Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.02 KB, 99 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------------

HỒNG SƠN BÌNH

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH LÁI XE CỦA
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS MAI VĂN BƯU

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả

Hồng Sơn Bình


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể thầy, cô giáo Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện đào tạo Sau đại học, đặc biệt là các thầy, cô giáo
trong Khoa Khoa học Quản lý đã trang bị cho em những kiến thức quan trọng trong


thời gian học tập và hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong quá trình em viết luận văn.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Mai Văn Bưu đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em với những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt q
trình triển khai, nghiên cứu và hồn thành luận văn thạc sỹ này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn đến sự giúp đỡ của các đồng chí trong cơ
quan Sở Giao thông vận tải tỉnh Sơn La, Sở LĐ thương binh và xã hội tỉnh Sơn
La, các cơ sở đào tạo sát hạch lái xe trong tỉnh cùng bạn bè, gia đình đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Hồng Sơn Bình


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP
TĨM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH
LÁI XE CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI.........................................................7
1.1 ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ..............................7
1.1.1 Đào tạo lái xe cơ giới đường bộ................................................................7
1.1.2 Sát hạch lái xe cơ giới đường bộ..............................................................8
1.2. QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH LÁI XE CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI...8
1.2.1 Khái niệm quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của Sở giao thơng Vận tải..............8

1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý đào tạo và sát hạch lái xe của Sở
giao thông..........................................................................................................9
1.2.3 Nguyên tắc quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở Giao thông...............10
1.2.4 Nội dung quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở giao thông vận tải.....11
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH LÁI
XE CỦA SỞ GIAO THƠNG VẬN TẢI...............................................................15
1.3.1 Yếu tố thuộc sở Giao thơng vận tải.........................................................15
1.3.2 Các yếu tố khác.......................................................................................17
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH
LÁI XE CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI SƠN LA..........................................22
2.1 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI SƠN LA...............................................................22
2.1.1. Chức năng nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải.....................................22
2.1.2. Chức năng quản lý đào tạo lái xe của Sở Giao thông vận tải Sơn La.....24
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Giao thông vận tải Sơn La....................24
2.2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH LÁI XE TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH SƠN LA.........................................................................................26
2.2.1 Hệ thống các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe.............................................26
2.2.2 Thực trạng công tác đào tạo, sát hạch lái xe của các cơ sở đào tạo, sát hạch
lái xe trên địa bàn tỉnh......................................................................................26


2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH LÁI XE CỦA SỞ GIAO
THÔNG VẬN TẢI SƠN LA................................................................................33
2.3.1 Nghiên cứu, đề xuất và hồn thiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách về
đào, sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh................................................................33
2.3.2 Tổ chức thực hiện quy hoạch, quy định, chích sách, kế hoạch, hướng dẫn,
triển khai theo dõi thực hiện các qui định về đào tạo, sát hạch lái xe do cơ quan
quản lý có thẩm quyền quyết định...................................................................35
2.3.3. Thanh tra, kiểm tra về đào tạo, sát hạch lái xe đối vơi các cơ sở đào tạo

sát, hạch lái xe.................................................................................................47
2.4. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH LÁI XE CỦA SỞ GIAO
THÔNG VẬN TẢI SƠN LA...............................................................................51
2.4.1 Đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý trong công tác đào tạo, sát hạch lái xe.....51
2.4.2 Điểm mạnh trong quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở Giao thông vận tải
Sơn La
.....................................................................................................51
2.4.3 Hạn chế trong quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của Sở Giao thông vận tải
Sơn La
.....................................................................................................53
2.4.4 Nguyên nhân điểm hạn chế trong quản lý đào tạo, sát hạch lái xe..........53
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH LÁI XE CỦA SỞ GIAO THƠNG
VẬN TẢI SƠN LA................................................................................................61
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HỒN THIỆN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH LÁI
XE CỦA SỞ GIAO THƠNG VẬN TẢI SƠN LA................................................61
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH LÁI
XE CỦA SỞ GIAO THƠNG VẬN TẢI SƠN LA..............................................63
3.2.1. Hồn thiện hoạch định quy hoạch, chính sách về cơ sở đào tạo và sát
hạch lái xe trên địa bàn tỉnh Sơn La.................................................................63
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách, quy định, kế hoạch đào tạo, sát
hạch lái xe trên địa bàn tỉnh Sơn la..................................................................65
3.2.3 Hoàn thiện kiểm tra, thanh tra của Sở Giao thông vận tải Sơn la đối với
các cơ sở đào, sát hạch lái xe trên địa bàn........................................................68
3.2.4 Giải pháp khác........................................................................................70
3.3 KIẾN NGHỊ....................................................................................................72
3.3.1 Với chính quyền tỉnh Sơn La.................................................................72
3.3.2 Kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật. .73
KẾT LUẬN............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CSĐT
ĐTLX

