Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tổng hợp các biện pháp nâng cao chất lượng GD thi giáo viên dạy giỏi môn địa lý theo TT 22 (mới)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.77 KB, 26 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỲNH LƯU
TRƯỜNG THCS AN HOÀ

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
(Phục vụ kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)

Họ tên: HOÀNG THỊ TÌNH
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS An Hoà
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Địa lí

QUỲNH LƯU – NĂM 2020


PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS AN HOÀ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

An Hoà, ngày 07 tháng 02 năm 2020
BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
(Phục vụ kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)
Họ tên: Hoàng Thị Tình.
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS An Hoà.
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Địa lí


SBD: ………...
1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ giảng dạy được phân công trong năm học 2019 - 2020:
Dạy địa lí khối 6,7, chủ nhiệm lớp 6
- Thành tích đã được trong thời gian qua (chỉ nêu thành tích đã được được trong
hoạt động chuyên môn): Đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2019-2020
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy
2.1. Tên biện pháp:
BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO HS LỚP 6 KHI HỌC MÔN ĐỊA LÍ
2.2. Nội dung biện pháp:
A - Thực trạng trước khi tiến hành áp dụng biện pháp:
1.Thuận lợi:
- Trong trường có hai giáo viên địa lí đủ dạy 15 lớp nên giáo viên không phải dạy
chéo môn. Vì vậy, việc soạn bài ở nhà và dạy trên lớp được thuận lợi do dạy đúng
chuyên môn. Nội dung và phương pháp truyền tải kiến thức khoa học, theo
đúng yêu cầu bộ môn.
- Một số kiến thức của địa lí 6 các em đã được học qua trong môn Tự nhiên - xã hội
lớp 5 hoặc nhìn thấy ngoài thực tế nên khi tiếp xúc với môn học các em đỡ bỡ ngỡ
và dễ gây hứng thú cho cho sinh nếu GV biết cách vận dụng, lồng ghép vào bài học.
2. Khó khăn:
- Địa lí là một môn học khó, khô khan, nhiều kiến thức trừu tượng, khó hiểu nên dễ
gây chán cho HS khi tham gia học bộ môn này.
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, thiếu các thiết bị dạy học hiện đại,
nên phần lớn GV phải dạy chay với thiết bị dạy học truyền thống, không hấp dẫn và
lôi cuốn học sinh.
- Do xem địa lí là một môn học phụ lại chưa quen với phương pháp học mới ở cấp 2
nên các tiết học Địa lí đầu năm phần lớn học sinh lớp 6 học một cách thụ động,
không tích cực...
B - Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:

2


1. Tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh, giúp học sinh có niềm đam mề
trong học tập.
Muốn nâng cao hứng thú học tập, trước hết phải hình thành, giáo dục động
cơ, nhu cầu học tập đúng đắn, giúp HS thấy được vai trò, vị trí của môn Địa lí trong
chương trình học và học Địa lý thú vị như thế nào? Nội dung này GV phải làm rõ
ngay trong tiết học đầu tiên của năm học.
2. Tạo hứng thú cho học sinh trong từng khâu trên lớp.
Thứ nhất là ở phần mở bài:
Phần mở bài tuy đơn giản nhưng nó cũng rất quan trọng. Mở bài hấp dẫn bằng
nhiều cách khác nhau sẽ khơi gợi sự tò mò, ham học hỏi của HS, tránh sự nhàm
chán.
Ví dụ:
- Mở bài bằng cách tạo biểu tượng về một số sự vật, hiện tượng trong nội dung bài
học.
- Mở bài bằng cách sử dụng phương pháp động não.
- Mở bài bằng cách đặt câu hỏi từ chính nội dung của bài:
Tiếp theo là trong nội dung của bài học:
Đây là phần quan trọng, chiếm phần lớn thời gian và kiến thức, kĩ năng, năng lực
cần đạt của của học sinh.Vì vậy, chúng ta cần lựa chọn nội dung và phương pháp
dạy học phù hợp nhất để vừa đảm bảo đủ thời gian cũng như mục tiêu bài học đề ra.
VD về một số biện pháp có tác động tích cực đến thái độ và kết quả học tập của HS
- Phương pháp sử dụng thiết bị phù hợp..
Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, thiếu thiết bị dạy học
hiện đại nên có những bài học chúng tôi phải sử dụng thiết bị dạy học thô sơ, tự làm.
Ví dụ khi dạy mục (2) của Bài 1: Vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất trong
hệ Mặt Trời", để HS dễ hình dung ra hệ thống kinh tuyến được vẽ trên Qủa Địa Cầu,
GV có thể cho học sinh xem mô hình một quả cam đã được bóc vỏ và thuyết trình:

"Nếu quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất thì quả cam ta xem như mô hình
thu nhỏ của quả Địa Cầu, các đường kinh tuyến được vẽ trên quả Địa Cầu cũng
giống như các khe rãnh từng múi cam của quả cam". Hoặc đối với mục (2) Bài 7:
"Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả", do nhà trường không
có mô hình "sự chuyển động của trái Đất quanh Mặt Trời "nên GV có thể dùng quả
bóng và đèn pin để mô tả hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất.
GV đặt quả bóng trước đèn pin được bật sáng và đặt câu hỏi: Quan sát vật và cho
biết hiện tượng gì xẩy ra khi ta để quả bóng trước ngọn đèn (vào ban đêm)? (nửa
quả bóng đối diện đèn pin được chiếu sáng, nửa sau là tối). Từ đó, GV cho học sinh
thấy: "cũng như Trái Đất và Mặt Trời, Trái Đất có dạng hình cầu, Mặt Trời chỉ
chiếu sáng một nửa, nửa được chiếu sáng là ngày, nửa khuất trong bóng tối là
đêm......"
Sau đó GV yêu cầu HS về nhà thực hành lại bằng đồ dùng HS tự làm
- Phương pháp hoạt động nhóm và phát triển khả năng tự đánh giá của HS.
Ở tiết 6. "Thực hành - Hướng dẫn HS đọc bản đồ"
Bước 1: GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam lên bảng, giới thiệu bản đồ
Bước 2: Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi do
GV đưa ra có liên quan đến kĩ năng đọc bản đồ.
3


Bước 3: Sau khi các nhóm trả lời xong câu hỏi thảo luận theo thời gian quy định,
GV đưa đáp án cho học sinh xem, yêu cầu các nhóm đối chiếu kết quả của nhóm
mình và tự chấm điểm cho nhóm.
Bước 4: Giáo viên yêu cầu đại diện một học sinh so sánh và nhận xét kết quả của
các nhóm.
- Phương pháp vận dụng kiến thức văn học trong địa lí.
Ví dụ khi dạy " Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa". Để khắc sâu kiến
thức mục (1) "Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ trên Trái Đất",
GV sử dụng câu ca dao "đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa

cuời đã tối"
GV yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích, sau khi HS giải thích
xong, GV nhận xét, củng cố lại và gải thích thêm (nếu cần). Hoặc trong " Bài
18.Thời tiết, khí hậu và nhiệt đội không khí", ở mục (1), để thấy được thời tiết luôn
thay đổi, sau khi HS theo dõi các hiện tượng khí tượng thực tế trong ngày và nêu
được khái niệm thời tiết, GV đọc đoạn thơ: "Mưa nắng thất thường" của tác giả
Diệu Nguyên
Trời lạ quá! Chợt mưa rồi chợt nắng.
Gió đang vui bỗng chút lại thét gào
Mấy hôm liền thời tiết cứ làm sao
Lá trên cây chưa kịp khô lại ướt .
H. Qua đoạn thơ trên và quát sát thực tế ngoài trời trong ngày, em thấy thời tiết như
luôn như thế nào? (thời tiết luôn thay đổi)
H.Vì sao thời tiết luôn thay đổi? (Do sự di chuyển của các khối khí...)
C. Đánh giá cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Việc thực hiện các phương pháp dạy học nói trên vào môn Địa lí 6 nói chung
là thuận lợi, vì: phù hợp với tính chất bộ môn, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất
của nhà trường và mọi đối tượng học sinh.
2.3. Kết quả, hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng công tác giảng
dạy ở cơ sở:
- Trước khi thực hiện phương pháp, hơn một nửa HS không hứng thú với môn học,
học tập một cách thụ động, ít học bài cũ và làm bài tập, kết quả học tập không cao.
- Sau áp dụng các phương pháp trên thì ở năm học sau học sinh học tập tích cực, chủ
động và có kết quả cao hơn.
3. Kế hoạch cải tiến, phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng công tác , làm
(Nếu có)
GIÁO VIÊN DỰ THI
Hoàng Thị Tình
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG


