Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Luận văn sư phạm Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống đậu tương trong vụ xuân năm 2009 tại Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.24 KB, 42 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Phương Thảo

LI CM N
hon thnh khoỏ lun tt nghip ngoi s n lc phn u ca bn
thõn, tụi cũn nhn c s giỳp ca cỏc thy cụ giỏo, bn bố cựng gia ỡnh.
Nhõn õy tụi xin by t lũng bit n sõu sc v kớnh trng ti TH.S
Dng Tin Vin, ngi thy ó ht lũng ch bo tụi trong sut quỏ trỡnh lm
ti.
Qua õy tụi cng xin by t lũng bit n sõu sc ti ban ch nhim
khoa sinh - trng HSPHN II cựng ton th cỏc thy cụ giỏo trong khoa ó
to mi iu kin thun li giỳp tụi hon thnh ti ny.
Cui cựng tụi xin gi li cm n ti gia ỡnh, bn bố v tp th lp
K32E ó ng viờn tụi trong sut quỏ trỡnh hc tp v lm ti khoỏ lun tt
nghip.
H Ni, thỏng 5 nm 2010
Sinh viờn
Nguyn Phng Tho

1


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.


Đặt vấn đề

1.2.

Mục đích – Yêu cầu

1.2.1. Mục đích
1.2.2. Yêu cầu
1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
2.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới
2.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam
PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1. Địa điềm nghiên cứu
3.2.2.Thời gian nghiên cứu
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.4. Quy trình kĩ thuật
3.41. Phân bón
3.4.2. Thời vụ
3.4.3. Mật độ, khoảng cách
3.4.4. Chăm sóc

3.5. Các chỉ tiêu theo dõi
3.5.1 Các chỉ tiêu hình thái

2


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

3.5.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
3.5.3. Khả năng chống chịu
3.5.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương
4.1.1. Đặc điểm thân, lá, cành
4.1.2 Hoa, quả, hạt
4.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tương
4.2.1. Các thời kì sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương
4.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương
4.2.3. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương
4.2.4. Khả năng tích luỹ chất khô của các giống đậu tương
4.2.5. Một số chỉ tiêu liên quan đến năng suất đậu tương
4.3. Khả năng chống chịu của các giống đậu tương
4.3.1. Mức độ nhiễm sâu bệnh
4.3.2. Khả năng chống đổ
4.4. Năng suất của các giống đậu tương
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2. Đề nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

3


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của một số nước trên
thế giới
Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng đậu tương của Việt Nam
Bảng 2.4: Một số tỉnh trồng nhiều đậu tương ở nước ta
Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương
Bảng 4.2: Thời gian và tỉ lệ mọc mầm của các giống đậu tương
Bảng 4.3: Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính
Bảng 4.5: Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đậu tương
Bảng 4.6: Khối lượng tươi và khô của các giống đậu tương
Bảng 4.7: Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống đậu tương
Bảng 4.8: Khả năng chống đổ của các giống đậu tương
Bảng 4.9: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương
Bảng 4.10: Năng suất của các giống đậu tương
Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính
Hình 4.2: Năng suất của các giống đậu tương

4



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là một loại cây công nghiệp

ngắn ngày, thuộc họ đậu (Fabaceae), giàu hàm lượng chất đạm Protein được
trồng rộng rãi làm thức ăn cho người và gia súc.
Thành phần dinh dưỡng chứa trong hạt đậu tương gồm có: Protein,
Lipit, Gluxit và các chất khoáng. Trong đó Protein và Lipit là 2 thành phần
quan trọng nhất. Protein chiếm khoảng 38 - 42% và Lipit biến động từ 18 24% [2].
Protein đậu tương có giá trị cao không những về mặt hàm lượng lớn mà
còn có đầy đủ và cân đối các loại axit amin cần thiết. Đặc biệt là giàu Lizin và
Triptophan là 2 loại axit amin có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của
cơ thể trẻ em.
Trong hạt đậu tương hàm lượng Lipit chiếm 18 - 25% trong đó chủ yếu
là các axit béo chưa no như axit Oleic (30 - 35%), axit Linoleic (25 - 55%) và
Palmetic (5 - 10%) là thành phần có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt đối với sức
khoẻ con người [6].
Đặc biệt đậu tương là cây họ đậu có khả năng cố định Nitơ của khí
quyển nhờ vào sự cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium japonicum ở rễ trong
điều kiện thuận lợi có thể đáp ứng 40 - 70% nhu cầu đạm của cây đậu tương.
Rễ đậu tương ăn sâu, phân nhánh nhiều làm cho đất tơi xốp.
Do ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, hiệu quả kinh tế và khả năng cải tạo đất
mà đậu tương được giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống cây

trồng nông nghiệp ở nước ta cũng như trên thế giới.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, đậu tương đã được chú trọng
phát triển. Tuy nhiên sản xuất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong

5


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

nước nên hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu trên dưới 1 triệu tấn hạt đậu
tương.
Vì vậy, đánh giá đặc điểm nông sinh học của đậu tương nhằm lựa chọn
được những giống có ưu điểm vượt trội đưa vào sản xuất tạo ra năng suất cao
là việc làm có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Từ những lý do trên, tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống đậu tương trong
vụ xuân năm 2009 tại Cao Minh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc”.
1.2.1. Mục đích – Yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá khả năng sinh trưởng, khả năng chống chịu và năng suất của
các giống đậu tương. Trên cơ sở đó đề xuất giống đậu tương có triển vọng để
đưa vào sản xuất.
1.2.2. Yêu cầu
- Tìm hiểu và nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các giống đậu
tương.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương.
- Đánh giá khả năng chống chịu của các giống đậu tương.
- Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống

đậu tương.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung những dẫn liệu về đặc điểm nông
sinh học của một số giống đậu tương (sinh trưởng, phát triển, năng suất…)
nhằm lựa chọn được những giống có ưu điểm vượt trội để đưa vào sản xuất.

