Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Luận văn sư phạm Điều tra thực trạng sức khoẻ sinh sản của các bà mẹ mang thai tại xã Cao Minh - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 62 trang )

Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN
Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa sinh - ktnn
----------

Vũ thị loan

điều tra thực trạng sức khỏe
sinh sản của các bà mẹ mang thai
tại xã cao minh - thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc
Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Giải phẫu Sinh lí người và động vật
Người hướng dẫn khoa học
Th s. nguyễn thị lan

Hà Nội 2008

1


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN
Lời cảm ơn

Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận
được sự hướng dẫn tận tình của thạc sĩ Nguyễn Thị Lan và các thầy cô giáo trong
tổ bộ môn giải phẫu sinh lý người và động vật, phòng khoa học ban chủ nhiệm thư
viện cùng các bạn sinh viên. Ngoài ra em còn nhận được sự cộng tác và giúp đỡ


nhiệt tình của tập thể y bác sỹ đặc biệt trạm trưởng trạm y tế xã Cao Minh cô
Nguyễn Thị Biên, ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình cùng toàn thể các chị
em phụ nữ đang mang thai của xã.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình quí báu của thạc sĩ Nguyễn
Thị Lan và các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên đã giúp em hoàn thành
khóa luận của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể y bác sĩ, trưởng trạm y tế xã Cao Minh cô
Nguyễn Thị Biên, ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình cùng toàn thể các thai
phụ của xã đã nhiệt tình cộng tác và giúp đỡ để tôi hoàn thành công việc nghiên cứu
của mình.
Khóa luận này sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
sự đóng góp quý báu của thầy cô và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội ngày 12 tháng 5 năm 2008
Sinh viên
Vũ Thị Loan

2


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

Lời cam đoan

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thạc sĩ
Nguyễn Thị Lan. Tôi xin cam đoan:
Đây là kết quả nghiên cứu của tôi, kết quả nghiên cứu này không trùng với

kết quả của bất kì tác giả nào đã được công bố. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm.

Sinh viên
Vũ Thị Loan

3


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

DANh mục các kí hiệu viết tắt
AOFOG: Hiệp hội sản phụ khoa châu á Thái Bình Dương.
ASPIRE: Hội nội tiết sinh sản châu á Thái Bình Dương.
CMP Medica: Công ty cung cấp nguồn thông tin trong lĩnh vực y tế và chăm sóc
sức khoẻ cộng đồng tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
CT BYT: Chỉ thị Bộ y tế.
DDT: Dichloro diphenyl trichloroethane.
HATT: Huyết áp tâm thu.
HATTr: Huyết áp tâm trương.
HCG: Hormone do nhau thai tiết ra (Human chorionic gonadotropin).
ICSI: Kỹ thuật hỗ trợ cho sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng (Bơm tinh trùng vào
nguyên sinh chất của noãn).
JAMA: Tạp chí của hội Y khoa Hoa Kỳ.
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình.
Nxb: Nhà xuất bản.
SKSS: Sức khỏe sinh sản.
UBDS: Uỷ ban dân số.

UNFPA: Quỹ dân số liên hiệp quốc.
WHO: Tổ chức Y tế thế giới.

4


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN
Danh mục các bảng

Bảng 3.1. Chỉ số kích thước chiều dài và trọng lượng tiêu chuẩn của thai nhi theo
Reu Benene Lson
Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu về sự gia tăng chỉ số cân nặng của thai phụ khu vực
xã Cao Minh qua các tháng tuổi trong thai kì
Bảng 3.3. Kết quả về sự gia tăng chỉ số kích thước vòng bụng của thai phụ khu vực
xã Cao Minh qua các tháng tuổi trong thai kì
Bảng 3.4. Kết quả về sự gia tăng chỉ số kích thước chiều cao tử cung của thai phụ
khu vực xã Cao Minh qua các tháng tuổi trong thai kì
Bảng 3.5. Kích thước tiêu chuẩn về chiều cao tử cung theo Marie Claude
Delahaye
Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu về chỉ số huyết áp tâm thu trong thai kì của các thai
phụ khu vực xã Cao Minh
Bảng 3.7. Kết quả nghiên cứu về chỉ số huyết áp tâm trương trong thai kì của các
thai phụ khu vực xã Cao Minh
Bảng 3.8. Kết quả so sánh về chỉ số huyết áp giữa các thai phụ khu vực xã Cao
Minh với các nữ sinh viên trường ĐHSP Hà Nội 2
Bảng 3.9. Tỉ lệ thai phụ mang thai ở các lần khác nhau qua ba năm (từ tháng 1 năm
2005 đến tháng 9 năm 2007)
Bảng 3.10. Kết quả nghiên cứu về thực trạng sức khoẻ ở từng hệ cơ quan của các

thai phụ khu vực xã Cao Minh

5


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN
Danh mục các hình, ảnh

Hình 3.1. Đồ thị gia tăng chỉ số cân nặng của thai phụ khu vực xã Cao Minh qua
các tháng tuổi trong thai kỳ
Hình 3.2. Đồ thị so sánh sự gia tăng chỉ số kích thước vòng bụng và chiều cao tử
cung của các thai phụ khu vực xã Cao Minh trong thời kỳ mang thai
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trung
bình trong thời kỳ mang thai của các thai phụ khu vực xã Cao Minh
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thai phụ ở các độ tuổi khác nhau đang mang thai tại
khu vực xã Cao Minh
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn tỉ lệ thai phụ mang thai ở các lần khác nhau qua ba năm
(từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 9 năm 2007)
ảnh 2.1. Phương pháp phát phiếu điều tra thu thập kết quả
ảnh 2.2. Phương pháp đo trọng lượng thai phụ
ảnh 2.3. Phương pháp đo chỉ số vòng bụng
ảnh 2.4. Phương pháp đo chỉ số chiều cao tử cung
ảnh 2.5. Phương pháp đo chỉ số huyết áp

6


Khoá Luận tốt nghiệp


Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN
Mục lục
Trang

Nội dung

1

Mở đầu
1.

lý do chọn đề tài

1

2.

