Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình - phường cao xanh - t.p hạ long - t.quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.49 KB, 58 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận báo cáo kết quả nghiên cứu, thực tập được hoàn thành nhờ
công lao truyền thụ kiến thức của các thầy cô giáo. Đặc biệt là thầy giáo hướng
dẫn và quá trình nỗ lực phấn đấu của bản thân, sự giúp đỡ của các đồng chí
lãnh đạo Đảng ủy phường, Uỷ ban nhân dân phường Cao xanh.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Xã
hội học đã giúp đỡ em trong đợt thực tập này, đặc biệt là thầy giáo Hoàng Hinh
người đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình em viết báo cáo thực
tập này.
Em xin cảm ơn chính quyền, các đoàn thể và nhân dân phường Cao
Xanh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tế tại địa phương.
Em xin trân trọng cảm ơn cô giáo chủ nhiện Nguyễn Thị Hà, thầy
Hoàng Hinh, Cô giáo Lê Thái Thị Băng Tâm, cô giáo Nguyễn Thị Kim Hoa,
thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh và tập thể lớp K52 Trường cán bộ phụ nữ trung
ương đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Do còn nhiều hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên trong khuôn
khổ báo cáo này còn có thiếu sót. Em kính mong được sự góp ý của các thầy cô
giáo, các bạn và những người quan tâm.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2011.

Sinh viên
Vũ Thị Mến
MỤC LỤC
Trang
Phần : Mở đầu 3
1- Lý do chọn đề tài 3
2- Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài… 4
2.1.Ý nghĩa lý luận khoa học… 4
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 5
3- Mục tiêu nghiên cứu 5


4- Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu 5
4.2. Khách thể nghiên cứu 5
4.3. Phạm vi nghiên cứu 5
5- Phương pháp nghiên cứu 6
5.1. Phương pháp luận 6
5.2. Những phương pháp thu thập thông tin 6
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu 6
5.2.2. Phương pháp quan sát 7
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 7
5.2.4. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi 7
6- Câu hỏi nghiên cứu 7
7- Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 7
7.1. Giả thuyết nghiên cứu 7
7.2. Khung lý thuyết 8
Phần : Nội dung chính……………… 9
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chăm sóc sức khoẻ sinh sản.9
1-Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 9
2-Một số khái niệm công cụ 12
2.1. Khái niệm về sức khoẻ - sức khoẻ sinh sản 12
2.2. Khái niệm về chăm sóc sức khoẻ - chăm sóc sức khoẻ sinh sản.13
2.3. Khái niệm kiến thức 15
2.4. Khái niệm thái độ 15
2.5. Khái niệm hành vi xã hội 16
3- Một số lý thuyết xã hội học vận dụng vào đề tài 16
4- Thực tiễn tình hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở phường Cao
Xanh 18
4.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - văn hoá - xã hội của phương Cao
Xanh 18
4.2. Tình hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản của phường Cao Xanh

những năm trước đây 21
Chương II: Một số yếu tố tác động đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở
phường Cao Xanh 23
I- Thực trạng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở phường Cao Xanh 23
1- Kiến thức về chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sức khỏe sinh sản. 23
2- Kiến thức và sử dụng các biện pháp tránh thai 27
3- Tình hình chăm sóc thai nghén và sinh đẻ 28
3.1. Chăm sóc thai nghén 28
3.2. Sinh đẻ của phụ nữ 29
II- Những yếu tố tác động đến công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản.
1- Yếu tố nghề nghiệp 33
2- Điều kiện kinh - xã hội 34
3- Trình độ học vấn 35
4- Chất lượng dịch vụ y tế 37
5- Phong tục tập quán 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
1. Kết luận 41
2. Giải pháp và kiến nghị 41
2.1. Giải pháp 41
2.2. Kiến nghị 42
* Phụ lục. 45
Biên bản phỏng vấn sâu 45
Tài liệu tham khảo 56
Phần : Mở đầu
1)Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
và hội nhập quốc tế, vai trò của nguồn nhân lực trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết. Nguồn nhân lực là một nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.
Không có sự đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư phát triển nguồn
nhân lực. Vì vậy phải nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao sức khoẻ của

người dân để tạo ra một lực lượng khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần được trang
bị những tri thức phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, đây là mối quan
tâm hàng đầu là phương tiện quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Vậy, với thực trạng chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho người
dân vùng sâu, vùng xa, vùng biển luôn là vấn đề quan tâm của những nhà
hoạch định chính sách, nhà xã hội học, nhà dân số học, nhà quản lý xã hội, y
tế…
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà
nước ta đó có nhiều chính sách ưu tiên nhằm nâng cao đời sống, sức khoẻ cho
đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biển cũng như đẩy
mạnh sự phát triển toàn diện của miền núi, miền biển. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy sự phát triển về kinh tế, văn hoá - xã hội tại khu vực này vẫn cũng thấp
hơn so với các khu vực khác của cả nước. Mức sống thấp, trình độ dân trí chưa
được nâng cao, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện chăm sóc y tế và phúc lợi
xã hội cũng thiếu thốn, là những vấn đề bức xúc đang đòi hỏi sự quan tâm, đầu
tư nhiều hơn nữa của chính phủ đối với người dân sống ở những vùng khó khăn
này.
Tăng cường chăm sóc sức khoẻ cho người dân cả nước nói chung, cho
miền núi, miền biển, vùng sâu, vùng xa nói riêng đang là một vấn đề ưu tiên
trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Những nỗ lực trong việc triển
khai các chiến lược quốc gia cũng như các chương trình y tế đó đem lại những
cơ hội khả quan cho việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Tuy nhiên, trong
thực tế, không diễn ra một sự phát triển đồng đều giữa các vùng: miền xuôi và
miền núi, nông thôn và thành thị, miền núi và miền biển.
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản là một trong những mục tiêu và là nội
dung công tác quan trọng của Uỷ ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y
tế ). Đối với chiến lược Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ
sinh sản là một bộ phận tối quan trọng. Nó có vai trò quyết định tới sự thành
công của chiến lược quốc gia này. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, ở mỗi vùng và
ở mỗi dân tộc khác nhau, công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình cũng khác

nhau, vì thế kết quả thu được ở mỗi vùng, mỗi tộc người cũng khác nhau. Nhìn
chung, ở các vùng đô thị, các tỉnh đồng bằng chăm sóc sức khoẻ sinh sản, dân
số - kế hoạch hoá gia đình đạt kết quả cao hơn nhiều so với vùng núi, vùng
biển, vùng sâu, vùng xa.
Ở miền núi và miền biển do điều kiện tự nhiên và xã hội có nhiều khó
khăn, như giao thông đi lại khó khăn, các dịch vụ sức khoẻ và thuốc men, trang
thiết bị y tế cũng thiếu, do trình độ dân trí thấp (đặc biệt là phụ nữ) đó hạn chế
những cơ hội chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em. Đặc biệt là vấn đề chăm
sóc sức khoẻ sinh sản đối với các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng biển,
thực trạng mức sinh cao và phong tục tập quán lạc hậu là những nguyên nhân
gây nên tình trạng tử vong của sản phụ và trẻ sơ sinh hoặc là ảnh hưởng lớn
đến sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em sau này. Mục tiêu giảm quy mô dân số của
chương trình dân số thực hiện tại nơi này cũng gặp nhiều khó khăn, do vậy,
những vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
sinh sản đang là vấn đề đòi hỏi phải giải quyết lâu dài.
Thấy được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của vấn đề xã hội trên, tôi
chọn đề tài “Kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của
các hộ gia đình - phường Cao Xanh - T.P Hạ Long - T.Quảng Ninh” làm đề
tài báo cáo thực tập của mình. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng kiến thức,
thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình vùng biển
và các yếu tố tác động đến đời sống sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình ra
sao, để đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu, từ đó đưa ra
các giải pháp đề xuất và kiến nghị với chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ,
cải thiện và nâng cao đời sống sức khoẻ nhân dân địa phương nói chung và
chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình ngư nghiệp vùng biển nói
riêng.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận khoa học.
Nghiên cứu xã hội học về “Kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc
sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình - phường Cao Xanh - TP Hạ Long -