: Cơ sở đào tạo
: Đào tạo lái xe

ĐTN
KH-CN
GPLX
GTVT

: Đào tạo nghề
: Khoa học – Công nghệ
: Giấy phép lái xe
: Giao thông vận tải

GV
KT-XH

: Giáo viên
: Kinh tế - xã hội

LĐTB&XH

PTNL

TCDN
TCĐB
TCN

: Lao động thương binh & xã hội
: Nghị định
: Phương tiện người lái
: Tổng cục dạy nghề
: Tổng cục đường bộ
: Trung cấp nghề

UBND
VN

: Ủy ban nhân dân
: Việt Nam


DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP
BẢNG
Bảng 2.1

Số lượng cán bộ cơng chức Sở GTVT Sơn La.....................................26

Bảng 2.2

Kết quả đào tạo lái xe mô tô hạng A1 trên địa bàn tỉnh Sơn La trong 3
năm gần đây.........................................................................................27

Bảng 2.3


Kết quả đào tạo lái xe ô tô các hạng trên địa bàn tỉnh Sơn La trong 3
năm gần đây.........................................................................................27

Bảng 2.4

Kết quả sát hạch cấp GPLX mô tô hạng A1 (2015-2017 )....................28

Bảng 2.5

Kết quả sát hạch cấp GPLX ô tô các hạng (2015-2017 )......................28

Bảng 2.6

Kết quả sát hạch lái xe các hạng (2013-2017)......................................29

Bảng 2.7

Tổng hợp trình độ giáo viên của 2 cơ sở đào tạo lái xe........................31

Bảng 2.8

Cơng tác tun truyền, tình hình TNGT trên địa bàn tỉnh Sơn La trong 3
năm gần đây.........................................................................................46

HÌNH
Hình 2.1

Bộ máy tổ chức của Sở GTVT Sơn La.................................................25


Hình 2.2

Cơ cấu bộ máy quản lý về đào tạo, sát hạch lái xe...............................35

HỘP
Hộp 2.1

Kết quả phỏng vấn hồn thiện cơng tác quản lý đào tạo lái xe trên địa
bàn tỉnh sơn la......................................................................................56

Hộp 2.2

Kết quả phỏng vấn nâng cao công tác quản lý sát hạch lái xe trên địa
bàn tỉnh sơn la......................................................................................57

Hộp 2.3

Phỏng vấn về kiểm tra phần mềm, thiết bị trên xe và trên sân sát hạch 58

Hộp 2.4

Phỏng vấn về thanh tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch lái xe trên
địa bàn tỉnh Sơn La...............................................................................59

Hộp 2.5

Phỏng vấn về công tác tun truyền phổ biến an tồn giao thơng trên
địa bàn tỉnh Sơn La...............................................................................60



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

HỒNG SƠN BÌNH

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH LÁI XE
CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

HÀ NỘI, NĂM 2018


i

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Theo báo cáo của Ủy ban An tồn giao thơng Quốc gia, năm 2017, tồn quốc
xảy ra 20.080 vụ tai nạn giao thơng, làm chết 8.279 người, bị thương 17.040 người.
Trong đó tai nạn giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ lớn nhất khi năm vừa qua cả nước
đã xảy ra 19.798 vụ, làm chết 8.089 người, bị thương 16.970 người trong đó có 62 vụ
đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 199 người, bị thương 189 người.
Riêng trên địa bàn tỉnh Sơn La theo thống kê của Ban an tồn giao thơng tỉnh
trong năm 2017 (Tính từ ngày 16/12/2016 đến hết ngày 15/12/2017), trên địa bàn tỉnh
xảy ra 145 vụ tai nạn giao thông, làm chết 77 người, bị thương 142 người.
Từ những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như hiện nay, nhà nước ta nói
chung cũng như tỉnh Sơn La nói riêng đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để làm giảm
tai nạn giao thông. Điều quan trọng của những giải pháp đưa ra đó là giải quyết vấn đề
cốt lõi thuộc về ý thức của người dân để nắm rõ những quy định pháp luật giao thông

cũng như những kỹ năng lái xe của họ khi xử lý những tình huống trong q trình
lưu thơng. Một trong những giải pháp mang lại hiệu quả tốt trong vấn đề này có thể kể
đến đó là nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho
những người có ý thức và kiến thức pháp luật.
Với mục tiêu giúp cho lãnh đạo Sở có một cái nhìn tổng thể về chất lượng
cơng tác đào tạo, sát hạch lái xe từ đó có giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng
công tác quản lý đào tạo, sát hạch lái xe góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số
88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp
trọng tâm bảo đảm trật tự an tồn giao thơng, và đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân
tỉnh Sơn La trong việc học, ôn luyện và sát hạch lái xe. Với yêu cầu thực tiễn nêu
trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của Sở
Giao thông Vận tải tỉnh Sơn La ”.
* Mục đích nghiên cứu
- Xác định khung lý thuyết về quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở giao
thông vận tải.


