Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Luận văn sư phạm Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và phiếu học tập phục vụ cho bài kiểm tra 15'' và 45'' thuộc chương III.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.41 KB, 68 trang )

trường đại học sư phạm hà nội 2
khoa sinh - ktnn
---------o0o---------

ngân thị hoàng yến

xây dựng hệ thống câu hỏi
trắc nghiệm và phiếu học tập
phục vụ cho bài kiểm tra 15 và
45 thuộc chương 3. sinh trưởng
và phát triển. sinh học 11.ban
khoa họC cơ bản
khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy
Người hướng dẫn:
Ths. Trương Đức Bình

hà nội - 2008
1


lời cảm ơn
Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng những kiến thức mà tôi
tích luỹ được trong thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại trường
ĐHSP Hà Nội 2. Đó chính là sự nỗ lực của bản thân cùng sự chỉ bảo,
giảng dạy nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trong tổ Phương pháp
giảng dạy khoa Sinh - KTNN cùng các thầy cô giáo trường THPT
Dương Xá - Gia Lâm - Hà Nội, trường THPT Bến Tre - Phúc Yên Vĩnh Phúc. Các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ để khoá
luận của tôi được hoàn thành.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, phạm vi nghiên cứu hẹp, việc
kiểm nghiệm thực tế còn hạn chế, cộng với kiến thức chuyên môn


chưa được sâu rộng nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi
rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng
nghiệp.
Cuối cùng cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng
sâu sắc nhất tới thầy giáo - Ths. Trương Đức Bình, người đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2008
Sinh viên

Ngân Thị Hoàng Yến

2


lời cam đoan
Tôi đã tiến hành xây dựng được 8 đề kiểm tra trong đó có 5 đề kiểm tra
15 phút, 3 đề kiểm tra 45 phút trong thời gian từ tháng 7 năm 2007 đến tháng
5 năm 2008. Tất cả các đề kiểm tra đều được tiến hành kiểm tra trên đối tượng
là học sinh khối 11.
Tôi khẳng định kết quả nghiên cứu của mình hoàn toàn không trùng lặp
hoặc sao chép kết quả của người khác. Nếu có tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước hội đồng phản biện.
Hà Nội, tháng 05 năm 2008
Người cam đoan

Ngân Thị Hoàng Yến

3



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PPDH: Phương pháp dạy học.
KT-ĐG: Kiểm tra đánh giá.
THPT: Trung học phổ thông.
THCS: Trung học cơ sở.
TNKQ: Trắc nghiệm khách quan.
ST&PT: Sinh trưởng và phát triển.
Nxb: Nhà xuất bản.
ĐHSP: Đại học sư phạm.
MCQ: Câu hỏi nhiều lựa chọn.
Test: Phương pháp trắc nghiệm.

4


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.Phương pháp nghiên cứu
6.Địa điểm và thời gian nghiên cứu
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Câu hỏi trắc nghiệm
1.1.1. Lược sử nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm
1.1.2. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm

1.1.3. Vai trò của câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn trong
kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học sinh
1.1.4. Các yêu cầu về câu hỏi trắc nghiệm
1.1.5. Một số điểm cần lưu ý khi viết câu nhiều lựa chọn
1.2. Phiếu học tập
1.2.1. Lược sử nghiên cứu
1.2.2. Phiếu học tập và các dạng phiếu học tập
1.3. Những yêu cầu sư phạm của đề kiểm tra
1.3.1. Những yêu cầu đối với việc kiểm tra đánh giá trình độ
nhận thức của học sinh
1.3.2. Những yêu cầu sư phạm của đề kiểm tra

1
1
2
2
3
3
4
5
5
5
6

CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

15

2.1. Quy trình soạn đề kiểm tra
2.2. Kỹ thuật ra đề kiểm tra

2.3. Các nguyên tắc thiết kế đề kiểm tra 15 phút
2.4. Các nguyên tắc thiết kế đề kiểm tra 45 phút
2.5. Hệ thống trắc nghiệm khách quan và phiếu học tập
phục vụ cho bài kiểm tra 15 phút và 45 phút
2.5.1. Các đề kiểm tra 15 phút
2.5.2. Các đề kiểm tra 45 phút
2.6. Đáp án các đề kiểm tra
2.6.1. Đáp án đề kiểm tra 15 phút
2.6.2. Đáp án đề kiểm tra 45 phút
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

