Tải bản đầy đủ (.pdf) (241 trang)

Giáo trình Thực hành Kế toán doanh nghiệp trên chứng từ thực Nghề: Kế toán doanh nghiệp (Trung cấp) CĐ Nghề Đà Lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 241 trang )

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT

GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: THỰC HÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÊN CHỨNG TỪ THỰC
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số:...... /QĐ-CĐNĐL ngày … tháng… năm……
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt

(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

Đà Lạt, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Vài nét về xuất xứ giáo trình:
Giáo trình này được viết theo Kế hoạch số 1241/KH-CĐNĐL ngày 30 tháng
12 năm 2016 của Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt về việc triển khai xây dựng chương
trình đào tạo theo Luật Giáo dục nghề nghiệp để làm tài liệu dạy trình độ trung cấp.
Quá trình biên soạn:
Trên cơ sở tham khảo các giáo trình, tài liệu về Thực hành kế toán doanh
nghiệp trên chứng từ thực, kết hợp với thực tế nghề nghiệp của nghề Kế toán Doanh


nghiệp, giáo trình này được biên soạn có sự tham gia tích cực của các giáo viên có
kinh nghiệm, cùng với những ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia về lĩnh
vực Thực hành kế toán doanh nghiệp trên chứng từ thực.
Mối quan hệ của tài liệu với chương trình mô đun:
Căn cứ vào chương trình đào tạo nghề Kế toán Doanh nghiệp cung cấp cho
người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về Thực hành kế toán doanh nghiệp
trên chứng từ thực, từ đó người học có thể vận dụng những kiến thức và kỹ năng này
trong quá trình xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của một doanh nghiệp trên bộ
chứng từ.
Cấu trúc chung của giáo trình Thực hành kế toán doanh nghiệp trên chứng
từ thực bao gồm 4 bài:
Bài 1: Lập và xử lý chứng từ kế toán
Bài 2: Ghi sổ kế toán chi tiết
Bài 3: Ghi sổ kế toán tổng hợp
Bài 4: Lập báo cáo tài chính
Sau mỗi bài đều có các bài tập để củng cố kỹ năng cho người học.
Giáo trình được biên soạn trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước và
tham khảo nhiều tài liệu liên quan có giá trị. Song chắc hẳn quá trình biên soạn
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban biên soạn mong muốn và thực sự
cảm ơn những ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia, các thầy cô đóng góp
cho việc chỉnh sửa để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn.
Đà Lạt, ngày……tháng……năm………
Tham gia biên soạn
Chủ biên
Nguyễn Thị Ngọc Lan


MỤC LỤC
TRANG
LỜI GIỚI THIỆU

BÀI 1: LẬP VÀ XỬ LÝ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN .......................................... 1
1.

Chứng từ kế toán tiền mặt tại quỹ............................................................... 1

1.1. Phiếu thu .................................................................................................... 1
1.2. Phiếu chi .................................................................................................... 3
1.3. Giấy đề nghị tạm ứng ................................................................................. 5
1.4. Giấy thanh toán tiền tạm ứng ..................................................................... 6
1.5. Giấy đề nghị thanh toán ............................................................................. 8
1.6. Biên lai thu tiền ........................................................................................ 10
2.

Chứng từ kế toán tiền gửi ngân hàng ........................................................ 11

2.1. Ủy nhiệm chi ............................................................................................ 12
2.2. Check (Séc) .............................................................................................. 13
3.

Chứng từ kế toán hàng tồn kho................................................................. 15

3.1. Phiếu nhập kho......................................................................................... 15
3.2. Phiếu xuất kho ......................................................................................... 17
3.3. Bảng kê mua hàng .................................................................................... 19
3.4. Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ .............................. 20
4.

Chứng từ kế toán tài sản cố định .............................................................. 21

4.1. Biên bản giao nhận TSCĐ ........................................................................ 21

4.2. Biên bản thanh lý TSCĐ .......................................................................... 22
4.3. Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành ................................... 24
4.4. Biên bản đánh giá lại TSCĐ ..................................................................... 25
4.5. Biên bản kiểm kê TSCĐ........................................................................... 27
4.6. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ...................................................... 29
5.

Chứng từ kế toán tiền lương ..................................................................... 31

5.1. Bảng chấm công....................................................................................... 31
5.2. Bảng chấm công làm thêm giờ ................................................................. 34
5.3. Bảng thanh toán tiền lương ...................................................................... 36
5.4. Giấy đi đường .......................................................................................... 38
5.5. Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ ........................................................... 40


5.6. Bảng kê trích nộp các khoản theo lương ................................................... 42
5.7. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ............................................ 44
6.

Chứng từ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ..................... 46

6.1. Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi ......................................................... 46
6.2. Thẻ quầy hàng .......................................................................................... 49
6.3. Hóa đơn GTGT: ........................................................................................ 50
Bài tập thực hành bài 1 ..................................................................................... 55
BÀI 2: GHI SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT.......................................................... 68
1.

Ghi sổ chi tiết kế toán tiền mặt tại quỹ ..................................................... 68


2.

Ghi sổ chi tiết kế toán tiền gửi ngân hàng ................................................. 70

3.

Ghi sổ chi tiết kế toán phải thu phải trả ................................................... 71

3.1. Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) ..................................... 71
3.2. Sổ chi tiết tiền vay .................................................................................... 73
4.

Ghi sổ chi tiết kế toán dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa................................. 73

4.1. Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa...................................... 73
4.2. Thẻ kho (Sổ kho) ...................................................................................... 75
4.3. Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ....................................................... 76
5.

Ghi sổ kế toán chi tiết TSCĐ .................................................................... 77

5.1. Sổ tài sản cố định ..................................................................................... 77
5.2. Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng ............................ 79
5.3. Thẻ Tài sản cố định .................................................................................. 81
6.

Ghi sổ chi tiết kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh .............. 83

6.1. Sổ chi tiết bán hàng .................................................................................. 83

6.2. Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh ................................................................ 85
7.

Ghi sổ chi tiết kế toán khác ...................................................................... 87

7.1. Sổ chi tiết các tài khoản ........................................................................... 87
7.2. Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh ................................................ 88
Bài tập thực hành bài 2 ..................................................................................... 91
BÀI 3: GHI SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP .................................................... 109
1.