tỉnh Quảng Ninh” nhằm tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của
người phụ nữ vùng biển. Tìm hiểu xem mức độ kiến thức, thái độ và hành vi
của họ với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, yếu tố nào tác động đến việc
chăm sóc sức khỏe sinh sản của họ. Qua đó làm sáng tỏ hơn cho một số lý
thuyết xã hội học như lý thuyết hành động xã hội của Max Weber, lý thuyết
giới . Đồng thời từ nghiên cứu này có tác dụng đóng góp những tri thức, kinh
nghiệm thực tiễn để kiểm nghiệm, minh họa tính tương thích của lý thuyết và
thực tiễn xã hội, làm sáng tỏ, củng cố và hoàn thiện thêm một số lĩnh vực
nghiên cứu xã hội học và sức khỏe sức khỏe sinh sản.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình vùng biển có một
ý nghĩa hết sức thiết thực. Một mặt nó chỉ ra hiện trạng kiến thức của các hộ gia
đình vùng biển về các vấn đề sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản
đó đầy đủ, toàn diện chưa hay hiểu biết chưa đầy đủ, thậm chí cũng hiểu sai
lệch. Mặt khác, nghiên cứu giúp chỉ ra các nguồn tiếp cận thông tin và dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các hộ gia đình vùng biển thực tế như thế nào.
Từ đó đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao kiến thức về sức
khỏe sinh sản của các hộ gia đình vùng biển, thay đổi thái độ, hành vi về chăm
sóc sức khỏe sinh sản và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của các hộ vùng biển.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1. Mô tả thực trạng mức độ kiến thức về sức khoẻ sinh sản và chăm
sóc sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình vùng biển hiện nay như thế nào và
với kiến thức đó họ hành động ra sao, thực trạng hành vi chăm sóc sức khỏe
sinh sản của họ có liên quan như thế nào tới sức khỏe sinh sản của họ.
3.2. Phân tích các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản
của phụ nữ vùng biển, nguyện vọng của các hộ gia đình vùng biển với công tác
chăm sóc sức khỏe sinh sản ở địa phương, nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản.
3.3. Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị phù hợp giúp nâng cao nhận

thức, làm thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản theo hướng tích cực,
tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ Y tế cũng như nâng cao chất lượng
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng biển.
4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ
gia đình.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Các hộ gia đình trong độ tuổi sinh đẻ.
4.3. Phạm vi nghiên cứu.
4.3.1. Phạm vi thời gian nghiên cứu: (Tháng 03 năm 2011).
4.3.2. Phạm vi thời gian diễn ra nghiên cứu: (Từ năm 2005 đến
nay).
4.3.3. Phạm vi vấn đề nghiên cứu.
Do hạn chế về thời gian và nhận thức cho nên trong khuôn khổ báo cáo
thực tập chỉ đề cập nghiên cứu đến một số khía cạnh cơ bản của chăm sóc sức
khoẻ sinh sản như: kiến thức về sức khoẻ sinh sản và chăm sóc sức khoẻ sinh
sản; kiến thức và sử dụng các biện pháp tránh thai; chăm sóc thai nghén và sinh
đẻ.
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp luận.
* Chủ nghĩa duy vật biện chứng:
Theo phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng yêu cầu phải
nhìn các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng nghĩa là phải nhìn
mọi sự vật, hiện tượng không tồn tại riêng biệt tách rời mà luôn luôn trong mối
quan hệ tương tác quyết định lẫn nhau. Trong quá trình xem xét, đánh giá mọi
hiện tượng, sự kiện xã hội phải đặt trong mối quan hệ toàn diện với điều kiện
kinh tế - xã hội đang vận động, biến đổi trên địa bàn nghiên cứu.
Trong đề tài nghiên cứu này, khi tìm hiểu về kiến thức, thái độ và hành
vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người dân chúng ta phải đặt trong bối
cảnh kinh tế - xã hội nước ta ở thời điểm hiện tại. Các giá trị mới của xã hội

hiện đại, sự hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, sự toàn cầu hoá đang tác động lên
mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có các hộ gia đình vùng biển.
* Chủ nghĩa duy vật lịch sử:
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử yêu cầu người nghiên
cứu khi nghiên cứu các sự vật, hiện tượng xã hội cần phải đặt trong một giai
đoạn lịch sử nhất định, trên quan điểm kế thừa và phát triển. Nghiên cứu này
được xuất pháp từ thực tế lịch sử xã hội cụ thể ở trong mỗi giai đoạn trong sự
phát triển của nó, và thực tế lịch sử này được xem xét như c sở mục tiêu, tiêu
chuẩn của thông tin thực nghiệm.
Nghiên cứu này đặt thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc
sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình vùng biển trong bối cảnh xã hội Việt
Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nền kinh tế thị trường
với tác động tích cực làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân
được nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế nước ta cũng bộc lộ
nhiều vấn đề xã hội ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặt
biệt là nhóm xã hội dễ bị tổn thương là phụ nữ và trẻ em.
5.2. Những phương pháp thu thập thông tin.
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu.
Phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thông tin có sẵn. Những
nguồn tài liệu này đã có từ trước khi nghiên cứu.
Để báo cáo thực tập được hoàn thiện đầy đủ nội dung và thông tin
phong phú, cá nhân đã khai thác thu thập và xử lý thống kê được từ nhiều
nguồn khác nhau. Tài liệu thu thập được từ báo cáo tổng kết năm của Uỷ ban
nhân dân phường Cao Xanh phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của phường.
Ngoài ra, còn sử dụng báo cáo của Trạm y tế phường, số liệu thống kê của Hội
liên hiệp phụ nữ phường và sử dụng một số tài liệu liên quan tới sức khoẻ sinh
sản của phụ nữ như: Tạp chí xã hội học, tài liệu chuyên nghành dân số, Y tế…
Các thông tin trong các tài liệu này được sử lý, phân tích và nêu ra nhằm giải
quyết các vấn đề trong giả thuyết ngiên cứu.
5.2.2. Phương pháp quan sát.

Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu địa bàn thông qua tri giác
trực tiếp về phường Cao Xanh, về các họ gia đình trong độ tuổi sinh đẻ để có
những thông tin độ chính xác cao, bản thân quan sát ghi nhận đầy đủ qua quan
sát thấy được.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Cuộc khảo sát xã hội học về chủ đề: “Sự thích ứng của cư dân ven biển
trong nền kinh tế thị trường” tại phường Cao Xanh -TP.Hạ Long - T.Quảng
Ninh từ năm 2005 trở lại đây do khoa xã hội học tiến hành vào tháng 3 năm
2011. Bằng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi với mẫu chọn ngẫu nhiên
250.
5.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu.
Phương pháp này phục vụ cho việc khai thác sâu các thông tin định
tính như kiến thức, và hành vi của các hộ gia đình về chăm sóc sức khoẻ sinh
sản, đánh giá của họ về những người xung quanh cũng như thái độ của họ khi
nói đến chuyện chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Phỏng vấn sâu ở đây được tiến hành với 5 đối tượng, gồm: Chủ tịch
Hội phụ nữ phường, Trạm trưởng Y tế và 3 gia đình trong độ tuổi sinh đẻ trên
địa bàn phường.
6. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.
6.1 Kiến thức, thái độ và hành vi của các hộ gia đình vùng biển
hiện nay về chăm sóc sức khỏe sinh sản như thế nào?
6.2 Mức độ kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh
sản giữa các nhóm xã hội là như thế nào?
6.3 Yếu tố nào ảnh hưởng tới hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản
của các hộ gia đình vùng biển?
7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT .
7.1. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
7.1.1. Kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản
của các hộ gia đình hiện nay tiến bộ hơn trước nhưng cũng sơ xài và chưa
đầy đủ.

