Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách học sinh thông qua dạy học môn ngữ văn trong trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.47 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ………………………………………
1. Tên sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách
học sinh thông qua dạy học môn Ngữ văn trong Trường Trung học Cơ sở”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong công tác giảng dạy bộ môn
Ngữ văn ở Trường Trung học cơ sở.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
- Như chúng ta đã biết luật Giáo dục năm 2005 của nước ta đã xác định mục
tiêu giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức,
thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt
Nam Xã hội Chủ nghĩa. Tuy nhiên một thực trạng đáng lo ngại hiện nay là mặc dù
về mặt kiến thức học sinh có thể nắm chắc, hiểu sâu và rộng hơn do có đầy đủ điều
kiện và phương tiện học tập. Nhưng do hội nhập kinh tế, cơ chế thị Trường mở cửa
giúp cho kinh tế xã hội, khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống vật chất và tinh thần
của con người được nâng cao, đó là những mặt tích cực đáng khích lệ; song song đó,
nó còn làm phát sinh những vấn đề rất đáng quan tâm và lo ngại đó là bản sắc văn
hóa dân tộc có nguy cơ bị đe dọa, những nét đẹp thuần phong mĩ tục dần dần đi vào
quên lãng đối với một bộ phận không nhỏ người Việt Nam hiện đại, nhất là đối với


lứa tuổi thanh thiếu niên, lứa tuổi học sinh của chúng ta. Các em có tư tưởng lệch
lạc, kém ý thức trong các mối quan hệ tập thể, cộng đồng, quên đi những nét đẹp
văn hóa của người Việt Nam, chạy theo lối sống cá nhân, thực dụng. Đây không chỉ
là mối quan tâm, là niềm trăn trở của riêng bản thân tôi - một giáo viên dạy học môn
Ngữ văn mà còn là nỗi niềm trăn trở của nhiều bậc phụ huynh, của những người làm
công tác giáo dục, của các cấp lãnh đạo hiện nay;
- Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, với tư cách là một giáo viên giảng dạy bộ


môn Ngữ văn trong Trường Trung học Cơ sở, tôi luôn trăn trở làm thế nào để hướng
học sinh của mình vào việc học văn không chỉ để có kiến thức về văn học, có kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản mà còn là hướng đến vẻ đẹp của con người,
nhận ra giá trị của con người qua các hình ảnh, nhân vật trong tác phẩm, nhận ra giá
trị nhân văn để bản thân các em hướng tới vẻ đẹp “chân, thiện, mĩ”. Đây là lí do thôi
thúc tôi viết chuyên đề “Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách
học sinh thông qua dạy học môn Ngữ văn trong Trường Trung học Cơ sở”;
Trong chuyên đề này, bên cạnh việc giúp cho học sinh hứng thú hơn, tích cực
hơn trong học tập môn Ngữ văn còn tạo được sự phát triển toàn diện về trí tuệ, tâm
hồn, về thẩm mĩ và hiểu biết để hoàn thiện nhân cách. Cụ thể.
Ưu điểm
- Về giáo viên: Tạo sự năng động, trực quan, sáng tạo và làm cho tiết dạy
phong phú không bị đơn điệu và nhàm chán trong các khối lớp từ 6 đến 9.Thông
qua tiết dạy, giáo viên có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, rèn luyện về đạo đức,
hình thành và hoàn thiện nhân cách cho học sinh;


- Về học sinh: Ham thích, say mê trong tiết học; khả năng tiếp thu, cảm thụ
nội dung bài học được nâng cao rõ rệt. Thông qua nội dung bài học bản thân các em
rút ra được những kinh nghiệm sống quý báu, hoàn thiện nhân cách của bản thân;
Khuyết điểm: Bản thân người viết đã phát hiện ra giải pháp, nhưng đôi khi
trong quá trình giảng dạy lại chưa sử dụng một cách triệt để và đạt hiệu quả cao
nhất.
3.2. Nội dung đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của chuyên đề
Qua việc dạy học các phân môn trong bộ môn Ngữ văn kết hợp với tình hình
thực tế xã hội giúp học sinh hứng thú, say mê và tích cực hơn trong học tập, giúp các
em rút ra được những bài học quý trong cuộc sống từ đó hoàn thiện về đạo đức và
nhân cách của bản thân.
3.2.2. Nội dung chuyên đề