ii
- Phân tích thực trạng quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở giao thông vận
tải Sơn La. chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu trong
quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của Sở Giao thông vận tải Sơn La.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo, sát
hạch lái xe của Sở Giao thông Vận tải Sơn La.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của Sở Giao thông
vận tải.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: trong phạm vi của tỉnh Sơn La
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2015-2017, số liệu sơ
cấp thu thập từ tháng 3 đến tháng 8/2018, giải pháp đề xuất đến 2025.

* Khung nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng:
- Yếu tố thuộc về Sở

- Yếu tố khác.

Nội dung quản lý:
- Nghiên cứu, đề xuất
và hồn thiện quy
hoạch, quy định, chích
sách, kế hoạch về đào
tạo, sát hạch lái xe trên
địa bàn tỉnh;
- Tổ chức thực hiện
quy hoạch, quy định,
chính sách, kế hoạch
về đào tạo sát hạch lái
xe;
- Thanh tra, kiểm tra,
về đào tạo, sát hạch lái
xe.

Mục tiêu quản lý
- Nâng cao chất lượng đào
tạo, sát hạch lái xe;
- Chấp hành pháp luật của
các đơn vị đào tạo, sát hạch
lái xe tô;
- Tổ chức thực hiện quy
hoạch, qui định, chính

sách, và kế hoạch về đào
tạo, sát hạch lái xe;rên địa
bàn tỉnh


iii

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO,
SÁT HẠCH LÁI XE CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.1 Đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ
Trong phần này, luận văn nêu khái niệm Đào tạo lái xe cơ giới đường bộ và
Sát hạch lái xe cơ giới đường bộ:
- Đào tạo lái xe cơ giới đường bộ là việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề
nghiệp hay những kiến thức liên quan đến lái xe cơ giới đường bộ nhằm trang bị cho
người học những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết đối với các hoạt
động lái xe cơ giới đường bộ để người học có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc
làm hoặc để nâng cao trình độ lái xe cơ giới sau khi hồn thành khóa học.
- Sát hạch lái xe cơ giới đường bộ là kiểm tra đánh giá mức độ đạt yêu cầu
của người học lái xe về các nội dung kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và
những yêu cầu khác để chấp nhận cấp chứng chỉ hoặc tiếp tục đào tạo để đạt yêu
cầu cấp chứng chỉ.
1.2 Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở giao thông vận tải
Trong phần này, tác giả làm rõ khái niệm, mục tiêu và tiêu chí (03 tiêu chí
) đánh giá; nguyên tắc (02 nguyên tắc) quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở
Giao thơng.
Trong đó, Nội dung quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở giao thông bao gồm:
- Nghiên cứu, đề xuất và hồn thiện quy hoạch, quy định, chích sách,

kế hoạch về đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, quy định, chính sách, kế hoạch về đào tạo sát
hạch lái xe do cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết định
- Thanh tra, kiểm tra về đào tạo, sát hạch lái xe đối vơi các cơ sở đào tạo sát,
hạch lái xe
Ngồi ra, tác giả cịn nêu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo, sát hạch
lái xe của sở giao thông vận tải.


iv
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH
LÁI XE CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI SƠN LA
2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở GTVT
Sơn La
Trong phần này, tác giả giới thiệu bộ máy tổ chức của Sở Giao thông vận tải
Sơn La, chức năng nhiệm vụ của Sở; cơ cấu phòng ban thuộc Sở; nhân sự, bằng cấp
cán bộ, chuyên viên Sở trong giai đoạn từ 2015-2017, qua đó giúp người đọc có cái
nhìn tổng thể về bộ máy quản lý nhà nước Sở Giao thông vận tải.
2.2. Thực trạng hệ thống đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh Sơn La
Trong phần này, tác giả giới thiệu toàn cảnh bức tranh đào tạo, sát hạch lái xe
trên địa bàn tỉnh Sơn La, gồm: Hệ thống các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe; Công tác
đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh; Công tác sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh; Đánh giá
chất lượng hệ thống đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh.
2.3. Thực trạng quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở giao thông vận tải
tỉnh sơn La
Trong phần này, tác giả giới thiệu bộ máy quản lý đào tạo, sát hạch lái xe
của Sở GTVT Sơn La, chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận.
Luận văn nêu rõ thực trạng quản lý đào tạo, sát hạch lái xe theo 03 nội dung:
- Nghiên cứu, đề xuất và hồn thiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách về