7.1.2. Có sự khác biệt về mức độ kiến thức và hành vi chăm sóc sức
khỏe sinh sản giữa các nhóm xã hội.
7.1.3. Các yếu tố nghề nghiệp, điều kiện tự nhiên, kinh tế, phong
tục, tập quán có ảnh hưởng lớn đến hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản
của các hộ gia đình.
7.2. KHUNG LÝ THUYẾT
Điều kiện tự nhiên - xã hội
của phường cao Cao Xanh
C
á
c

h


g
i
a

đ
ì
n
h
Kiến thức
Chăm
sóc sức
khỏe
sinh sản
Thái độ
Hành vi

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHĂM SÓC
SỨC KHOẺ SINH SẢN
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về sức khoẻ sinh sản được tiến hành rất sớm trên thế giới,
chủ yếu là ở các quốc gia phát triển như Mỹ, châu Âu. ở nước ta, do chịu ảnh
hưởng của nền văn hoá phương Đông, đặc biệt là Nho giáo cho nên vấn đề về
sinh sản là lĩnh vực mới được nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, thấy được tầm
quan trọng của vấn đề dân số trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Đảng
và Nhà nước ta đã luôn dành sự quan tâm thích đáng cho công tác Dân số - Kế
hoạch hoá gia đình. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV của Ban
chấp hành TW Đảng khoá VII, trên cơ sở đặt “ Công tác Dân số - Kế hoạch hoá
gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước ”. Vấn đề
này được coi như một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu, một yếu tố
cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống từng người, từng gia đình và toàn xã
hội. Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình đã huy động được sức mạnh tổng
hợp của toàn Đảng, toàn dân và tranh thủ được sự giúp đỡ ngày càng tăng
cường và có hiệu quả của cộng đồng quốc tế. Bằng những giải pháp hữu hiệu,
các hoạt động tuyên truyền, giáo dục được mở rộng và từng bước nâng cao chất
lượng các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, chú trọng đến các vùng miền núi,
vùng biển đảo, vùng nghèo, do đó nhận thức của các tầng lớp nhân dân về kế
hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản ngày càng được nâng cao, tỷ lệ giảm
sinh rất nhanh. Tuy nhiên, những mục tiêu của chương trình Dân số - Kế hoạch
hoá gia đình mới chỉ chú trọng về số lượng như giảm tỷ lệ sinh, tăng tỷ lệ sử
dụng các biện pháp tránh thai (chỉ tập trung vào phụ nữ và biện pháp đặt vòng)
mà chưa chú trọng vào chất lượng dân số. Vấn đề giáo dục tình dục, tư vấn kế
hoạch hoá gia đình chưa được tập trung và đầu tư đúng mức, kỹ năng tư vấn
còn đơn giản. Vấn đề sinh sản vị thành niên chưa được chú ý quan tâm đúng
mức. Do lối sống truyền thống của người Á Đông và do nhận thức chưa đầy đủ

về quy mô gia đình nhỏ, đồng thời cũng do chưa tuyên truyền, phổ biến rộng
khắp về tác dụng của các biện pháp tránh thai hiện đại như là một phương pháp
kế hoạch hoá gia đình. Do đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ
phụ nữ nạo phá thai cao nhất thế giới. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục,
nhiễm khuẩn HIV/AIDS còn nhiều tồn tại, ảnh hưởng trực tiếp tiới sức khoẻ bà
mẹ, trẻ em. Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng nạo phá thai ở lức tuổi vị
thành niên ngày một phổ biến, tình hình nhiễm khuẩn đường sinh sản và các
bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ngày càng tăng… Ngoài những vấn đề nêu
trên, vấn đề sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam còn phải đối mặt với vấn đề vô sinh,
ung thư vú ung thư đường sinh sản. Những vấn đề đó cần được các cơ sở y tế
quan tâm tạo điều kiện chăm sóc tốt hơn nhằm nâng cao sức khoẻ cho phụ nữ.
Trong “Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn
2010 - 2020” đã đánh giá về tình hình sức khoẻ sinh sản, công tác chăm sóc sức
khoẻ sinh sản và đưa ra quan điểm, mục tiêu đó là:
(1) Công tác DS và CSSKSS là bộ phận quan trọng của Chiến lược
phát triển đất nước, là một trong những yếu tố hàng đầu để nâng cao chất
lượng và phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và
của toàn xã hội.
(2) Giải quyết đồng bộ các vấn đề DS và SKSS, tập trung nâng cao
chất lượng dân số, cải thiện sức khoẻ BMTE, hỗ trợ phát huy lợi thế của “dân
số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số và có chính sách phù
hợp với những thay đổi cơ cấu, phân bố dân số.
(3) Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác DS và CSSKSS là vận
động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi gắn với cung cấp dịch vụ theo
hướng dự phòng tích cực, đảm bảo công bằng, bình đẳng giới và quyền của
người dân trong việc tiếp cận thông tin và lựa chọn dịch vụ có chất lượng, phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hoá và tập quán của người dân
ở các vùng, miền khác nhau.
(4) Đầu tư cho công tác DS và CSSKSS là đầu tư cho phát triển bền

vững, mang lại hiệu quả trực tiếp rất cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Đa
dạng hoá các nguồn đầu tư, trong nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Tâp trung
nguồn lực và sự chỉ đạo thực hiện mục tiêu DS và SKSS ở địa bàn nông thôn,
vùng sâu, vùng xa, miề nói, vùng ven biển và hải đảo.
(5) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các
cấp, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công tác DS và
CSSKSS; huy động sự tham gia của toàn xã hội; kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ
mỏy làm công tác DS và CSSKSS, bảo đảm tổ chức thực hiện có hiệu quả công
tác này.
Với mục tiêu tổng quát là:
Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản,
duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, góp
phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, con người lại liên quan chặt
chẽ với môi trường. Một môi trường lành mạnh, trong sạch là rất cần thiết cho
sức khoẻ và hạnh phúc của con người. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong mối
quan hệ với môi trường và sự phat triển. Phụ nữ không chỉ là người sản xuất ra
của cải vật chất của xã hội mà còn là người duy trì cuộc sống của gia đình và xã
hội, đồng thời họ còn là những người phải chịu hậu quả của sự suy thoái môi
trường đó, họ là những thành viên không thể thiếu trong quản lý môi trường.
Phụ nữ có vai trò là tác nhân quan trọng để đạt được sự phát triển bền vững,
nhất là trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Chính vì lẽ đó, các tác giả của cuốn sách “ Phụ nữ, sức khoẻ và môi trường ”
(Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và môi trường trong phát triển ) do nhà
xuất bản chính tri quốc gia xuất bản năm 2001 đã tập trung nghiên cứu vào vấn
đề mối liên quan điều kiện, môi trường làm việc với sức khoẻ lao động nữ, đặc
biệt quan tâm nghiên cứu sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, nghiên cứu nhận thức,
thái độ và hành vi phòng ngừa bảo vệ sức khoẻ nói chung, sức khoẻ sinh sản
của phụ nữ nói riêng.

