Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận môn Quản lý tài nguyên nước: Lưu vực sông Rạch Chiếc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.41 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

MÔN: QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Chuyên đề: LƯU VỰC SÔNG RẠCH CHIẾC
GVHD: Nguyễn Nhật Huỳnh Mai
SVTH: Nhóm 7 – tiết 101112 – tại HD301
Nguyễn Vũ Đức Thịnh

14163264

Huỳnh Ngọc Thu Hương

14163109

Đỗ Minh Quân

14163216

Nguyễn Huỳnh Như

14163194

Võ Minh Triều

14163298

Nguyễn Trương Gia Hân

14163088



Nguyễn Thị Bé Ngân

14163156

Lê Nguyễn Đăng Khoa

14163116

Phan Nguyễn Phát

14163202

Tháng 11, năm 2015


PHẦN 1: MỞ ĐẦU LƯU VỰC SÔNG RẠCH CHIẾC
Luật BVMT năm 2014 dành mục 1, chương VI (từ Điều 52 đến Điều 55) để quy định
về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các hành vi vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn diễn ra, đặc biệt là trên các lưu vực sông. Một
số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cố ý xả nước thải không qua xử lý hoặc xử lý
không đạt quy chuẩn ra môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái và ảnh hưởng đến cuộc sống
của người dân. Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền
vững với lợi ích tăng trưởng kinh tế trước mắt của các địa phương; mâu thuẫn giữa năng
lực quản lý môi trường còn nhiều bất cập với đòi hỏi ngày càng cao của thực tế xã hội;
mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường còn lạc hậu với lượng chất thải
ngày càng gia tăng,... hiện đang đặt ra vấn đề cấp thiết, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa
hiệu quả công tác quản lý nhà nước ở mọi cấp, mọi ngành và địa phương.
Sông Rạch Chiếc nằm ngay trong nội thành thành phố Hồ Chí Minh, thế nhưng lưu
vực sông ngày càng bị đe dọa bởi các hoạt động công nghiệp cũng như sinh hoạt của

người dân sống hai bên bờ. Tình trạng xả thải ra sông vẫn còn diễn ra thường xuyên, gây
khó khăn cho nhà quản lí cũng như gây ô nhiễm cho dòng sông và khu vực dân sống ven
bờ. Vì vậy trên lưu vực cần khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch và bố trí kinh phí
thỏa đáng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn tại
các khu đô thị, khu công nghiệp và cụm công nghiệp; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh
tra, xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật; sớm
thống nhất cơ chế phối hợp giữa các quận trong thành phố trên lưu vực; tăng cường vai
trò và trách nhiệm của Ủy ban trong việc giải quyết các vấn đề môi trường liên vùng, liên
tỉnh
Nhóm làm chuyên đề :” Lưu vực sông Rạch Chiếc” để đánh giá tình trạng cũng như
tìm ra giải pháp cho sông Rạch Chiếc trong thời gian tới.


PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀĐẶC ĐIỂM LƯU VỰC SÔNG RẠCH CHIẾC

Hình 1: bản đồ thể hiện vị trí lưu vực sông Rạch Chiếc
(Nguồn: www.google.com/maps/rachchiec)
Sông Rạch Chiếc nằm ở hạ lưu của hệ thống sống Sài Gòn- Đồng Nai, chảy qua địa
bàn các quận ngoại thành của TP.HCM bao gồm: quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Đây là
một trong những chi lớn của hệ thống sông Đồng Nai với nguồn nước tương đối dồi dào
nhưng hiện nay chất lượng sông Rạch Chiếc ngày càng xấu làm ảnh hưởng đến nguồn
nước cung cấp sinh hoạt và các hoạt động khác của dân cư trong lưu vực.
Sông Rạch Chiếc có lưu lượng nước trung bình là 54m3/s. Qua nhiều năm đo đạc
thực tế của PGS.TS Hoàng Hưng cho thấy rằng dòng chảy là sản phẩm tất yếu của khí
hậu cho nên dòng chảy trong năm trên toàn khu vực sông Rạch Chiếc cũng phân bố
không đều: tháng 10 là tháng có giá trị lưu lượng lớn nhất, tháng 3,4 là tháng có giá trị
lưu lượng nhỏ nhất. Dòng chảy năm nhiều nước lớn gấp 2-3 lần so với năm ít nước.Ngoài
ra, mực nước thuỷ triều là một yếu tố đáng quan tâm.Theo như thống kê hằng năm, mực
nước thuỷ triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10-11,

thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4%.
Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng
đi nhiều.


