Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Bộ 15 đề thi thử vào lớp 10 THPT lần 2 môn Ngữ văn năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.37 KB, 17 trang )

BỘ 15 ĐỀ THI THỬ
VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2
MÔN NGỮ VĂN
NĂM 2020


1

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ 1

Câu 1 (2,0 điểm). Cho đoạn văn:
“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ
cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai
ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại
càng nổi trội”.
(Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD–2006)
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
b) Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?
c) Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?
d) Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con
người là quan trọng nhất.”là thành phần biệt lập gì?
Câu 2 (3,0 điểm).
Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
a) Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên.
b) Những câu thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu ngắn gọn


giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đó.
c) Em hiểu từ “chén đồng”trong đoạn thơ trên như thế nào?
Câu 3: (5.0 điểm)
Phân tích lời người cha muốn nói với con trong bài thơ “Nói với con”của Y Phương


2

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ 2

Câu 1 (3,0 điểm).
Cho đoạn văn:
Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi
có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn.
Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má.
(Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập2)
a) Xác định phép liên kết và từ ngữ tương ứng trong đoạn văn trên.
b) Chỉ ra các câu đặc biệt. Nêu tác dụng của các câu đặc biệt trong đoạn trích.
c) Nhân vật xưng “tôi”trong đoạn văn là ai? Nét nổi bật của nhân vật đó là gì?
Câu 2 (2,0 điểm).
Viết một đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) bàn về câu tục ngữ Thương người như thể
thương thân.
Câu 3 (5,0 điểm).
“Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với thiên nhiên,
với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước, góp
một “mùa xuân nho nhỏ”của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Ước nguyện của nhà thơ tuy

giản dị mà vô cùng thiêng liêng cao cả, đẹp như mùa xuân vậy.”
Hãy phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải để làm sáng tỏ nhận định trên.
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên:.........................................

SBD:................


3

ĐỀ 3

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút

Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Cho đoạn thơ:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa.
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(Trích sách Ngữ văn 9 – Tập 1)
Đọc đoạn thơ trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Nêu tác giả của bài thơ ấy? (0,5 điểm)

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ trên? (0,5 điểm)
Câu 3. Điệp từ “nhóm” trong đoạn thơ trên có tác dụng gì? (1,0 điểm)
Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận về hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn
lửa trong bài thơ? (2,0 điểm)
Phần II: Làm văn (6,0 điểm)
Cảm nhận của em về ba khổ thơ cuối trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn - đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạch
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Ngữ văn 9, tập 1)


4

ĐỀ 4

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút

Phần I (2,5 điểm)

Cho đoạn trích:
"Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt
chạy và kêu thét lên: "Má! Má!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn
khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy". (Ngữ văn
9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196)
1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, tác giả ai?
2. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích?
3. Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích?
4. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: "Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi
đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy".
Phần II.
Câu 1 (2.5 điểm)
"Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào"
(Huy Cận, "Đoàn thuyền đánh cá", Ngữ văn 9, tập1, NXB GD, 2011, trang 140)
Từ hai câu thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (hoặc bài văn ngắn) với nội dung: "Biển như
lòng mẹ".
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong trích đoạn "Chiếc lược
ngà”của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
— Hết —


5

ĐỀ 5

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút


Phần 1: Đọc- hiểu văn bản (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
(Ngữ văn 9, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)
Câu 1: (1,0 điểm): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của
bài thơ ấy.
Câu 2: (1,0 điểm): Chỉ và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 3 (2,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 12 câu) phát biểu cảm nhận của em về
đoạn thơ trên. file word đề-đáp án Zalo 0946095198
Phần II: Làm văn (6,0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau:
“....Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc...”
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)


6

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút


ĐỀ 6
Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
(Trích sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 58)
Câu 1. (1,0 điểm). Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy? Nội
dung chính của đoạn thơ trên là gì?
Câu 2. (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ đầu.
Câu 3. (2,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) phát biểu cảm nhận của em về khổ thơ trên.
Phần II. Làm văn (6,0 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà’’ của
Nguyễn Quang Sáng.