6


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương là một trong các loại cây trồng có dầu quan trọng bậc
nhất trên thế giới . Đứng hàng thứ 4 sau cây lúa mì, lúa nước và ngô [5].
Do cây đậu tương có khả năng thích ứng khá rộng, có thể trồng được
trên nhiều loại đất nên hiện nay được trồng ở khắp năm châu lục. Nhưng tập
trung nhiều nhất là khu vực Châu Mỹ chiếm 73,03%, tiếp đến là các nước
thuộc khu vực Châu Á chiếm 23,15% [6].
Theo thống kê của tổ chức FAO về diện tích, năng suất và sản lượng đậu
tương trên thế giới từ năm 1998 – 2006 đựoc thể hiện ở bảng 1.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới 1998
- 2006
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(triệu ha)

(tạ /ha)

(triệu tấn)

1998

70,97

22,56

160,1

1999

72,11

21,88

157,8

2000

74,4

21,69


161,41

2001

76,83

23,16

177,94

2002

78,83

23,03

181,55

2003

83,56

22,02

189,49

2004

91,44


22,56

204,43

2005

91,39

22,93

209,53

2006

92,98

23,82

221,5

Năm

(Theo FAOSTAT tháng 12 / 2007)
Từ bảng 2.1 ta thấy diện tích trồng đậu tương trên thế giới tăng dần qua
từng năm. Từ năm 2003 - 2004 diện tích trồng đậu tương tăng mạnh nhất:

7


Kho¸ luËn tèt nghiÖp


NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

tăng 9 triệu ha. Năm 2005 diện tích trồng đậu tương lại giảm so với năm 2004
là 0,81 triệu ha. Đến năm 2006 diện tích trồng đậu tương đã tăng trở lại nhưng
tăng chậm: tăng 1,56 triệu ha so với năm 2005.
Trong vòng 6 năm, từ năm 2001 - 2006 sản lượng đậu tương trên thế giới
tăng nhanh do đã áp dụng các biện pháp kĩ thuật mới, lai tạo được nhiều
giống mới cho năng suất cao và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh
bất lợi.
Năm 2006 sản lượng đậu tương trên thế giới đạt 221,5 triệu tấn tăng
44,8 triệu tấn so với năm 2001 và tăng 7,15 triệu tấn so với năm 2005. Hiện
nay đậu tương được trồng ở nhiều nước trên thế giới nhưng có 4 nước mà sản
lượng đậu tương chiếm từ 90 - 95% tổng sản lượng đậu tương trên thế giới là:
Braxil, Mỹ, Trung Quốc, Argentina [6].
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương
của một số nước trên thế giới
Diện tích (triệu ha )

Năng suất (tạ /ha )

2004

2005

2004

Thế giới

91,44


91,39 92,98 22,56 22,93 23,82 204,43 209,53

221,5

Mỹ

29,93

28,84 30,02

18,4

28,76

28,7

85,01

82,82

86,12

Braxil

21,52

22,89

23,14 21,92


28,5

49,79

50,19

59

Argentina

14,32

14,04 15,22 21,99 27,28

26,6

31,5

38,3

40,5

Nước

2006

20,7

2005


2006

Sản lượng (triệu tấn )
2004

2005

2006

Trung Quốc 9,70

9,5

9,26

18,14 17,79 17,05

17,6

16,9

16,2

Ấn Độ

6,90

7,3


10,88

7,5

6,6

7,3

6,90

9,56

10

( Theo FAOSTAT tháng 12 /2007 )

Từ bảng 2.2 ta thấy, Mỹ là nước trồng đậu tương nhiều nhất thế giới về
diện tích chiếm 45%, và chiếm khoảng trên 50% sản lượng đậu tương trên
toàn thế giới. Năm 2006 diện tích là 30,2 triệu ha, năng suất đạt 28,7 tạ /ha,
sản lượng đạt 86,12 triệu tấn. Diện tích trồng đậu tương ở Mỹ đứng thứ 3 sau

8


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

diện tích trồng cây lúa mì và ngô. Nhưng về giá trị kinh tế thì cây đậu tương
trở thành cây quan trọng đứng hàng thứ 2 sau ngô. Năng suất đậu tương của

