Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tiểu luận môn chính sách hình sự: tội phạm hóa và phi tội phạm hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.99 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài tiểu luận
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Nhiệm vụ của pháp luật hình sự là
nhằm bảo vệ các lợi ích của con người, của xã hội và của nhà nước, đồng thời
góp phần bảo vệ hoà bình và an ninh của nhân loại.
Để thực hiện được nhiệm vụ này trong điều kiện nền kinh tế xã hội luôn
có những biến động, thay đổi thì việc xác định loại hành vi như thế nào sẽ bị
ghi nhận trong pháp luật hình sự là tội phạm (gọi là tội phạm hóa) và ngược
lại, loại trừ khỏi pháp luật hình sự hiện hành loại hành vi nào đó (phi tội phạm
hóa) luôn là một đòi hỏi lớn đối với nhà làm luật.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta đang biến đổi và phát triển, đời
sống của nhân dân ta ngày một nâng cao, điều kiện sống của người dân ngày
càng được đảm bảo, quyền và lợi ích của nhân dân được ngày càng được coi
trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của nền kinh tế thị trường mang lại
thì mặt trái của nó cũng ngày càng biến đổi đa dạng và phức tạp hơn, đó là
tình hình tội phạm cũng không ngừng biến đổi cả về quy mô đến cách thức
thực hiện. Việc đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng hơn
bao giờ hết của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Tội phạm
hóa và phi tội phạm hóa cũng là một mục tiêu cơ bản trong cuộc đấu tranh
đầy cam go và phức tạp này.
Xuất phát từ thực tế diễn biến của tình hình hình tội phạm, những quy
định về tội phạm hóa và phi tội phạm hóa đã được thể hiện trong Bộ luật hình
sự năm 2015 và để làm sáng tỏ hơn một vài vai trò, ý nghĩa quả quá trình tội
phạm hóa và phi tội phạm hóa. Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, tội
phạm hóa và phi tội phạm hóa là hai quá trình trái ngược nhau nhưng rất cần
thiết trong chính sách về pháp luật hình sự. Đánh giá đúng tính chất nguy


hiểm hoặc không còn nguy hiểm cho xã hội của từng loại hành vi vi phạm
pháp luật để từ đó xác định có cần thiết sử dụng chế tài hình sự - loại chế tài


mạnh nhất, nghiêm khắc nhất để áp dụng với chủ thể của hành vi là việc làm
hết sức cần thiết. Do đó, tôi chọn nghiên cứu “Tội phạm hóa và phi tội phạm
hóa trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)” làm đề tài
tiểu luận kết thúc môn học.
2. Mục đích nghiên cứu của tiểu luận
Tiểu luận tập trung làm rõ cơ bản vấn đề pháp lý về tội phạm hóa, phi tội
phạm hóa. Nghiên cứu quá trình tội phạm hóa, phi tội phạm hóa trong Bộ luật
hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) so với Bộ luật hình sự 1999 (sửa
đổi, bổ sung năm 2009).
Đánh giá, nhận xét quá trình tội phạm hóa, phi tội phạm hóa trong Bộ
luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận
Nghiên cứu, làm rõ chính sách hình sự về tội phạm hóa, phi tội phạm
hóa trong bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), góp phần bổ
sung thêm lý luận về tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong hệ thống pháp
luật hình sự của nước ta hiện nay và triển khai có hiệu quả chính sách hình sự
trong tình hình mới ngày càng phù hợp hơn với thực tế cuôc sống.
Xác định vị trí, vai trò của chính sách hình sự, cụ thể là quá trình tội
phạm hóa, phi tội phạm hóa trong việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm; phân
tích, làm rõ nội hàm khái niệm về tội phạm hóa và phi tội phạm hóa, qua đó
có những đề xuất, giải phát nhằm hoàn thiện hơn chính sách hình sự ở nước ta
hiện nay.
Qua nghiên cứu chính sách về tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong
Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) sẽ chứng minh được hiệu quả
phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, tôn trọng và


bảo đảm thực thi đầy đủ quyền con người, quyền công dân được ghi nhận
trong Hiến pháp năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu tiểu luận

Tiểu luận nghiên cứu vấn đề tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong bộ
luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu phân tích
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê, tổng hợp
5. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu
5.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) và Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm
2009).
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là những quan điểm lý luận về tội
phạm hóa, phi tội phạm hóa và những quy định về tội phạm hóa, phi tội phạm
hóa trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
6. Ý nghĩa nghiên cứu của tiểu luận
6.1. Ý nghĩa lý luận
Một trong những công cụ để trấn áp đối với các loại tội phạm chính là
Bộ luật hình sự. Hiệu quả trong công tác đấu tranh với các loại tội phạm phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có việc đánh giá chính xác những
hành vi nào là nguy hiểm cho xã hội. Do đó, phải đảm bảo bổ sung, sửa đổi
kịp thời những quy định trong bộ luật hình sự về những hành vi nguy hiểm
cho xã hội. qua trình sửa đổi, bổ sung để từng bước hoàn thiện Bộ luật hình sự
có thể tiến hành theo hai xu hướng:


Một là, quy định bổ sung nững hành vi nguy hiểm mới cho xã hội là tội
phạm hoặc thu hẹp dấu hiệu cấu thành tội phạm cơ bản, đây được coi là tội
phạm hóa những hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa được quy định trong bộ
luật hình sự.

Hai là, loại bỏ ra khỏi Bộ luật hình sự những tội là hành vi của tội đó
không còn nguy hiểm cho xã hội hoặc mức độ nguy hiểm cho xã hội không
đáng kể nữa; tăng thêm dấu hiệu cơ bản trong cấu thành tội phạm. Chính sách
này được gọi là phi tội phạm hóa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tiểu luận góp phần làm sáng tỏ những vấn đề sửa đổi, bổ sung trong Bộ
luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) trong đó nổi bật là vấn đề tội phạm
hóa và phi tội phạm hóa.


