Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Luận văn sư phạm Bước đầu nghiên cứu sự sinh tinh của thạch sùng đuôi sần Hemidactylus Frenatus Schlegel, 1836 tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai vào mùa khô (tháng IX-III)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 41 trang )

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, được biết đến như một
đất nước có tiềm năng đa dạng sinh học cao với hệ động thực vật phong phú,
đặc biệt là các loài bò sát. Thạch sùng đuôi sần (TSĐS) Hemidactylus frenatus
Schlegel, 1836 thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae), bộ Có vảy (Squamata), lớp Bò
sát (Reptilia). Trên thế giới chúng phân bố rộng khắp ở nhiều quốc gia và khu
vực như ấn Độ, Mianmar, Thái Lan, Malaixia, bắc Ôxtrâylia, Đông Phi và
một số đảo thuộc ấn Độ Dương. ở Việt Nam, TSĐS có ở hầu hết các vùng
trong cả nước với số lượng lớn [15]. Trong tự nhiên có thể bắt gặp chúng ở bất
cứ đâu (gốc cây, bờ tường, khe gạch của các khu dân cư hay trong hang hốc đá
của vùng rừng núi...). Vì thế có thể coi đây là một loài động vật hoang dã
nhưng sống khá gần gũi với con người.
Thức ăn của TSĐS là các động vật không xương sống cỡ nhỏ, chủ yếu
thuộc lớp Sâu bọ như: ruồi, muỗi, kiến, gián, mối Do đó trong tự nhiên
chúng là thiên địch của nhiều loài côn trùng có hại cho con người, đồng thời là
một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái. Mặt khác, do phân bố rộng, dễ
kiếm, số lượng lớn, kích thước nhỏ và không độc hại nên trong các trường Đại
học, Cao đẳng TSĐS được coi là một trong những đối tượng thí nghiệm đại
diện cho lớp Bò sát. Trong dân gian chúng còn được coi là một vị thuốc trong
nhiều bài thuốc cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc. Theo Trần Huyền
Trân [17], thành phần chất béo trong mỡ của TSĐS khá giống với thành phần
chất béo trong mỡ của tắc kè. Vì thế, có thể hi vọng dùng TSĐS làm thuốc
thay thế cho tắc kè trong một số trường hợp. Điều này có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong khi nguồn lợi tắc kè ngày càng suy giảm. Cho nên, bên cạnh
giá trị về mặt khoa học, TSĐS còn có giá trị về mặt kinh tế.
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về TSĐS nói chung nhưng chưa đi


sâu vào nghiên cứu các chu kì sinh thái học. ở Việt Nam, có một số công trình
nghiên cứu của tác giả Ngô Thái Lan và cộng sự về chu kì sinh sản của TSĐS

Khóa luận tốt nghiệp

1

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

trong điều kiện nuôi ở Hà Nội [9], chu kì sinh tinh của TSĐS ở Vĩnh Phúc [6],
và Bắc Giang [7]. Tuy nhiên, để có đầy đủ dẫn liệu về sinh sản của loài TSĐS
ở Việt Nam, đòi hỏi phải có dẫn liệu ở nhiều khu vực sinh cảnh khác nhau.
Chính vì thế, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Bước đầu nghiên cứu
sự sinh tinh của TSĐS Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836 ở huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai trong mùa khô (tháng IX-tháng III).
2. Mục đích của đề tài
Học tập phương pháp nghiên cứu khoa học ở trường Đại học.
Tìm hiểu sự biến đổi về đặc điểm hình thái của cơ thể, đặc điểm hình
thái cũng như cấu trúc mô học của tinh hoàn và mào tinh hoàn để đưa ra kết
luận về sự sinh tinh của TSĐS ở khu vực huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trong
mùa khô (tháng IX-III).
3. ý nghĩa của đề tài
3.1. ý nghĩa khoa học
Cung cấp thêm dẫn liệu khoa học về sinh sản của loài TSĐS ở huyện
Bảo Thắng nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Bổ sung kiến thức cho chuyên ngành sinh thái học Động vật, sinh
trưởng và phát triển của Động vật, cho chuyên khảo Lưỡng cư - Bò sát học và
cho chương trình Động vật học.
3.2. ý nghĩa thực tiễn
Từ các nghiên cứu sự sinh tinh của TSĐS có thể nhận biết được các giai
đoạn sinh sản của chúng trong tự nhiên, từ đó có biện pháp bảo vệ loài TSĐS
nói riêng và góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi
Lưỡng cư - Bò sát nói chung.

Khóa luận tốt nghiệp

2

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

Chương 1. tổng quan tài liệu
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
TSĐS là một đối tượng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa
học trên thế giới. Trước khi loài này được công bố, Lý Thời Trân đã có những
nghiên cứu nhất định về tác dụng làm thuốc của chúng ở Trung Quốc [17].
Đến năm 1836, Schlegel đã chính thức đặt tên cho loài này là Hemidactylus
frenatus. Từ đó đến nay các công trình nghiên cứu về TSĐS đều lấy tên khoa
học là Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836 [23].
Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc

điểm sinh học và sinh thái học cá thể của TSĐS. Năm 1962, Church đã nghiên
cứu chu kì sinh sản của 3 loài thạch sùng (Cosymbotus platyurus,
Hemidactylus frentus, Peporus mutilatus) ở Java (Inđônêxia) cho thấy với khí
hậu ôn hòa của vùng cả 3 loài này đều có thể sinh sản vào bất kì thời điểm nào
trong năm mà không có chu kì, mùa sinh sản rõ ràng. Năm 1984, Chou và
Leong [18] đã nghiên cứu hoạt động ra vào nơi trú ẩn của loài TSĐS
Hemidactylus frenatus và thạch sùng Cosymbotus platyurus. Họ đã chứng
minh 2 loài này đều hoạt động vào cả ngày lẫn đêm nhưng chủ yếu vào ban
đêm.
Năm 1994, Ota đã nghiên cứu chu kì sinh sản của thạch sùng cái
Hemidactylus frenatus và thạch sùng cái Lepidactylus lugubris ở Singapore
đồng thời cung cấp thêm dẫn liệu về chu kì sinh sản và ảnh hưởng của nhiệt độ
tới quá trình nở của trứng trong điều kiện tự nhiên [22].
Bên cạnh các công trình mhgiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái
học nêu trên còn có một số công trình nghiên cứu về phân loại đã đề cập đến
loài này như công trình của Gỹnther, (1864) [20] đã nghiên cứu về TSĐS ở ấn
Độ, Xrilanka, Inđônêxia, Singapore, Thái Lan, Campuchia đồng thời cũng mô
tả đặc điểm hình thái chung của loài. Các công trình nghiên cứu về phân loại