Ghi sổ kế toán tổng hợp theo hình thức nhật ký chung ........................... 109

1.1. Sổ Nhật ký chung ................................................................................... 111
1.2. Sổ Nhật ký thu tiền ................................................................................. 112


1.3. Sổ Nhật ký chi tiền ................................................................................. 114
1.4. Sổ Nhật ký mua hàng ............................................................................. 116
1.5. Sổ Nhật ký bán hàng .............................................................................. 118
1.6. Sổ Cái (dùng cho hình thức Nhật ký chung) ........................................... 120
2. Ghi sổ kế toán tổng hợp theo hình thức chứng từ ghi sổ ............................. 121
2.1. Chứng từ ghi sổ ...................................................................................... 123
2.2. Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ .................................................................. 123
2.3. Sổ Cái (dùng cho hình thức Chứng từ ghi sổ)......................................... 124
3. Ghi sổ kế toán tổng hợp theo hình thức nhật ký sổ cái................................ 128
4. Sổ kế toán tổng hợp dùng chung các hình thức ghi sổ kế toán .................... 131
4.1. Bảng cân đối số phát sinh ....................................................................... 131
4.2. Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa ................ 133
Bài tập thực hành bài 3................................................................................... 136

BÀI 4: LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH .......................................................... 153
1. Lập bảng cân đối Kế toán ........................................................................... 153
2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh ................................................................. 179
3. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ ................................................................... 182
3.1. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp ..................... 182
3.2. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp .................... 188
4. Lập thuyết minh báo cáo tài chính .............................................................. 194
5. Báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................ 216
Bài tập thực hành bài 4................................................................................... 220
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 233


GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THỰC HÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÊN
CHỨNG TỪ THỰC
Tên mô đun: Thực hành kế toán doanh nghiệp trên chứng từ thực
Mã mô đun: MĐ 15
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
- Vị trí: Mô đun Thực hành kế toán doanh nghiệp trên chứng từ thực là một mô đun
thực hành nghề rất quan trọng trong chương trình đào tạo nghề kế tóan, là mô đun
nghiệp vụ chuyên môn sâu. Mô đun Thực hành kế toán doanh nghiệp trên chứng từ
thực được học sau các môn học cơ sở Kinh tế học, Nguyên lý kế toán và mô đun Kế
toán doanh nghiệp
- Tính chất: Mô đun Thực hành kế toán doanh nghiệp trên chứng từ thực là mô đun
thực hành nghề bắt buộc để cho ra sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun cung cấp cho người học kiến thức và kỹ
năng lập và ghi chép các chứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của doanh
nghiệp.
Mục tiêu của mô đun:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được mục đích, nội dung các chứng từ kế toán

+ Trình bày được mục đích, nội dung các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp
+ Trình bày được mục đích, nội dung các báo cáo tài chính
- Về kỹ năng:
+ Vận dụng được các kiến thức đã học về kế toán doanh nghiệp trong các mô–
đun kế toán đã học trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán tổng hợp toàn doanh
nghiệp
+ Giải quyết được những vấn đề về chuyên môn kế toán
+ Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán;
+ Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp;
+ Lập được các báo cáo tài chính theo quy định
+ Kiểm tra được công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có khả năng tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu có liên quan đến mô–đun
+ Có khả năng vận dụng kiến thức của mô–đun vào các môn học, mô–đun tiếp
theo
+ Có khả năng liên hệ các nội dung của mô–đun vào thực tế hiện nay


+ Có ý thức, động cơ học tập chủ động, đúng đắn, tích cực tự rèn luyện tác phong
làm việc công nghiệp, khoa học và tuân thủ các quy định hiện hành
Nội dung của mô đun:


BÀI 1: LẬP VÀ XỬ LÝ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
Mã Bài: Bài 1
Giới thiệu:
Bài 1: Lập và xử lý chứng từ kế toán hướng dẫn cách thức tạo Lập và xử lý chứng
từ kế toán tiền mặt tại quỹ, Chứng từ kế toán tiền gửi ngân hàng, Chứng từ kế toán
hàng tồn kho, Chứng từ kế toán tài sản cố định, Chứng từ kế toán tiền lương, Chứng
từ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh theo hướng dẫn tại thông tư

200/2014/TT-BTC
Mục tiêu:
- Về kiến thức:
Xác định được chứng từ theo từng phần hành kế toán
Trình bày được mục đích và nội dung các chứng từ kế toán
- Về kỹ năng:
Lập được các chứng từ theo nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Phân loại và định khoản trên chứng từ kế toán
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có khả năng tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu có liên quan
+ Có khả năng vận dụng kiến thức của bài vào các bài tiếp theo
+ Có khả năng liên hệ các nội dung của bài vào thực tế hiện nay
+ Có ý thức, động cơ học tập chủ động, đúng đắn, tích cực tự rèn luyện tác phong
làm việc công nghiệp, khoa học và tuân thủ các quy định hiện hành
Nội dung chính:
1. Chứng từ kế toán tiền mặt tại quỹ
1.1.Phiếu thu

1


Đơn vị: ………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………
PHIẾU THU
Ngày ...... tháng ...... năm ......

Quyển số:……….
Số: ........................
Nợ: .......................
Có: ........................

Họ tên người nộp tiền: ..........................................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Lý do nộp: .............................................................................................................................
Số tiền: .............................................. (Viết bằng chữ):...........................................................
..............................................................................................................................................
Kèm theo: ..................................... Chứng từ gốc ...............................................................
Ngày …… tháng …… năm ……
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Người nộp tiền
(Ký, họ tên)

Người lập phiếu
(Ký, họ tên)

Thủ quỹ
(Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): ......................................................................................
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá qúy): ...................................................................................
+ Số tiền quy đổi: .................................................................................................................

“Đơn vị”, “Địa chỉ”: ghi đầy đủ thông tin của doanh nghiệp
“Ngày tháng năm”: thời gian lập phiếu
“Quyển số”, “Số”: Trong mỗi phiếu thu ghi số quyển và số của từng phiếu thu. Số
phiếu phải được đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán.

