Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Luận văn sư phạm Nghệ thuật kể chuyện trong tập truyện Cỏ Lau của Nguyễn Minh Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.38 KB, 70 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Nhắc đến văn học Việt Nam hiện đại, chúng ta không thể không nhắc
đến tên tuổi nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đời văn Nguyễn Minh Châu có thể
được chia thành hai giai đoạn: trước và sau 1975. ở chặng đường thứ nhất,
Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc, hoà giọng cao trong bản anh hùng ca
của văn học kháng chiến. ở chặng đường thứ hai, ông đã có những đổi mới
trong cảm hứng, trong cách viết nhưng vẫn tiếp tục gặt hái được nhiều thành
tựu đáng kể. Những sáng tác sau 1975, đặc biệt là tập truyện Cỏ lau- tập
truyện cuối cùng của đời văn Nguyễn Minh Châu- có ý nghĩa mở đầu cho cao
trào đổi mới văn học những năm gần đây. Các nhà nghiên cứu và bạn đọc đã
đánh giá tập Cỏ lau ở nhiều khía cạnh nhưng nhìn chung vấn đề nghệ thuật kể
chuyện của tập truyện nhìn từ góc nhìn của Lsí luận văn học dường như vẫn
còn bỏ ngỏ. Thực hiện đề tài nghiên cứu: Nghệ thuật kể chuyện trong tập
truyện Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu là việc làm có ý nghĩa trong việc tìm
hiểu nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm cũng như tư tưởng Nguyễn
Minh Châu những năm sau chiến tranh. Qua đó góp phần thấy được những
bước đi ban đầu của sự nghiệp đổi mới văn học mà Nguyễn Minh Châu là
một trong số các nhà văn đi tiên phong. Bên cạnh đó, việc thực hiện đề tài
nghiên cứu còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học tập và nghiên
cứu khoa học văn chương của một sinh viên Ngữ văn trước ngưỡng cửa nghề
nghiệp và tương lai.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuốn Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm [9] đã tập hợp khá
đầy đủ các bài nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp Nguyễn Minh Châu được
đăng rải rảc trên các báo, tạp chí những năm qua. Trong số đó, các bài viết
riêng về tập Cỏ lau chưa nhiều lại chỉ thường tập trung vào nội dung và cũng

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn



1


Khoá luận tốt nghiệp

chưa có bài viết nào xem xét nghệ thuật kể chuyện của tập truyện như một đối
tượng nghiên cứu độc lập. Tuy nhiên, rải rác trong một số bài viết, các tác giả
đã đề cập đến một vài khía cạnh quan trọng về nghệ thuật kể chuyện của tập
Cỏ lau.
Đỗ Đức Hiểu trong Đọc Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu đã
đánh giá Phiên chợ Giát là một văn bản đa thanh [9, Tr.177] và khẳng định
một trong những biểu hiện của sự đa thanh đó là những nét nhoè trong
nghệ thuật kể chuyện: Tiếng người kể chuyện nhoè với độc thoại của nhân
vật, độc thoại của nhân vật nhoè với đối thoại [9, Tr.179 ]. Có thể coi đây là
những gợi mở rất quan trọng trong việc tiếp cận nghệ thuật kể chuyện của
Phiên chợ Giát ở phương diện đối thoại, độc thoại , kể.
Trong bài viết: Giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn
Minh Châu, tác giả Tôn Phương Lan đã có những phân tích, nhận xét rất xác
đáng về giọng điệu, ngôn ngữ Nguyễn Minh Châu. Trong khi nói về ngôn ngữ
Nguyễn Minh Châu sau chiến tranh, tác giả đã tìm hiểu khả năng của ngôn
ngữ Nguyễn Minh Châu khi miêu tả thiên nhiên, tâm trạng con người. Tôn
Phương Lan nhận xét về cách tả thiên nhiên của Nguyễn Minh Châu: Nguyễn
Minh Châu là người có biệt tài trong miêu tả cảnh sắc thiên nhiên nhuốm màu
tâm trạng [9, Tr.287]. Khi đề cập đến ngôn ngữ, Tôn Phương Lan còn chỉ ra
chủ thể kể chuyện (người kể chuyện- nhân chứng trong Mùa trái cóc ở miền
Nam, người kể chuyện - nhân vật trong truyện Cỏ lau) và nêu ra được vai trò
của chủ thể kể chuyện với việc thể hiện giọng điệu, ngôn ngữ cũng như nội
dung tác phẩm. Như vậy, Tôn Phương Lan đã đưa ra cách tiếp cận ngôn ngữ,
chủ thể kể chuyện, biện pháp tả, kể của tập Cỏ lau trong mối quan hệ nhiều

mặt của nó.
Tác giả Trịnh Thu Tuyết đã chia cốt truyện trong các sáng tác của
Nguyễn Minh Châu thành ba loại:

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

2


Khoá luận tốt nghiệp

1.

Cốt truyện xây dựng trên những nguyên tắc luận đề.

2.

Cốt truyện sinh hoạt thế sự.

3.

Cốt truyện dựa vào những số phận đời tư.

Trong đó, cả ba truyện của tập Cỏ lau đều được tác giả xếp vào loại có
kiểu cốt truyện thứ ba. Sau khi phân tích, tác giả đã đi đến kết luận: Cốt
truyện được nới lỏng chủ yếu dựa trên những xung đột tâm lý chồng chéo,
không mở đầu, không có cao trào, cũng không có kết thúc, tựa dòng chảy tự
nhiên, nhi nhiên của cuộc sống vốn luôn tồn tại cùng những mâu thuẫn, những
xung đột vĩnh cửu [9, Tr.333]. Qua đó, tác giả cho ta thấy xung đột chủ yếu
trong các truyện của tập Cỏ lau là xung đột tâm lý và cách kể là kể lắp ghép,

có sự chồng chéo của thời gian hiện tại, quá khứ, tương lai với những hồi ức,
kỉ niệm.
Đề cập đến tính triết lý, Dương Thị Thanh Hiên đã tìm hiểu chất triết lý
trong các sáng tác Nguyễn Minh Châu qua việc sử dụng các hình ảnh biểu
tượng. Tác giả cho rằng: Hình ảnh biểu tượng là một phương tiện cách tân
nghệ thuật độc đáo trong sáng tác của ông, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn
[9,Tr.313]. Sau khi chỉ ra và phân tích các hình ảnh biểu tượng trong tập
truyện Cỏ lau, Dương Thị Thanh Hiên đã đưa ra kết luận: Những suy ngẫm
mang tầm triết lý bao trùm lên số phận, tính cách nhân vật được đào xới ở
những biến thiên thăng trầm của lịch sử qua những biểu tượng ấy càng hiện ra
sắc nét [9, Tr.318].
Tác giả Hoàng Thị Văn trong khi đề cập, đánh giá nội dung cũng có
những nhận xét rát xác đáng về nghệ thuật kể chuyện của truyện Cỏ lau và
Phiên chợ Giát đặc biệt là độc thoại nội tâm. ở truyện Cỏ lau là những hồi
tưởng sinh động, những độc thoại nội tâm đầy trăn trở suy tư kết hợp với lời kể
chậm rãi, buồn [9, Tr.207]. Và ở Phiên chợ Giát là những hồi tưởng,
những đối thoại, độc thoại nội tâm [9, Tr.208]. Tác giả đã giúp chúng ta thấy