Hồ Xuân Hội
4


PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS Hồ Xuân Hương

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh Lưu., ngày

tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
(Phục vụ kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)
Họ tên: Lê Thị Huệ
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Hồ Xuân Hương
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Địa lí
SBD: ………...
1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ giảng dạy được phân công trong năm học 2019-2020:
+ Giảng dạy môn Địa lí khối lớp 6,7,8,9
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 8, lớp 9 tại trường
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi đội tuyển Phòng
- Thành tích đã được trong thời gian qua (chỉ nêu thành tích đã được được trong
hoạt động chuyên môn) :

+ Chu kì 2017-2019
Đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường , đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, đạt
chiến sỹ thi đua cấp cơ sở năm học.
+ Trong năm học 2019- 2020:
Đạt giáo viên giỏi trường
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: 4 em được vào đội sơ tuyển học sinh
giỏi môn Địa lí, 8 em đạt học sinh giỏi cấp huyện
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy
2.1. Tên biện pháp: Sử dụng hình thức dạy học tích hợp và hoạt động ngoại khóa
để giáo dục học sinh ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu qua chuyên đề
vùng Bắc Trung Bộ- Địa lí 9.
2.2. Nội dung biện pháp:
- Thực trạng trước khi tiến hành áp dụng biện pháp
+ Chúng ta đang ở trong một thời khắc quan trọng của lịch sử Trái Đất khi mà
biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến thiên nhiên và cuộc sống con
người. Tất cả chúng ta đều là một phần của vấn đề, vậy hãy cùng nhau là một
phần của giải pháp” (Ban Ki- Moon, Tổng thư ký Liên hợp quốc). Ngay lúc này,
mỗi công dân cần có cơ hội để tìm hiểu về biến đổi khí hậu, không chỉ đương đầu
5


với thử thách hiện tại mà còn phải đối mặt với những lựa chọn trong tương lai,
nhờ thế, tất cả chúng ta có thể có một cuộc sống bền vững hơn.
- Đối với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nước ta, là vùng có nhiều thiên tai, các loại
hình thiên tai phức tạp và thường xuyên đe dọa đến sản xuất, đời sống nhân dân
- Từ thực tế trên nên trong hoạt động chuyên môn của Sở giáo dục đào tạo Nghệ
An năm học 2019-2020 đã tổ chức đưa chương trình “ứng phó với thiên tai và
biến đổi khí hậu” vào giảng dạy và học tập trong chương trình nhà trường dưới
dạng hình thức tích hợp vào bài học đối với môm Địa lí ở tất cả các khối lớp

THCS.
- Xuất phát từ thực trạng trên và từ thực tiễn công tác giảng dạy nên tôi lựa chọn
biện pháp “ sử dụng hình thức dạy học tích hợp và hoạt động ngoại khóa để giáo
dục học sinh ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu qua chuyên đề vùng Bắc
Trung Bộ- Địa lí 9” đối với học sinh của trường tôi đang giảng dạy, nhằm làm
cho các em nắm bắt được kiến thức bài học đồng thời nâng cao nhận thức và
trang bị cho các em những kiến thức và kĩ năng cơ bản và biết phòng, ứng phó
với thiên tai và biến đổi khí hậu tại nơi các em đang sinh sống và học tập, qua đó
làm cho các em thêm yêu quê hương đất nước, trân trọng cuộc sống đối với bản
thân và cộng đồng xung quanh, các em có ý thức và thực hiện các hành động
thực tiễn trong bảo vệ môi trường... làm được những điều này có nghĩa là các em
đang góp một phần nhỏ để chung tay làm giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực của thiên
tai và biến đổi khí hậu gây ra tại địa phương các em đang sinh sống và trên Trái
Đất.
- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
+ Phương thức thực hiện
Phương thức bộ phận: được thực hiện tích hợp một phần kiến thức của bài học
vùng Bắc Trung Bộ-Địa lí 9 có nội dung về giáo dục ứng phó với thiên tai và
biến đổi khí hậu.
Phương thức hoạt động ngoại khóa
+ Các hình thức tổ chức thực hiện.
* Hình thức thứ nhất : Dạy học tích hợp theo bài học: Tiết 28-Bài 23: Vùng
Bắc Trung Bộ-Địa lí 9
- Phần khởi động
- Phần hình thành kiến thức: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên- khó
khăn
- Phần luyện tập- vận dụng
- Phần Tìm tòi- mở rộng
Thông qua kiến thức bài học, tranh- ảnh, thơ, lời bài hát và liên hệ với thực tế
của vùng Bắc Trung Bộ- nơi các em đang sinh sống và học tập để giáo viên tích

hợp nội dung về giáo dục ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu
6


- Nội dung tích hợp:
+ Thiên tai thường xuyên xảy ra, gây nhiều khó khăn và hậu quả đối với sản
xuất và đời sống nhân dân.
+ Cần có các biện pháp thích hợp để phòng và ứng phó với thiên tai và biến đổi
khí hậu.
* Hình thức thứ hai : Hoạt động ngoại khóa : ‘‘Vui cùng Địa lí ’’
Tổ chức 3 đội chơi : Mỗi đội có 4 em học sinh
Phần 1 : Khởi động : Trả lời nhanh 10 câu hỏi
Phần 2 : Vượt chướng ngại vật : Giải ô chữ và tìm từ khóa của ô chữ
Có 8 câu hỏi và kết quả của các câu hỏi có nội dung liên quan đến thực trạng và
hậu quả của thiên tai và biến đổi khí hậu của vùng Bắc Trung Bộ và miền Trung
để tìm ra từ khóa ô chữ là ‘‘thiên tai’’.
Phần 3 : Tăng tốc: Thi dán tranh: Cho các bức tranh có nội dung về hậu quả của
thiên tai và biến đổi khí hậu và các bức tranh có nội dung là biện pháp phòng và
ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu
Yêu cầu học sinh phân ra 2 loại và dán vào 2 nội dung khác nhau riêng biệt.
Phần 4 : Về đích : Thuyết trình về nội dung thực trạng và giải pháp của thiên tai
và biến đổi khí hậu ở địa phương em đang sinh sống và học tập.
Trong quá trình tổ chức kết hợp các tiết mục văn nghệ và câu hỏi dành cho
khán giả
- Đánh giá cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
+ Sử dụng cách thức tiến trình thực hiện là hình thức dạy học tích hợp bộ phận:
được thực hiện một phần kiến thức của bài học vùng Bắc Trung Bộ-Địa lí 9 có
nội dung về giáo dục ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu là cách thức trực
tiếp phù hợp với với bài dạy và liên hệ với thực tế ở địa phương nơi các em đang
sinh sống và học tập.

