Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.4 KB, 4 trang )

Câu 4: Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng?
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, mỗi xã hội, có những quan hệ
hết sức đa dạng, phong phú, luôn vận động và biến đổi. Song những quan hệ đó,
tựu trung lại là những mối quan hệ vật chất cơ bản và những quan hệ tinh thần, tư
tưởng của xã hội. Những quan hệ đó thể hiện ở quan hệ của cơ sở hạ tần và kiến
trúc thượng tầng, trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định đối với kiến trúc
thượng tầng.
Khái niệm:
Cơ sở hạ tầng là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất trong
sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất
định. Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể được đặc trưng trước hết bởi kiểu quan
hệ sản xuất thống trị tiêu biểu cho xã hội ấy. Xét về kết cấu, cơ sở hạ tầng bao gồm
nhiều quan hệ sản xuất nưng chủ yếu có 3 quan hệ sản xuất gồm: quan hệ sản xuất
cũ là quan hệ sản xuất của xã hội trước đó còn tồn tại trong thành phần kinh tế
trong cơ sở hạ tầng; quan hệ sản xuất thống trị là quan hệ sản xuất giữ vai trò
quyết định trong cơ sở hạ tầng; mầm mống của một quan hệ sản xuất mới có định
hướng cho sự phát triển của cõ ở hạ tầng. (Ở VN là quan hệ sản xuất cộng sản chủ
nghĩa)
Kiến trúc thượng tầng là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những quan điểm
chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật … cùng với những
thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã
hội… được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
Vì vậy, xét về kết cấu, kiến trúc thượng tầng bao gồm nhiều hiện tượng khác
nhau nhưng về cơ bản có tư tưởng xã hội và thiết chế xã hội cho nên kết cấu kiến
trúc thượng tầng vừa phản ánh về mặt tinh thần, vừa phản ánh mặt vật chất của xã
hội.
Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm, quy luật riêng, những liên
hệ tác động qua lại lẫn nhau, đều nảy sinh trên cơ sở hạ tầng, phản ánh cơ sở hạ
tầng và có liên hệ khác nhau với cơ sở hạ tầng.



Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt đối lập của đời sống, chúng
thống nhất biện chứng với nhau. Mối quan hệ của chúng thể hiện như sau:
_Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với
nó, tính chất của kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng quy định. Quan hệ sản
xuất nào giữ địa vị thống trị sẽ tại ra kiến trúc thượng tầng tương ứng. Trong xã
hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị
về chính trị và toàn bộ đời sống kinh tế xã hội. Nếu cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến
trúc thượng tầng sớm muộn gì cũng thay đổi, quá trình đó diễn ra không chỉ trong
giai đoạn thay đổi hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác,
mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế xã hội. Khi cơ sở hạ tầng
mới ra đời thì kiến trúc thượng tầng mới phù hợp với nó cũng xuất hiện. Sự thay
đổi của cơ sở hạ tầng dẫn đến sự thay dổi của kiến trúc thượng tầng là quá trình
diễn ra hết sức phức tạp.
_Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, cơ sở hạ tầng có vai trò quyết
định đối với toàn bộ kiến trúc thượng tầng nhưng kiến trúc thượng tầng cũng như
các yếu tố cấu thành nó đều có tính độc lập tương đối trong quá trình vận động
phát triển và tác động một cách mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng.
+ Kiến trúc thượng tầng sau khi ra đời có chức năng bảo vệ, duy trì, củng cố và
phát triển cơ sở hạ tầng, trong các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng thì đảng,
hệ tư tưởng chính trị, nhà nước, pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng.
+ Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ta theo hai
chiều hướng, nếu kiến trúc thượng tầng phù hợp với quy luật kinh tế khách quan
thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, ngược lại nó sẽ kìm hãm
sự phát triển của kinh tế, kìm hãm sự phát triển xã hội.
Ý nghĩa và thực tiễn:



- Đặc điểm hình thành, phát triển của cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng
XHCN: kiến trúc thượng tầng XHCN có một bộ phận lại xuất hiện trước cơ sở hạ
tầng đặc biệt là nhà nước XHCN và sau đó nó phụ thuộc vào sự quyết định của cơ
sở hạ tầng XHCN bởi thành phần kinh tế XHCN không xuất hiện một cách tự phát
trog xã hội trước đó vì bản chất của nó là sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất của
giai cấp công nhân.
- Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
XHCN: về cơ bản bao hàm sự thống nhất về kinh tế, chính trị bởi nó đều trên cơ
sở sở hữu công cộng về mặt tư liệu sản xuất, có khả năng bảo vệ lợi ích của đông
đảo quần chúng nhân dân.
- Cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong thời kì quá độ hiện nay bao gồm sự đa dạng
hóa các thành phần kinh tế: nhà nước, hợp tác, tư bản nhà nước, tiểu chủ, tư bản tư
nhân). Đó là các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền với các hình thức sở hữu khác
nhau, thậm chí đối lập nhau, cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thông
nhất. Đó là nền kinh tế nhiều thành phần vận hành trong cơ chế thị trường, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua sự quản lí của nhà nước và dưới sự lãnh
đạo của Đảng CS Việt Nam.
Do có sự không đồng nhất về bản chất kinh tế, nên có nhiều quy luật kinh tế
cùng tác động. Đó là hệ thống quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa phát sinh trên cơ
sở quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, hệ thống quy luật sản xuất xã hội chủ nghĩa,
hệ thống quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hoa nhỏ và hệ thống quy luật kinh
tế xã hội chủ nghĩa.
- Kiến trúc thượng tầng của Việt Nam hiện nay; trước hết là sự khẳng định vai trò
của hệ tư tưởng Mác Lênin và tư tưởng HCM trong đời sống tinh thần của người
VN hiện nay, nó đóng vai trò chủ đạo và là kim chỉ nam cho hành động của Đảng
ta và cách mạng Việt Nam. Điều đó thể hiện ở việc xây dựng hệ thống chính trị xã
hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhà
nước quản lí; là nhà nước của dân, do dân, vì dân, quyền lực nhà nước thuộc về
tay nhân dân; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn



hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Các thiết chế và các lực lượng xã hội tham
gia vào hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa hoạt động vì mục tiêu chung, một lợi
ích chung.
- Sự thống nhất và mâu thuẫn:
- Nguyên nhân và định hướng giải pháp



×