đào, sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, quy định, chích sách, kế hoạch, hướng dẫn,
triển khai theo dõi thực hiện các qui định về đào tạo, sát hạch lái xe do cơ quan
quản lý có thẩm quyền quyết định
- Thanh tra, kiểm tra về đào tạo, sát hạch lái xe đối vơi các cơ sở đào tạo sát,
hạch lái xe.
2.4. Đánh giá quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở giao thông vận tải
Sơn La
- Đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý trong công tác đào tạo, sát
hạch lái xe
- Điểm mạnh trong quản lý đào tao, sát hạch lái xe của sở GTVT
Sơn La.
- Hạn chế trong quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của Sở GTVT


v
Sơn La
- Nguyên nhân điểm hạn chế trong quản lý đào tạo, sát hạch lái xe

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐÀO
TẠO, SÁT HẠCH LÁI XE CỦA SỞ GTVT SƠN LA
3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở GTVT
Sơn La
Trong phần này, tác giả trình bày mục tiêu tăng cường công tác quản lý nhà
nước đối với công tác Quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; Kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các nội dung Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch,
cấp giấy phép lái xe; tăng cường quản lý, kiểm tra công tác tuyển sinh, ký và thanh
lý hợp đồng đào tạo lái xe; giám sát các kỳ thi cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, giấy
chứng nhận tốt nghiệp tại các địa điểm của các cơ sở đào tạo lái xe trong tỉnh; Quản

lý các trung tâm sát hạch thực hiện nghiêm túc các nội dung liên quan trong đề án
nâng cao chất lượng của Bộ Giao thông vận tải; phối hợp với Sở Lao động thương
binh và xã hội tỉnh Sơn La sát sao hơn trong công tác dạy nghề, Thanh tra Sở,
Phòng Phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái tăng cường tổ chức kiểm tra
việc thực hiện nội dung, chương trình đào tạo nghề lái xe tại các cơ sở đào tạo lái
xe trong tỉnh.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở
GTVT Sơn La
Tác giả đề xuất các giải pháp 03 giải pháp quản lý đào tạo, sát hạch lái xe cụ thể:
- Hoàn thiện hoạch định quy hoạch, chính sách về cơ sở đào tạo và sát hạch
lái xe trên địa bàn tỉnh Sơn La
- Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách, quy định, kế hoạch đào tạo, sát
hạch lái xe trên địa bàn tỉnh Sơn la
- Hoàn thiện kiểm tra, thanh tra của Sở GTVT Sơn la đối với các cơ sở đào,
sát hạch lái xe trên địa bàn
-Các giải pháp khác


vi
3.3. Kiến nghị
Tác giả kiến nghị một số nội dung với Chính Phủ, với Ủy ban nhân dân tỉnh
Sơn La, Sở Giao thông vận tải Sơn La các nội dung về văn bản quy phạm pháp luật;
hoàn thiện hoạch định quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đào tạo và sát hạch.v.v.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------------

HỒNG SƠN BÌNH


QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH LÁI XE CỦA
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS MAI VĂN BƯU

HÀ NỘI – 2018


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo báo cáo của Ủy ban An tồn giao thơng Quốc gia, năm 2017, tồn quốc
xảy ra 20.080 vụ tai nạn giao thơng, làm chết 8.279 người, bị thương 17.040 người.
Trong đó tai nạn giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ lớn nhất khi năm vừa qua cả nước
đã xảy ra 19.798 vụ, làm chết 8.089 người, bị thương 16.970 người trong đó có 62
vụ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 199 người, bị thương 189 người.
Riêng trên địa bàn tỉnh Sơn La theo thống kê của Ban an tồn giao thơng tỉnh
trong năm 2017 (Tính từ ngày 16/12/2016 đến hết ngày 15/12/2017), trên địa bàn tỉnh
xảy ra 145 vụ tai nạn giao thông, làm chết 77 người, bị thương 142 người.
Từ những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như hiện nay, nhà nước ta nói
chung cũng như tỉnh Sơn La nói riêng đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để làm giảm
tai nạn giao thông. Điều quan trọng của những giải pháp đưa ra đó là giải quyết vấn đề
cốt lõi thuộc về ý thức của người dân để nắm rõ những quy định pháp luật giao thông
cũng như những kỹ năng lái xe của họ khi xử lý những tình huống trong q trình