Mỹ liên tục tăng là do kết quả áp dụng các giống mới, các tiến bộ khoa học kĩ
thuật. Theo dự báo mới nhất của bộ nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng đậu
tương của Mỹ niên vụ 2006 – 2007 có khả năng đạt 84200 tấn, tăng lên nhiều
so với vụ trước ( 2,7 tấn /ha ) [15].
Đứng ngay sau Mỹ là Braxil với diện tích năm 2006 là 20,7 triệu ha ,
sản lượng là 59 triệu tấn. Tiếp theo là Argentina và Trung Quốc.
Diện tích trồng đậu tương của Argentina trong niên vụ 2007 – 2008 đạt
16,9 triệu ha - mức cao nhất từ trước đến nay và chiếm trên 50% diện tích đất
trồng trọt của quốc gia Nam Mỹ này [12].
Tổng xuất khẩu đậu tương trên thế giới dự báo đạt 75,54 triệu tấn trong
năm 2007 – 2008, tăng so với 70,96 triệu tấn xuất năm 2006 – 2007. Trong đó
xuất khẩu của Braxil sẽ đạt 29,69 triệu tấn, trở thành nước xuất khẩu đậu
tương lớn nhất thế giới. Tổng dự trữ đậu tương toàn cầu niên vụ 2007 – 2008
dự báo đạt 46,24 triệu tấn, giảm mạnh so với 61,58 triệu tấn cuối niên vụ
2006 – 2007 [16].
Nhìn chung, sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm gần đây
có nhiều biến động mạnh. Đó là do tác động của con người cũng như nền kinh
tế.
Để góp phần làm tăng năng suất đậu tương, yếu tố quan trọng nhất là
tạo ra các giống có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt. Hiện nay trên thế
giới có xu hướng sản xuất các giống đậu tương: “Đậu tương công nghệ sinh
học” như: đậu tương có hàm lượng Linoleic thấp, đậu tương có khả năng
chống chịu chất diệt cỏ…

9


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o


2.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây đậu tương có từ rất sớm, ngay từ khi nó là một cây
hoang dại. Nhưng nhìn chung thì cây đậu tương được trồng rải rác và phân bố
không đều. Các tỉnh có diện tích trồng đậu tương, tương đối nhiều là Đồng
Nai (26,3 nghìn ha), Đồng Tháp (6 nghìn ha), Cao Bằng (5,9 nghìn ha) [10].
Trước cách mạng tháng tám, diện tích trồng đậu tương của cả nước đạt
39,954 ha với năng suất đạt 5,2 tạ/ha (Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, 1999).
Đến năm 1980 diện tích trồng đậu tương của nước ta là 40 nghìn ha, năng suất
đạt 7 tạ/ha. Năm 1990 – 1992 diện tích đã tăng lên 110 – 120 nghìn ha, năng
suất tăng từ 8,5 – 9 tạ/ha.
Định hướng phát triển đối với cây đậu tương ở nước ta từ năm 2001 –
2010 như sau:[9]
+ Chọn giống có tiềm năng năng suất cao cho vụ xuân đạt 3 – 4 tấn/ha,
để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người và gia súc.
+ Chọn giống có thời gian sinh trưởng cực ngắn, dưới 75 ngày để trồng
trong vụ hè và giữa 2 vụ lúa.
+ Chọn những giống ngắn ngày (80 – 85 ngày) cho vụ thu, đông ở đồng
bằng Bắc Bộ.
+ Chọn giống đậu tương có phẩm chất tốt, khối lượng nghìn hạt trên
300g, rốn trắng để xuất khẩu.
Giai đoạn từ năm 2003 – 2008 diện tích, sản lượng đậu tương của Việt
được thể hiện trong bảng 2.3.

10


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o


Bảng 2.3: Diện tích, Sản lượng đậu tương
của Việt Nam Từ 2003 – 2008
Diện tích

Sản lượng

( nghìn ha )

(nghìn tấn)

2003

165,6

219,7

2004

183,8

245,9

2005

204,1

292,7

2006


185,6

258,1

2007

187,4

275,2

2008

191,5

268,6

Năm

(Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam năm 2009)
Qua bảng 2.3 cho thấy: từ năm 2003 – 2008 diện tích và sản lượng đậu
tương của nước ta tăng giảm qua từng năm. Về diện tích: Năm 2003 diện tích
trồng đậu tương của nước ta là 124,1 nghìn ha nhưng đến năm 2005 diện tích
đã tăng lên 204,1 nghìn ha. Tuy nhiên đến năm 2008 diện tích trồng đậu
tương của nước ta lại giảm xuống chỉ còn 191,5 nghìn ha. Điều này đã được
giải thích vì trong những năm gần đây nước ta đang chuyển dần từ nông
nghiệp sang công nghiệp cho nên diện tích đất nông nghiệp nói chung và diện
tích trồng đậu tương nói riêng ngày càng bị thu hẹp.
+ Về sản lượng: Cũng tăng giảm qua từng năm. Sản lượng đậu tương
dao động từ 219,7 – 292,7 nghìn tấn. Sản lượng đạt cao nhất vào năm 2005

với 297,2 nghìn tấn.