Đất xung quanh khu vực sông Rạch Chiếc chủ yếu là đất phèn do nơi này là vùng
trũng, thấp, thoát nước kém. Đất phèn được hình thành trên trầm tích đầm lầy biển (đầm
mặn). Trong điều kiện yếm khí phèn ở dạng tiềm tàng, trong phẫu diện chỉ có tầng Pyrite.
Khi có quá trình thoát thuỷ, tạo ra môi trường oxy hoá, tầng Pyrite chuyển thành tầng
Jarosite làm cho đất chua đồng thời giải phóng nhôm gây độc hại cho cây trồng.

II. HIỆN TRẠNG HIỆN NAY TRÊN LƯU VỰC SÔNG RẠCH CHIẾC
2.1. Khu dân cư
Hiện nay các khu dân cư xuất hiện ven sông Rạch Chiếc với tần suất ngày càng nhiều
như: KDC Nam Long, KDC Saca, KDC Gia Hoà,...Bên cạnh đó có một vấn đề đáng bàn
tới là việc lấn chiếm trái phép và vượt quá mức quy định về độ an toàn hành lang đất ven
sông của một số KDC:
2.1.1. Khu dân cư Saca
Toàn bộ phần đất hành lang bảo vệ an toàn sông Rạch Chiếc đã được chủ đầu tư xây
dựng hai sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, trong đó một sân đã được treo biển “Câu lạc bộ
bóng đá mini Rạch Chiếc FC” và đưa vào hoạt động.
Chủ đầu tư cất một căn nhà gỗ rất hoành tráng, diện tích hàng trăm mét vuông ngay
trên phần đất hành lang bảo vệ an toàn bờ sông.
Toàn bộ các công trình xây dựng trái phép trên phần đất công viên cây xanh thuộc hành
lang bảo vệ sông Rạch Chiếc tại dự án khu dân cư SACA bắc Rạch Chiếc, phường Phước
Long A, quận 9 đã bị tháo dở trước ngày 15-5-2014.
2.1.2. Khu dân cư Nam Long
Ở khu vực phường Phước Long B, Quận 9 đoạn sông Rạch Chiếc chảy qua đang bị
lấn khoảng 2000m2 để xây dựng một dự án nhà ở. Đoạn lấp sông thuộc khu vực dự án
khu dân cư Nam Long của công ty cổ phần Nam Long.



Hình 2: Đổ cát lắp sông (Nguồn: www.afamily.vn)
Từ tháng 4/2015, công ty này đã tiến hành san lấp khu vực này. Hơn 2 tháng nơi đây
đang là một đại công trường không tên (không treo bảng hiệu thông báo nội dung công
trình như quy định) với những cọc nhồi bê tông và dàn cốt thép.

Hình3: Đại công trình lấn sông (Nguồn: www.afamily.vn)
Bờ kè cũ đã bị đập bỏ và đơn vị thi công đã đổ đất lấn ra ngoài lòng sông hơn 10 m
với chiều dài hơn 200m.


Hình 4: Vị trí bờ kè cũ cách xa bờ kè mới (Nguồn: www.afamily.vn)
Chủ đầu tư của dự án này là công ty cổ phần Nam Long, còn đơn vị thi công là Công
ty Phú Vinh Hoa.
2.2. Hoạt động công nghiệp
2.2.1. Nhà máy Việt Thắng Jean
Vào tháng 6/2009 Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TPHCM vừa có công văn
trình UBND TPHCM về việc xử phạt Công ty TNHH Sản xuất thương mại Việt Thắng
Jean (Công ty Việt Thắng Jean) vì có những hành vi vi phạm môi trường nghiêm trọng.
Theo đó, công ty này có đến 6 hành vi vi phạm môi trường, mà trong đó nước thải
qua xử lý chưa đạt tiêu chuẩn được xả thẳng vào hệ thống kênh rạch đã “góp phần” làm
mất màu trong xanh của dòng sông Rạch Chiếc. Điều đáng nói là những hành vi vi phạm
này đã kéo dài từ lâu nhưng cho đến nay công ty vẫn không khắc phục.
Bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Chánh Thanh tra Sở TN-MT, cho biết, Công ty Việt Thắng
Jean hoạt động may công nghiệp và giặt tẩy quần áo tại số 38, đường Quang Trung,
phường Hiệp Phú, quận 9, có công suất hoạt động 8.000 sản phẩm/ngày. Công ty hoạt
động từ năm 1995, nhưng cho đến nay, những quy định về thực hiện bảo vệ môi trường
vẫn chưa được chấp hành nghiêm túc.
Công ty Việt Thắng Jean đã đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý

nước thải công suất 360m³/ngày, thế nhưng theo kết quả phân tích mẫu, chất lượng nước


thải của công ty vượt tiêu chuẩn cho phép loại B rất nhiều lần. Cụ thể, các chỉ tiêu COD,
BOD5, vi sinh vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 10 lần. Còn NH3, tổng nitơ, tổng phospho
đều vượt tiêu chuẩn gần 2 lần. Không dừng lại đó, khí thải và bụi phát sinh từ lò hơi,
nhiên liệu đốt bằng than đá dù đã được xử lý qua cyclone lắng bụi, hấp thu bằng nước rồi
thoát qua ống khói, nhưng nồng độ khí CO vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 10 lần.
Bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải đã được công ty chuyển giao cho Công ty
TNHH SX-TM-DV-XD Tường Phát thu gom, xử lý, nhưng tại thời điểm kiểm tra, vẫn
còn không ít bùn thải không được thu gom và chuyển giao đúng quy định.
Lượng nước thải 360m³/ngày không đạt tiêu chuẩn quy định lại được công ty xả
thẳng vào nguồn nước ra sông Rạch Chiếc nhưng không có giấy phép xả thải của cơ quan
quản lý nhà nước.
Nhận thấy hành vi vi phạm của Công ty Việt Thắng Jean là nghiêm trọng, thuộc thẩm
quyền xử lý UBND TPHCM, Sở TN-MT đã đề xuất UBND TPHCM ban hành quyết định
xử phạt hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong đó, mức phạt
hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn là 32 triệu đồng; thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn là 22
triệu đồng; quản lý chất thải không đúng quy định là 7,5 triệu đồng; không lập báo cáo
hiện trạng theo quy định là 4 triệu đồng và hành vi xả thải vào nguồn nước không có giấy
phép là 15 triệu đồng. Riêng việc xả thải vào sông Rạch Chiếc không phép, sở cũng kiến
nghị buộc công ty ngưng hoạt động xả thải vào nguồn nước cho đến khi khắc phục ô
nhiễm môi trường và được Sở TN-MT cấp phép xả thải.

Hình 5: Nước thải trong hồ xử lý tại công ty Việt Thắng Jean gây ô nhiễm
sông Rạch Chiếc (Nguồn: www.spgp.org.vn)


2.2.2. Công ty TNHH Giấy Bình Chiểu
Hệ thống xử lý nước thải không hoạt động, tại mương thu gom nước thải về hệ thống

xử lý có một tấm sắt chắn ngang, chỉ cần kéo lên là nước thải không qua xử lý chảy thẳng
ra cống.
Công suất hệ thống xử lý nước thải của nhà máy là 150 m3/ngày (được Sở Tài
nguyên-Môi trường (TN-MT) TPHCM nghiệm thu vào đầu năm 2006) nhưng hiện nay
(2008) khối lượng nước xả thải khoảng 240 m3/ngày. Trong thời gian qua hệ thống xử lý
nước thải không vận hành thường xuyên, nếu vận hành tốt cũng chỉ đáp ứng được 60%70% lưu lượng nước thải.

Hình 6: CA đang kiểm tra đường nước thải của Cty TNHH giấy Bình Chiểu
(Nguồn: www.bentre.thv.vn)
2.2.3. Công ty cổ phần giấy Xuân Đức
Tại hiện trường,CA ghi nhận một đường ống lớn được công ty thiết kế, dẫn thẳng
nước thải thừ hồ chứa nước đổ ra sông, đoạn nối diện cảng Phước Long. Hệ thống bồn lọc
xử lý nước thải trong tình trạng khoá van, không hoạt động. Anh Tạ Như Quốc Thái, nhân
viên điều hành trạm xử lý nước thải, thừa nhận hệ thống xử lý luôn bị quá tải, buộc phải
xả trực tiếp ra sông.
Hệ thống bồn lọc xử lý nước thải trong tình trạng van dẫn bị khóa, không hoạt động.
Nhân viên điều hành trạm xử lý nước thải của Công ty tên Tạ Như Quốc Thái đã thừa


