Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Quy trình dự báo tài chính theo phương pháp tỉ lệ phần trăm trên doanh thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.19 KB, 13 trang )

QUY TRÌNH DỰ BÁO TÀI CHÍNH THEO PHƯƠNG PHÁP
TỈ LỆ PHẦN TRĂM TRÊN DOANH THU
Quy trình dự báo tài chính theo phương pháp tỉ lệ phần trăm trên doanh thu được thực hiện qua
sáu bước:

Bước 1: Xác định tỉ lệ tăng trưởng doanh thu
Để xác định tỉ lệ tăng trưởng doanh thu cho các kì tới, chúng ta căn cứ chủ yếu vào tỉ lệ tăng
trưởng doanh thu trong các kì trước, cùng với việc phân tích môi trường kinh doanh và chiến
lược kinh doanh của DN.
Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh là điểm xuất phát quan trọng của việc đánh giá
hoạt động kinh doanh và dự báo tài chính cho DN. Phân tích môi trường và chiến lược kinh
doanh là phân tích về ngành nghề kinh doanh và phân tích chiến lược cạnh tranh của DN đặt
trong bối cảnh của nền kinh tế.
Hình 10.3 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ tăng trường doanh thu cũng như khả năng sinh
lời bình quân của một ngành bao gồm:


Mức độ cạnh tranh giữa các DN hiện tại
Mối đe dọa từ việc tham gia vào thị trường của các DN mới
Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế
Khả năng thương lượng của các DN ngành với những khách hàng và nhà cung cấp
Trong các yếu tố này, việc xem xét tốc độ tăng trưởng của ngành và tốc độ tăng trưởng bình
quân của DN trong quá khứ là các yếu tố mang tính quyết định tới việc dự báo tốc độ tăng
trưởng doanh thu của DN trong những kì tới.


Bảng 10.1 minh họa báo cáo kết quả kinh doanh của công ty X giai đoạn 2009- 2012. Trên cơ sở
báo cáo này, nhà phân tích xác định tỉ lệ tăng trưởng doanh thu của công ty X bảng 10.2. căn cứ
vào tỉ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân giai đoạn này của công ty X (24,27%), tỉ lệ tăng
trưởng doanh thu năm gần nhất (31,25%) và xem xét các điều kiện biến động trên thị trường,
nhà phân tích sẽ dự báo tỉ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2013 cho công ty, giả sử 28% . Như


vậy, dự báo doanh thu năm 2013, đạt mức 21.000x128% = 26.8880 triệu đồng.

Bước 2: Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu


Do việc dự báo chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được thực hiện theo tỉ lệ phần trăm so với doanh
thu nên nhà phân tích cần xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu và dự báo tỉ lệ phần trăm
trên doanh thu của các chỉ tiêu đó. Đối với các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, giá vốn
hàng bán và chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp là các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu với
việc quyết định tới tỉ suất lợi nhuận gộp và tỉ suất lợi nhuận thuần của DN.
Đối với bảng cân đối kế toán, có thể nhận thấy hầu hết các hạng mục tài sản ngắn hạng và nợ
ngắn hạng là các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu.
Điển hình là phải thu khách hàng, hàng tồn kho, và phải trả người bán do các tỉ lệ phần trăm trên
doanh thu của các khoản mục này thể hiện kì thu tiền bán hàng, thời gian lưu hàng và kì trả tiền
mua hàng của DN. Ngoài ra các khoản mục tiền, phải trả người lao động hay chi phí phải trả
cũng có thể dự đoán theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu do các khoản mục này cũng phụ thuộc
vào mức độ hoạt động của DN.
Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh _ bảng 10.1 và bảng cân đối kế toán_bảng 10.3 chúng ta
xác định các tỉ lệ phần trăm trên doanh thu của các chỉ tiêu này _bảng 10.4. có một số khoản
mục có quy mô quá nhỏ, không ảnh hưởng trọng yếu tới các báo cáo tài chính, chúng ta có thể
dự báo theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu hoặc bất kì một cách thức thuận tiện nào khác đều
được. đối với công ty X, các khoản mục tài sản ngắn hạng khác và phải trả người lao động
chiếm tỉ trọng không đáng kể trên tổng tài sản, tổng nguồn vốn của DN nên không cần thiết phải
dự báo theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu.



Căn cứ vào các tỉ lệ phần trăm trên doanh thu hiện tại, kết hợp với việc xem xét chiến lược kinh
doanh, xu hướng giá cả các yếu tố đầu vào, nhà phân tích dự báo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu
của các chỉ tiêu đó cho kì tới. với công ty X, chúng ta có thể dự báo năm 2013 tỉ lệ giá vốn hàng

bán/doanh thu là 86% do tỉ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu của công ty khá ổn định qua các
năm, và ở mức xấp xỉ 86%.
Tỉ lệ chi phí bán hàng và quản lí DN/doanh thu nên dự báo ở mức 11% do chỉ tiêu này có xu
hướng biến động tăng qua các năm và đang tiệm cận tới mức 11%.
Tỉ lệ tiền/doanh thu nên được dự báo ở mức 3% do chỉ tiêu này đang có xu hướng biến động
giảm qua các năm, mặc dù năm 2012 đạt 2.10% nhưng các năm trước khá cao(trên 4%).
Tỉ lệ phải thu khách hàng/ doanh thu nên dự báo ở mức 14% do chỉ tiêu này đang có xu hướng
tăng dần tới mức 14%.
Tỉ lệ hàng tồn kho /doanh thu có thể dự báo ở mức 12% do chỉ tiêu này đang dao động xoay
quanh mức 12%.
Tỉ tiêu phải trả người bán trên doanh thu nên dự báo ở mức 16% do chỉ tiêu này xu hướng biến
động tăng và dạng tiệm cận với mức 16%.


