Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN một số phương pháp nâng cao kết quả sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn địa lý 6 ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.2 KB, 25 trang )

A PHẦN MỞ ĐẦU
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Quá trình dạy học không chỉ đơn giản là giáo viên lên lớp thực hiện
giờ dạy theo giáo án và học sinh chỉ ngồi nghe, ghi chép một cách thụ động.
Mà quá trình dạy học là cả một nghệ thuật của người giáo viên được kết hợp
nhuần nhuyễn giữa tính sư phạm, tính khoa học, tính chính xác và tính thực
tiễn nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học ở trường THCS cũng như đạt kết quả
mục tiêu của quá trình dạy học.
Để dạy học đạt kết quả, quá trình dạy học cần phải được thực hiện
những yêu cầu cơ bản, trong đó có yêu cầu sử dụng và khai thác có hiệu quả
phương tiện trực quan trong dạy học, nhất là đối với phân môn địa lý ở
trường THCS. Nhưng trên thực tế việc sử dụng phương tiện trực quan trong
dạy học hiện nay chưa khai thác đúng mục đích và chưa phát huy hết vai trò
ý nghĩa của phương pháp trực quan trong dạy học.
Trong xã hội hiện đại ngày nay việc đổi mới nội dung dạy học đã dẫn
tới việc đổi mới cả phương pháp dạy học, một trong những hướng mới của
phương pháp dạy học hiện nay là việc khai thác kiến thức từ phương tiện
trực quan trong dạy học. Nghĩa là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả, phát
huy vai trò, ý nghĩa của phương tiện trực quan trong dạy học nói chung và
đối với phân môn địa lý nói riêng. Đó là niềm trăn trở của những con người
đang trực tiếp giảng dạy hàng ngày và của nhiều nhà giáo dục. Với tư cách
là giáo viên sư phạm chuyên ngành địa lý, để có thể giảng dạy tốt phân môn
của mình thì việc sử dụng thành thạo, khai thác có hiệu quả kiến thức thông
qua các phương tiện trực quan trong dạy học là một yêu cầu quan trọng. Vì


vậy tôi chọn đề tài “ Một số phương pháp nâng cao kết quả sử dụng
phương tiện trực quan trong dạy học môn địa lý 6 ở trường THCS’’
II . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Phạm vi:
Do điều kiện không cho phép nên trong đề tài nhỏ này, tôi chỉ nghiên


cứu một số phương pháp nhằm nâng cao kết quả sử dụng phương tiện trực
quan trong dạy học địa lý ở một số bài trong chương trình sách giáo khoa địa
lý lớp 6 ở trường THCS Nguyễn Cơng Trứ
2. Đối tượng:
Việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn địa lý theo
chương trình sách giáo khoa địa lý lớp 6.
III . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi dùng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và tổ hợp các phương pháp, khoa học
bằng con đường dùng suy luận dựa trên các tài liệu khác nhau:
- Nhóm các phương pháp thực tiễn sư phạm:
+ Điều tra thực tiễn sư phạm.
+ Quan sát dự giờ và trực tiếp giảng dạy.
+ Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh.
+ Phương pháp điều tra tổng hợp toán học.
Các phương pháp trên được kết hợp với nhau trong quá trình nghiên
cứu để phân tích, tổng hợp, đánh giá tìm ra các mấu chốt thiết thực của vấn
đề nghiên cứu.
IV . CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Mục tiêu chung của môn địa lý :


Môn địa lý trong nhà trường THCS nhằm giúp cho học sinh có những
kiến thức phổ thông cơ bản cần thiết về trái đất – Môi trường sống của con
người và những hoạt động của loài người trên bình diện quốc tế, dân tộc.
Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng, tình cảm đúng đắn và
làm quen với việc vận dụng những kiến thức địa lý phù hợp với yêu cầu của
đất nước và xu thế thời đại.
2. Mục đích, yêu cầu sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học

môn địa lý lớp 6 :
2.1 Mục đích:
Nhằm giúp cho học sinh có được những kỹ năng đáp ứng được mục
tiêu giáo dục đề ra trong giai đoạn hiện nay, đã được nghị quyết TW2 khoá
VIII khẳng định: “ Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của học sinh.
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy
học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.’’
Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục, tại điều 24.2 “
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niền vui, hứng thú học tập cho
học sinh.’’
Đối với học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp THCS các em tiếp xúc với một
chương trình học có tính chuyên môn hoá cao. Nội dung kiến thức địa lý chủ
yếu là những vấn đề địa lý tự nhiên đại cương rất trừu tượng và khó khăn đối
với các em trong quá trình tiếp thu kiến thức. Chính vì vậy phần lớn kiến
thức trong SGK được chuyển tải thông qua hệ thống kênh hình, mô hình, sơ
đồ, bản đồ, biểu đồ, để giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng, nhớ được


nội dung bài học bền lâu và góp phần rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh ,
việc rèn luyện kỹ năng địa lý không chỉ giúp học sinh khai thác kiến thức
qua các kênh hình để phục vụ cho nội dung bài học, mà còn rèn luyện cho
học sinh phương pháp tự học tự nghiên cứu, giúp các em có được những kỹ
năng cần thiết để phục vụ cho quá trình học tập ở các lớp trên, và ứng dụng
vào trong cuộc sống hàng ngày, ngoài ra việc rèn luyện các kỹ năng còn giúp
cho học sinh thích ứng với các phương pháp dạy học tập trung vào người
học, phù hợp với mục tiêu dạy học, quan điểm dạy học hiện nay mà nghị