Mục tiêu nghiên cứu

2

Chương 1. Tổng quan tài liệu

3

1.1. Lược sử nghiên cứu phôi thai học

3


1.2. Cơ sở nghiên cứu

5

1.3.

12

Một số thành tựu về việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và thai nhi

1.3.1. Một số thành tựu ở trong nước

12

1.3.2. Một số thành tựu ở ngoài nước

13

Chương2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

17

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

17

2.2. Phương pháp nghiên cứu

18


Chương 3. Kết quả và bàn luận

24

3.1. Kết quả nghiên nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý của các thai
phụ khu vực xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

24

3.1.1. Kết quả nghiên cứu về sự gia tăng chỉ số cân nặng trong thời
kỳ mang thai của các thai phụ khu vực xã Cao Minh

24

3.1.2. Kết quả nghiên cứu về sự gia tăng chỉ số kích thước vòng
bụng và chiều cao tử cung trong thời gian mang thai của các thai phụ
28

khu vực xã Cao Minh
3.1.3. Kết quả nghiên cứu về chỉ số huyết áp trong thời gian mang
thai của các thai phụ khu vực xã Cao Minh

33

3.1.4. Kết quả nghiên cứu về độ tuổi mang thai và số lần mang
thai của các thai phụ khu vực xã Cao Minh
7

36



Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

3.1.4.1. Kết quả nghiên cứu về độ tuổi mang thai của các thai phụ
khu vực xã Cao Minh

36

3.1.4.2. Kết quả nghiên cứu về số lần mang thai của các thai phụ
khu vực xã Cao Minh

38

3.2. Thực trạng sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi
khu vực xã Cao Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

40

Chương 4. Kết luận và kiến nghị

43

4.1 .

Kết luận

45


4.2.

Kiến nghị

44
46

Tài liệu tham khảo

8


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Để có một nguồn nhân lực tốt cho sự phát triển của mỗi quốc gia thì cần phải
có một sự chuẩn bị lâu dài trong suốt quá trình trẻ lớn lên và trưởng thành qua nhiều
thế hệ. Sự chuẩn bị đó cần phải được thực hiện một cách toàn diện và lâu dài mang
tính chiến lược về nhiều mặt thông qua các chính sách cũng như các chế độ chăm
sóc khoa học về dinh dưỡng, sức khoẻ cho trẻ.
Trong suốt quá trình chuẩn bị đó có một giai đoạn rất quan trọng đó là giai
đoạn bà mẹ mang thai. Đây là giai đoạn cơ thể người mẹ có sự thay đổi nhiều về
chức năng sinh lý ở tất cả các hệ cơ quan so với trước và sau khi mang thai. Cơ thể
người mẹ lúc này rất nhạy cảm với nhiều tác động từ môi trường bên ngoài, qua đó
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của thai nhi và có ý nghĩa quyết định tới
việc sinh ra một em bé khoẻ mạnh thông minh.
Những rắc rối thường gặp khi mang thai có thể tránh khỏi nếu ta biết cách

chăm sóc và bảo vệ thai phụ một cách khoa học.
Phụ nữ ở các nước đang phát triển ít được quan tâm chăm sóc khi có thai và
sinh đẻ, 85% tổng số ca đẻ trên thế giới là ở các nước đang phát trển, nhưng chỉ có
dưới 50% được săn sóc bởi các thày thuốc, y tá, nữ hộ sinh hoặc những người có
chuyên môn. Hội nghị về làm mẹ an toàn và cải thiện sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ
em thông qua công tác kế hoạch hoá gia đình đã nhất trí chiến lược chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cần thay đổi để ảnh hưởng tốt hơn tới sức khoẻ phụ nữ, để sự sinh đẻ
được an toàn hơn. [16]
ở Việt Nam, tổng kết tình hình chăm sóc SKSS năm 2005 - 2007 cho thấy,
việc chăm sóc các bà mẹ trước, trong và sau khi sinh còn nhiều thiếu sót. Năm
2006, gần 34% phụ nữ không khám thai trước khi sinh và số khám thai đủ 3 lần chỉ
đạt 14%.
9


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

Năm 2007, chỉ có 67% phụ nữ được tiêm 2 mũi phòng uốn ván trước khi sinh
và 70% phụ nữ khi sinh được cán bộ chuyên môn giúp đỡ. Tại Tây Nguyên vẫn còn
9% và vùng núi phía Bắc 6% phụ nữ phải sinh nở một mình không có người giúp
đỡ. [21]
Nếu không để ý tìm hiểu về vấn đề cải thiện sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em
thì không phải ai cũng thấy hết được tầm quan trọng của nó đến mức nào, cũng như
có được cách chăm sóc khoa học cho sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi. Để góp một
phần nhỏ công sức của mình vào vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và thai nhi,
chúng tôi đã tiến hành đề tài: Điều tra thực trạng sức khoẻ sinh sản của các bà
mẹ mang thai tại xã Cao Minh thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
2. MC TIÊU NGHIÊN CứU

- Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai.

- Đánh giá thực trạng sức khoẻ của các thai phụ trong thời kỳ mang thai
thông qua việc sử dụng phiếu điều tra sức khỏe.
- Tìm hiểu một số kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và
thai nhi.