Thứ nhất: Tìm hiểu vai trò của môn Ngữ văn đối với việc giáo dục và hình
thành đạo đức, nhân cách, lối sống của học sinh
Maxim Gorki từng nói: “Văn học là nhân học”. Còn Jean Paul Santre thì cho
rằng: “Về nguyên tắc, nhà văn hướng tới tất cả mọi người”; “Về bản chất, văn học là
tính chủ quan của một xã hội luôn vận động”. Văn học là một nghệ thuật rất gần gũi
với con người, giúp phát triển nhân cách con người, giúp người hiểu người hơn. Văn
học xuất phát từ con người và dù nó có bay cao, bay xa, dù có thăng hoa đến đâu
cũng hướng đến con người. Nhưng hiện nay một số học sinh lại ngán ngẫm giờ học
Ngữ văn vì các em chưa nhìn ra giá trị đích thực của nó. Bất cứ ai muốn thành công


trong bất kì lĩnh vực nào của cuộc sống cũng cần đến vốn sống và vốn ngôn ngữ mà
văn chương mang lại. Vì vậy theo tôi, việc cần làm ngay là kéo văn chương trở về
với cuộc sống, để học sinh quan tâm đúng mức đến nó;
Chúng ta đã từng nghe nói rất nhiều về vai trò của văn chương đối với đời
sống tinh thần con người. Với chức năng vốn có của nó, văn chương có thể “nhân
đạo hóa con người”. Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và sự tư duy của
con người. Nó chứa đựng một nội dung phong phú, đa dạng về văn hóa, tư tưởng,
tinh thần dân tộc nên bộ môn Ngữ văn chiếm một vị trí xứng đáng trong nhà
Trường. Dạy học Ngữ văn là dạy làm người, dạy cho học sinh các kĩ năng sống,
cách giao tiếp, ứng xử, giúp học sinh hoàn thiện nhân cách con người. Vì vậy, trong
quá trình giảng dạy giáo viên cần phải kết hợp giảng văn để giáo dục đạo đức cho
học sinh. Trong bài học ta có thể giảng cái hay, cái đẹp của văn đồng thời có thể dạy
bao nhiêu cái hay, cái đẹp khác nữa ở trong đó về tư tưởng, tâm hồn, lẽ sống.
Thứ hai: Tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động dạy học Ngữ văn và giáo dục
đạo đức, lối sống, hoàn thiện nhân cách cho học sinh;
Trong quá trình học tập thì môn học nào cũng cần phải gắn liền giữa học và
hành. Các em không chỉ được học kiến thức cơ bản của bài học trên phương diện lí
thuyết mà còn phải vận dụng nó vào trong thực tế. Thực chất của việc hướng dẫn
học sinh chiếm lĩnh kiến thức về văn học và dạy học sinh làm người là hai vấn đề

phải song hành và đan xen nhau. Vì thế giáo dục của thời kì đổi mới, ngoài các môn
học như Giáo dục công dân, các hoạt động ngoại khóa nhằm “chăm sóc tinh thần”
cho học sinh, vấn đề dạy người đã được lồng ghép trong tất cả các môn học chính


khóa, đặc biệt là môn Ngữ văn. Đối với một tiết dạy Ngữ văn, ngoài việc hình thành
kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật, hay hình thành
một đơn vị kiến thức tiếng Việt, tập làm văn thì việc lồng ghép giáo dục kĩ năng giao
tiếp, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức cho học sinh rất cần được chú trọng.
Vì vậy hoạt động dạy và học Ngữ văn phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, giúp
học sinh tiếp thu cũng như có cái nhìn toàn diện về giá trị nội dung, nghệ thuật mà
tác giả gửi gắm trong tác phẩm hay tác dụng của một đơn vị kiến thức tiếng Việt, tập
làm văn. Từ đó giúpcác em rút ra bài học về giao tiếp, về đạo đức, lối sống mà vận
dụng vào thực tế của bản thân;
Thứ ba: Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, hoàn thiện nhân cách cho
học sinh qua giờ dạy ngữ văn.
Để tiến hành lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống, hoàn thiện nhân cách cho
học sinh qua giờ dạy ngữ văn đạt hiệu quả, chúng ta cần phải
- Nắm vững tâm sinh lí lứa tuổi học sinh: Đặc điểm tâm lí của học sinh Trung
học cơ sở, đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. Các em cũng thích
được khen, thích được thầy cô, bạn bè, cha mẹ biết đến những mặt tốt, những ưu
điểm, những thành tích của bản thân. Nếu trong quá trình giáo dục đạo đức chúng ta
quá nhấn mạnh về khuyết điểm của học sinh, luôn nêu cái xấu, những cái chưa tốt
trong đạo đức của các em thì sẽ đẩy các em vào tình trạng tiêu cực, chán nản, thiếu
tự tin, thiếu sức vươn lên. Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải hết
sức trân trọng những mặt tốt, những thành tích của học sinh dù chỉ là những thành
tích nhỏ, dùng những gương tốt của học sinh trong Trường và những tấm gương