11


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

Bảng 2.4: Một số tỉnh trồng nhiều đậu tương ở nước ta
từ năm 2006 – 2008 (Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam năm 2009)

Tỉnh

Diện tích

Sản Lượng

(nghìn ha)

(nghìn tấn)

2006

2007

2008

2006


2007

2008

Đắc Lắc

9,6

9,4

9,3

10,4

11,3

11,6

Đồng Tháp

6,7

7,3

6,2

11

11,3


11,6

Hà Giang

15,9

15,9

19

14,1

14,1

20,9

Thái Bình

6,7

7,2

7,3

12,4

13,8

14


Sơn La

9,2

9,1

9,3

26,7

30,3

32,6

Đắc Nông

9,6

9,1

9,3

26,7

30,3

32,6

2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới

Cây đậu tương là một loại cây công nghiệp ngắn ngày. Đóng vai trò quan
trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp và mang lại rất nhiều giá trị dinh
dưỡng cũng như cải tạo đất. Chính vì vậy mà rất nhiều nhà khoa học trên thế
giới đã bỏ nhiều công sức để tìm hiểu, nghiên cứu tìm ra được những giống,
những biện pháp thâm canh để trồng đậu tương đạt hiệu quả nhất. Sau đây là
một số kết quả nghiên cứu về đậu tương trên thế giới.
* Kết quả nghiên cứu về đặc trưng hình thái, giải phẫu của cây đậu tương
- Màu sắc thân mầm và màu sắc hoa đậu tương có tương quan chặt chẽ
với nhau, thân tím - hoa tím do gen trội (W) quy định và thân xanh hoa trắng
do gen lặn (w) quy định [5].
- Cây đậu tương có rất nhiều hình dạng lá như dạng ngọn giáo, dạng
hình thoi, hình trứng, hình ovan. Hình dạng lá có liên quan đến khả năng

12


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

quang hợp, sự thoát hơi nước, khả năng vận chuyển của cây. Do đó liên quan
đến năng suất. Kết quả nghiên cứu cho thấy phiến lá to được trồng trong điều
kiện nhiệt độ thấp sẽ cho năng suất cao hơn lá hẹp, hình dạng lá dài có khả
năng chịu hạn tốt hơn [1].
Hình dạng và màu sắc hạt đậu tương có các dạng sau: Hạt có dạng hình
tròn và hình thoi. Màu sắc dao động từ màu vàng, xanh, nâu, đen và đốm. Phổ
biến nhất là màu vàng. Màu sắc rốn hạt là một chỉ tiêu có liên quan đến giám
định giống. Thường rốn hạt có màu đậm hơn màu hạt [5].
* Kết quả nghiên cứu về giống đậu tương
Trong những quốc gia nghiên cứu và phát triển cây đậu tương thì Mỹ là

quốc gia luôn đứng đầu về diện tích và sản lượng nhờ các giống mới có năng
suất cao được chọn tạo bởi nhiều phương pháp như: Nhập nội, gây đột biến,
lai tạo và kĩ thuật di truyền. Mục tiêu chọn tạo của Mỹ trong thời gian tới là
chọn giống có khả năng thâm canh cao, chống chịu tốt với điều kiện ngoại
cảnh bất lợi, dễ bảo quản, chế biến. Hướng nghiên cứu của Mỹ trong những
năm tới là sử dụng những tổ hợp lai, cũng như nhập nội để bổ sung vào quỹ
gen [11].
Trung Quốc cũng đã ứng dụng công nghệ sinh học mới nhằm cải tiến
các dạng đậu tương cũ tạo ra các dạng mới có khả năng chống chịu tốt với sâu
bệnh và cỏ dại, phù hợp với khí hậu tiểu vùng với mục tiêu chọn giống cũ
năng suất cao trên 2 tấn/ha.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam
Việt Nam cũng là nước có lịch sử trồng đậu tương lâu đời. Trước kia cây
đậu tương không được chú trọng phát triển. Nhưng về sau cùng với sự phát
triển của nông nghiệp nông thôn, cây đậu tương cũng được các nhà khoa học
nước ta quan tâm nghiên cứu.

13


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

* Kết quả nghiên cứu về hình thái giải phẫu
Nghiên cứu của TS. Vũ Đình Chính của trường ĐH Nông Nghiệp I và
GS.TS. Trần Đình Long cho thấy: Trong số 36 đặc trưng hình thái có mức độ
tương quan khác nhau với năng suất, 14 đặc trưng không có quan hệ hoặc có
quan hệ không chặt, 4 đặc trưng có quan hệ nghịch vơí năng suất. Những đặc
trưng có ý nghĩa trong chọn giống đậu tương hè là tổng số quả/cây, tỷ lệ quả

chắc, tỷ lệ quả 3 hạt, khối lượng 1000 hạt, số lượng nốt sần thời kỳ đầu hoa,
diện tích lá thời kì quả mẩy, khối lượng khô và tươi thời kì koa rộ và quả mẩy
[4].
* Kết quả nghiên cứu về khả năng chống chịu
Khi nghiên cứu vật liệu khởi đầu để chọn giống đậu tương thích hợp
cho vụ hè T.S Vũ Đình chính cho biết các giống có mật độ lông phủ dày có
khả năng chịu hạn tốt hơn các giống có mật độ lông thưa. Trong các giống
khảo sát thì M103 là giống có khả năng chịu nóng đồng thời chịu hạn tốt [3].
* Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống
Năm 1987 viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp đã chọn được giống
AK03 từ dòng G2261 nhập nội có thời gian sinh trưởng 80 – 85 ngày, năng
suất bình quân 13 – 16 tạ/ha thích hợp cho vụ đông và cũng từ dòng G2261
chọn được giống AK05 có thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày, năng suất 15 –
18 tạ/ha, kháng bệnh rỉ sắt, thích hợp cho vụ đông ở vùng đồng bằng Sông
Hồng. Năm 1982 T.SVũ Đình Chính bằng phương pháp lai hữu tính từ tổ hợp
lai DL02 x ĐH4 đã tạo ra giống D140. Đây là giống có thể sinh trưởng tốt ở
cả 3 vụ trong năm, thời gian sinh trưởng 90 – 100 ngày, khả năng thích ứng
rộng, tỷ lệ quả cao, khối lượng nghìn hạt đạt 150 – 170 g, màu sắc hạt đẹp,
năng suất cao [2].
- Giống M103 là giống do T.S Trần Đình Long cùng các cộng sự
trường ĐH Nông Nghiệp 1 chọn tạo từ dòng đột biến của giống V70, là giống