10


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

Chương 1. TổNG QUAN TàI LIệU
1.1. lược sử nghiên cứu phôI thai học

Từ khi xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 3 - 4 triệu năm con người luôn
tự ý thức cải thiện sức khoẻ của mình, duy trì sự sống kéo dài tuổi thọ bằng nhiều
cách thức từ đơn giản đến phức tạp, kết quả là đã đưa đến nhiều thành tựu ở nhiều
khía cạch khác nhau của y sinh học như: di truyền học, tế bào học, giải phẫu sinh lý
cơ thể người, phôi thai học cũng là một trong những lĩnh vực mà loài người chú
trọng nghiên cứu tìm hiểu. Các thành tựu mà nó mang lại thật đáng tự hào, đã mở ra
cho nhân loại một cái nhìn khoa học duy vật về sự hình thành một cơ thể mới, mang
lại ý nghĩa to lớn ứng dụng trong việc phát hiện phòng tránh và chăm sóc sức khoẻ
cho bà mẹ và thai nhi cũng như tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển
của thai nhi.
Cuộc thai nghén để ra đời môn Phôi thai học trải qua hàng ngàn năm. Aritstốt
đã mô tả vài câu đơn sơ về sự phát triển của phôi gà. Bẵng đi 800 năm, nhà giải
phẫu ý Fabritxi (1537 - 1619) mới mô tả và vẽ hình khi mổ xẻ thai người và thai

động vật. Một cái túi ở loài chim còn mang tên ông, nay được biết là tham gia chức
năng miễn dịch. Rene Dascart (1596 - 1650) trong cuốn sách "về sự hình thành các
loài vật" đã tả các giai đoạn phát triển của tim, mạch, cột sống, não, giác quan
của thai động vật, nhờ khảo sát ở lò sát sinh. Đến khi Hacvây với câu danh ngôn
"mọi loài đều từ trứng mà ra" và Ređi Franesco (ý, 1626 - 1697) chứng minh dòi
trong thịt do ruồi đẻ trứng vào (1668) thì môn phôi thai học vẫn chưa ra đời: nó
vẫn là cái phôi chưa ra hình người. [14]
Sang thế kỉ 18, đối tượng nghiên cứu khi này chuyển sang là những gì dễ
kiếm: Sự phát triển của trứng gà, chim, ếch chính thời gian này, thuyết tiền hình
(được tôn giáo ủng hộ) bắt đầu bị cãi lại, mất dần vị trí độc tôn, mặc dù thuyết
này được sự ủng hộ của các nhà bác học có uy tín (vì những đóng góp lớn). Dần dần
11


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

thuyết tiền hình trở lên ngày càng lộ rõ mặt hạn chế của nó: tại sao có đứa trẻ chỉ
giống mẹ (vậy thì các thế hệ có "tiền hình" trong tinh trùng hay không?), tại sao có
các con vật lai? Và tại sao có quái thai Nhiều nhà tiền hình sau một đêm đã buộc
phải từ bỏ quan niệm cũ, vì những bằng chứng mới do chính ông ta và những người
khác phát hiện ra. [14]
Một nhà phôi học thuộc phái tân sinh là Volf (Nga, 1733 - 1794) mà tên tuổi
của ông được dùng để đặt cho một bộ phận của thai, là người đầu tiên đưa ra các
bằng chứng về các cấu trúc ở thai là tân sinh, sau này được Engghen đánh giá cao
và được Đacuyn sử dụng để chứng minh cho thuyết tiến hoá. Học trò xuất sắc của
ông là Pander (Nga, 1794 - 1865) đã phát hiện ở phôi gà có những cấu trúc gọi là
"lá": lá trong và lá nhầy (về sau, người ta phát hiện thêm lá thứ 3), và chính lá trong
sẽ tạo ra màng ối, còn lá nhầy tạo ra ống tiêu hoá[14]

Người được coi là đặt nền móng vững chắc cho phôi thai học là Ber (Nga,
1792 - 1872): đã phát hiện ra trứng động vật có vú, nghiên cứu bổ sung các lá thai,
mô tả những phát hiện đầu tiên của trứng và sự hình thành dần dần các cơ quan. Từ
đây phôi thai học chính thức nhận giấy khai sinh nhưng dẫu sao khi đó (đầu thế kỉ
19) nó vẫn còn rất non nớt ấu trĩ. Ví dụ chính Ber, người khai sinh cho nó, vẫn còn
cho rằng không phải tinh trùng, mà là một chất dịch nào đó, đã làm cho trứng thụ
tinh (!). Phôi thai học thành môn học mới, độc lập, nhưng không phát triển đơn độc
mà dùng nhiều thành tựu của các môn học khác để phát triển. Đồng thời nó cũng hỗ
trợ các môn học khác. [14]
Chúng ta quan tâm tới những gì mà thiết thực mà phôi thai học, sinh lý học
và các môn học khác đã đem lại cho bà mẹ và cái thai đang nằm trong bụng bà.
Nghiên cứu vấn đề phát triển của phôi thai thường gắn liền với việc sử dụng
các tác động từ môi trường tới thai nhi. Bằng vô vàn những tác động vào quá trình
hình thành và phát triển của bào thai, mà phôi thai học đã cho thấy được tuần tự
phát triển của bào thai, kèm những đánh giá về ảnh hưởng tốt xấu của các tác nhân
12


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

ngoại cảnh tới sự hình thành và phát triển của bào thai. Và hiện nay lĩnh vực này
đang tiếp tục được mở rộng, phổ biến hiểu biết sâu rộng tới tất cả mọi người.
Bỏ ra 10 năm để hoàn thiện kỹ thuật quay phim bên trong dạ con, nhà nhiếp
ảnh L.Nilson không làm một việc vô ích. Sau đó ông miệt mài thu thập tư liệu. Các
bức ảnh và các cuộn phim của ông là vô giá và thú vị. Thai có biết cười trong bụng
mẹ không, có biết mút ngón tay không, có biết nghe nhạc không, có nhăn nhó khi
mẹ hít phải khói thuốc lá không?... chỉ có Nilson mới trả lời được, các nhà khoa học
đang chịu ơn ông rất nhiều, nay đến lượt chúng ta. [14]