“Nợ”, “Có”: Ghi nhận bút toán Nợ-Có cho nghiệp vụ thu tiền phát sinh.
“Họ tên người nộp tiền”, “Địa chỉ”: đây là những thông tin liên quan đến người nộp
tiền
“Lý do nộp”: ghi rõ nội dung: thu tiền bán hàng, thu tiền tạm ứng còn thừa…
“Số tiền”: ghi số tiền bằng số và bằng chữ
“Kèm theo”: ghi số chứng từ gốc kèm theo để dễ theo dõi và quản lý.
Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên, ghi đầy đủ nội dung và ký tên vào Người lập
phiếu, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng soát xét và Giám đốc ký duyệt, chuyển cho
Thủ quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền, Thủ quỹ ký tên, ghi nhận vào Đã nhận đủ số tiền,
đồng thời Người nộp tiền ký vào Phiếu thu và ghi rõ họ tên.
Nếu là thu ngoại tệ thì phải ghi rõ tỷ giá tại thời điểm nhập quỹ, và tính ra số tiền
được quy đổi.
Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi nhận vào Sổ quỹ tiền mặt, 1 liên giao cho người nộp
tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối ngày, toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ gốc
chuyển cho kế toán ghi sổ kế toán.
Ví dụ: Công ty ABC tại 01 Hoàng Văn Thụ, phường 4, Đà Lạt, Lâm Đồng. Ngày 08
2


tháng 6 năm 2017, công ty nhận 200.000.000 tiền góp vốn của ông Nguyễn Văn A
có địa chỉ 18 Trần Phú, Đà Lạt, Lâm Đồng. Công ty đã nhận đủ số tiền, lập phiếu
thu số PT1701096, quyển số 01.
Đơn vị: Công ty ABC
Địa chỉ: 01 Hoàng Văn Thụ, phường 4, Đà Lạt, Lâm Đồng
PHIẾU THU
Ngày 08 tháng 6 năm 2017

Quyển số: 01
Số: PT1701096
Nợ: 111

Có: 411

Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Văn A
Địa chỉ: 18 Trần Phú, Đà Lạt, Lâm Đồng
Lý do nộp: Nộp tiền góp vốn
Số tiền: 200.000.000
(Viết bằng chữ): Hai trăm triệu đồng chẵn
Kèm theo: 0
Chứng từ gốc
Ngày 08 tháng 6 năm 2017
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Người nộp tiền Người lập phiếu Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Hai trăm triệu đồng chẵn
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá qúy): …………………………………………………………
+ Số tiền quy đổi: …………………………………………………………………………….

1.2.Phiếu chi
Đơn vị: ………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………
PHIẾU CHI
Ngày ...... tháng ...... năm ......


Quyển số:……….
Số: ........................
Nợ: .......................
Có: ........................
Họ tên người nhận tiền: .......................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Lý do chi:.............................................................................................................................
Số tiền: .............................................. (Viết bằng chữ):.......................................................
..............................................................................................................................................
Kèm theo: .................................... Chứng từ gốc .........................................................
Ngày …… tháng …… năm ……
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Thủ quỹ
(Ký, họ tên)

Người lập phiếu
(Ký, họ tên)

Người nhâ ̣n tiền
(Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): ...............................................................................
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá qúy): ............................................................................
+ Số tiền quy đổi: ...........................................................................................................


“Đơn vị”, “Địa chỉ”: ghi đầy đủ thông tin của doanh nghiệp
3


“Ngày tháng năm”: thời gian lập phiếu
“Quyển số”, “Số”: Trong mỗi phiếu chi ghi số quyển và số của từng phiếu chi. Số
phiếu phải được đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán.
“Nợ”, “Có”: Ghi nhận bút toán Nợ-Có cho nghiệp vụ chi tiền phát sinh.
“Họ tên người nhận tiền”, “Địa chỉ”: đây là những thông tin liên quan đến người
nhận tiền
“Lý do chi”: ghi rõ nội dung: chi tiền mua hàng, chi tiền tạm ứng…
“Số tiền”: ghi số tiền bằng số và bằng chữ
“Kèm theo”: ghi số chứng từ gốc kèm theo để dễ theo dõi và quản lý.
Phiếu chi do kế toán lập thành 3 liên, ghi đầy đủ nội dung và ký tên vào Người lập
phiếu, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng soát xét và Giám đốc ký duyệt, chuyển cho
Thủ quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền, Người nộp tiền ký tên, ghi nhận vào Đã nhận đủ
số tiền, đồng thời Thủ quỹ ký vào Phiếu chi và ghi rõ họ tên.
Nếu là chi ngoại tệ thì phải ghi rõ tỷ giá tại thời điểm xuất quỹ, và tính ra số tiền
được quy đổi.
Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi nhận vào Sổ quỹ tiền mặt, 1 liên giao cho người nhận
tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối ngày, toàn bộ phiếu chi kèm theo chứng từ gốc
chuyển cho kế toán ghi sổ kế toán.
Ví dụ: Công ty ABC tại 01 Hoàng Văn Thụ, phường 4, Đà Lạt, Lâm Đồng. Ngày 10
tháng 6 năm 2017, công ty chi 10.000.000 tiền cho ông Nguyễn Văn B có địa chỉ 28
Hùng Vương, Đà Lạt, Lâm Đồng tạm ứng đi công tác. Công ty đã nhận đủ số tiền,
lập phiếu chi số PC1701073, quyển số 01.
Đơn vị: Công ty ABC
Địa chỉ: 01 Hoàng Văn Thụ, phường 4, Đà Lạt, Lâm Đồng
PHIẾU CHI

Ngày 10 tháng 6 năm 2017

Quyển số: 01
Số: PC1701073
Nợ: 141
Có: 111

Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Văn B
Địa chỉ: 28 Hùng Vương, Đà Lạt, Lâm Đồng
Lý do chi tiền: Tạm ứng đi công tác
Số tiền: 10.000.000
(Viết bằng chữ): Mười triệu đồng chẵn
Kèm theo: 0
Chứng từ gốc
Ngày 10 tháng 6 năm 2017
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Thủ quỹ
Người lập phiếu Người nhận tiền
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Mười triệu đồng chẵn
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá qúy): …………………………………………………………
+ Số tiền quy đổi: …………………………………………………………………………….