Khóa luận tốt nghiệp

3

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


và phân bố của TSĐS do các tác giả Smith [23], Bourret [26], Taylor [24]
nghiên cứu ở ấn Độ, Trung Quốc và Đông Dương đã bổ sung thêm các thông
tin về đặc điểm hình thái và phân bố của loài này.
Một trong những hướng nghiên cứu mới gần đây là ứng dụng thành tựu
của công nghệ sinh học phân tử để nghiên cứu mối quan hệ phát sinh chủng loại
của các quần thể trong cùng một loài hoặc các loài thuộc cùng một giống, họ.
Đáng chú ý có công trình của Han De - Min, Zhou Kai - Ya, aron M. Bauer
(2004) đã nghiên cứu về mối quan hệ phát sinh của 10 loài tắc kè và thạch sùng ở
Trung Quốc dựa vào sự phân tích trình tự các đọan r ARN 12s [21].
1.1.2. ở Việt Nam
Từ xưa ông cha ta đã biết sử dụng thạch sùng để chữa một số bệnh như:
tràng nhạc, hen suyễn, đau xương khớpVào thế kỉ XVIII, nhà sư Tuệ Tĩnh
đã phổ biến một số bài thuốc sử dụng thạch sùng để chữa bệnh. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu thạch sùng ở nước ta một cách có hệ thống thì chỉ mới bắt đầu
từ thế kỉ XX.
Năm 1944, Bourret đã nghiên cứu TSĐS và thạch sùng cụt ở Đông
Dương trong đó có chỉ ra đặc điểm phân loại của các loài này ở đây [26].
Năm 1970, Trần Huyền Trân đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái
học của TSĐS và tác dụng làm thuốc của chúng đối với con người [17].
Năm 1977, Trần Kiên và Hoàng Toản Nhung [4] bước đầu nghiên cứu
một số đặc điểm sinh thái của TSĐS. Các tác giả đã cung cấp một số thông tin
về thời gian hoạt động mùa và ngày đêm, thời gian sinh sản và thức ăn thường
được sử dụng cho tsđs trong tự nhiên. Đây được xem là những cơ sở dữ liệu
rất quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này.
Từ năm 2003 đến năm 2004, Ngô Thái Lan và cộng sự bước đầu đã sử
dụng phương pháp mô học để nghiên cứu chu kì sinh sản của TSĐS ở Bắc
Giang [7].

Khóa luận tốt nghiệp


4

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

Ngoài ra, ở Việt Nam còn có một số công trình nghiên cứu về phân loại
bò sát nói chung và TSĐS nói riêng cụ thể: Đào Văn Tiến (1982) đã đưa ra
khóa định loại thằn lằn ở Việt Nam trong đó có chỉ ra các đặc điểm để xác
định loài TSĐS (Hemidactylus frenatus) [16]. Từ năm 1997 đến năm 2001, Lê
Nguyên Ngật và các cộng sự đã tiến hành điều tra khu hệ ếch nhái và bò sát ở
các khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn [11], Pù Mát [17] và các khu vực đồi
rừng thuộc Tây Quảng Nam [12], Hà Tây[13] Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng
và cộng sự đã xuất bản cuốn Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam, trong đó
thống kê được 458 loài gồm 162 loài ếch nhái và 296 loài Bò sát [15].
Điểm lại các công trình nghiên cứu về Lưỡng cư - Bò sát nói chung và
TSĐS nói riêng có thể chỉ ra các hướng nghiên cứu cơ bản sau:
* Điều tra, khảo sát và đánh giá sự đa dạng của khu hệ Lưỡng cư - Bò
sát trong các khu vực sinh cảnh lớn.
* Mô tả các đặc điểm hình thái giải phẫu để đưa ra các khóa định loại
nhằm phân loại các loài lưỡng cư bò sát trong các khu vực nhất định.
* Tìm hiểu các đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài làm cơ sở
cho nhân nuôi và bảo vệ.
Theo hướng thứ 3 đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu, song mới
chỉ dừng lại ở phạm vi là các khu vực sinh cảnh lớn mà chưa đi sâu vào nghiên
cứu các khu vực sinh cảnh nhỏ. Mặt khác, cũng mới tiến hành chủ yếu ở khu
vực Đông Bắc Bộ còn khu vực Tây Bắc Bộ hầu như chưa có tác giả nào tiến

hành nghiên cứu. Đề tài của chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự sinh tinh của
một đối tượng quen thuộc là TSĐS nhưng theo hướng mới là nghiên cứu trong
các khu vực sinh cảnh nhỏ (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) thuộc vùng Tây
Bắc Bộ.

Khóa luận tốt nghiệp

5

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

1.2. Điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Bảo Thắng là một huyện miền núi biên giới, nằm ở vị trí trung tâm của
tỉnh Lào Cai, có diện tích tự nhiên khoảng 67,298 ha. Phía Bắc giáp huyện Hà
Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Bắc
Hà và Mường Khương; phía Nam và Tây Nam giáp huyện Sapa, Văn Bàn và
Bảo Yên; phía Tây giáp thành phố Lào Cai.
1.2.1.2. Địa hình
Huyện nằm trong lưu vực sông Hồng có địa hình khá phức tạp và bị
chia cắt mạnh. Độ cao trung bình từ 80- 400 m. Gồm dải thung lũng hẹp chạy
dài ven sông Hồng, dải núi thấp Pú Luông của dãy Phanxipăng ở phía Tây và
dải núi Con voi ở phía Đông.
Chất đất tự nhiên tương đối đa dạng: đất phù sa được bồi đắp thường

xuyên bởi sông Hồng và các suối (độ dinh dưỡng cao, độ chua thấp), đất phù
sa không được bồi đắp thường xuyên, đất mùn vàng đỏ trên đá sét.
1.2.1.3. Khí hậu
Đây là huyện nằm ở phía đông của dãy Hoàng Liên Sơn có khí hậu
vùng núi cao được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng IV đến tháng VIII)
và mùa khô (tháng IX đến tháng III năm sau).
* Nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,50C, tháng thấp nhất là tháng I
(140C), tháng cao nhất là tháng VII (310C).
Độ ẩm trung bình tương đối cao: 85%.
* Lượng mưa trung bình: từ 1400 đến 1500 mm/ năm.
1.2.1.4. Chế độ thủy văn
Hệ thống thủy văn của huyện khá phức tạp bao gồm các hệ thống sông
suối lớn và phân bố dày đặc.