1.2. cơ sở nghiên cứu

Theo tổ chức y tế thế giới "Sức khoẻ sinh sản là một trạng thái khoẻ mạnh hài
hoà về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ
thống sinh sản, các chức năng và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có
bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản". Như vậy sức khoẻ sinh sản là sự hoàn
hảo về bộ máy sinh sản đi đôi hài hoà giữa nhịp sinh học và xã hội. Định nghĩa về
sức khoẻ sinh sản này đã được chấp nhận tại hội nghị quốc tế về dân số và phát triển
họp tại Cairo tháng 4 năm 1994. [13]
Như vậy có thể tóm tắt nội dung của sức khoẻ sinh sản ở 4 điểm chính sau:
+ Thứ nhất là thai nghén và sinh đẻ an toàn, con khoẻ và lành mạnh, có điều
kiện nuôi con bằng sữa mẹ.
+ Thứ hai là đời sống tình dục an toàn và thoả mãn.
+ Thứ ba là được quyền quyết định liên quan đến thai nghén và sinh đẻ, nạo
thai an toàn và hợp pháp.
+ Thứ tư là được chữa các bệnh về vô sinh để được hưởng quyền làm mẹ.
Khái niệm về sức khoẻ sinh sản không chỉ giới hạn ở sức khoẻ người mẹ mà
nó còn bao gồm cả những vấn đề liên quan đến quá trình sinh sản của cả nam và nữ,
13


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

đến sự an toàn và hạnh phúc trong đời sống tình dục đồng thời nhấn mạnh nhiều
đến quyền tự quyết của phụ nữ với việc sinh đẻ của họ.
Khái niệm sức khoẻ sinh sản có ý nghĩa xã hội, y học sâu sắc rất nhân bản vì
đã nâng cao những yêu cầu bảo vệ chức năng đặc thù của phụ nữ là chức năng sinh
sản. [13]

Mang thai cũng nằm trong nội dung của khái niệm sinh sản, mang thai là
trạng thái đặc biệt của cơ thể do có sự xuất hiện hợp tử phát triển trong dạ con.
Hợp tử là kết quả của quá trình một tế bào trứng kết hợp với một tế bào tinh
trùng gọi là sự thụ tinh (fertilization). [13]
1.2.1. Khả năng sinh đẻ và độ tuổi mang thai của nữ giới
Khả năng sinh đẻ của người phụ nữ được bắt đầu từ khi dậy thì (được đánh
dấu bằng lần kinh nguyệt đầu tiên trong đời) ở độ tuổi khoảng 12 13, kéo dài đến
tuổi mãn kinh khoảng 50 55 tuổi [16]. Tuy nhiên sinh đẻ ở độ tuổi nào được cho
là tốt nhất cho sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi thì khoa học đã chứng
minh và đưa ra lời khuyên. Phụ nữ chỉ nên có thai ở độ tuổi từ 22 đến 35. Đây là độ
tuổi mà người phụ nữ đã đạt được sự phát triển hoàn chỉnh về cả thể chất và tinh
thần, đảm bảo tốt cho khả năng sinh đẻ.
Theo thống kê cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng bào thai ở những bà mẹ dưới 20
tuổi cao hơn so với các bà mẹ ở độ tuổi từ 25 đến 30. Nguy cơ tử vong ở bà mẹ ở độ
tuổi 15 đến 19 lớn gấp 3 lần ở độ tuổi 20 đến 24, phụ nữ sinh con so dưới 20 tuổi có
nguy cơ tử vong lớn hơn 80% so với sinh con rạ ở độ tuổi 20 đến 24. [16]
Nguyên nhân là do cơ thể của người mẹ lúc này vẫn đang ở độ tuổi vị thành
niên, tuy đã bắt đầu có khả năng sinh sản nhưng về mặt thể chất, tinh thần chưa
hoàn toàn trưởng thành. Cơ thể nói chung hệ sinh dục nói riêng vẫn chưa đạt được
mức độ hoàn hảo về chức năng, do vậy sản phẩm sinh dục như trứng và tinh trùng

14


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

có chất lượng chưa tốt, nếu thụ thai thì thai kém phát triển, thai dễ bị suy dinh
dưỡng tỉ lệ xảy thai cao và dễ gây những tai biến nghiêm trọng. [16]

Mặt khác nếu có thai sớm và đẻ trong khi cơ thể mẹ vẫn đang tiếp tục lớn lên
tiếp tục hoàn thiện không thể đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt. Hơn nữa khi có
thai và sinh con người mẹ trẻ phải dành chất dinh dưỡng để nuôi thai trong bụng
hoặc nuôi đứa con ngoài đời cho nên cơ thể của mẹ sẽ bị ảnh hưởng đến việc tiếp
tục phát triển và hoàn thiện. Kết quả là sức khoẻ của người mẹ bị giảm sút dễ bị suy
dinh dưỡng, thai yếu, khả năng bảo vệ và nuôi dưỡng thai kém nên dễ gây nguy
hiểm cho cả mẹ và con và làm giảm sức khoẻ sinh sản. Và khi còn quá trẻ (dưới 20
tuổi) thanh niên nam nữ thường chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc
sống, trong hoạt động tình dục, mang thai, sinh con và nuôi con. Do đó họ không
biết cách chăm sóc sức khoẻ của chính bản thân mình. [16]
Còn với phụ nữ quá 35 tuổi, khi này cơ thể của người mẹ yếu dần về mọi mặt,
chất lượng sản phẩm sinh dục kém dần, thất thường qua đó ảnh hưởng đến chất
lượng thai và đến đứa con sau này nếu như vẫn còn sinh đẻ, nguy cơ tai biến cho cả
mẹ và con cao hơn. Lúc này khả năng trao đổi chất của cơ thể người mẹ bị giảm sút,
có thể bị rối loạn do vậy có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi vật chất di truyền qua đó
là cơ sở để sinh ra đột biến vật chất di truyền trong trứng, kết quả là có nhiều khả
năng đẻ con bị dị dạng, trẻ sinh ra dễ bị bệnh đao trông giống như trẻ bị đần độn
(cổ ngắn, mắt một mí, lưỡi dài, si đần). Theo thống kê cho thấy hội chứng này
xuất hiện ở 0,05% con số của các bà mẹ dưới 30 tuổi, ở các bà mẹ lứa tuổi từ 40 đến
45 thì tỉ lệ đó là 1% và trên 45 tuổi tỉ lệ này lên tới 12,5% [12]. Cũng theo thống kê
khác của UNFPA cho biết nguy cơ chết do chửa đẻ của những bà mẹ trên 35 tuổi
lớn gấp 5 lần lứa tuổi từ 20 đến 24 tuổi [16].
Như vậy việc quan tâm đến độ tuổi của người mẹ khi mang thai cũng là một
trong những nội dung về chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và thai nhi mà chúng ta cần
lưu tâm .
15