Bên cạnh các chỉ tiêu được dự báo theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu, có một số khoản mục
trọng yếu mà nếu dự báo theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu thì kết quả dự báo có thể không
chính xác, chúng ta cần tìm hiểu các kế hoạch chi tiết để dự báo cho chỉ tiêu tài sản cố định trên
bảng cân đối kế toán. Giá trị tài sản cố định đầu tư mới có thể xác định theo tỉ lệ phần trăm trên
doanh thu căn cứ từ số liệu trong thuyết minh báo cáo tài chính của DN. Các khoản vay ngắn
hạng và nợ dài hạn đến hạn trả cần căn cứ từ thông tin chi tiết về các khoản vay và nhu cầu vốn
bổ sung sẽ xác định ở bước 4.
Bước 3: Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh
Trên cơ sở doanh thu dự báo và các tỉ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu, tỉ lệ chi phí bán hàng
và quản lí DN trên doanh thu dự báo(bước 2), chúng ta lập báo cáo kết quả kinh doanh dự báo
(bảng 10.5)


Bước 4 – Dự báo bảng cân đối kế toán và xác định nhu cầu vốn bổ sung.
Trên cơ sở doanh thu dự báo và các tỉ lệ tiền trên doanh thu(bước 1), tỉ lệ phải thu khách hàng
trên bảng doanh thu, tỉ lệ hàng tồn kho trên doanh thu, tỉ lệ phải trả người bán trên doanh thu dự

báo (bước 2), chúng ta lập bảng cân đối kế toán dự báo( bảng 10.6). ngoài ra, chúng ta cần có
thông tin về kế hoạch đầu tư tài sản cố định của DN và chi tiết các khoản nợ vay hiện có.
Ví dụ, công ty X dự định đầu tư 60 triệu đồng cho các tài sản cố định trong năm 2013. Chi phí
khấu hao tài sản cố định dự kiến 2013 là 50 triệu đồng, trong tổng số vốn vay dài hạn có 80 triệu
đồng đến hạn trả trong năm 2014. Công ty dự kiến chỉ trả cổ tức với tỉ lệ 50% lợi nhuận sau
thuế.



Trường hợp tính ta tổng tài sản dự báo thấp hơn so với tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, nghĩa
là DN dư thừa vốn. toàn bộ số vốn dư thừa sẽ làm tăng số dư tiền của DN.
Bước 5: Điều chỉnh dự báo
Trên góc độ nội bộ DN, trong trường hợp tính ra nhu cầu vốn bổ sung quá lớn và DN không
muốn hoặc không thể huy động được nhiều vốn bổ sung, DN cần điều chỉnh các chỉ tiêu dự báo
bằng cách thay đổi các chính sách quản lí, sử dụng vốn.Trong trường hợp công ty X minh họa ở
trên, nhu cầu vốn bổ sung (1.037 triệu đồng) quá lớn so với mức vốn bổ sung của các kì trước
(50 triệu đồng), do đó để giảm nhu cầu vốn bổ sung, DN có thể đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ (tỉ


lệ nợ phải thu khách hàng trên doanh thu giảm), rút ngắn thời gian lưu kho hàng hóa(tỉ lệ hàng
tồn kho trên doanh thu giảm) hoặc kéo dài thời gian nợ người bán. Với công ty X, chúng ta có
thể điều chỉnh các chỉ tiêu dự báo: tỉ lệ nợ phải thu khách hàng trên doanh thu là 13%, tỉ lệ hàng
tồn kho trên doanh thu là 11%., tỉ lệ nợ phải trả cho người bán trên doanh thu là 17 %. Tuy
nhiên, khi thực hiện các vấn đề này có thể sẽ ảnh hưởng tới doanh thu nên cần điều chỉnh tỉ lệ
tăng chỉnh tỉ lệ tăng trưởng doanh thu là 26%. Như vậy, mức doanh thu điều chỉnh của công ty
X năm 2013 là 21.000x126% = 26.460 tr đồng. báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế
toán điều chỉnh cho công ty X ở bảng 10.7 va bảng 10.8.


Bước 6: Dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bước cuối cùng trong quy trình dự báo tài chính.Căn cứ
vào bảng cân đối kế toán cuối kì trước _bảng 10.3, bảng cân đối kế toán điều chỉnh dự báo_bảng


10.8 và báo cáo kết quả kinh doanh điều chỉnh dự báo _ bảng 10.7, chúng ta sẽ lập báo cáo lưu
chuyển tiền tệ dự báo theo phương pháp gián tiếp_ bảng 10.9.



×