăng đầu tư vào TSCĐ thuê tài chính và các
tài sản ngắn hạn khác là để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường
xuyên của doanh nghiệp.
Sự giảm xuống của trả nợ người bán và khoản người mua trả tiền trước
xuất phát từ chính sách tín dụng của công ty. Công ty chủ yếu giao khoán than


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

cho Tổng công ty Đông Bắc nên việc bán than chỉ có một khách hàng duy nhất là
Tổng công ty, các hoạt động mua sắm vật tư khác chiếm tỷ trọng không lớn trong
cơ cấu hoạt động của công ty. Mặt khác, việc giảm các quỹ (quỹ đầu tư phát triển
giảm 2,4 tỷ đồng – tỷ trọng 3,47%) và các khoản nợ vay ngắn hạn (giảm 3,2 tỷ
đồng – tỷ trọng 4,63%) giúp công ty giảm thiểu khoản chi phí tài chính cũng như
giảm rủi ro thanh khoản trong tương lai.
Tuy nhiên, các chỉ tiêu này còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn tiền.
Chủ yếu nguồn tiền biến động do các khoản tồn kho được xử lý và TSCĐ hữu
hình của doanh nghiệp giảm. Điều này là do doanh nghiệp thanh lý, nhượng bán
TS, lấy vốn để đầu tư vào TSCĐ thuê tài chính phục vụ quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, góp phần đảm bảo an toàn lao động nhờ phát hiện sớm
khí mê tan trong quá trình khai thác.
Bảng 2.3.1 phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền
Đơn vị tính : đồng


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp


Dòng tiền hoạt động của công ty: theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công
ty năm 2013 (phụ lục 3) trong năm 2013, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh
doanh có sự tăng lên đáng kể so với năm 2012 ( tăng từ -59 tỷ đồng năm 2012 lên
49,7 tỷ đồng năm 2013). Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp làm thay đổi dòng
tiền hoạt động (tăng từ -100 tỷ đồng lên -48 tỷ đồng) do trong năm công ty gia
tăng đầu tư vào tài sản cố định hữu hình (TSCĐ thuê tài chính) và tài sản vô hình
(phần mềm kế toán). Hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng làm thay đổi quá
trình luân chuyển của dòng tiền. Cụ thể, dòng tiền hoạt động tài chính giảm từ
158,8 tỷ đồng năm 2012 xuống còn -1,3 tỷ đồng năm 2013.
Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là do công ty tăng tiền chi trả cho
các khoản nợ gốc vay (đạt 63 tỷ đồng năm 2013) do đó, các khoản này không đủ
khả năng bù trừ cho các khoản tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được (62 tỷ đồng).
Dẫn đến dòng tiền thuần hoạt động tài chính âm ở cuối năm. Lưu chuyển tiền
thuần trong kỳ của công ty năm 2013 có sự tăng lên so với 2012. Cụ thể, năm
2013 là 65,7 triệu đồng, năm 2012 chỉ là -274 triệu đồng. Điều này cho thấy, năm
2013 lưu chuyển tiền dương, các khoản tiền mặt thu về đủ bù đắp cho các khoản
chi ra trong kỳ. Doanh nghiệp đã có những nỗ lực trong quản lý việc huy động và
sử dụng vốn bằng tiền.
Kết luận: Như vậy, công ty đã tiến hành huy động tiền từ nguồn vốn bên
ngoài là chủ yếu, mọi nhu cầu vốn bằng tiền đều được TCT phê duyệt và cung
ứng vốn bằng tiền. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn trong
trạng thái liên tục, đều đặn, các rủi ro gặp phải chủ yếu là rủi ro hệ thống gây nên.
Những nỗ lực trong quản lý việc huy động và sử dụng vốn bằng tiền cho thấy
những tác động tích cực từ công tác quản lý các khoản nợ chiếm dụng và nợ bị
chiếm dụng trong kỳ của doanh nghiệp.
II.4. Về tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty TNHH MTV
790.
Đánh giá tình hình công nợ
Bảng phân tích (trang sau)



Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

Căn cứ vào 2 bảng phân tích trên, ta có thể có những nhận định về tình hình
công nợ của công như sau:
Nhìn chung công nợ phải thu và công nợ phải trả cuối năm 2013 đều giảm
so với thời điểm cuối năm 2012 nhưng nhưng quy mô của các phải phải thu rất
nhỏ so với quy mô các khoản phải trả. Tại thời điểm cuối năm trong mỗi đồng tài
sản công ty chỉ bị chiếm dụng 0,02 đồng nhưng ngược lại công ty lại đi chiếm
dung được những 0,89 đồng, cho thấy quan hệ tín dụng thương mại đối với các
bên của công ty khá rộng. Tốc độ luân chuyển vốn tín dụng thương mại của doanh
nghiệp có xu hướng tăng từ 22,53 lần (năm 2012) lên 44,95 lần (năm 2013).
Tương ứng với nó là năm 2013 kỳ thu hồi nợ bình quân giảm đi 8 ngày và kỳ trả
nợ BQ giảm 141 ngày so với năm 2012. Ta cần xem xét sự hợp lý của các chỉ tiêu
đối với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 2.4.1 Đánh giá quy mô công nợ
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
A.Các khoản phải thu
I.Phải thu ngắn hạn
1.Phải thu của khách hàng
2.Trả trước cho người bán
5.Các khoản phải thu khác
B.Các khoản phải trả
I.Phải trả ngắn hạn
1.Vay và nợ ngắn hạn
2.Phải trả người bán
3.Người mua trả tiền trước
4.Thuế và các khoản phải nộp

NN
5.Phải trả người lao động
6.Chi phí phải trả
9.Các khoản phải trả, phải nộp
ngắn hạn khác
11.Quỹ khen thưởng, phúc lợi
II.Phải trả dài hạn
2.Phải trả dài hạn nội bộ
4.Vay và nợ dài hạn

31/12/2013
5.622.498.554
5.622.498.554
3.221.916.975
2.398.803.579
1.778.000

31/12/2012

Số tiền

Tỷ lệ
(%)
-45,57
-45,57
-39,75
-51,77
-75,91

10.328.928.914

10.328.928.914
5.347.419.487
4.974.127.848
7.381.579
284.861.459.63

(4.706.430.360)
(4.706.430.360)
(2.125.502.512)
(2.575.324.269)
(5.603.579)

65.585.270.229
9.797.426.722
25.744.921.612
-

(51.223.096.274) -17,98
0
118.749.768.430 (53.164.498.201) -44,77
12.997.966.556 (3.200.539.834) -24,62
53.157.936.147 (27.413.014.535) -51,57
20.797.999.000 (20.797.999.000) -100

8.693.644.703

12.537.142.314

(3.843.497.611)


-30,66

17.090.818.281
77.448.109

16.661.570.520
114.027.206

429.247.761
(36.579.097)

2,58
-32,08

3.133.139.726

1.548.211.390

1.584.928.336

102,37

112.955.779
1.941.401.927
2.083.401.927
(142.000.000)

12,08
1,17
1,32

-1,77

233.638.363.356

1.047.871.076
934.915.297
168.053.093.127 166.111.691.200
160.188.781.958 158.105.380.031
7.864.311.169
8.006.311.169


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

Bảng 2.4.2 Phân tích cơ cấu nợ và trình độ quản lý nợ
Đơn vị tính:đồng

Cơ cấu nợ phải thu biến đổi theo hướng giảm thiểu các khoản phải thu
ngắn hạn (4,7 tỷ đồng), số vòng thu hồi nợ phải thu ngắn hạn tăng lên từ 22,53
vòng năm 2012 lên 44,95 vòng năm 2013 làm số ngày thu hồi nợ giảm đi 8 ngày,
giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn bị chiếm dụng, tránh thất thoát, lãng
phí vốn.
Nợ phải thu ngắn hạn: các khoản phải thu ngắn hạn giảm chủ yếu là do các
khoản trả trước cho người bán và phải thu của khách hàng giảm mạnh (tương ứng
giảm 2,5 tỷ đồng và 2,1 tỷ đồng ) chứng tỏ công ty đã tiến hành thu hồi các khoản
chiếm dụng, việc áp dụng tín dụng thương mại trong các hợp đồng mua bán với
các đối tác quen thuộc cũng được công ty chú trọng. Công ty cần phát huy và điều