Khoá Luận tốt nghiệp


Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

1.2.2. Mối liên quan giữa số lần mang thai với sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi
Giai đoạn chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau là giai đoạn vô cùng vất
vả và quan trọng của người phụ nữ để sinh ra đứa con khoẻ mạnh thông minh, trong
giai đoạn này người phụ nữ sẽ phải chịu rất nhiều thay đổi khó chịu có liên quan
trực tiếp tới sức khoẻ sau này của bà mẹ. Có thể nói số lần mang thai càng nhiều thì
khả năng suy giảm sức khoẻ của người mẹ càng lớn, nhất là khi người mẹ không
được chăm sóc một cách khoa học và đầy đủ về dinh dưỡng, vệ sinh thai nghén,
điều kiện sống và làm việc. Ví như trong thời kỳ mang thai người mẹ vẫn phải tạo
thêm hồng cầu cho bản thân làm cho nhu cầu sắt của người mẹ tăng vọt và ở thai
cũng cần có sắt lấy từ mẹ để tạo máu, vì vậy người mẹ dễ bị thiếu máu. Ngoài ra
các bà mẹ có thai rất dễ bị thiếu canxi vì phải cung cấp cho thai, do vậy tuỳ mức độ
có thể bị loãng xương, rỗ xương, rễ gãy. Sau khi đẻ quá trình tiết sữa cũng làm cho
cơ thể hao hụt rất nhiều canxi.
Về hình thái của người mẹ mang thai: Do có thay đổi của hormone trong cơ
thể làm xuất hiện các vết nâu ở da (mặt, bụng, đùi), lông mày dựng, bụng nổi rõ, da
bụng căng tới mức giãn nẻ mà sau đó không thể mất đi được (các cơ), nó như một
dấu ấn sau mỗi lần có thai của người mẹ. Các cơ bụng cũng căng giãn làm cho hai
cơ thẳng bụng (chạy song song hai bên rốn) dần dần tách xa nhau. Sau đẻ các cơ
cố gắng hồi phục gần như cũ, khiến bụng cứ sệ dần qua các lần có thai, do vậy
cần nịt bụng sau đẻ và tập thể dục thích hợp. Đẻ nhiều bụng rất xệ, hai cơ thẳng
bụng tách xa vĩnh viễn khiến cho ruột có thể nằm ngay dưới da, thậm chí ruột vắt
qua phía trước dạ con để nằm trước xương mu.
Người mẹ mang thai lần thứ 4 trở đi sẽ thường có nhiều rủi ro hơn so với các
lần mang thai trước đó, nhất là khi thể lực bà mẹ sút kém do chửa đẻ và nuôi con từ
những lần trước, dễ đẻ ngược, nhau cũng hay nằm sai vị trí, bịt lối ra của thai
(phải mổ). Thống kê cho thấy ở các bà mẹ đẻ con thứ năm thì tỉ lệ con chết tăng gấp
ba, tỉ lệ con suy dinh dưỡng tăng gấp bốn so với các bà mẹ chỉ đẻ 2 3 con. [14]
16



Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

1.2.3. Một số thay đổi về sức khoẻ của người mẹ khi mang thai
Trong suốt thời kì mang thai không chỉ xuất hiện những thay đổi về các chỉ
tiêu sinh lý như cân nặng, kích thước vòng bụng, chiều cao tử cung của cơ thể người
mẹ đang mang thai mà còn có nhiều vấn đề khác nữa về sức khoẻ. Sau đây là một
số vấn đề thường gặp trong thai kì.
- Về chức năng nội tiết, ngoài các hormone sinh dục vốn có như estrogen,
progesteron, nhau thai còn tiết ra một số hormone khác như HCG,
Somatomamotropin. HCG được tiết ra từ một lớp tế bào (ngoại phôi bì) bao xung
quanh phôi, sau này chúng sẽ tham gia vào sự phát triển tạo nhau thai, HCG có tác
dụng bảo đảm dinh dưỡng duy trì sự tồn tại của hoàng thể, kích thích tế bào kẽ của
tinh hoàn thai nhi tiết testosteron và đến cuối thai kì HCG có tác dụng di chuyển
tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu. [16]
Somatomamotropin có tác dụng làm phát triển tuyến vú, tăng cường quá trình
trao đổi chất, làm giảm sử dụng glucozơ ở mẹ để dành glucozơ cho thai, kích thích
giải phóng axit béo từ mô mỡ của mẹ để cung cấp năng lượng cho hoạt động của
mẹ và con. [16]
Một chức năng nữa của estrogen và progesteron nhau thai là chúng kết hợp
với một loại hormone có tên gọi relaxin, hormone này có bản chất là một polipeptid
do thể vàng tiết ra, phức hệ các hormone kể trên có tác dụng ức chế cơ trơn trong dạ
con từ đó làm ngăn cản sự co bóp của dạ con cho đến khi bắt đầu sinh. [13]
Nồng độ cao của estrogen nhau thai trong thời kì mang thai là nguyên nhân
làm nở rộng âm đạo và các cơ quan sinh sản bên ngoài. Cũng như vậy, relaxin làm
giãn các dây chằng khớp vùng háng, mu và các tổ chức khác. Sự gây giãn này
thường xảy ra ở những tuần cuối của quá trình mang thai, nó giúp cho việc di

chuyển thai nhi ra ngoài được thuận tiện. [13]