4


1.3.Giấy đề nghị tạm ứng
Đơn vị: ........................................................................
Bộ phận:........................................................................
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Ngày………… tháng…………năm …………
Số: ........................
Kính gửi: ......................................................................................................................
Tên tôi là: ............................................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Đề nghị cho tạm ứng số tiền:................................................ (Viết bằng chữ): ....................
...........................................................................................................................................
Lý do tạm ứng: ...................................................................................................................
Thời hạn thanh toán: ...........................................................................................................
Giám đốc
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)

Người đề nghị tạm ứng
(Ký, họ tên)

Đơn vị, bộ phận: ghi tên đơn vị, tên bộ phận của người đề nghị tạm ứng.

Kính gửi: Ghi tên bộ phận duyệt cuối cùng như Lãnh đạo Công ty, Giám đốc, Ban
giám đốc...
Tên tôi là: Ghi rõ họ tên người đề nghị tạm ứng
Địa chỉ: Ghi địa chỉ hoặc tên bộ phận người đề nghị tạm ứng đang làm
Đề nghị cho tạm ứng số tiền: Ghi chính xác số tiền tạm ứng bằng số
Viết bằng chữ: ghi số tiền đề nghị tạm ứng bằng chữ
Lý do tạm ứng: ghi rõ mục đích sử dụng tiền tạm ứng như: Tiền công tác phí, mua
văn phòng phẩm, nguyên vật liệu, tiếp khách ...
Thời hạn thanh toán: Ghi rõ ngày, tháng hoàn lại số tiền đã tạm ứng.
Trình tự ký duyệt: Người đề nghị tạm ứng lập => Trưởng bộ phận ký =>Kế toán
trưởng ghi ý kiến và ký => Giám đốc duyệt.
Ví dụ: Công ty ABC tại 01 Hoàng Văn Thụ, phường 4, Đà Lạt, Lâm Đồng. Ngày 9
tháng 6 năm 2017, ông Nguyễn Văn B tại bộ phận bán hàng đề nghị tạm ứng số tiền
10.000.000 đồng để đi công tác. Thời gian thanh toán là ngày 30 tháng 8 năm 2017.
Giấy đề nghị tạm ứng số 026.

5


Đơn vị: Công ty ABC
Địa chỉ: 01 Hoàng Văn Thụ, phường 4, Đà Lạt, Lâm Đồng
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Ngày 09 tháng 6 năm 2017
Số: 026
Kính gửi : Ban giám đốc Công ty ABC
Tên tôi là: Nguyễn Văn B
Địa chỉ: Bộ phận bán hàng
Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 10.000.000
triệu đồng chẵn
Lý do tạm ứng: Tạm ứng tiền đi công tác

Thời hạn thanh toán: 30 tháng 8 năm 2017
Giám đốc
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

(Viết bằng chữ): Mười

Phụ trách bộ phận Người đề nghị tạm ứng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)

1.4.Giấy thanh toán tiền tạm ứng
Đơn vị: ........................................................................
Bộ phận:........................................................................
GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG
Ngày……tháng……năm……
Số………………….
Nợ:………………...
Có:………………...
- Họ và tên người thanh toán:………………………………………………………………….
- Bộ phận (hoặc địa chỉ):……………………………………………………………………….
- Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây:
Diễn giải
Số tiền
A
I. Số tiền tạm ứng
1. Số tạm ứng kỳ trước chưa chi hết
2. Số tạm ứng kỳ này:

- Phiếu chi số:……….ngày…………….…
- Phiếu chi số:……….ngày…………….…
II. Số tiền đã chi:
1. Chứng từ số:……….ngày…………….…
2. Chứng từ số:……….ngày…………….…
3. …………………………..…………….…
III. Chênh lệch
1. Số tạm ứng chi không hết (I-II)
2. Chi quá số tạm ứng (II-I)
Giám đốc
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Kế toán thanh toán
(Ký, họ tên)

1
……………………..
……………………..
……………………..
……………………..
……………………..
……………………..
……………………..
……………………..
……………………..
……………………..
……………………..

……………………..
Người đề nghị thanh toán
(Ký, họ tên)

“Đơn vị”, “bộ phận”: ghi tên đơn vị, tên bộ phận của người đề nghị tạm ứng.
“Ngày tháng năm”: thời gian lập phiếu
6


“Số”: Trong mỗi giấy thanh toán tiền tạm ứng ghi số của từng phiếu. Số phiếu phải
được đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán.
“Nợ”, “Có”: Ghi nhận bút toán Nợ-Có cho nghiệp vụ thanh toán tiền tạm ứng phát
sinh.
“Họ và tên người thanh toán”, “Bộ phận (hoặc địa chỉ)”: Thông tin của người thanh
toán tiền tạm ứng.
Căn cứ vào chỉ tiêu của cột A, kế toán ghi vào cột 1 như sau:
Mục “I- Số tiền tạm ứng”: Gồm số tiền tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết và số tạm
ứng kỳ này, gồm:
Mục “1. Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết”: Căn cứ vào dòng số dư tạm ứng tính
đến ngày lập phiếu thanh toán trên sổ kế toán để ghi.
Mục “2. Số tạm ứng kỳ này”: Căn cứ vào các phiếu chi tạm ứng để ghi, mỗi phiếu
chi ghi 1 dòng.
Mục “II- Số tiền đã chi”: Căn cứ vào các chứng từ chi tiêu của người nhận tạm ứng
để ghi vào mục này. Mỗi chứng từ chi tiêu ghi 1 dòng.
Mục “III- Chênh lệch”: Là số chênh lệch giữa Mục I và Mục II.
– Nếu số tạm ứng chi không hết ghi vào dòng 1 của Mục III.
– Nếu chi quá số tạm ứng ghi vào dòng 2 của Mục III.
Sau khi lập xong giấy thanh toán tiền tạm ứng, người đề nghị thanh toán ký và
chuyển cho kế toán thanh toán. Kế toán thanh toán kiểm tra và chuyển cho kế toán
trưởng soát xét và giám đốc doanh nghiệp duyệt. Giấy thanh toán tiền tạm ứng kèm