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp


chỉnh công tác quản trị nợ tốt hơn để tránh dẫn đến tình trạng thất thoát vốn, ảnh
hưởng đến sản xuất kinh doanh.
Các khoản phải trả giảm mạnh (giảm 51 tỷ đồng), hệ số các khoản phải trả
cuối năm 2013 cũng giảm 0,01 lần so với cuối năm 2012. Chứng tỏ công ty đã
chú trọng trong công tác tín dụng, hoàn trả nợ đúng hạn, đảm bảo uy tín kinh
doanh. Tuy nhiên, công nợ phải trả chủ yếu là các khoản phải trả ngắn hạn (giảm
53 tỷ đồng) trong khi phải trả dài hạn lại có xu hướng tăng (tăng 1,9 tỷ đồng).
Hơn nữa, việc giảm mạnh các khoản phải trả ngắn hạn thì nguyên nhân do phải
trả người bán (giảm 27 tỷ đồng) là chủ yếu, sau đó là các khoản người mua trả
tiền trước (giảm 20 tỷ đồng). Điều này là do công ty đã chủ động trả nợ để đảm
bảo chữ tín và mối hệ trong kinh doanh. Đó là một điểm tích cực của công ty.
Cơ cấu các khoản phải trả thay đổi: các khoản phải trả ngắn hạn giảm
mạnh trong khi khoản phải trả dài hạn lại tăng lên. Mà phải trả dài hạn tăng lên
chủ yếu lại do các khoản phải trả dài hạn nội bộ tăng (2 tỷ đồng) chứng tỏ công ty
huy động vốn từ nguồn vốn bên trong là chủ yếu để tài trợ cho một bộ phận các
tài sản cố định và cho các dự án sản xuất trong kỳ.
Kết luận: xem xét ta nhận thấy quy mô tổng tài sản và tổng nguồn vốn có
xu hướng giảm kéo theo công nợ phải trả và phải thu của công ty nhìn chung cũng
có xu hướng giảm. Việc hoạt động theo kế hoạch định hướng của công ty mẹ
khiến cho công ty quá thụ động trong việc chủ động phân phối nguồn vốn, huy
động vốn. Do đó, việc áp dụng tín dụng thương mại không đem lại kết quả rõ nét
đối với công ty. Tình hình tín dụng của công ty dường như hoàn toàn phụ thuộc
vào tình hình tín dụng của Tổng công ty trong từng thời kỳ. Các nhà quản trị
doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc phân bổ cơ cấu công nợ để tránh
tình trạng thất thoát vốn của công ty.
Đánh giá khả năng thanh toán
Bảng phân tích (trang sau)
Đánh giá:
Nhìn vào bảng phân tích cho thấy nhìn chung khả năng thanh toán của công

ty năm 2013 đảm bảo tốt hơn so với năm 2012. Xét về tổng thể, chỉ có khả năng


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh giảm, về cơ bản các chỉ số
còn lại đều tăng lên trong bối cảnh công nợ phải trả giảm. Để có những đánh giá
cụ thể hơn ta đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu phản ánh KNTT của doanh
nghiệp.
-Khả năng thanh toán tổng quát tăng 0,014 từ 1,144 lên 1,284 là do trong
kỳ tổng nợ phải trả và tổng tài sản của doanh nghiệp có xu hướng giảm nhưng tốc
độ giảm của nợ phải trả lớn hơn tốc độ giảm của tổng tài sản. Vì thế, chỉ tiêu này
vẫn tăng lên, có thể thấy doanh nghiệp chưa lâm vào tình trạng mất tự chủ về tài
chính. Tuy nhiên, muốn biết doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các
khoản nợ không thì không thể chỉ xem xét một chỉ tiêu này bởi lẽ trong cơ cấu tài
sản có thể có những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền kém hoặc có những
khoản nợ đến hạn có thời gian trả nợ ngắn.
BẢNG 2.4.3: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY

Đơn vị tính: đồng
-

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm 0,1511 từ 0,3269 xuống 0,1758 chứng tỏ


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

trong kỳ, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có xu hướng giảm. Mặc dù vẫn đảm
bảo khả năng tự chủ về tài chính nhưng không có gì chắc chắn doanh nghiệp
không gặp phải rủi ro mất khả năng thanh toán nếu trong số tài sản dài hạn có tỷ

lệ hàng tồn kho lớn, tính “lỏng” của mặt hàng này kém. Do vậy, cần xem xét thêm
các chỉ tiêu cụ thể hơn.
-Khả năng thanh toán nhanh giảm nhẹ 0,0038 từ 0,0941 xuống còn 0,0903
chứng tỏ trong kỳ hàng tồn kho chiếm tỷ trọng đáng kể trong tài sản ngắn hạn,
khả năng chuyển đổi thành tiền của mặt hàng này không cao, dẫn đến khả năng
thanh toán nhanh có sự sụt giảm. Điều này có thể làm căng thẳng vốn trong thanh
toán nhanh đòi hỏi doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách phân bổ vốn ngắn
hạn.
-Hệ số khả năng thanh toán tức thời lại tăng nhẹ 0,0016 thể hiện trong kỳ
có sự sụt giảm của nợ ngắn hạn dẫn đến các khoản tiền và tương đương tiền có
khả năng trang trải cho các khoản nợ đến hạn.
-Hệ số khả năng thanh toán lãi vay tăng 0,01 từ 1,03 lên 1,04 chứng tỏ
doanh nghiệp có sự chủ động trong trang trải lãi nợ vay, mức độ rủi ro đối với các
khoản vay đến hạn thấp. Không chỉ vậy, trong kỳ, nhờ hoạt động kinh doanh duy
trì tương đối hiệu quả nên công ty có khả năng đảm bảo thanh toán đủ lãi tiền vay.
Kết luận: Khả năng thanh toán tại thời điểm cuối năm 2013 về cơ bản được
cải thiện so với thời điểm cuối năm 2012, hầu hết các hệ số về khả năng thanh
toán đều ở ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, cần xem xét lại tình hình phân bổ cơ cấu
vốn để điều chình khả năng thanh toán nợ ngắn hạn để giảm thiểu nguy cơ mất
khả năng thanh toán đối với các khoản nợ đến hạn. Về cơ bản, việc giảm thiểu
hàng tồn kho là một tín hiệu tốt mà doanh nghiệp đã đạt được trong kỳ nhưng
không vì vậy mà doanh nghiệp có thể chủ quan mà thay vào đó cần chú trọng sản
xuất, mở rộng quy mô sản xuất để tăng quy mô tài sản cũng như nguồn vốn trong
năm tiếp theo.