Một công trình nghiên cứu đáng chú ý là: “Phân tích tình hình phụ
nữ và trẻ em của UNICEF” đã phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của Việt
Nam có ảnh hưởng đến hệ thống chăm sóc sức khoẻ, tình trạng sức khoẻ của
phụ nữ và trẻ em Việt Nam.
Tại hội nghị dân số thế giới Cairo (Ai Cập) và hội nghị phụ nữ thế giới
lần thứ tư được tổ chức ở Bắc Kinh (Trung Quốc) các đại biểu của nhiều quốc
gia đã nhất trí cho rằng bình đẳng giớivà vấn đề sức khoẻ sinh sản của phụ nữ
có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đây là một trong những vấn đề then chốt để
đánh giá những tiến bộ của từng nước đối với vấn đề phụ nữ. Ở Việt Nam, vấn
đề này chưa có một nghiên cứu chuyên biệt, các chương trình kế hoạch hoá gia
đình người phụ nữ luôn luôn bị coi là đối tượng chính của công tác này. Vì thế,
các số liệu thống kê về công tác kế hoạch háo gia đình ở Việt Nam đã nảy sinh
hàng loạt vấn đề liên quan tới sức khoẻ sinh sản của người dân, đặc biệt là phụ
nữ.
Với những nội dung trên đã gợi mở hướng nghiên cứu kiến thức, thái
độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình (đặc biệt là
người phụ nữ) vùng biển phường Cao Xanh - TP. Hạ Long - T. Quảng Ninh, và
các yếu tố ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản của họ. Như vậy,
với kết quả nghiên cứu đề tài này đối với các hộ gia đình ở vùng biển là rất hữu
ích và cần thiết.
2. Một số khái niệm công cụ
2.1. Khái niệm về sức khỏe và sức khỏe sinh sản
* Khái niệm về sức khỏe:
Từ xưa tới nay người ta thường quan niệm rằng sức khỏe có nghĩa là
cơ thể không có bệnh tật và ngành Y tế là ngành chuyên chữa bệnh.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì sức khỏe bao gồm sự
lành mạnh cả về thể xác và tinh thần. Người định nghĩa “ngày nào cũng tập thể
dục thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe”.
Từ khi tổ chức Y tế thế giới (WHO) đó nhấn mạnh đến khái niệm sức
khỏe và đó đưa ra một định nghĩa về sức khỏe là “một trạng thái thoải mái, đầy

đủ về vật chất, tinh thần và xã hội, sức khỏe không bó hẹp vào định nghĩa
không có bệnh hay thương tật”.
Khái niệm này được xây dựng trên quan điểm dự phòng, sức khỏe là
yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới đời sống hoạt động sản xuất vật chất, tinh thần, sản
xuất nòi giống của xã hội. Không có sức khỏe thì không thể lao động có năng
suất cao, ngược lại sức khỏe phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nó là khái niệm tổng
hợp, đòi hỏi sự tham gia đóng góp của toàn xã hội và sự tham gia của bản thân
mỗi cá nhân, của mỗi cộng đồng nhất định. Mỗi cá nhân phải có kiến thức, hiểu
biết để hành động và ứng xử hợp lý, tạo ra sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Tại hội nghị AlmaAta năm 1978 của tổ chức Y tế thế giới, Hội nghị đó
đưa ra định nghĩa về sức khỏe như sau: “Sức khỏe là một trạng thỏi hoàn toàn
thoải mái về vật chất, tinh thần và xã hội biểu hiện không chỉ qua việc không
mắc bệnh hoặc không ốm yếu”
*Khái niệm sức khỏe sinh sản:
Theo chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về dân số và phát
triển (Hội nghị Cairô) năm 1994 đó đưa ra định nghĩa về sức khỏe sinh sản như
sau:
“Sức khỏe sinh sản là trạng thái khoẻ mạnh hoàn toàn về thể chất, tinh
thần và xã hội chứ không chỉ là bệnh tật hay ốm yếu, trong tất cả mọi thứ liên
quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình của nó. Do đó, sức
khỏe sinh sản hàm ý là con người có thể có một cuộc sống tình dục thỏa mãn
và an toàn và có khả năng sinh sản và được tự do quyết định khi nào và thường
xuyên như thế nào trong việc này. Điều kiện cuối cùng này ngụ ý nói về quyền
của phụ nữ và nam giới được thông tin và tiếp cận các biện pháp kế hoạch hoá
gia đình an toàn, hiệu quả, dễ dàng và thích hợp tuỳ theo sự lựa chọn cũng như
được lựa chọn những phương pháp thích hợp nhằm điều hoà việc sinh đẻ
không trái với pháp luật, quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ thích hợp giúp cho người phụ nữ trải qua thai nghén và sinh đẻ an toàn,
và tạo cho các cặp vợ chồng những điều kiện tốt nhất để có đứa con khoẻ
mạnh”.

Nội dung chính của sức khỏe sinh sản bao gồm các yếu tố sau:
1. Làm mẹ an toàn
2. Kế hoạch hóa gia đình
3. Nạo hút thai
4. Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản
5. Các bệnh lây qua đường tình dục
6. Giáo dục tình dục
7. Phát hiện sớm ung thư vú và đường sinh sản
8. Vô sinh
9. Sức khỏe vị thành niên
10. Giáo dục, truyền thông về sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia
đình.
Như vậy, sức khỏe sinh sản chỉ là một thành tố trong sức khỏe của con
người, song vai trò của nó rất quan trọng, nó không chỉ tác động tới thế hệ hiện
tại mà tác động tới cả thế hệ tương lai. Các vấn đề về sức khỏe sinh sản trở nên
rất quan trọng đối với người phụ nữ, vì người phụ nữ có vai trò rất quan trọng
trong việc tái sản xuất xã hội. Cho nên, những kiến thức về sức khỏe sinh sản
không những ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân họ mà cũng ảnh hưởng tới gia
đình và cuộc sống tương lai.
2.2. Khái niệm về chăm sóc sức khỏe - chăm sóc sức khỏe sinh sản
* Khái niệm chăm sóc sức khỏe:
Theo hội nghị y tế thế giới AlmaAta thì chăm sóc sức khỏe là những
chăm sóc thiết yếu với kỹ thuật thích hợp được mang tới cho mỗi người trong
mọi gia đình, được cộng đồng chấp nhận và tham gia với những chi phí rẻ nhất.
Do đó, chăm sóc sức khỏe là sự thường xuyên quan tâm làm một việc nào đó,
chăm sóc sức khỏe chính là hoạt động thường xuyên, liên tục để đạt đến một
trạng thái hoàn hảo về sức khỏe, đó là sự sảng khoái về thể chất, tinh thần và
các quan hệ xã hội. Hoạt động này có thể là tự bản thân chăm sóc hoặc là sự
quan tâm, giúp đỡ của người khác.
Trong hội nghị AlmaAta cũng đó nếu ra khái niệm về chăm sóc sức