7

ĐỀ 7

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN I: Đọc – Hiểu văn bản (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
"Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng
không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy

làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai
người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm,
người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...Lại còn bao nhiêu người làng tan tác mỗi
người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?"
(Trích Ngữ văn 9 – tập 1)
1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)
2. Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm? (0,5 điểm)
3. Tìm một câu rút gọn có trong đoạn văn và chỉ rõ cách rút gọn? (1,0 điểm)
4. Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về đoạn trích trên? (2,0 điểm)
PHẦN II: Làm văn (6,0 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ "Viếng lăng Bác”của nhà thơ Viễn Phương.


8

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ 8

PHẦN I: Đọc - hiểu (4,0 điểm).
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Trích sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả?
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 3 (1,0 điểm): Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích trên là gì? Cảnh trong đoạn trích được
nhìn qua con mắt của ai?
Câu 4: (2,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 đến 200 từ) để làm rõ tâm trạng của nhân vật
được nói đến trong đoạn trích trên?
PHẦN II: Làm văn (6,0 điểm).
Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”của Nguyễn Quang
Sáng.


9

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ 9

Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3
... "Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"...
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? "Người đồng mình”được nhà
thơ nói tới là những ai? (1,0 điểm)
Câu 2: Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên? Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế
nào? (1,0 điểm)
Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về khổ thơ trên? (2,0
điểm)
Phần II. Làm văn (6,0 điểm)
Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"của tác giả
Nguyễn Thành Long.


10

ĐỀ 10

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1: (2 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ những điều hay lẽ phải, niềm tin và
lí tưởng sống. Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ. Đó là những món ăn đơn sơ
cũng là mĩ vị. Đó là nơi tiền bạc không quý bằng tình yêu. Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng
reo lên niềm hạnh phúc”.
(Trích Phép màu nhiệm của đời)
a. Nội dung của đoạn văn trên nói về vấn đề gì?

b. Câu văn “Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm hạnh phúc”. sử dụng biện
pháp tu từ gì?
c. Chỉ ra phép liên kết có trong đoạn văn.
d. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn sau thuộc kiểu câu gì?: “Đó là nơi chúng ta tìm về
để được an ủi, nâng đỡ”.
Câu 2: (3 điểm)
Từ đoạn văn trên, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò, ý nghĩa quan
trọng của gia đình trong cuộc sống mỗi con người.
Câu 3: (5 điểm)
Cảm nhận về tình cảnh của ông Sáu (truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang
Sáng) trong những ngày nghỉ phép.
- HếtHọ và tên:...............................................Số báo danh:...........................


11

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ 11
Phần I (6 điểm).Cho khổ thơ:

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ”– Thanh Hải)
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và cho biết hoàn cảnh ấy gắn bó như thế nào với quan niệm
sống của tác giả?

2. Mạch cảm xúc của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”được triển khai như thế nào?
3. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”được kết thúc bằng một khổ thơ – khúc ca rộn ràng ngợi ca
quê hương đất nước. Chép chính xác khổ thơ ấy và qua đó em hiểu được vẻ đẹp gì trong tâm
hồn tác giả?
4. Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu phân tích khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử
dụng câu ghép và phép nối để liên kết (gạch chân dưới câu ghép đó và từ ngữ dùng làm phép
nối)
Phần II (4 điểm).Cho đoạn văn:
Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái ! – Nó cũng lại nói trổng.
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi: “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ !
Anh Sáu cứ vẫn ngồi im. Tôi dọa nó:
- Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cùng bị đòn. Sao cháu không gọi ba cháu. Cháu nói một
tiếng “ba”không được sao?
(Trích “Chiếc lược ngà”– Nguyễn Quang Sáng)
1. Đoạn trích trên thuộc tình huống nào của câu chuyện? Qua tình huống đó, em hiểu gì về
tính cách, tình cảm của nhân vật bé Thu?
2. Nêu hàm ý của câu: “Cơm sôi rồi nhão bây giờ !”và cho biết vì sao bé Thu chọn cách nói
đó?
3. Qua câu chuyện cảm động trong “Chiếc lược ngà”, ta thấy được những mất mát, đau
thương mà chiến tranh gây ra và càng trân trọng hơn giá trị của cuộc sống hòa bình. Bằng sự
hiểu biết của mình, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày
suy nghĩ về nỗi đau chiến tranh.
----------------- Hết ------------------