Khóa luận tốt nghiệp

6

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

Sông Hồng chảy qua địa bàn huyện dài 42 km có đặc điểm: lòng sông
rộng, sâu, độ dốc nhỏ, ít thác ghềnh. Lưu lượng nước phân bố trong năm
không đều (về mùa mưa chiếm tới 80% tổng lượng nước trong cả năm). Sông
Hồng có vai trò quan trọng trong việc bồi đắp phù sa cho các vùng đất ven

sông (vào mùa lũ lượng phù sa từ 6000- 8000 g/m3, mùa cạn là 50 g/m3), song
sự ngập lụt trong mùa mưa cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời
sống của nhân dân.
Các suối trong vùng đều bắt nguồn từ các dãy núi cao, có đặc điểm:
lòng suối lớn và dốc, mở rộng dần về phía hạ nguồn, mức độ thay đổi dòng
chảy lớn
1.2.1.5. Đặc điểm sinh giới
Với các điều kiện về khí hậu, địa hình và thủy văn như trên đã tạo điều
kiện cho sự phát triển phong phú đa dạng của các hệ động thực vật nhiệt đới
và cận nhiệt đới.
* Giới thực vật
Diện tích rừng khoảng 25983 ha chiếm 38,61% tổng diện tích tự nhiên.
Trong đó, rừng tự nhiên chiếm 65,69%, rừng trồng chiếm 34,31% tổng diện
tích rừng hiện có. Chủ yếu là rừng nhiệt đới thường xanh với nhiều loại cây lá
rộng như: phay, trám, sồi, dẻ Rừng trồng phổ biến là cây ăn quả và cây
công nghiệp.
* Giới động vật
Do hệ sinh thái rừng đã bị tàn phá, diện tích rừng tự nhiên nhất là rừng
nguyên sinh bị thu hẹp nên số lượng của các loài đông vật đều đã giảm đi rất
nhiều. Về thành phần lưỡng cư - bò sát, chủ yếu có: cóc nhà, chẫu chuộc,
thạch sùng, thằn lằn bóng đuôi dài. Các loài như Ba ba, rắn Cạp nong, rắn Cạp
nia, rắn Hổ mang trước đây rất phổ biến nhưng hiện nay rất ít gặp.
1.2.2. Điều kiện xã hội
Thành phần dân tộc trong huyện khá đa dạng gồm Kinh, Dao, Tày,
Nùng, Dáy, Hmôngtrong đó dân tộc Kinh chiếm 70,68%.

Khóa luận tốt nghiệp

7


Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

Dân cư phân bố không đều và có sự sai khác lớn về trình độ văn hóa và
tập quán sinh sống. Đa số các dân tộc ít người sống trên vùng núi cao, xa xôi,
trình độ văn hóa thấp, tập quán sản xuất du canh du cư. Đây là một trở ngại
trong việc phát triển kinh tế - xã hội toàn diện của huyện.
Kinh tế trong vùng chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp. Công nghiệp
ít phát triển.
Việc khai thác các nguồn lợi về sinh vật trong vùng đã dẫn đến sự cạn kiệt
các loài động thực vật nói chung và các loài Bò sát nói riêng. Trong khi đó sự
quan tâm, bảo vệ của nhân dân và các cấp chính quyền còn chưa thỏa đáng.
1.3. Đặc điểm cơ quan sinh dục đực của lớp Bò sát
Cơ quan sinh dục đực bao gồm: 2 tinh hoàn có chức năng chính là sản
xuất tinh trùng. Sau khi được tạo thành, tinh trùng được đưa vào mào tinh hòan
(tinh hoàn phụ). Mào tinh hoàn là di tích của trung thận, có chức năng nuôi
dưỡng và hoạt hóa tinh trùng. Tinh trùng trưởng thành sau khi đã được hoạt
hóa sẽ được chuyển vào ống Vonphơ (ống dẫn tinh), sau đó nhờ cơ quan giao
phối đưa thẳng vào cơ quan sinh dục của con cái.
Sự xuất hiện cơ quan giao phối là đặc điểm thể hiện sự thích nghi với
đời sống ở cạn [2]. Tuy nhiên, cơ quan này chưa thật hoàn chỉnh như cơ quan
giao phối của động vật có vú (trừ bộ Rùa và bộ Cá sấu) [3]. Các loài Bò sát
khác nhau sẽ khác nhau về hình dạng cơ quan giao phối, do đó con đực của
loài này không thể giao phối với con cái của loài khác. ở họ Tắc kè
(Gekkonidae), cơ quan giao phối là hai túi rỗng nằm duới da, hai bên bờ khe
huyệt về phía gốc đuôi. Trong cơ quan giao phối có nhiều mạch máu, khi bị

kích thích máu dồn tới làm cơ quan đó cương lên và lộn ra ngoài [2].

Khóa luận tốt nghiệp

8

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

Chương 2. đối tượng, địa điểm, thời gian và phương
pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là thạch sùng đuôi sần,
có vị trí phân loại như sau:

ảnh 1. Thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836
Loài: Thạch sùng đuôi sần (Hemidactylusfrenatus Schlegel, 1836).
Chi: Thạch sùng

(Hemidactylus).

Họ:

Tắc Kè

(Gekkonidae).


Bộ:

Có Vảy

(Squamata).

Lớp: Bò Sát

(Reptilia).