14


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

có thời gian sinh trưởng trung bình 85 - 90 ngày, sinh trưởng khoẻ, thích ứng

rộng, có thể trồng 3 vụ/năm.
- Năm 1996, bộ môn cây công nghiệp trường Đại Học Nông Nghiệp 1–
Hà Nội và Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam đã chọn từ tổ
hợp lai (Dòng 821 X134 Nhật Bản) tạo giống ĐT93, thích hợp cho vụ hè năng
suất 15 - 18 tạ/ha. Hiện nay giống được phát triển rộng rãi trong sản xuất ở
các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Viện Di Truyền sau 7 năm khảo nghiệm liên tục từ năm 1998 đến năm
2004 tại nhiều vùng sinh thái khác nhau đã chọn tạo được giống đậu tương
chịu hạn DT96. Giống đậu tương này có năng suất cao, chất lượng tốt khả
năng chống chịu sâu bệnh khá và đặc biệt là có khả năng chịu hạn tốt [7].
- Năm 2000 Viện Khoa Học Kĩ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam chọn từ
tập đoàn nhập nội của Trung Quốc giống ĐT12 có thời gian sinh trưởng cực
ngắn (72 – 78 ngày), có thể trồng 3 vụ trong năm. Đặc biệt rất thích hợp trên
đất đậu tương hè giữa 2 vụ lúa, năng suất trung bình đạt 14 – 23 tạ/ha. Giống
ĐT12 có khả năng chống đổ, chống tách quả, nhiễm bệnh ở mức nhẹ [8].
- Nhóm các nhà nghiên cứu đậu tương của viện Di Truyền Nông
Nghiệp do PGS.TS Mai Quang Vinh và các cộng sự qua nhiều năm nghiên
cứu đã chọn tạo được giống đậu tương đột biến DT2008. Bước đầu nhóm
chọn tạo công bố giống DT2008 có nhiều đặc tính quý như chịu hạn, chịu
úng, chịu nóng, lạnh cao, đề kháng khá với các bệnh chính trên đậu tương như
phấn trắng, gỉ sắt, sương mai, đốm nâu vi khuẩn.Trong điều kiện khô hạn và
khó khăn vẫn cho năng suất cao hơn giống bình thường 1,5 – 2 lần. Hiện nay
nhóm nghiên cứu đang tiếp tục bổ sung về giống trước khi đưa ra khảo
nghiệm giống quốc gia [13].

15


Kho¸ luËn tèt nghiÖp


NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
Tiến hành đánh giá đặc điểm nông sinh học của các giống đậu tương bao
gồm:
- DT84, DT90 do viện Di Truyền Nông Nghiệp cung cấp.
- ĐVN5, ĐVN9, ĐVN11 do viện Nghiên Cứu Ngô cung cấp.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Thí nghiệm được bố trí tại vùng đất xã Cao Minh – Phúc Yên –Vĩnh
Phúc. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp. Đất được làm sạch cỏ dại, san
phẳng và lên luống.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2009
3.3. Phương pháp bố thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng ruộng theo phương pháp ngẫu nhiên
hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại.
 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dải bảo vệ
Dải
bảo
vệ

I

DT84 (ĐC)

ĐVN 5


ĐVN 11

II

ĐVN 11

ĐVN 5

ĐVN 9

DT 90

III

ĐVN 9

ĐVN 11

DT 84(ĐC)

ĐVN 5

Dải bảo vệ

16

ĐVN 9

Dải
bảo

vệ


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

3.4. Quy trình kĩ thuật
3.4.1. Phân bón (Theo Viện nghiên cứu Ngô)
- Phân chuồng: 2,2 kg/sào Bắc bộ
- Supe lân: 10 kg/sào Bắc bộ
- Đạm ure: 3,5 kg/sào Bắc bộ
- Kaliclorua: 3,5 kg/sào Bắc bộ
- Vôi bột: 18kg/sào Bắc bộ
3.4.2. Thời vụ
Vụ xuân gieo ngày 7/3/2009
3.4.3. Mật độ, khoảng cách
- Mật độ: 35 cây/m2
- Khoảng cách 35cm x 7cm
3.4.4. Chăm sóc
- Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân
- Xới xáo 2 lần kết hợp với bón thúc
+ Lần 1: Khi cây có 2 -3 lá thật: bón ½ N + ½ K
+Lần 2: Khi cây ra hoa, xới sâu 5 -7 cm, vun cao. Bón ½ N và ½ K
còn lại
- Tưới nước
- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi
3.5.1. Các chỉ tiêu hình thái
- Màu sắc thân mầm