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

II.5. Về hiệu suất sử dụng VKD của công ty TNHH MTV 790.
Bảng 2.5.1 Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (ĐVT:đồng)


Qua bảng phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty ta thấy các chỉ
tiêu hiệu suất hoạt động của công ty có sự thay đổi rõ rệt năm 2013 so với 2012.
Cụ thể: năm 2013 số vòng luân chuyển VKD đạt 1,23 vòng (tăng 0,21 vòng so
với 2012) chứng tỏ tốc độ luân chuyển VKD của công ty tăng lên đáng kể. Đây là
một tín hiệu tốt đối với daonh nghiệp thể hiện nỗ lực quản lý, sử dụng vốn của
doanh nghiệp tương đối hiệu quả.
Không chỉ vậy, theo kết quả phân tích ta nhận thấy tốc độ luân chuyển vốn
lưu động cũng tăng mạnh 6,91 vòng từ 7,34 vòng năm 2012 lên 14,24 vòng năm
2013, do đó làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động cũng giảm đi rõ rệt qua
2 năm, giảm từ 49,07 ngày xuống còn 25,28 ngày. Đối với một doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh thì việc gia tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một nỗ lực
rất lớn của doanh nghiệp. Bởi công ty sử dụng mô hình tài trợ thứ nhất (toàn bộ
TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn
bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời) nên doanh nghiệp
luôn cố gắng duy trì cơ cấu vốn, điều nàu giúp cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí


Tiểu luận môn học: nguồn lực tài chính doanh nghiệp

trong việc sử dụng vốn lại hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn
vốn cao.
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho cũng thể hiện sự tiến bộ trong khâu quản
lý của doanh nghiệp khi số vòng luân chuyển hàng tồn kho tăng mạnh 9,08 vòng
(93,54%) từ 9,7 vòng lên 18,78 vòng qua 2 năm chứng tỏ nỗ lực xử lý hàng tồn
kho của doanh nghiệp rất lớn. Sản phẩm làm ra bán được luôn. Điều này cũng
hợp lý khi mà đầu ra của sản phẩm được đảm bảo bởi Tổng công ty. Thật sự
không thể phủ nhận nhờ cơ cấu quản lý đồng bộ từ trên của Công ty mẹ đã giúp
ích không nhỏ cho công ty đạt được những thành tích trên.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp cũng không hề kém cạnh

khi tăng từ 1,2 vòng (năm 2012) lên 1,35 vòng năm 2013 cho thấy một đồng vốn
cố định năm 2013 tạo ra nhiều hơn so với một đồng VCĐ năm 2012 là 0,16 đồng
doanh thu thuần. Điều này cho thấy biện pháp quản lý sử dụng VCĐ của doanh
nghiệp luôn gắn liền với việc quản lý sử dụng TSCĐ một cách đồng bộ, hợp lý;
thể hiện năng lực quản trị của đội ngũ quản lý.
Kết luận: trong tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, các khâu trong quá
trình sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất nhất định thì việc
quản lý chặt chẽ lượng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp là vô cùng cần thiết
nhằm hạn chế tối đa thất thoát vốn. Qua quá trình phân tích đánh giá ta thấy được
những nỗ lực trong việc gia tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp. Những chỉ tiêu đánh giá thể hiện rất tốt tình hình sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp. Tuy vậy, không thể chủ quan trong những năm tới bởi hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác thuộc về môi
trường kinh doanh nên cần chú trọng để tránh gặp những rủi ro không đáng có.


×