15
15
16
17

7
8
9
10
10
10
11
11
13

21
21
44

61
61
63
69
72

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Loài người đã bước vào những năm đầu thế kỷ XXI , thế kỷ của nền
kinh tế tri thức, với những bước tiến nhảy vọt của làn sóng khoa học và công
nghệ. Chính sự phát triển đó đã tạo ra một hệ thống tri thức đồ sộ, con người
đang đứng trước những thử thách hết sức to lớn. Con người muốn tồn tại và
phát triển phải là những con người không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản mà
còn phải là người năng động, sáng tạo, chủ động giải quyết những vấn đề mới
mẻ đặt ra trong cuộc sống của mỗi cá nhân và của toàn xã hội.
Từ việc nhận thức đúng đắn của cá nhân, của thời đại và để đáp ứng nhịp
điệu phát triển chung của nhân loại, Đảng ta đã đề ra chủ trương đúng đắn cho
công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Nghị quyết ban chấp hành
Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IV khoá VII đã khẳng định:
“Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả cấp học, bậc học, kết hợp tốt học với
hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm với nghiên cứu, gắn nhà
trường với lao động sản xuất, với xã hội, áp dụng những phương pháp giáo
dục hiện đại để giải quyết vấn đề…”.
Phương pháp giáo dục phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát
triển khả năng tư duy của học sinh một cách tự chủ, tự lực, tích cực sáng tạo
trong lao động và học tập ở nhà trường. Chính điều này đã đặt ra những yêu
cầu mới, những đòi hỏi ngày càng cao hơn trong việc dạy học nói chung, dạy

học sinh nói riêng. Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi cần được thực
hiện ở các giai đoạn của quá trình dạy học, trong đó có giai đoạn kiểm tra
đánh giá. Hiện nay trong các trường phổ thông, cao đẳng và đại học ở nước ta
đã và đang sử dụng các phương pháp kiểm tra và đánh giá truyền thống như:
kiểm tra miệng, kiểm tra bằng hình thức tự luận. Các phương pháp này giúp
giáo viên đánh giá được kết quả học tập, mức độ tiếp thu kiến thức, vai trò
chủ động sáng tạo của học sinh, nhưng có nhược điểm là mất nhiều thời gian
và kiểm tra được ít khối lượng kiến thức. Vì vậy, trong quá trình dạy học hiện
nay người ta còn dùng hình thức kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm
khách quan, phiếu học tập để khắc phục những hạn chế của phương pháp
kiểm tra truyền thống đã nêu trên.
Xuất phát từ lí do trên tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây
dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và phiếu học tập phục vụ cho bài kiểm
tra 15′ và 45′ thuộc chương III: Sinh trưởng và phát triển. Sinh học 11.
Ban khoa học cơ bản”
2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
- Giúp học sinh nắm vững, củng cố và khắc sâu kiến thức đã học.
- Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức sinh trưởng, phát triển vào đời
sống thực tiễn sản xuất.
- Kết quả kiểm tra học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm, phiếu học tập sẽ
đánh giá được chất lượng học tập của học sinh.
6


- Việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, phiếu học tập có ý
nghĩa rất quan trọng trong sự đổi mới, nâng cao chất lượng nền giáo dục nước
ta.
- Giúp học sinh có thể tự học, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
mình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dạng câu hỏi nhiều lựa chọn
dựa vào nội dung và mục tiêu giảng dạy.
- Thông qua kiểm tra thực nghiệm trên học sinh khối 11 có thể bước đầu
phân loại được trình độ học sinh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối 11. Trong phạm vi hẹp của đề tài, tôi chỉ thực hiện ở hai
trường THPT. Cụ thể là học sinh khối 11 các trường THPT Dương Xá - Gia
Lâm - Hà Nội, Trường THPT Bến Tre - Phúc Yên -Vĩnh Phúc.
- Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và phiếu học tập trong kiểm
tra đánh giá.
* Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu chương trình sinh học 11 - chương III: Sinh trưởng và
phát triển - Ban cơ bản.
- Nghiên cứu đối tượng học sinh lớp 11 ở trường THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Đọc các tài liệu lí thuyết liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của đề
tài.
- Phân tích kế hoạch giảng dạy, mục tiêu, nội dung trọng tâm của từng
chương, từng bài để xây dựng câu hỏi cho phù hợp với thời gian, nội dung
của bài và với từng đối tượng học sinh.
- Nghiên cứu một số tài liệu hướng dẫn về phương pháp đánh giá khách
quan.
5.2. Phương pháp điều tra cơ bản
- Nghiên cứu tình hình kiểm tra đánh giá thực tế ở các trường THPT.
- Dự giờ trao đổi kinh nghiệm với giáo viên bộ môn về kinh nghiệm biên
soạn đề kiểm tra theo hướng đổi mới.
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm một số đề kiểm tra để xác định tính khả thi và hiệu quả

của đề kiểm tra.
5.4. Lấy ý kiến chuyên gia.
Gồm ý kiến của 4 thầy cô thuộc trường THPT Dương Xá - Gia Lâm Hà Nội. Trường THPT Bến Tre - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
6. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
6.1. Địa điểm
Các lớp 11: 11CB2, 11CB3 Trường THPT Dương Xá - Gia Lâm - Hà Nội
Lớp: 11A7 Trường THPT Bến Tre - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
7


6.2. Thời gian
Từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 5 năm 2008.

8


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Câu hỏi trắc nghiệm
1.1.1. Lược sử nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi trắc nghiệm là hình thức kiểm tra đánh giá đã và đang được áp
dụng rộng rãi trên thế giới. Trắc nghiệm là phương pháp để đo hay để thăm
dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh như: chú ý, tưởng tượng, tư
duy… hoặc để đánh giá một kỹ năng, kỹ xảo…
Đầu thế kỷ XIX, E.Thorndike là người đầu tiên dùng trắc nghiệm như
một phương pháp “khách quan và nhanh chóng” để đo trình độ kiến thức của
học sinh, vào năm 1920 các trắc nghiệm nhóm trong trường học ra đời và phát
triển nhanh chóng ở nước Mĩ.
Trong thời kì đầu sử dụng phương pháp trắc nghiệm, viết tắt là (test) ở
các nước phương tây đã có sai lầm như: sa vào các quan điểm hình thức, máy
móc trong việc đánh giá năng lực, trí tuệ, chất lượng kiến thức của học sinh.