khỏe ban đầu như sau: “Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những sự chăm sóc thiết
yếu xây dựng trên những phương pháp và kỹ thuật thực hành, có cơ sở khoa
học và chấp nhận được về mặt xã hội; có thể phổ biến rộng rãi cho tất cả các cá
nhân và gia đình của cộng đồng xã hội cùng tham gia đầy đủ: với một giá mà
cộng đồng nước đó có thể chịu đựng được ở một giai đoạn phát triển của họ và
theo tinh thần tự giác, tự nguyện”.
*Khái niệm chăm sóc sức khỏe sinh sản:
Chăm sóc sức khỏe sinh sản là một tổng thể các biện pháp, kỹ thuật và
dịch vụ giúp phần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc bằng cách phòng ngừa và
giải quyết những vấn đề về sức khỏe sinh sản. Nó bao gồm: sức khỏe tình dục
với mục đích đề cao cuộc sống và các mối quan hệ riêng tư, tư vấn, chăm sóc
liên quan đến vấn đề sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Những vấn đề chung áp dụng chuẩn quốc gia về dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế:
- Đảm bảo sự chấp thuận của hai bên cung và cầu các tiêu chuẩn quốc
gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện tốt mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và cộng đồng
ở các tuyến (Xã, huyện, tỉnh, trung ương).
- Đảm bảo đúng về mặt nguyên tắc, yêu cầu, kỹ năng và các bước tư
vấn trong chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện đúng nguyên tắc truyền máu và các dịch vụ thay máu an
toàn trong sản phụ khoa.
- Hướng dẫn sử dụng kháng sinh an toàn, đảm bảo cung cấp đầy đủ các
thuốc thiết yếu ở tất cả các tuyến cũng như các nguyên tắc vô khuẩn trong dịch
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Làm mẹ an toàn:
Đảm bảo các chuẩn cho Trạm Y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản sản
phụ trước, trong và sau khi đẻ, các bất thường trong thai nghén và chuyển dạ.
Kế hoạch hóa gia đình:
- Đảm bảo 10 quyền cơ bản của khách hàng bao gồm: Quyền được

thông tin, tiếp cận dịch vụ và tự do lựa chọn các biện pháp tránh thai, từ chối
hoặc chấm dứt biện pháp tránh thai, nhận dịch vụ an toàn, đảm bảo bí mật, kín
đáo, được tiếp nhận hoặc thoải mái khi tiếp nhận dịch vụ, được tôn trọng, được
bày tỏ ý kiến.
- Bảo đảm những phẩm chất cần thiết của người tư vấn bao gồm: có
kiến thức chuyên môn, tôn trọng, thông cảm, thấu hiểu và thành thật với khách
hàng, thông tin ra ràng, có trọng tâm cho khách hàng.
- Cung cấp đầy đủ thông tin về các phương pháp và dụng cụ, thuốc
tránh thai, các biện pháp triệt sản nam và nữ.
- Đảm bảo chuẩn quốc gia về các phòng kế hoạch hóa gia đình bao
gồm: Cơ sở kỹ thuật, nghiệp vụ, dụng cụ, phương tiện, hậu cần, nơi tư vấn.
2.3. Khái niệm kiến thức.
Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ kiến thức được giải thích là những
điều hiểu biết có được hoặc do từng trải hoặc nhờ học tập mà có (nói một cách
khái quát)*
Như vậy, kiến thức chính là sự hiểu biết của cá nhân hay một nhóm xã
hội về một lĩnh vực nào đó, một nghành khoa học nào đó ở các mức độ khác
nhau, nông sâu khác nhau…những hiểu biết này có được là do cá nhân hay các
nhóm xã hội từng trải đã tiếp xúc nhiều nên đã hình thành kinh nghiệm, cách
ứng xử, xử sự như các kỹ năng, kỹ xảo. Ngoài ra những hiểu biết trên còn do
học tập, được người khác dạy cho, truyền lại cho như học văn hoá, học nghề,
học ăn, học nói, học gói, học mở, học các môn khoa học như toán, lý, hoá sinh,
sử, địa, chính trị, giáo dục sức khoẻ…
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm kiến thức là sự hiểu biết
của các nhân, nhóm xã hội về hoạt động chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Những
kiến thức này có được do cá nhân đã trải qua, có kinh nghiệm và do học tập ở
nhà trường, học ở trường đời, học qua sách vở, qua các phương tiện thông tin
đại chúng mà có được.
2.4. Khái niệm thái độ.
Có rất nhiều đĩnh nghĩa khác nhau về thái độ:

Trong từ điển tiếng Việt, "Thái độ" được định nghĩa là: “Cách nhìn
nhận, hành động của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình
huống cần giải quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ,
tình cảm của cá nhân đối với con người hay một sự việc nào đó”.
Từ điển Anh - Việt “Thái độ” được viết là “Attitude” và được đĩnh
nghĩa là: “Cách ứng xử, quan điểm của một cá nhân”.
Từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên cũng nhấn mạnh: “
tâm thế - thái độ - xã hội đã được củng cố có cấu trúc phức tạp bao gồm các
thành phần nhận thức, xúc cảm hành vi”.
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học Việt Nam: “Thái độ là một bộ
phận cấu thành, đồng thời là một thuộc tính cơ bản của ý thức” hay “thái độ về
mặt cấu trúc, bao hàm cả mặt nhận thức, mặt xúc cảm và mặt hành vi”.
Tóm lại, “Thái độ là một bộ phận hợp thành, một thuộc tính trọn vẹn
của ý thức, quy định tính sẵn sàng hành động của con người đối với đối tượng
theo một hướng nhất định, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành vi, cử chỉ,
nét mặt và lời nói của người đó trong những điều kiện tình huống cụ thể”.
2.5 . Khái niệm hành vi xã hội.
Theo Max Weber, hành vi xã hội là điểm xuất phát của mọi quá trình
xã hội và ông đã định nghĩa: Hành động xã hội như là một hành vi khi một tác
nhân coi nó có ý nghĩa một cách chủ quan.
Theo quan điểm này, muốn giải thích một hiện tượng xã hội nào đó
đều phải quy về những hành vi cá nhân sơ đẳng. Nhưng hành vi cá nhân tuyệt
nhiên không phải là một sản phẩm của một sự “tuỳ tiện” hay một sự tự do tuyệt
đối. Nó bao giờ cũng phát triển trong một hệ thống cưỡng chế ít hay nhiều rõ
rệt đối với chủ thể hành vi. Nó không phải là hoàn toàn do các cơ cấu xã hội
khách quan quy định. Nó là hành vi cá nhân diễn ra trong quá trình xã hội hoá,
nó còn dựa vào những phương tiện hành vi của chủ thể. Nói cách khác, hành vi
xã hội của một cá nhân vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan…
Như vậy, muốn hiểu biết một hiện tượng xã hội, trước hết phải hiểu những
hành vi cá nhân tạo ra nó. Tại sao hành vi ấy xảy ra với người đó, trong hoàn

cảnh đó? Tại sao trong hoàn cảnh đó, hành vi ấy lại không xảy ra với người
khác và ngược lại, tại sao cũng trong hoàn cảnh khác lại có hành vi khác? Hiểu
hành vi xã hội có nghĩa là hiểu nó trong mối quan hệ cá nhân - xã hội chặt chẽ.
Hành vi cá nhân đều bao hàm những yếu tố bất biến của những bối
cảnh văn hoá khác. Có thể tại những hằng số này hợp thành bản tính con người,
nhưng chỉ có thể hiểu được những hành vi cá nhân khi chúng tuân theo những
hằng số ấy.
Trong báo cáo thực tập này khái niệm hành vi chúng tôi quan niệm
như đã trình bày trên.
3. Một số lý thuyết xã hội học vận dụng vào đề tài.
Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber:
Theo Max Weber: Hành động xã hội là hành động được chủ thể gắn
cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của
người khác và khi nó tương quan, định hướng vào hành động của người khác
theo ý đó được nhận thức bởi chủ thể hành động trong đường lối, trong quá
trình của nó.
Áp dụng lý thuyết hành động xã hội của Max Weber vào trong vấn đề
nghiên cứu thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình vùng
biển - Quảng Ninh qua việc phân tích kiến thức, thái độ và một số hành vi
chăm sóc sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình nhằm giải thích và đánh giá
tình hình chăm sóc sức khỏe của người các hộ gia đình. Yếu tố nào là chủ yếu
tác động, chi phối hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản, đó là các yếu tố quan
niệm truyền thống trong xã hội; điều kiện kinh tế xã hội ngày một nâng cao; sự
xã hội hóa về Y tế và chăm sóc sức khỏe.
* Lý thuyết giới -Thuyết nữ quyền cấp tiến:
Khái niệm “giới” là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân
loại học nói đến vai trò trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam
và nữ, bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn và lợi
ích. Giới đề cập đến các quy tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ không theo
thực tế cá nhân. Vai trò giới được xác định theo văn hóa, không theo khía cạnh