người tốt việc tốt khác để giáo dục các em. Phải tôn trọng nhân cách học sinh, đồng

thời đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với học sinh. Muốn xây dựng nhân cách cho
học sinh người thầy cần phải tôn trọng nhân cách các em. Tôn trọng học sinh, thể
hiện lòng tin đối với học sinh là một yếu tố tinh thần có sức mạnh động viên học
sinh không ngừng vươn lên rèn luyện hành vi đạo đức. Khi học sinh tiến bộ về đạo
đức, chúng ta cần kịp thời có yêu cầu cao hơn để thúc đẩy các em vươn lên cao hơn
nữa. Trong công tác giáo dục đòi hỏi người thầy phải yêu thương học sinh
nhưng phải nghiêm với chúng, nếu chỉ thương mà không nghiêm học sinh sẽ lờn và
ngược lại thì các em sẽ sinh ra sợ sệt, rụt rè, không dám bộc lộ tâm tư tình cảm, do
đó người thầy không thể uốn nắn tư tưởng, xây dựng tình cảm đúng đắn cho học
sinh được. Giáo dục đạo đức phải phối hợp với tìm hiểu đặc điểm lứa tuổi học sinh
Trung học cơ sở và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh. Mà đặc điểm tâm sinh lý
của học sinh Trung học cơ sở là quá phức tạp và nhiều mâu thuẫn, do đó phải có
những hình thức, biện pháp giáo dục thích hợp. Cần phải chú ý đến cá tính, giới tính
của các em. Đối với từng em, học sinh nữ, học sinh nam, cần có những phương pháp
giáo dục thích hợp, không nên đối xử sư phạm đồng loạt với mọi học sinh. Muốn
vậy người thầy phải sâu sát học sinh, nắm chắc từng em, hiểu rõ cá tính để có những
biện pháp giáo dục phù hợp;
- Trong công tác giáo dục đạo đức, người thầy cần phải có nhân cách mẫu mực
và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các ảnh hưởng giáo dục đối với học sinh. Kết
quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong giờ học Ngữ văn ở Trường Trung học
cơ sở cũng phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù
hay đến đâu, phương pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được


những ảnh hưởng trực tiếp của nhân cách người thầy với học sinh. Lúc sinh thời Bác
Hồ đã có lời dạy chúng ta về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: “…
Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị.
Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức…Cho nên thầy giáo, cô giáo
phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. (trích các lời dạy của Bác về rèn luyện đạo
đức cách mạng, đạo đức công dân;

- Giáo viên đứng lớp trong giờ học Ngữ văn: phải lồng ghép giáo dục đạo
đức, hoàn thiện nhân cách học sinh thật khéo léo, linh hoạt, kịp thời phải uốn nắn
những biểu hiện sai trái, lệch lạc của học sinh. Muốn như vậy chúng ta cần phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phải tạo tâm lí thoải mái,
nhẹ nhàng cho học sinh trên nhiều phương diện: giọng nói nhẹ nhàng, lượng kiến
thức nhẹ nhàng, lượng câu hỏi vừa phải, học sinh có giây phút được lắng đọng trong
cảm xúc của tác phẩm, được suy nghĩ về một vấn đề mà các em muốn tự mình khám
phá… hoạt động của giờ học phải diễn ra thật tự nhiên không hề gò ép, miễn cưỡng.
Giáo viên phải làm sao khơi gợi hứng thú say mê, có nhu cầu khám phá cho học
sinh. Nói như nhà văn Tạ Duy Anh thì “ bản chất của việc học văn là khám phá
những bí mật về vẻ đẹp, khám phá những bí mật về con người, khám phá sự kì lạ
của ngôn ngữ… khi đó mỗi giờ học văn giống như một cuộc thám hiểm vào những
miền đất mới luôn hứa hẹn vô số bất ngờ, thú vị”. Người thầy phải là người hướng
các em đi đến những miền đất ấy. Giáo viên phải gây cho học sinh có tình cảm, thái
độ đúng đắn trước những con người, sự việc, vấn đề… mà tác phẩm đề cập, phản
ánh. Đó là những tình cảm, thái độ: vui -buồn, yêu - ghét, ca ngợi- phê phán. Sau đó,
bằng những khả năng sư phạm của mình, thầy chính là người lắng nghe để các em