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

3


Khoá luận tốt nghiệp

độc thoại nội tâm là một trong những biện pháp quan trọng trong nghệ thuật
kể chuyện của tập Cỏ lau.
Như vậy, tuy vấn đề nghệ thuật kể chuyện trong tập truyện Cỏ lau của
Nguyễn Minh Châu chưa được nghiên cứu thật kĩ lưỡng và hoàn chỉnh nhưng
những nhận xét, đánh giá về một vài phương diện cụ thể của các tác giả trên

thực sự là những gợi mở, định hướng để chúng tôi tiếp thu, học hỏi và có thể
hoàn thành được đề tài nghiên cứu khoa học này.
3.Giới hạn hẹp của đề tài
Do hạn chế về thời gian và khả năng của người bước đầu làm nghiên
cứu khoa học, đề tài nghiên cứu này chỉ giới hạn trong:
3.1. Nội dung
Tìm hiểu các yếu tố thể hiện nghệ thuật kể chuyện trong tập truyện Cỏ
lau của Nguyễn Minh Châu.
So sánh với nghệ thuật kể chuyện trong các truyện ngắn của chính
Nguyễn Minh Châu trước 1975 (qua khảo sát một số truyện: Nguồn suối,
Nhành mai, Những vùng trời khác nhau, Người mẹ xóm nhà thờ, Mảnh
trăng cuối rừng) để thấy được đặc sắc nghệ thuật kể chuyện của tập Cỏ lau
so với các sáng tác của chính tác giả ở giai đoạn trước.
3.2. Tư liệu
Về tác phẩm: Các truyện trong tập Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu: Cỏ
lau, Mùa trái cóc ở miền Nam, Phiên chợ Giát.
Các truyện trước 1975 của Nguyễn Minh Châu: Nguồn suối, Nhành
mai, Những vùng trời khác nhau, Người mẹ xóm nhà thờ, Mảnh trăng
cuối rừng.
Về tài liệu tham khảo: Được ghi ở phần tài liệu tham khảo.

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

4


Khoá luận tốt nghiệp

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng hai phương pháp:

4.1. Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống
Phương pháp này chia đối tượng thành nhiều yếu tố có cùng trình độ. Mỗi
yếu tố ấy có chức năng, nhiệm vụ khác nhau và có sự ảnh hưởng lẫn nhau.
4.2. Phương pháp so sánh hệ thống
Đây là phương pháp nghiên cứu đặc trưng của nghệ thuật nói chung và
văn chương nói riêng, giúp chúng ta so sánh cả một hệ thống yếu tố bộ phận
nhằm tìm ra giá trị độc đáo của yếu tố này so với yếu tố kia.
5. Đóng góp vào cấu trúc của khoá luận
5.1. Đóng góp của khoá luận
Góp phần đưa ra một hướng nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện trong tập
truyện Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu từ góc nhìn của Lý luận văn học. Qua
đó, phần nào hiểu được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm cũng như tư tưởng
của tác giả. Đồng thời thấy được những đổi mới của Nguyễn Minh Châu ở giai
đoạn sau 1975, góp một tiếng nói trong việc đánh giá những đóng góp của
Nguyễn Minh Châu trong công cuộc đổi mới văn học những năm gần đây.
5.2. Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của khoá luận được
chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nghệ thuật kể chuyện
Chương 2: Nghệ thuật kể chuyện trong tập truyện Cỏ lau của Nguyễn
Minh Châu
Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật kể chuyện trong tập truyện Cỏ lau của
Nguyễn Minh Châu (qua so sánh với nghệ thuật kể chuyện trong các truyện
ngắn ở giai đoạn trước 1975 của chính tác giả).

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

5



Khoá luận tốt nghiệp

Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về nghệ thuật kể chuyện
Trước hết cần phải thấy rằng nghệ thuật kể chuyện là đặc trưng của tác
phẩm tự sự. Theo Từ điển thuật ngữ Văn học: Phương thức phản ánh hiện
thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi con người làm cho tác phẩm tự sự trở
thành một câu chuyện về ai đó hay về một cái gì đó cho nên tác phẩm tự sự
bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật
được khắc hoạ đầy đủ, nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình và kịch. Trong tác
phẩm tự sự, cốt truyện được khắc hoạ nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật
phong phú, đa dạng, bao gồm chi tiết sự kiện, xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại
hình của nhân vật; chi tiết tính cách, chi tiết nội thất, ngoại cảnh, phong tục,
đời sống, văn hoá, lịch sử; lại còn có cả những chi tiết liên tưởng, tưởng tượng,
hoang đường mà không nghệ thuật nào tái hiện được [5, Tr.385]. Và
Nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tính khách quan đã đặt trần thuật vào
vị trí của nhân tố tổ chức ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm tự sự, đòi hỏi
nhà văn phải sáng tạo ra hình tượng người trần thuật.[5, Tr.386]. Qua đó, có
thể hiểu nghệ thuật kể chuyện chính là cách nhà văn trần thuật- tổ chức ra thế
giới nghệ thuật của tác phẩm tự sự. Cũng theo Từ điển thuật ngữ Văn học thì
trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu,
khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật
theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định. [5, Tr.364]. Thành phần
của trần thuật không chỉ là lời thuật, chức năng của nó không chỉ là kể việc.
Nó bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử
nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả. Do đó
trần thuật gắn liền với toàn bộ công việc bố cục, kết cấu tác phẩm. Tác phẩm
dù kể theo trình tự nhân quả hay liên tưởng, kể nhanh hay kể chậm, kể ngắt

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn


6


Khoá luận tốt nghiệp

quãng rồi bổ sung, thì trần thuật là cả một hệ thống tổ chức phức tạp nhằm
đưa hành động, lời nói nhân vật vào đúng vị trí của nó để người đọc có thể
lĩnh hội theo đúng ý định tác giả (mối quan hệ giữa câu chuyện và cốt truyện)
[5, Tr. 364].
Có nhiều yếu tố thể hiện nghệ thuật kể chuyện, luận văn sẽ xem xét ở
các yếu tố: chủ thể kể chuyện, các biện pháp thể hiện nghệ thuật và lời văn
nghệ thuật.
1.1. Chủ thể kể chuyện
Một trong những đặc trưng làm nên sự khác biệt giữa truyện với thơ và
kịch đó là ở truyện có người đứng ra kể chuyện. Chính nhờ có chủ thể kể
chuyện thông qua lời văn nghệ thuật với các biện pháp nghệ thuật đã dẫn dắt,
kể lại cho người nghe, người đọc diễn biến của câu chuyện. Các nhà nghiên
cứu đã chia chủ thể kể chuyện thành hai loại:
1.1.1. Hình thức người kể chuyện
Đây là hình thức mà người kể chuyện không có mặt trong tác phẩm
(thường được giả định là tác giả). ở hình thức này, người kể chuyện có khả
năng bao quát được toàn bộ cốt truyện, các nhân vật, các tình tiếtdo đó
không bị hạn chế trong việc phản ánh hiện thực. Ưu thế của hình thức này là
tạo được tính khách quan cao và sự hấp dẫn của cốt truyện.
1.1.2. Hình thức nhân vật kể chuyện
Là hình thức kể chuyện mà chủ thể là nhân vật tham gia trong tác phẩm
(có thể là nhân vật chính). ở hình thức này, nhân vật kể chuyện không phải
chuyện gì cũng biết nên hạn chế ở sự phản ánh hiện thực nhưng lại hấp dẫn ở
chính sự thật, tạo sự tin tưởng cho người đọc.