+ Cánh thức tiến trình thực hiện hoạt động ngoại khóa là cách thức “học mà chơi,
chơi mà học” học nhưng không hề căng thẳng. Vận dụng bài học đi đôi với liên
hệ thực tế, qua đó không những giáo dục cho các em về lĩnh vực kiến thức mà
còn giáo dục các em về các kĩ năng sống vận dụng vào thực tế cuộc sống, đây
cũng là hình thức dạy học phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
3. Kết quả, hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng công tác giảng
dạy ở cơ sở:
+ Sau khi tiến hành thực hiện biện pháp Sử dụng hình thức dạy học tích hợp để
giáo dục học sinh ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu qua chuyên đề vùng
Bắc Trung Bộ- Địa lí 9, qua việc tích hợp, lồng ghép vào bài dạy tôi thấy học
sinh hào hứng trong học tập, không khí học tập trong giờ học diễn ra sôi nổi, học
sinh phấn khởi tiếp thu và nắm bài học sâu sắc hơn, thực tế hơn, đặc biệt giáo dục
7


được học sinh ý thức yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm
hơn trong bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ở địa phương các em đang
sinh sống và học tập.
+ Biện pháp giáo dục học sinh ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu qua hình thức
tổ chức hoạt động ngoại khóa là con đường giúp học sinh gắn tri thức với hành
động trong thực tiễn, trang bị cho các em kiến thức thực tế về cuộc sống, rèn
luyện kĩ năng sống thực tế cho các em đồng thời làm cho các em thêm yêu thiên
nhiên sống hòa đồng với thiên nhiên, trân trọng thiên nhiên và thêm yêu cuộc
sống xung quanh, các em thấy được trách nhiệm của bản thân đối với thiên nhiên
và cuộc sống xung quanh
3. Kế hoạch áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy trong
thời gian tới
- Tiếp tục thực hiện biện pháp “Sử dụng hình thức dạy học tích hợp và hoạt động
ngoại khóa để giáo dục học sinh ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu qua
chuyên đề vùng Bắc Trung Bộ- Địa lí 9.” qua các năm học tiếp theo có thể bằng

các hoạt động khác đa dạng hơn.
- Thực hiện biện pháp sử dụng hình thức dạy học tích hợp để giáo dục học sinh
ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu không những qua bài vùng Bắc Trung
Bộ mà còn qua nhiều bài ở khối lớp 9 và các khối lớp học khác.
- Biện pháp “Sử dụng hình thức dạy học tích hợp và hoạt động ngoại khóa để
giáo dục học sinh ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu qua chuyên đề vùng
Bắc Trung Bộ- Địa lí 9.” Đã được áp dụng vào thực tế tại trường THCS Hồ Xuân
Hương đạt hiệu quả, do đó nên nhân rộng ra các trường khác trong cụm và trong
huyện.
GIÁO VIÊN DỰ THI

Lê Thị Huệ
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

…………………………..

8


PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS QUỲNH CHÂU

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh châu, ngày 6 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

(Phục vụ kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)
Họ tên: Ngô Thị Mai Hoa
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Châu
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Địa Lý
SBD: ………...
1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ giảng dạy được phân công trong năm học 2019-2020: Giảng dạy Địa
Lý khối 8,9. BDHSG Địa 9
- Thành tích đã được trong thời gian qua (chỉ nêu thành tích đã được được trong
hoạt động chuyên môn) chiến sỹ thi đua năm học 2017-2018, 2018-2019
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy
2.1. Tên biện pháp: "Một số phương pháp sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học
trong chương trình Địa Lý THCS"
2.2. Nội dung biện pháp:
- Thực trạng trước khi tiến hành áp dụng biện pháp:
Địa lý là một môn học bắt buộc ở trường THCS tuy nhiên theo nhận thức cũ thì
không phải học sinh và phụ huynh nào cũng có quan niệm đúng như vậy. Phần
lớn cho rằng địa lý là môn học phụ nên việc đầu tư cho dạy học Địa lý còn nhiều
hạn chế. Trong quá trình daỵ học bộ môn nhiều giáo viên cũng còn lúng túng
trong việc sử dụng kênh hình để truyền thụ kiến thức đây cũng là lý do khiến một
số giáo viên ngại sử dụng đồ dùng dạy học và chỉ dạy chay theo phương pháp
đọc – chép và việc sử dụng kênh hình không dược khai thác hiệu quả. Giáo viên
không chịu khó đổi mới phương pháp, còn ngại khó nên chưa tạo được hứng thú
đối với học sinh. Hiện nay do quan điểm phát triển giáo dục toàn diện nên nhận
thức của giáo viên, học sinh và phụ huynh đã thay đổi. Dạy học không phải
truyền thụ kiến thức một chiều, ghi nhớ lý thuyết một cách máy móc, mà là một
quá trình tương tác sư phạm trong đó học sinh có ý thức và điều kiện để làm chủ
9



quá trình lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Một tong những
phương pháp dạy học mới là sử dụng phương tiện dạy học trong việc truyền thụ
kiến thức cho học sinh đã mang lại hiệu quả cho dạy học Địa lý THCS . Bởi
phương tiện dạy học là trợ thủ đắc lực giúp giáo viên thực hiện tốt nguyên tắc
thống nhất giữa tính trìu tượng và cụ thể trong quá trình dạy học. Sử dụng các
phương tiện trực quan góp phần tích cực, trước tiên là cho học sinh dễ tiếp thu
trong quá trình nhận thức .Về mặt tư duy, các phương tện dạy học hỗ trợ giúp
giảm bớt sự trừu tượng hóa trước một vấn đề, tăng cường tính thực tiễn và kĩ
năng thực hành, phát triển tư duy học sinh.
- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Trong dạy học Địa lý để học sinh nắm được kiến thức, giáo viên cần vận dụng
trệt để nguyên tắc: Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với đối tượng học sinh
vùng miền, từng lứa tuổi và trình độ học sinh. Mỗi loại kênh hình, phương tiện
dạy học có mứcđộ sử dụng ở các lớp cũng khác nhau. Nếu kéo dài việc sử dụng
một loại phương tiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong một tiết học thì hiệu quả không
cao và gây nhàm chán. Sử dụng các kênh hình như một nguồn kiến thức, hạn chế
dùng chúng theo hình thức minh họa cho kiến thức. Lựa chọn các kênh hình phù
hợp, nội dung rõ, dễ hiểu và giáo viên có sự chuẩn bị chu đáo . Sử dụng phương
pháp dạy hoc thích hợp kết hợp phương pháp dạy học hiện đại và phương pháp
dạy học truyền thống. ván đáp, gợi mở, hợp tác nhóm nhỏ, đặt và giải quyết vấn
đề để học sinh có hứng thú khai thác kênh hình một cách hiệu quả nhất. Các kênh
hình dạy học chủ yếu được dùng ở THCS là : bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh...
Mỗi loại có quy trình sử dụng khác nhau, song nhìn chung thì quy trình sử dụng
gồm các bước sau:
- Giới thiệu kênh hình
- Nêu tên kênh hình
- Tìm hiểu đối tượng và cách thể hiện đối tượng
- Quan sát và rút ra đặc điểm, thuộc tính và mối quan hệ giữa các đối tượng