theo chứng từ gốc được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Ví dụ: Công ty ABC tại 01 Hoàng Văn Thụ, phường 4, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Ngày 9 tháng 6 năm 2017, ông Nguyễn Văn B tại bộ phận bán hàng đề nghị tạm ứng
số tiền 10.000.000 đồng để đi công tác. Thời gian thanh toán là ngày 30 tháng 8 năm
2017. Giấy đề nghị tạm ứng số 026. Công ty đã lập phiếu chi số PC1701073 ngày
10 tháng 6 năm 2017.
Ngày 15 tháng 7 năm 2017, ông Nguyễn Văn B làm đề nghị thanh toán số tiền tạm
ứng số 043 cụ thể như sau:
- Chi tiếp khách theo hóa đơn số 0083465 ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Nhà hàng
Hoa Sen: 5.000.000 đồng,
- Chi tiền mua văn phòng phẩm theo hóa đơn số 0014367 ngày 2 tháng 7 năm 2017
của Công ty TNHH Minh Tiến, số tiền chưa có thuế GTGT là 6.000.000 đồng, thuế
suất thuế GTGT 10%.

7


Đơn vị: Công ty ABC
Địa chỉ: 01 Hoàng Văn Thụ, phường 4, Đà Lạt, Lâm Đồng
GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG
Ngày 15 tháng 7 năm 2017

Số: 043
Nợ: 641, 133
Có: 141

- Họ và tên người thanh toán: Nguyễn Văn B
- Bộ phận (hoặc địa chỉ): Bộ phận Bán hàng
- Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây:
Diễn giải


Số tiền

A

1

I. Số tiền tạm ứng

10.000.000

1. Số tạm ứng kỳ trước chưa chi hết

0

2. Số tạm ứng kỳ này:

10.000.000

- Phiếu chi số PC1701073 ngày 10 tháng 6 năm 2017

10.000.000

- Phiếu chi số:……….ngày…………….…
II. Số tiền đã chi:

11.600.000

1. Chứng từ số: 0083465 ngày 30 tháng 6 năm 2017


5.000.000

2. Chứng từ số: 0014367 ngày 2 tháng 7 năm 2017

6.600.000

III. Chênh lệch

1.600.000

1. Số tạm ứng chi không hết (I-II)
2. Chi quá số tạm ứng (II-I)
Giám đốc
(Ký, họ tên)

1.600.000
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Kế toán thanh toán
(Ký, họ tên)

Người đề nghị thanh toán
(Ký, họ tên)

1.5.Giấy đề nghị thanh toán
Đơn vị: ........................................................................
Địa chỉ:........................................................................
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
Ngày……tháng……năm……

Kính gửi:.................................................................................................................................
Họ và tên người đề nghị thanh toán: ........................................................................................
Bộ phận (Hoặc địa chỉ): ...........................................................................................................
Nội dung thanh toán: ...............................................................................................................
Số tiền: ..................................................... (Viết bằng chữ): .........................................................
.....................................................................................................................................................
(Kèm theo......................................... chứng từ gốc)
Người đề nghị thanh toán
Kế toán trưởng
Giám đốc duyệt
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)

8


Giấy đề nghị thanh toán dùng trong trường hợp đã chi nhưng chưa được thanh toán
hoặc chưa nhận tạm ứng để tổng hợp các khoản đã chi kèm theo chứng từ (nếu có)
để làm thủ tục thanh toán, làm căn cứ thanh toán và ghi sổ kế toán.
- “Đơn vị”, “bộ phận”: ghi tên đơn vị, tên bộ phận của người đề nghị tạm ứng.
- “Ngày tháng năm”: thời gian lập phiếu
- “Họ và tên người đề nghị thanh toán”, “Bộ phận (hoặc địa chỉ)”: Thông tin của
người đề nghị thanh toán.
- “Số tiền”, “Viết bằng chữ”: Số tiền đề nghị thanh toán.
- “Nội dung thanh toán”: Ghi rõ nội dung đề nghị thanh toán.
- Giấy đề nghị thanh toán phải ghi rõ số lượng chứng từ gốc đính kèm.
Sau khi mua hàng hoặc sau khi chi tiêu cho những nhiệm vụ được giao, người mua
hàng hoặc chi tiêu lập giấy đề nghị thanh toán. Giấy đề nghị thanh toán được chuyển
cho kế toán trưởng soát xét và ghi ý kiến đề nghị giám đốc doanh nghiệp (Hoặc

người được uỷ quyền) duyệt chi. Căn cứ quyết định của giám đốc, kế toán lập phiếu
chi kèm theo giấy đề nghị thanh toán và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.
Ví dụ: Công ty ABC tại 01 Hoàng Văn Thụ, phường 4, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Ngày 9 tháng 6 năm 2017, ông Nguyễn Văn B tại bộ phận bán hàng đề nghị tạm ứng
số tiền 10.000.000 đồng để đi công tác. Thời gian thanh toán là ngày 30 tháng 8 năm
2017. Giấy đề nghị tạm ứng số 026. Công ty đã lập phiếu chi số PC1701073 ngày
10 tháng 6 năm 2017.
Ngày 15 tháng 7 năm 2017, ông Nguyễn Văn B làm đề nghị thanh toán số tiền tạm
ứng số 043 cụ thể như sau:
- Chi tiếp khách theo hóa đơn số 0083465 ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Nhà hàng
Hoa Sen: 5.000.000 đồng,
- Chi tiền mua văn phòng phẩm theo hóa đơn số 0014367 ngày 2 tháng 7 năm 2017
của Công ty TNHH Minh Tiến, số tiền chưa có thuế GTGT là 6.000.000 đồng, thuế
suất thuế GTGT 10%.
Ông Nguyễn Văn B làm giấy đề nghị thanh toán số tiền chi quá số tạm ứng.