Số lượng mẫu là 54 cá thể đực trưởng thành có chiều dài mõm huyệt:
lmh = 51,0-59,5 mm; chiều dài đuôi: lđ = 50,17-58,49 mm; trọng lượng cơ thể: P
= 2,78-4,21 g.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành thu mẫu tại 2 vùng sinh cảnh của huyện Bảo Thắng,
tỉnh Lào Cai là: sinh cảnh dân cư và sinh cảnh đồi núi.

Khóa luận tốt nghiệp

9

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


Các tiêu bản mô học tinh hoàn được làm tại phòng thí nghiệm Tế bào
Mô phôi, thuộc bộ môn Tế bào - Mô phôi và Lý sinh, khoa Sinh học, trường
Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đọc tiêu bản tại phòng thí nghiệm bộ môn Động vật học, khoa Sinh
học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng II/ 2005 đến tháng V/ 2008.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu mẫu
TSĐS được bắt ngẫu nhiên bằng cách dùng vợt hoặc bắt trực tiếp bằng
tay tại các khe đá, bờ tường rào, trên tường nhà. Thạch sùng được đựng trong
các lọ nhựa có đục lỗ xung quanh để cho sống. Sau đó tiến hành đo đạc các
chỉ tiêu hình thái như chiều dài đuôi, chiều dài mõm huyệt (bằng thước mm),
trọng lượng cơ thể (bằng cân vi lượng).
2.3.2. Phương pháp làm tiêu bản mô học tinh hoàn
Chúng tôi tiến hành làm tiêu bản mô học theo phương pháp nhuộm kép
sử dụng hai loại thuốc nhuộm là hematoxylin và eosin [5].
2.3.2.1. Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ và hóa chất
a/ Mẫu vật: Gồm 54 các thể TSĐS đực trưởng thành.
b/ Dụng cụ
Máy cắt, dao cắt, panh, kim nhọn, đèn cồn, hộp đĩa Petri.
Tủ ấm 370C và 600C.
c/ Hóa chất
Dung dịch định hình Bouin.
Cồn ở các nồng độ 700, 900, 960, 10001, 10002.
Xylen và hỗn hợp cồn + xylen với tỷ lệ 1:1.
Paraphin, sáp ong, glyxerin và hỗn hợp xylen + paraphin với tỉ lệ 1:1.
Hematoxylin, eosin.

Khóa luận tốt nghiệp


10

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

Nước sôi, nước cất.
2.3.2.1. Phương pháp tiến hành
a/ Lấy mẫu
Đặt thạch sùng sống nằm ngửa trên khay mổ, ghim chặt tứ chi, đầu,
đuôi. Dùng kéo mổ một đường dọc từ ngang ngực đến lỗ huyệt. Dùng kim mũi
nhọn gỡ nội quan ra ngoài. Sau đó dùng kẹp gắp nhẹ nhàng tinh hoàn, mào
tinh hoàn (tránh làm tổn thương các cấu trúc bên trong).
b/ Cố định mẫu
Mẫu tinh hoàn, mào tinh hoàn vừa lấy xong đem ngâm ngay vào lọ chứa
dung dịch định hình Bouin có thể tích lớn gấp 30-50 lần thể tích mẫu và để
trong 24-28 giờ.
c/ Rửa nước
Mẫu sau khi cố định được rửa dưới vòi nước chảy trong 6 giờ hoặc
ngâm trong cốc to, 10-15 phút thay một lần, kéo dài 8-12 giờ để loại bỏ hết
hóa chất cố định.
d/ Đúc mẫu
Loại nước: mẫu được chuyển qua các dung dịch cồn có nồng độ tăng
dần. Bắt đầu từ 700, 900, 960, 10001, 10002 mỗi lần trong 40-60 phút.
Tẩm dung môi trung gian của paraphin: chuyển mẫu vào hỗn hợp cồn +
xylen (tỷ lệ 1:1), xylen2, xylen1 (xylen nguyên chất) mỗi lần trong 40-60 phút.

Tẩm paraphin: chuyển mẫu vào hỗn hợp xylen + paraphin (tỷ lệ 1:1) để
ở nhiệt độ 370C-400C từ 3-8 giờ. Chuyển tiếp sang paraphin ở nhiệt độ 580C600C từ 3-6 giờ. Tiếp theo chuyển mẫu vào paraphin trộn thêm 3-5% sáp ong
để ở 580C-600C trong 3-6 giờ. Sau đó đem ra đúc.
Đúc mẫu trong paraphin: lấy paraphin trộn thêm 3-5% sáp ong để đúc.
Dùng khuôn đúc bằng đĩa đồng hồ hoặc hộp Petri có bôi một lớp glyxerin
mỏng. Paraphin dược đun nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 600C, tiếp đó đổ vào
khuôn. Dùng panh nhỏ hơ nóng gắp mẫu đặt vào khuôn. Hơ nóng panh để

Khóa luận tốt nghiệp

11

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

chỉnh mẫu sao cho chiều cắt là thẳng đứng hoặc nằm ngang. Sau khi khối
paraphin đã đông đặc lại nhưng vẫn còn nóng thì thả vào cốc nước lạnh để
paraphin được nguội đều, tạo độ dẻo và kết dính tốt. Mẫu sau khi đúc để ít
nhất trong 24 giờ cho paraphin ổn định mới cắt.
e/ Cắt mẫu và dán mẫu lên lam kính
Cắt mẫu: dùng dao mỏng hơ nóng và gắn khối paraphin (đã cắt thành
miếng nhỏ hình thang cân) lên đế cắt. Chỉnh độ nghiêng của lưỡi dao khoảng
450, kẹp đế có mẫu vào, điều chỉnh độ dày lát cắt khoảng 5-7 àm. Quay tay
theo chiều kim đồng hồ để cắt mẫu thành các lát mỏng. Dùng bút lông hoặc
kim nhọn để đỡ lát cắt thả vào bát nước ấm (khoảng 370C) cho mẫu dãn đều.
Dán mẫu lên lam kính: bôi một lớp mỏng dung dịch albumin lên lam