Hình thức truyện là hình thức cho phép tác giả phát huy tối đa cá tính
sáng tạo của mình và mỗi hình thức đều có sự hấp dẫn riêng. Việc lựa chọn
hình thức nào là phụ thuộc vào tài năng, sở trường của mỗi tác giả.

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

7


Khoá luận tốt nghiệp

1.2. Các biện pháp thể hiện nghệ thuật
Hệ thống được coi là thường xuyên và đầy đủ nhất các biện pháp nghệ
thuật bao gồm 7 yếu tố:
1.2.1. Biện pháp độc thoại nội tâm
Là hình thức tác giả để cho nhân vật nói lên tiếng nói, ý nghĩ bên trong
của mình và đây là lúc nhân vật thật nhất. Từ điển thuật ngữ Văn học đưa ra
định nghĩa độc thoại nội tâm là: Lời phát ngôn của nhân vật nói với chính
mình thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm
xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó.[5, Tr.122].
Biện pháp này thường được nhà văn sử dụng khi nhân vật rơi vào hoàn
cảnh éo le, nhiều xung đột kịch tính. Độc thoại cho thấy sâu sắc nhất chiều
sâu nội tâm của nhân vật. Đây cũng chính là ưu thế của văn chương so với các
loại hình nghệ thuật khác. ở mỗi loại văn, biện pháp này được sử dụng ở
những mức độ đậm, nhạt khác nhau và mỗi nhà văn lại có cách thể hiện riêng.
Cái đích cuối cùng là qua độc thoại nội tâm, bạn đọc có được những phút giây
lắng đọng để nhìn vào chiều sâu tâm hồn nhân vật, thấy được nhân vật nghĩ gì
và tác giả muốn nói gì với người đọc.
1.2.2. Biện pháp đối thoại
Là cách tác giả để cho nhân vật này nói, nhân vật kia đáp lại. Qua đối

thoại, bạn đọc không chỉ biết nội dung đối đáp mà còn biết được những đặc
điểm về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính của nhân vật. Các mối
quan hệ càng đa dạng, các nhân vật càng đối thoại nhiều thì càng bộc lộ được
nhiều đặc điểm. Chính vì thế, biện pháp này góp phần tạo nên nét riêng của
nhân vật này với nhân vật khác, là một trong những yếu tố giúp phân biệt các
nhân vật trong tác phẩm.
Biện pháp này được sử dụng đậm đặc trong kịch, phổ biến trong truyện
và ít được sử dụng trong thơ.

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

8


Khoá luận tốt nghiệp

1.2.3. Biện pháp để cho nhân vật tâm tình
Tâm tình là tiếng nói của nhân vật xuất hiện dưới dạng có một đối
tượng nào đó để thổ lộ và giãi bày tâm sự. Thường thì lời tâm tình cũng chính
là lời đối thoại nhưng không phải đối thoại nào cũng là tâm tình. Đối thoại chỉ
được coi là tâm tình khi nó có một sắc điệu khác, một giọng điệu khác: điềm
đạm, thâm trầm và giầu cảm xúc, suy tư hơn. Nó bày tỏ được chiều sâu tâm
hồn nhân vật: những suy tư, trăn trở, những tâm sự, bức xúcLời tâm tình
giúp cho người đọc hiểu được thế giới bên trong, cụ thể là tình cảm, thái độ
của nhân vật. Cũng giống như độc thoại, biện pháp này góp phần khẳng định
ưu thế của văn chương so với các loại hình nghệ thuật khác trong việc miêu tả
đời sống tâm lý, những cái trừu tượng khó nắm bắt của đối tượng. Đối với
truyện, biện pháp này tạo nên chất trữ tình sâu lắng cho câu chuyện được kể.
1.2.4. Biện pháp tạo xung đột - kịch tính
Xung đột là sự đối lập, sự mâu thuẫn được dùng như một nguyên tắc

để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hiện tượng của tác phẩm
nghệ thuật [5, Tr.431]. Thuật ngữ xung đột thường được dùng khi nói đến tác
phẩm kịch và tự sự, nó là cơ sở và động lực thúc đẩy hành động, xung đột quy
định những giai đoạn chính của sự phát triển cốt truyện. Biện pháp tạo xung
đột- kịch tính nghĩa là tác giả đặt nhân vật vào những tình huống đầy kịch tính
để qua đó nhân vật sẽ bộc lộ những hành động, những đặc điểm về cá tính.
Các xung đột thường xuất hiện dưới những va chạm tức là những đụng độ trực
tiếp, sự chống đối giữa các thế lực được mô tả trong tác phẩm, giữa tính cách
với hoàn cảnh, giữa các tính cách với nhau, giữa những phương diện khác
nhau của một tính cách. Qua cách nhân vật đối diện với các tình huống để
thoát khỏi xung đột, ta sẽ thấy được một phương diện nào đó trong tính cách
và chiều hướng con đường đời của nhân vật.

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

9


Khoá luận tốt nghiệp

1.2.5. Biện pháp bàn luận, triết lý
Biện pháp này thường thể hiện qua lời nhân vật cũng có khi trực tiếp là
lời tác giả để nhấn mạnh, lưu ý với người đọc một vấn đề nào đó. Những ý
kiến bàn luận phong phú, đa dạng sẽ cho thấy phần nào thế giới quan của các
nhân vật hoặc tác giả .
Triết lý được xem như là một mức độ cao hơn của bàn luận, đó là hình
thức xoáy sâu, nhấn mạnh vào vấn đề tác phẩm đặt ra; là cách diễn đạt ngắn
gọn mà độc đáo những điều mang tính chân lý của cuộc sống. Triết lý có tác
dụng nhấn mạnh vào chiều sâu tư duy đồng thời bày tỏ tình cảm, thái độ của
nhà văn đối với đời sống.

