Tải bản đầy đủ (.pptx) (38 trang)

Ung dung cua tia x trong y hoc (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.31 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TIA - X

Nhóm 5:
1. Azi Zah
2. Trần Thị Thu Huế
3. Nguyễn Văn Đức
4. Nguyễn Thị Thu Quyên

GVHD: ThS. Phan Văn Huấn


Lịch sử

Nội dung

Bản chất

Ứng dụng Tia - X trong y
học


I.Lịch sử hình thành và phát triển :
- Tia X được phát hiện năm 1895 bởi nhà
vật lý học người Đức Wilhelm Roentgen
khi đang tìm cách sửa lại ca-tốt, ông đặt các
vật thể khác nhau trước một thiết bị do ông
chế tạo để đo mức độ hiển thị hình ảnh của
chúng lên các tấm phim.


 
W. C. Rơnghen
Nhà vật lý học người
Đức(1845- 1923)


I.Lịch sử hình thành và phát triển :
- Tia X được phát hiện năm 1895 bởi nhà vật lý học người
Đức Wilhelm Roentgen khi đang tìm cách sửa lại ca-tốt,
ông đặt các vật thể khác nhau trước một thiết bị do ông chế
tạo để đo mức độ hiển thị hình ảnh của chúng lên các tấm
phim.
 
Roentgen nảy ra ý tưởng, ông xem bàn tay của vợ tiếp
xúc với những tia sáng bí ẩn này=> tấm phim ghi lại được
hình ảnh toàn bộ cấu tạo xương và cơ của bàn tay như hình
ảnh mà ta nhìn thấy trong các tấm phim chụp X-quang
ngày nay.

W. C. Rơnghen
Nhà vật lý học người
Đức(1845- 1923)


II.Bản chất của tia X.
1. Khái niệm
- Bức xạ X (bao gồm tia X hay X-ray) là một dạng của sóng điện từ.
hầu hết tia X có dải bước sóng trong khoảng từ 0,01 đến 10 nm .

Hình Phổ điện từ



II.Bản chất của tia X.
1. Khái niệm
- Có hai nguồn bức xạ chính là:
Bức xạ nền tự nhiên: đến từ mặt trời (bức xạ vũ
trụ), trái đất ( khí Radon) và các chất phóng xạ tự
nhiên trong cơ thể con người.
Bức xạ phơi nhiễm y tế: chủ yếu xuất phát từ
máy chụp X quang và chụp CT scanner


II.Bản chất của tia X.
2. Tính chất của tia X:
-Khả năng đâm xuyên tốt: truyền qua được những vật
chắn sáng thông thường như giấy, gỗ, hay kim loại
mỏng … Bước sóng càng ngắn, đâm xuyên càng
mạnh.


II.BẢN CHẤT CỦA TIA X.
2. TÍNH CHẤT CỦA TIA X.

-Tác dụng rất mạnh lên kính ảnh.
-Làm phát quang một số chất.
-Có khả năng ion hóa không khí và các chất khí.
-Tác dụng sinh học rất mạnh: hủy hoại tế bào,
diệt vi khuẩn, …
=> từ những tính chất này người ta đã tạo ảnh
bằng tia X theo phương pháp :



II.Bản chất của tia X.
2. Tính chất của tia X.
a) phương pháp dùng màn huỳnh quang:
Là một tấm gương lớn thủy tinh có phủ 1 lớp sunfua kẽm khi
chiếu tia X vào nó sẽ tạo ra ánh sáng huỳnh quang có bước
sóng 500nm mà mắt có thể quan sát được. => gọi là chiếu X
quang
b) phương pháp dùng phim ảnh để chụp:
Dựa vào quy luật hấp thụ và sự phụ thuộc của hệ số hấp thụ,
đặc tính cấu trúc của vật nghiên cứu. những phần mỏng dày
khác nhau, có khối lượng riêng khác nhau sẽ hấp thụ tia X
không đồng đều nhau. tia X gây tác dụng lên phim


- khối 1: phát chùm tia X, cường độ đồng đều trên 1 tiết diện đủ bao quát đối tượng
nghiên cứu 2
- khối 2 : ( đối tượng) chùm tia X qua khối 2 vùng bị hấp thụ mạnh chùm ló ra yếu và
ngược lại
- khối 3 ( có thể là màn huỳnh quang ) có thể có phim ảnh
=> do chùm tia ló khối 2 tác dụng nên độ sáng tối trên phim thể hiện tác dụng khác về
cường độ => kỹ thuật khác nhau=> hình ảnh rõ nét => phân tích cấu trúc ( y học: pp X
quang chuẩn đoán)
=> tăng độ tương phản giữa tổ chức lành và bệnh => dùng các chất cản quang ( barit,
lipiodol hoặc bơm không khí vào nơi thăm khám )


II.Bản chất của tia X.
3. Cách tạo ra tia X.

Ngày trước, người ta tạo ra tia X bằng ống Rơn-ghen,
sau này người ta dùng ống Coolidge (Cu-lit-giơ).
* Ống Rơn-ghen:


II.BẢN CHẤT CỦA TIA X.

3. CÁCH TẠO RA TIA X.

*Ống Coolidge (Cu-lit-giơ)


HIỆN NAY NGƯỜI TA ĐÃ CHẾ TẠO CÁC LOẠI ỐNG TIA X CÓ HÌNH DẠNG KHÁC
NHAU DÙ VỀ NGUYÊN TẮC THÌ GIỐNG NHƯ ỐNG COOLIDGE LÚC ĐẦU.