kính, để khô, hơ nóng khoảng 600C trên ngọn lửa đèn cồn tạo lớp keo dính
mẫu. Lấy lam kính đã bôi albumin để nghiêng 450 nhúng vào bát nước đã để
mẫu, dùng kim nhọn giữ và chỉnh lát cắt vào trong lam, hớt lát cắt ra và chỉnh
cho lát cắt vào giữa lam. Để tiêu bản vào giá nghiêng cho chảy hết nước. Đưa
toàn bộ giá tiêu bản đã gắn mẫu vào tủ ấm 370C trong 12 giờ hoặc để ở nhiệt
độ phòng trong 24 giờ.
f/ Nhuộm mẫu
Loại paraphin: cho lam đã gắn mẫu vào 2 lần xylen nguyên chất mỗi làn
20-30 phút rồi chuyển vào cồn + xylen tỷ lệ 1:1; cồn 960, 900, 700; nước (mỗi
lần 3-5 phút). Để tiêu bản ráo nước.
Nhuộm: nhuộm hematoxylin trong 5-7 phút, rửa dưới vòi nước để làm
sạch hoặc có thể biệt hóa bằng dung dịch cồn 960 và HCl tỷ lệ 99:1 trong 1-2
giây và rửa bằng nước cất. Để tiêu bản dựng đứng trên giấy thấm cho ráo nước
rồi chuyển vào eosin 0,3% trong 20 phút.
Loại nước: chuyển nhanh tiêu bản qua cồn 700 trong 1-2 phút, cồn 900,
960, 10001,10002, mỗi lần 2-3 phút.

Khóa luận tốt nghiệp

12

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

Làm trong tiêu bản: chuyển tiêu bản vào cồn + xylen, xylen1, xylen2
mỗi lần 2-3 phút.

Gắn lamen: nhỏ lên vị trí có mẫu một giọt Bom canada. Tay trái cầm hai
bên mép lamen, tay phải dùng kim nhọn đỡ, bỏ tay trái ra, từ từ hạ lamen xuống
cho tiếp xúc với giọt Bom, rút nhẹ kim ra, để Bom lan ra xung quanh hết cỡ,
nhỏ một ít xylen lên mép lamen để đẩy hết bọt khí ở rìa ra ngoài. Cho tiêu bản
vào tủ ấm 370C-400C trong 2-3 ngày cho khô. Dán nhãn cho tiêu bản.

Khóa luận tốt nghiệp

13

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

Chương 3. kết quả nghiên cứu và thảo luận
Để nghiên cứu sự sinh tinh của TSĐS, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự
biến đổi về hình thái và cấu trúc mô học của tinh hoàn cũng như mào tinh hoàn.
3.1. Đặc điểm hình thái của TSĐS đực qua các tháng trong mùa khô
3.1.1. Đặc điểm hình thái của TSĐS
TSĐS có cấu tạo cơ thể dạng thằn lằn thuôn dẹp 2 mặt, bao gồm 5 phần
riêng biệt: đầu, cổ, thân, đuôi và tứ chi. Chiều dài cơ thể từ 51,0-59,5 mm,
chiều dài đuôi từ 50,17-58,49 mm, trọng lượng cơ thể từ 2,78-4,21 g. Mặt lưng
không có vảy nhưng có các nốt sần hình nón tù, nhỏ, phân bố rải rác. Mặt
bụng có các vảy nhỏ xếp theo hình vảy cá. Đuôi có gai sần nhỏ xếp thành
hàng. Trên môi có vảy, số vảy môi trên và môi dưới là một trong những tiêu
chí để phân loại của loài. ở TSĐS, Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836 có từ
10-11 vảy môi trên , 8-9 vảy môi dưới. Tuy nhiên số lượng này là khác nhau ở

2 giới. Theo tác giả Ngô Thái Lan, số vảy môi trên và môi dưới ở con đực luôn
nhiều hơn ở con cái [8].
Màu sắc cơ thể của TSĐS là một đặc điểm phản ánh sự thích nghi với
môi trường sống. Khi phân tích 54 cá thể đực và một số cá thể cái khác thu
được từ 2 vùng sinh cảnh của huyện Bảo Thắng (sinh cảnh 1 là sinh cảnh khu
dân cư, sinh cảnh 2 là sinh cảnh đồi núi), chúng tôi nhận thấy tại khu vực này
TSĐS có các dạng màu sắc như sau:
Dạng A1: toàn thân có màu vàng nhạt hoặc trắng nhạt không có hoa văn.
Dạng A2: toàn thân có màu xám không có hoa văn.
Dạng A3: toàn thân có màu đen sẫm, trên lưng có đốm đen.
Dang A4: toàn thân có màu vàng nhạt, trên lưng có đốm đen, trên đuôi
có những vạch ngang màu đen.
Dạng A5: toàn thân có màu xám nhạt, trên lưng có đốm trắng to.
Dạng A6: toàn thân có màu nâu, có 2 sọc vàng sáng chạy dọc 2 bên
thân từ má xuống hết đuôi.

Khóa luận tốt nghiệp

14

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

Các dạng màu sắc này đều phân bố ở cả 2 vùng sinh cảnh trên nhưng
các dạng A1, A4, A6 có nhiều ở sinh cảnh 1 còn các dạng A2, A3, A5 chiếm
đa số hơn ở sinh cảnh 2.

ở TSĐS không có sự phân biệt giới tính về màu sắc [9]. Khi chúng còn
non, không phân biệt được giới tính về hình thái mà chỉ có thể phân biệt được
khi chúng phát triển đến giai đoạn hậu bị và trưởng thành. Vào giai đoạn này
con đực có gốc đuôi phình to, trước huyệt ở mặt bụng có một dãy lỗ đùi xếp
thành hình chữ V ngược (24-36 lỗ đùi). Các lỗ đùi này hoạt động tiết dịch
mạnh vào mùa sinh sản để dẫn dụ con cái [2]. ở cá thể cái không có đặc điểm
này.

ảnh 2. Các lỗ đùi của TSĐS đực
3.1.2. Sự biến đổi các chỉ tiêu hình thái của TSĐS qua các tháng trong
mùa khô
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái như: chiều dài
mõm huyệt, chiều dài đuôi và trọng lượng cơ thể của 54 cá thể đực trưởng
thành từ tháng IX đến tháng III. Sự biến đổi các chỉ tiêu hình thái của TSĐS
trong mùa khô ở huyện Bảo Thắng đựơc thể hiện trong biểu đồ 3.1.1 và 3.1.2.

