Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tình hình triển khai e-banking tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.27 KB, 33 trang )

Tình hình triển khai e-banking tại Việt Nam
I.
Bối cảnh thúc đẩy sự phát triển e-banking tại Việt Nam
Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế. Nội dung cơ bản của quá trình này là việc Việt Nam nhất trí
thực hiện các cam kết kinh tế quốc tế (song phương và đa phương) trong
khuôn khổ các hiệp định. Các cam kết nổi bật trong thời gian gần đây mà Việt
Nam đã ký kết với các tổ chức quốc tế đó là:
• Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
(CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được ký kết
ngày 15/12/1995 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1996. Mục tiêu cơ bản của
ASEAN/AFTA là tự do hoá thương mại, xoá bỏ hàng rào thuế quan
trong quan hệ buôn bán. Để thực hiện mục tiêu này, các nước thông qua
công cụ chính là Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
(CEPT). Trong khuôn khổ hiệp định này, Việt Nam cam kết hoàn thành
việc cắt giảm thuế nhập khẩu xuống mức 0%-5% vào ngày 1/1/2006
với hơn 6200 dòng thuế. Ngoài ra, Việt Nam sẽ dành chế độ đãi ngộ tối
huệ quốc và đãi ngộ quốc gia trên cơ sở có đi có lại về thuế doanh thu,
thuế hàng cao cấp, xác định tỷ giá hối đoái, quản lý ngoại tệ và các biện
pháp khác.
• Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Việt
Nam trở thành thành viên của Tổ chức này từ ngày 14/11/1998. Mục
tiêu lâu dài đặt ra đối với lĩnh vực thuế quan trong khuôn khổ cam kết
APEC là mức thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ ở mức 0% vào năm 2018, và
các ưu đãi khác dành cho tất cả các lĩnh vực trong đó có ngân hàng.
• Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, ký ngày 13/7/2000 và có
hiệu lực từ 10/12/2001. Theo Hiệp định này, Việt Nam cam kết cắt
giảm hoặc không tăng thuế suất nhập khẩu đối với hơn 244 mặt hàng từ
36% xuống còn 26%. Riêng đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, phía
Việt Nam cam kết sẽ dỡ bỏ mọi hạn chế và dành cho phía Hoa Kỳ các
quyền bình đẳng về lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng, ngân hàng


trên nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia với lộ trình dỡ
bỏ dần các hạn chế từ nay đến năm 2008.
• Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) vào năm 1995 và đã tiến hành 4 phiên đàm phán, dự kiến vào
năm 2004 sẽ chính thức trở thành thành viên của tổ chức này. WTO là
điểm hội tụ đầy đủ các cam kết mà các hiệp định song phương và đa
phương nói trên đã phản ánh.
Các cam kết trong khuôn khổ các hiệp định nói trên đã và đang tác động
mạnh mẽ đến mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là
đối với ngành Ngân hàng, "mạch máu của nền kinh tế". Những cam kết trên
cho thấy hội nhập sẽ mở ra hàng loạt cơ hội kinh doanh mới cho ngành Ngân
hàng, nhưng cũng đưa đến muôn vàn khó khăn và thách thức.
Xét từ khía cạnh dịch vụ của các ngân hàng, hội nhập đã đem lại những thách
thức rất lớn. Đối với các ngân hàng thương mại quốc tế trong khu vực và trên
thế giới có tiềm lực về vốn mạnh và uy tín cao thì thông thường lợi nhuận thu
được từ các hoạt động dịch vụ của các ngân hàng này chiếm khoảng 40%-
50% trong tổng thu nhập. Theo ước tính của các chuyên gia ngân hàng thì
hiện nay các ngân hàng thương mại quốc tế đang thực hiện trên 6000 nghiệp
vụ kinh doanh khác nhau về lĩnh vực tiền tệ - tín dụng - ngân hàng… Trong
khi đó, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, thu nhập từ hoạt động tín dụng
chiếm 90%, và thực hiện tối đa khoảng 300 nghiệp vụ kinh doanh khác nhau
trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng - ngân hàng…Với con số so sánh sơ bộ nói trên
cho thấy lĩnh vực dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam đang phải
đương đầu với vô vàn khó khăn và thách thức mà trong nhiều thập kỷ nữa
mới hy vọng đuổi kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức mà các ngân hàng thương mại phải đối
đầu về lĩnh vực dịch vụ thì cũng chính lĩnh vực này đã và đang mở ra hàng
loạt cơ hội tốt, nếu các ngân hàng thương mại biết "đi tắt đón đầu". Đặc biệt
là đón bắt những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất mà các ngân hàng
thương mại trên thế giới đã đi trước chúng ta hàng chục thập kỷ trong lĩnh