17


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

Một số hormone khác cũng được tăng cường bài tiết trong thời kỳ mang thai
gồm aldosterone được tiết ra từ vỏ tuyến thượng thận, các hormone tuyến yên,
tuyến giáp, tuyến cận giáp và buồng trứng đặc biệt là tuyến cận giáp tăng cường
tiết parathormone (parathyroid) nên tăng cường bài tiết canxi từ mẹ để cung cấp cho
thai tạo xương và phát triển. Vì vậy trong thời kỳ có thai nếu không được cung cấp
đầy đủ canxi cho mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai và có thể dẫn đến tình
trạng loãng xương của mẹ. Aldosterone có tác dụng tăng cường sự hấp thụ natri
trong dịch lọc ở ống thận, do vậy cũng làm tăng khả năng tích nước trong máu. [13]
- Về chức năng tiêu hoá có thể gặp các hiện tượng như:
Buồn nôn có thể xảy ra bất kì lúc nào trong ngày, thường trong ba tháng đầu
của thai kì, tình trạng này là do tăng nội tiết tố trong thai kì. [9]
Táo bón cũng thường xảy ra ở phụ nữ có thai do thức ăn di chuyển trong
đường tiêu hoá với mức độ chậm hơn. Điều này được cho là do tăng nồng độ
progesteron, một nội tiết làm giãn cơ thành ruột, do đó đẩy thức ăn đi chậm hơn.
Ngoài ra khi mang thai khả năng hấp thụ nước ở thành ruột của người mẹ triệt để
hơn do đó cũng góp phần làm tăng tình trạng táo bón của thai phụ.
ợ nóng, nguyên nhân là do sự chảy ngược dòng dịch axit từ dạ dày tạo cảm
giác nóng trong ngực và sau họng, triệu chứng này rất thường gặp trong thai kì. [9]
- Về chức năng hệ tuần hoàn, trong thời kì có thai hoạt động tuần hoàn của
mẹ tăng lên, lượng máu lưu thông tăng khoảng 1 2 (lít) và chỉ có khoảng 30
50% lượng máu này bị mất đi khi đẻ. Sự sản sinh các tế bào máu trong tuỷ xương

cũng tăng lên. Hiện tượng thiếu máu cũng rất thường gặp trong thai kì. [16]
Bệnh trĩ cũng có thể trở nên nặng hơn trong quá trình mang thai. Ngoài ra các
tĩnh mạch căng phồng cũng sẽ có khuynh hướng tạo khối huyết, gây đau và gây
xuất huyết. Nếu chảy máu nhiều sẽ gây mất máu và thiếu máu.

18


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

Hiện tượng giãn tĩnh mạch thường có ở chân do đứng lâu, phù chân và mắt cá
cũng thường gặp trong thai kì.
- Trọng lượng cơ thể tăng, quá trình trao đổi chất tăng lên, mức tiêu thụ oxi
của mẹ tăng khoảng 20%. Mặt khác do tử cung to thêm đẩy cơ hoành lên cao ảnh
hưởng đến việc thay đổi thể tích lồng ngực làm cho hoạt động hô hấp tăng nhiều.
- Đau lưng, trong thai kì cân nặng thai nhi trong tử cung gây thay đổi trọng
tâm của người phụ nữ, dẫn đến gây đau lưng nếu nặng hơn sẽ làm thay đổi tư thế.
- Về tinh thần, mất ngủ có thể xảy ra ở phụ nữ có thai. Điều này thường do
cảm xúc hoặc lo lắng khi chờ đợi sự ra đời của đứa bé.
- Ngứa cũng thường xảy ra trong giai đoạn cuối của thai kì ở các vùng rạn da,
trên bụng.
* Các dấu hiệu báo động dễ phát hiện của thời kì mang thai: [9]
Thai phụ bị nôn nhiều, táo bón trên ba ngày, cảm giác nóng thành sau họng và
trong ngực. Đau lưng thường xuyên. Trĩ xuất hiện nhiều, mất ngủ ảnh hưởng đến
cuộc sống. Ngứa nhiều gây tổn thương da khi gãi. Giãn tĩnh mạch âm hộ, đau âm
đạo hoặc ngứa.
1.3. một số thành tựu về việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và thai
nhi


1.3.1. Một số thành tựu ở trong nước
Trong những năm qua, chuyên ngành sản phụ của nước ta đã có những bước
phát triển tốt đẹp và có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em kế hoạch hoá gia đình hằng năm trên thế giới
ước tính có khoảng 585.000 phụ nữ bị chết do mang thai hoặc sinh con. ở nước ta
theo thống kê năm 2004 tính trung bình 1000 ca đẻ có 1,37 trường hợp tử vong mẹ.
Các nguyên nhân chính dẫn đến tử vong mẹ là do băng huyết, nhiễm trùng máu, sản
19