9


Đơn vị: Công ty ABC
Địa chỉ: 01 Hoàng Văn Thụ, phường 4, Đà Lạt, Lâm Đồng
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
Ngày 15 tháng 7 năm 2017
Kính gửi: Ban giám đốc Công ty ABC
Họ và tên người đề nghị thanh toán: Nguyễn Văn B
Bộ phận (Hoặc địa chỉ): Bộ phận bán hàng
Nội dung thanh toán: Thanh toán tiền chi quá tạm ứng
Số tiền: 1.600.000

(Viết bằng chữ): Một triệu sáu trăm nghìn đồng


(Kèm theo 03 chứng từ gốc)
Người đề nghị thanh toán

Kế toán trưởng

Giám đốc duyệt

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

1.6.Biên lai thu tiền
Biên lai thu tiền là giấy biên nhận của doanh nghiệp hoặc cá nhân đã thu tiền hoặc
thu séc của người nộp làm căn cứ để lập phiếu thu, nộp tiền vào quỹ, đồng thời để
người nộp thanh toán với cơ quan hoặc lưu quỹ.
Biên lai thu tiền phải đóng thành quyển, phải ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ của đơn vị
thu tiền và đóng dấu đơn vị, phải đánh số từng quyển. Trong mỗi quyển phải ghi rõ
số hiệu của từng tờ biên lai thu tiền liên tục trong 1 quyển.
Đơn vị: ........................................................................
Địa chỉ:........................................................................
BIÊN LAI THU TIỀN
Ngày…..tháng……năm……
Quyển số:………..
Số:……………….
- Họ và tên người nộp:…………………………………………………………………….........
- Địa chỉ:……………………………………………………………………………………......
- Nội dung thu:…………………………………………………………………………….........

- Số tiền thu:……………………Viết bằng chữ………………………………………….......
................……………………………………………………………………………….………
Người nộp tiền
Người thu tiền
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)

- “Đơn vị”, “Địa chỉ”: ghi đầy đủ thông tin của doanh nghiệp
- “Ngày tháng năm”: thời gian lập biên lai
- “Họ và tên người nộp”, “Địa chỉ”: Ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nộp tiền.

10


- Dòng “Nội dung thu” ghi rõ nội dung thu tiền.
- Dòng “Số tiền thu” ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp, ghi rõ đơn vị tính là “đồng”
hoặc USD...
Nếu thu bằng séc phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của tờ séc bắt đầu lưu hành và họ
tên người sử dụng séc.
Biên lai thu tiền được lập thành hai liên (Viết một lần).
Sau khi thu tiền, người thu tiền và người nộp tiền cùng ký và ghi rõ họ tên để xác
nhận số tiền đã thu, đã nộp. Ký xong người thu tiền lưu 1 liên, còn liên 2 giao cho
người nộp tiền giữ.
Cuối ngày, người được đơn vị giao nhiệm vụ thu tiền phải căn cứ vào bản biên lai
lưu để lập Bảng kê biên lai thu tiền trong ngày (Nếu thu séc phải lập Bảng kê thu
séc riêng) và nộp cho kế toán để kế toán lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ hoặc
làm thủ tục nộp ngân hàng. Tiền mặt thu được ngày nào, người thu tiền phải nộp quỹ
ngày đó.
Biên lai thu tiền áp dụng trong các trường hợp thu tiền phạt, lệ phí, ngoài pháp luật
phí, lệ phí... và các trường hợp khách hàng nộp séc thanh toán với các khoản nợ.

Ví dụ: Công ty ABC tại 01 Hoàng Văn Thụ, phường 4, Đà Lạt, Lâm Đồng. Ngày 20
tháng 6 năm 2017, công ty lập biên lai thu tiền số 034, quyển số 1, phạt vi phạm hợp
đồng của công ty XYZ, địa chỉ 02 Ngô Quyền, Đà Lạt, Lâm Đồng, số tiền là
70.000.000 đồng.
Đơn vị: Công ty ABC
Địa chỉ: 01 Hoàng Văn Thụ, phường 4, Đà Lạt, Lâm Đồng
BIÊN LAI THU TIỀN
Ngày 20 tháng 6 năm 2017
Quyển số: 01
Số: 034
- Họ và tên người nộp: Công ty XYZ
- Địa chỉ: 02 Ngô Quyền, Đà Lạt, Lâm Đồng
- Nội dung thu: Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng
- Số tiền thu: 70.000.000
Người nộp tiền

Viết bằng chữ: Bảy mươi triệu đồng chẵn
Người thu tiền

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

2. Chứng từ kế toán tiền gửi ngân hàng

11


2.1.Ủy nhiệm chi


Ủy nhiệm chi là chứng từ giao dịch mà bên bán lập với mục đích thanh toán tiền
cho nhà cung cấp bằng chuyển khoản. Ủy nhiệm chi do ngân hàng cung cấp cho
doanh nghiệp, khi phát sinh giao dịch kế toán mang ủy nhiệm chi có đầy đủ thông
tin người trả tiền và người thụ hưởng ra ngân hàng. Ngân hàng căn cứ vào uỷ nhiệm
chi này để trích từ tài khoản người mua sang tài khoản người bán( người thụ hưởng).
Thông thường ủy nhiệm cho sẽ có 2 liên trong đó
+ Liên 1: Ngân hàng giữ lại
+ Liên 2: Sau khi ngân hàng xác nhận, đóng dấu trả lại cho khách hàng giữ để kế
toán làm căn cứ hạch toán.
Doanh nghiệp viết các thông tin:
- Ngày: Ghi đúng ngày giao dịch
Thông tin tài khoản ghi nợ:
- Số tài khoản: Ghi đúng số tài khoản công ty chuyển tiền
- Tên tài khoản: Ghi tên đơn vị là công ty chuyển tiền
- Địa chỉ: Ghi địa chỉ công ty chuyển tiền
- Tại ngân hàng: Ghi ngân hàng thực hiện giao dịch nơi công ty có tài khoản
Thông tin tài khoản ghi có:

