Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

GUONG NGUOI TOT VIEC TOT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.01 KB, 3 trang )

SÁNG LÊN MỘT TINH THẦN VƯT KHÓ
Đó là em Phạm Ngọc Hy sinh viên năm thứ 2 Đại học Y Dược
Cần Thơ.
Từ lúc chào đời, Ngọc Hy chưa bao giờ nhìn thấy gương mặt
của người cha thân yêu của mình. Nhưng ký ức về cha đối với Hy
chỉ là vài đóm nhỏ mờ nhạt nơi xa tít, không thể hình dung phụ tử
như thế nào. Bởi mọi người thường gọi em là đứa bé không cha.
Ngọc Hy tự khuyên nhủ mình rằng: “Không cha cũng không sao, bởi
vì mình còn có mẹ”. Nhưng số phận lại chớ trêu, mẹ em lại là người
đàn bà bò bệnh tâm thần. Thế là cả một thời thơ ấu tưởng chừng tươi
đẹp nhất của cô bé Hy tan biến như sương khói, thay vào đó là chuỗi
ngày dài cùng cực âu lo và đầy nước mắt. Nước mắt khóc thương
mẹ, nước mắt tủi phận mình khi chứng kiến bạn bè được đùa vui,
được ngã vào vòng tay thân yêu của mẹ. Cô bé đâm ra trầm lặng và
nỗi mặc cảm là đứa con của người mẹ điên càng làm cho cô bé sống
tách biệt với bạn bè.
Tuy được sống nhờ tại căn nhà nhỏ của người chò học ở phường
8, TPCM, chỉ mới 8 tuổi đầu mà cô bé lại là nguồn thu nhập chính
của gia đình. Sáng đi bán vé số, chiều đi học ở lớp học tình thương,
nhiều lúc vừa đi bán lại mang theo tập để học lúc nghó chân.
Từ cái ăn, cái mặc, học hành cho đến chăm sóc mẹ đều một
tay em tự lo. Mà đáng lẽ ra ở lứa tuổi ấy, phải được mẹ chăm sóc sự
giúp đỡ của người chò họ chỉ dừng lại ở việc trông nom và coi sóc
mẹ mỗi khi em không có ở nhà.
Ngọc Hy kể lại “Có nhiều hôm, mẹ lên cơn thì mẹ thường hay
vùng vẫy đập đầu bôm bốp vào tường vào thành giường, mỗi khi
được đỡ ngồi dậy đút ăn cơm hay thay quần áo. Có lúc sợ mẹ đau,
phải lấy thân mình chòu những cái đập đầu của mẹ”.
Suốt bao nhiêu năm trời. Cô bé đã chòu đựng bằng nỗi đau và
nước mắt, vào một ngày nọ có lẽ là ngày cuối cùng cô bé được ở
bên mẹ. Và rồi người mẹ cũng đã ra đi mãi mãi. Ngọc Hy trở thành


cô bé mồ côi, tình thương và niềm an ủi cuối cùng của em đã vụt tan
biến, mọi ước mơ tuổi thơ trong em không còn ý nghóa, con đường
tương lai đối với em đã khép lại, em cảm thấy tuyệt vọng chỉ biết
khóc vào khóc thật nhiều. Sau đó người chò họ đã quyết đònh gửi
Ngọc Hy vào làng SOS Cà Mau. Ngọc Hy vào làng là năm 1997,
năm đó cô bé vừa tròn 9 tuổi.
Chò Hữu Thò Thu người nhận chăm sóc em kể lại “Ngày đầu
tiên vào làng nhìn em với dáng vẽ tiều t chỉ biết khó điều đó làm
cho tôi có sự cảm thông rất đặc biệt tôi quyết đònh sẽ chăm sóc và
thương yêu em như con ruột của mình”. Cũng từ đó Ngọc Hy được
sống trong tình thương yêu đùm bọc che trỡ của mẹ Thu, em đã lấy
lại được niềm vui và ý chí quyết tâm của mình. Thế là 12 năm trôi
qua Ngọc Hy luôn đạt học sinh giỏi, em nhận được rất nhiều học
bổng trong nước và quốc tế như: báo tuổi trẽ, SOS, odol vallet
(Pháp)…
Theo nhận xét của anh Trần Quốc Bảo cán bộ quản lý ở đây
cho biết thêm, Ngọc Hy rất ngoan hiền học giỏi có nhiều năng khiếu
như : vẽ trang, hát,… tham gia nhiều phong trào do các cấp tổ chức.
Em được đánh giá là mộ trong những em xuất sắc nhất làng.
Chưa dừng lại ở đây, mà Ngọc Hy còn thi đậu 2 trường đại học
(Đại học Y Dược và Đại học Ngoại Ngữ). Được biết hiện nay Hy
đang là sinh viên năm 2 Đại học Y Dược Cần Thơ và là một trong
những học sinh xuất sắc của trường. Khi hỏi vì sao Hy lại chọn
ngành y Ngọc Hy tâm sự “Ngày đó em hy vọng có một phép lạ nào
đó để chữa bệnh cho mẹ và đó cũng là lý do mà Hy theo ngành y.
Và Hy cũng muốn sau khi ra trường về quê hương sẽ giúp cho người
nghèo bệnh tật khác và những trẽ em bất hạnh như mình”.
Một lời nói rất bình dò nhưng chứa đựng cả một tấm lòng yêu
thương con người. Đó chính là cái đức của người làm nghề y.
Bằng lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ nguyện đem tri thức và tài

năng để thắp sáng niềm tin cho những vùng quê xa xôi.
MINH CƯỜNG

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×