Đặc biệt ngưòi ta còn sử dụng trong đấu tranh giai cấp, họ phủ nhận năng lực
của con em nhân dan lao động, nên thời kì này Ban chấp hành Trung ương
Đảng cộng sản Liên Xô đã phê phán việc dùng câu hỏi trắc nghiệm trong
kiểm tra đánh giá.Chỉ đến năm 1963, Liên Xô mới phục hồi việc sử dụng test
để kiểm tra kết quả học tập của học sinh và vẫn có phần dè dặt trong việc phát
triển test.
Ở nước ta trong thập kỷ 70 của thế kỉ XX đã có những công trình vận
dụng vào kiểm tra kiến thức của học sinh.
Ở miền Bắc việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong bài
kiểm tra đánh giá thành quả học tập còn là vấn đề mới mẻ, có thể nói những
nghiên cứu mới nhất thuộc lĩnh vực này là của giáo sư Trần Bá Hoành. Năm
1971, giáo sư đã soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiệm và áp dụng trắc nghiệm
vào kiểm tra kiến thức của học sinh và đã thu được kết quả khả quan. Năm
1994, bộ giáo dục và đào tạo theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá đã phối
hợp với viện công nghệ hoàng gia Menborne của Australia tổ chức các cuộc
hội thảo với chủ đề: “Kĩ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan”.
9


Tại các tỉnh phía Nam, trắc nghiệm khách quan đã rải rác được sử dụng
trong các trường học từ những năm 1950, học sinh đã tiếp xúc với trắc
nghiệm khách quan thông qua các cuộc thi khảo sát khả năng ngoại ngữ do
các tổ chức quốc tế tài trợ. Đến năm 1960, trắc nghiệm khách quan được sử
dụng phổ biến trong kiểm tra và thi ở bậc trung học.
Hiện nay, do nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nên hầu
hết các trường trong cả nước đã tổ chức triển khai hàng loạt các cuộc hội thảo
về việc tiến hành nghiên cứu xây dựng các ngân hàng câu hỏi test cho từng
môn học, cấp học.
1.1.2. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm
Hiện nay có rất nhiều cách phân loại câu hỏi trắc nghiệm, mỗi dạng thích

ứng với một dạng kiến thức nhất định. Tuy nhiên hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm được phân thành 5 dạng chính:
Phân loại dạng kiểm tra:
Trắc nghiệm

Trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm tự luận

Câu hỏi trả
lời ngắn

Nhiều lựa chọn

Ghép đôi

Đúng sai

Bài viết theo
dàn bài sẵn

Điền khuyết

Bài viết mở

Trả lời ngắn

Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu với dạng câu
hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Nội dung phủ kín toàn bộ chương
III: Sinh trưởng và phát triển của sinh học 11 (Ban khoa học cơ bản).

10


Mỗi câu hỏi có một câu dẫn và bốn phương án trả lời, trong đó chỉ có
một phương án trả lời là đúng nhất, còn các phương án còn lại là câu nhiễu
thường chỉ đúng một phần hoặc chưa hoàn chỉnh. Không sai hẳn mà cũng
không đúng hẳn nhưng khó phát hiện. Khi trả lời các câu hỏi học sinh phải
tiến hành các thao tác tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp, rèn luyện kỹ năng
giải bài tập, kỹ năng tính toán và đối chiếu để chọn đáp án đúng nhất.
1.1.3. Vai trò của câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn trong kiểm tra
đánh giá thành quả học tập của học sinh
Vai trò quan trọng nhất của kiểm tra đánh giá là cung cấp sự phản hồi về
thành tích học tập của học sinh. Từ đó có thể cung cấp cho giáo viên những
đầu mối để suy ra nên thay đổi cách dạy như thế nào? với mỗi phương pháp
kiểm tra đánh giá đều có mặt mạnh, mặt hạn chế riêng.Với câu hỏi trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có những ưu điểm và nhược điểm như
sau:
* Ưu điểm:
- Giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình một cách
khách quan. Trên cơ sở đó thay đổi phương pháp học tập và bổ sung những
kiến thức chưa tích luỹ được hoặc được tích luỹ nhưng chưa chắc chắn.
- Rèn cho học sinh thao tác tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp…và phán
đoán nhanh để chọn ra câu trả lời đúng nhất.
- Chấm điểm nhanh chóng, chính xác do mang tính khách quan.
- Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều nội dung kiến
thức.
- Gây được tính hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh.
- Giúp học sinh và giáo viên làm quen với máy tính để xử lí số liệu và
việc chấm điểm một cách nhanh nhất.
* Nhược điểm:

- Test nhiều lựa chọn có thể khiến cho người học lựa chọn phương án
đúng một cách ngẫu nhiên mà không hiểu rõ bản chất.
11


- Hạn chế kĩ năng diễn đạt, sắp xếp ý tưởng, lí lẽ lập luận và khả năng
sáng tạo trong việc giải quyết câu hỏi.
1.1.4. Các yêu cầu về câu hỏi trắc nghiệm
- Phần dẫn của câu trắc nghiệm cần phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề
muốn nói đến.
- Phần lựa chọn gồm có duy nhất một câu trả lời đúng và những câu còn
lại là câu trả lời sai (câu nhiễu).
- Các câu lựa chọn, kể cả các câu nhiễu đều phải phù hợp với vấn đề đã
nêu và hấp dẫn như nhau.
- Nếu phần dẫn câu trắc nghiệm là câu bỏ lửng (chưa hoàn tất) thì các
lựa chọn phải nối tiếp với câu bỏ lửng thành những câu đúng ngữ pháp và
hoàn chỉnh về nội dung.
- Tránh những câu lựa chọn sai hiển nhiên, dễ nhận biết.
- Câu lựa chọn đúng không nên dài hơn hoặc ngắn hơn hẳn so với câu
lựa chọn khác.
- Câu lựa chọn đúng và các câu nhiễu cần đồng nhất và có độ khó ngang
nhau.
- Tránh tình trạng: Câu lựa chọn được viết với những ý tưởng đầy đủ,
chính xác; ngược lại các câu nhiễu được diễn đạt cẩu thả với những ý tưởng
tầm thường.
- Phải thận trọng khi dùng các cụm từ “tất cả đều đúng” hay “tất cả đều
sai” làm câu lựa chọn.
- Tránh phủ định (không) hai lần liên tiếp trong một câu trắc nghiệm.
- Trong câu trắc nghiệm không nên đặt những vấn đề không thể xảy ra
trong thực tế.

- Trong câu trắc nghiệm cần phải diễn đạt ngắn gọn, sáng sủa. Nên bỏ
bớt những câu chữ, chi tiết không cần thiết.
- Không đặt câu lựa chọn đúng ở vị trí cố định thường xuyên (A hoặc
B…).
1.1.5. Một số điểm cần lưu ý khi viết câu nhiều lựa chọn
12


1.1.5.1. Đối với phần dẫn
- Phần dẫn phải có nội dung rõ ràng và chỉ nên đưa vào một nội dung.
- Tránh dùng dạng phủ định, nếu dùng thì in đậm chữ “không”.
- Nếu viết dưới dạng “một phần của câu”, chỉ dùng dạng “câu hỏi” khi
muốn nhấn mạnh.
1.1.5.2. Đối với phần lựa chọn
- Chỉ có từ 4 - 5 phương án lựa chọn, trong đó chỉ có một phương án
đúng.
- Các phương án nhiễu phải có vẻ hợp lí và có sức hấp dẫn học sinh.
Phương án nhiễu thì được xây dựng trên những sai sót hay mắc phải của học
sinh.
- Các “phần câu lựa chọn” hoặc các “câu lựa chọn” phải được viết
theo cùng một lối hành văn, cùng một cấu trúc ngữ pháp, nghĩa là tương
đương về mặt hình thức, chỉ khác nhau về nội dung.
- Hạn chế dùng phương án: “các câu trên đều đúng” hoặc “các câu
trên đều sai”.
- Không để học sinh đoán ra câu trả lời dựa vào hình thức trình bày của
phần lựa chọn.
- Sắp xếp các phương án lựa chọn theo thứ tự ngẫu nhiên, tránh thể hiện
một ưu tiên nào đối với vị trí của phương án đúng.
1.1.5.3. Đối với cả hai phần
Bảo đảm để phần dẫn và phần lựa chọn khi ghép lại thành một cấu trúc

đúng ngữ pháp và đúng chính tả.
1.2. Phiếu học tập
1.2.1. Lược sử nghiên cứu
Chúng ta biết rằng xu thế hiện nay trên thế giới là đang nhấn mạnh đào
tạo phương pháp tự học, tự nghiên cứu, đó là mục đích dạy học, đặt người học
vào vị trí trung tâm, xem cá nhân người học vừa là chủ thể vừa là mục đích
cuối cùng của quá trình dạy học.
13