- Vận dụng kiến thức giải thích các đặc điểm của đối tượng
Kênh hình giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách cụ thể, dễ dàng nắm bắt và
nắm chắc kiến thức qua quan sát và thao tác với các phương tiện trực quan. đồng
10


thời học sinh rèn luyện được kỹ năng môn học và có được phương pháp nhận
thức.Tạo hứng thú và phát huy tính tính cực học tập, giúp giáo viên đổi mối
phương pháp dạy học .Sau mỗi hoạt động của học sinh giáo viên cần nhận xét,
sửa chữa và uốn nắn học sinh cách khai thác phương tiện dạy học giúp các em có
kỹ năng thành thục và sử dụng phương tiện hiệu quả nhất khi học Địa lý. Giáo
viên phải chú ý nhiều hơn đến chức năng nguồn kiến thức của các kênh hình này,
đồng thời cũng tạo điều kiện để học sinh làm việc với các phương tiện trên. Giáo
viên không những có vai trò định hướng cho học sinh quan sát, mà còn gợi ý cho
các em khai thác kiến thức giúp các em tự thao tác, điều khiển, sử dụng để khám
phá, tìm tòi những kiến thức hoặc củng cố những kiến thức, rèn luyện kĩ năng địa
lí, tạo điều kiện để học sinh “học trong hành động”. Điều này có nghĩa là phải đề
cao chủ thể nhận thức của học sinh, xem chúng là cơ sở để học sinh chủ động,
tích cực tìm tòi, khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Mỗi loại
kênh hình có một chức năng riêng, trong dạy học chúng ta cần xác định vị trí, vai
trò của chúng nhằm giải quyết nhiệm vụ sư phạm cụ thể như thế nào? Sử dụng
chúng vào lúc nào? Mức độ sử dụng ra sao? Với mỗi bài địa lí cần xác định mục
tiêu và những hoạt động cụ thể của giáo viên để sử dụng và khai thác chúng đúng
mục đích, có hiệu quả đối với việc học tập của học sinh. Các tranh ảnh, bảng
thống kê, sơ đồ, lược đồ và biểu đồ trong mỗi bài Địa lí rất đa dạng. Do đó tránh
trường hợp, giáo viên trong suốt một tiết học không hề sử dụng hoặc sử dụng như
là một phương tiện minh hoạ cho bài giảng của mình. Mặt khác phải chú ý đến
hoạt động học tập của học sinh đối với các phương tiện day học này (Học sinh
phải tiến hành những hoạt động nào? Giáo viên giúp học sinh nắm được những
kiến thức gì từ những phương tiện dạy học đó?). Việc khai thác các kênh hình ở

trong sách giáo khoa Địa lí tương đối nhiều, chỉ một số học sinh khá, giỏi khai
thác được, đa số còn xem thường, hoặc các em chưa biết cách khai thác. Cho nên
giáo viên phải xác định phương pháp sử dụng cụ thể trong từng bài một, rồi cho
học sinh tự đọc, nghiên cứu qua câu hỏi của bài và học sinh nhận dạng, rồi đưa ra
vẽ biểu đồ gì. Kết hợp các phương pháp phân tích, đàm thoại thông qua các câu
hỏi mở.
- Đánh giá cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
11


Qua nghiên cứu thực tế và vận dụng các phương pháp này trong quá trình dạy
học và bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lý. Tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Khai
thác các kênh hình trong SGK Địa lý là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy để
nhận xét một bức tranh ảnh, bảng số liệu hoặc vẽ tốt biểu đồ Địa lý học sinh phải
nắm vững phương pháp nhận dạng và các bước vẽ cụ thể đối với từng loại biểu
đồ. Mặt khác, giúp giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh được chất lượng hơn. Điều này là phù hợp với quy luật nhận thức, đặc điểm
môn học và mục tiêu giáo dục của môn học Địa lí. Cũng qua phương pháp này,
qua các bài kiểm tra đa số học sinh làm được. Từ đó làm tăng thêm sự hứng thú,
giúp cho các em ngày càng yêu thích môn Địa lí hơn. Kênh hình có vai trò quan
trọng trọng việc dạy học Địa lí nói riêng và các bộ môn khoa học khác nói chung
để giúp học sinh học tập có hiệu quả, học sinh được hoạt động, làm việc.
2.3. Kết quả, hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy ở cơ sở:
Trong năm học 2019 – 2020, khi đi sâu nghiên cứu và thể nghiệm một số tiết
học cụ thể ở Trường THCS Quỳnh Châu và một số trường trong trong cụm tôi
nhận thấy: Hiệu quả của một tiết dạy - học là sự đầu tư về phương pháp tổ chức
cho học sinh học, đặc biệt đối với những bài có kênh hình, biểu bảng....thì giáo
viên tổ chức cho học sinh “ bắt kênh hình... phải nói thành lời..” thì những kênh
hình, biểu bảng... trong sách giáo khoa mới có ý nghĩa mà cũng qua đó mới tạo

cho học sinh trí tưởng tượng, tò mò và hứng thú trong những tiết học.
3. Kế hoạch cải tiến, phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy trong thời gian tới (nếu có):
Thường xuyên áp dụng biện pháp trong quá trình giảng dạy với những đối tượng
học sinh khác nhau. Biện pháp có thể áp dụng rộng rãi đối với dạy học Địa lý.
GIÁO VIÊN DỰ THI
Ngô Thị Mai Hoa
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Danh Hồng

12


PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS QUỲNH HỒNG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh Hồng, ngày 08 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
(Phục vụ kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)
Họ tên: Hồ Thị Lý
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Hồng
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Địa lý
SBD: ………...

1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ giảng dạy được phân công trong năm học 2019-2020:
+ Dạy địa lý lớp 8C và khối 9 trường THCS Quỳnh Hồng. Lớp 6A, 6B và khối 7
THCS Quỳnh Giang.
- Thành tích đã được trong thời gian qua:
+ Nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp trường.
+ Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: Chu kỳ 2015-2017, 2017-2019, môn Địa lý.
+ Đạt sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở năm học: 2015 - 2016; 2016 - 2017; 2017
- 2018; 2018 - 2019:
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy
2.1. Tên biện pháp: “Phát triển năng lực học sinh thông qua phương pháp dạy
học kỹ thuật phòng tranh ở mục 2: Tính chất đa dạng và thất thường – Bài 31:
Đặc điểm khí hậu Việt Nam”, địa lý 8.
2.2. Nội dung biện pháp:
- Thực trạng trước khi tiến hành áp dụng biện pháp:
Một bộ phận giáo viên Địa lý đã không chú ý đến đổi mới phương pháp dạy
học. Phương pháp của giáo viên chủ yếu vẫn là thuyết giảng, giáo viên làm thay
công việc của học sinh. Điều này hoàn toàn đi ngược lại mục tiêu của đổi mới
phương pháp dạy học môn địa lý hiện nay. Cũng bởi thực tế đó nên các tiết học
chưa tạo được hứng thú cho học sinh. Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ
học trở nên đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận. Học sinh không phát
huy được kỹ năng thực hành, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng sáng
tạo; do đó kỹ năng ứng dụng vào đời sống thực tế của học sinh bị hạn chế, mất tự
tin. Thông thường trong các tiết dạy, giáo viên chỉ chú trọng chuyển tải kiến thức,
có bám vào đặc trưng phương pháp của bộ môn nhưng chưa chú ý đúng mức phát
triển các năng lực cho HS.
Trong phạm vi báo cáo này, tôi muốn đưa ra hướng “phát triển năng lực học
sinh thông qua phương pháp dạy học kỷ thuật phòng tranh ở mục 2: Tính chất
đa dạng và thất thường – Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam”, Địa lý 8. Vì khi