quyết TW2 khoá VIII đặt ra.
2.2 Yêu cầu:
Việc rèn luyện kỹ năng địa lý là cả một quá trình lâu dài và phức tạp,
nó không chỉ dừng lại ở một lớp học, cấp học mà nó theo suốt trong quá
trình học tập của học sinh. Đôí với học sinh lớp 6 sau khi học xong chương
trình, học sinh biết quan sát, khai thác và thu nhập thông tin, ( các kiến thức
địa lý ) qua tranh ảnh, hình vẽ, biết sử dụng bản đồ địa lý và các sơ đồ đơn
giản, biết vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng địa lý ở địa
phương.
3 Phân loại hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa địa lý lớp 6:
3.1 Cơ sở để phân loại : Dựa vào mục tiêu yêu cầu của chương
trình địa lý lớp 6.Sau khi học xong môn địa lý lớp 6 học sinh phải:
* Kiến thức:
- Biết trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời, vị trí của trái đất
trong hệ mặt trời, hai vận động chính của trái đất là vận động tự quay quanh
trục và vận động quanh mặt trời, cùng các hệ quả cả nó.
- Biết các lớp cấu tạo bên trong của trái đất, đặc điểm của mỗi lớp
( Đặc biệt là vai trò của lớp vỏ trái đất) Sự phân bố lục địa, đại dương trên bề
mặt trái đất.


- Biết khái niệm của bản đồ, một số yếu tố của bản đồ, một số loại
của bản đồ và tác dụng của bản đồ.
- Biết các thành phần tự nhiên và đặc điểm của mỗi thành phần tự
nhiên cũng như các mối quan hệ giữa chúng.
* Kỹ năng:
- Biết quan sát, khai thác và thu nhập thông tin các kiến thức qua tranh
ảnh, hình vẽ.
- Biết sử dụng bản đồ địa lý và vẽ sơ đồ đơn giản.
- Biết vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng địa lý ở địa

phương .
3.2 Dựa vào nội dung chương trình SGK địa lý lớp 6 .
Nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Trái đất:
- Trái đất trong vũ trụ.
- Cấu tạo của Trái Đất.
- Thực hành, nhận xét sự biến đổi bề mặt trái đất trên bản đồ
bằng hình vẽ.
Chương2 : Bản đồ
- Bản đồ.
- Một số yếu tố của bản đồ.
- Các loại bản đồ.
- Thực hành đo vẽ trên bản đồ.
Chương 3 : Thành phần tự nhiên và nhân văn của môi trường:
- Thành phần tự nhiên của môi trường, địa chất, địa hình, các
dạng địa hình, địa hình núi lửa.
- Thực hành.


- Khí hậu thuỷ văn, thời tiết, khí hậu, thời tiết( sông lưu vực
sông, hồ, biển, đại dương…)
- Thực – động vật trên trái đất.
2.3 Phân loại hệ thống kênh hình trong SGK địa lý lớp 6.
Bảng: Phân loại hệ thống kênh hình trong SGK địa lý lớp 6.
TT Phân loại

Chức năng sử dụng

1


mục dạy
- Dùng xác định hình dạng, kích Bài 1 – Mục 2

Quả địa cầu

Bài – Đề

thước của trái đất và hệ thống kinh
vĩ tuyến.

Bài 2 – Mục 1

- Xác định vận động tư quay quanh
2

trục của trái đất
Bản đồ, lược - Bản đồ kiến tạo mảng
đồ

Bài 5 – Mục 2

- Các bản bồ dùng thể hiện các phép Bài 6 – Mục 1
chiến đồ.
- Bản đồ đo tính tỷ lệ, khoảng cách Bài 7 – Mục 1
trên bản đồ

Bài 9 – Mục 3

- Bản đồ xác định phương hướng,
tính toạ độ địa lý.


Bài 11

- Bản đồ dùng để đọc các đối tượng Bài 21 – Mục 3
trên bản đồ.

Bài 24 – Mục 2

- Bản đồ phân bố lượng mưa ở trên
thê giới.
- Bản đồ thể hiện các dòng biển ở Bài 17 - mục 2
trên đại dương.
3

Mô hình

- Lược đồ địa hình có tỷ lệ lớn.
- Hệ mặt trời

Bài 1 – Mục 1


- Vận động của trái đất quay quanh Bài 3 – Mục 1
mặt trời và các mùa

Bài 4 – Mục 1

- Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn
khác nhau theo mùa.
- Mô hình lúi lửa.

- Địa hình đồng bằng và cao nguyên.

4

Tranh ảnh

Bài 13 – Mục 2
Bài

15–Mục

1,2

- Hệ thống sông và lưu vực sông

Bài 23 – mục 1

- Núi được hình thành do nội lực.

Bài 13 – Mục 1

- Cảnh tượng sau khi động đất sảy ra.

Bài 13 – Mục 2

- Núi trẻ Himalaya, núi đá vôi, động Bài14–
đá vôi và thạch nhũ.

Mục


2,3

- Bình nguyên, cao nguyên
- Sự thay đổi nhiệt theo vĩ độ
- Các hướng gió chính trên trái đất và
hoàn lưu khí quyển.
- Các đới khí hậu trên trái đất.

Bài 15–Mục1,
2
Bài 19 – Mục 3
Bài 20 – Mục 2

- Hồ ở miệng lúi lửa.
- Thuỷ triều lên, xuống ở bãi biển.

Bài 22 – Mục 1

- Rừng mưa nhiệt đới, hoang mạc, Bài 23 – Mục 2
động vật, miền khí hậu lạnh, miền Bài 24 – Mục 2

5

Biểu đồ

đồng cỏ nhiệt đới.

Bài 25 – Mục 1

- Biểu đồ lượng mưa


Bài 21 – Mục 3

Qua bảng phân loại cho ta thấy, hầu hết trong các bài học đều có hệ thống
kênh hình để phục vụ cho nội dung bài học. Mục đích giáo viên thuận lợi


trong việc thực hiện phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực của người học và tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động, sáng
tạo trong học tập, góp phần phát triển tư duy nhận thức và rèn luyện kỹ
năng.

B NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ :
1. Tồn tại:
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ tại trường tôi nhận thấy phương pháp
trực quan dùng trong dạy học địa lý ở trường chỉ có bản đồ, tranh ảnh, quả
cầu địa lý, còn các mô hình, phòng thí nghiệm, đèn chiếu phim, các mẫu
vật…… hầu như không có.
Qua một số tiết dự giờ địa lý có sử dụng phương tiện trực quan là bản
đồ địa lý và quả địa cầu ( có kiểm tra đánh giá bằng phiếu học tập và thực
hành ở một số đối tượng học sinh) kết quả được thu như sau:
Tên

Tổng số

Số lượng

Số lượng


lớp

học sinh/1 lớp

6A
6B
6C

30
27
25

học sinh đạt yêu cầu
Số lượng
%
10
33,33
8
29.63
10
40,0

học sinh chưa yêu cầu
Số lượng
%
20
66,67
19
70,37
15

60,0

Với kết quả thu được ở trên chúng ta nhận thấy việc dạy học có kết
hợp với phương pháp trực quan chưa đạt kết quả yêu cầu cơ bản, trong một
lớp ( 6A) chỉ có 10/30 học sinh biết được một số yêu cầu nhỏ còn lại 20/30


học sinh chưa biết được vấn đề gì. Kết quả này đòi hỏi chúng ta phải làm gì
để nâng cao việc dạy học có kết quả với phương tiện trực quan.
Mặt khác khi trực tiếp trò chuyện với học sinh đa số các em đều có
suy nghĩ môn địa lý là môn học khô khan, khó và là môn phụ đã ăn sâu vào
tiềm thức của học sinh và một số giáo viên .Điều này chứng tỏ môn địa lý
không được học sinh quan tâm, chú ý trong khi học. Còn về trình độ kỹ năng
thì sao? . Qua trò chuyện với một số học sinh khối 6 các lớp trực tiếp dạy
như 6A,6B, 6C, trong nhà trường được biết: Hầu hết các em không có các
khái niệm hình ảnh trực quan như : hình cầu, hình e líp gần tròn… Và khi
yêu cầu các em xác định trên tranh ảnh giáo khoa các em đều không biết
khai thác và sử dụng như thế nào? . Điều này cho thấy kiến thức và kỹ năng
của các em rất mơ hồ và không chắc chắn, Các em chỉ học thuộc kiến thức
ghi trên lớp “ như một cái máy” mà không hiểu gì về bản chất vấn đề mình
đang nói. Hay nói các khác với kiến thức và kỹ năng như thế các em không
thể tìm hiểu, không thể tư duy kiến thức trên phương tiện trực quan.
Như vậy việc sử dụng phương tiện trực quan trong khai thác kiến
thức địa lý chưa mang lại kết quả đặt ra, dẫn đến chất lượng dạy học môn
địa lý ngày càng kém chất lượng. Tìm hiểu nguyên nhân của tồn tại trên là
rất cần thiết, vì trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng
khai thác phương tiện trực quan trong dạy và học hiện nay.
2 Nguyên nhân :
2.1 Nguyên nhân từ phía giáo viên:
- Thứ nhất là phương pháp dạy học của giáo viên chưa thực sự phù

hợp với yêu cầu chung hiện nay. Cách dạy học cũ vẫn còn tồn tại, trong khi
giáo viên chưa làm chủ hoàn toàn phương pháp dạy học mới.
- Thứ hai là việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học đối với
giáo viên còn mang tính chất minh họa mà thôi.


- Thứ ba là do điều kiện khách quan, như thiếu phương tiện trực quan
hoặc phương tiện trực quan không phù hợp nên giáo viên ngại sử dụng và
dần bỏ quên.
- Thứ tư là do điều kiện nhà trường còn nghèo nên việc đầu tư hiện tại
chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho việc dạy học nói chung và dạy học
chương mới nói riêng.
2.2 Nguyên nhân từ phía học sinh:
- Thứ nhất là trong suy nghĩ của các em còn cho rằng việc học môn
địa lý là không cần thiết, bởi đây là môn phụ, cốt sao chỉ đủ điểm là được.
- Thứ hai là học sinh chưa có phương pháp học môn địa lý nói chung,
học địa lý trên phương tiện trược quan nói riêng. Các em không biết sử dụng
như thế nào là đúng, là đủ, như thế nào là nguồn tri thức từ phương tiện trực
quan.. Vậy nên không tích cực, chủ động học tập và nghiên cứu tìm kiếm
nguồn chi thức.
Từ thực tế và nguyên nhân trên các chuyên gia giáo dục, các giáo viên
có tâm huyết đặt ra yêu cầu giải pháp, là làm thế nào để nâng cao kết quả
khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan, biến phương tiện trực quan
thành nguồn tri thức. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn
địa lý.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
1. Các phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua
hệ thống kênh hình trong dạy học địa lý lớp 6.
1.1 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua quả
địa cầu.