Khóa luận tốt nghiệp

15

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

4.5

4.2

4


Trọnglượng (g)

Khoa Sinh - KTNN

3.6

3.5

3.5

3.1

3

3

2.5

2.5
2

1.9

1.5
1
0.5
0
IX


X

XI

XII

I

II

Tháng

III

Trọng lượng

Biểu đồ 3.1.1. Sự biến đổi trọng lượng cơ thể của TSĐS đực trong mùa khô ở
huyện Bảo Thắng
70

Kích thước (mm)

60
50

60

59

55

45

53

46

51
45

44 45

46.3

49

55.5
52

40
30
20
10
0
IX

X

XI

XII


I

Chiều dài mõm huyệt

II

III

Chiều dài đuôi

Biểu đồ 3.1.2. Sự biến đổi chiều dài mõm huyệt và chiều dài đuôi của TSĐS
đực trong mùa khô ở huyện Bảo Thắng

Khóa luận tốt nghiệp

16

Lê Thị Châu

Tháng


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

Qua biểu đồ 3.1.1 và 3.1.2 ta thấy , chiều dài mõm huyệt và trọng lượng
cơ thể của TSĐS đạt giá trị cao nhất vào tháng X (lmh=60 mm, P=4,2 g), sau đó
giảm dần và thấp nhất vào tháng I (lmh=44 mm, P=1,9 g). Điều này được giải

thích là do trong các tháng mùa mưa có điều kiện khí hậu và thức ăn rất thuận
lợi, TSĐS tích cực hoạt động kiếm ăn. Lượng thức ăn trong giai đoạn này có
hai vai trò đó là vừa cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, vừa tích trữ
cho các giai đoạn sau dưới dạng mỡ. Đến tháng X, TSĐS vẫn kiếm ăn nhưng
không thường xuyên nên cơ thể đã bắt đầu sử dụng năng lượng dự trữ. Từ
tháng IX đến tháng I (chính giữa mùa khô) các điều kiện về khí hậu và thức ăn
đều không thuận lợi TSĐS bước vào trú đông và hầu như không ra kiếm ăn,
năng lượng chủ yếu lấy từ nguồn dự trữ. Vì thế nguồn năng lượng này giảm
dần. Thực vậy, khi mổ phân tích các mẫu TSĐS trong giai đoạn này chúng tôi
thấy lớp mỡ dưới da rất mỏng, lớp mỡ bám trên các nội quan rất ít hầu như
không có. Điều này hoàn toàn trái ngược khi chúng tôi mổ các mẫu trong
tháng IX và tháng X. Từ tháng II đến tháng III ở Lào Cai, số ngày có nắng ấm
nhiều hơn, nhiệt độ tăng cao vì thế TSĐS ra hoạt động kiếm ăn mạnh. Do đó
các chỉ tiêu về hình thái đều tăng. Sự biến đổi chiều dài đuôi của TSĐS không
thấy có qui luật có thể là do các cá thể thu được đã bị đứt đuôi và tái sinh lại.
3.2. Đặc điểm hệ sinh dục đực của TSĐS
Hệ sinh dục đực của TSĐS cũng có cấu tạo chung như của lớp Bò sát,
bao gồm: tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh và ống phóng tinh.

Khóa luận tốt nghiệp

17

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN


1. Tinh hoàn.

2. Mào tinh hoàn.

3. ống dẫn tinh .

4. ống phóng tinh.

ảnh 3. Hệ sinh dục đực của TSĐS
Trong đó tinh hoàn là cơ quan chính có chức năng sản xuất tinh trùng.
3.2.1. Đặc điểm hình thái và sự biến đổi hình thái của tinh hoàn TSĐS
trong mùa khô
Nghiên cứu trên 54 cá thể đực trưởng thành, chúng tôi nhận thấy tinh
hoàn của TSĐS có dạng hình oval, màu trắng hồng hoặc trắng ngà, kích thước
từ 2,0 x 1,2 mm đến 6,8 x 3,3 mm, nằm trong khoang bụng gần sát hai bên cột
sống. Tinh hoàn phải thường nằm cao hơn tinh hoàn trái và lớn hơn tinh hoàn
trái từ 0,1-0,2 mm. Từ tinh hoàn có hệ thống ống dẫn tinh đổ tinh dịch vào cơ
quan giao phối là hai túi rỗng (hemipenis) nằm ở gốc đuôi, dài 3-4 cm.
Qua việc phân tích số liệu về kích thước của tinh hoàn, chúng tôi thấy
kích thước của tinh hoàn có sự thay đổi qua các tháng trong mùa khô và chắc
chắn cũng có sự biến đổi trong mùa mưa

Khóa luận tốt nghiệp

18

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2


Khoa Sinh - KTNN

10
9

Kích thước (mm)

8
7
6

3.05

2.75

2.6
2.12

5

2.2

4
3
2

5.4

4.57


2.35

2.17

5.7

5.35

1

3.35

3.6

4

XII

I

II

0
IX

X

XI


Chiều dài

III

Tháng

Chiều rộng

Biểu đồ 3.2. Sự biến đổi kích thước tinh hoàn của TSĐS trong mùa khô
Qua biểu đồ 3.2 ta thấy, kích thước của tinh hoàn vẫn ở mức cao vào tháng IX,
đầu mùa khô (TB: 5,4 x 2,6 mm), sau đó giảm dần vào tháng X và tăng trở lại
vào tháng XI. Kích thước của tinh hoàn đạt giá trị thấp nhất vào tháng XII
(TB: 3,35 x 2,20 mm). Đến cuối mùa, kích thước tinh hoàn tăng liên tục và đạt
tối đa vào tháng III (TB: 5,7 x 3,05 mm). Như vậy, trong mùa khô hoạt động
sinh sản và kiếm ăn của TSĐS đã giảm hẳn, chúng chính thức bước vào trú
đông, tuy nhiên cơ quan sinh dục vẫn không ngừng tăng trưởng để chuẩn bị
cho giai đoạn sau.