bộc lộ những tư tưởng, tình cảm, thái độ đó, từ đó khen ngợi, biểu dương hay điều
chỉnh, uốn nắn kịp thời;
- Xác định nội dung bài học để liên hệ giáo dục kĩ năng giao tiếp, đaọ đức,
hoàn thiện nhân cách học sinh. Giáo viên cần định hướng trước: khi học phần Văn
học dân gian, các em được đến với thế giới của những con người lương thiện, trung
thực, thẳng thắn qua nhân vật Thạch Sanh, biết phê phán thói huênh hoang, kiêu
ngạo của chú ếch trong đáy giếng; thấy được sức mạnh của sự đoàn kết qua các nhân
vật Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Giúp các em bồi đấp tình yêu quê hương, đất nước,
đồng cảm chia sẻ với những vất vả của người nông dân qua những bài ca dao về tình
cảm quê hương, đất nước, con người. Hay khi học phần văn học Trung đại, học sinh
có điều kiện suy ngẫm và học tập những hành vi ứng xử lịch lãm giữa người với

người qua nhân vật Lục Vân Tiên; còn văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 các
em biết trân trọng những phẩm chất cao đẹp, chia sẻ với những vất vả và sự bế tắc
của người nông dân trước cách mạng tháng Tám qua nhân vật chị Dậu, lão Hạc,…
Khi thực hiện các tiết tiếng Việt, chúng ta sẽ giáo dục, rèn luyện kĩ năng sử dụng
ngôn ngữ ứng xử tốt trong giao tiếp, trong cuộc sống. Qua những giờ học giáo viên
không chỉ tạo ra những chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử, tạo niềm tin để các em
chia sẻ tình cảm, quan niệm, suy nghĩ từ bài học đến thực tế cuộc sống. Từ đó uốn
nắn học sinh có những kĩ năng sống, biết cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa như cách
chào, biết thưa gửi, biết lắng nghe ý kiến của người khác, biết nhận ra cái hay, cái
đẹp trong cuộc sống qua nội dung bài học;


- Tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, hoàn thiện nhân cách cho học sinh trong
giờ học Ngữ văn.
Bước 1: Chuẩn bị tiết dạy
Đây là khâu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, quyết định hiệu quả của cả
một quá trình dạy học. Để thực hiện tốt khâu này đòi hỏi nguời giáo viên khi soạn
giáo án phải có sự đầu tư, nghiên cứu kĩ chương trình bộ môn, nội dung bài dạy, tiết
dạy đề có thể xem xét, lựa chọn những nội dung, những phần, những ý nào trong bài
học cần tích hợp giáo dục học sinh, nội dung giáo dục là gì và bằng hình thức nào.
Đây là bước cực kì quan trọng, nó sẽ quyết định sự thành công về mặt giáo dục của
tiết học.
Bước 2: Thực hiện trên lớp
Đây là khâu quyết định hiệu quả cho cả một quá trình chuẩn bị công phu của
người giáo viên. Nó đòi hỏi người giáo viên phải có sự thành thạo và chu đáo khi lên
lớp. Có thể tích hợp giáo dục bằng nhiều hình thức như qua lời bình giảng của giáo
viên, qua vấn đáp để học sinh tự trả lời, tự bộc lộ, nhận xét, đánh giá và rút ra bài
học cho bản thân; qua việc giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh, đoạn phóng
sự,... có liên quan đến nội dung bài vừa học để các em nhận xét rút ra bài học cho
bản thân trong cuộc sống; hay qua các câu hỏi trình bày nhận xét, cảm nhận về một

nhân vật, chi tiết trong tác phẩm văn học; những bải văn nghị luận văn học, nghị
luận xã hội hoặc tổ chức thảo luận nhóm, trò chơi nhóm nhỏ để học sinh vừa rút ra
kiến thức vừa thấy được sức mạnh, hiệu quả của sự chung sức, đoàn kết trong học
tập. Tất cả ngững hình thức này chúng ta có thể tiến hành linh hoạt tùy thuộc vào nội