12


ĐỀ 12

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút

Phần I: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc
được 10 quyền sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy
mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không
bằng chỉ lấy một quyển mà đọc 10 lần.”
(“Bàn về đọc sách”– Chu Quang Tiềm)
1. Nêu chủ để của văn bản Bàn về đọc sách. Đoạn trích trên đề cập đến khía cạnh nào của chủ
đề.
2. Vì sao tác giả cho rằng: "Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho
tỉnh, đọc cho kĩ"
3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) theo cách diễn dịch trình bày suy nghĩ
của em về hiện tượng nhiều học sinh rất ít đọc sách, thờ ơ với sách. Trong đoạn văn có sử
dụng một khởi ngữ và một thành phần biệt lập.
Phần II: Đọc kĩ phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
(“Bếp lửa”– Bằng Việt)

1. Em hiểu như thế nào về cụm từ “biết mấy nắng mưa”trong câu thơ đầu đoạn? Hãy tìm một
câu thành ngữ có chứa hai từ “nắng”, “mưa”và giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu thành ngữ em
vừa tìm được.
2. Hãy kể tên bài thơ khác viết về tình cảm gia đình trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
3. Viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người bà được
thể hiện trong đoạn thơ trên.


15

ĐỀ 13

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút

Phần I. (4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy
chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện”của mình. Quả như một câu
chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ
tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và
ngủ, và những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết
sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến
sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc
ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho,
rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.”
(Ngữ văn 9, Tập1 - NXB Giáo dục Việt Nam, trang 6)
Câu 1 (1,0 điểm). Nêu tên tác giả và tên văn bản chứa đoạn trích trên? Qua đoạn trích, tác giả
đã thể hiện thái độ như thế nào đối với Hồ Chí Minh?
Câu 2 (1,0 điểm). Trong câu “Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị,

với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường
Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì”, tác giả đã sử dụng phép tu
từ gì? Nêu hiệu quả của phép tu từ đó?
Câu 3 (2,0 điểm). Viết một đoạn (độ dài tối đa 1/2 trang) theo kiểu tổng phân hợp, trình bày
suy nghĩ của em về những điều em học tập được từ phong cách Hồ Chí Minh.
Phần II. (6,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn
đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ny lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng
kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa
lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc
ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố
công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi
thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau,
cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược
cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống
lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng
Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được
phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ
con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có
cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối
năm năm mươi tám, năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ- ngụy, anh
Sáu bị hy sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng,
THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

TÀI NGUYÊN DẠY HỌC


16


không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được,
anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để
tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.”
(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng- Ngữ văn 9, Tập1 - NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1 (0,5 điểm). Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản có đoạn trích trên?
Câu 2 (1,5 điểm). Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu văn sau: “Những lúc rỗi, anh cưa từng
chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Nêu giá trị biểu đạt của biện
pháp nghệ thuật đó?
Câu 3 (4,0 điểm). Viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của
nhân vật ông Sáu trong đoạn trích trên. Từ đó, nêu suy nghĩ của bản thân về tình phụ tử trong
gia đình hiện nay.


17

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ 14

Phần I: Đọc- hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc".
(Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là ai?
Câu 2:(0,5 điểm) Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong khổ thơ trên.
Câu 3: (1 điểm) Các hình ảnh “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm”có những đặc
điểm gì giống nhau?
Câu 4 (2,0 điểm): Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ về lẽ sống của thanh
niên trong trong thời đại ngày nay.
Phần 2: (6,0 điểm)
Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”của
Nguyễn Dữ.


18

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN 2
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ 15

Câu 1 (2 điểm). Cho đoạn văn:
“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ
cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai
cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người càng nổi
trội.”
(Ngữ văn 9 – tập 2 NXB Giáo dục – 2006)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?
c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?
d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người
là quan trọng nhất.”là thành phần biệt lập gì?
Câu 2 (3,0 điểm).
Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
a. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên.
b. Những câu thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu ngắn gọn giá trị
nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đó.
c. Em hiểu từ “chén đồng”trong đoạn thơ trên như thế nào?
Câu 3 (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong trích đoạn Chiếc lược
ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
————————————– Hết ————————————–



×