sinh vật học và có thể thay đổi theo thời gian, theo các xã hội và các vùng địa
lý khác nhau. Khi sinh ra chúng ta không mang theo những đặc tính giới mà
chúng ta học những đặc tính giới từ gia đình, xã hội và nền văn hóa của chúng
ta.
Quan điểm chính của thuyết nữ quyền cấp tiến là: hệ thống nam trị là
căn nguyên của áp bức phụ nữ. Đây là hệ thống riêng biệt với các chính quyền
kể cả chính quyền tư sản. Phụ nữ là một giai cấp khác với nam giới và chính hệ
thống nam trị đó tồn tại từ thời chiếm hữu nô lệ tới nay mặc dù cơ chế chính trị
có đổi thay. Vì vậy, phân tích theo kiểu của các nhà nữ quyền tự do và nữ
quyền Mác xít đều chưa đầy đủ. Theo họ, đây là một hệ thống quyền lực, tôn ti
thứ bậc và cạnh tranh. Cần phải xóa bỏ nó mà không thể cải cách vì xét về bản
chất nó đã bắt rễ rất sâu vào xã hội. Đặc biệt quyền lực của nó không chỉ trong
các cơ cấu pháp lý và chính trị mà cũng trong cả các thiết chế xã hội, văn hóa
(văn hóa phụ quyền trong gia đình, nhà thờ và viện hàn lâm). Vì vậy, nếu chỉ
thủ tiêu xã hội có giai cấp thì vẫn không thủ tiêu được chủ nghĩa nam trị.
Họ cho rằng phụ nữ là nhóm bị áp bức đầu tiên và rất sâu sắc nhưng cả
nạn nhân lẫn người gây ra đều khó nhận ra vì nó tồn tại không chỉ trong xã hội
mà cũng trong gia đình, nơi có những quan hệ đặc biệt và thân thiết. Quan điểm
của thuyết này là xoay quanh vai trò giới của phụ nữ, đặc biệt là vai trò tái sản
xuất và tính dục. Các nhà nữ quyền cấp tiến nghi ngờ các khái niệm “trật tự tự
nhiên” về sinh học giữa nam và nữ khi một số quan điểm cho rằng: do sinh học
nên phụ nữ có trách nhiệm sinh sản, phụ nữ phải có những tính cách chịu đựng
và giữ gìn nữ tínhh của họ. Nữ quyền cấp tiến đó phản đối quan điểm: sinh ra là
phận gái và phụ nữ không phải chịu mọi sự bất công vì sự khác biệt giới tínhh
bởi lẽ họ không hề được chọn giới tính của mình. Phụ nữ cần vượt qua những
hậu quả tiêu cực của sinh học đối với họ.
Sự áp bức của nam giới cũng tập trung ở chỗ họ kiểm soát thân thể, vai
trò tình dục, sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái của phụ nữ để phục vụ những nhu
cầu, mong muốn và lợi ích của mình (như vấn đề tránh thai, triệt sản, nạo thai).
Trong khi đó, nam gới đánh giá thấp những phẩm chất nữ và chính điều này đó

sản sinh ra sự áp bức phụ nữ.
Các nhà cấp tiến đó tập trung vào các quan hệ tái sản xuất, chứ không
phải quan hệ sản xuất là động lực của lịch sử. Từ quan điểm này, các nhà nữ
quyền cấp tiến đó cổ vũ cho việc phụ nữ cần chủ động trong đời sống tình dục
của mình để được giải phóng. Thông qua chế độ độc thân, tự làm tình hoặc
đồng tính. Một phụ nữ có thể được hưởng thụ sự bình đẳng, tự do trong tình
dục với những khoái lạc thực sự.
Gần đây họ có sự thay đổi, họ cho rằng phụ nữ cũng được tự do tình
dục như nam giới và họ phản đối việc kiểm soát thân thể phụ nữ của nam giới
(như vấn đề tránh thai, triệt sản, nạo thai).
Áp dụng lý thuyết giới - Thuyết nữ quyền cấp tiến vào trong vấn đề
nghiên cứu Kiến thức và chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ ven biển qua
việc phân tích nhận thức, sự quan tâm của nam giới với vấn đề chăm sóc sức
khỏe sinh sản, nhằm giải thích và đánh giá tình hình thực hiện bình đẳng giới
trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, tăng cường vai trò của nguời phụ nữ trong
quá trình ra quyết định về các vấn đề có liên quan tái sức khỏe sinh sản, đề cao
vai trò trách nhiệm của nam giới trong việc chia sẻ với phụ nữ thực hiện kế
hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản.
4. Thực tiễn tình hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở phường Cao
Xanh - TP. Hạ Long - T. Quảng Ninh.
4.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu:
Cao Xanh được xác định là phường thuộc trung tâm thành phố Hạ
Long. Phía Đông giáp phường Cao Thắng, phía Tây giáp Vịnh Hạ Long, phía
Nam giáp phường Yết Kiêu và phường Trần Hưng Đạo, phía Bắc giáp phường
Hà Khánh. Diện tích tự nhiên của phường là 701 ha; dân số 17.905 với 4.591
hộ, 10 khu phố và 128 tổ dân. Thành phần dân tộc: Kinh chiếm đa số, Hoa
chiếm 0,16%, Tày chiếm 0,08%, Sán Rìu 02/17.905; Thái 01/17.905; Tôn giáo
đa số theo đạo phật; Công giáo chiếm 0,16% (30 người). Theo số liệu thống kê
đến hết ngày 31/12/2009: Tỷ lệ hộ dân có mức sống khá và giàu chiếm 38%;
Trung bình chiếm 60,4%; Hộ nghèo chiếm 0,8%.; Hộ nghốo chiếm 0,8%

(trong đó hộ nghèo theo tiêu chí Quốc gia có 17/38 hộ).
Phường Cao Xanh được thành lập năm 1981, trên cơ sở tách ra từ thị
trấn Cao Thắng- Thị xã Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh, thành 02 phường Cao
Thắng và Cao Xanh. Năm 1994, Phường Cao Xanh tiếp nhận hợp nhất toàn bộ
xã Thành Công - Thành phố Hạ Long.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, với những thành tích đó đạt
được, sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân phường Cao Xanh đã vinh dự 02 lần được Chủ tịch nước tặng thưởng
huân chương lao động hạng nhì và nhiều bằng khen, giấy khen của bộ, ban
ngành của Trung ương, Tỉnh và Thành phố.
* Về phát triển kinh tế:
Những năm gần đây phường Cao Xanh có tốc độ phát triển đô thị hóa
nhanh, dân số cơ học tăng lớn. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế từ 8 - 10%/ năm.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt từ 6 - 8,5 tỷ đồng/năm. Cơ cấu kinh tế có
sự chuyển dịch nhanh theo hướng: thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp
và ngư nghiệp. bộ mặt đô thị của phường từng bước được đổi mới, cơ cấu hạ
tầng được đầu tư đồng bộ, đời sống của phần đông dân cư được cải thiện và
nâng cao ra rệt. Các ngành dịch vụ, sản xuất kinh doanh có lợi thế của địa
phương được phát triển như đánh bắt nuôi trồng thủy sản; chế biến các sản
phẩm từ gỗ, thương mại… thu hút tốt các nguồn đầu tư để phát triển kinh tế,
giải quyết việc làm cho trên 300 lao động/năm. Phường cũng thu hút các dự án
đầu tư phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng cơ sở: Đặc biệt các dự án phát triển
đô thị như; Khu đô thị mới Cao Xanh - Vịnh Đông Cao Xanh Hà Khánh A; B,
đường tỉnh lộ 337
* Về văn hóa-xã hội:
Phường triển khai có hiệu quả phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa, xây dựng khu phố văn hóa” đến nay 100% các khu phố đó
xây dựng và thực hiện tốt quy ước ở khu dân cư. Hàng năm, số tổ dân đạt tiên
tiến xuất sắc chiếm 25%; gia đình văn hóa chiếm 95%; 100% các khu phố hoàn
thành các chỉ tiêu về thu các khoản thuế, quỹ và đóng góp theo quy định,