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

giật chuyển dạ ngừng tiến triển và nạo phá thai không an toàn. Những năm gần đây
số lượng tai biến sản khoa tuy có giảm nhưng tính chất trầm trọng lại tăng đe dọa
đến tính mạng của mẹ và thai. [10]
Tại Việt Nam bộ trưởng bộ y tế, giáo sư Nguyễn Trọng Nhân đã ban hành
quyết định số 220/BYT, quy định ngày 22/2/1993 (Hà Nội) về việc: Ban hành quy
định nhiệm vụ kỹ thuật trong công tác bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch
hoá gia đình tại các tuyến y tế địa phương. Trong đó bao gồm cả công tác bảo vệ
sức khoẻ bà mẹ và thai nhi. Tiếp đó trong chỉ thị số 05/1998/CT - BYT của bộ
trưởng bộ y tế, giáo sư Đỗ Nguyên Phương về việc tăng cường dự phòng và cấp cứu
các tai biến sản khoa nhằm nâng cao hơn nữa chuyên nghành sản phụ ở nước ta, hạn
chế thấp nhất các tai biến sản khoa ở các cơ sở khám chữa bệnh. [17]
Năm 1995 Bác sĩ Phan Trung Hoà (Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, TPHCM) vinh
dự được nhận giải thưởng "Nhà khoa học trẻ" do hiệp hội sản phụ khoa châu á Thái
Bình Dương (viết tắt là AOFOG - Asia Oceania Federation of obstetrics and
Gynaecolgy) trao tặng nhân dịp hội nghị lần thứ 15 diễn ra từ ngày 15 - 20 tháng 10

năm 1995 tại Inđonexia với đề tài khoa học "Chẩn đoán phân biệt sớm thai trứng
xâm lấn với ung thư nguyên bào nuôi bằng bảng điểm". Đây là giải thưởng khoa
học đầu tiên kể từ khi Việt Nam ra nhập tổ chức này. [6]
Năm 1999 tổ chức y tế thế giới (WHO) khi đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho
"năm quốc tế người cao tuổi" 1999 với khẩu hiệu là "Hãy sống một tuổi già tích
cực" cũng đã khuyến cáo muốn cho các cụ được khoẻ mạnh thì điều trước tiên là
phải cho mẹ của các cụ có được dinh dưỡng và sức khoẻ đầy đủ trong lúc mang
thai, trong lúc cho các cụ ở thời kì bú mớm. [8]
Trong mục tiêu của diễn đàn ASPIRE (Hội nội tiết sinh sản châu á Thái Bình
Dương) 2005 được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh trong hai ngày 2 - 3/4/2005
do bệnh viện Từ Dũ chủ trì. Hội thảo đã đưa ra vấn đề quản lý toàn diện các kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản cho chu kì điều trị, và những vấn đề mới trong xử trí đa thai,
20


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

hội chứng quá kích buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, thực hành về trữ
lạnh phôi trứng, ICSI, phác đồ kích thích buồng trứng có kiểm soát và kỹ thuật hút
trứng tại bệnh viện Từ Dũ.
1.3.2. Một số thành tựu ở ngoài nước
Trong phạm vi dự án an toàn làm mẹ do ngân hàng thế giới, tổ chức Y tế thế
giới, Quỹ dân số liên hợp quốc và Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc khởi đầu năm 1987,
thăm khám sản khoa và theo dõi thai nghén được khuyến nghị như một chương
trình sức khoẻ góp phần đạt mục tiêu giảm một nửa số tử vong mẹ cho đến năm
2000. Thăm khám sản khoa và theo dõi thai nghén nhằm mục tiêu đảm bảo tối đa
mọi khả năng thai nghén có kết quả là bà mẹ và trẻ sơ sinh khoẻ mạnh. Trong quá
trình này những người cung cấp dịch vụ sản phụ khoa sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc

và tư vấn cho phụ nữ có thai và gia đình sao cho những thai phụ đó vượt qua được
giai đoạn thai nghén và chuyển dạ trong tình trạng khoẻ mạnh nhất là về thể chất và
tinh thần. [10]
Bằng những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ đã tạo thuận lợi
trong việc cung cấp phương tiện cho việc nghiên cứu về sức khoẻ của bà mẹ và sự
phát triển của thai nhi ở nhiều khía cạnh khác nhau như: thực hiện chế độ dinh
dưỡng cho bà mẹ khi mang thai, tâm lí học khi mang thai, chế độ vận động cũng
như việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của các tác nhân ngoại cảnh đến bào thai trong
bụng mẹ. Những kết quả thu được từ thực tế nghiên cứu đã đem lại nhiều lợi ích và
có ý nghĩa to lớn trong việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và thai nhi.
Lần đầu tiên năm 1925, giáo sư Peter Hepper nhà tâm lý học và là chuyên gia
nghiên cứu, Viện Đại học Belfast (Anh) đã dùng những tiếng còi của xe hơi để
nghiên cứu cách phản ứng của thai nhi, đã chứng minh rằng thai cũng có năng
khiếu để học. Sau này những thí nghiệm đó cũng được lặp lại với thiết bị hiện đại và
ít gây kích động đến năm 1995 giáo sư đã trình bày những kết quả nghiên cứu
của mình trước hội nghị tâm lý học Anh. Theo ông những cuộc nghiên cứu này có
21


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

thể đoán trước thành tích học tập của các em vào độ tuổi 10 - 12 tuổi và có thể phát
hiện các thiên tài nhỏ trước khi cất tiếng khóc chào đời. Như vậy từ trước khi sinh
ra một số thai nhi đã có sự hơn kém nhau trong thành tích học tập, nó có liên quan
tới việc giáo dục thai nhi ngay từ trong bụng mẹ, đây quả là một ứng dụng lý thú.
[4]
Một kết quả nghiên cứu do trường Đại Học y khoa Baston ở Mỹ thực hiện
năm 1995 về việc không nên uống nhiều vitamin A khi mang thai. Cho thấy chỉ cần