dung tiết dạy, đặc thù của phân môn cũng như trình độ kiến thức và khả năng tiếp
nhận của từng khối, lớp học sinh sao cho vừa phù hợp vừa đạt hiệu quả cao nhất,
vừa làm cho giờ học Ngữ văn trở nên thu hút học sinh, không khí lớp học trở nên sôi
nổi mà qua tiết học ngoài kiến thức bộ môn các em còn rút ra được những bài học bổ
ích về cách ứng xử, cách giao tiếp và cách sống tốt;
Ví dụ trong chương trình Ngữ văn lớp 6, khi dạy phần văn học dân gian, ở văn
bản “Thạch Sanh”, sau khi phân tích chúng ta có thể có thể hỏi các em: Qua văn bản
em có nhận xét về nhân vật Thạch Sanh/ nhân vật Lí Thông? Hay “Qua văn bản này
em rút ra được bài học gì cho bản thân?”. Sau khi học sinh trình bày ý kiến, giáo
viên có thể bổ sung, nhấn mạnh nội dung giáo dục. Hay ở văn bản “Ếch ngồi đáy
giếng” ta có thể hỏi các em “Em có nhận xét gì về nhân vật con Ếch?”. Sau đó
chúng ta có thể liên hệ đến những việc làm trong cuộc sống hiện nay mà các em có
thể mắc phải và hậu quả của nó để giáo dục học sinh cần phải biết quan sát, học hỏi
và sống khiêm nhường với mọi người xung quanh;
Hoặc ở chương trình Ngữ văn lớp 7 về văn bản "Ca Huế trên sông Hương",
đối với một học sinh quê ở tỉnh Bến Tre thì ca Huế là một hoạt động hoàn toàn xa lạ
đối với các em. Vậy nếu các em không biết về ca Huế thì dù giáo viên giảng bài có
hay cách mấy học sinh cũng không hiểu biết, giáo viên có giảng bình sâu sắc cách
mấy thì học sinh cũng khó mà cảm nhận được cái hay, cái đẹp của hình thức nghệ
thuật văn hóa truyền thống này. Vậy làm thế nào để các em có thể hiểu rõ, hiểu sâu
và có thể cảm nhận được vẻ đẹp của ca Huế ? Ngoài nội dung văn bản giáo viên cần
chiếu cho học sinh xem một đoạn biểu diễn ca Huế để học sinh thấy được sự khác



biệt về hình thức biểu diễn, trang phục, phương tiện biểu diễn của các ca công từ đó
các em mới cảm nhận được sự đặc sắc khác biệt của ca Huế với bất kì một loại hình
nghệ thuật nào. Từ đó bồi dưỡng cho các em tình cảm yêu mến và tự hào loại hình
nghệ thuật đặc sắc của dân tộc. Hoặc ở phần tập làm văn nghị luận chúng ta có thể
nêu ra yêu cầu bài viết nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi Trường. Qua bài viết các
em sẽ rút ra được ý thức bảo vệ môi Trường trong cuộc sống của mình;
Còn ở chương trình Ngữ văn lớp 8, sau khi phân tích xong văn bản “lão Hạc”,
chúng ta có thể cho các em luyện tập viết đoạn văn 4 đến 5 câu nên nhận xét, cảm
nghĩ của em về nhân vật lão Hạc qua hình thức trò chơi tiếp sức; mỗi tổ cử một bạn
lên bảng viết 1 câu, tổ tiếp theo cử bạn viết câu tiếp theo và cứ thế hoàn thành nội
dung đoạn văn trong thời gian quy định. Sau đó giáo viên nhận xét, nhấn mạnh nội
dung giáo dục về nhân cách học sinh thông qua nhân vật lão Hạc; đồng thời qua đó
học sinh cũng cảm thấy vui vẻ, thoải mái sau tiết học và thấy được sức mạnh của sự
đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. Hoặc khi thực hiện văn bản nhật dụng
“Thông tin về ngày trái đất năm 2000”, trước khi phân tích tác hại của việc sử dụng
bao bì ni lông giáo viên có thể cho học sinh quan sát hình ảnh của việc sử dụng bao
bì ni lông để các em tự nhận thấy rằng bao bì ni lông được sử dụng phổ biến, thường
xuyên trong gia đình. Và sau khi phân tích tác hại của việc sử dụng ấy từ trong văn
bản, bản thân của các em sẽ tự nhận thức à mình phải hạn chế, thay đổi thói quen sử
dụng bao bì ni lông để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi Trường sống của bản thân mình
và mọi người. Hoặc khi dạy tiết “Hội thoại”, sau khi hướng dẫn các em tìm hiểu
kiến thức về vai xã hội trong hội thoại chúng ta có thể cho các em tiếp xúc một đoạn