sử dụng phương pháp dạy học kỹ thuật phòng tranh sẽ góp phần giúp học sinh có
được khả năng ghi nhớ kiến thức tốt nhất. Sẽ tạo không khí học tập thoải mái,
sinh động nhưng vẫn hiệu quả. Học sinh sẽ được tạo cơ hội để giao tiếp, thể hiện
13


quan điểm riêng, giá trị bản thân, ước mơ, mục tiêu cá nhân…ngoài ra, còn hình
thành và rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho tất cả học sinh trong lớp. Từ đó bồi
đắp sự tự tin cho các em.
- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam. Gồm 2 mục: Mục 1: Tính chất nhiệt
đới gió mùa. Mục 2: Tính đa dạng và thất thường.
Để thực hiện thành công biện pháp: “Phát triển năng lực học sinh thông qua
phương pháp dạy học kỹ thuật phòng tranh tôi chọn dạy mục 2: Tính đa dạng
và thất thường”.
Chuẩn bị: Với GV Máy chiếu, bản đồ khí hậu Việt Nam. Bảng nhóm (4 tờ
giấy A0), giấy màu (đã in 4 gói thông tin), biểu đồ khí hậu, tranh ảnh liên quan,
có dính hai mặt. HS: Sách giáo khoa, Atlát địa lý Việt Nam, ảnh thiên tai của VN.
Cách thức tiến hành:
* Nhiệm vụ 1: GV cho HS quan sát bản đồ khí hậu Việt Nam trong Atlat địa lý
Việt Nam (trang 9) và kênh chữ trong SGK rồi lên bảng: Kể tên và xác định giới
hạn các miền khí hậu, vùng khí hậu trên bản đồ?
Với nhiệm vụ này giáo viên sẽ hình thành cho HS kỹ năng đọc, xác định các
đối tượng địa lý đó là các miền, vùng khí hậu của Việt Nam trên bản đồ. Hình
thành cho HS năng lực sử dụng bản đồ như xác định được ranh giới các miền,
vùng khí hậu để phục vụ các hoạt động trong thực tiễn như đi khảo sát, tham
quan các địa danh. Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất yêu
thiên nhiên, các di sản văn hóa của quê hương đất nước, biểu hiện qua những đức
tính tự tin, tự chủ.
*Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin SGK và Atlat địa lý Việt Nam (trang 9), HS thảo

luận nhóm dùng kỹ thuật phòng tranh hoàn thành bảng kiến thức.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm 7- 8em (trong mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng, 1
thư ký)
+ GV cung cấp 4 nhóm 4 gói thông tin (gồm: Ảnh, biểu đồ, kiến thức) đã in sẵn.
+ Học sinh hoàn thành vào bảng sau:

+ GV hướng dẫn cụ thể các nhóm cách tiến hành thực hiện nhiệm vụ. Thời gian 5
phút.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
+ HS: Mỗi nhóm thảo luận hoàn thành nhiệm vụ: Gắn các miếng ghép sao cho
phù hợp với nội dung trong bảng. Nhóm hoàn thành nhanh nhất gắn kết quả lên
bảng; các nhóm khác gắn kết quả xung quanh lớp.
+ GV quan sát HS làm việc. GV đi quan sát các nhóm hoạt động, kiểm tra kết quả
bước đầu của HS và có điều chỉnh, trợ giúp kịp thời đối với những nhóm đã hoàn
14


thành nhiệm vụ, những nhóm có khả năng hoàn thành nhiệm vụ và nhóm có khả
năng không hoàn thành được nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận
+ Đại diện nhóm nhanh nhất trình bày. Nhóm trưởng của nhóm trình bày và mời
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Sau khi các nhóm trình bày xong thì giáo viên trình chiếu bảng chuẩn kiến thức
và hướng dẫn học sinh cách chấm điểm.
+ GV trình chiếu bảng chuẩn kiến thức đầy đủ thông tin (Hướng dẫn cách chấm
điểm).
+ Đại diện từng nhóm cho điểm của nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá
+ GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của

HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết, hướng dẫn HS về nhà tự hoàn thành
kiến thức.
*Nhiệm vụ 3: GV dùng phương pháp dạy học dự án: Cho HS về nhà sưu tầm ảnh
về các hiện tượng thiên tai của khí hậu VN dưới sự hướng dẫn của GV rồi hoàn
thành sản phẩm của nhóm mình theo kỹ thuật phòng tranh.
Các nhóm treo sản phẩm của nhóm như đã phân công từ trước. Cử đại diện
giới thiệu sản phẩm của nhóm gồm: Nội dung ảnh, địa điểm và nguồn cung cấp.
Học sinh trả lời câu hỏi: Tính thất thường của khí hậu nước ta thể hiện như
thế nào? Giải thích tại sao lại như vậy? Thái độ của HS ntn đối với vấn đề trên?
=> GV chốt nội dung mục 2 và kết luận chung.
Qua nhiệm vụ trên học sinh sẽ nắm được đặc điểm chung của khí hậu Việt
Nam là phân hóa đa dạng (theo không gian và thời gian) và biến đổi thất thường.
Hình thành cho học sinh năng lực tự học, biết xác định đúng đắn mục tiêu học tập
nhằm tự học và nghiên cứu bài học một cách hiệu qủa và có chất lượng. Từ đó
học sinh sẽ nhận ra, hình thành và triển khai được các ý tưởng mới và có tư tuy
độc lập biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học
tập và trong cuộc sống, không sống dựa dẫm, ỷ lại. Đồng thời hình thành và phát
triển cho học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, có trách nhiệm với hoạt động
của bản thân trong quá trình hợp tác và có nhu cầu hoặc thuyết phục người khác
cùng hợp tác. Thông qua nội dung bài học, học sinh sẽ cố gắng vươn lên đạt kết
quả cao trong học tập, biết vận dụng kiến thức và kỷ năng được học ở trường vào
học tập và đời sống hàng ngày. Sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên. Có biện
pháp bảo vệ bản thân khi có những biến đổi bất thường về thời tiết và khí hậu do
hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đã tác động mạnh đến khí hậu nước ta trong
những năm gần đây. Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo
vệ thiên nhiên; phản đối những hình vi xâm hại thiên nhiên, tuyên truyền về biến
đổi khí hậu và ứng phó với thiên tai do biến đổi khí hậu gây nên.
- Đánh giá cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Ưu điểm: Sau khi hoàn thành tiết dạy tôi thấy:
+ HS biết cách thu thập và xử lý ảnh, phát triển ý tưởng, chủ kiến của mình về

yêu cầu mà GV đưa ra cho cá nhân và tập thể. HS hoạt động tích cực, sôi nổi,
phát triển khả năng sáng tạo, chủ động trong công việc không phụ thuộc nhiều
vào giáo viên. Tiết học trở nên sinh động hơn, mối quan hệ giữa GV và HS trở
15