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM HÓA VÀ
PHI TỘI PHẠM HÓA
1.1. Khái niệm về tội phạm, tội phạm hóa và phi tội phạm hóa
1.1.1. Khái niệm về tội phạm
Theo TS Trần Văn Lợi: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được
thực hiện có lỗi và bị Bộ luật hình sự quy định phải chịu phạt [Tiến sĩ Phạm
Văn Lợi - Chính sách hình sự thời kỳ đổi mới ở Việt Nam].
Một quan điểm khác về tội phạm của GS. TSKH Lê Cảm: Tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện có lỗi [Lê
Cảm - Những vấn đề cơ bản về Luật Hình sự]. Ngoài ra, còn nhiều những
quan điểm khác nhau về thuật ngữ tội phạm. Chúng ta nhận thấy rằng, mặc dù
có những quan điểm khác nhau về tội phạm nhưng đều có điểm chung, đó là
tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đều có lỗi và trái pháp luật hình sự.
Có thể nói, khái niệm tôi phạm là một yếu tố quan trọng trong nhận thức
lý luận về tội phạm, chúng đóng vai trò quan trọng trong củng cố nền pháp
chế và trật tự pháp luật, giúp cho việc bảo vệ các quyền tự do của con người,
lợi ích hợp pháp của các quan hệ xã hội đươc thực hiện một cách nghiêm
minh và đạt hiệu quả cao.
Dưới góc độ khoa học Luật hình sự Việt Nam, khoản 1, điều 8 Bộ luật

hình sự Việt Nam năm 1999 quy định: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm


phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Từ định nghĩa về tội phạm như trên, có thể chỉ rõ các đặc điểm của tội
phạm như sau: thứ nhất, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, thứ hai là
do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, thứ ba là có lỗi, thứ tư
xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và thứ năm là
được quy định trong Bộ luật hình sự.
Tội phạm là một hiện tượng xã hội, nhưng là hiện tượng xã hội tiêu cực.
Nó đi ngược lại với các lợi ích của cộng đồng xã hội, xâm phạm đến các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và xã hội. Vì vậy, đấu tranh và phòng
ngừa tội phạm là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Đồng thời, xuất phát từ thực
tế xã hội để tìm ra những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm là
một trong những đòi hỏi thực tế hiện nay cần phải giải quyết.
1.1.2. Khái niệm tội phạm hóa
Tội phạm hóa, hiểu theo nghĩa chung nhất theo luật hình sự Việt Nam, là
quy định một tội phạm mới trong Bộ luật hình sự (BLHS) đối với hành vi
trước đây chưa bị coi là tội phạm.
Có thể hiểu, đây là hoạt động của các cơ quan lập pháp mà kết quả là ban
hành văn bản quy phạm pháp luật trong đó ghi nhận tội phạm cụ thể mà trước
đó chưa được quy định trong Bộ luật hình sự. Đó là hành vi của con người mà
trước đó các cơ quan lập pháp cho rằng đó là hành vi không nguy hiểm cho xã
hội hoặc mức độ nguy hiểm cho xã hội không đáng kể nên không bị coi là tội

phạm và hành vi của người thực hiện hành vi nguy hiểm này thì không bị coi
là tội phạm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, đặc điểm kinh tế,
văn hóa..., các lý luận nhận thức khác nhau, cơ quan lập pháp nhận thấy rằng
những hành vi nói trên gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các quan hệ
xã hội, gây nên những tác động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội và cần
thiết phải được quy định trong Bộ luật hình sự.


Để tội phạm hóa một hành vi cụ thể nào đó được coi là nguy hiểm cho
xã hội bị luật hình sự cấm và quy định đó là tội phạm thì các nhà lập pháp
phải căn cứ vào nhiều yếu tố để phân chia các hành vi đó thành các loại tội
phạm khác nhau, qua đó để xác định: tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm,
mức độ gây nguy hại cho xã hội, tính chất lỗi, chế tài đối với việc thực hiện
loại tội phạm tương ứng. Dựa trên các yếu tố trên, các nhà lập pháp có cơ sở
đưa một hành vi nào đó vào một loại tội phạm nào đó hoặc tội phạm đó phải
chịu mức hình phạt (chế tài) thế nào là phù hợp.
Tóm lại, tội phạm hóa là một chính sách hình sự của nhà nước và quá
trình tội phạm hóa một hành vi nào đó trong một giai đoạn nào đó phải đủ sức
ngăn chặn sự ảnh hưởng của hành vi đó tác động lên các giá trị xã hội được
pháp luật bảo vệ.
Quá trình tội phạm hóa phải tuân thủ nguyên tắc không được trái với
các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật của quốc gia và các quy tắc quốc
tế mà nhà nước ta tham gia ký kết hoặc thừa nhận. Đồng thời, quá trình tội
phạm hóa một hành vi cụ thể nào đó cần tham khảo các thành tựu tiên tiến của
khoa học pháp lý hình sự trên thế giới, đặc biệt là xu thế hội nhập khu vực và
quốc tế của nước ta hiện nay.
1.1.3. Khái niệm phi tội phạm hóa
Phi tội phạm hóa được hiểu là hành vi nào đó do con người thực hiện tại
thời điểm trước đây thì các nhà lập pháp cho rằng đó là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự và ai thực hiện hành vi đó có

thể coi là tội phạm nếu thêm các dấu hiệu khác liên quan theo quy định của
pháp luật. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, do các lý do khác nhau, do chuyển
biến của tình hình kinh tế, xã hội... hành vi đó không còn nguy hiểm cho xã
hội hoặc mức độ nguy hiểm cho xã hội không đáng kể và ai thực hiện hành vi
đó sẽ không cấu thành tội phạm. Do đó, hành vi đó không cần phải được quy