12


- Số tài khoản: Ghi đúng số tài khoản của đối tác cần chuyển tiền, Cần kiểm tra kỹ
thông tin tài khoản.
- Tên tài khoản: Ghi rõ tên chủ tài khoản được nhận tiền
- Tại Ngân hàng: Ghi rõ tên ngân hàng nơi đối tác có tài khoản (đối tác cung cấp)
- Số tiền bằng số: Điền số tiền vào ô này
- Số tiền bằng chữ: Viết số tiền bằng chữ
- Nội dung: Ghi rõ nội dung thanh toán
- Phí ngân hàng: Đánh dấu vào ô tương ứng với bên chịu phí ngân hàng
Sau khi lập ủy nhiệm chi, kế toán trưởng ký và trình chủ tài khoản ký tên và đóng

dấu. Sau đó nộp ngân hàng, ngân hàng ghi các nội dung gồm Mã VAT, Số tiền ghi
có, Số tiền ghi nợ, Phí ngân hàng, Thuế VAT, Tỷ giá, Mã VAT khách hàng.
2.2.Check (Séc)

 Phần cuống séc (Dành cho người ký phát và người ký phát lưu phần này tại
cuống séc)
Dòng “Yêu cầu trả cho”: Ghi tên đầy đủ của người thụ hưởng (trùng với nội dung
tại dòng “Yêu cầu trả cho” ở bên trái phần thân séc).
Dòng “Số CMND/Giấy CNĐKKD”: Ghi số Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ
căn cước công dân/Giấy chứng minh sỹ quan Quân Đội nhân dân Việt Nam/giấy tờ
tùy thân khác theo quy định của pháp luật của người thụ hưởng là cá nhân hoặc Giấy
chứng nhận ĐKKD của người thụ hưởng là tổ chức.
Dòng “Số tiền”: Ghi số tiền đề nghị thanh toán bằng số (trùng với số tiền bằng số ở
bên trái phần thân séc).
Dòng “Ngày ký phát”: Ghi ngày, tháng, năm phát hành séc bằng số (trùng với “Ngày

13


ký phát” phía bên phải phần thân séc).
Phần “Người ký phát”: Chủ tài khoản/người được chủ tài khoản ủy quyền ký, ghi rõ
họ tên và đóng dấu (nếu có).
Lưu ý: Người ký phát thực hiện đóng dấu giáp lai giữa phần cuống séc và phần thân
séc mặt trước giữa đường ngăn cách hai bên.
 Phần thân séc dành cho Người ký phát
Dòng “Yêu cầu trả cho”: Ghi tên người thụ hưởng theo 03 cách thức sau:
- Nếu séc trả cho người thụ hưởng được xác định cụ thể và người ký phát không cho
phép người thụ hưởng được phép chuyển nhượng: Ghi rõ tên cá nhân/pháp nhân thụ
hưởng séc vào mục “Yêu cầu trả cho” và đánh dấu (“X” hoặc “V”) vào Ô “Không
chuyển nhượng” ở bên phải mặt trước tờ séc.

- Nếu séc trả cho người thụ hưởng được xác định cụ thể và người ký phát cho phép
người thụ hưởng được phép chuyển nhượng: Ghi rõ tên cá nhân/pháp nhân thụ
hưởng séc vào mục “Yêu cầu trả cho” và không đánh dấu vào Ô “Không chuyển
nhượng” ở bên phải mặt trước tờ séc (để trống ô này).
- Nếu séc trả cho người cầm giữ séc: Ghi cụm từ “Trả cho người cầm giữ séc” hoặc
không ghi tên người thụ hưởng.
Dòng “Số CMND, Ngày cấp, Nơi cấp”: Trong trường hợp người thụ hưởng là cá
nhân, ghi số Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng
minh sỹ quan Quân Đội nhân dân Việt Nam/giấy tờ tùy thân khác theo quy định của
pháp luật của người thụ hưởng; Ngày cấp; Nơi cấp giấy tờ tùy thân đó.
Dòng “Số tài khoản và dòng “Tại” Ghi số tài khoản của người thụ hưởng và ngân
hàng nơi người thụ hưởng mở tài khoản nếu người ký phát chỉ định “Trả vào Tài
khoản”. Đồng thời người ký phát đánh dấu (“X” hoặc “V”) vào Ô “Trả vào tài
khoản” ở mặt trước bên phải tờ séc.
Dòng “Số tiền bằng số”: Ghi rõ số tiền bằng số vào ô hình chữ nhật; sau chữ số hàng
nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ phải đặt dấu chấm (.), khi còn ghi chữ số sau chữ
số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,).
Dòng “Số tiền bằng chữ”: Số tiền bằng chữ phải viết rõ nghĩa, chữ đầu của số tiền
bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng đầu tiên, không được viết cách dòng, cách
quãng giữa các chữ, không được viết thêm chữ (khác dòng) vào giữa hai chữ viết
liền nhau trên séc.
Ví dụ : 1.200.320.365 đ: Một tỷ hai trăm triệu ba trăm hai mươi ngàn ba trăm sáu
mươi lăm đồng chẵn.
26.728,50 USD: Hai mươi sáu ngàn bảy trăm hai mươi tám Đô la Mỹ và năm mươi

14


cent.
Dòng “Người ký phát”; “Số tài khoản”; “Tại”: Không cần ghi do Ngân hàng đã in