Ở nước ta từ những năm 1957 bắt đầu có các công trình nghiên cứu về
phương pháp dạy học tích cực, và một trong những phương tiện tổ chức hoạt
động độc lập của học sinh đó chính là sử dụng phiếu học tập.
Vấn đề sử dụng phiếu học tập trong các thiết kế bài học cũng đã có rất
nhiều tác giả nghiên cứu, những đề tài cấp tiến sĩ, thạc sĩ, luận văn cử nhân…
các công trình đều mang tính ứng dụng cao và tìm hiểu về chương trình sinh
học bậc THCS, THPT các kỹ thuật xây dựng thiết kế khái quát chung… Do
đó đề tài của tôi tìm hiểu không phải mới. Tuy nhiên vấn đề tôi thực hiện đó
là tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, khai thác thiết kế sử dụng phiếu học tập trong
khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Cụ thể tại chương III:
Sinh trưởng và phát triển (Sinh học 11 - THPT- ban khoa học cơ bản).
1.2.2. Phiếu học tập và các dạng phiếu học tập
1.2.2.1. Phiếu học tập
- Là những tờ rơi, in sẵn công tác độc lập cho từng học sinh tự lực hoàn
thành trong thời gian ngắn của tiết học.
- Khi sử dụng phiếu học tập cho phép cùng lúc giáo viên có thể kiểm tra
trình độ nhận thức của mọi học sinh.
1.2.2.2. Các dạng phiếu học tập
- Phát triển kỹ năng quan sát.
- Phát triển kỹ năng phân tích:

+ Biểu thị bằng sơ đồ phân tích.
+ Biểu thị bằng bảng hệ thống.
+ Biểu thị bằng tranh, sơ đồ.
(Ở đây chủ yếu đi sâu vào biểu thị bằng bảng hệ thống: Thể hiện mối
quan hệ giữa tổng thể với bộ phận qua phần trình bày chung ở các ô, các cột,
các dòng. Đồng thời giúp hệ thống hoá kiến thức và đặc biệt dễ dàng cho việc
thực hiện so sánh).
- Phát triển kỹ năng so sánh.
- Phát triển kỹ năng quy nạp, khái quát hoá.
- Phát triển kỹ năng suy luận, đề xuất giả thuyết.
14


- Phiếu áp dụng kiến thức đã học.
Để phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể sử dụng phiếu
học tập do các chuyên gia biên soạn hoặc giáo viên có thể tự soạn.
Phiếu học tập nên sử dụng một cách có hệ thống. Mỗi phiếu học tập cần
có một mục đích rõ ràng, nội dung ngắn gọn, diễn đạt chính xác. Số lượng
công việc của mỗi phiếu học tập vừa phải, đa số học sinh hoàn thành được
trong thời gian quy định. Phiếu phải có chỉ dẫn, nhiệm vụ đủ rõ, có khoảng
trống thích hợp để học sinh điền công việc cần làm.
1.3. Những yêu cầu sư phạm của đề kiểm tra
1.3.1. Những yêu cầu đối với việc kiểm tra đánh giá trình độ nhận thức
của học sinh
- Đảm bảo tính khách quan: Là sự phù hợp giữa kết quả kiểm tra đánh
giá với trình độ năng lực nhận thức thực tế của học sinh. Do đó, đánh giá kết
quả học tập của học sinh phải hết sức khách quan và chính xác tạo điều kiện
để mỗi học sinh bộc lộ khả năng và trình độ của mình. Vì vậy trong công tác
tổ chức kiểm tra thì giáo viên phải ngăn chặn mọi biểu hiện thiếu trung thực
khi làm bài.

- Đảm bảo tính toàn diện: Tính toàn diện được thể hiện ở việc nhận xét
đánh giá của mỗi giáo viên phản ánh đầy đủ các mặt hoạt động nhận thức của
học sinh bao gồm: số lượng, chất lượng kiến thức, kỹ năng, thái độ, tư duy.
Một số bài kiểm tra một đợt có thể nhằm vào một mục đích trọng tâm nào đó
nhưng toàn bộ hệ thống kiểm tra đánh giá phải đạt yêu cầu đánh giá toàn diện
các mặt trên. Trong đó quan trọng nhất là chất lượng tri thức của học sinh, đó
là độ bền và chiều sâu của tri thức. Nó là cơ sở, điều kiện để học sinh phát
triển trí tuệ, năng lực hoạt động là nguồn gốc của động cơ học tập và hình
thành hứng thú học tập.
- Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống: Muốn phản ánh khách quan
hoạt động nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học thì
việc kiểm tra đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, có hệ thống và có
kế hoạch. Do đó phải kết hợp theo dõi thường xuyên với kiểm tra đánh giá
15


định kì và đánh giá tổng kết cuối năm học, cuối mỗi khoá học mới đánh giá
thực chất sự phát triển tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
- Đảm bảo tính công khai: Việc tổ chức kiểm tra đánh giá phải được tiến
hành công khai, kết quả cũng phải được công bố và công bố kịp thời đến học
sinh. Đồng thời công khai hoá các nhận định về năng lực, kết quả học tập của
mỗi học sinh và của tập thể lớp tạo cơ hội cho học sinh phát triển năng lực tự
đánh giá. Giúp học sinh nhận ra tiến bộ của mình, khuyến khích, động viên
thúc đẩy học sinh học tập.
- Đảm bảo tính phát triển: kiểm tra đánh giá là xác định thực trạng, xác
định chất lượng cho thời điểm hiện tại của trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
của học sinh. Tuy nhiên quá trình nhận thức luôn luôn vận động và phát triển
nên việc kiểm tra đánh giá cũng mang tính chất “động” tạo điều kiện phát huy
động lực của kết quả học tập. Khẳng định được sự cố gắng của học sinh kéo
theo sự phát triển của học sinh về kiến thức, trình độ tư duy, thái độ học tập