định trong Bộ luật hình sự. Hành vi đó có thể được quy định ở các ngành luật
khác, nhưng ở mức độ thấp hơn khi hành vi đó được quy định trong Bộ luật
hình sự.
Có thể hiểu rằng, bản chất của phi tội hóa là cách thức nhà lập pháp đưa
ra khỏi pháp luật hình sự các loại hành vi mặc dù trước đây đã bị coi là tội
phạm và hiện nay tuy vẫn còn nguy hiểm cho xã hội nhưng không đáng kể
nên chỉ bị coi là vi phạm pháp luật và chỉ cần áp dụng chế tài pháp lý của
ngành luật tương ứng khác ít nghiêm khắc hơn luật hình sự là đủ sức ngăn
chặn. Cũng có loại hành vi mặc dù trước đây bị coi là tội phạm nhưng hiện
nay đã hoàn toàn mất đi tính nguy hiểm cho xã hội nên không cần thiết phải
xử lý bằng bất kỳ chế tài pháp lý nào vì đó chỉ là hành vi trái đạo đức. Do đó,
cả hai loại hành vi này không cần thiết phải tiếp tục bị cấm về hình sự nữa mà
cần được loại ra khỏi lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật hình sự. Nói cách
khác, do sự thay đổi của các yếu tố khách quan như điều kiện của đất nước về
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... nên đối với việc thực hiện hai loại hành vi
đã nêu nay không cần áp dụng biện pháp chế tài pháp lý hình sự nữa mà chỉ
cần áp dụng chế tài pháp lý của các ngành luật tương ứng, ít nghiêm khắc hơn
luật hình sự là đủ sức răn đe, ngăn chặn. Vì vậy, cả hai loại hành vi đó không
cần thiết phải coi là tội phạm nữa.
Trong từng giai đoạn phát triển của xã hội, tội phạm hóa và phi tội phạm
hóa là hai quá trình trái ngược nhau nhưng rất cần thiết trong chính sách về
pháp luật hình sự. Đánh giá đúng tính chất nguy hiểm hoặc không còn nguy
hiểm cho xã hội của từng loại hành vi vi phạm pháp luật để từ đó xác định có

cần thiết sử dụng chế tài hình sự - loại chế tài mạnh nhất, nghiêm khắc nhất
để áp dụng với chủ thể của hành vi là việc làm hết sức cần thiết.
Có thể thấy rằng, tội phạm hóa và phi tội phạm hoá có mối quan hệ chặt
chẽ, hữu cơ và tác động tương hỗ nhau với tính chất là các biện pháp để thực


hiện chính sách hình sự, là công cụ xây dựng và hoàn thiện chính sách về tội
phạm, được thể hiện bằng một loạt các giai đoạn trong hoạt động sáng tạo
pháp luật hình sự của các nhà làm luật.
1.2. Các hình thức của tội phạm hóa và phi tội phạm hóa
1.2.1. Các hình thức tội phạm hóa
Khi xác định một hành vi cụ thể nào đó là nguy hiểm cho xã hội, đi
ngược lại với các chuẩn mực xã hội, xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp
của người dân, cần thiết phải tội phạm hóa trong pháp luật hình sự, các nhà
làm luật thông qua các hình thức khác nhau để tội phạm hóa hành vi đó vào
trong Bộ luật hình sự.
Trong lịch sử pháp luật hình sự của nước ta đã cụ thể nhiều hành vi khác
nhau trong quá trình phát triển của xã hội để đảm bảo các quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân. Cụ thể, bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định 99 tội
danh cụ thể, khi được sửa đổi, bổ sung năm 1999 và 2009 thì Bộ luật hình sự
nước ta quy định bao gồm 14 chương tội phạm cụ thể với 268 tội danh, đến
bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2015, có hiệu lực pháp luật từ ngày 01
tháng 01 năm 2018 thì đã bổ sung thêm 18 tội danh mới và tập trung vào lĩnh
vực quản lý kinh tế, và môi trường trong đó đặc biệt đã quy định thêm chủ thể
thực hiện hành vi phạm tội là pháp nhân thương mại. Đây có thể được coi là
một bước phát triển mới trong quá trình tội phạm hóa của các nhà lập pháp
nước ta.
Để tội phạm hóa một hay nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội, có thể
thông qua các hình thức sau đây:
Thứ nhất, đó là việc ghi nhận một tội danh mới trong Bộ luật hình sự.

Đây là trường hợp nhà làm luật quy định một loại hành vi cụ thể trong Bộ luật
hình sự và thực tiễn đòi hỏi phải xử lý bằng biện pháp hình sự.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, trong điều kiện phát


triển KT - XH, hội phập quốc tế ở nước ta hiện nay, nổi lên vấn đề các tổ chức
kinh tế (còn được gọi là pháp nhân, như công ty nước ngoài, công ty liên
doanh, công ty nhà nước, công ty tư nhân, hợp tác xã) thông qua hoạt động
của mình đã có những hành vi nguy hiểm gây thiệt hại đáng kể cho xã hội,
cho con người, đặc biệt trong các lĩnh vực như: môi trường, thuế, tài chính,
chứng khoán, khai thác khoáng sản, hàng giả... Đối với những hành vi vi
phạm này của các pháp nhân, từ trước đến nay, nhà nước chủ yếu áp dụng
pháp luật phi hình sự, như pháp luật hành chính, dân sự để xử lý. Việc xử lý
bằng biện pháp hành chính, dân sự hoặc biện pháp khác trên thực tế không đủ
sức răn đe, phòng ngừa đối với các loại tội phạm này. Do vậy, xử lý bằng
pháp luật hình sự đối với pháp nhân trong tình hình hiện nay là cần thiết và
thực tế tại Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2015 đã quy định trách nhiệm
đối với pháp nhân kinh tế.
Thứ hai, bên cạnh hình thức quy định một hành vi nào đó vào trong Bộ
luật hình sự, hình thức tội phạm hóa tiếp theo là mở rộng phạm vị xử lý bằng
trách nhiệm hình sự đối với một số loại hành vi hoặc nhóm hành vi đã được
quy định là tội phạm thông qua việc thêm hoặc bớt yêu cầu đối với dấu hiệu
cấu thành tội phạm cơ bản hoặc mở rộng phạm vị chủ thể của tội phạm.
Đối với vệc thêm hoặc bớt yêu cầu đối với dấu hiệu cấu thành tội phạm
cơ bản phải đảm bảo các điều kiện sau: Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải
được Bộ luật hình sự quy định trong một điều luật cụ thể và thêm hoặc bớt
dấu hiệu trong cấu thành tội phạm cơ bản, lưu ý ở đây không phải là cấu
thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ.
Việc mở rộng phạm vi dấu hiệu chủ thể bằng cách thay đổi các dấu hiệu
có tính chất bắt buộc của chủ thể làm tăng giới hạn các hình vi bi coi là tội

phạm. Ví dụ: Điều 151 Bộ luật hình sự năm 2009, quy định về tội ngược đãi,
hành hạ ông bà, cha mẹ, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình, so với