sẵn khi cung ứng séc trắng cho Khách hàng.
Dòng “Ngày ký phát”: Ghi ngày, tháng, năm người ký phát phát hành séc (ghi bằng
số).
Ô “Trả vào Tài khoản”: Người ký phát séc có thể không cho phép thanh toán séc
bằng tiền mặt bằng cách đánh dấu (“X” hoặc “V”) vào Ô này. Trong trường hợp
này, Ngân hàng sẽ chuyển số tiền ghi trên séc đó vào tài khoản của người thụ hưởng
mà không trả bằng tiền mặt, kể cả trường hợp ký hiệu đánh dấu (“X” hoặc “V”) bị
gạch bỏ.
Ô “Không chuyển nhượng”: Nếu người ký phát đánh dấu (“X” hoặc “V”) vào Ô
“Không chuyển nhượng” có nghĩa là người ký phát không cho phép người thụ hưởng
được phép chuyển nhượng, và ngược lại.
Phần “Dấu”: Người ký phát đóng dấu (nếu có) vào vị trí dấu theo đúng mẫu đã đăng
ký với Ngân hàng.
Phần “Kế toán trưởng”: Kế toán trưởng/người phụ trách kế toán hoặc người được
Kế toán trưởng/người phụ trách kế toán ủy quyền của người ký phát là tổ chức ký
và ghi rõ họ tên, chữ ký phải theo đúng mẫu đã đăng ký với Ngân hàng (áp dụng với
các tổ chức phải bố trí kế toán trưởng/người phụ trách kế toán theo quy định của
pháp luật).
Phần “Người ký phát”: Ký và ghi rõ họ tên hoặc đóng dấu chức danh của Chủ tài
khoản/người được Chủ tài khoản ủy quyền.
Ô “Ngân hàng Bảo chi” có dòng “Ngày Tháng Năm”, “Ký tên, đóng dấu”: Nếu Ngân
hàng chấp thuận bảo chi séc theo đề nghị của Khách hàng (tức là Ngân hàng bảo
đảm khả năng thanh toán cho tờ séc khi tờ séc được xuất trình trong thời hạn xuất
trình đòi thanh toán), thì Ngân hàng ghi ngày, tháng, năm bắt đầu thực hiện bảo chi
séc và cấp có thẩm quyền của Ngân hàng ký tên, đóng dấu vào ô này. Trường hợp
không thực hiện bảo chi séc thì để trống ô này.
Ô gồm các nội dung “Số tiền đã thanh toán”, “Số tiền từ chối thanh toán”; “Ngày
thanh toán”: Ghi số tiền đã thanh toán, số tiền từ chối thanh toán, ngày thanh toán
cho tờ séc trong tất cả trường hợp (kể cả thanh toán toàn bộ, thanh toán một phần;
từ chối thanh toán toàn bộ số tiền đề nghị thanh toán trên tờ séc).

3. Chứng từ kế toán hàng tồn kho
3.1.Phiếu nhập kho

15


Đơn vị: …………………………………………...
Địa chỉ:…………………………………………...
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày …… Tháng …… năm ……
Nợ: ………………
Số: ………………
Có: ………………
Họ và tên người giao: ………………………………………………………………………....
Theo …………… Số …… ngày …… tháng ……. năm …… của …………………............
Nhập tại kho: ……………………………Địa điểm: …………………………………………
STT Tên nhãn hiệu, quy Mã
Đơn
Số lượng
cách phẩm chất vật
số
vị
Đơn giá
Thành tiền
Theo
Thực
tư, dụng cụ, sản
tính chứng
nhập
phẩm, hàng hoá

từ
A
B
C
D
1
2
3
4

Cộng
- Tổng số tiền (viết bằng chữ): ………………………………………………………………
- Số chứng từ gốc kèm theo: …………………………………………………………………
Ngày …… tháng …… năm ……
Người lập phiếu
Người giao hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)

Phiếu nhập kho được dùng trong các trường hợp nhập kho vật tư, công cụ, dụng cụ,
sản phẩm, hàng hóa mua ngoài, tự sản xuất, thuê gia công chế biến, nhận vốn góp,
hoặc thừa phát hiện trong kiểm tra.
Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu và ngày, tháng, năm lập phiếu; họ tên
người giao vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa; số hóa đơn hoặc lệnh nhập kho; ngày,
tháng, năm theo hóa đơn; tên kho, địa điểm nhập kho.
Cột A: Ghi số thứ tự vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (số vật tư,sản phẩm, hàng

hóa ghi trên hóa đơn).
Cột B: Ghi tên vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (tên vật tư, sản phẩm, hàng hóa
ghi trên hóa đơn).
Cột C: Mã số (nếu có ghi theo hóa đơn), (có thể bỏ qua).
Cột D: Đơn vị (ghi theo hóa đơn).
Phần số lượng:
Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hóa đơn hoặc lệnh nhập).
Cột 2: Kế toán kho ghi số lượng thực nhập vào kho.
(Thông thường số lượng theo chứng từ ở cột 1 sẽ bằng số lượng thực nhập ở cột 2,
nhưng nếu hàng không về đủ, hoặc xảy ra hư hỏng trả lại người bán, và cũng có thể
16


hàng hóa về thừa so với thực mua thì cột 1 và cột 2 sẽ khác nhau, kế toán Kho cần
chú ý ghi chính xác số lượng của 2 cột này).
Cột 3: Giá nhập kho: được xác định bằng giá mua chưa thuế của hàng hóa cộng với
các chi phí thu mua (vận chuyển, bốc dỡ…) cho một đơn vị hàng hóa.
Cột 4: Bằng đơn giá nhân với số lượng
Dòng cộng: Cộng các giá trị trên phiếu nhập cho các cột số lượng, đơn giá, thành
tiền.
Dòng số viết bằng chữ: Ghi diễn giải bằng chữ tổng số tiền ở cột thành tiền trên
phiếu nhập kho.
Phiếu nhập kho lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài), hoặc 3 liên
(đối với vật tư tự sản xuất), và người lập phiếu (ghi rõ họ tên), người mua hàng mang
phiếu đến kho để nhập vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký
vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài) để ghi vào thẻ
kho sau đó chuyển cho phòng kế toán ghi sổ kế toán, và liên 1 lưu lại nơi lập phiếu,
liên 3 (nếu có) người mua hàng giữ.
3.2.Phiếu xuất kho

Đơn vị: …………………………………………...
Địa chỉ:…………………………………………...
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày …… Tháng …… năm ……
Nợ: ………………
Số: ………………
Có: ………………
Họ và tên người nhận hàng:…………………………Địa chỉ (bộ phận):…………………….
Lý do xuất kho: …………………….…………………….…………………….……………..
Xuất tại kho: ……………………………Địa điểm: …………………….……………………
ST Tên nhãn hiệu, quy
Số lượng
T
cách phẩm chất vật Mã Đơn
Đơn giá
Thành tiền
Theo
Thực
tư, dụng cụ, sản
số vị tính chứng
xuất
phẩm, hàng hoá
từ
A
B
C
D
1
2
3

4

Cộng
- Tổng số tiền (viết bằng chữ): …………………….…………………….…………………
- Số chứng từ gốc kèm theo :……………………………………………………………….
Ngày …… tháng …… năm ……
Người lập phiếu
Người nhận hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)

17


×