* Ý nghĩa:


Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của trái đất. Tuỳ theo mục đích sử
dụng người ta biểu hiện các chủ đề khác nhau. Nhưng nhìn chung, các đối
tượng luôn được biểu hiện ở trên đó: Hệ thống kinh vĩ tuyến, các lục địa, các
đại dương, tỷ lệ, bảng chú giải…sau đó đến các chủ đề mà người thành lập
lựa chọn.
- Qua mô hình quả địa cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực
hiện phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học. Đồng thời
giúp học sinh hiểu, biết và nắm được những đối tượng biểu hiện trên đó một
cách nhanh nhất, nhớ được nội dung bài học bền lâu.
- Đối với chương trình đại lý lớp 6 quả địa cầu có nhiệm vụ chuyển tải
những kiến thức cơ bản về hệ thống kinh – Vĩ tuyến: Kinh tuyến gốc, Vĩ
tuyến gốc, cách tính giờ ở các địa phương trên trái đất: hiểu, biết được sự
vận động tự quay quanh trục, tìm ra các hệ quả của nó và giải thích được
một hiện tượng xảy ra trên trái đất.
* Phương pháp giảng dạy: Căn cứ vào mục tiêu yêu cầu của bài học,
đặc điểm đối tượng học sinh, giáo viên cần kết hợp một số phương pháp dạy
học cơ bản sau:
Phương pháp đàm thoại gợi mở.
+ Phương pháp giải thích – minh họa ( sử dụng theo hướng phát huy
tính tích cực của người học)
+ Phương pháp thảo luận.
Các bước tiến hành:
_ Bước 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các đối tượng biểu
hiện ở trên quả địa cầu: Các đường vòng tròn, các đường nối hai cực Bắc –
Nam được biểu hiện như thế nào.
_ Bước 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích các đối tượng biểu
hiện ở trên đó: Các đường vòng tròn, các đường nối hai cực Bắc – Nam. Các



đường đó gọi là đường gì? Cách biểu hiện các đối tượng này như thế nào?
Hướng chuyển động của trái đất và các hệ quả của nó.
_ Bước 3 : Tìm các mối quan hệ địa lý trên quả địa cầu.
_ Bước 4 : Rút ra được những kiến thức cơ bản phục vụ cho nội dung
bài học.
1.2 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua bản
đồ, lược đồ ở trong SGK.
* Ý nghĩa:
- Từ trước tới nay bản đồ luôn được xem là cuốn sách giáo khoa thứ
hai. Vì bản đồ phàn thu nhỏ các đói tượng tự nhiên, kinh tế xã hội ở ngoài
thực tế thông qua hệ thống kinh, vĩ tuyến, tỷ lệ và hệ thống ký hiệu. Qua bản
đồ học sinh dễ dàng tìm ra được các đối tượng nội dung , bài học được biểu
hiện ở trên đó: Vị trí địa lý, hình dạng kích thước, các điều kiện TN,
KTXH…
- Chức năng của bản đồ giáo khoa có rất nhiều, nó vừa là nguồn cung
cấp kiến thức cho nội dung bài học, vừa dùng để rèn luyện kỹ năng địa lý
cho học sinh. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện các
phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của
người học. Thông qua các kỹ năng phân tích, so sánh, tìm ra các mối quan
hệ địa lý trên bản đồ, giúp học sinh tiếp thu bài học được nhanh , nhớ được
nội dung bài học bền lâu, góp phần kích thích phát triển năng lực tư duy nói
chung và tư duy địa lý nói riêng.
- Đối với địa lý sách giáo khoa địa lý lớp 6 hệ thống bản đồ được đưa
vào tương đối nhiều. Căn cứ vào nội dung của bài học, nội dung bản đồ
được thể hiện tượng đối đơn giản. Mục đích giúp học sinh nắm được những
đặc trưng cơ bản được thể hiện trên bản đồ, các phép chiếu đồ, tỷ lệ, các hệ



thống kỹ hiệu trên bản đồ … bước đầu học sinh đọc, phân tích, tìm ra sự
phân bổ và các mối quan hệ đơn giản được biểu hiện trên bản đồ.
* Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua hệ thống
bản đồ, lược đồ ở trong SGK địa lý lớp 6:
- Căn cứ vào mục đích yêu cầu, đối tượng học sinh cụ thể giáo viên có
những phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua bản đồ
trong SGK khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung trong tiến trình giảng dạy cần
có sự kết hợp các phương pháp:
+ Phương pháp đàm thoại gợi mở.
+ Phương pháp phân tích, so sánh.
+ Phương pháp giải thích minh họa.
+ Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp thảo luận.
Trình tự tiến hành:
_ Bước 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát có những đối tượng
nào được biểu hiện trên bản đồ? Chúng được biểu hiện như thế nào?
_ Bước 2 : Hướng dẫn học sinh đọc được các đối tượng biểu hiện ở
trên bản đồ, chủ đề, bảng ghi chú, tỷ lệ bản đồ…
_ Bước 3 : Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của bài học giáo viên hướng
dẫn học sinh phân tích, so sánh tìm được sự phân bố các đối tượng biểu hiện
trên bản đồ, giải thích được vì sao lại có sự phân bố đó, đồng thời tìm ra
được các mối quan hệ địa lý ( nếu có yêu cầu )
_ Bước 4 : Sau khi học sinh phân tích xong, giáo viên nhận xét, góp ý,
bổ sung và rút ra nội dung kiến thức của bài học.
1.3 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua hệ
thống tranh ảnh.
* Ý nghĩa:


- Tranh ảnh dùng để dạy địa lý có nhiều loại: Tranh ảnh địa lý treo

tường, tranh ảnh địa lý trong SGK, tranh ảnh địa lý khổ nhỏ được cắt ra từ
các tạp chí… Nhiệm vụ chính của tranh ảnh là hình ảnh cho học sinh những
biểu tượng cụ thể về địa lý … Trong các loại kể trên, có ý nghĩa hơn cả là
hình ảnh treo tường, in sẵn và các tranh ảnh trong SGK. Vì nội dung của
chúng đều được lựa chọn cẩn thận, phù hợp với nội dung bài dạy trong
chương trình.
- Quan điểm dạy học trước đây, thường dùng hình ảnh để minh họa
kiến thức cho một nội dung bài học. Hiện nay, chức năng của tranh ảnh có
vai trò lớn hơn, ngoài việc minh hoạ cho bài học, nó còn là nguồn cung cấp
kiến thức và để dung rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh.
- Trong sách giáo khoa địa lý lớp 6, hệ thống tranh ảnh tương đối
phong phú, nhưng chủ yếu biểu hiện các đối tượng tự nhiên, núi, cao
nguyên, bãi biển, rừng mưa nhiệt đới…. Mục đích tạo các hình ảnh trực
quan giúp học sinh nhận biết các đối tượng địa lý một cách cụ thể, chính
xác, nhớ được nội dung bài học bền lâu. Vì vậy trong quá trình giảng dạy,
giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các hình ảnh
trong SGK, để phục vụ cho nội dung bài học.
- Từ những mục đích và vai trò tranh ảnh đựơc trình bày ở trên, trong
quá trình giảng dạy cần sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp đàm thoại gợi mở.
+ Phương pháp giải thích minh họa
+ Phương pháp thảo luận.
Để hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích và giải thích được các nội
dung biểu hiện qua các bức tranh.
Trình tự tiến hành:


_ Bước 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát được nội dung của
bức ảnh và trả lời được các câu hỏi: Ảnh đó chụp cái gì? Có nhữnh đối
tượng nào biểu hiện ở trong ảnh.

_ Bước 2 : Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi hoặc vấn đề, hướng dẫn
học sinh lần lượt phân tích, so sánh ( nếu có ) các đối tuợng biểu hiện trên
các bức ảnh: các đối tượng này được biểu hiện như thế nào? Những đặc
điểm nổi bật của đối tượng ? hình dạng, kích thước của đối tượng được biểu
hiện như thế nào?
_ Bước 3 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách giải thích được các
sự vật hiện tượng địa lý trong ảnh. Đây là bước quan trọng nhất, nhưng
không phải ảnh địa lý nào cũng có thể nhìn vào là giải thích được ngay một
cách dễ dàng. Đối với những hình ảnh địa lý khó, giáo viên hướng dẫn học
sinh đặt ra nhiều giả thuyết, rồi dùng các kiến thức đã học, kết hợp xem trên
bản đồ, các loại biểu đồ, đọc các tư liệu địa lý… để loại dần các giả thuyết
sai, lựa chọn giả thuyết đúng. Ở bước này học sinh giải thích được vì sao lại
có sự biểu hiện các đối tượng ở đó. Đồng thời tìm ra được mối quan hệ giữa
các đối tượng và nội dung bài học trong bức ảnh.
_ Bước 4 : Giáo viên nhận xét, góp ý bổ sung, đi đến kết luận nội
dung bài học.
1.4 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua mô
hình.
* Ý nghĩa:
- Mô hình là hình ảnh thu nhỏ một đối tượng nào đó, nhằm phản ánh
những đặc trưng của sự vật hiện tượng. Trong quá trình dạy học, có nhiều
nội dung giảng dạy mới mà học sinh rất khó tưởng tượng, nhưng được giáo
viên và các nhà giáo dục xây dựng thành các mô hình ( bằng các ký hiệu


riêng ). Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hiểu các sự vật hiện tượng địa
lý một cách cụ thể, chính xác và tiếp thu bài học được nhanh.
- Việc sử dụng các phương tiện trực quan vào trong bài giảng địa lý có
một ý nghĩa quan trọng, bởi học sinh có thể quan sát được một phần nhỏ các
đối tượng xung quanh, còn phần lớn các đối tượng khác các em không có

điều kiện quan sát trực tiếp : Núi lửa, cấu tạo bên trong của trái đất. Bề mặt
trái đất, hệ thống sông….. Học sinh chỉ có thể hình dung được nhờ vào các
phương tiện trực quan. Theo ý kiến của M.V.X Tudenikin phương tiện trực
quan bao giờ cũng có hai chức năng: vừa là đồ dùng để minh hoạ, vừa là
nguồn cung cấp kiến thức, nếu vận dụng nó như một nguồn chi thức cho học
sinh khai thác trong qua trình học tập việc sử dụng các phương tiện trực
quan có thể coi như một phương pháp. Còn nếu sử dụng nó như một đồ dùng
để minh hoạ, thì đó chỉ là một biện pháp phục vụ cho phương pháp dùng lời.
- Trong chương trình địa lý 6 có rất nhiều nội dung kiến thức, những
sự vật hiện tượngmà trong cuộc sống các em chưa từng gặp, do đó học rất
khó tưởng tượng khi tiếp thu kiến thức, lưu vực sông, cấu trúc núi lửa, cấu
tạo bên trong của trái đất…. Những nội dung này khi giảng dạy được giáo
viên đưa lên bằng các hình ảnh, mô hình, tranh ảnh, đèn chiếu …. Tạo nên
bức tranh sinh động, thu hút hứng thú học tập của học sinh và kết quả học
tập của các em được chắc chắn đạt được cao hơn với dùng hình thức minh
hoạ.
- Do yêu cầu tính chất của các mô hình và đặc điểm tư duy nhận thức
của học sinh, việc vận dụng mô hình vào giảng dạy đối với học sinh lớp 6
các trường THCS là rất cần thiết. Tuy nhiên để giáo viên sử dụng tốt hệ
thống mô hình địa lý vào trong bài giảng, cần chú ý một số điểm sau: Mô
hình tuy có nhiều hạn chế hơn so với các dụng cụ trực quan khác. Nhưng
chúng có ưu điểm là làm rõ tính chất không gian ba chiều, cũng như trạng


thái động của sự vật hiện tượng địa lý. Vì vật trong quá trình sử dụng cũnh
giống như tranh ảnh, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, mô tả hiện
tượng địa lý, trả lời được các câu hỏi để tìm ra đựoc nội dung kiến thức của
bài học.
* Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua mô hình:
+ Đàm thoại gợi mở.