Biện pháp này thường được sử dụng nhiều trong truyện, ít hơn ở thơ và
kịch. Nhưng không phải bất cứ lời triết lý, bàn luận nào cũng đạt đến chân lý.
1.2.6. Biện pháp tả
Biện pháp tả nhằm mục đích cụ thể hoá đối tượng miêu tả. Nó giúp cho
đối tượng hiện lên tác động trực tiếp vào trí tưởng tượng, khơi gợi cảm xúc tức
thời ở người đọc, khiến người đọc có thể hình dung được về đối tượng bằng
càng nhiều giác quan càng tốt. Biện pháp này đòi hỏi nhà văn phải có óc quan
sát tinh tế, nắm bắt được đối tượng và tái hiện một cách sinh động, cụ thể.
Biện pháp tả được thực hiện trên nhiều góc độ khác nhau: có thể tái hiện ngoại
hình, hành động, môi trường, đời sống, tâm lí
ở từng loại văn, từng nhà văn lại có cách sử dụng biện pháp này ở
những mức độ và hình thức khác nhau.
1.2.7. Biện pháp kể
Giống như các biện pháp khác, kể cũng là một hoạt động sáng tạo của
nhà văn, đó là hình thức trần thuật lại các chi tiết, biến cố, hành động, làm cho
tác phẩm trở thành một dòng chảy thống nhất. Khi kể, nhà văn đã hình thành
một sợi dây vô hình xuyên suốt và sâu chuỗi toàn bộ các sự kiện trong tác

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

10


Khoá luận tốt nghiệp

phẩm trở thành một chỉnh thể thống nhất. Nếu biện pháp tả tạo ra không gian
nghệ thuật thì biện pháp kể lại tạo ra thời gian nghệ thuật cho tác phẩm. Trong
tác phẩm có nhiều cách kể: có thể kể tuân theo hoặc không tuân theo logic
thời gian; có thể kể theo đúng nhịp thời gian, diễn biến của hiện thực hoặc có
thể co nén, giãn thời gian; chủ thể kể chuyện có thể là người kể chuyện ở

ngoài tác phẩm cũng có thể là nhân vật trong tác phẩm.
Không chỉ là một biện pháp thể hiện nghệ thuật đơn thuần, kể còn được
nâng lên thành một phương thức tạo ra tác phẩm như là một câu chuyện. Khi
đó, các biện pháp thể hiện nghệ thuật khác chỉ đóng vai trò bổ trợ cho kể. Có
thể nói, kể là biện pháp thể hiện nghệ thuật chủ đạo của truyện, nó góp phần
lớn trong việc làm nên đặc trưng của truyện để phân biệt truyện với kịch và
thơ. ở thơ, hầu như ít có kể còn trong kịch, nó xuất hiện chủ yếu ẩn sau lời
thoại của nhân vật.
Trong tác phẩm,7 biện pháp nghệ thuật không phải chỉ được sử dụng
một cách riêng biệt, độc lập mà chúng còn có sự xen kẽ, kết hợp hài hoà với
nhau: trong kể có tả, trong độc thoại có triết lí, đối thoạiCũng có những tác
phẩm mà ở đó, tác giả sử dụng một hoặc vài biện pháp chủ đạo còn các biện
pháp khác được sử dụng ít hơn. Điều này có thể thấy ở những tác phẩm khác
nhau về loại thể và cũng có thể thấy ở những tác phẩm trong cùng một loại
văn.
1.3. Lời văn nghệ thuật
Lời văn nghệ thuật chính là dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ
thuật trong tác phẩm. Đây là hình thức ngôn từ của tác phẩm và nó là phương
tiện để thể hiện cuộc sống, thể hiện hình tượng cũng như tư tưởng của tác giả.
Lời văn nghệ thuật có các đặc trưng cơ bản: tính chính xác, tính hình tượng,
tính hàm súc, tính biểu cảm, tính logic và tính hệ thống. Các thành phần của
lời văn nghệ thuật là: lời tác giả, lời nhân vật và lời nửa trực tiếp. Mỗi thành

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

11


Khoá luận tốt nghiệp


phần này trong tác phẩm có những đặc điểm riêng và có nhiệm vụ cụ thể khác
nhau.
1.3.1. Lời tác giả
Lời tác giả khá phổ biến ở các tác phẩm tự sự, đó là lời miêu tả, lời kể,
chủ yếu nhằm tái hiện toàn bộ thế giới bên ngoài, đặc biệt là việc miêu tả
ngoại hình, hoàn cảnh và môi trường sống của nhân vật. Thành phần lời nói
này thường rơi vào biện pháp tả; kể; bàn luận, triết lí. Lời tác giả có vai trò
quan trọng trong việc dẫn dắt câu chuyện, định hướng và hỗ trợ cho người đọc
hiểu tối đa lời nhân vật
1.3.2. Lời nhân vật
Lời nhân vật (lời đối thoại hay độc thoại) là ngôn ngữ được phát ngôn từ
chính nhân vật miêu tả trong tác phẩm. Nhà văn có thể cá thể hoá ngôn ngữ
nhân vật bắng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc
biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại những từ, câu mà nhân vật thích
nóiTrong tác phẩm tự sự, nhà văn còn thường trực tiếp miêu tả phong cách
ngôn ngữ nhân vật. Thành phần lời nói này thể hiện thế giới bên trong, phản
ánh hiện thực bên ngoài, định lại dấu ấn về nghề nghiệp, lứa tuổi, giới
tínhcủa nhân vật, thậm chí thúc đẩy hành động của các nhân vật khác.
1.3.3.Lời nửa trực tiếp
Từ điển thuật ngữ văn học đã nêu định nghĩa: Biện pháp diễn đạt lời
văn khi lời của nhân vật có bề ngoài thuộc về tác giả (về mặt chấm câu, ngữ
pháp) nhưng về nội dung và phong cách lại thuộc về nhân vật. Phương thức tu
từ này được sử dụng phổ biến trong văn xuôi nghệ thuật, gây ấn tượng về sự
hiện diện của ý thức nhân vật cho người đọc và cho phép người đọc thâm nhập
vào ý nghĩ thầm kín của nhân vật [5, Tr.187].
Trong tác phẩm văn chương, các thành phần của lời văn nghệ thuật có
đặc điểm, ý nghĩa khác nhau nhưng không tồn tại như những cá thể độc lập

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn


12


Khoá luận tốt nghiệp

mà luôn đan xen, hỗ trợ nhau để cùng đạt tới dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Lời tác giả hỗ trợ, dẫn dắt lời nhân vật; lời nhân vật khắc hoạ những đặc điểm,
thuộc tính của nhân vật và lại được thể hiện thông qua ngôn ngữ của tác giả;
lời nửa trực tiếp có sự chuyển hoá của hai dạng lời nói (lời tác giả và lời nhân
vật). Tỉ lệ các thành phần lời văn nghệ thuật trong mỗi tác phẩm là khác nhau
tuỳ thuộc vào loại văn, tài năng của các tác giả.