nhận với cảnh sát môi trường là hệ thống xử lý luôn bị quá tải, buộc phải xả trực tiếp ra
sông Rạch Chiếc.
Trước đó, vào ngày 24/9/2008, Công ty Xuân Đức đã bị Phòng MT-TN quận 9 kiểm
tra, lập biên bản vi phạm, đình chỉ hoạt động xả thải sản xuất ra môi trường; yêu cầu công
ty này trám các họng xả nước ra sông Rạch Chiếc trong ngày 25/9.Theo kết quả phân tích
của Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP.HCM, các chỉ tiêu COD, BOD, từ mẫu
nước thải của Xuân Đức đều vượt mức cho phép trên 20 lần. Tuy nhiên, đến nay Xuân
Đức vẫn chưa có biện pháp khắc phục việc gây ô nhiễm môi trường.

Hình 7: Nước thải của Cty giấy Xuân Đức( Nguồn: www.dichvuthuyloi.com.vn)
2.3. Hoạt động khai thác

2.3.1. Khai thác cát
Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra các điểm sạt lở ven sông Rạch Chiếc là
do hút cát trái phép ở lòng sông, nhưng chưa được ngăn chặn triệt để.
Do tính chất đặc biệt quan trọng của môi trường nước sông Sài Gòn nói chung cũng
như sông Rạch Chiếc nói riêng cho nên từ năm 1998, Chính phủ đã có quyết định ngừng
tất cả các hoạt động khai thác cát ở đây. Điều đó có nghĩa là tất cả những ghe, thuyền, sàlan đang hút cát trên khu vực sông Rạch Chiếc đều là đang khai thác tài nguyên trái phép.
Thế nhưng, dọc sông Rạch Chiếc, đoạn ngang qua quận 2, quận 9, Thủ Đức có rất nhiều
vựa cát và bất chấp lệnh cấm, việc hút cát ở lòng sông vẫn diễn ra khá rầm rộ dưới nhiều
hình thức. Phổ biến nhất là khai thác trộm vào ban đêm. Một ghe có trang bị máy hút cỡ


lớn, một đêm có thể hút được khoảng vài chục mét khối cát, kiếm từ hai đến ba triệu
đồng. Trên sông, đêm nào cũng có hàng chục ghe hút cát trộm. So với việc đưa cát từ
miền tây lên thì cát được hút trực tiếp ở sông Rạch Chiếc, rẻ bằng một nửa vì không phải
vận chuyển đi xa, mà chất lượng có khi còn tốt hơn, cho nên nạn hút cát trộm ngày càng
gia tăng. Hơn nữa, do nhu cầu xây dựng ở thành phố rất lớn, hầu hết lượng cát khi được
khai thác đều bán hết ngay khiến nhiều kẻ vì lợi nhuận mà bất chấp lệnh cấm.
Lý do mà chính quyền sở tại biện minh cho việc không ngăn chặn được triệt để nạn
khai thác cát lậu là do chính quyền địa phương không có đủ phương tiện để truy bắt, kiểm
soát. Các ghe hút cát hoạt động ban đêm, ban ngày thường xuyên di chuyển từ địa bàn
này qua địa bàn khác cho nên rất khó xử lý. Hình thức thứ hai là khai thác cát công khai
thông qua việc được cấp phép nạo vét luồng, lạch để khơi thông các hoạt động đường
thủy trên sông Rạch Chiếc. Đây chính là lỗ hổng mà nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng để
hút cát trái phép. Chính quyền quận, huyện và các cơ quan chức năng hằng năm vẫn cấp
phép đều đặn cho doanh nghiệp mà không kiểm tra, giám sát đến nơi, đến chốn. Mặt
khác, việc cho phép hàng chục cơ sở buôn bán, vận chuyển khoáng sản cát trên địa bàn
hoạt động ngay ven bờ sông Rạch Chiếc cũng là hình thức “tiếp tay” cho các ghe hút cát
lậu hoạt động công khai hơn.