lưu thơng. Một trong những giải pháp mang lại hiệu quả tốt trong vấn đề này có thể kể
đến đó là nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho
những người có ý thức và kiến thức pháp luật.
Đồng thời thực hiện tốt Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Nghị quyết
số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải
pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, thời gian
qua, Sở GTVT tỉnh Sơn La đã có nhiều cố gắng trong quản lý cơng tác đào tạo,
sát hạch, cấp giấy phép lái xe; chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm
sát hạch lái xe đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn theo tiêu
chuẩn quy định; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ sát hạch viên, cán bộ nghiệp
vụ phục vụ nhu cầu sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe, nên chất lượng công tác
đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh Sơn La có những tiến bộ đáng ghi nhận,
vi phạm liên quan đến lĩnh vực chun mơn giảm đáng kể góp phần quan trọng
vào việc kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, được dư
luận xã hội đồng tình, ủng hộ.


2
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế cần được khắc
phục như: việc phân phối chương trình đào tạo, thời gian đào tạo đối với từng loại
phương tiện có cấu tạo, tính năng vận hành khác nhau chưa rõ ràng, thời gian đào
tạo các khâu lý thuyết, thực hành của khóa học sắp xếp chưa thật sự hợp lý, công
tác giáo dục phẩm chất, đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật giao thông và kỹ
năng thao tác điều khiển phương tiện giao thơng an tồn đã có nhưng chưa sâu
sắc. Trong quản lý đào tạo có nơi chưa thực hiện nghiêm túc nội dung, chương
trình đào tạo theo qui định; trong công tác sát hạch, các phần sát hạch từ lý thuyết
đến thực hành trong hình và thực hành lái xe trên đường đã bằng máy móc và thiết
bị chấm điểm tự động tuy nhiên máy móc nhiều lúc hỏng hóc làm cho cơng tác sát
hạch khó khăn hơn.
Với mục tiêu giúp cho lãnh đạo Sở có một cái nhìn tổng thể về chất lượng

cơng tác đào tạo, sát hạch lái xe từ đó có giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng
công tác quản lý đào tạo, sát hạch lái xe góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số
88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp
trọng tâm bảo đảm trật tự an tồn giao thơng, và đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân
tỉnh Sơn La trong việc học, ôn luyện và sát hạch lái xe. Với yêu cầu thực tiễn nêu
trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của Sở
Giao thông Vận tải tỉnh Sơn La ”.
2. Tình hình nghiên cứu
Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe là một lĩnh vực nghiên cứu mang tính chuyên
ngành, nghiên cứu các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các chính sách có
liên quan đến hoạt động Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe trong tình hình kinh tế của
tỉnh cũng như của đất nước, hội nhập khu vực, hội nhập tồn cầu, từ đó hồn thiện
cơng tác Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài luận văn của mình, tác giả đã
nghiên cứu một số tài liệu, một số giáo trình của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Học viện Hành chính Quốc gia.
Q trình thực thi chính sách, cần áp dụng một số nội dung như hoạch định, tổ
chức và kiểm tra. Nhà nước cần có lực lượng kinh tế để sản xuất và cung ứng những


3
hàng hóa dịch vụ mà khu vực tư nhân khơng làm được hoặc làm được nhưng cần có
sự hỗ trợ của nhà nước. Để thực hiện nhiệm vụ quản lý, nhà nước cần phải tổ chức
thực hiện bộ máy và ban hành các Luật, các văn bản quy phạm pháp luật để điều tiết
nền kinh tế thị trường, hướng dẫn, quản lý các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong quá
trình điều hành đất nước. Nội dung quản lý đối với các cơ sở đào tạo, cơ sở sát hạch lái
xe là xây dựng và ban hành pháp luật, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án,
đầu tư, tổ chức thực hiện, định hướng và điều chỉnh, thực hiện các hoạt động hỗ trợ,
kiểm tra, giám sát.
Ngoài ra, tác giả đã nghiên cứu luận văn thạc sĩ và đề tài nghiên cứu khoa học

thuộc chuyên ngành GTVT, qua đó tác giả đã kế thừa và phát huy những tài liệu, số
liệu liên quan đến luận văn của mình.
Đã có một số đề tài nghiên cứu về cơng tác quản lý đào tạo, sát hạch lái xe như:
- Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh của tác giả Nguyễn Hoàng Nam

(Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), 2013, “ Xây dựng giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo xe trên địa bàn tỉnh Nghệ An". Đề tài đã phân tích, đánh giá thực
trạng dịch vụ đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chỉ ra những mặt hạn chế bất
cập và đề xuất, kiến nghị các xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
lái xe trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Luận văn thạc sĩ ngành Luật học của tác giả Nguyễn Thanh Điền (Học viện

khoa học xã hội ), 2017,“ Quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái
xe cơ giới đường bộ từ thực tiễn tỉnh Bình Dương”. Đề tài đã phân tích, đánh giá
thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới
đường bộ từ thực tiễn tỉnh Bình Dương, chỉ ra những mặt đã đạt được và những mặt
hạn chế bất cập và đề xuất, kiến nghị các xây dựng các giải pháp nâng cao chất
lượng quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh của tác giả Nguyễn Ngọc Trung

(Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), 2013, “Phân tích thực trạng và đề xuất một số
giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của Sở
Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh”. Đề tài đã vận dụng lý luận chung về kỹ năng


4
lãnh đạo và quản lý và thực trạng công tác quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh cũng như môi trường đào tạo nghề lái xe
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để phân tích thực trạng và đề xuất một số giải

pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe
để từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước của Sở Giao thông Vận tải
Quảng Ninh.
- Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về quản lý đào tạo, sát hạch

lái xe tại tỉnh Sơn La. Do vậy đây được coi như là cơng trình nghiên cứu khoa học
đầu tiên đề cập có hệ thống về vấn đề này, khơng trùng lặp với các cơng trình đã
cơng bố.
- Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả đã kế thừa, học tập

những ưu điểm, những cơ sở lý luận của các giáo trình, luận văn, đề tài nghiên cứu
khoa học có liên quan đến luận văn của mình, tuy nhiên vì mục tiêu, phạm vi và
đối tượng nghiên cứu có khác nhau nên luận văn khơng trùng lắp với các cơng
trình khoa học đã nêu về nội dung và hình thức. Luận văn đáp ứng được các yêu
cầu cơ bản của một luận văn thạc sỹ, có giá trị lý luận và thực tiễn, đề xuất được
một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của
tỉnh Sơn La. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong
lĩnh vực QLNN về giao thơng.
3. Mục đích nghiên cứu
- Xác định khung nghiên cứu về quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở giao
thơng vận tải;
- Phân tích thực trạng quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở giao thông vận tải
Sơn La;
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở
giao thông vận tải Sơn La.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của Sở Giao thông
vận tải.
- Phạm vi nội dung: Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe.



5
- Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Sơn La
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2015 –2017, số liệu sơ cấp thu thập từ tháng

3 đến tháng 8/2018, giải pháp đề xuất đến 2025
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Khung nghiên cứu
Các yếu tố ảnh
hưởng:
- Yếu tố thuộc về Sở

- Yếu tố khác.

Nội dung quản lý:
- Nghiên cứu đề
xuất, hoàn thiện quy
hoạch, qui định,
chính sách, và kế
hoạch về đào tạo, sát
hạch lái xe;
- Tổ chức thực hiện
quy hoạch, quy định,
chính sách, kế hoạch
về đào tạo sát hạch
lái
- Thanh tra, kiểm tra,
về đào tạo, sát hạch
lái xe.


Mục tiêu quản lý
- Nâng cao chất lượng
đào tạo, sát hạch lái xe;
- Chấp hành pháp luật
của các đơn vị đáo tạo,
sát hạch lái xe tơ
- Tổ chức thực hiện quy
hoạch, qui định, chính
sách, và kế hoạch về đào
tạo, sát hạch lái xe; trên
địa bàn tỉnh

5.2 Thu thập và xử lý số liệu
5.2.1. Số liệu thứ cấp
Luận văn chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp, được thu thập từ các tài liệu, các
báo cáo kết quả hoạt động của Sở GTVT Sơn La, các đơn vị trực thuộc ngành có
liên quan. Sau đó được xử lý bằng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, so
sánh, mơ hình hóa.
5.2.2. Số liệu sơ cấp
Ngồi số liệu thứ cấp, tác giả còn thực hiện phỏng vấn một số cán bộ của Sở
GTVT để có được thơng tin về công tác tổ chức thực thi các văn bản QPPL đối với
đào tạo, sát hạch lái xe.
Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái
Sở GTVT có nhiệm vụ quản lý mảng vận tải, phương tiện người lái trên địa bàn
Tỉnh; Thời gian phỏng vấn năm 2018 và địa điểm tải Sở GTVT Sơn La. Tổng số


6
cán bộ phỏng vấn là 05 người, gồm:
1. Đ/c: Đinh Văn Hảo - Trưởng phòng QLVT, PT&NL