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

13


Khoá luận tốt nghiệp

Chương 2
Nghệ thuật kể chuyện trong tập
truyện Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu
2.1. Chủ thể kể chuyện
Tập truyện Cỏ lau có số truyện không nhiều, gồm ba truyện: Cỏ lau,
Phiên chợ Giát, Mùa trái cóc ở miền Nam nhưng dung lượng mỗi truyện
khá lớn (khoảng 60 trang). Nguyễn Minh Châu đã sử dụng cả hai hình thức
người kể chuyện và nhân vật kể chuyện trong tập truyện này.
2.1.1.Hình thức người kể chuyện
Hình thức kể chuyện này được Nguyễn Minh Châu sử dụng trong Phiên
chợ Giát. Hình thức này tỏ ra khá đắc dụng trong việc tái hiện một cách

khách quan hình tượng một người nông dân (lão Khúng) vừa có những nét bản
chất của người nông dân Việt Nam truyền thống vừa có những suy nghĩ của
con người thời hiện đại. Người kể chuyện (có thể ngầm định là tác giả) đã
đứng ngoài câu chuyện, như một quan sát viên bao quát các sự kiện, nhân vật.
Tác giả đã theo sát chặng đường từ nhà tới chợ của lão Khúng, theo sát những
hồi tưởng của lão. Dù là dùng hình thức người kể chuyện nhưng người đọc vẫn
có cảm giác tác giả dường như chỉ kể lại những sự việc của hiện tại, của việc
lão Khúng đi chợ bán con bò khoang còn câu chuyện về cuộc đời lão là do
chính lão kể lại qua chuỗi hồi ức, những độc thoại nội tâm. Phiên chợ Giát
chỉ là câu chuyện ông Khúng đi bán con bò già cho người làm thịt ở chợ Cầu
Giát, chỉ là cuộc hành trình từ nhà đến phố chợ, từ khi ông thức dậy lúc
hai, ba giờ sáng đến khoảng bảy giờ. Một quãng đường, năm tiếng đồng hồ,
song cuộc hành trình này dày thêm, thêm mãi với những hồi tưởng, những đối
thoại, độc thoại nội tâmNhững quãng đời của ông Khúng sống lại với những
khổ đau, nhọc nhằn, những suy tư và ước mơ. [ 5, Tr.208]. Do đó mà Phiên

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

14


Khoá luận tốt nghiệp

chợ Giát vừa có tính khách quan cao vừa hấp dẫn người đọc vì tính chân thực
sâu sắc.
2.1.2. Hình thức nhân vật kể chuyện
Nguyễn Minh Châu đã dành cho hai trong số ba truyện của tập Cỏ lau
hình thức này, đó là truyện Cỏ lau và Mùa trái cóc ở miền Nam.
ở truyện Cỏ lau, nhân vật kể chuyện là nhân vật chính, đó là nhân vật
Lực - một người lính trở về sau chiến tranh. Lực đã kể câu chuyện của chính

mình, về cuộc tình duyên tay ba giữa anh với Thai (người vợ cũ) và Quảng
(người chồng mới của Thai). Nhưng ở đây, câu chuyện không đựơc kể theo
diễn biến của trật tự thời gian và sự kiện thông thường mà có sự chồng chéo
của hiện tại và quá khứ. Nhân vật bắt đầu câu chuyện của mình từ thời hiện
tại, như một điều tất yếu mỗi con người, sự kiện của ngày hôm nay lại làm
sống dậy trong tâm trí nhân vật những con người, sự kiện của ngày hôm qua.
Nhân vật kể chuyện như phân tâm nửa sống cho hiện tại, nửa sống về quá khứ
mà ở nửa nào cũng nhiều trăn trở. Câu chuyện kết thúc khi Lực nghĩ đến một
giả định cho tương lai mà thực ra là chưa xác định được hướng đi cho mình
khiến người đọc có cảm giác như nhân vật đang ở trước mặt ta, sau lời tâm sự,
đang trầm ngâm mong một sự thông cảm hay một sự sẻ chia nào đó. Cái chất
thực, sự lắng đọng, day dứt mà truyện Cỏ lau có được cũng một phần lớn do
cách lựa chọn chủ thể kể chuyện là nhân vật - người trong cuộc của Nguyễn
Minh Châu.
Cũng là nhân vật kể chuyện nhưng nếu ở truyện Cỏ lau là người trong
cuộc tự kể chuyện mình thì ở Mùa trái cóc ở miền Nam, Nguyễn Minh Châu
lại lựa chọn nhân vật kể chuyện là một nhân chứng. Nhân chứng này là nhân
vật tôi - nhà báo, trong một chuyến công tác tới một đơn vị bộ đội đã vô tình
được chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa người chỉ huy (Toàn) của đơn vị ấy với
người mẹ đã thất lạc từ lâu. Vô tình chứng kiến nhưng nhà báo cũng vô tình

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

15


Khoá luận tốt nghiệp

lại trở thành một phần quan trọng của câu chuyện bởi anh đã được bà mẹ kể
cho nghe câu chuyện về cuộc đời bà và chính sự có mặt của nhà báo đã khiến

Toàn bộc lộ nhiều nét tính cách hơn. Bên cạnh việc kể lại câu chuyện về cuộc
gặp gỡ giữa hai mẹ con, nhân vật kể chuyện - nhân chứng, bằng con mắt tinh
tường và nhạy bén của người làm báo còn kể lại một cách khách quan và chân
thực những chuyện về tình đồng đội, về những sự thật nghiệt ngã được bao
bọc trong ánh hào quang của những chiến thắng. Có thể nói, ở Mùa trái cóc ở
miền Nam, những suy tư trăn trở của một nhân chứng có tác dụng khơi gợi sự
đồng cảm sâu sắc nơi người đọc về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
Như vậy tập truyện Cỏ lau đã cho người đọc thấy xu hướng trở về với
đời tư, thế sự, hướng tới cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người
của Nguyễn Minh Châu được thể hiện ngay ở sự lựa chọn chủ thể kể chuyện.
Nguyễn Minh Châu thiên về việc để cho nhân vật tự kể chuyện (ngay cả ở
truyện Phiên chợ Giát) để mỗi cá nhân tự nói lên sự thật, tự nói về những gì
mình đã trải qua, đã nhìn thấy. Có thể nói điều đó đã thể hiện phần nào tư
tưởng của Nguyễn Minh Châu là đề cao cái tôi cá nhân và sự thật. Có thể thấy,
hầu hết các truyện ngắn có giá trị và nổi tiếng của Nguyễn Minh Châu ở giai
đoạn sau 1975 có chủ thể kể chuyện là nhân vật: Bức tranh, Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành, Dấu vết nghề nghiệp, Chiếc thuyền ngoài xa,
Một lần đối chứng
2.2. Các biện pháp thể hiện nghệ thuật
2.2.1. Biện pháp độc thoại nội tâm
Theo Bakhtin: ở con người bao giờ cũng có một cái gì đó mà chỉ bản
thân nó mới có thể khám phá bằng hoạt động tự do của sự tự ý thức và của lời
nói, điều này không thể nào xác định được từ bên ngoài, từ sau lưng con
người. ở tập truyện Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu đã thực sự làm được cái điều
mà như Bakhtin đặt ra là để cho con người tự nói về mình bằng việc sử dụng