thường xuyên duy trì từ 2-3 khu phố đạt tiên tiến xuất sắc được thành phố cấp
bằng công nhận khu phố văn hóa. 6/10 khu phố có nhà sinh hoạt cộng đồng
Từ năm 2006, địa phương đó đầu tư xây dựng khu vui chơi cho TTN
với diện tích trên 1000m2, gồm các hạng mục sân bóng đá, nhà phục vụ, sân
khấu biểu diễn. Hàng năm đó tổ chức trên 30 giải thể thao, hàng trăm buổi liên
hoan VHVN và đón các đoàn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh đến biểu diễn.
* Công tác giáo dục:
Công tác giáo dục được quan tâm, phong trào khuyến học, khuyến tài
được nhân rộng, trên địa bàn phường có đủ 4 cấp học, tỷ lệ học sinh trong độ
tuổi vào lớp một là 100%. Kết thúc năm học (2009-2010), tỷ lệ học sinh đỗ tốt
nghiệp bậc tiểu học đạt 100%, xét tốt nghiệp THCS đạt 100%, tốt nghiệp
THPT đạt 92%, ngoài ra tổ chức lớp học phổ cập xóa mù cho 16 em. Tổ chức
tốt lễ khai giảng năm học mới.
* Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân:
Trạm y tế của phường được xây dựng kiên cố hóa và đạt chuẩn quốc
gia từ năm 2006; mạng lưới cán bộ y tế thôn bản và cộng tác viên dân số được
kiện toàn đủ 10/10 khu phố. Tổ chức tốt việc khám chữa bệnh cho trên 1200
lượt người hàng năm: trong đó khám và cấp thuốc miễn phí cho 252 lượt trẻ em
dưới 5 tuổi, bệnh nhân tâm thần; 108 lượt bệnh nhân lao, tiêm chủng mở rộng
712 mũi/302 lượt trẻ dưới 1 tuổi. Thực hiện có hiệu quả quá trình tư vấn phòng
chống HIV/ AIDS tại cộng đồng.
Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn, củng cố
hoạt động của mạng lưới y tế thôn bản tại các khu phố. Tổ choc 4 đợt kiểm tra
vệ sinh an toàn thực phẩm và hành nghề y dược tư nhân đến 42 cơ sở.
Triển khai các chương trình dân số KHH gia đình trên địa bàn. Tuyên
truyền phát 2.500 phiếu đăng ký thực hiện gia đình ít con đến phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ tại hộ gia đình.
Lập danh sách trẻ em dưới 6 tuổi làm thẻ BHYT 1.350 trường hợp.
Triển khai tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tổ choc tiêm phòng
dịch cho các hộ chăn nuôi gia sóc, gia cầm, phòng chống bệnh chó dại, tiêm

trùng khử độc khu vực chợ, các cơ sở chăn nuôi hộ gia đình, đảm bảo trên địa
bàn không có dịch bệnh xảy ra. Hướng dấn 6 hộ có giết mổ gia sóc, gia cầm
xen kẽ trong khu dân cư về nơi giết mổ tập trung của Thành phố.
* Về công tác an ninh, quốc phòng:
Tình hình ANCT - TT ATXH được giữ vững và ổn định, đặc biệt trong
các dịp lễ tết, hoạt động chính trị diễn ra trên địa bàn đảm bảo không có vụ
việc, điểm nóng xảy ra. Đặc biệt trên địa bàn không có hoạt động tội phạm
mang tính chất băng, ổ nhóm (kiểu xã hội đen), song một số vụ việc mang tính
bạo lực, phức tạp còn xảy ra như dùng chai xăng ném vào nhà ông Nguyễn Văn
Phán - TK8 gây cháy sơn cánh cửa (6/6/2010), hoặc nhóm đối tượng ở địa
phương khác dùng kiếm, mác đến địa phương đòi nợ (nhà anh Đỗ Văn Hương -
T60K%, ngày 8/10/2010) đã gây ra dư luận và tiềm ẩn phức tạp về tình hình
ANTT trên địa bàn.
* Những khó khăn, thách thức đối với nhân dân phường Cao
Xanh:
- Khi công nghiệp, du lịch, dịch vụ phát triển nhanh, người lao động
nơi khác đến cư trú đông kéo theo nhiều vấn đề xã hội nảy sinh:
- An ninh trật tự phức tạp hơn.
- Tệ nạn xã hội gia tăng.
- Môi trường vệ sinh ô nhiễm do khu công nghiệp và sinh hoạt đông
người.
- Nguồn thu cho các hoạt động quản lý, phúc lợi xã hội bị thu hẹp:
- Quỹ đất hạn chế.
- Lương thực, thực phẩm phục vụ tiêu dùng tăng.
- Số người đến tuổi lao động ngày càng nhiều thiếu việc làm, thu nhập
không ổn định.
Tóm lại, qua một số nét về tình hình kinh tế - xã hội của phường Cao Xanh
cho thấy: Đời sống của nhân dân trong những năm gần đây được cải thiện, nâng cao
cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên vẫn còn có những khó khăn làm ảnh hưởng
đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, những khó khăn này xuất phát từ chính nội tại

địa phương: việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá chưa bền vững, chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế của phường, thu nhập của
người dân chưa ổn định, trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều. Mặc dù Đảng
và Nhà nước đã quan tâm đầu tư nhưng việc tổ chức thực hiện còn chưa đồng bộ,
nên ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển chung và việc thực hiện chương trình
chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
4.2.Tình hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản của phường Cao Xanh
những năm trước đây.
Như chúng ta đã biết nâng cao chất lượng dân số là công việc của toàn
xã hội, đòi hỏi phải có sự tham gia lỗ lực của các cấp, các nghành. Với chức
năng quản lý nhà nước về công tác dân số, gia đình và trẻ em, nghành dân số
gia đình và trẻ em đã chủ động phối hợp với nghành y tế trong công tác chăm
sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt tiến hành triển khai kế hoạch hành động thực
hiện chiến lược truyền thông giáo dục thay đổi hành vi về dân số, sức khoẻ sinh
sản / kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2010 - 2020.
Sự quan tâm đầu tư của nhà nước cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ
cho nhân dân và lĩnh vực dân số kế hoạch hoá gia đình không ngừng được tăng
lên đã tạo điều kiện cho việc củng cố và phát triển mạng lưới cơ sở y tế/ kế
hoạch hoá gia đình rộng khắp đến tận các bản làng thôn xóm trong cả nước.
Các dịch vụ phòng, chữa bệnh cho bà mẹ trẻ em, chăm sóc trước, trong và sau
sinh, các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, …kể cả do nhà nước và tư nhân cung
cấp, được mở rộng và chất lượng ngày càng cao. Nhờ đó, chúng ta đã được
những kết quả đáng khích lệ.
Sức khoẻ bà mẹ trẻ em quyết định tương lai, hạnh phúc mỗi gia đình
và phản ánh trình độ văn hoá, văn minh của xã hội. Việc chăm sóc sức khoẻ
cho bà mẹ trẻ em là mối quan tâm thường xuyên của các cấp lãnh đạo của mỗi
giai đoạn phát triển, ở phường Cao Xanh đã có chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết số 24 - NQ/TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về công tác dân số
gia đình và trẻ em trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị
quyết số 19/2006/ NQ - HĐND của Hội đồng nhân dân Tỉnh Quảng Ninh về