Hình 8: Trong vòng 10 năm qua đã có hơn 40 ha đất phường Long Bình và Long Phước

bị nước nhấn chìm ở 22 km bờ sông bởi khai thác cát trái phép


Khu vực dưới chân cầu Rạch Chiếc hướng từ quận 9 sang quận 2 là vựa cát khổng lồ,
mỗi ngày tập trung hàng chục sà lan, tàu chở cát có tải trọng lớn đến đổ và ăn "hàng". Bến
tạm bợ, luồng lạch chật hẹp nhưng do tập trung lưu lượng phương tiện có tải trọng lớn
thường xuyên vào ra nên giữa các tàu chở cát và sà lan hay va đập. Đây chính là lý do mà
tàu Quốc Toàn bị chìm với phần đuôi (phòng điều khiển) ngập hẳn dưới dòng chảy. Vụ
việc xảy ra vào rạng sáng 28/7 nhưng may mắn không có thiệt hại về người.
Sáng 29/7, nhiều người tham gia lưu thông trên cầu vượt Rạch Chiếc (nối giữa quận 2
và quận 9, trên tuyến xa lộ Hà Nội) đã dừng xe xem công việc trục vớt tàu Quốc Toàn chở
cát có tải trọng hơn 500 tấn.
2.3.2. Khai thác thuỷ sản
Nguồn thuỷ sản ở sông Rạch Chiếc rất dồi dào, nó chủ yếu cung cấp cho đời sống
hằng ngày cho người dân ven bờ..Ngoài ra từ nguồn thuỷ sản này người dân có thể đem ra
chợ bán để kiếm thêm thu nhập
Tuy nhiên một số người có hành vi khai thác trái phép nguồn thuỷ sản bằng các dụng
cụ điện: lưới chì, chích điện hoặc dùng thuốc nổ.
2.4. Giao thông vận tải
Lục bình cũng hay xuất hiện trên sông Rạch Chiếc nhưng đỉnh điểm là ngày
24/5/2015, khúc sông Rạch Chiếc (đoạn qua khu dân cư Bắc Rạch Chiếc (quận 9), khu
liên hợp thể thao Rạch Chiếc (quận 2), lưu vực nhà máy xi măng Hà Tiên, dưới cầu Rạch
Chiếc…bất ngờ xuất hiện dày đặc lục bình che kín con sông làm cho tàu thuyền đi chuyển
khó khăn.
Vì sông Rạch Chiếc là một sông lớn nên số lượng tàu, thuyền di chuyển qua đây rất
đông. Vào những giờ cao điểm thì nơi đây các tàu thuyền phải di chuyển chậm lại và giữ
khoảng cách an toàn với các tàu khác để tránh sự cố va đập.


Hình 9: Lục bình xuất hiện dày đặc trên sông Rạch Chiếc

(Nguồn: www.baomoi.com)

III. HẬU QUẢ TỪ CÁC TÁC DỘNG ĐẾN LƯU VỰC SÔNG RẠCH CHIẾC
3.1. Hậu quả từ lấn chiếm sông Rạch Chiếc
Đối với việc lấn chiếm sông Rạch Chiếc để xây dựng các KDC trái phép đã làm thu
hẹp dòng chảy dẫn đến gia tăng lưu tốc, biến đổi dòng chảy cục bộ; tình trạng ùn tắc giao
thông đường thuỷ xảy ra khi các con tàu di chuyển qua đây, mất đi phần đất làm hành
lang bảo vệ an toàn cho sông Rạch Chiếc.Vì vậy,việc lấn chiếm sông để xây nhà là một
trong những nguyên nhân gây sạt lở trên địa bàn sông Rạch Chiếc.
3.2. Hậu quả từ xả thải của các hoạt động công nghiệp
Các hoạt động công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp đã làm ô nhiễm nguồn nước
một cách nghiêm trọng, không những ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân sống quanh
khu vưc đó mà còn những người dân sống dưới hạ lưu con sông..Đặc biệt không đủ nước
sạch để cung cấp cho hộ dân sinh hoạt hằng ngày cũng như nước để cung cấp cho các
dịch vụ công cộng như: trường học, bệnh viện,..
Nguồn nước ô nhiễm đã tác động đáng kể đến các sinh vật sống dưới sông Rạch
Chiếc, đặc biệt nồng độ ô nhiễm quá cao (do nước thải chưa được xử lý đúng cách) đã
giết chết hàng loạt các loài thuỷ sản.
3.3. Hậu quả từ khai thác trái phép tài nguyên sông
Hoạt động khai thác cát trái phép đã làm cho vùng đất ven sông bị sạt lở gây thiệt hại
về nhà cửa, tài sản, đe dọa đến tính mạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và
sản xuất của người dân sống quanh đây. Đồng thời việc khai thác này vừa đẩy nhanh tốc