Khóa luận tốt nghiệp

19

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

3.2.2. Cấu tạo trong của tinh hoàn TSĐS

Quan sát tiêu bản lắt cắt dọc tinh hoàn của TSĐS dưới kính hiển vi
quang học có độ phóng đại là 40, cấu tạo mô học của tinh hoàn như sau:

1. Các ống sinh tinh.

2. Các ống mào tinh hoàn.

ảnh 4. Lát cắt dọc tinh hoàn và mào tinh hoàn (độ phóng đại: vk 10 x tk 4)
Bao bên ngoài tinh hoàn là lớp màng trắng (bản chất là mô liên kết)
được cấu tạo từ các tế bào mô liên kết và mô cơ trơn. Bên trong lớp màng
trắng có nhiều mạch máu chằng chịt có vai trò nuôi dưỡng tinh hoàn. Từ màng
trắng có các vách ngăn mỏng đi vào tinh hoàn, chia tinh hoàn thành các tiểu
thùy. Trong các tiểu thùy có các ống sinh tinh chạy ngoằn ngoèo uốn lượn rồi
đổ vào lưới tinh hoàn (lưới Haler) sau đó vào mào tinh hoàn. Các ống sinh
tinh có số lượng nhiều xếp xít nhau, có dạng tròn (cắt ngang) hoặc dạng ovan
(cắt chéo) có cấu trúc như sau: bên ngoài là lớp bao xơ mỏng được cấu tạo từ
các tế bào dạng cơ hình thoi (nhân thuôn dài nằm ở giữa). Phía trong là màng
đáy không có cấu trúc tế bào. Trong cùng là lớp biểu mô sinh tinh với các loại
tế bào dòng tinh ở các giai đoạn phát triển khác nhau từ tinh nguyên bào đến
tinh trùng. Xen kẽ giữa các tế bào sinh dục là các tế bào Sertoli hình quả lê
(kích thước: 13,0 x 26,7 àm), có nhân hình cầu, tế bào chất nhuộm màu tím
không đều làm nhiệm vụ dinh dưỡng và giá đỡ cho tế bào dòng tinh. Khoảng

Khóa luận tốt nghiệp

20

Lê Thị Châu



Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

giữa các ống sinh tinh có nhu mô tinh hoàn bao gồm nhiều mô liên kết, mạch
máu, dây thần kinh và các tế bào Leydig tiết hoocmon sinh dục đực
(testosteron).
3.2.3. Sự tạo tinh ở TSĐS
Sự tạo tinh (sinh tinh) là một quá trình giảm phân đặc biệt diễn ra trong tinh
hoàn, mà kết quả của nó là từ các tinh nguyên bào cho ra các giao tử đực (tinh
trùng). ở TSĐS, quá trình này cũng bắt đầu từ phía màng đáy theo sơ đồ sau:
Tinh nguyên bào

sinh trưởng

giảm phân 2

Tinh bào 1 giảm phân 1
biệt hóa

Tinh tử

Tinh bào 2

Tinh trùng.

Trên màng đáy có một vài hàng tinh nguyên bào có dạng tròn hay bầu
dục kích thước không lớn lắm (6,6 x 9,8-6,6 x 11,0 àm). Tinh nguyên bào có
nhân hình trứng nhuộm màu hồng nhạt, trong giai đoạn phân chia chúng có
nhân hình tròn bắt màu hồng đậm. Các tinh nguyên bào ở các giai đoạn phân

bào nguyên nhiễm khác nhau nằm sát màng đáy hoặc nằm sâu về phía lòng
ống tạo thành các nhóm tế bào thuộc cùng một giai đoạn phát triển. Xen kẽ
giữa các tinh nguyên bào còn quan sát thấy nhiều tế bào Sertoli hình bầu dục
(13,0 x 26,7 àm) với tế bào chất lớn. Tinh nguyên bào sẽ trải qua một giai
đọan sinh trưởng để tạo thành các tinh bào 1.
Tinh bào 1 có kích thước lớn gấp rưỡi tinh nguyên bào với nhân hình
cầu và lưới nhiễm sắc thể mảnh đang ở tiền kì I của phân bào giảm nhiễm. Kết
quả của lần phân bào thứ nhất tạo ra 2 tinh bào 2.
Tinh bào 2 xếp từ 2-8 lớp tế bào và lùi vào phía trong so với các lớp tinh
bào 1. Đây là điểm rất đặc trưng của thạch sùng (ở thú hiếm thấy tinh bào 2
trên tiêu bản). Tinh bào 2 có kích thước chỉ bằng 1/3 đến 1/2 kích thước tinh

Khóa luận tốt nghiệp

21

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

bào 1 (TB: 5,5 x 6,6 àm), nhân tế bào hình ôvan. Trong nhân có lưới sợi nhiễm
sắc mảnh.
Liền kề đó là các lớp tinh tử. Chúng thường tập trung thành từng đám từ
10-60 tế bào (đôi khi xếp thành 2-7 lớp). Tinh tử non có dạng cầu kích thước
bằng nửa tinh bào 2, nhân có nhiễm sắc chất cô đặc. Tinh tử đang biệt hóa
thành tinh trùng có dạng thuôn dài (dài 7,5-9,5 àm).
Giữa lòng ống sinh tinh có nhiều tinh trùng dạng đinh mũ (dài 17,7-21,7

àm) xếp thành 2-4 lớp.

Tất cả các giai đoạn tạo thành tinh trùng đều xảy ra tại tế bào
Sertoli. Tế bào này trực tiếp nuôi dưỡng, bảo vệ và kiểm soát quá trình sản
sinh tinh trùng

1

3

2

5
4

1. Tinh nguyên bào.

4. Tinh tử.

2. Tinh bào 1.

5. Tinh trùng.

3. Tinh bào 2.

ảnh 5. Các loại tế bào dòng tinh trong ống sinh tinh của TSĐS

Khóa luận tốt nghiệp

22


Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

3.3. Sự sinh tinh của TSĐS qua các tháng trong mùa khô
3.3.1. Sự biến đổi đường kính của ống sinh tinh, ống mào tinh hoàn và độ
dày của biểu mô mào tinh hoàn qua các tháng trong mùa khô

Kích thước (m)