nên gần gũi hơn. Học sinh phát huy được năng khiếu môn mỹ thuật, ứng dụng
vào thực tế và chọn nghề trong tương lai.
+ Khả năng chuyên môn của giáo viên sẽ tăng lên.
Hạn chế: Có thể làm mất thời gian tiết học. HS dễ mất trật tự. Có thể có một số
HS không nắm được kiến thức bài học. GV mất nhiều thời gian để chuẩn bị bảng
phụ, gói thông tin về kiến thức.
2.3. Kết quả, hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy ở cơ sở:
Biện pháp: “Phát triển năng lực học sinh thông qua phương pháp dạy học
kỹ thuật phòng tranh ở mục 2: Tính đa dạng và thất thường” đã được giáo viên
địa lý liên trường cụm Nam xây dựng và tôi là người thực hiện nhiệm vụ được
giao. Từ tiết dạy có sử dụng phương pháp dạy học kỷ thuật phòng tranh, cả tôi và
đồng nghiệp đều cảm nhận được giờ học nhẹ nhàng, không khí học tập thoải mái,
sinh động nhưng không kém phần hiệu quả. Với kết quả đó, tôi đã nhân rộng
phương pháp dạy học này ở một số bài như: bài 14: Địa hình bề mặt Trái đất (địa
6); bài 36: Thiên nhiên Bắc Mỹ (địa 7) và bài 38: Các mùa khí hậu và thời tiết ở
nước ta…
Việc đổi mới phương pháp dạy học và kỷ thuật dạy học ở mục 2: Tính chất
đa dạng và thất thường đã hình thành kỹ năng, kỹ thuật dạy học mới cho giáo
viên. Giáo viên thực hiện dễ dàng, hài lòng với phương pháp dạy học định hướng
năng lực, giờ dạy hiệu quả và đúng tinh thần đổi mới.
Học sinh học tập sôi nổi, hoạt động theo đúng khả năng và sở trường của cá
nhân. Hình thành cho học sinh năng lực tự học; giải quyết vấn đề; giao tiếp và
hợp tác; sử dụng ngôn ngữ; phân hóa theo lãnh thổ và các phẩm chất yêu nước;

nhân ái; chăm chỉ; trung thực và trách nhiệm.
Sau khảo sát, chất lượng học sinh giờ dạy áp dụng biện pháp phát triển năng
lực học sinh thông qua phương pháp dạy học kỹ thuật phòng tranh cao hơn lớp
không áp dụng. Cụ thể:
Kết quả (Tỷ lệ %)
Trường
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
8A
31
22,6
51,6
25,8
THCS
Quỳnh Giang
8B
30
13,3
33,3
43,4
10,0
Trong đó lớp A được áp dụng, chất lượng tốt hơn lớp B không áp dụng. Phần
lớn học sinh đã có kỹ năng khai thác thông tin phù hợp với năng lực của bản thân
để lĩnh hội kiến thức và giải thích các hiện tượng thực tế xảy ra xung quanh.
3. Kế hoạch cải tiến, phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy trong thời gian tới (nếu có)

Với phương pháp dạy học kỹ thuật phòng tranh nhằm phát triển năng lực học
sinh, sử dụng hiệu quả nhất cho giáo viên môn Địa lý và có thể áp dụng được
trong nhiều bài, nhiều khối lớp ở nhiều trường và áp dụng được cho một số môn
học để làm tiền đề cho thực hiện mô hình trường học mới.
GIÁO VIÊN DỰ THI

16


PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS QUỲNH NGHĨA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh nghĩa ngày 08 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
(Phục vụ kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)
Họ tên: Hồ Thị Thái thành
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Nghĩa
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Địa lí
SBD: ………...
1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ được phân công năm học 2019-2020:
Giảng dạy: Địa 9 (A,C), Địa 7( A,B,C,D)
- Thành tích đã đạt được trong thời gian qua: Giáo viên giỏi trường năm

2018-2019; 2019-2020
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy
2.1. Tên biện pháp: Các hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát
triển năng lực học sinh trong giảng dạy môn Địa lí 9.
2.2. Nội dung biện pháp:
- Thực trạng trước khi tiến hành áp dụng biện pháp:
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp, tôi thấy còn nhiều lúng
túng trong việc thực hiện các bước của tiến trình lên lớp, đặc biệt là hoạt động
khởi động bài học. Cụ thể trong quá trình giảng dạy, phần lớn giáo viên chưa hiểu
rõ vai trò của hoạt động khởi động trong tiến trình dạy học nên thường không
thực hiện hoạt động này vì cho rằng nó mất thời gian và không cần thiết cho khâu
hình thành kiến thức mới của bài học. Một số giáo viên có thực hiện hoạt động
khởi động nhưng lại thực hiện một cách sơ sài, làm cho có nên cũng chưa huy
động được việc tập trung chú ý của học sinh vào nội dung bài học dẫn đến kết quả
học tập của học sinh thường không cao và không tạo được hứng thú học tập bộ
môn.
Lâu nay trong quá trình giảng dạy môn Địa lí trung học cơ sở, bài lí thuyết
cũng như bài thực hành giáo viên hầu như làm toàn bộ mọi việc cho các em rồi
các em ghi vào vở, giáo viên sợ các em làm không được sẽ mất thời gian. Đặc
biệt là giáo viên thường bỏ qua hay coi nhẹ khâu "Khởi động" mà đi thẳng vào
bào dạy.

17


Theo tâm lí chung của đa số học sinh môn địa lí vẫn là môn phụ, không cần
phải đầu tư hay quan tâm quá nhiều. chính vì tâm lí đó mà các em học bài đối
phó, ở trường thì thụ động tiếp thu kiến thức theo kiểu cô hỏi - trò trả lời. Lâu dần
các em không hứng thú học môn địa lí và kiến thức địa lí bên ngoài cũng từ đó

mà hạn hẹp.
Là người giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi đã suy nghĩ rất nhiều, làm sao để các
em yêu thích, hứng thú học tập môn địa lí nên tôi đã thử nghiệm nhiều cách dạy
trong đó tôi nhận thấy những tiết tôi sử dụng số phương pháp mới để "Khởi
động" tiết dạy hay sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh, giảm đi không khí
mệt mỏi, căng thẳng trong giờ học chính vì lí do đó tôi đã đưa ra "Các hình thức
tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển năng lực học sinh trong giảng
dạy môn Địa lí 9"
- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp.
+ Khởi động bằng cách giới thiệu nội dung trọng tâm của bài học:
Đây là cách mở bài phổ biến mà các giáo viên hay thực hiện bằng cách giới
thiệu những nội dung sẽ học trong bài học sắp tới. Cách mở bài này“chân
phương,”rõ ràng, cụ thể. Trong sách giáo khoa Địa lí lớp 9 những nội dung này
thường được ghi ngay ở đầu bài, dưới đề mục nên giáo viên có thể sử dụng để mở
bài.
+ Khởi động bằng kĩ thuật đặt câu hỏi:
Trong hoạt động khởi động, hệ thống câu hỏi của giáo viên có vai trò quan
trọng, là một trong những yếu tố quyết định tập trung sự chú ý của học sinh vào
bài học. Thay cho việc khởi động bằng hình thức thuyết trình, giáo viên có thể đặt
các câu hỏi để học sinh suy nghĩ và tập trung hứng thú vào bài học. Việc đặt câu
hỏi phù hợp với nội dung bài học còn nhằm định hướng, dẫn đắt cho học sinh
từng bước phát hiện ra bản chất sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính
tích cực tìm tòi, sự ham hiểu biết.
. Khởi động bằng cách đặt câu hỏi xuất phát:
Dựa vào nội dung bài học, giáo viên đặt ra một số câu hỏi cần giải quyết,
thu hút sự chú ý và kích thích sự tò mò của các em vào các nội dung sẽ được
khám phá trong bài học.
. Khởi động bằng cách đặt câu hỏi động não:
Dựa vào nội dung của bài, giáo viên nêu một câu hỏi, hoặc một mệnh đề, yêu
cầu học sinh động não trả lời, phát biểu ý kiến cá nhân của mình. Sau đó giáo viên

gom các ý kiến lại hướng vào nội dung của bài học để tiến hành bài học.
. Khởi động bằng câu hỏi giả thuyết.
Dựa vào nội dung của bài, giáo viên có thể nêu giả thuyết để kích thích sự
chú ý của học sinh vào những nội dung của bài học.
+ Khởi động bằng tranh ảnh
18