văn hay văn bản đối thoại mà người vai dưới vi phạm về cách ứng xử với người vai
trên để học sinh nhận xét và rút ra bài học về giao tiếp trong cuộc sống;
Trên đây là một vài ví dụ điển hình, trong thực tế thì đối với các tiết Ngữ văn
trong chương trình Ngữ văn ở Trường Trung học cơ sở, mỗi tiết học điều có thể
giúp các em rút được những bài học bổ ích về cuộc sống. Nếu giáo viên có đầu tư và
thực hiện tốt thì chúng ta sẽ thực hiện được nhiệm vụ dạy chữ, dạy người của mình,

góp phần làm cho giờ dạy học Ngữ văn trở nên hứng thú và hấp dẫn đối với học
sinh, không khí lớp học trở nên sôi nổi, học sinh học tập tích cực hơn. Điều đó
không chỉ làm cho chất lượng dạy học môn Ngữ văn trong nhà Trường được nâng
cao mà tình hình đạo đức học sinh cũng được cải thiện đáng kể, hướng các em tới vẻ
đẹp chân, thiện, mĩ....
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Với nội dung của đề tài bản thân thấy rằng giải pháp sẽ là một tài liệu tham
khảo và ứng dụng được cho tất cả những người làm công tác giảng dạy Ngữ văn
trong nhà Trường để giúp cho công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức, kĩ năng sống
cho học sinh qua môn Ngữ văn đạt hiệu quả hơn.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
Trong thời gian qua, bản thân đã áp dụng giải pháp trong công tác giảng dạy
tại đơn vị công tác, kết quả sau khi thực hiện và khảo sát qua thực tiễn như sau
- Qua áp dụng và khảo sát lớp mà bản thân tôi vừa hướng dẫn bộ môn Ngữ
văn vừa làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy nề nếp, ngôn phong, tác phong và


hành vi ứng xử của các em có nhiều tiến bộ tích cực. Bản thân các em biết tôn trọng,
vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô và người lớn tuổi; biết hòa nhã, đoàn kết, yêu
thương, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và trong cuộc sống; có tinh thần tập thể, sống
vì mọi người, tôn trọng kỉ luật, không vi phạm nội quy nhà Trường. Vì thế chất
lượng hạnh kiểm cuả học sinh cũng từng bước được nâng lên. Cụ thể như sau

Năm học

Chất lượng hạnh kiểm
Tốt

Khá


Trung bình

2016 - 2017

82.4%

17.6%

0

2017 - 2018

90.9%

9.1%

0

- Bên cạnh đó kết quả học tập của học sinh từ khi bản thân áp dụng biện pháp
này từng bước được nâng lên, học kì sau cao hơn học kì trước. Có trên 90% học sinh
phát huy tích cực chủ động của mình trong tiết học, các em hứng thú, say mê hơn
trong giờ học nhờ vậy mà không khí lớp học cũng sôi nổi tích cực hơn;
- Đa số các em ham thích tiết học, phát huy tính đoàn kết gián tiếp gây hứng
thú trong việc học tập các môn học khác. Đặc biệt, các em thể hiện tốt tính chủ
động, sáng tạo, khắc phục những hạn chế về khả năng tư duy, sáng tạo, phát huy
được sự cảm nhận và cảm thụ của của bản thân. Học sinh đa sốcó sự tiếp thu về mục
đích ý nghĩa của tiết học, hứng thú tham gia tiết học;
- Đặc biệt, một số học sinh cá biệt, ít tập trung trong giờ học, có khả năng viết
yếu kém, khắc phục được hạn chế bản thân đã tập trung hơn trong giờ học, tiếp thu

kiến thức tốt hơn. Nhờ vậy mà kết quả học tập của các em ngày một nâng cao, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn trong nhà Trường.




×