và phát triển hứng thú học tập.
- Đảm bảo tính cá biệt hoá: Rõ ràng việc học tập mang tính cá biệt, phát
triển nhận thức cá nhân nên việc kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính cá biệt
hóa. Việc kiểm tra đánh giá được tiến hành vời từng học sinh riêng biệt không
lấy thành tích chung của cả một lớp, một tổ thay cho kiểm tra đánh giá học
sinh. Đối với từng học sinh phải có sự cân nhắc nhất định đến điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể, đến từng cá tính, động cơ… của từng em, từng thời điểm, yêu
cầu này chống lại quan điểm tuỳ tiện chung chung đại khái trong việc kiểm
tra đánh giá học sinh.
1.3.2. Những yêu cầu sư phạm của đề kiểm tra
Từ những yêu cầu của việc kiểm tra thì đề kiểm tra cũng cần có các yêu
cầu sau:
- Thứ nhất: rõ ràng, chính xác. Câu hỏi nêu ra phải rõ ràng, trong sáng,
phải sử dụng những động từ: phân tích, so sánh, giải thích… chính xác để học
sinh định hướng trả lời. Câu hỏi phải ngắn gọn rõ ràng khiến cho học sinh
không hiểu sai hay trả lời nhầm.
16


- Thứ hai: đảm bảo mục tiêu: Đây là yêu cầu tối thiểu nhất của việc ra
đề. Trước khi ra đề kiểm tra thì giáo viên phải phân tích mục tiêu (mục đích,
yêu cầu) nội dung của chương trình từ đó ra đề kiểm tra cho hợp lí. Câu hỏi
nêu ra không được quá khó cũng như đánh đố học sinh, không quá xa vời làm
cho học sinh lúng túng không trả lời được. Tuy nhiên, cũng không được quá
dễ vì như vậy học sinh dễ nhàm chán không có hứng thú làm bài. Giáo viên
phải dựa vào nội dung kiến thức sách giáo khoa và kiến thức mở rộng của
mình trong quá trình giảng dạy.
- Thứ ba: phân hoá học sinh. Tất nhiên trong lớp học không bao giờ có
trường hợp lực học của học sinh ngang nhau mà ít nhiều cũng có sự phân hoá
từ yếu kém đến giỏi. Cũng chính vì lí do này mà câu hỏi trong đề kiểm tra bao

giờ cũng có sự phân cấp.
- Thứ tư: đảm bảo thời gian. Đây cũng là yêu cầu rất quan trọng vì để
nghĩ và trả lời câu hỏi đều cần phải có thời gian. Cho nên giáo viên khi ra câu
hỏi cũng cần phải phân bố thời gian cho hợp lí, phải phân tích xem nội dung
bài sau có dài không để có kế hoạch kiểm tra 15 phút cho phù hợp. Phải xem
xét thời gian kiểm tra là bao lâu để dự tính thời gian làm bài của từng câu
trong bài kiểm tra, từ đó xác định số lượng câu hỏi cho hợp lí.
Tóm lại: Bốn yêu cầu trên là những yêu cầu tối thiểu khi ra một đề kiểm
tra. Bốn yêu cầu này tưởng chừng rất rời rạc nhưng thực chất lại rất liên
kết,liên quan đến nhau. Ví như cùng một câu hỏi thì học sinh trung bình trả
lời mất bằng này thời gian nhưng học sinh giỏi có thể trả lời thêm 1 hoặc 2
câu hỏi khác nữa cũng trong khoảng thời gian ấy.

17


CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Quy trình soạn đề kiểm tra
Gồm 5 bước:
+ Bước 1: Xác định mục đích yêu cầu.
+ Bước 2: Xác định mục tiêu giảng dạy có ở ba mức độ (nhận biết,
thông hiểu, vận dụng).
+ Bước 3: Thiết lập ma trận hai chiều
gồm bảng chia ô có 2 chiều:


Nội dung kiến thức sách giáo khoa.




Hành vi năng lực người học.

(trong mỗi ô là số lượng câu hỏi).
+ Bước 4: Thiết lập câu hỏi theo ma trận.
+ Bước 5: Xây dựng đáp án và biểu điểm.
2.2. Kỹ thuật ra đề kiểm tra
Khi ra đề kiểm tra cần chú ý:
- Sự phân bố câu hỏi và điểm cho các nội dung kiểm tra phải căn cứ vào
thời lượng chương trình của từng nội dung. Chương nào hay phần nào có số
tiết nhiều thì câu hỏi và điểm sẽ nhiều hơn.
- Các câu hỏi kiểm tra nên đảm bảo chủ yếu ở ba mức độ: nhận biết,
thông hiểu, vận dụng.
- Để đảm bảo sự phân bố đồng đều nội dung và thang điểm hoặc nhấn
mạnh trọng tâm của đề kiểm tra nên có sự phác thảo hay dự kiến trước được
thể hiện trong ma trận.
- Việc lập ma trận không chỉ đảm bảo các yêu cầu nêu trên mà còn giúp
cho việc soạn đề nhanh hơn và chính xác hơn.