liều lượng hơn 10.000 đơn vị quốc tế (iu) vitamin A mỗi ngày là có khả năng tạo ra
nguy cơ đứa con sinh ra bị các chứng bệnh như khe hở vòm miệng, tim bị dị tật và
não bị tổn thương. Đây là liều lượng cao hơn 4 lần chỉ định cho phép tại Mỹ và phụ
nữ sử dụng 20.000 iu/ngày có nguy cơ cao hơn gấp 4 lần đứa con sinh ra bị khuyết
tật. [5]
Liều lượng sử dụng bình thường cho sự phát triển của bào thai là
2.700 iu/ngày. [5]
Năm 1998 trong một công trình nghiên cứu của Italia đã tiến hành trên 826
người có độ tuổi từ 40 79 tuổi cả nam lẫn nữ, đã cho thấy rõ mối liên quan giữa
đậm độ sắt trong máu tới tốc độ tiến triển của chứng xơ vữa động mạch Tiếp sau
đó đoàn bác sĩ phụ sản quốc tế của Pháp đã tuyên bố chống lại việc sử dụng sắt
đồng loạt cho phụ nữ có thai. [3]
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu
Kasôlinska Thụy Điển 2002 về việc mẹ hút thuốc làm tăng nguy cơ bệnh tự kỷ cho
con, kết quả điều tra cho thấy những trẻ có mẹ hút thuốc đang trong giai đoạn đầu
của thai kì sẽ làm tăng 40% nguy cơ bệnh tự kỷ. Cơ chế tác động của khói thuốc lá
tới sự phát triển của thể chất và tinh thần chưa được biết rõ, nhưng hậu quả là làm
thay đổi hành vi của trẻ như tính bốc đồng, rối loạn ứng xử, thiếu tập trung và quá
hiếu động. [2]
Cũng theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh 2002 về việc phụ nữ có
thai sống tại các khu vực gần đường dây điện cao thế sẽ có nguy cơ cao đối với đứa
22


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

trẻ tương lai của mình. Xác suất xảy thai ở họ cũng tăng lên đáng kể, ít nhất 5 lần.
Ngoài ra sức khoẻ của người dân sống cạnh đường dây điện (cách 25 m) cũng dễ bị

tính trầm cảm mạn tính 28%, đau đầu thường xuyên 63%, mất ngủ và những chục
trặc về đường tiêu hoá thường xuyên hơn. Nguyên nhân là do sóng điện từ gây ra.
[7]
Trong một nghiên cứu khác được thực hiện trên 4668 bệnh nhân, đăng trên
tạp chí của Hội y khoa Hoa kỳ (JAMA) số ngày 28/4/2004. Về việc những phụ nữ
chụp X quang Răng trong lúc có thai có thể sẽ sinh ra em bé nhẹ cân. Đồng thời các
phát hiện tương tự đã được tìm thấy ở các bé được sinh ra từ các bà mẹ đã bị tiếp
xúc với tia X trong khi được xạ trị cho các bệnh ung thư khác lúc còn trẻ
Tiếp tục đi tìm hiểu nghiên cứu về vấn đề chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và thai
nhi ta sẽ còn phát hiện ra nhiều điều lí thú và quan trọng khác nữa đang chờ đón
khả năng khai thác của chúng ta trong tương lai.
Như vậy vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói chung, bà mẹ và thai nhi nói
riêng đang ngày càng được chú trọng từ mục tiêu kế hoạch đến những hành động cụ
thể trên nhiều lĩnh vực như: dịch vụ y tế, dinh dưỡng cho bà mẹ và thai nhi, vệ sinh
thai nghén, phương tiện kĩ thuật hỗ trợ cho sinh sản kết quả bước đầu đạt được
hiện nay là đã tạo được nhiều thành công trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ cộng
đồng nói chung, sức khoẻ sinh sản nói riêng.

23


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

Chương 2.
đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các thai phụ có độ tuổi từ 18 - 40 đang mang thai ở
các tuần tuổi khác nhau với số lượng hiện có là 99 thai phụ, cư trú tại địa bàn xã
Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài được tiến hành tại địa bàn xã Cao Minh, thị
xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Với số dân toàn xã hiện có khoảng 9837 người (tính
đến tháng 9 năm 2007), trong đó có 99 đối tượng là các thai phụ đang mang thai.
Đây là một xã bên cạnh việc làm nông nghiệp còn có sự tập trung phần lớn của các
nhà máy sản xuất hơn so với các xã xung quanh. Bao gồm nhà máy Z23, nhà máy
Cao Su, nhà máy Xuân Hoà, nhà máy Pin. Do vậy vấn đề ô nhiễm môi trường ít
nhiều cũng có thể chịu ảnh hưởng từ các nhà máy này và có ảnh hưởng trực tiếp tới
sức khoẻ của người dân trong xã.
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu bắt đầu từ tháng 7/2007 đến tháng 5/2008
với các công việc cụ thể sau:
Từ tháng 7 - 9/2007: Tiến hành tìm hiểu lý thuyết thu thập tài liệu, kiến thức
để xây dựng phiếu điều tra sức khoẻ cho thai phụ.
Từ tháng 9 - 10/2007: Tiến hành phát phiếu điều tra thu thập kết quả, số liệu.
Từ tháng 10 - 12/2007: Thống kê số liệu, kết quả thu được.
Từ tháng 1 - 5/2008: Viết và báo cáo đề tài.
24


Khoá Luận tốt nghiệp

Vũ Thị Loan K30 Sinh - KTNN

2.2. phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, kết quả bằng phiếu trắc nghiệm

- Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm.
- Thực hiện phát phiếu điều tra thu thập kết quả, sau đó thống kê kết quả thu
được.

ảnh 2.1. Phương pháp phát phiếu điều tra thu thập kết quả
2.2.2. Phương pháp cân trọng lượng thai phụ
Dụng cụ cân là cân bàn Detecto webbcity. MoUSA với độ chính xác là
100 (g) giới hạn của cân là 140 kg.
Đơn vị đo là kg.

25


×