điều luât cũ thì đã bổ sung thêm dấu hiệu “người có công nuôi dưỡng” vào
chủ thể của tội phạm.
Thức ba, hình thức tội phạm hóa tiếp theo đó là thay đổi nội dung của
các quy phạm pháp luật được viện dẫn. Hình thức này được áp dụng trong
trường hợp các nhà làm luật quy định một loại hành vi được bổ sung trong
văn bản quy phạm pháp luật tương ứng về một hành vi bị cấm trong văn bản
đó. Hình thức này làm tăng thêm quy phạm viên dẫn. Ví dụ: Nghi định
43/2009/NĐ-CP, ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định
59/2006/NĐ-CP, ngày 12 tháng 6 năm 2006 Hướng dẫn thi hành luật thương
mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh
có điều kiện, trong đó đã bổ sung thêm “Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng
thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu”. Hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
mua bán “Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập
lậu” sẽ bị coi là tội phạm.
1.2.2. Hình thức phi tội phạm hóa
Bên cạnh các hình thức tội phạm hóa thì các nhà làm luật cũng đã đưa ra
các hình thức phi tội phạm hóa những hành vi mà theo thời gian, điều kiện
phát triển kinh tế xã hội đã cho thấy những bất hợp lý, không phù hợp để quy
định đó là tội phạm phải được quy định trong Bộ luật hình sự. Các hình thức
phi tội phạm hóa đó là:
Thứ nhất: Xóa bỏ một tội danh. Đây là hình thức mà nhà làm luật loại bỏ
ra khỏi Bộ luật hình sự một tội danh do tình hình kinh tế - xã hội.
Mỗi thời kỳ phát triển của nền kinh tế - xã hội gắn liền với mỗi yêu cầu
khác nhau về pháp luật hình sự. Do đó, những hành vi không còn phù hợp hay
tại thời điểm hiện tại nó không còn nguy hiểm cho xã hội thì cần phải loại bỏ

ra khỏi pháp luật luật hình sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của


người dân.
So với các tội phạm cụ thể bộ luật hình sự năm 1999 quy định thì Bộ
luật hình sự năm 2015 đã xóa bỏ không coi là tội phạm nữa. Bao gồm các tội:
Tội tảo hôn (Điều 148); tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 167); tội vi
phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170);
tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng
(Điều 178); tội không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản
chế hành chính (Điều 269)...
Thứ hai, thêm dấu hiệu trong cấu thành tội phạm cơ bản. Điều này thể
hiện ở việc thu hẹp hành vi xử lý trách nhiệm hình sự trong một tội cụ thể. Tội
gây rối trật tự quy định tại Bộ luật hình sự 2015 đã bổ sung thêm dấu hiệu
“gây hậu quả nghiêm trong” thì mới bị xử lý hình sự, tuy nhiên, Bộ luật hình
sự 2009 thì không quy định dấu hiệu này trong cấu thành tội phạm của tội
này.

Thứ ba, thu hẹp dấu hiệu trong cấu thành tội phạm cơ bản hoặc dấu

hiệu đặc biệt khác để giới hạn hành vi bị xử lý bằng biện pháp hình sự. So
sánh quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 đã thu hẹp phạm vi phải
chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi trở lên đến chưa đủ 16 tuổi
đối với một số tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Điều
này được thể hiện ở chỗ, ngoài các tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng được liệt kê tại Điều 12 và được cụ thể hóa tại các điều luật
Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 2015, người từ đủ 14 tuổi trở lên
đến chưa đủ 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm
rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

Thứ tư, xóa bỏ một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong cấu thành tội
phạm cơ bản của một tội danh cụ thể nhưng không thuộc trường hợp xóa bỏ
toàn bộ tội danh. Điều 83 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hành vi hoạt


động phỉ, tuy nhiên Bộ luật hình sự năm 2015 không quy định về tội hoạt
động phỉ. Hành vi của tội hoạt động phỉ đã được quy định là một trong những
dạng của hành vi phạm tội tại các điều luật khác của Bộ luật hình sự năm
2015. Ví dụ, hành vi hoạt động phỉ theo Điều 83 Bộ luật hình sự năm 1999
thể hiện ở hành vi giết người ở vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác
nhằm chống chính quyền nhân dân đã được quy định trong BLHS năm 2015
bằng một tội danh khác là tội khủng bố (Điều 113 BLHS năm 2015). Hành vi
đăng ký kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 149 Bộ luật hình sự
năm 1999 về tội đăng ký kết hôn trái pháp luật đã được quy định là một dạng
của hành vi phạm tội của tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật theo Điều 336 Bộ
luật hình sự năm 2015. Hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản
lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 165 Bộ luật hình
sự năm 1999 đã được quy định cụ thể ở các tội danh khác trong Bộ luật hình
sự năm 2015, như các tội: Tội vi phạm qui định của Nhà nước về quản lý và
sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220); tội vi phạm
quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221); tội
vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222); tội thông
đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223); tội
vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng
(Điều 224); tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất (Điều 230) và một số tội phạm khác.
1.3. Nguyên tắc tội phạm hóa và phi tội phạm hóa
1.3.1. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp của tội phạm hóa và phi tội
phạm hóa với các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước
Với các nhà làm luật, việc tội phạm hóa hoặc phi tội phạm hóa trong