+ Phương pháp giải thích, minh họa.
+ Phương pháp thảo luận.
Để hướng dẫn học sinh đọc, phân tích, so sánh các đối tượng biểu
hiện ở trên mô hình và tìm ra nội dung của bài học.
Trình tự tiến hành:
_ Bước 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng được
biểu hiện trên mô hình bao gồm có những đối tượng nào? Chủ đề của mô
hình nói lên vấn đề gì?
_ Bước 2 : Hướng dẫn học sinh phân tích được đặc điểm của các đối
tượng đựơc biểu hiện ở trên mô hình, có những mô hình giáo viên yêu cầu
học sinh so sánh các đối tượng được biểu hiện ở trên đó như thế nào? Đồng
thời hướng dẫn học sinh giải thích được vì sao các đối tượng lại được biểu
hiện như vậy?
_ Bước 3 : Sau khi giải quyết xong bước thứ 2, giáo viên hướng dẫn
học sinh tìm ra các mối quan hệ giữa các đối tượng biểu hiện trên mô hình:
Ví dụ: Mối quan hệ giữa sông chính, phụ lưu, chỉ lưu và lưu vực sông
với lượng nước của sông: Quan hệ giữa hoạt động sản xuất, cư trú dân cư
với địa hình đồng bằng.
_ Bước 4 : Sau khi học sinh đã giải quyết xong những vấn đề giáo
viên đặt ra, giáo viên tiến hành nhận xét, góp ý, đi đến nội dung bài học.


1.5 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua biểu
đồ:
* Ý nghĩa :
- Trong quá trình học tập địa lý, học sinh thường xuyên tiếp xúc với số
liệu,với những bảng thống kê, độ cao của núi, chiều dài một con sông. Ngoài
một số số liệu quan trọng cần phải nhớ, học sinh còn phải làm việc với các
số liệu thống kê bằng cách phân tích, đối chiếu so sánh để tìm ra những kết
luận cần thiết soi sáng cho những khai niệm địa lý mà các em đã được học

và giúp cho các nhận định, đánh giá được chính xác. Để cụ thể hoá các con
số , tạo điều kiện cho việc phân tích được dễ dàng, sinh động hơn, người ta
thường đưa các con số lên biểu đồ.
- Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một chác dễ dàng tiến trình
của một hiện tượng ( Diễn biến của nhiệt độ trung bình các tháng trong năm)
Mối quan hệ về độ lớn giữa các đại lượng ( diện tích châu lục, các nước…)
hoặc kết cấu thành phần của một tổng thể.
- Qua biểu đồ tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng nhận dạng cấu trúc
của một hiện tượng, nhận thấy động lực phát triển của hiện tượng qua các
năm, các thời kỳ khác nhau, biểu đồ có tính trực quan, làm cho học sinh tiếp
thu tri thức được dễ dàng, tạo hứng thú trong học tập địa lý.
- Trong sách giáo khoa địa lý 6 biểu đồ được thể hiện không nhiều, chỉ
đề cạp một số đối tượng: Biểu đồ biểu hiện lượng mua, biểu đồ biểu hiện
nhiệt độ… Ngoài việc khai thác kiến thức phục vụ cho nội dung bài học,
biểu đồ còn góp phần bước đầu hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng đọc,
phân tích, so sánh các đối tượng trên biểu đồ. Đây là một loại kỹ năng địa lý
quan trọng trong quá trình học tập môn địa lý ở trưòng phổ thông mà các em
thường gặp.
* Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua biểu đồ:


Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy
học :
+ Phương pháp đàm thoại, gợi mở.
+ Phương pháp thảo luận, để hướng dẫn học sinh đọc, phân tích, so
sánh các đối tượng được biểu hiện trên biểu đồ và rút ra nội dung của bài
học.
Trình tự tiến hành.
_ Bước 1 : Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc với cá nhân hoặc nhó
nhỏ từ 3 – 4 học sinh. Nhiệm vụ giáo viên hướng dẫn học sinh đọc được tiêu

đề của biểu đồ, đọc được chú giải xem biểu đồ biểu hiện cái gì? Có những
đại lượng nào được biểu hiện trên biểu đồ ( nhiệt độ, lượng mưa, dân số hay
sản lượng lương thực ….) biễu diễn ra ở địa điểm hay trên lãnh thổ nào?
Vào thời gian nào? Trong ngày hay qua các tháng….
_ Bước 2 : Học sinh làm việc theo nhóm từ 4 – 5 học sinh, nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào biểu đồ để đo tính các đại lượng được
biểu hiện ở trên đó. Nếu là biểu đồ đường biểu diễn hay biểu đồ hình cột,
giáo viên yêu cầu học sinh xem xét cột dọc biểu hiện những đại lượng gì?
Cột ngang biểu hiện những đối tượng nào? Sau đó đối chiếu so sánh, phân
tích, khái quát hoá các số liệu đã thu thập được.
_ Bước 3 : Học sinh tiếp tục làm việc theo nhóm từ 4 – 5 học sinh.
Nhiệm vụ giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kết quả làm được ở bước 1 và
2 để rút ra nhận xét chung.
_ Bước 4 : Đại diện nhóm học sinh lên trình bày kết quả làm được của
nhóm mình trước lớp. Học sinh trong lớp tham gia nhận xét, góp ý, sau đó
giáo viên nhận xét, góp ý, bổ sung đi đến nội dung của bài học.