TRONG MÁY CHỤP X
TRONG NHA KHOA:
QUANG THÔNG THƯỜNG:


III.Ứng dụng tia X :
1. Chụp ảnh X quang
a) Khái niệm:
- X-quang là một loại bức xạ năng lượng cao. Máy chụp
X-quang phát ra các chùm tia X có bức xạ cao, các tia X
này xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch trong cơ
thể dễ dàng => tạo hình ảnh=> dựa vào hình ảnh chẩn
đoán bệnh.



*

Máy chụp X quang :
- Nguyên lý hoạt động : Trong chẩn đoán y học để thu nhận được tia X người ta sử
dụng phim âm bản chứa trong cassette. Cassette được đặt sau vật cần chiếu, tia X sau
khi xuyên qua được vật sẽ đến đập vào phim. Khi rửa phim dùng AgCl, những nơi
nào tác dụng với tia X khi rửa sẽ không bị mất (có màu đen) còn nơi nào không tác
dụng với tia X (đối với xương, tia X bị cản lại), khi rửa sẽ bị trôi (có màu trắng) =>
vì độ xuyên sâu của tia X cao nên người ta dùng để chụp những vật cứng như:
xương, răng, không dùng để chụp mô. 

Cơ chế tạo ảnh

Máy X- Quang




*

Bảo hộ khi chụp X-quang
nên cởi quần áo (ở vị trí chụp X-quang) để dễ
bộc lộ tổn thương.
Trước khi chụp X-quang, bỏ hết đồ trang sức,
các vật dụng bằng kim loại ra khỏi cơ thể => vì
kim loại có thể ngăn cản tia X xuyên qua cơ thể,
gây cản trở cho quá trình thực hiện kỹ thuật.
Các bác sĩ có thể tiêm hoặc cho bạn
uống thuốc cản quang trước khi chụp nếu xét
nghiệm yêu cầu phải sử dụng thuốc cản quang.

Để chụp X-quang ruột, các bác sĩ sẽ tiến hành
thụt tháo và làm sạch ruột trước khi chụp.
Một số kỹ thuật chụp X quang đặc biệt cần có
sự chuẩn bị theo yêu cầu của bác sĩ.


* Chỉ định
Khi bạn có thể mắc một số bệnh lý như: viêm khớp, khối u ở vú, bệnh
phổi, tắc mạch, ung thư xương, các vấn đề liên quan đến tim mạch,
xương gãy, nhiễm trùng và các vấn đề liên quan đến răng miệng...

Chụp xương bàn tay

Chụp phổi


* Chống chỉ định
Phụ nữ có thai là đối tượng
không nên chụp Xquang do tia X có thể ảnh
hưởng không tốt tới sự
phát triển của thai nhi.

Thai phụ


* Ưu điểm của phương pháp chụp X-quang:
Là kỹ thuật đơn giản, hiệu quả và cho kết quả nhanh nhất những tổn
thương của cơ thể như:
- Giúp phát hiện và theo dõi tình trạng bệnh loãng xương
- Theo dõi được hiệu quả của việc điều trị

- Kiểm tra những vấn đề tim mạch, giúp hạn chế nguy cơ bị tai biến.
- Phát hiện những khối u ở xương, vú, phổi…
- Giúp phát hiện chính xác các bệnh lý về cột sống, như thoát vị đĩa
đệm, thoái hóa cột sống.


* Nhược

điểm của phương pháp chụp X-

quang:
Tia X có khả năng gây ion hóa hoặc các phản ứng có thể
nguy hiểm cho sức khỏe con người
=> do đó bước sóng, cường độ và thời gian chụp ảnh y tế
luôn được điều chỉnh cẩn thận để tránh tác hại cho sức
khỏe.


CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
1) CT :
* Khái niệm
Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật dùng nhiều tia X quét lên một
khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang, phối hợp với xử lý bằng
máy vi tính để cho ra hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ
phận cần chụp.

Máy chụp CT


* Nguyên lý hoạt động của CT:


- Trong máy CT có một nguồn phát ra tia X
có thể xoay tròn quanh bộ phận cần chụp. Tia
X sẽ chiếu qua bệnh nhân và đến được các đầu
dò (detector). Tia X khi chiếu qua bệnh nhân sẽ
bị hấp thụ một phần bởi các cơ quan. Tuỳ theo
cấu tạo của các cơ quan khác nhau, mà mức độ
hấp thụ tia X sẽ khác nhau (xương sẽ hấp thụ
tia X nhiều nhất, còn mô mềm sẽ hấp thụ ít
hơn.)
- Đầu dò sẽ chuyển năng lượng tia X thành
các tín hiệu điện. Các đầu dò có thể là đầu dò
dùng khí hiếm, hay làm bằng bán dẫn. Tín hiệu
từ đầu dò sẽ được đưa đến máy tính để xử lý.
Máy tính sẽ dùng các thuật toán để tái tại lại
hình ảnh của phần cơ thể được chụp và hiển thị
cho bác sĩ.

Máy PET- CT


*Một số máy chụp cắt lớp :

CTScanner năm 1971

Hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính 256
dãy, 512 lát cắt tại BV Việt Đức. Trên
trần chụp, bệnh viện trang trí thêm
tranh để bệnh nhân bớt căng thẳng



×