chính sách hình sự của nước ta phải luôn hướng vào các điều kiện chính trị,
kinh tế và xã hội của đất nước. Phải căn cứ vào trình độ phát triển của nền


kinh tế, mức độ phát triển của xã hội để xác định một hành vi cụ thể nào đó để
loại bỏ hay bổ sung vào pháp luật hình sự. Với quan điểm, pháp luật không
thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển của kinh tế. Do đó, để đánh giá
một hành vi cụ thể để thực hiện chính sách hình sự phù hợp với trình độ phát
triển của xã hội, đòi hỏi các nhà làm luật phải nghiên cứu ở nhiều góc độ, khía
cạnh khác nhau như kinh tế, xã hội, văn hóa,.., để đưa ra được những chính
sách pháp luật hình sự phù hợp với sự phát triển của đất nước, đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của người dân.
Mặt khác, khi tiến hành tội phạm hóa và phi tội phạm hóa bất kỳ một
hành vi nào, các nhà làm luật phải xuất phát từ điều kiện chính trị, kinh tế, xã
hội của đất nước, phải xem xét, đánh giá các đặc điểm, kết cấu của các quan
hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, dân tộc của đất nước, nghiên cứu các quy luật
khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; không
được triệt tiêu sự năng động, sáng tạo của các hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp nói chung.
Bên cạnh đó, các nhà làm luật khi đưa ra các chính sách hình sự về tội
phạm hóa và phi tội phạm hóa phải làm sáng tỏ được mức độ dân chủ, trình
độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân, các nhu cầu, yếu tố tâm lý của
người dân; truyền thống dân tộc của nước ta. Phải đánh giá được mức độ phát
triển của tình hình tội phạm và xu hướng phát triển của tội phạm trong thời
gian sắp tới, thể hiện ở từng nhóm tội, nhóm tuổi của tội pham và địa bàn hoạt
động để đưa ra những chính sách phù hợp.
1.3.2. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp của tội phạm hóa và phi tội
phạm hóa đối với hệ thống pháp luật nói chung
Trong hệ thống pháp luật của nước ta có các ngành luật khác nhau, mỗi
ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ khác nhau, như luật kinh tế, luật đất

đai, luật hôn nhân và gia đình… Tuy các ngành luật khác nhau, có đặc điểm


riêng nhưng đều có mối quan hệ tác động qua lại với nhau và chế tài quan
trọng nhất của các ngành này đều được quy định trong Bộ luật hình sự của
nước ta.
Khi tiến hành tội phạm hóa hay phi tội phạm hóa trong chính sách hình
sự, nguyên tắc cơ bản đó là không được mâu thuẫn với các ngành luật chuyên
ngành. Mặt khác, những quy định tại phần tội phạm cụ thể trong pháp luật
hình sự không thể trái hoặc đi ngược lại những quy định tại phần chung của
pháp luật hình sự.
Trong xu thế phát triển của nước ta hiện nay, hội nhập quốc tế là xu
thế tất yếu nếu muốn phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những điểm không
thể thiếu trong quá trình hội nhập quốc tế đó là tham gia các điều ước, các tổ
chức quốc tế. Chính vì thế, trong chính sách hình sự của nước ta cũng phải
nghiên cứu các quy định, điều ước quốc tế mà chúng ta tham gia ký kết hoặc
thừa nhận. Một mặt, làm cơ sở để phát triển, bổ sung chính sách hình sự sao
cho phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế và khu vực, đảm bảo quyền
con người và các lợi ích hợp pháp khác. Mặt khác, không làm phát sinh mâu
thuẫn giữa chính sách hình sự của nước ta với các điều ước quốc tế mà chúng
ta đã ký kết hoặc tham gia.
1.3.3. Nguyên tắc đảm bảo sự bảo vệ một cách toàn diện và có hiệu
quả hơn các quan hệ xã hội
Xã hội luôn luôn phát triển, các quan hệ xã hội ngày càng phức tạp và đa
dạng, đan xen giữa cái mới và cái cũ. Nhiệm vụ quan trọng trong chính sách
hình sự là bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ các
quan hệ xã hội tránh bị xam phạm bởi các yếu tố tiêu cực tác động lên các
quan hệ đó. Do đó, qua trình tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong giai
đoạn hiện nay là không ngừng nghiên cứu, phân tích sâu sắc những thay đổi
trong bản thân các quan hệ xã hộ; đánh giá chính xác các nhu cầu xã hội, các



quan hệ xã hội cụ thể. Để từ đó có những luận điểm đúng đắn và toàn diện về
quá trình tội phạm hóa và phi tội phạm hóa một hành vi cụ thể nhằm mực đích
cao nhất đó là bảo vệ một cách toàn diện, cụ thể và hiệu quả hơn các quan hệ
xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.
1.3.4. Nguyên tắc đảm bảo sự đầy đủ của cấu thành tội phạm
Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu được quy định trong Bộ
luật hình sự, đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể. Nhắc đến cấu thành tội
phạm là đề cập đến các yếu tố bắt buộc cấu thành nên tội phạm đó cũng như
các dấu hiệu của mỗi yếu tố đó. Phụ thuộc vào mỗi chế độ, nhà nước khác
nhau và phụ thuộc vào chính sách hình sự của nhà nước đó mà quy định trong
pháp luật hình sự những yếu tố nào là các yếu tố cấu thành tội phạm. Cấu
thành tội phạm là cơ sở pháp lý thống nhất để truy cứu trách nhiệm hình sự
người phạm tội.
Cấu thành tội phạm bắt buộc là những yếu tố đặc trưng của các loại tội
phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự. Chỉ khi nào có đầy đủ các
dấu hiệu bắt buột này thì hành vi vi phạm pháp luật mới được coi là hành vi
phạm tội. Những dấu hiệu bắt buộc bao gồm: khách thể, chủ thể, khách quan,
chủ quan.
Trong chính sách hình sự, tội phạm hóa chính là quá trình xây dựng cấu
thành tội phạm cụ thể, hoàn chỉnh. Do đó,khi tội phạm hóa một hành vi cụ thể
thì phải đặt hành vi đó trong cấu thành tội phạm chung nhất, phải chứng minh
được đầu đủ các dấu hiệu của cáu thành tội phạm trong hành vi cụ thể đó.
Điều này giúp các nhà làm luật tránh nhầm lẫn khi tội phạm hóa hành vi cụ
thể trong pháp luật hình sự. Bên cạnh đó cũng phòng ngừa được những sai sót
trong quá trình thực hiện chính sách hình sự.
1.4. Căn cứ để tội phạm hóa và phi tội phạm hóa
Phân tích các quan hệ xã hội đang hình thành và phát triển ở nước ta