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

16



Khoá luận tốt nghiệp

rất nhiều độc thoại nội tâm. Hầu hết các nhân vật chính trong tập truyện Cỏ
lau đều có những lúc độc thoại. ở mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật cụ thể, Nguyễn
Minh Châu lại sử dụng biện pháp này ở mức độ đậm, nhạt khác nhau và với
những dạng thức cụ thể khác nhau.
Trong truyện Mùa trái cóc ở miền Nam, biện pháp độc thoại nội tâm
được Nguyễn Minh Châu dành chủ yếu cho nhân vật tôi- nhà báo, một nhân
chứng kể chuyện. Chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa một bà mẹ với đứa con bị thất
lạc đã 20 năm với những điều không thể ngờ tới, nhà báo đã đi hết từ ngạc
nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đau lòng trước cách ứng xử không một chút
tình người của Toàn và những người lính vừa đi qua chiến tranh đã biến chất,
nhà báo có những ý nghĩ vô cùng chua chát: ừ nhỉ, lâu nay mình sống với
người, chỉ biết sống với người, với thần thánh thì bây giờ hãy sống với quỷ,
quỷ già đời, hãy ngồi cùng mâm với quỷ, hãy chạm chén với quỷ, quỷ già đời,
quỷ mới tập sự () thế giới loài người đang ở đâu trong cái khoảng tối om
bên ngoài ngôi nhà tôi đang ngồi? [1,Tr.557]. Đây là độc thoại của nhân vật
nhà báo ngay trong bữa tiệc rượu mà Toàn chuẩn bị để đón tiếp anh. Những
suy nghĩ giàu tính triết lí đã cho thấy những trăn trở, lo lắng của nhân vật về
bản chất con người, về thế giới loài người đang càng nảy sinh nhiều cái ác, cái
xấu. Độc thoại nội tâm càng trở nên khắc khoải bởi cách sử dụng hình thức
câu hỏi như xoáy vào lòng người đọc thế giới loài người đang ở đâu trong cái
khoảng tối om bên ngoài ngôi nhà tôi đang ngồi? Hầu hết các độc thoại của
nhà báo thể hiện cảm giác cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời đầy rẫy những quỷ
già đời, quỷ mới tập sự. Nó cho thấy cái nhìn đau đáu,đầy lo lắng của nhân
vật trước cuộc sống của con người.
Nguyễn Minh Châu sử dụng ở mức độ cao hơn biện pháp độc thoại
trong truyện Cỏ lau. Biện pháp này có vai trò quan trọng trong việc khắc hoạ
tính cách nhân vật Lực- nhân vật chính của câu chuyện. Lực trong truyện Cỏ


Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

17


Khoá luận tốt nghiệp

lau là một nhân vật thuộc kiểu nhân vật tự vấn trong một số truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu. ở nhân vật này vừa có những nét tính cách đáng trân
trọng vừa có những nét đáng trách. Tính cách đa dạng của nhân vật đã được
tác giả thể hiện khá thành công trong những đoạn độc thoại nội tâm. Có những
độc thoại suy nghĩ về chính mình và day dứt về chiến tranh: Chiến tranh,
kháng chiến, không phải như một số người khác,đến bây giờ tôi không hề mảy
may hối tiếc đã dốc tất cả tuổi trẻ vào đấy cống hiến cho nó, nhưng nó như
một nhát dao phạt ngang mà hai nửa cuộc đời tôi bị chặt lìa thật khó gắn liền
lại như cũ.[1, Tr.470]. Con người cao thượng trong ý nghĩ không tiếc công
sức đã cống hiến cho chiến tranh ấy lại có lúc phạm sai lầm, chỉ vì chút tư thù
nhỏ nhen mà gây ra cái chết oan uổng của một người lính. Nhưng điều đáng
trân trọng ở con người này là đã dám nhìn vào sự thật và để cho lương tâm tự
lên án trong những độc thoại nội tâm đầy day dứt. Không thể thay đổi được
hoàn cảnh, Lực không tìm được con đường hạnh phúc cho mình khi mà người
vợ đã có gia đình mới. Đoạn độc thoại cuối truyện đã thể hiện sự cô đơn, bế
tắc của nhân vật này: Và rồi cuối cùng giữa những hình người đàn bà bằng
đá đầy cô đơn giữa trời nhìn xuống một vùng thung lũng đất đai được tưới bón
đã trở nên phì nhiêu, có một người lính già sống suốt đời ở đấy cùng với một
ông bố, trồng sắn, gieo lúa trên một vạt đất chỉ có một ngôi mộ, thỉnh thoảng
một mình chèo một chiếc thuyền gỗ xuôi sông Đồng Vôi về làng chơi
[1, Tr.518]. Trong ý nghĩ sâu kín ấy, Lực đã ý thức được sâu sắc sự cô đơn
của mình trong bảy con số 1 liên tiếp.

Những đoạn độc thoại nội tâm dài không những có tác dụng soi chiếu
chiều sâu tâm hồn nhân vật mà còn tạo nên âm điệu trầm buồn, ám ảnh của
truyện Cỏ lau. Những độc thoại ấy phần lớn thể hiện sự suy ngẫm, day dứt
của con người về cuộc sống, về thân phận con người và hạnh phúc cá nhân.

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

18


Khoá luận tốt nghiệp

Nếu ở truyện Cỏ lau và Mùa trái cóc ở miền Nam, độc thoại nội tâm
thường thể hiện ở những suy nghĩ thầm kín của nhân vật thì ở Phiên chợ Giát
nó được biểu hiện ở những hình thức phong phú hơn. Trong tác phẩm này,
biện pháp độc thoại được sử dụng khá đậm đặc và trở thành một trong những
biện pháp chính để thể hiện nhân vật. Tác giả đã đi sâu vào thế giới nội tâm
của lão Khúng nâng những độc thoại của lão lên thành dòng độc thoại. Dòng
độc thoại đó khi là những độc thoại nói to, khi là những ý nghĩ thầm kín (nghĩ
về lão Bời, về công cuộc hợp tác hoá). Cái độc đáo của Nguyễn Minh Châu
trong truyện này là đã tạo ra được những nét nhoè giữa độc thoại và đối
thoại. Thật khó có thể xác định những lời lão Khúng nói với con bò, với vũ trụ
hay nói với đứa con trai đã chết như: Không biết trước khi chết, cái thằng con
của lão có khôn ngoan hơn lên được tí nào không? Nhưng cái tính khí thẳng
ruột ngựa của nó cũng là tính khí của mình hồi trẻ, của cái lão Khúng ngất
ngưởng này trút sang cho nó từ trong máu thịt Bây giờ nó đang ở đâu, cái
thằng Dũng vô ý, vô tứ ấy, bây giờ con đang lang thang ở đâu.
[1, Tr.603] là đối thoại hay độc thoại. Nguyễn Minh Châu đã đặt lão Khúng
vào dòng ý thức hỗn tạp và lộn xộn mà qua đó người đọc thấy được tính cách
phức tạp của nhân vật này: vừa u mê, hoang dã với những ý nghĩ lẩn thẩn vừa

có những nét tính cách của một nhà tư tưởng với những ý tưởng, tưởng tượng
phong phú. Cái tài của Nguyễn Minh Châu là đã nhìn thấy bên trong cái vẻ
thô kệch như một cái thân cây khô đầy mấu mắt [1, Tr.573] của lão Khúng
là cả một thế giới nội tâm đầy ắp những suy tư và tình cảm.
Nguyễn Minh Châu, bằng việc coi trọng biện pháp độc thoại nội tâm đã
tạo ra một hệ thống nhân vật có đời sống nội tâm phong phú và ở mỗi nhân vật
lại khám phá được chiều sâu tâm hồn con người với cả ánh sáng và bóng tối,
những điều giằng xé bên trong và cả cái khó khăn, vất vả của quá trình tự
hoàn thiện mình.