- Màu sắc, hình dạng lá
- Màu sắc hoa và hạt
3.5.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển.
- Thời gian và tỷ lệ mọc mầm:

17


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

+ Thời gian mọc mầm:Từ khi gieo đến khi có 50 % số cây mọc mầm
khỏi mặt đất.
+ Tỷ lệ mọc mầm: Tính số hạt mọc mầm / số hạt gieo (%).
- Thời gian hoa: Thời gian bắt đầu ra hoa đến khi kết thúc ra hoa.
- Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính: Đo từ đốt 2 lá mầm đến
đỉnh sinh trưởng khi cây có 3 lá thật, 7 ngày đo 1 lần.
- Nốt sần: Đếm và cân khối lượng nốt sần 5 cây /giống và lấy trung
bình
- Khả năng tích luỹ chất khô: Tính khối lượng cân tươi, sấy khô đến
khối lượng không đổi và cân khối lượng cây khô.
 Phương pháp làm: Khối lượng khô, số lượng và chất lượng nốt sần
tiến hành đo đếm vào 3 thời kì: Thời kì bắt đầu ra hoa, thời kì hoa rộ và thời
kì quả mẩy.
 Đối với xác định số lượng nốt sần: Trước khi nhổ cây nên tưới nước
đẫm sau khoảng 15 phút tưới nước lần 2. Sau đó nhổ cây lên và cho phần đất
xung quanh gần rễ vào chậu nước rồi lọc phần nốt sần bung ra.
Sử dụng cân điện tử DJ 202B, 200g/0,014 (ELECTRONIC BALANCE) và tủ sấy
Memmert 854 shwabach

3.5.3. Khả năng chống chịu
- Khả năng chống đổ
+ Đếm tổng số cây đổ, tính tỷ lệ phân cấp theo bảng sau:
Cấp

0

1

2

3

4

5

Tỷ lệ cây đổ (%)

<1

1 -5

6 - 25

26 - 50

51 - 75

76 - 100


- Khả năng chống chịu sâu bệnh
+ Sâu hại: Đếm số cây bị hại / số cây theo dõi, tính tỉ lệ %
+ Bệnh hại: Đếm số cây bị hại / số cây theo dõi, tính tỉ lệ %

18


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

* Bệnh hại được đánh giá theo cấp bệnh từ 1 - 9 như sau:
+ Cấp 1: Không bị bệnh
+ Cấp 3: 1 – 5 % số cây bị bệnh
+ Cấp 5: 6 – 15 % số cây bị bệnh
+ Cấp 7: 16 – 50 % số cây bị bệnh
+ Cấp 9: > 50 % số cây bị bệnh (Theo TCN 10 / 1998)
3.5.4. Các yếu tố cấu thành năng suất
Trước khi thu hoạch lấy mẫu ngẫu nhiên 5 cây / ô ở cả 3 lần nhắc lại.
+ Đếm tổng số quả/cây
- Tính tỷ lệ quả chắc
- Tính tỷ lệ quả 1, 2, 3 hạt (%)
- Xác định khối lượng nghìn hạt (g)
- Năng suất cá thể
- Năng suất lý thuyết
- Năng suất thực thu
3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thực nghiệm được xử lý và đánh giá theo phương pháp toán
học thống kê trên máy tính để đảm bảo độ chính xác qua các thông số sau:

n

Giá trị trung bình số học X =

X
i 1

n

i

Trong đó: n là số cá thể (n <30)
X : Giá trị trung bình
Xi : Các biến số

n

Độ lệch chuẩn:  

 ( Xi  X )

2

i 1

n 1

Sai số trung bình số học: m =



n

19


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Phương Thảo

CHNG 4: KT QU NGHIấN CU V THO LUN
4.1. c im hỡnh thỏi ca cỏc ging u tng
Qua theo dừi c im hỡnh thỏi ca cỏc ging u tng, kt qu thu c
chỳng tụi trỡnh by bng sau:
Bng 4.1: c im hỡnh thỏi ca cỏc ging u tng
Mu sc

Hỡnh dng

Mu sc

Mu sc

lỏ

lỏ

ht

Tớm


Bu dc trũn

Xanh

Vng

Xanh

Trng

Bu dc di

Xanh nht

Vng

VN5

Tớm

Tớm

Trng nhn

Xanh

Vng rm

4


VN 9

Tớm

Tớm

Trng nhn

Xanh m

Vng sỏng

5

VN 11

Tớm

Tớm

Trỏi xoan

xanh

Vng sỏng

TT

Tờn ging


1

DT84(C)

Tớm

2

DT90

3

Mu

thõn mm sc hoa

4.1.1. c im thõn, lỏ, cnh
- Thõn:
Thõn u tng thuc loi thõn tho, a s cú thit din hỡnh trũn, phõn
chia thnh nhiu t v bờn ngoi c bao ph bi 1 lp lụng. Cnh u
tng cú th mc ra t t 1 n t 11, 12.
Thõn u tng cũn nh thng cú mu xanh nht hoc tớm nht. Mu
sc ca thõn cú tng quan cht ch vi mu sc hoa. Cõy cú thõn mu
xanh thỡ hoa trng, cõy cú thõn tớm thỡ hoa tớm tng ng. S phõn hoỏ t v
hỡnh thnh cp 1 din ra rt sm ngay trong thi kỡ cõy con.
- Lỏ:
Lỏ u tng gm lỏ mm, lỏ n, lỏ kộp. Lỏ kộp u tng l dng lỏ
kộp cú 3 lỏ chột, cú th nm ngang hoc ng. Trờn b mt lỏ cú 1 lp lụng