trong giai đoạn hiện nay, cũng như việc nghiên cứu thực tiễn lập pháp hình sự
của nước ta cho thấy, việc tội phạm hóa và phi tội phạm háo phải căn cứ vào
các yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, phải căn cứ và tính chất của hành vi được coi là tội phạm hoá
và phi tội phạm hóa.
So với những hành vi trái xã hội khác đang tồn tại trong giai đoạn hiện
nay thì những hành vi bị tội phạm hóa phải là hành vi có mức độ nguy hiểm
cho xã hội cao; còn ngược lại, nếu phi tội phạm hóa chúng thì những hành vi
đó phải hoàn toàn không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Nếu không phải là mới xuất hiện mà là đang tồn tại trong giai đoạn hiện
nay, thì những hành vi bị tội phạm hóa phải là hành vi mà việc áp dụng các
chế tài pháp lý của các ngành luật khác ít nghiêm khắc hơn luật hình sự đã
không còn đủ sức ngăn chặn chúng trong khi nếu áp dụng chế tài pháp lý hình
sự lại có khả năng ngăn chặn chúng, còn ngược lại, nếu phi tội phạm hoá
chúng, thì đối với những hành vi đó không cần đến mức phải bị xử lý bằng
các chế tài pháp lý hình sự nữa mà chỉ cần xử lý bằng các chế tài pháp lý của
các ngành luật phi hình sự khác hoặc các biện pháp tác động xã hội là đủ.
Trách nhiệm hình sự đối với việc thực hiện những hành vi bị tội phạm
hóa trong giai đoạn hiện nay chưa được quy định trong pháp luật hình sự, còn
ngược lại, nếu phi tội phạm hóa chúng thì trách nhiệm hình sự đối với việc
thực hiện những hành vi đó trong giai đoạn trước đây đã từng được quy định
trong luật hình sự, nhưng nay thì nhà nước và xã hội có thể đấu tranh chống
lại sự xâm hại của những hành vi đó bằng việc sử dụng các biện pháp tác
động của các ngành luật khác ít nghiêm khắc hơn luật hình sự (như: luật hành
chính, luật dân sự, luật môi trường…) hoặc các biện pháp tác động như (kỷ
luật, giáo dục…).
Những hành vi bị tội phạm hóa phải gây nên (hoặc đe doạ thực tế gây



nên) thiệt hại đáng kể về vật chất, thể chất hoặc tinh thần cho con người, cho
xã hội hoặc cho nhà nước; còn ngược lại, nếu phi tội phạm hoá chúng thì
những hành vi đó phải là những hành vi không gây nên hoặc tuy có gây nên
(hay đe doạ thực tế gây nên) thiệt hại, nhưng thiệt hại không đáng kể cho các
lợi ích đã nêu.
Hệ thống tư pháp hình sự của nhà nước phải có đủ khả năng đấu tranh
chống lại những hành vi bị tội phạm hóa, ngược lại, nếu phi tội phạm hoá
chúng thì những hành vi đó chỉ cần đấu tranh bằng hệ thống tư pháp phi hình
sự (như tư pháp hành chính, tư pháp dân sự…) là đủ sức ngăn chặn được. Vì
bằng các kết quả của thống kê hình sự và điều tra xã hội học cho phép khẳng
định rằng, việc áp dụng các quy phạm về điều cấm đối với những hành vi đó
trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự (nhất là thực tiễn xét xử) là rất hạn
chế, tức là quy phạm ấy hầu như chỉ là các quy phạm “chết”.
Việc tội phạm hoá hoặc phi tội phạm hóa những hành vi đó phải không
được trái với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia, cũng như
các nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế.
Đồng thời, trong quá trình tội phạm hoá hoặc phi tội phạm hoá cũng cần
tham khảo có chọn lọc các thành tựu tiên tiến của khoa học pháp lý hình sự
trên thế giới, đặc biệt là trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế của nước ta
hiện nay.
Thứ hai, phải căn cứ vào những yếu tố thuộc về mặt tội phạm học của
quá trình tội phạm hóa và phi tội phạm hoá
So với những hành vi trái xã hội khác đang tồn tại trong giai đoạn hiện
nay, thì những hành vi bị tội phạm hóa nhất thiết phải là những hành vi tương
đối phổ biến, điển hình hơn và hay lặp đi lặp lại nhiều hơn. Ngược lại, nếu phi
tội phạm hóa chúng thì hành vi đó phải là những hành vi ít phổ biến hơn,
không điển hình và ít lặp đi lặp lại.