vực này để ứng dụng nó một cách có hiệu quả nhất vào thực tiễn hoạt động tại
Việt Nam.
Cơ hội và thách thức luôn là bạn đồng hành trên tiến trình hội nhập. Vì vậy,
để thực hiện tốt các cam kết trong các hiệp định thương mại song phương và
đa phương mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết với các tổ chức quốc tế nói trên,
toàn ngành Ngân hàng cần phải có những cải cách mạnh hơn trên mọi phương
diện vĩ mô và vi mô để từng bước biến thách thức thành cơ hội trong quá trình
hội nhập.
Nhận thức được vấn đề trên, chúng ta đã chủ trương cơ cấu lại hệ thống Ngân
hàng Việt Nam, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá
trong giai đoạn hội nhập khu vực và quốc tế. Nhiệm vụ trước mắt của các
ngân hàng thương mại là mở rộng các dịch vụ ngân hàng, đưa dịch vụ đến
từng doanh nghiệp, từng người dân, đưa văn minh thanh toán đến với mọi
nhà, mọi người và giảm tới mức tối thiểu thanh toán dùng tiền mặt trong nền
kinh tế, tăng lưu lượng và những phương tiện thanh toán hiện đại qua ngân
hàng, có chiến lược hội nhập và chủ động tham gia hội nhập với lộ trình và
biện pháp phù hợp, nhất là nâng cao năng lực quản trị điều hành theo kịp các
chuẩn mực quốc tế để đủ sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
II.
Tình hình triển khai e-banking tại Việt Nam nói chung
Từ năm 2002 và đặc biệt là đầu năm 2003, nhiều ngân hàng trong nước đưa
vào sử dụng các dịch vụ e-banking hiện đại như phone-banking (dịch vụ ngân
hàng qua điện thoại), home-banking (dịch vụ ngân hàng tại nhà), internet
banking (dịch vụ ngân hàng qua mạng máy tính toàn cầu). Nhưng đây chỉ
được xem là bước tập dượt để phát triển mô hình cao hơn nữa là online
banking (ngân hàng trực tuyến).
Do phải phụ thuộc vào công nghệ nên hiện nay các ngân hàng trong nước mới
chỉ áp dụng phổ biến dịch vụ phone-banking hoặc home-banking. Bằng hình
thức này, phần lớn các yêu cầu được đáp ứng là thông báo những thông tin cơ
bản như lãi suất, tỷ giá ngoại tệ hàng ngày, các sản phẩm ngân hàng, biểu

phí…Đây là những thông tin mà bất kỳ một trang web nào của ngân hàng
cũng có thể cung cấp được. Song nó cũng có tiện tích cao hơn là khách hàng
được cấp mật khẩu để có thể truy cập thông tin về biến động tài khoản của
mình.
Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên viên ngân hàng, điều mà doanh
nghiệp cần hiện nay là một ngân hàng trực tuyến để ngồi bất cứ đâu, truy cập
mạng là có thể ra lệnh chuyển tiền dễ dàng và an toàn. Mô hình này mới chỉ
được thực hiện tại các ngân hàng có vốn nước ngoài như ANZ, HSBC,
Citibank...Trong nước, hiện giao dịch chuyển tiền của khách hàng được đáp
ứng thông qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Còn đối với các
ngân hàng riêng lẻ, việc áp dụng giao dịch trực tuyến giữa các khách hàng
hoặc với ngân hàng khác đang có những hạn chế.
Dịch vụ ngân hàng tại nhà hiện nay chưa được cung cấp phổ biến tại các ngân
hàng trong nước. Nguyên nhân là do để thực hiện cần phải có sự đầu tư thích
đáng cho công nghệ cũng như trang thiết bị mà đối tượng phục vụ của loại
dịch vụ này lại chủ yếu là cho các doanh nghiệp chứ không phải tất cả các
khách hàng. Hiện nay dịch vụ này mới chỉ có các chi nhánh ngân hàng nước
ngoài cung cấp như ANZ (ANZLink), Citibank (Citibanking), HSBC
(Hexagon),…Hệ thống ngân hàng thương mại trong nước mới chỉ có duy nhất
Vietcombank cung cấp dịch vụ này với tên gọi Vietcombank Money.
Một dịch vụ e-banking khác đang được nhiều ngân hàng chú trọng đầu tư và
hiện đang cạnh tranh gay gắt là dịch vụ thẻ. Thị trường thẻ Việt Nam đã có sự
góp mặt của nhiều ngân hàng thương mại. Sự đa dạng về thành phần sở hữu,
cơ cấu tổ chức của các ngân hàng đã làm cho thị trường thẻ trở nên sôi động,
cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt trên mọi lĩnh vực hoạt động. Tuy vậy,
theo đánh giá của các tổ chức thẻ quốc tế và các chuyên gia ngân hàng tài
chính trong nước, thị trường thẻ Việt Nam đang còn quá rộng lớn và đầy tiềm
năng cho các ngân hàng tiếp tục đầu tư và phát triển.
Dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng được Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam -
ngân hàng đầu tiên đưa thẻ vào Việt Nam hồi đầu những năm 90. Đây là thời