250

200

150

197.7

195.2

155.2

173.9

161.9


156.5

152.6

138.6

148.6

119.5

129.6

105.2

100

74.6

50

27.6

15.3

60.7

12.2

16.8


14.9

8.6

17.6

Tháng

0
IX

X

XI

XII

I

II

III

Đường kính của ống sinh tinh
Đường kính của ống mào tinh hoàn
Đd của biểu mô mào tinh hoàn

Biểu đồ 3.3.1. Sự biến đổi đường kính của ống sinh tinh, ống mào tinh hoàn và
độ dày của biểu mô mào tinh hoàn qua các tháng trong mùa khô
Qua biểu đồ 3.3.1, ta thấy sự biến đổi kích thước của ống sinh tinh

tương ứng với sự biến đổi kích thước của tinh hoàn, cụ thể: đường kính ống
sinh tinh tăng giảm không đều trong đầu mùa khô (từ tháng IX đến tháng XII),
đạt giá trị thấp nhất vào tháng XII (TB: 138,6 àm), tăng dần từ tháng I đến
tháng III và đạt giá trị cao nhất vào tháng III (TB: 195,2 àm).

Khóa luận tốt nghiệp

23

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

Đường kính của ống mào tinh hoàn cũng có sự biến đổi qua các tháng,
cụ thể: ống mào tinh hoàn giảm kích thước từ tháng IX đến tháng XII, trong
đó đường kính ống nhỏ nhất vào tháng XII (TB: 60,7 àm). Lúc này, trong lòng
ống hầu như đều rỗng, cá biệt một số ống vẫn còn dịch và các tế bào dòng
tinh. Có thể đây là các tế bào đã thoái hoá, tách khỏi biểu mô của ống sinh
tinh đi vào ống mào tinh hoàn. Từ tháng I đến tháng III, đường kính của ống
tăng dần và đạt giá trị cao nhất vào tháng III (TB: 148,6 àm). Trong tháng này,
ống mào tinh hoàn chứa đầy tinh dịch với mật độ tinh trùng dày đặc. Một số
ống rỗng lòng không thấy tinh trùng (chiếm thiểu số). Điều này chứng tỏ đã
có sự phóng tinh và TSĐS đực đã có thể tham gia giao phối ngay vào cuối mùa
khô. Nhìn chung, kích thước của ống mào tinh hoàn biến đổi tương ứng với
kích thước của ống sinh tinh. Nhưng cá biệt vào tháng XI, đường kính của ống
sinh tinh có tăng lên so với tháng X song kích thước của ống mào tinh hoàn lại
không tăng. Như vậy, sự tăng lên về kích thước của ống sinh tinh trong tháng

XI không phải để tăng cường sản xuất tinh trùng. Bởi vì nếu có sự sản sinh
tinh trùng nhiều ở ống sinh tinh, chúng sẽ được chuyển vào ống mào tinh hoàn
làm cho ống mào tinh căng và to ra. Vào cuối mùa khô, kích thước của ống
mào tinh hoàn liên tục tăng và đạt cực đại. Điều này được giải là do thời gian
hoạt động kiếm mồi của TSĐS đă tăng lên theo sự tăng nhanh của nhiệt độ và
độ ẩm.
Độ dày của biểu mô mào tinh hoàn có sự biến đổi như sau: kích thước
của biểu mô mào tinh hoàn giảm dần từ tháng IX đến tháng XII, thấp nhất vào
tháng XII (TB: 8,6 àm). Trong các tháng này, tế bào biểu mô mào tinh có dạng
hình khối thấp, tế bào chất tiêu giảm bắt màu hồng nhạt, nhân cô đặc lại bắt
màu xanh rất đậm. Đa số các tế bào có màng quan sát khá rõ, một số có màng
tiêu giảm hình thành dạng hợp bào nhiều nhân. Các tế bào đều không tiết dịch
và ở trạng thái nghỉ. Sở dĩ như vậy là do, vào tháng XII nhiệt độ thấp (có thể
xuống tới 10C) TSĐS trú đông, các hoạt động đều giảm tối đa trong đó có cả

Khóa luận tốt nghiệp

24

Lê Thị Châu


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Khoa Sinh - KTNN

hoạt động sinh sản. Kích thước của biểu mô mào tinh hoàn tăng lên liên tục
vào cuối mùa khô, và đạt giá trị cao nhất vào tháng III (TB: 17,6 àm). Trong
giai đoạn này, tế bào biểu mô có dạng hình trụ dài, tế bào chất lớn, nhân to
tròn bắt màu nhạt đồng thời hình thành rất nhiều lông tiết dịch vào ống mào

tinh hoàn (để nuôi dưỡng tinh trùng và tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển).
3.3.2. Sự biến đổi số lớp tế bào biểu mô sinh tinh của TSĐS qua các tháng
trong mùa khô
30
3

Số lớp tế bào

25

5

20

2

15

7

10
5
0

9

1

7


5
1
1

2

5

6

7

7

1

1

IX

X

4

4

4

4


4

4

1

1

1

XI

XII

I

6
4

5
7

5

9

5

3


2

II

III

Tháng
Tinh nguyên bào

Tinh bào 1

Tinh bào 2

Tinh tử

Tinh trùng

Biểu đồ 3.3.2. Sự biến đổi số lớp tế bào dòng tinh trong mùa khô
Qua biểu đồ 3.3.2, ta thấy các lớp tế bào dòng tinh tăng trưởng mạnh
vào cuối mùa khô (tháng II, tháng III), và mạnh nhất vào tháng III (từ 10 đến
25 lớp tế bào). Chiếm ưu thế trong ống sinh tinh lúc này là tinh bào 1, tinh
bào 2 và tinh tử. Chúng đều có nhân và tế bào chất lớn . Đặc biệt, còn có thể
bắt gặp rất nhiều tinh bào 1 và tinh tử ở các giai đoạn phân chia và biệt hóa
khác nhau. Trong ống sinh tinh giai đoạn này còn quan sát thấy các tế bào
Sertoli với số lượng lớn (5-6 tế bào/ lát cắt). Tế bào này có vai trò quan trọng
trong nuôi dưỡng các tế bào dòng tinh và kiểm soát quá trình tạo tinh trùng.
Điều này chứng tỏ hoạt động tạo tinh của TSĐS đã diễn ra rất mạnh mẽ vào

Khóa luận tốt nghiệp


25

Lê Thị Châu


×