đẩy mạnh công tác dân số, gia đình và trẻ em giai đoạn 2006 - 2010. Với các
mục tiêu:
Giảm tỷ suất sinh hàng năm từ 0,05 - 0,15%.
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên dưới 1%.
Tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại
lên 80%.
Phấn đấu hàng năm giảm từ 2 - 5 nạo, phá thai, nhất là lứa tuổi vị thành
niên.
Giảm tỷ lệ tử vong mẹ liên quan tái thai sản còn dưới 52/ 100.000 trẻ
sơ sinh ra sống.
Giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh dưới 2.500 gr còn dưới 4,2%.
90 - 100% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến
thức về hôn nhân và gia đình.
Để đạt được mục tiêu chung về tăng trưởng kinh tế và chăm sóc tốt sức
khoẻ sinh sản, trong những năm gần đây chính quyền địa phương đã tăng cường chỉ
đạo công tác truyền thông giáo dục thay đổi hành vi, bằng mọi biện pháp, mọi kênh
thông tin để nâng cao kiến thức của nhân dân về vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh
sản. Giúp cho người dân hiểu biết đúng và tự nguyện thực hiện các vấn đề dân số
và phát triển, về giáo dục giới tính, về gia đình và môi trường.
Tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý, để phát triển kinh tế - xã
hội và cải thiện đời sống nhân dân. Uỷ ban nhân dân phường đã chỉ đạo Trạm y tế
phường tạo mọi điều kiện thuận lợi để cung cấp, tư vấn về các biện pháp tránh thai
giúp người dân tự lựa chọn và quyết định về khoảng cách sinh con và thời gian
sinh con, đảm bảo dịch vụ an toàn, thuận tiện, hiệu quả.
Tích cực đề ra các giải pháp nâng cao điều kiện sốngvề kinh tế, văn
hoá, xã hội cho các bà mẹ. Tìm giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu bệnh tật cho
chị em phụ nữ (như sinh đẻ trong độ tuổi thích hợp, giảm số lần có thai, hạn
chế có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai…).
Phỏng vấn sâu - Trạm trưởng y tế phường - Chủ nhiệm uỷ ban dân số,
gia đình và trẻ em về kết quả thực hiện công tác dân số, gia đình và trẻ em

trong 5 năm qua: đặc biệt là công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; việc
thực hiện chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở địa phương cho
thấy:
“Kết quả đạt được của công tác dân số, gia đình và trẻ em của phường
không tách rời sự lãnh đạo của Đảng uỷ, HĐND, UBND, sự phối hợp của các
ban ngành, đoàn thể trên địa bàn phường. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 24/
NQ/TU về công tác dân số, gia đình và trẻ em trong thời kỳ CNH, HĐH; Nghị
quyết số 19/2006/NQ - HĐND của Hội đồng nhân dân Tỉnh Quảng Ninh về đẩy
mạnh công tác dân số, gia đình và trẻ em giai đoạn 2006 - 2010.
-Tổ chức triển khai các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ
SKSS/KHHGĐ tập trung vào các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là các
cặp vợ chồng đã có 2 con, sinh con một bề.
- Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng dân số; nghiên cứu
triển khai mô hình cung cấp dịch vụ thông tin và dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ, cung
cấp các dịch vụ thích hợp, giảm tỷ lệ phá thai ngoài ý muốn.
- Tăng cường vận động xây dung mô hình ít con, no ấm. Bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.”
Như vậy, trong những năm qua công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho
người dân của phường đã đạt được những kết quả quan trọng. Các chương trình
về kế hoạch hoá gia đình người phụ nữ luôn được xem là đối tượng chính được
vận động tuyên truyền của công tác này, cũng như được bảo vệ, chăm sóc khi
mang thai và sinh con. Tuy nhiên vẫn còn có những khó khăn về cán bộ chuyên
môn, thuốc men, đặc điểm nghề nghệp của ngư dân đi biển…Cần được các cấp
các nghành quan tâm hơn.
Chương II: Một số yếu tố tác động đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản
ở phường Cao Xanh.
I. Thực trạng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở phường Cao Xanh.
1. Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Con người là vốn quí, sức khoẻ là cái quí nhất của con người. Và
nguyện vọng tha thiết của con người là được sống khoẻ mạnh, không bị ốm

đau, sống thọ lâu để lao động có kết quả, có mái ấm gia đình hạnh phúc.
Trước đây, người ta thường quan niệm rằng có sức khoẻ có nghĩa là
không ốm đau, bệnh tật và việc chăm sóc sức khoẻ là công việc riêngcủa
nghành y tế. Nhận thức này xuất phát từ nhận thức của con người, các điều kiện
thực tế của của xã hội hiện tại. Chỉ khi nào ốm đau người ta mới thực sự nghĩ
tới và lo lắng cho sức khoẻ của mình.
Khi đi vào tìm hiểu kiến thức của người dân trong chăm sóc sức khoẻ
và chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tôi thấy rằng cách xử lý và lựa chọn loại hình
dịch vụ y tế của người dân khu7, khu8 - phường Cao Xanh, trong những lúc ốm
đau không chỉ phản ánh khả năng thực tế của người dân trong việc chăm sóc
sức khoẻ, mà cũng thể hiện trình độ “văn hóa y tế”. Trong điều kiện “văn hóa y
tế” thấp thì nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cũng thấp và cách ứng xử của người
dân cũng thật đơn giản. Ngược lại, trong điều kiện “văn hóa y tế cao” thì nhu
cầu chữa trị cũng cao và lựa chọn các hình thức y tế phục vụ hợp lý, ngay cả
trong điều kiện gia đình có những hạn hẹp về kinh tế.
Như chúng ta đã biết, kiến thức về chăm sóc sức khỏe tùy thuộc vào
những điều kiện cụ thể, trước hết là do trình độ học vấn, học vấn giúp cho việc
nhận thức các phương pháp hữu hiệu để phòng và có ý thức chữa trị, phát hiện
các dấu hiệu bệnh tật cũng như xử lý các tình huống trong việc chăm sóc chữa
trị bệnh tật, học vấn cũng là phương tiện quan trọng để tìm hiểu và tiếp thu tri
thức về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe. Một trong những tình trạng thờ ơ,
thiếu hụt về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản là do vấn đề học vấn và dân
trí.
Qua điều tra nghiên cứu về trình độ học vấn của người dân khu7, khu8
- phường Cao Xanh cho thấy:
Biểu 1: Trình độ học vấn của người dân
Nhìn vào biểu đồ trên cho ta thấy trình độ học vấn của người dân khu7,
khu8 - phường Cao xanh vẫn còn thấp, trong 211 người có: 24 người có trình
độ học vấn Cao đẳng, Đại học và sau Đại học chiếm 11,3%; 18 người có trình
độ học vấn Trung cấp và Trung học chuyên nghiệp chiếm 8,5%; 25 người có

0 %
5 %
10 %
15 %
20 %
25 %
30 %
35 %
40 %
45%
Mù chữ
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
TC và THCN
Cao đẳng, Đại học,
Trên đại hoc
0%
21.8%
11,8%
8,5%
11,3%
46,4%

×