kỳ Mỹ đang cấm vận Việt Nam nên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
không thể thực hiện thanh toán thẻ trực tiếp với các tổ chức thẻ quốc tế. Để
đáp ứng nhu cầu khách hàng, ngân hàng phải đi đường vòng bằng cách thiết
lập quan hệ đại lý thanh toán thẻ thông qua các ngân hàng và công ty tài chính
nước ngoài.
Năm 1990, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trở thành đại lý thanh toán thẻ
Visa đầu tiên tại Việt Nam của ngân hàng BFCE Singapore, sau đó là đại lý
thanh toán thẻ Mastercard của Công ty tài chính MBF Malaixia và đại lý
thanh toán thẻ JCB của Công ty JCB Nhật. Có thể nói Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam là ngân hàng đã đặt những viên gạch đầu tiên cho dịch vụ
thẻ ngân hàng tại thị trường Việt Nam phát triển. Đến năm 1994, ngay sau
ngày Mỹ bỏ cấm vận, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ký hợp đồng đại lý
thanh toán thẻ American Express với Công ty American Express Hongkong.
Từ đó cho đến gần hết năm 1995, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giữ vị
trí độc quyền cung ứng trong dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng tại thị trường
Việt Nam.
Từ năm 1996, thị trường thẻ Việt Nam bắt đầu trở nên sôi động với sự tham
gia của các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước và các chi nhánh ngân
hàng nước ngoài tại Việt Nam. Tháng 4/1996, Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam cùng với Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu (ACB), Ngân hàng
thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) và ngân hàng liên doanh
FirstVina trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard
tại Việt Nam. Cũng vào thời điểm đó, thẻ tín dụng quốc tế Mastercard đầu
tiên được Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành tại Việt Nam. Năm
1997, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được Tổ chức thẻ quốc tế Visa kết
nạp là thành viên.
Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 đã có những ảnh hưởng nhất
định đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, nhất là du lịch và đầu
tư nước ngoài. Từ năm 1997 đến 1999, doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại
Việt Nam sụt giảm hẳn do lượng khách du lịch và đầu tư giảm sút. Sau khủng

hoảng, các ngân hàng khu vực phải chuyển hướng chiến lược sang lĩnh vực
dịch vụ bán lẻ và thị trường tiêu dùng. Kết quả là lĩnh vực phát triển thẻ có
được một tầm quan trọng mới trong tầm nhìn của các ngân hàng khu vực.
Không nằm ngoài xu hướng đó, tại Việt Nam, dịch vụ thẻ ngân hàng cũng bắt
đầu được chú trọng đầu tư phát triển. Từ năm 2000 trở lại đây, thị trường thẻ
ngân hàng Việt Nam đã có những biến đổi tích cực. Hầu hết các ngân hàng
đều triển khai dịch vụ thẻ. Nhiều sản phẩm thẻ khác nhau, cả sản phẩm mang
thương hiệu quốc tế và nội địa đều được đưa vào thị trường.
Trong những năm qua, dù là trong thời kỳ khó khăn nhất, Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam vẫn luôn phát huy vai trò tiên phong của mình trên thị
trường thẻ Việt Nam. Với định hướng chiến lược phát triển đúng đắn, với hệ
thống công nghệ đạt chuẩn quốc tế, với hệ thống thanh toán thẻ kết nối trực
tuyến với các Tổ chức thẻ quốc tế, với những kinh nghiệm tích luỹ trong suốt
quá trình hoạt động, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiếp tục bước những
bước vững chắc hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế và khẳng định vai
trò của mình tại thị trường thẻ ngân hàng trong nước. Hiện tại, Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam chiếm hơn 40% thị phần thanh toán và phát hành thẻ
tín dụng quốc tế, hơn 50% thị phần thanh toán và phát hành thẻ ghi nợ.
1
Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam cũng là ngân hàng duy nhất trên thị trường có
hệ thống máy thanh toán thẻ chấp nhận cả 6 loại thẻ tín dụng và ghi nợ thông
dụng: 5 loại thẻ trên thị trường quốc tế là Visa, Mastercard, American
Express, JCB, Diners Club và 1 loại thẻ tại thị trường Việt Nam là
Vietcombank Connect 24. Các sản phẩm và dịch vụ mới đã, đang và sẽ được
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiếp tục đưa ra thị trường với những tính
năng vượt trội.
III.
Tình hình triển khai e-banking tại hệ thống ngân hàng
trong nước