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

19


Khoá luận tốt nghiệp

2.2.2. Biện pháp đối thoại
Biện pháp đối thoại được Nguyễn Minh Châu sử dụng khá phổ biến
trong tập Cỏ lau. Trong đó có cả những đối thoại của nhân vật trong bối cảnh
của thời gian hiện tại vừa có cả những đối thoại trong hồi tưởng, trong những
câu chuyện được kể lại.
Trong ba truyện của tập Cỏ lau thì Phiên chợ Giát ít có đối thoại nhất,
nếu có thì chỉ là những đối thoại không hoàn chỉnh. Đó là đối thoại chỉ có lời
người nói mà không có lời người đáp lại (hai lời của người chủ quán mời lão
Khúng vào ăn phở ở cuối truyện) hay một số đối thoại nhoè trong độc thoại
(lời lão Khúng nói với con bò, với đứa con trai đã chết)
Trong mạch hồi tưởng của lão Khúng, đối thoại cũng không nhiều hơn
là mấy. Đây là những đối thoại trong dòng độc thoại của nhân vật. Chúng tôi
thống kê thấy có hai đoạn đối thoại được tái hiện đầy đủ. Đoạn thứ nhất là

cuộc đối thoại giữa mụ Hái và lão Khúng:
- Ông Khúng ạ, - mụ Hái ngồi xuống bên cạnh lên tiếng an ủi lão, cháu Dũng dù sao cũng đã mất. Tôi biết là cái việc này nó nhọc lòng lắm.
Ông chỉ mới có một lần đi qua cái cầu này chứ tôi và ông Kẹp đã đi qua đến
ba lần. Tôi đã mất đến những ba đứa con
Nghe mụ hàng xóm nói đến đấy, lập tức lão nhổm dậy, hai con mắt vằn
đỏ ghé sát tận mặt mụ Hái mếu máo quát tướng:
- Ba đứa con của mụ cũng không bằng một đứa của tui. Hừm, nói vậy
mà cũng đòi nói [1,Tr. 592].
Tính khí nóng nảy của người nông dân và nỗi đau tột cùng của lão Khúng
trước cái chết của đứa con trai đã được thể hiện rõ qua đoạn đối thoại này.
Đoạn thứ hai là đối thoại giữa lão Khúng và lão Bời khi lão Khúng ở
công trường về đang tức tối vì mất bộ díp xe lại gặp đúng người lãnh đạo công
trường ấy. Sự cáu kỉnh vì xót của của lão Khúng được bộc lộ trong những câu
trả lời ngắn, gắt gỏng:

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

20


Khoá luận tốt nghiệp

- Công trường với chả công triếc, toàn một lũ ăn cắp.
- Thưa ông, mắt cắp thì tôi nói mất cắp mà rõ ràng là mới đêm qua, ở
dưới công trường.
- Tôi tên là lão Khúng, ai cũng biết [1, Tr.600].
Sự thưa vắng những đối thoại trong Phiên chợ Giát đã cho thấy cái cô
đơn của nhân vật, cái hoang vắng, âm u của con đường đêm đưa lão Khúng
xuống chợ. Đó cũng là cái cô đơn, mịt mùng của số kiếp con người bị vây bọc
bởi bóng tối và hoang vu.

ở truyện Cỏ lau, đối thoại được sử dụng nhiều hơn hẳn Phiên chợ
Giát. Trong tác phẩm này, chủ yếu là những đối thoại với lời thoại ngắn: đối
thoại lần một giữa Quảng - Lực là đối thoại của quan hệ chủ quán - khách
hàng, đối thoại Lực - Thơm là đối thoại giữa hai người mới quen một già - một
trẻ, đối thoại lần hai giữa Lực - Quảng là đối thoại giữa hai người lính đã hiểu
rõ những ẩn khúc của nhauQuan hệ và tình huống gặp gỡ của các nhân vật
đã qui định hình thức đối thoại với những lời thoại tương đối ngắn gọn mang
tính trao đổi thông tin hơn là giãi bày tâm sự. Tuy nhiên qua đối thoại những
đặc điểm về giới tính, lứa tuổi, địa vị xã hộicũng như tính cách của nhân vật
vẫn được bộc lộ khá rõ:
Có thể nhận ra sự ngây thơ, hồn nhiên của một bé gái qua lời thoại:
- Đây là hai ngôi mả của nhà con() cái này với lại cái này.
- Mả nhà con còn ít lắm. Nhà bọn chúng nó có nhiều hơn. [1, Tr.473]
Hay sự nông nổi do thiếu được giáo dục chu đáo của một cô gái trẻ
(Huệ) qua lời nói bỗ bã, đùa cợt với cả một người lớn tuổi: Anh ấy cũng phải
đồng ý với con rằng bác hiền lành mà tốt bụng hiếm có! Tuy hơi già một
chút nhưng rất đáng yêu, mà còn xuân lắm [1, Tr.503].
Tính cách chân phương, giản dị của Lực, Quảng hay sự cứng cỏi, bản
lĩnh của Phi cũng được thể hiện khá rõ nét qua các đối thoại. Với Lực, tác giả

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

21


Khoá luận tốt nghiệp

đã để cho nhân vật này đối thoại với nhiều nhân vật khác nhưng ngôn ngữ đối
thoại của Lực chủ yếu để lại dấu ấn tính cách của một người lính chân phương
thẳng thắn còn những giằng xé trong nội tâm, chiều sâu tâm hồn nhân vật này

chủ yếu thể hiện qua độc thoại.
Trong truyện Mùa trái cóc ở miền Nam, đối thoại cũng được sử dụng
nhiều và có cả những đối thoại với lời thoại dài. Đó là cuộc đối thoại mang
tính chất tâm sự, giãi bày của nhân vật bà mẹ về cuộc đời bà. Nó có hình thức
gần như là kiểu đối thoại một chiều vì người đối thoại (nhân vật nhà báo) hầu
như chỉ ngồi nghe. Lời thoại dài, chậm rãi với những chi tiết cụ thể đã chứng
tỏ cõi lòng người mẹ đầy ắp tâm sự và với người đàn bà ấy , quá khứ khổ đau
luôn luôn thường trực trong tâm trí.
Bằng những đối thoại dày đặc, được tái hiện bởi một nhân chứng nhà
báo, Nguyễn Minh Châu đã khắc hoạ được nhiều loại tính cách:
Một vị chỉ huy từng bị đi trại cải tạo vì tư tưởng tự do giờ trở nên nhu
nhược với cái nhìn phiến diện về cuộc sống, luôn nói câu cửa miệng: Tốt,
quá tốt và cái cách nói chuyện rào đón, ngắc ngứ:
- Anh anh vừa mới vào?
- Có lẽ, có lẽ tôi biết cái sách của thằng Toàn[1, Tr.549]
Một kẻ hãnh tiến, độc tài với lối cư xử lắt léo. Cách cư xử theo kiểu lắt léo
của nhân vật Toàn được bộc lộ qua các cuộc đối thoại với các nhân vật khác:
Với nhà báo, Toàn tỏ ra lịch thiệp, hồ hởi:
- Quý hoá quá, quý hoá quá!
- Khổ quá, anh ướt hết rồi! Trên phòng chính trị đã báo xuống anh đến.
Tôi đã chuẩn bị đón anh đến từ sáng .Từ hôm vào trong này, anh có được
khoẻ luôn không? Trong này thời tiết thất thường, anh phải luôn luôn chú ý
sức khoẻ.[1, Tr.530]
Với cấp dưới lại nghiêm khắc đến lạnh lùng : Cuộc họp phải có kỉ
luật,- mặt Toàn đã đỏ bừng,- tôi ra lệnh cho anh im đi.[1, Tr.554]