Ngoài ra, việc tội phạm hóa hay phi tội phạm hóa cong phải căn cứ vào

động thái (diễn biến) của hành vi đó tương ứng với hai quá trình tội phạm hóa
và phi tội phạm hoá ra sao. Các nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh nếu
đó là những hành vi bị tội phạm hoá và giảm đi đáng kể nếu đó là những hành
vi được phi tội phạm hoá như thế nào. Các đặc điểm chung về nhân thân của
chủ thể hành vi bị tội phạm hóa hoặc phi tội phạm hoá như thế nào?...
Thứ ba, phải căn cứ vào yếu tố về mặt tâm lý - đạo đức của quá trình tội
phạm hóa và quá trình phi tội phạm hóa
Do sự thay đổi của các yếu tố khách quan (về kinh tế, xã hội, chính trị,
văn hoá hoặc pháp luật…) nên so với những hành vi trái xã hội khác đang tồn
tại trong giai đoạn hiện nay thì những hành vi bị tội phạm hoá phải là những
hành vi mà mức độ bị lên án về mặt đạo đức lớn hơn cả và bị phản ứng của dư
luận xã hội gay gắt hơn cả; còn ngược lại, nếu phi tội phạm hóa chúng thì
hành vi đó phải là những hành vi mà mức độ bị lên án về mặt đạo đức không
lớn và bị sự phản ứng của dư luận xã hội không còn gay gắt nữa.
Việc tội phạm hóa hoặc phi tội phạm hóa những hành vi nào đó không
chỉ cần phải phù hợp với các quy phạm đạo đức, mà còn phải đáp ứng được
cả tâm lý chung của đại đa số thành viên xã hội đồng thời không có nguy cơ
dẫn đến các hậu quả tiêu cực trong đời sống xã hội.
Thứ tư, phải căn cứ vào yếu tố văn hóa trong quá trình tội phạm hóa và
phi tội phạm hoá
Việc tội phạm hoá hoặc phi tội phạm hóa những hành vi nào đó cần phải
phù hợp với mặt bằng của trình độ dân trí nói chung, cũng như với trình độ
văn hóa pháp lý nói riêng của nhân dân ta.
Việc tội phạm hoá hoặc phi tội phạm hoá những hành vi nào đó cần phải
tương xứng với ý thức pháp luật của đại đa số thành viên trong xã hội.
Thứ năm, căn cứ vào các yếu tố về mặt kinh tế - xã hội trong quá trình


tội phạm hóa và phi tội phạm hoá
Việc tội phạm hoá hoặc phi tội phạm hóa những hành vi nào đó cần phải

phù hợp với các quy luật phát triển khách quan trong đời sống vật chất tinh
thần của xã hội.
Việc tội phạm hoá hoặc phi tội phạm hóa những hành vi nào đó cần phải
tương xứng với các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
Thứ sáu, phải căn cứ vào các yếu tố về lịch sử, truyền thống trong quá
trình tội phạm hóa và phi tội phạm hoá
Việc tội phạm hoá và phi tội phạm hóa những hành vi nào đó cần phải
được kết hợp một cách hài hoà với các giá trị pháp luật truyền thống của dân
tộc, các di sản pháp lý tốt mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta.

Chương 2: THỰC TIỄN QUÁ TRÌNH TỘI PHẠM HÓA VÀ PHI
TỘI PHẠM HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Thực tiễn quá trình tội phạm hóa ở nước ta hiện nay
Theo các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, những trường hợp
được coi là tội phạm hóa trong các điều luật của Bộ luật hình sự năm 2015
bao gồm các trường hợp sau đây:
Một là, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định mới các hành vi pháp nhân
thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự trong các điều luật của Bộ luật hình
sự. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi
nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên, bao gồm doanh nghiệp và
các tổ chức kinh tế khác.
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, pháp nhân thương mại
không phải chịu trách nhiệm hình sự mặc dù có thể thực hiện hành vi nguy


hiểm đáng kể cho xã hội. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 2015 lần đầu tiên đã
tội phạm hóa một số hành vi nguy hiểm cho xã hội của pháp nhân thương mại
bằng việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại khi thực
hiện một số hành vi nguy hiểm bị coi là tội phạm trong Bộ luật hình sự .
Việc quy định pháp nhân thương mại có thể bị coi là tội phạm và phải

chịu trách nhiệm hình sư xuất phát từ yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi
phạm và tội phạm trong bối cảnh vi phạm pháp luật của pháp nhân thương
mại ngày càng nhiều, mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng cao, các biện
pháp xử lý phi hình sự tỏ ra chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, chưa đủ sức răn đe và phòng ngừa.
Tại Điều 76 Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định các điều luật về
những tội phạm cụ thể mà pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm
hình sự. Hành vi phạm tội mà pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách
nhiệm hình sự chỉ giới hạn ở một số điều luật về tội phạm trong Chương các
tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và Chương các tội phạm về môi
trường của Bộ luật hình sựnăm 2015. Các điều luật quy định về tội phạm mới
đối với pháp nhân thương mại phạm tội chỉ được áp dụng từ ngày 01/01/2018.
Hai là, Bộ luật hình sự năm 2015 tội phạm hóa bằng cách mở rộng phạm
vi các hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi trở
lên đến chưa đủ 16 tuổi thực hiện trong các điều luật của Bộ luật hình sự năm
2015 so với Bộ luật hình sự năm 1999.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999, người từ đủ 14 tuổi
đến chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nghĩa là họ chỉ có thể phải
chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm có mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù trở lên. Như vậy, theo quy định của Bộ
luật hình sự năm 1999, người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải


chịu trách nhiệm hình sựu đối với các tội phạm có mức cao nhất của khung
hình phạt không quá 07 năm tù.
Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 2015 đã mở rộng phạm vi phải chịu
trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi bằng
cách quy định một số trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi
không những phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm rất nghiêm

trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà còn có thể phải chịu trách nhiệm
hình sự về một số tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng. Theo
khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ
16 tuổi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự; về
tội hiếp dâm theo Điều 141 Bộ luật hình sự và về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt
tài sản theo Điều 169 Bộ luật hình sự, bất kể thuộc khoản nào của các điều
luật trên. Với những quy định đó, hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác thuộc trường hợp được quy định tại khoản
khoản 1, 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, hành vi hiếp dâm thuộc khoản
1 Điều 141 Bộ luật hình sựnăm 2015, hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
theo khoản 1 Điều 169 Bộ luật hình sự năm 2015 do người từ đủ 14 tuổi đến
chưa đủ 16 tuổi thực hiện, đều bị coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm
hình sự. Đây chính là việc tội phạm hóa hay là quy định về tội phạm mới
trong các điều luật của Bộ luật hình sự năm 2015.
Ba là, Bộ luật hình sự năm 2015 tội phạm hóa bằng cách bổ sung một số
điều luật về tội phạm mới trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm
2015 so với Bộ luật hình sự năm 1999.
Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung một số điều luật quy định về một
số tội danh mới và cũng là tội phạm mới so với Bộ luật hình sự năm 1999. đó
là các tội: Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều


147); tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154); tội
xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền
biểu tình của công dân (Điều 167); tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích
thương mại (Điều 187); tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết
chứng khoán (Điều 212); tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216); tội sản xuất, mua bán, trao
đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái

pháp luật (Điều 285); tội quy định về Tội vi phạm quy định về kinh doanh
theo phương thức đa cấp (Điều 217a); tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua
bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng (Điều 291); tội
sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an
toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh (Điều 293); tội cố ý gây
nhiễu có hại (Điều 294) và một số tội phạm khác.
Tuy nhiên, không phải tất cả các điều luật quy định tội danh mới đều là
điều luật quy định tội phạm mới. Trong một số trường hợp, cùng một hành vi
với những tình tiết cụ thể giống nhau điều luật của Bộ luật hình sự năm 1999
và điều luật của Bộ luật hình sự năm 2015 lại quy định thành những tội danh
khác. Cụ thể, các điều luật sau đây của Bộ luật hình sự năm 2015 là các điều
luật quy định về tội danh mới chứ không phải là các điều luật quy định về tội
phạm mới: Tội vi phạm qui định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu
tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220); tội vi phạm quy định của Nhà
nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221); tội vi phạm quy định
về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222); tội thông đồng, bao che
cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223); tội vi phạm quy
định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224); tội
vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
(Điều 230).... Các điều luật này thực chất là quy định cụ thể về các hình thức


biểu hiện của hành vi phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản
lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đã được quy định tại Điều 165 Bộ luật
hình sự năm 1999. Do vậy, các điều luật đó chỉ là các điều luật quy định về tội
danh mới chứ không phải là các điều luật quy định về tội phạm mới.
Cũng có thể thấy tinh thần này qua quy định của các điều luật về các tội
khác, như tội bắt cóc con tin (Điều 301 Bộ luật hình sự 2015), tội cướp biển
(Điều 302 Bộ luật hình sự năm 2015). Đây là những tội danh mới, không phải
là tội phạm mới. Bởi vì, hành vi bắt cóc con tin theo Điều 301 Bộ luật hình sự

năm 2015 đã là một dạng của hành vi phạm tội được quy định trong tội bắt,
giữ hoặc giam người trái pháp luật tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 1999;
hành vi cướp biển theo Điều 302 Bộ luật hình sự năm 2015 đã là một dạng
của hành vi phạm tội được quy định trong tội cướp tài sản theo Điều 133 Bộ
luật hình sự năm 1999. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm, tội gian lận
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tội gian lận bảo hiểm y tế (các điều
213, 214, 215 Bộ luật hình sự năm 2015) là những tội danh mới, nhưng không
phải là tội phạm mới, bởi vì các hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm,
gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để chiếm đoạt
tiền bảo hiểm đã được coi là một dạng của hành vi phạm tội được quy định
trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999.
Bốn là, Bộ luật hình sự năm 2015 tội phạm hóa bằng cách bổ sung hành
vi phạm tội trong các điều luật cụ thể của Bộ luật hình sự năm 2015 so với
điều luật của Bộ luật hình sự năm 1999.
Một số điều luật của Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung hành vi "quan
hệ tình dục khác" bên cạnh hành vi "giao cấu" là hành vi phạm tội mới của
một số tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người. Bằng cách
đó, đã tội phạm hóa một số hành vi mà Bộ luật hình sự năm 1999 chưa coi là
tội phạm. Cụ thể, hành vi quan hệ tình dục khác (khác so với hành vi giao


cấu) trái với ý muốn người khác có thể bị coi là tội phạm trong các tội: Tội
hiếp dâm (Điều 141); tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142) ; tội cưỡng
dâm (Điều 143); tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều
144). Các điều luật trên được coi là các điều luật quy định một tội phạm mới,
bởi vì ngoài hành vi giao cấu, các hành vi "quan hệ tình dục khác" trái với ý
muốn người khác chưa được quy định là tội phạm trong Bộ luật hình sự năm
1999, mới được quy định là tội phạm trong các điều luật của Bộ luật hình sự
năm 2015.
Một số điều luật về tội phạm xâm phạm sở hữu quy định trong Bộ luật

hình sự năm 2015 đã bổ sung tình tiết tài sản chiếm đoạt "là phương tiện kiếm
sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ
cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại" là dấu hiệu của
hành vi phạm tội trong trường hợp hành vi chiếm đoạt tài sản dưới 2.000.000
đồng. Tình tiết này được thể hiện trong các tội: Tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản (Điều 172); tội trộm cắp tài sản (Điều 173); tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(Điều 174).
Như vậy cũng có thể nói, các điều luật về các tội phạm trên là các điều
luật bổ sung hành vi phạm tội và các điều luật bổ sung hành vi phạm tội cũng
được coi là các điều luật quy định tội phạm mới.
2.2. Thực tiễn quá trình phi tội phạm hóa ở nước ta hiện nay
Những trường hợp phi tội phạm hóa trong các điều luật của Bộ luật hình
sự năm 2015 bao gồm các trường hợp sau đây:
Một là, Bộ luật hình sự năm 2015 phi tội phạm hóa bằng cách xóa bỏ
điều luật về tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999,
bao gồm các tội: Tội tảo hôn (Điều 148); tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế
(Điều 167); tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp (Điều 170); tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ


×