1.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
1
Thời Báo Ngân h ng sà ố ra ng y 26-28/03/2003à
Đi đầu các ngân hàng thương mại trong nước trong quá trình hiện đại hoá
Ngân hàng là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh được thành
lập sớm nhất ở Việt Nam trong thời kỳ xây dựng đát nước và đấu tranh bảo vệ
tổ quốc. Ngày 30/10/1962, theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/CP thành lập Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở bộ máy của Cục Ngoại hối trực thuộc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 1/4/1963,
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. Trong suốt
40 năm qua, ngay cả trong thời kỳ cơ chế bao cấp, Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam do đặc thù là gắn liền với các quan hệ kinh tế quốc tế nên cũng là
nơi tiếp nhận được nhiều thông tin cũng như mối quan hệ kinh tế đòi hỏi phải
vươn lên sát với yêu cầu của hoạt động tài chính ngân hàng quốc tế. Đặc biệt
là trong hơn 15 năm đổi mới, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã vượt qua
rất nhiều khó khăn thử thách để sớm trở thành ngân hàng thương mại quốc
doanh hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như huy động vốn, cho
vay và nhất là phát triển dịch vụ ngân hàng.
Những năm gần đây, thực hiện yêu cầu cơ cấu lại các ngân hàng thương mại
quốc doanh, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu các
ngân hàng trong nước về phát triển các dịch vụ tiện ích ngân hàng hiện đại
bằng cách áp dụng công nghệ thông tin và đã theo sát được yêu cầu của một
ngân hàng thương mại có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Trong 6 năm liên tiếp,
từ 1995 đến 2002, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã được Ngân hàng JP
Morgan Chase công nhận là "Ngân hàng có chất lượng dịch vụ thanh toán tốt
nhất" trong khu vực. Có thể coi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân
hàng đi đầu tạo nên một sự thúc đẩy và lôi cuốn để các ngân hàng thương mại

quốc doanh và các ngân hàng thương mại khác trong nước cùng với mình
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong giai
đoạn hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay.
VCB thực hiện vai trò đại lý thanh toán, sau đó là đại lý phát hành các loại thẻ
tín dụng quốc tế (Visa và Master vào tháng 4/1996, AMEX vào tháng
9/1996), phát hành thẻ tín dụng VCB-VISA (1998).
Đặc biệt, vào tháng 5/2002, với việc khai trương hệ thống ngân hàng trực
tuyến (VCB-Online) và hệ thống rút tiền tự động (ATM) đã mang lại tầm vóc
mới về công nghệ ngân hàng được áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam, nó cũng mang lại cho khách hàng những tiện ích khi mọi giao dịch
được thực hiện tức thì không cần qua khâu trung gian nào. Khách hàng có thể
tự thực hiện các giao dịch tại máy ATM gần nhất để sử dụng các dịch vụ tự
động hoá có tính chính xác cao. Còn hệ thống giao dịch tự động (Connect 24)
cho phép khách hàng giao dịch ở bất cứ đâu - nơi có cơ sở giao dịch của Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam, giúp cho khách hàng vượt qua được hạn chế về
không gian và thời gian. Thẻ VCB Connect 24 thực chất là một thẻ ghi nợ nội
địa, chưa sử dụng được ở nước ngoài. Hiện nay khách hàng dùng loại thẻ này
có thể thanh toán được tại hầu hết các siêu thị lớn trên toàn quốc. VCB đang
tích cực mở rộng phạm vi thanh toán thẻ, không phải chỉ ở các siêu thị mà còn
ở các cửa hàng, khách sạn, trung tâm giải trí,… và nói chung là tất cả những
nơi diễn ra các hoạt động mua bán, giao dịch và chi tiêu hàng ngày. VCB
cũng đang phối hợp với một số công ty bảo hiểm để thực hiện thanh toán phí
bảo hiểm qua thẻ. Trong trường hợp khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ thì
thay vì hàng tháng khách hàng phải trả một khoản phí cho Công ty bảo hiểm
thì tới đây khách hàng không cần làm thủ tục như vậy nữa mà chỉ cần thực
hiện trừ tiền trên tài khoản của mình. Tiến đến, VCB cũng dự định cho phép
chủ thẻ Connect 24 có thể thanh toán tiền điện, điện thoại … thông qua dịch
vụ thẻ này.
Phần lớn khách hàng sử dụng thẻ Connect 24 hiện nay là nhân viên của các
doanh nghiệp mở tài khoản để nhận lương. Các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký

tài khoản các nhân cho nhân viên của mình và yêu cầu phát hành thẻ Connect
24 cho nhân viên. Thay vì lĩnh tiền mặt để trả lương cho nhân viên thì đến kỳ
lương doanh nghiệp chỉ cần lập một bảng lương và yêu cầu ngân hàng chuyển
tiền vào tài khoản cá nhân của từng nhân viên. Điều này tiết kiệm được rất
nhiều thời gian, công sức cho bộ phận kế toán của công ty, giảm thiểu được
sai sót so với việc trả lương bằng tiền mặt. Hơn nữa thông tin về tiền lương
của các nhân viên được đảm bảo bí mật tuyệt đối. Về phía nhân viên, nhận
lương bằng cách này cũng rất thuận tiện cho họ vì họ có thể rút tiền bất cứ khi
nào cần bằng cách dùng thẻ Connect 24. Ngoài ra, số tiền chưa dùng tới trong
tài khoản cũng được tính lãi giống như một sổ tiết kiệm vậy.
Hai hệ thống đa tiện ích là Dịch vụ ngân hàng trực tuyến (VCB-Online) và Hệ
thống giao dịch tự động ATM (Connect 24) đã có vai trò kinh tế - xã hội đáng
kể, khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng, thanh toán qua
ngân hàng, thay đổi thói quen dùng tiền mặt trong lưu thông.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện đang là ngân hàng Việt Nam đầu tiên
tham gia vào hệ thống ATM toàn cầu. Bên cạnh đó, việc phát triển sản phẩm
ngân hàng điện tử (VCB-Money) và dịch vụ ngân hàng Internet là bước đột
phá trong phát triển công nghệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam so với
các ngân hàng thương mại khác ở nước ta. Đến nay đã có hơn 200 tổ chức
kinh tế và 29 tổ chức tín dụng sử dụng VCB-Money.
Với chiến lược phát triển thành ngân hàng đa năng, Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam chú trọng đến các sản phẩm dựa trên công nghệ. Chiến lược này
đảm bảo phục vụ tốt hơn cho thị trường nội địa 80 triệu dân, cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ cho cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động thẻ của
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có những thành quả đáng khích lệ.
Tính đến nay, lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành khoảng trên 17.000. Số
tiền sử dụng trên thẻ là 254,55 tỷ VND và số tiền thanh toán qua thẻ là 108
triệu USD. Nguyên nhân tăng là do công nghệ thanh toán thẻ đã được cải
thiện, mạng quản lý, thanh toán đã ổn định. Chỉ sau chưa đầy 1 năm đi vào
hoạt động hệ thống giao dịch tự động Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Connect-24 đã đạt trên 50.000 thẻ được phát hành, hơn 40.000 tài khoản cá
nhân được mở thêm với bình quân khoảng 3.000 giao dịch/ngày. Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam đã tiến hành sơ kết giai đoạn 1 để chuẩn bị tiếp tục
triển khai giai đoạn 2 với việc đưa vào hoạt động thêm 70 máy ATM trong
năm 2003 nâng tổng số lên 200 máy trên toàn quốc.
2.
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu có tên giao dịch quốc tế là Asia
Commercial Joint Stock Bank (viết tắt là ACB) chính thức đi vào hoạt động
kể từ ngày 04/06/1993 với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Ra đời khi nền
kinh tế đang còn nhiều khó khăn và biến động, hệ thống pháp luật, chính sách
kinh tế, tài chính vĩ mô chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn chứa đựng
nhiều rủi ro cho hoạt động ngân hàng nên khi mới thành lập ACB đã phải nỗ
lực rất nhiều. Sau gần mười năm hoạt động, đến nay ACB đã thực sự trở
thành ngân hàng thương mại cổ phần uy tín hàng đầu Việt Nam về tốc độ tăng
trưởng vượt bậc và chất lượng dịch vụ khách hàng. Cho đến tháng 1 năm
2003, vốn điều lệ của ACB đã tăng lên 424 tỷ đồng, tăng gấp hơn 21 lần so
với vốn ban đầu.
Hiện nay, ACB có 3 cổ đông nước ngoài là:
• Connaught Investors Ltd (thuộc tập đoàn Jardine Matheson)
• LG Investment & Securities Co. Ltd.
• Dragon Financial Holdings Ltd.
ACB đã không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, cho đến nay ngoài Hội
sở chính tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, Ngân
hàng có 21 chi nhánh, Công ty Chứng khoán ACB, Trung tâm thẻ ACB,
Trung tâm chuyển tiền nhanh Western Union.
Đến cuối năm 2002, ACB có quan hệ đại lý với 434 ngân hàng tại 75 quốc gia
trên khắp thế giới. Hiện nay ACB đã có 4 trung tâm giao dịch ACB-Western
Union và hơn 2000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng ACB trên cả
nước.