độ sạt lở bờ sông, vừa khiến thành phố phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựng những
công trình chống sạt lở nhưng không hiệu quả.
Bên cạnh đó việc khai thác thuỷ sản bừa bãi đã làm cho số lượng cũng như chất
lượng thuỷ sản bị giảm đáng kể.Nếu như tình trạng này tiếp tục xảy ra thì các loài thuỷ
sản sẽ bị cạn kiệt cũng như làm mất đi vai trò điều hoà nguồn nước từ các loài thuỷ sản và
vi sinh vật sống nơi đây.

3.4. Hậu quả từ giao thông trên sông
Ngoài ra sông Rạch Chiếc là một chi lớn của hệ thống sông Sài Gòn-Đồng Nai nên
lượng phương tiện qua lại rất tấp nập..Với số lượng tàu thuyền di chuyển đông nên tình
trạng ùn tắc giao thông đường thuỷ sẽ không tránh khỏi vì thế có thể làm chậm trễ lịch
trình cũng như thời gian giao hàng của các tàu…Đặc biệt vào ban đêm nếu không quan
sát kĩ khi lưu thông các tàu có thể va chạm với nhau, khi đó sẽ dẫn đến thiệt hại ngoài ý
muốn.Và ở sông Rạch Chiếc lục bình cũng thường xuyên xuất hiện với mật độ lớn đã gây
khó khăn cho các tàu thuyền trong việc di chuyển.

IV. GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN
Theo:“Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020”củaThủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải:
 NHIỆM VU

 Điều tra, phân tích và đánh giá đầy đủ hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm môi
trường để có đủ cơ sở tiến hành các biện pháp ngăn chặn, xử lý, khắc phục và kiểm
soát ô nhiễm môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai;

 Tổng kết và đánh giá các đề tài, dự án đã và đang thực hiện; điều tra bổ sung
thực trạng ô nhiễm các thành phần môi trường do sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, nông nghiệp và hoạt động sinh hoạt của dân cư đô thị gây ra;

 Theo dõi, giám sát và kiểm tra chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi
trường trước và sau khi đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư. Xây dựng
sách ''đen'', sách ''xanh'' đối với các cơ sở sản xuất trên lưu vực hệ thống sông Đồng
Nai;

 Thực hiện thường xuyên công tác quan trắc chất lượng nước hệ thống sông
Đồng Nai:



 Xử lý triệt để ô nhiễm, hhắc phục và cải tạo môi trường những khu vực, cơ sở sản
xuất gây ô nhiễm nặng, những điểm nóng về môi trường:
 Hoàn thành việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong lưu vực
theo tiến độ tại Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng”;
 Xử lý những đoạn sông có tầm quan trọng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sông
Đồng Nai tại khu vực Hóa An,...), những nhánh sông bị ô nhiễm nặng như: sông Thị Vải,
sông Sài Gòn, kênh, rạch ở nội thành, nội thị...; tiến hành nạo vét khơi dòng, kè bờ những
đoạn sông quan trọng, xung yếu;
 Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, đồng thời tích cực cải thiện chất lượng môi
trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, phục vụ có hiệu quả cho việc phát triển bền
vững kinh tế - xã hội trên toàn lưu vực;
 Khôi phục và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn đã bị suy thoái; tăng cường
bồi phụ nguồn nước, xây dựng các công trình giữ nước chống cạn kiệt, cân bằng nguồn
nước hệ thống sông Đồng Nai, bảo đảm số lượng và chất lượng nước phục vụ nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội trong lưu vực;
 Bảo vệ tốt cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai đặc trưng cho vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 Xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện 16 dự án thành phần
trọng tâm có tính liên ngành, liên vùng thuộc Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ
thống sông Đồng Nai cụ thể sau đây:
 Thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai để chỉ đạo, điều phối
liên ngành, liên vùng nhằm thực hiện thống nhất các nội dung của Đề án sông Đồng Nai;
 Xây dựng Quy chế bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai;
 Xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng nước chung cho các tỉnh, thành phố trên
lưu vực hệ thống sông Đồng Nai;
 Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng

Nai;


 Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát ô nhiễm bảo vệ môi trường nước sông
Đồng Nai;
 Bảo vệ môi trường nước sông Sài Gòn phục vụ an toàn cho mục đích cấp nước
sinh hoạt và bảo vệ cảnh quan đô thị;
 Xây dựng các biện pháp bảo vệ chất lượng nước đoạn sông Đồng Nai phục vụ an
toàn cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
 Xây dựng và triển khai vận hành các trạm xử lý nước thải tập trung tại các đô thị,
khu dân cư trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai;
 Thống kê và phân loại các nguồn thải trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai;
 Khắc phục tình trạng khai thác cát và chống xói lở bờ sông thuộc hệ thống sông
Đồng Nai;
 Bảo vệ và phát triển rừng, tăng độ che phủ rừng trên lưu vực hệ thống sông Đồng
Nai;
 Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp khả thi nhằm bảo tồn rừng ngập mặn và đa
dạng sinh học tại vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai;
 Quy hoạch môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai;
 Đánh giá tác động môi trường chiến lược đối với các quy hoạch tổng thể thuộc lưu
vực hệ thống sông Đồng Nai;
 Nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi
trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai;
 Tăng cường, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về môi
trường đối với lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
 Tổng kinh phí để triển khai, thực hiện 16 dự án thành phần trọng tâm trên đây ước
tính vào khoảng 1.938 tỷ đồng, được huy động từ các nguồn: ngân sách địa phương, ngân
sách trung ương, vốn đầu tư của doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn
lưu vực và sự hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và ngoài nước.


 GIẢI PHÁP
 Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên
toàn lưu vực:


 Sớm thành lập và đưa vào hoạt động Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông
Đồng Nai với tiêu chí gọn, nhẹ, hiệu lực và hiệu quả để chỉ đạo, điều phối liên ngành, liên
vùng nhằm thực hiện thống nhất các nội dung của Đề án sông Đồng Nai;
 Đẩy mạnh việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường lưu vực sông, đồng thời triển khai, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của
hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên - môi trường và phát triển bền vững liên quan
đến lưu vực hệ thống sông Đồng Nai;
 Sớm hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống mạng lưới quan trắc, giám sát, dự
báo diễn biến môi trường tự nhiên lưu vực sông và xây dựng ngân hàng cơ sở dữ liệu về
tài nguyên và môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai;
 Tăng cường công tác xây dựng, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện các
quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai;
 Đẩy mạnh việc áp dụng các công cụ kinh tế trong khai thác hợp lý, sử dụng bền
vững và bảo vệ tài nguyên - môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Khuyến khích
việc hình thành và phát triển thị trường dịch vụ tư vấn công tác bảo vệ môi trường và
cảnh quan thiên nhiên trên lưu vực sông.

 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm và
sự tham gia của cộng đồng dân cư vào việc bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai:
 Đẩy mạnh và khuyến khích công tác xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường,
phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý ô nhiễm và khắc phục suy thoái môi trường lưu vực sông;
 Tăng cường hoạt động truyền thông để tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức,
ý thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường lưu vực; tạo điều kiện,
cơ chế thuận lợi để tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ môi trường lưu

vực hệ thống sông Đồng Nai.

 Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước
(trung ương, địa phương), doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước, đồng thời có cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích để huy động, thu
hút đầu tư có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng
Nai, trong đó:


 Các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoạt động
trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai phải tự bỏ vốn để thực hiện các công trình xử lý
chất thải trước khi xả, thải vào môi trường hoặc xử lý ô nhiễm do cơ sở mình gây ra theo
đúng quy định của pháp luật. Nhà nước sẽ xem xét để hỗ trợ một phần kinh phí đối với
từng dự án cụ thể;
 Ngân sách nhà nước (trung ương, địa phương) sẽ đầu tư cho các dự án bảo vệ môi
trường thuộc khu vực công ích;
 Các dự án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc Đề án sông Đồng Nai được
ưu tiên vay vốn ưu đãi và sử dụng vốn hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam được
thành lập tại Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ.

 Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế song phương, đa phương với các nước,
tổ chức và cá nhân nước ngoài để tranh thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm, trí tuệ, tài
chính, công nghệ và thu hút đầu tư để bảo vệ có hiệu quả môi trường lưu vực hệ thống
sông Đồng Nai.



×