Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

THUYẾT TRÌNH VỀ BÁC HỒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 22 trang )


"Một Đảng chân chính
cách mạng phải có đạo
đức. Đạo đức tạo nên uy
tín, sức mạnh của Đảng,
giúp Đảng đủ tư cách
lãnh đạo, hướng dẫn
quần chúng nhân dân."
1.Thế nào là đạo đức cách mạng, thế nào thì được gọi là
một đảng chân chính?
2. Một đảng chân chính cách mạng cần phải có đạo đức
3.Xây dựng Đảng có đạo đức ở nước ta
1.Đạo đức cách mạng
Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội
thừa nhận, qui định hành vi, quan hệ của con người đối với
nhau và đối với xã hội.
Đạo đức cách mạng là đạo đức mới. Đạo đức cách mạng là
đạo đức của những người tiên tiến – những người dám hi
sinh vì quyền lợi chung của dân tộc, của cộng đồng. Đạo đức
cách mạng là tự nguyện phân đấu cho lý tưởng cộng sản,
cho Chủ nghĩa Xã hội.
Đạo đức là cái gốc của cách mạng
- Là nền tảng của người cách mạng
-Là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của cách
mạng
Đạo đức là nhân tố tạo nên sự hấp dẫn của Chủ nghĩa xã
hội
-Sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội trước hết là ở
những giá trị đạo đức cao đẹp, nhân văn
- Cán bộ, đảng viên của đảng phải có đạo đức
Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng “Không


phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức
vĩ đại”. Có nghĩa là, đạo đức cách mạng không có
sẵn, không tự nhiên mà có và nó là đạo đức mới của
một giai đoạn phát triển mới.
Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian
khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Vì
lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai
cấp, của dân tộc và của loài người mà không ngần
ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình.
Khi cần, thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình
cũng không tiếc. Đó là biểu hiện rất rõ rệt, cao quý
của đạo đức cách mạng.
-
Trước hết, đạo đức mới ấy có được khi con người ta
nhận thức được vai trò và tầm quan trọng
của nó đối với mỗi người cán bộ, đảng
viên, cũng như đối với toàn xã hội.
“Cũng như sông thì có
nguồn mới có nước,
không có nguồn thì
sông cạn. Cây phải có
gốc, không có gốc thì
cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức,
không có đạo đức thì
dù tài giỏi mấy cũng
không lãnh đạo được
nhân dân”.
“Muốn giải phóng cho
dân tộc, giải phóng

cho loài người là một
công việc to tát, mà
tự mình không có
đạo đức, không có
căn bản, tự mình đã
hủ hóa, xấu xa thì
còn làm nổi việc gì ?”
Thứ hai, muốn
có được đạo
đức cách mạng,
cần phải có ý
chí để vượt lên
trên chủ nghĩa
vị kỷ, cá nhân.
Theo Hồ Chí
Minh, mục đích
của đạo đức
cách mạng
“không phải vì
danh vọng của
cá nhân, mà vì
lợi ích chung
của Đảng, của
dân tộc, của
loài người”.
Thứ ba, đạo đức cách
mạng rèn luyện không
khó, nhưng cần phải
xuất phát từ tấm lòng
của mỗi người. Người

nói: “Người đảng viên,
người cán bộ tốt muốn
trở nên người cách
mạng chân chính,
không có gì là khó cả.
Điều đó hoàn toàn do
lòng mình mà ra”. Như
vậy, rèn luyện đạo đức
cách mạng không chỉ
bằng nhận thức và ý
chí, mà còn phải thông
qua tình cảm, hình
thành trong bản thân
mỗi con người những
nhu cầu tự thân, những
động lực thôi thúc từ
tấm lòng.
Thứ tư, đạo đức mới phải
lấy hành động “chí công
vô tư” làm cốt lõi. “Lòng
mình chỉ biết vì Đảng, vì
Tổ quốc, vì đồng bào thì
mình sẽ tiến đến chỗ chí
công vô tư”. Có nghĩa là,
phải rèn luyện sao để tiến
đến chỗ quên mình trong
lợi ích chung của Đảng,
của Tổ quốc, của nhân
dân. Có được phẩm chất
đó, thì mỗi hành động của

cán bộ, đảng viên sẽ
ngày càng phát huy được
những mặt tích cực, hạn
chế những mặt tiêu cực.
Người khẳng định: “Mình
đã chí công vô tư thì
khuyết điểm sẽ càng
ngày càng ít, mà những
tính tốt, ngày càng thêm”.
Những chuẩn mực đạo đức cách mạng:
Trung với nước, hiếu với dân:
Nội dung chủ yếu của trung với nước là:
- Đặt lợi ích của đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết.
- Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng.
- Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Nội dung của hiếu với dân là:
- Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
-
Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức
vận động nhân dân cùng thực hiện
tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
-
Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×