Đạt được những thành tựu trên là nhờ Ban lãnh đạo của ACB đã nhạy bén, kịp
thời xác định đúng hướng đi cho sự phát triển. Nhận thức được tầm quan
trọng của công nghệ hiện đại trong việc nâng cao chất lượng và phát triển sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng,
ACB đã mạnh dạn áp dụng công nghệ tiên tiến. Đến cuối năm 2002, hệ quản
trị nghiệp vụ ngân hàng TCBS (The Complete Banking Solution) ứng dụng
công nghệ thông tin tại ACB đã chính thức vận hành, đưa ACB trở thành ngân
hàng thương mại cổ phần có hàm lượng công nghệ thông tin cao nhất trong
các mặt hoạt động.
Với TCBS, mục tiêu cốt lõi là giúp Ban quản trị quản lý hiệu quả hơn các mặt
hoạt động của ngân hàng, đồng thời chăm sóc khách hàng tốt hơn bằng các
dịch vụ tiện ích do TCBS mang lại. Ứng dụng đầu tiên của TCBS là dịch vụ
Ngân hàng qua điện thoại (Phone Banking) cung cấp các thông tin cho khách
hàng và tỉ giá, lãi suất, tình hình chứng khoán, tài khoản và giao dịch. Bên
cạnh dịch vụ Phone Banking, dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet
banking) cho phép khách hàng sử dụng không giới hạn các dịch vụ ngân
hàng. Ngoài việc truy cập tìm kiếm thông tin, cả hai dịch vụ này đêù cho phép
khách hàng ngồi tại nhà có thể thực hiện một số giao dịch với ngân hàng.
Tất cả các khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ACB khi có nhu cầu sử dụng
hai dịch vụ trên chỉ cần liên hệ với các chi nhánh ACB nơi mở tài khoản để
được cấp mã số truy cập và mật khẩu.
Với dịch vụ Phone Banking của ACB, khách hàng có thể:
• Kiểm tra số dư tài khoản
• Kiểm tra các giao dịch gần nhất
• Biết các thông tin được cập nhật về lãi suất của Ngân hàng
• Xem các thông tin về tỷ giá hối đoái, lãi suất
• Yêu cầu Ngân hàng fax bảng sao kê tài khoản, bảng lãi suất hoặc tỷ
giá hối đoái.
Với dịch vụ Internet Banking, khách hàng có thể xem:
1.

Thông tin về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng:
• Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán
• Các sản phẩm tín dụng, các loại cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển
tiền, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ tín dụng nội địa, các dịch vụ khác.
• Biểu lãi suất, biểu phí dịch vụ ngân hàng.
• Tỷ giá mới nhất các loại ngoại tệ do ACB công bố
• Các thông tin khác
2.
Thông tin về tài khoản cá nhân:
• Số dư tài khoản
• Liệt kê các giao dịch của tài khoản theo từng tháng trong quá khứ (từ
tháng 01 năm 2001)

×