2. Đ/c: Nguyễn Anh Cương – Phó trưởng phịng QLVT, PT&NL
3. Đ/c: Bạc Thị Hà My – Chuyên viên phòng QLVT, PT&NL
4. Đ/c : Bùi Trọng Thắng – Chánh thanh tra, sở GTVT Sơn La
5. Đ/c: Nguyễn Văn Ninh – Chánh văn phòng ban ATGT tỉnh Sơn La.
5.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Trong luận văn, có sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp
thống kê kết hợp với phương pháp chuyên gia thông qua việc tham khảo các ý kiến
của các chuyên gia, các báo cáo của Sở, các đơn vị trực thuộc ngành có liên quan.
Mặt khác, trên cơ sở những kiến thức đã học, những kinh nghiệm trong quá
trình công tác của bản thân để đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn
thiện mục tiêu nghiên cứu.
6. Kết cấu luận văn
Luận văn được chia ra làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của Sở Giao thông
Vận tải
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của Sở Giao
thông Vận tải Sơn La
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo, sát hạch lái
xe của Sở Giao thông Vận tải Sơn La

CHƯƠNG 1


7

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO,
SÁT HẠCH LÁI XE CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.1 ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
1.1.1 Đào tạo lái xe cơ giới đường bộ
Đào tạo được xem là việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến

thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những
tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích
nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái
niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập
đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ
nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo
chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo...
Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Đào tạo nghề nghiệp là hoạt
động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết
cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành
khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Hay nói theo cách khác, đào tạo
nghề là q trình tác động có mục đích, có tổ chức đến người học nghề để hình
thành và phát triển một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề
nghiệp cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong đó có nhu cầu quốc gia,
nhu cầu doanh nghiệp và nhu cầu bản thân người học nghề.
Do vậy, đào tạo lái xe cơ giới đường bộ là việc dạy các kỹ năng thực hành,
nghề nghiệp hay những kiến thức liên quan đến lái xe cơ giới đường bộ nhằm trang
bị cho người học những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết đối với
các hoạt động lái xe cơ giới đường bộ để người học có thể tìm được việc làm hoặc tự
tạo việc làm hoặc để nâng cao trình độ lái xe cơ giới sau khi hồn thành khóa học.
Đào tạo lái xe cơ giới đường bộ do các tổ chức có chức năng đào tạo thực
hiện theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về giao thơng có thẩm quyền
1.1.2 Sát hạch lái xe cơ giới đường bộ
Sát hạch lái xe cơ giới đường bộ là kiểm tra đánh giá mức độ đạt yêu cầu


8
của người học lái xe về các nội dung kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và
những yêu cầu khác để chấp nhận cấp chứng chỉ hoặc tiếp tục đào tạo để đạt yêu
cầu cấp chứng chỉ.

Việc sát hạch sẽ phát huy được tác dụng trên nhiều mặt trong hoạt động giao
thông đường bộ:
Thứ nhất, sát hạch là công tác có tính chất nền tảng trong cơng tác đào tạo lái
xe cơ giới đường bộ. Mục đích của việc tiến hành sát hạch là đưa ra một tiêu chuẩn
khách quan cho việc lựa chọn những con người có đủ kiến thức và kỹ năng. Thông
qua các kỳ sát hạch thì mới đánh giá chính xác, tồn diện về kiến thức, kỹ năng của
người học, từ đó để người học có thể tự điều chỉnh bản thân khi tham gia q trình
giao thơng trong xã hội. Điều này sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để
giảm thiểu những vấn đề phức tạp về giao thông trong thời gian hiện nay.
Thứ hai, sát hạch là biện pháp hữu hiệu để người học tích cực học tập những
kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành các kỳ sát hạch theo quy định của khóa
đào tạo một cách tốt nhất và hiệu quả. Việc tiến hành sát hạch nếu được thực hiện
một cách nghiêm túc sẽ giúp cho người học có những kiến thức, kỹ năng thật sự để
sau khi hồn thành khóa học thì họ hồn tồn có thể áp dụng vào thực tiễn một cách
tốt nhất.
Sát hạch lái xe thường được thực hiện sau khi kết thúc quá trình đào tạo lái
xe tại các cơ sở đào tạo lái xe, do các cơ quan chức năng quản lý nhà nước, Tổng
Cục Đường bộ, Sở GTVT thực hiện.
1.2. QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH LÁI XE CỦA SỞ GIAO
THÔNG VẬN TẢI
1.2.1 Khái niệm quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của Sơ
giao thông Vận tải
* Khái niệm quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở Giao thơng Vận tải
Hiện nay, chưa có tài liệu nào đưa ra một định nghĩa chung về hoạt động
quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch lái xe của sở giao thơng. Chúng ta có thể hiểu
đó là hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo và sát hạch lái xe của sở giáo thông đối
với các cơ sở đào tạo thuộc tỉnh. Quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch lái xe cơ