Ghi chú : Có thể qua mỗi bước, giáo viên có thể cho học sinh trình
bày kết quả trước lớp, học sinh cả lớp tiến hành góp ý, rút ra được những nội
dung cơ bản cần thiết.
Tóm lại: Quá trình sử dụng kênh hình để hướng dẫn học sinh khai
thác kiến thức phục vụ cho nội dung bài học, giáo viên cần chú ý một số
điểm sau :
- Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các kênh hình trong từng bài dạy
địa lý, qua hệ thống kênh hình trong SGK địa lý 6 cho thấy: Có một số kênh
hình chỉ dùng để minh hoạ cho nội dung bài dạy. Nếu giáo viên tập trung
nhiều vào thời gian hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức, nó không phản
ánh đúng trọng tâm của bài học. Nhưng cũng có loại kênh hình chứa đựng
rất nhiều nội dung của bài học, giáo viên cần tìm ra các cơ hội hướng dẫn

học sinh quan sát, đọc, phân tích các đối tượng biểu hiện qua các phương
tiện dạy học.
- Quá trình sử dụng kênh hình giáo viên cần phải căn cứ vào mục tiêu
của bài học, đặc điểm tư duy nhận thức của học sinh nơi trường mình phụ
trách. Nếu đối tượng học sinh khá giỏi ở trong lớp họ có nhiều, giáo viên
nên vận dụng theo hình thức thảo luận, tăng cường các câu hỏi phân tích, so
sánh tìm ra các mối quan hệ giữa các đối tượng biểu hiện ở trên phương tiện
dạy học, nhằm kích thích sự phát triển tư duy nhận thức của học sinh. Nếu ở
những lớp họ có nhiều học sinh có học lực trung bình, giáo viên phải mất
nhiều thời gian hơn, cần có nhiều câu hỏi gợi mở, dẫn dắt hoạc sinh phân
tích, so sánh, tìm ra các mối quan hệ giữa các đối tượng biểu hiện ở trên
phương tiện dạy học. Nên sử dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, theo
hướng phát huy tính tích cực của người học, nhằm kích thích sự phát triển tư
duy nhận thức của học sinh.


- Sử dụng kênh hình để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức, giáo
viên cần có sự kết hợp với hệ thống kênh chữ trong SGK. Thông qua phần
hướng dẫn nội dung bài học, hệ thống câu hỏi trong bài tạo điều kiện thuận
lợi cho giáo viên thực hiện các phương pháp dạy học của mình, học sinh có
thể tham khảo để có cơ sở tìm kiếm, phân tích các đối tượng biễu diễn ở trên
kênh hình.
- Hệ thống kênh hình đưa vào trong SGK địa lý lớp 6 đã được nghiên
cứu, chon lọc kỹ lưỡng phù hợp với đối tượng học sinh, mục tiêu yêu cầu và
nội dung của bài học. Vì vậy nó có cấu trúc rất thoáng, không rườm rà như ở
bản đồ treo tường, hay quả cầu địa lý … Tạo điều kiện thuận lợi cho học
sinh dễ nhận biết, phân tích, tìm kiếm các đối tượng biễu diễn trên kê hình.
Tuy nhiên nếu học sinh có yêu cầu tìm hiểu sự phân bố của các đối tượng
trên thế giới, hoặc tìm ra các mối quan hệ giữa các đối tượng…. Thì các loại
kênh hình này không đáp ứng được. Do đó quá trình sử dụng giáo viên cần

có sự kết hợp với một số đồ dùng dạy học: Bản đồ, quả cầu địa lý, một số
tranh ảnh màu……giúp học sinh nắm được chính xác đặc điểm các đối
tượng, tìm ra được mối quan hệ giữa các đối tượng trong nội dung bài học
và trên thực tế.
- Việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua kênh hình theo
hướng phát huy tính tích cực của người học. Tuyệt đối không nên sử dụng
theo hình thức minh hoạ cho nội dung bài học.
- Đối với học sinh lớp 6, bước đầu các em mới tiếp xúc với chương
trình học có tính phân môn cao và phức tạp, quá trình tiếp thu kiến thức các
em gặp rất nhiều khó khăn ( Đặc biệt đối với những kiến thức địa lý tự nhiên
trừu tượng ) Vì vậy, quá trình giảng dạy giáo viên phải vận dụng hệ thống
câu hỏi để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức. Khi sử dụng các câu hỏi,
giáo viên cần chú ý đến đối tượng mà mình giảng dạy để đặt ra các câu hỏi ở


mức độ dẫn dắt khác nhau. Tuy nhiên, hệ thống câu hỏi đưa ra cần phải tuân
thủ nguyên tắc phát triển tư duy học sinh, hạn chế tối đa đặt ra những câu
hỏi tái hiện kiến thức có sẵn trong SGK ( vì nó không kích thích được sự
phát triển tư duy học sinh, đồng thời gây ra nhàm chán đối với các em, tiết
dạy không mang lại hiệu quả học tập cao). Câu hỏi đặt ra cần theo quy trình
từ dễ đến khó, từ những vấn đề đơn giản đến phức tạp. Đối với lớp học có
nhiều đối tượng học sinh khá, giỏi, giáo viên nên tăng cường thêm câu hỏi
phát triển tư duy học sinh, nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của người học.
1.6 Việc kết hợp giữa phương pháp khai thác kiến thức qua kênh
hình và kênh chữ trong SGK địa lý lớp 6.
Nội dung đề cập trong SGK địa lý được thể hiện qua hai hệ thống
kênh hình và kênh chữ. Tuy nhiên, với quan điểm dạy học mới, cũng như
quan điểm viết sách giáo khoa, chức năng của hai loại kênh hình và kênh
chữ có sự khác nhau so với SGK đại lý lớp 6 trước đây. Trong đó, kênh chữ