Tranh ảnh địa lí thường có tính thẩm mĩ cao được in bằng màu rõ, đẹp, bắt
mắt; nhiều ảnh có tính nghệ thuật cao (ví dụ các ảnh về hiện tượng đá nứt vỡ do
hiện tượng vật lí, ảnh hang động, ảnh xói mòn đất,...). Việc sử dụng các tranh ảnh
để khởi động giới thiệu bài học góp phần tăng thêm sức hấp dẫn của bài học, tạo
hứng thú học tập cho học sinh.
+ Khởi động bằng kiến thức văn học.
Kho tàng văn học nước ta rất phong phú và đa dạng, với nhiều thể loại khác
nhau, như ca dao, tục ngữ, thơ ca, các tác phẩm văn học…Mỗi thể loại văn học
đều có những giá trị nhất định. Chính vì vậy việc sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ
trong giới thiệu bài có tác dụng rất lớn đối với định hướng nhận thức, năng lực
học sinh.
+ Khởi động bằng âm nhạc:
Có thể nói âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống.
Những bản nhạc với âm hưởng du dương, ca từ đẹp sẽ giúp tâm hồn ta được
thanh lọc, đời sống tinh thần ta thêm phong phú. Do đó, việc sử dụng âm nhạc
trong hoạt động khởi động sẽ giúp cho việc giới thiệu bài trở nên sinh động và
hấp dẫn hơn. Lúc đó, các em sẽ có hứng thú tiếp cận, tìm hiểu bài mới.
+ Khởi động bằng các trò chơi trong môn Địa lí.
Trò chơi địa lí có vai trò tạo hứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của học
sinh được nâng cao. Và đối với các em học sinh, môn Địa lí trở nên sinh động,
gần gũi, thiết thực hơn, giúp các em yêu thích môn Địa lí hơn.
- Đánh giá cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:

Thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động khởi động đựơc nêu ở trên là
những biện pháp có tính mới, khả thi, thiết thực, dễ áp dụng, và khi áp dụng sẽ có
hiệu quả cao trong mỗi tiết dạy, sẽ khơi gợi được niềm đam mê, sự hứng thú tính
tò mò muốn tìm hiểu khám phá của các em trước hoạt động hình thành kiến thức
mới. Những hình thức khởi động ấy là cầu nối cho các em muốn tiếp tục hướng
tới tìm hiểu nội dung bài học đầy hứng khởi mà không tạo sự nhàm chán hoặc
trầm lắng ngay ở phút khởi động.
2.3. Kết quả, hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy ở cơ sở:
Trước đây vấn đề khởi động giáo viên thường xem nhẹ hoặc giới thiệu sơ
sài rồi sau đó vào bài mới. Như vậy học sinh sẽ chán nãn không gây hứng thú
trong học tập.
Sau khi áp dụng các hình thức tổ chức khởi động qua mỗi tiết học, giúp học
sinh bỏ được thói quen học thụ động, ghi nhớ máy móc, mà ngược lại các em trở
thành những chủ thể chủ động trong các hoạt động học tập.
Phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh, tạo không khí tiết học
thoải mái, gây hứng thú học tập bộ môn. Các em không còn ồn ào khi bắt đầu tiết
19


học mà ngược lại các em luôn tập trung chú ý để tiếp nhận nhiệm vụ học tập ngay
từ đầu tiết học. Nhờ đó việc lĩnh hội kiến thức mới cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Đặc biệt, qua kinh nghiệm nhiều năm dạy học, việc áp dụng các biện pháp
trên, bản thân tôi thấy trong mỗi tiết học không khí học tập sôi nổi hơn, học sinh
tích cực làm việc, hứng thú học, tự khám phá ra những điều mình chưa biết chứ
không phải chủ động tiếp thu tri thức đã sắp đặt sẵn. Ngay cả những học sinh yếu
cũng đã tích cực tham gia các câu hỏi, trò chơi vừa sức, các em khá giỏi thì có cơ
hội thử sức với những câu hỏi khó mà không cần phải thuộc lòng hay nhớ kiến
thức một cách máy móc.
3. Kế hoạch cải tiến, phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng công tác

giảng dạy trong thời gian tới (nếu có)
Luôn phát huy biện pháp bằng cách tìm tòi, sáng tạo để từng bước cải tiến
phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết học, bài học với những đối tượng
học sinh khác nhau.
GIÁO VIÊN DỰ THI
Hồ Thị Thái Thành

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

20


PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS QUỲNH THANH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh Thanh, ngày 07 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ
(Kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)
Họ tên: Nguyễn Bá Cường
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Thanh
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Địa Lí
SBD: ………...

1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ được phân công năm học 2019-2020:
+ Giảng dạy môn Địa Lí 8, 9.
+ Chủ nhiệm lớp 9C.
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa Lí khối 8,9.
- Thành tích đã được trong thời gian qua:
+ Đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh chu kỳ 2016 – 2020.
+ Đạt giáo viên giỏi cấp huyện chu kỳ 2017- 2019.
+ Đạt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở năm học 2017- 2018; 2018- 2019.
+ Xếp loại chuẩn nghề nghiệp năm học 2017- 2018, 2018- 2019 loại tốt.
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy
2.1 Tên biện pháp: Một số giải pháp ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu
trong dạy học môn Địa lí.
2.2 Nội dung biện pháp:
- Thực trạng trước khi tiến hành áp dụng biện pháp:
Tình trạng thiên tai và biến đổi khí hậu hiện nay đang là vấn đề nóng đang
được toàn nhân loại quan tâm và Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh
hưởng nặng nề của tình trạng này.
Việc lồng ghép giáo dục ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trong nhà
trường đã được tiến hành song chưa được đồng bộ và hiệu quả chưa cao và không
phải giáo viên nào cũng hiểu được đầy đủ về vấn đề này. Vì vậy, việc tuyên
truyền rộng rãi về ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu đối với xã hội nói
chung và đặc biệt đối với học sinh là rất cần thiết, từ đó góp phần vào việc xây
dựng ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.
21


- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Để tiến hành biện pháp, giáo viên và học sinh phải nắm được một số kiến

thức cơ bản sau:
+ Khái niệm biến đổi khí hậu:
Là những biến đổi xảy ra trong môi trường vật lý hoặc sinh học. Tình trạng này
gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc
sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên, hoạt động kinh tế, sức khỏe và đời sống xã
hội của con người.
+ Nguyên nhân của biến đổi khí hậu:
• Nguyên nhân khách quan bao gồm: Những biến đổi tự nhiên từ sự thay
đổi quỹ đạo trái đất, hoạt động của mặt trời, sự thay đổi vị trí và quy mô
của các châu lục, sự biến đổi của các dòng hải lưu và sự lưu chuyển trong
nội bộ hệ thống khí quyển.
• Nguyên nhân chủ quan liên quan đến những tác động của con người.
Nguyên nhân này đến từ quá trình sử dụng đất, nguồn nước và sự gia tăng
lượng phát thải khí Cacbonic và các khí nhà kính từ các hoạt động của con
người
+Tác động của biến đổi khí hậu:
a. Làm mực nước biển dâng ảnh hưởng đến cư trú và sản xuất.
b. Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
c. Làm thay đổi thiên tai và các dạng hiện tượng thời tiết cực đoan.
d. Tác động đến tài nguyên nước.
e. Tác động đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực.
g. Tác động đến sức khỏe.
h. Tác động đến an ninh chính trị.
i. Nhiệt độ trái đất ngày càng tăng.
- Một số giải pháp hạn chế tác động của biến đổi khí hậu trong giảng dạy.
a. Trong gia đình: Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày, sử dụng các loại bóng
tiết kiệm điện, rút hẳn phích điện và tắt đèn khi ra khỏi nhà, sử dụng điều hòa ở
nhiệt độ 260c...
b. Ra ngoài đường: Đi bộ, đi chung xe...
c. Tại trường học:

+ Tiết kiệm nước, điện, trồng cây xanh, vệ sinh trường lớp sạch đẹp, bỏ rác thải
đúng nơi quy định, đưa ra những lời nhắc nhở.
+ Hình thành ý thức thường trực phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn
+ Kĩ năng bơi lội giúp học sinh tự cứu mình khi mưa lũ hoặc khi gặp nguy hiểm
sông nước.
+ Kĩ năng phòng chống điện giật khi mưa lũ.
+ Kĩ năng phòng chống dịch bệnh trong và sau thiên tai, mưa lũ.
22


+ Học sinh tham gia bảo vệ cơ sở vật chất trường học.
d. Tại cộng đồng: Tham gia trồng cấy, bảo vệ rừng và biển, học(dạy) bơi, tuyên
truyền giáo dục, hoạt động tình nguyện, Giảm bớt túi ni lông, chọn mua các sản
phẩm địa phương.....
- Đánh giá cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Thực hiện đúng theo quy trình đó sẽ giúp HS có ý thức hơn trong bảo vệ môi
trường, phòng chống thiên tai và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến
cuộc sống, sản xuất tại địa phương.
2.3. Kết quả, hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy ở cơ sở:
Các em có ý thức hơn trong việc vệ sinh lớp, trường học, thôn xóm, bảo vệ
cây xanh, hạn chế rác thải và bỏ đúng nơi quy định, tắt thiết bị điện khi không sử
dụng...
Có ý thức hơn trong việc phòng chống dịch bệnh, thiên tai...
3. Kế hoạch cải tiến, phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy trong thời gian tới.
- Áp dụng biện pháp ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trong dạy
học môn Địa lí để nâng cao ý thức và kỹ năng ứng phó thiên tai , biến đổi khí hậu,
bảo vệ môi trường cho học sinh.
GIÁO VIÊN DỰ THI


Nguyễn Bá Cường
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

23


PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS QUỲNH VĂN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh Văn, ngày 07 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
(Kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)
Họ tên: Hồ Thị Tâm
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Văn
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Địa Lí
SBD: ………...
1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ được phân công năm học 2019-2020:
+ Giảng dạy môn Địa Lí khối 9, Lịch sử 9E
+ Chủ nhiệm lớp 9E.
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa Lí khối 8,9.
- Thành tích đã được trong thời gian qua (chỉ nêu thành tích đã được được trong

hoạt động chuyên môn) :
+ Đạt giáo viên giỏi cấp huyện chu kỳ 2008 – 2010.
+ Đạt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở năm học 2008-2009, 2009-2010.
+ Đạt giáo viên giỏi cấp trường hai năm liên tục 2018-2019, 2019-2020.
+ Tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa Lí, Lịch Sử nhiều năm và có học
sinh giỏi cấp huyện, tỉnh.
+ Xếp loại chuẩn nghề nghiệp năm học 2017- 2018, 2018- 2019 loại khá.
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy
2.1 Tên biện pháp: Biện pháp nâng cao khả năng nhận biết một số dạng biểu
đồ thường gặp trong bồi dưỡng HSG Địa Lí 9.
2.2. Nội dung biện pháp:
- Thực trạng trước khi tiến hành áp dụng biện pháp:
Bài tập thực hành vẽ biểu đồ là một dạng bài tập thường gặp trong học và thi
HSG bộ môn Địa Lí. Nó chiếm từ 30% – 35 % số điểm trong mỗi bài kiểm tra, thi
tự luận. Tuy nhiên, kỹ năng xác định các dạng biểu đồ của các em còn hạn chế,
dẫn đến các em xác định sai, xử lí tính toán và vẽ, nhận xét sai.
24


Vì vậy, khâu xác định dạng biểu đồ là rất quan trọng, từ đó định hướng cho
các em tiến hành các bước tiếp theo để hoàn thành dạng bài tập thực hành này.
- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Để các em xác định được các dạng biểu đồ khi làm bài tập thực hành thì các
em phải biết và hiểu được các dạng biểu đồ thường gặp, chức năng và dấu hiệu để
nhận biết mỗi dạng biểu đồ. Từ đó các em mới xác định được chính xác theo yêu
cầu.
+ Bước 1: cung cấp cho HS kiến thức về các dạng biểu đồ thường gặp:
1. Dạng biểu đồ cột: có biểu đồ cột đứng, cột ngang ( đơn hay nhóm), cột chồng
(số liệu tuyệt đối, tương đối)

- Chức năng của dạng biểu đồ này thể hiện :
Quy mô, độ lớn, khối lượng và tình hình phát triển,
Cơ cấu thay đổi quy mô, độ lớn, sự chuyển dịch cơ cấu( cột chồng số liệu tương
đối).
- Dấu hiệu để nhận biết dạng biểu đồ này: trong đề bài có yêu cầu so sánh, tình
hình phát triển ( số lượng, khối lượng – số liệu tuyệt đối), cơ cấu ( số liệu tương
đối 100% )
2. Dạng biểu đồ đường: có một đường, nhiều đường thể hiện cho một đại lượng,
nhiều đại lượng theo giá trị tuyệt đối và tương đối.
- Chức năng của dạng biểu đồ này thể hiện : tiến trình vận động, động thái phát
triển của đối tượng theo thời gian.
- Dấu hiệu nhận biết: trong đề bài có yêu cầu : tốc độ phát triển, chỉ số phát triển,
tốc độ, tình hình tăng trưởng, lấy mốc năm A = 100%...
3. Dạng biểu đồ tròn: có thể một đến ba hình tròn thể hiện cho một đến ba năm
hoặc dạng biểu đồ nửa hình tròn – dạng vành khăn ( ít sử dụng)
- Chức năng của dạng biểu đồ này thể hiện cơ cấu, quy mô đối tượng trong một
năm, động thái phát triển chuyển dịch cơ cấu, quy mô của đối tượng trong nhiều
năm ( 1- 3 năm).
- Dấu hiệu nhận biết: đề bài yêu cầu về cơ cấu, quy mô và cơ cấu, chuyển dịch...
số liệu từ 1 đến 3 năm.
4. Dạng biểu đồ miền: có hai miền trở lên, đây là dạng biểu đồ biến dạng của
biểu đồ cột cơ cấu nhiều năm.
- Chức năng của dạng biểu đồ này: thể hiện cơ cấu, động thái phát triển, sự
chuyển dịch cơ cấu... của đối tượng trong nhiều năm ( từ 4 năm trở lên).
5. Dạng biểu đồ kết hợp. Đây là dạng biểu đồ thể hiện hai hay nhiều đối tượng
khác nhau. Có nhiều loại biểu đồ kết hợp tuy nhiên loại hay gặp nhất cho đối
tượng HSG Địa Lí 9 là loại biểu đồ kết hợp giữa cột với đường ( có thể cột đứng
đơn, nhóm hoặc cột chồng với đường).
- Dấu hiệu nhận biết: khi đề yêu cầu thể hiện hai hay nhiều đối tượng khác nhau
( khác đơn vị ) trên một biểu đồ.

25


×