18


2.3. Các nguyên tắc thiết kế đề kiểm tra 15 phút
- Các nội dung kiểm tra theo chủ đề (đối với chương có số tiết lớn hơn
hoặc bằng 10) hay theo chương (có số tiết nhỏ hơn hoặc bằng 10) bám sát
chương trình và sách giáo khoa. Vì vậy ở chương III: Sinh trưỏng và phát
triển (7 tiết) tương ứng với một chủ đề, thứ tự sắp xếp các đề theo thứ tự của
chương trình.
- Mỗi chủ đề được thiết kế thành hai loại đề theo trình độ của lớp có học
sinh là trung bình và khá. Để thuận lợi cho việc thiết kế và theo dõi tôi không
đưa ra những ma trận phức tạp mà chỉ đề cập những bảng cần thiết.

Bảng 1. Loại đề theo trình độ trung bình
Chủ đề

Tiêu chí

Các mức độ nhận biết

Tổng

Nhận Biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tỉ lệ

0,7

0,2

0,1

1,0

Số câu

14

4


2

20

Số điểm

7,0

2,0

1,0

10

Bảng 2. Loại đề theo trình độ khá
Chủ đề

Tiêu chí

Các mức độ nhận biết

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng


Tỉ lệ

0,5

0,3

0,2

1,0

Số câu

10

6

4

20

Số điểm

5,0

3,0

2,0

10


Theo các bảng trên học sinh trả lời đúng mỗi câu trắc nghiệm được 0,5
điểm. Mỗi đề có 20 câu được trả lời trong 15 phút. Vì các câu trắc nghiệm
trong sinh học 11 hầu hết là câu lí thuyết nên tốc độ làm bài phải nhanh. Việc
19


phân thành hai loại trình độ để thuận lợi cho việc KT-ĐG hợp trình độ. Có
như vậy kết quả kiểm tra mới phản ánh được tính khách quan trong đánh giá
thực chất dạy và học ở trường phổ thông. Tuy nhiên sự phân chia này chỉ có
tính chất tương đối.
- Mỗi loại đề được thiết kế thành nhóm đề. Mỗi nhóm đề có bốn đề cụ
thể có nội dung kiểm tra giống nhau, chỉ khác nhau về thứ tự các câu hỏi và
các phương án trả lời. Cấu trúc này có ưu điểm là:
+ Đối với học sinh: việc tự kiểm tra đánh giá được lặp lại sẽ khắc sâu
kiến thức, khắc phục được những sai sót trong nhận thức.
+ Đối với giáo viên: việc kiểm tra đánh giá mang tính khách quan, kiến
thức rộng hơn, phân loại được đối tượng học sinh.
2.4. Các nguyên tắc thiết kế đề kiểm tra 45 phút
- Do thời lượng nhiều nên đề bao gồm cả trắc nghiệm chủ quan hay tự
luận và trắc nghiệm khách quan theo tỉ lệ thích hợp, ví dụ như:
+ 70% trắc nghiệm khách quan, 30% trắc nghiệm chủ quan.
+ 50% trắc nghiệm khách quan, 50% trắc nghiệm chủ quan.
+ 60% trắc nghiệm khách quan, 40% trắc nghiệm chủ quan.
+ 40% trắc nghiệm khách quan, 60% trắc nghiệm chủ quan.
- Cần kế thừa nguyên tắc ra đề kiểm tra 15 phút, tuy nhiên do điều kiện
hạn hẹp về số trang nên đề kiểm tra 45 phút đi vào trọng tâm là sự kết hợp
trắc nghiệm khách quan và tự luận.
- Nội dung kiểm tra là sự tích hợp sinh học cơ thể thực vật và động vật
phải dựa vào phân phối chương trình của năm học.
- Nội dung kiểm tra tập trung vào các khái niệm, các cơ chế, quá trình và

những ứng dụng thực tiễn.
- Việc lập ma trận là cần thiết đối với đề kiểm tra có thời lượng một tiết
trở lên không chỉ đảm bảo yêu cầu kiểm tra mà còn giúp cho việc soạn đề
nhanh hơn và chính xác hơn. Ví dụ:

20


Ma trận chi tiết đề kiểm tra 1 tiết (hay đề thi học kì lớp 11)

Các mức độ nhận thức

Các
chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

chính

TNKQ

Tự luận

TNKQ

Tự luận


TNKQ

Tự luận

Chủ đề

Câu....

Câu....

Câu....

Câu....

Câu....

Câu....

Tổng

Câu....

……… …điểm …điểm …điểm …điểm …điểm …điểm …điểm
Chủ đề

Câu....

Câu....


Câu....

Câu....