là phần giới thiệu nội dung của bài học và hệ thống các câu hỏi nhằm học
sinh tìm kiễn thức ở kênh hình. Nhìn chung hệ thống câu hỏi đặt ra đã phần
nào phản ánh được trọng tâm của nội dung bài học. Các câu hỏi gợi ý bài
học có kèm theo hình ảnh: quả cầu địa lý, biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh… được
in nghiêng để phân biệt nội dung kênh chữ. Giữa câu hỏi và hệ thống kênh
hình có mối quan hệ hữu cơ với nhau giúp giáo viên sáng tạo phương pháp
dạy học khai thác kênh hình nhằm tổ chức dẫn dắt học sinh đi tìm kiến thức
của bài học. Cuối mỗi bài học còn có phần ghi nhớ nội dung bài học và hệ
thống câu hỏi, bài tập, giúp học sinh củng cố kiến thức đã học và góp phần
rèn luyện kỹ năng địa lý. Nôi dung phần lớn kiến thức được chuyển tải qua
hệ thống kênh hình: biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh, quả cầu địa lý…, nhờ có hệ
thống kênh hình nhiều đã tạo được hứng thú đối với người học, đồng thời


học sinh có thể tự khai thác những kiến thức địa lý dưới sự tổ chức hướng
dẫn của giáo viên, giúp học sinh hiểu bài nhanh, nắm được nội dung bài học
bền lâu. Kênh hình được xem là nới cung cấp các thông tin, qua đó giáo viên
hướng dẫn học sinh xử lý thông tin để tìm ra nội dung của bài học. Như vậy,
kênh hình được xem là nguồn cung cấp kiến thức, vừa tạo điều kiện thuận
lợi để học sinh rèn luyện kỹ năng và giúp cho giáo viên thực hiện gảng dạy
theo phương pháp tập trung vào người học đựoc thuận lợi hơn. Đây là một
trong những điểm mới của chương trình SGK địa lý lớp 6 so với chương
trình trước đây.
Đối với học sinh lớp 6, do đặc điểm tư duy nhận thức của các em còn
nhiều hạn chế. Trong quá trình tiếp thu kiến thức, tư duy nhận thức bằng trực
quan hình ảnh của các em tốt hơn là bằng tư duy ngôn ngữ trừu tượng, vì
vậy kênh hình nhiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình
tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, các kỹ năng địa lý của các em chưa nhiều, vì
vậy việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua hệ thống kênh hình gặp
nhiều khó khăn.

Từ những vấn đề trên, quá trình dạy học giáo viên cần có sự kết hợp
giữa kênh hình và kênh chữ trong việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến
thức là rất cần thiết.
2 .KẾT QUẢ
Từ thực trạng và yêu cầu đặt ra tôi mạnh dạn áp dụng các phương
pháp nghiên cứu trên vào giảng dạy kết quả thu được tại các lớp dự giờ:
Tên

Tổng số

lớp

học sinh/1 lớp học sinh đạt yêu cầu
Số lượng
%
30
17
56,7
27
16
59,3

6A
6B

Số lượng

Số lượng
học sinh chưa yêu cầu
Số lượng

%
13
43,3
11
40,7


6C

25

16

64,0

9

36,0

* Kết luận:
Như vậy việc sử dụng các phương tiện trực quan trong khai thác kiến
thức địa lý một cách đúng mục đích, yêu cầu sẽ đem đến cho chúng ta những
kết quả tốt. Điều đáng hoan nghênh là với phương tiện trực quan trong dạy
học không có học sinh yếu về kỹ năng thực hành, có chăng là phần lý thuyết
có một vài nội dung các em còn bị hạn chế. Riêng các bước kỹ năng đọc bản
đồ các em đều nắm vững.
C KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:
Trên đây là một số ví dụ minh họa tiêu biểu cho việc giảng dạy ở các
dạng kênh hình khác nhau. Trong qua trình sử dụng các phương pháp giảng

dạy, chúng tôi chỉ tập trung vào các phương pháp phát huy tính tích cực hoạt
động của người học; còn các phương pháp phát huy tính tích cực hoá hoạt
động của người học có đề cập, nhưng ít hơn ( Vì đại đa số học sinh trong
tỉnh là người dân tộc thiểu số, nên áp dụng phương pháp phát huy tính tích
cực hoá hoạt động của người học để giảng dạy, thì bài giảng khó thành
công ) Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào đối
tượng dạy học cụ thể, kết hợp với các phương tiện dạy học sẵn có để đưa ra
các phương pháp dạy học phù hợp, ( Sử dụng phương pháp tích cực hay tích
cực hoá hoạt động học tập của học sinh, đã được hướng dẫn ở phần trên).
Góp phần nâng cao kết quả học tập của người học. Tuy nhiên, dù có áp dụng
phương pháp dạy học nào, nhưng cũng cần chú trọng đến phương pháp phát
huy tính tích cực của người học.
Trong việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các hệ thống
kênh hình, tôi đã nghiên cứu đưa ra một quy trình chung đi từ những vấn đề


đơn giản, đến phức tạp. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần hướng dẫn
cụ thể cho học sinh các bước khai thác kiến thức qua kênh hình và vận
chúng một cách linh hoạt phù hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể. Nếu
giáo viên làm kỹ phần kỹ năng rèn luyện kỹ năng, khi học lên các lớp trên
học sinh rất thuận lợi trong việc học tập, kết quả học tập của các học sinh
chắc chắn sẽ đạt được tốt hơn và góp phần phát triển tư duy nhận thức của
học sinh. Đồng thời đáp ứng được mục tiêu giáo dục mà nghị quyết TW 2 đã
đề ra.
2. Đề xuất:
- Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này rộng rãi .
- Đầu tư để tiếp tục hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm.
Ea nga,i ngày 10 tháng 4 năm 2010
Người thực hiện
Đoàn Thị Hạnh



×