9

giới đường bộ là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các hoạt
động về đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ nhằm bảo đảm chất lượng đào
đào lái xe của các cơ sở dào tạo lái xe cơ giới đường bộ
* Đặc điểm về quản lý đào tạo, sát hạch, lái xe của sở Giao thông
Thứ nhất, chủ thể quản lý về đào tạo, sát hạch lái xe : Chủ thể quản lý là Sở
giao thông, cơ quan chức năng của UBND tỉnh trong lĩnh vực quản lý quản lý giao
thông. Là cơ quan công quyền, mang tính quyền lực nhà nước. Các quyết định,
hoạt động quản lý về đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đều có giá trị pháp lý
và được quy định cụ thể, có tính chất bắt buộc thực hiện đối với các hoạt động trong
quá trình đào tạo, sát hạch lái xe. Từ đặc điểm trên cho thấy hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước về đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ phụ thuộc vào cơ chế thực
thi quyền lực;
Thứ hai, đối tượng quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở Giao thông là hoạt
động đào tạo, sát hạch lái xe của các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh;
Thứ ba, Thẩm quyền của Sở giao thông là thẩm quyền của cơ quan chức
năng thuộc UBND, tùy thuộc vào sự phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh;
Thứ tư, phương thức quản lý đào tạo sát hạch lái xe của Sở giao thông là
phương thức quản quản lý của nhà nước về công cụ và phương pháp, phân biệt với
quản lý đào tạo sát hạch lái xe của các cơ sở đào tạo lái xe trên các phương diện
khách nhau.
1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý đào tạo và sát hạch lái xe của
Sở giao thông
-

Mục tiêu:

Quản lý đào tạo và sát hạch lái xe của Sở giao thơng có mục tiêu là nâng

cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe của các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe trên

địa bàn tỉnh.
Chất lượng đào tạo lái xe được hiểu là mức độ đáp ứng các yêu cầu về nhận thức,
kỹ năng và phẩm chất của người học sau khi được sát hạch cấp giấy phép lái xe.
Chất lượng đào tạo lái xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ thể trong đó có


10
quản lý của các cơ sở đào tạo lái xe và quản lý của Sở giao thông. Quản lý của Sở
giao thông về đào tạo lái xe và quản lý của các cở đào tạo lái xe có điểm phân biệt
một bên là quản lý nhà nước một bên là quản lý của tổ chức trực tiếp đào tạo. Hai
cơ quan này đề có chung một mục tiêu là chất lượng đào tạo lái xe.
Việc chấp hành pháp luật của các đơn vị đạo tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn
tỉnh cũng là mục tiêu quan trọng để sở GTVT tăng cường quản lý các có sở đào tạo,
sát hạch lái xe.
-

Tiêu chí đánh giá quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của Sở giao thông.

Đánh giá quản lý đào tạo lái xe của Sở giao thông theo mục tiêu chất lượng
đào tạo thơng qua các tiêu chí cụ thể sau đây:
1) Số lượng và tỉ lệ giấy phép lái xe được cấp hàng năm cho người học theo
các mức chất lượng: Trung bình, khá, giỏi. Chỉ tiêu này phản ánh một phần kết quả
quản lý đào tạo lái xe của Sở, phản ánh mục tiêu quản lý lái xe của sở giao thông;
2) Mức độ tuân thủ pháp luật, các quy định của nhà nước về đào tạo lái xe
của các cơ sở đào tạo lái xe thuộc tỉnh. Chức năng quản lý của Sở giao thông chủ
yếu là tổ chức thực thi chính sách, pháp luật trong lĩnh vực quản lý giao thơng,
trong đó có quản lý đào tạo lái xe. Vịêc chấp hành, tuân thủ các quy định pháp luật
của các cơ sở đào tạo phụ thuộc nhiều vào quản lý của Sở giao thông, phản ánh kết
quả quản lý của Sở;
3) Các vi phạm của lái xe dẫn đến hậu quả nghiêm trọng của lái xe đã được

đào tạo và cấp giáy phép lái xe của Sở giao thông.
1.2.3 Nguyên tắc quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở Giao thông
Nguyên tắc tuân thủ pháp luật, chính sách nhà nước
Phải đảm bảo theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, chính sách của Nhà nước.
Mọi hoạt động trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch lái xe phải theo khuôn khổ
của pháp luật, thực hiện đúng theo quy định các chỉ thị, thông tư, quyết định liên
quan đến hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe. Các cơ sở đào tạo, sát hạch phải tuân thủ
những chính sách pháp luật của Nhà nước, những quy định trong lĩnh vực đào tạo sát
hạch khi tham gia hoạt động kinh doanh đào tạo, sát hạch; nếu có sai phạm thì sẽ bị
xử lý đúng theo quy định
Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ


×