20



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

bao phủ, độ dày của lông phụ thuộc vào tuỳ từng giống đậu tương. Màu sắc
và kích thước lá có ảnh hưởng đến năng suất. Đặc biệt kích thước lá có ảnh
hưởng đến sự vận chuyển các chất từ lá về quả và hạt. Lá rộng bản cho năng
suất cao vì tiếp nhận được nhiều ánh sáng. Lá đậu tương có nhiều hình dạng
khác nhau. Qua theo dõi các giống cho thấy có các hình dạng lá như: Bầu dục
tròn (DT84), bầu dục dài (DT90), trứng nhọn (ĐVN5, ĐVN9).
4.1.2. Hoa, quả, hạt
Hoa đậu tương bé, dài, có kích thước từ 6 - 7 mm. Hoa mọc thành từng
chùm gồm 2, 3, 5 hoa ở các nách lá. Hoa màu tím do gen trội quy định, còn
màu trắng do gen lặn quy định.
Quả đậu tương thuộc loại quả giáp, bao bên ngoài quả là một lớp (trắng
hoặc vàng) tuỳ vào mỗi giống. Khi chín màu sắc quả chuyển sang màu vàng,
nâu vàng. Số quả trên cây biến động lớn tuỳ thuộc giống và điều kiện chăm
sóc. Đây là một chỉ tiêu quan trọng liên quan chặt chẽ với năng suất.
Hạt đậu tương có màu sắc, hình dạng và kích thước rất khác nhau tuỳ
thuộc vào các giống. Qua theo dõi các giống được thể hiện ở bảng 4.1 cho
thấy màu sắc hạt chủ yếu là màu vàng, vàng rơm, vàng sáng. Cụ thể là DT84,
DT90 có hạt màu vàng. ĐVN9, ĐVN11 có hạt màu vàng sáng. ĐVN5 có hạt
màu vàng rơm.
4.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tương
4.2.1. Các thời kì sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương
Đậu tương trải qua 5 thời kì sinh trưởng, phát triển trong chu kì sống
của mình. Đó là thời kì mọc mầm, thời kì cây con, thời kì ra hoa, thời kì hình
thành quả và hạt. Cuối cùng là thời kì chín.

Mỗi thời kì sinh trưởng, phát triển của cây có yêu cầu khác nhau về
dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy mà ta phải nắm rõ các đặc điểm

21


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

sinh trưởng phát triển của cây ở từng thời kì khác nhau để có những biện pháp
chăm sóc phù hợp, đem lại năng suất cao nhất.
* Thời kì nảy mầm và mọc
Đây là thời kì được tính từ khi gieo hạt xuống đất đến khi mầm nhô
khỏi mặt đất và xoè 2 lá mầm. Thời gian dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào sức
nảy mầm của giống. Nếu giống tốt thì tỉ lệ mọc mầm cao và ngược lại. Khả
năng mọc mầm của đậu tương còn tuỳ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như
nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng...
Theo dõi thời gian và tỉ lệ mọc mầm của các giống đậu tương, chúng tôi thu
được kết quả trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Thời gian và tỉ lệ mọc mầm của các giống đậu tương
TT

Tên giống

Thời gian gieo - mọc

Tỉ lệ mọc (%)

1


DT84 (ĐC)

5

94

2

DT90

5

98

3

ĐVN5

4

97

4

ĐVN9

5

94


5

ĐVN11

4

92

Từ kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 4.2 cho thấy: Tỉ lệ mầm ở
các giống là khá cao. Dao động từ 92% - 98%. Điều đó cho thấy hạt giống có
chất lượng tốt và điều kiện lúc gieo khá thuận lợi cho sự mọc mầm của đậu
tương. Thời gian từ gieo đến mọc dao động trong khoảng 4 - 5 ngày ở tất cả
các giống được theo dõi.
* Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng
Ở giai đoạn này có sự sinh trưởng và phát triển của các cơ quan sinh
dưỡng (rễ, thân, lá) là chủ yếu. Giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc

22


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

điểm của các giống và điều kiện ngoại cảnh. Nếu giống ngắn ngày thì giai
đoạn này ngắn còn giống dài ngày thì ngược lại. Nếu cùng một giống thì giai
đoạn này ở vụ xuân sẽ dài ngày hơn vụ hè thu vì ở vụ hè thu có nắng và độ
ẩm thích hợp.
Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng có ý nghĩa quyết định tới các yếu tố

cấu thành năng suất. Ở thời kì này nó diễn ra quá trình phân hoá mầm hoa,
quá trình phân hoá đốt, quyết định đến sức sinh trưởng của cây, sự phân cành,
số đốt hữu hiệu và số hoa trên cây. Nếu ở giai đoạn này cây sinh trưởng phát
triển tốt và gặp điều kiện thuận lợi thì quá trình phân hoá mầm hoa, quá trình
phân hoá đốt diễn ra nhanh và thời gian từ gieo đến ra hoa ngắn. Nếu ở giai
đoạn này cây sinh trưởng và phát triển kém thì quá trình phân hoá mầm hoa,
quá trình phân hoá đốt diễn ra chậm và thời gian từ gieo đến ra hoa dài.
Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương, chúng tôi thu
được kết quả được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3: Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương
Thời gian