Câu....

Câu....

Câu....

……… …điểm …điểm …điểm …điểm …điểm …điểm …điểm
Tổng

Câu....

Câu....

Câu....

Câu....

Câu....

Câu....

…điểm …điểm …điểm …điểm …điểm …điểm

Số câu
10,0


21


Cụ thể đối với chương III. Sinh trưởng và phát triển
Các mức độ nhận thức

Các
chủ đề
chính
ST&PT
ở Thực
vật
ST&PT
ở Động
vật
Tổng

Nhận biết
TNKQ
9 câu

Thông hiểu

Tổng

Tự luận TNKQ Tự luận TNKQ Tự luận
1 câu

2,25 điểm 1 điểm


1 câu

0,5 điểm 1.5điểm
1 câu

4 câu

13 câu

0,25 điểm

0,5 điểm

2 câu

2,5 điểm

1 câu

2 câu

10 câu

19 câu

Vận dụng

1 câu

1 câu


4 điểm

1 câu

14 câu

1,5điểm

6 điểm

1 câu

27 câu

4,75điểm 1,0điểm 1,0 điểm 1,5 điểm 0,25điểm 1,5điểm 10,0điểm

* Từ ma trận ta thấy:
- Phần trắc nghiệm khách quan chiếm 6 điểm, còn phần tự luận chiếm 4
điểm.
- Mức độ nhận biết chiếm 5,75 điểm, mức thông hiểu chiếm 2,5 điểm,
còn mức vận dụng chiếm 1,75 điểm.
- Có 24 câu trắc nghiệm khách quan, 3 câu tự luận. Các câu tự luận có
thể thay đổi mức độ nhận biết cho nhau ở hai chủ đề.
- Có 2 chủ đề tương ứng với hai phần thuộc chương III. Sinh trưởng và
phát triển.
2.5. Hệ thống trắc nghiệm khách quan và phiếu học tập phục vụ cho bài
kiểm tra 15 phút và 45 phút.
2.5.1. Các đề kiểm tra 15 phút
Gồm 5 đề tương ứng với các bài:

34. Sinh trưởng ở thực vật

22


35. Hoocmon thực vật
36. Phát triển ở thực vật có hoa.
37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật.
38+39. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Đề số 1
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
1. Sinh trưởng thực vật là:
A. Quá trình tăng chiều dài của cơ thể do tăng chiều dài của tế bào.
B. Quá trình tăng bề mặt của cơ thể do tăng bề mặt tế bào.
C. Quá trình tăng về thể tích của cơ thể do tăng thể tích tế bào.
D. Quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể
do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
2. Mô phân sinh là gì?
A. Nhóm tế bào đã phân hoá, duy trì được khả năng phân bào nguyên
nhiễm.
B. Nhóm tế bào đã phân hoá, không còn khả năng phân bào nguyên
nhiễm.
C. Nhóm tế bào chưa phân hoá, duy trì được khả năng phân bào nguyên
nhiễm.
D. Nhóm tế bào chưa phân hoá, nhưng không còn khả năng phân bào
nguyên nhiễm.

23



Sử dụng hình vẽ sau đây để trả lời câu hỏi 3 và 4

3. Số (1)là:
A. Mô phân sinh đỉnh
B. Tầng phát sinh.
C. Lóng.
D. Lá non.
4. Số (2) là:
A. Mô phân sinh đỉnh
B. Tầng phát sinh.
C. Lóng.
D. Lá non.
5. Sinh trưởng sơ cấp của cây là:
A. Sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh
đỉnh.
B. Sinh trưởng làm cho thân cây to, lớn lên do hoạt động nguyên phân
của mô phân sinh bên tạo ra.
C. Quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể
do tăng số lượng và kích thước tế bào.
D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm sinh
trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái.
6. Trong cấu tạo của thân cây gỗ, gỗ lõi có vai trò:
24


A. Vận chuyển nước và ion khoáng trong một thời gian ngắn.
B. Vận chuyển ngang nước, ion khoáng và nhựa luyện từ libe đến các
mô sống, các tế bào nhu mô dự trữ.
C. Làm giá đỡ cho cây.
D. Cả hai ý A và C.

7. Lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ:
A. Lớp mạch rây sơ cấp.
B. Lớp mạch rây thứ cấp.
C. Tầng sinh bần.
D. Tầng sinh mạch.
8. Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ:
A. Vòng năm.
B. Gỗ lõi.
C. Gỗ dác.
D. Bần.
9. Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp thứ tự từ ngoài vào
trong thân là:
A. Vỏ → biểu bì → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch →
gỗ sơ cấp → tuỷ.
B. Biểu bì → vỏ → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch →
gỗ sơ cấp → tuỷ.
C. Biểu bì → vỏ → gỗ sơ cấp → tầng sinh mạch → mạch rây
sơ cấp → tuỷ.
D. Biểu bì → vỏ → tầng sinh mạch → mạch rây sơ cấp →
gỗ sơ cấp → tuỷ.
10. Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài
vào trong thân là:
A. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp→
tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ.
25


×