TGST

TT

Tên giống

Gieo- mọc

Mọc-rahoa

1

DT84 ( ĐC)

5

39


24

91

2

DT90

5

42

26

95

3

ĐVN5

4

40

25

92

4


ĐVN9

5

38

22

82

5

ĐVN11

4

40

23

90

23

ra hoa


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o


Từ kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 4.3 cho thấy: các giống có thời gian
từ mọc đến ra hoa dao động trong khoảng 38 - 42 ngày. Đặc biệt có giống
ĐVN9 ra hoa sớm nhất (38 ngày) và giống DT90 ra hoa muộn nhất (42 ngày).
* Thời kì ra hoa (từ khi cây bắt đầu ra hoa đến khi hết hoa)
Thời gian ra hoa của đậu tương thường dài hơn các loại cây màu
khác. Trong thời kì này các bộ phận rễ, thân, lá tiếp tục phát triển. Do đậu
tương có đặc tính rụng nhiều hoa khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận
lợi nên thời gian ra hoa càng kéo dài càng có lợi vì các hoa đợt sau có thể bổ
sung cho các hoa đã rụng ở đợt trước.
Thời gian ra hoa dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó
đặc tính của giống là quan trọng nhất. Bên cạnh đó thì điều kiện ngoại cảnh
cũng ảnh hưởng đến quá trình phân hoá mầm hoa. Nếu điều kiện ngoại cảnh
thích hợp thì phân hoá mầm hoa nhiều. Nếu thời tiết không thuận lợi thì sự
phân hoa mầm hoa sẽ không nhiều. Số đốt hữu hiệu nhiều thì thời gian ra hoa
càng dài và ngược lại số đốt hữu hiệu ít thì thời gian ra hoa càng ngắn.
Qua bảng 4.3 cho thấy: Thời gian ra hoa của các giống kéo dài từ
22- 26 ngày. Trong đó giống đối chứng DT84 là 24 ngày và giống DT90 có
thời gian ra hoa dài nhất là 26 ngày.
* Thời kì hình thành quả và hạt
Tính từ lúc hoa nở thì sau 5 - 8 ngày thì quả bắt đầu hình thành. Lúc
đầu thì quả và hạt lớn chậm và nó tăng nhanh sau khi ra hết hoa. Tốc độ tích
luỹ chất khô của hạt tăng nhanh đều cho tới khi hạt chắc.
Thời kì hình thành quả và hạt cũng giống như tất cả các thời kì khác rất
mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh. Đặc biệt nếu gặp điều kiện khô hạn, nhiệt
độ cao sẽ làm cho quả dễ bị lép ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất của đậu
tương. Vì vậy, ở thời kì này phải đảm bảo điều kiện thuận lợi. Đặc biệt là độ
ẩm để đạt hiệu quả cao nhất.

24



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NguyÔn Ph­¬ng Th¶o

* Thời kì chín
Trong quá trình lớn lên, độ ẩm trong hạt đậu tương giảm dần đồng thời
với sự tích luỹ chất khô và tăng kích thước, lượng nước trong hạt giảm xuống
chỉ còn 60 - 70% . Trong khi đó hạt đậu tương mới chỉ hình thành chứa 90%
độ ẩm. Khi sự tích luỹ chất khô gần hoàn thành, độ ẩm trong hạt đột ngột
giảm nhanh. Trong vài ngày có thể giảm từ 32% xuống 15 - 20%. Lúc này là
thời kì chín sinh lý, toàn bộ lá vàng và khoảng một nửa số lá rụng. Lá rụng ít
hay nhiều thì tuỳ thuộc vào các giống khác nhau. Cần chú ý thu hoạch sớm,
khẩn trương để tránh mưa, sâu bệnh làm giảm năng suất.
* Tổng thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của cây đậu tương được tính từ khi gieo hạt đến
khi chín hoàn toàn. Việc xác định thời gian sinh trưởng của giống có ý nghĩa
quan trọng trong việc bố trí cơ cấu mùa vụ, cây trồng thích hợp. Thời gian
sinh trưởng dài hay ngắn tuỳ thuộc vào bản chất di truyền của giống. Tuy
nhiên điều kiện ngoại cảnh và chế độ dinh dưỡng cũng là những yếu tố quyết
định đến thời gian sinh trưởng của giống.
Qua bảng 4.3 cho thấy: Thời gian sinh trưởng của 5 giống được theo
dõi dao động từ 82 – 95 ngày. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của các giống
chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm chín sớm (TGST < 90 ngày) đó là ĐVN9
+ Nhóm chín trung bình sớm là: DT84, DT 90, ĐVN5 và ĐVN11
Trong đó DT84 (ĐC) là 91 ngày, DT90 có thời gian sinh trưởng dài
ngày nhất đó là 95 ngày.
4.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính

Chiều cao thân chính có liên quan trực tiếp đến số đốt hữu hiệu, số hoa,
số quả trên cây. Chiều cao thân chính và tốc độ tăng trưởng chiều cao được
quyết định bởi bản chất di truyền của giống. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào

25


×