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

22



Khoá luận tốt nghiệp

Với người mẹ (sau 20 năm xa cách) thì thờ ơ, lạnh nhạt gần như là tra
hỏi: Nào, bây giờ mẹ nói cho tôi nghe, những năm ở trong này mẹ đã làm
những việc gì, sống với ai? [1, Tr.543]
Với mỗi đối tượng giao tiếp, Toàn lựa chọn cách ứng xử sao cho có lợi
cho mình nhất và đều bộc lộ bản chất của một kẻ đã xơ cứng chất người, độc
quyền, hãnh tiến.
Đối lập với Toàn, Thái là Lưu, Phác, họ là những người lính với bản
chất tốt đẹp vốn có, không chịu khuất phục uy quyền và sẵn sàng bênh vực
cho đồng đội. Bản lĩnh cứng cỏi của Phác được khẳng định ngay cả khi đối
diện với người chỉ huy độc tài: Dù cái hàng cán bộ độc địa như rắn này vừa
nhảy ra có đẩy được cái thằng Phác ra khỏi tiểu đoàn 7 thì nó cũng không cho
phép bất kì ai được đối xử với những thằng lính ở đây như một trại trưởng Z8.
Hãy nhớ kĩ lấy: anh nghe chưa nào?[1, Tr.534].
Không chỉ để lại dấu ấn bên ngoài, biện pháp đối thoại còn hỗ trợ đắc
lực cho biện pháp độc thoại trong việc khắc hoạ thế giới bên trong của các
nhân vật trong tập Cỏ lau.
2.2.3. Biện pháp để cho nhân vật tâm tình
Trong tập Cỏ lau có nhiều đối thoại nhưng không phải đối thoại nào
cũng là tâm tình bởi có những đối thoại chỉ mang tính chất trao đổi thông tin.
Biện pháp tâm tình chỉ được sử dụng khi có một đối tượng nào đó để nhân vật
giãi bày, tâm sự những bức xúc hay một câu chuyện với một sắc điệu tình cảm
nào đó. Nguyễn Minh Châu đã dành cho một số nhân vật trong tập truyện Cỏ
lau biện pháp tâm tình: Quảng, Lực (Cỏ lau); bà mẹ (Mùa trái cóc ở miền
Nam); lão Khúng (Phiên chợ Giát)vừa khắc hoạ được chiều sâu nội tâm
phong phú của nhân vật vừa tạo được những giây phút lắng đọng, những nốt
trầm cho tác phẩm.


Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

23


Khoá luận tốt nghiệp

Nhân vật Quảng (Cỏ lau) là người đàn ông đã phải trải qua hai đời vợ,
người vợ trước ngoại tình còn người vợ thứ hai - Thai lại không thể quên được
người chồng mà chị nghĩ là đã chết. Trước sự trở về của Lực- người chồng cũ
của vợ- Quảng thực sự lo lắng cho hạnh phúc gia đình. Quảng tìm đến Lực để
giãi bày tình cảnh cũng như những ý nghĩ của mình. Những lời tâm sự chân
thật và giản dị: () Tôi càng âu yếm, chiều chuộng lại càng bị ghét. Thậm
chí đôi khi còn có vẻ căm thù tôi. Làm y như tôi là đứa đã giết ông. Tôi nghĩ
rằng Thai, nhà tôi ấy, thuộc loại đàn bà chỉ có thể yêu được một người. Thực
tình vợ tôi suốt đời chỉ yêu được có một mình ông thôi.() [1, Tr.490].
Qua những tâm tình đó, người đọc không chỉ thấy những bức xúc, lo
lắng cho hạnh phúc gia đình (có phần ích kỉ khi Quảng dường như chỉ nghĩ
cho gia đình mình) mà còn thấy được nỗi khổ tâm của một người đàn ông rất
hiểu vợ, tôn trọng vợ nhưng suốt đời phải ghen với một người đã chết.
Để cho nhân vật Huệ giãi bày tâm sự (không nói với một ai cụ thể trong
lễ cải táng Phi - người yêu cô) về chuyện cô đã ngu dại hủy bỏ cái thai với
Phi, Nguyễn Minh Châu đã cho người đọc thấy sự ý thức về tình yêu, về sự
làm mẹ một cách sâu sắc của một cô gái vốn mang tiếng là hư hỏng. Do đó,
Huệ hiện lên là nhân vật đáng thương hơn là đáng trách.
Cũng là tâm tình nhưng ở Mùa trái cóc ở miền Nam, nhân vật có
những giọng điệu tâm tình khác. Không phải là những lời gọn ghẽ, mộc mạc
như lời tâm tình của Quảng (Cỏ lau), lời tâm tình của bà mẹ mang tính chất
giãi bày, tâm sự về câu chuyện cuộc đời mình với những chi tiết cụ thể nhất.
Câu chuyện được tái hiện chi tiết tới mức như một chuyện đang diễn ra chứ

không phải như một cái gì đó đã diễn ra giờ được kể lại. Đây là một đoạn
trong lời tâm tình rất dài ấy: () Cái buổi chiều hôm ấy là một buổi chiều
mưa lâm thâm, tôi đã vùi xác chồng tôi ở một cái gò hoang bên chân cầu Ninh
Bình. Dắt díu nhau đi được đến đó sức đàn bà của tôi cũng kiệt, nhìn xuống
cái xác người chồng đã chết rồi nhìn sang cái thân hình mình còn sống, nào

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

24


Khoá luận tốt nghiệp

có phân biệt được? May sao mà có mấy hạt mưa, đất đỡ cứng. Tôi dùng tay
không mà moi đất. Sức tôi không moi được sâu đâu. Moi suốt cả buổi chiều và
trọn một đêm mới xong một cái huyệt. Ngất đi tỉnh lại mấy lần, tôi quỳ xuống
chắp tay vái ba vái, ùi ùi xua mấy con bọ chó chạy giạt ra xa, tôi khấn: có
mặt trời mọc chứng giám, trời còn để tôi sống thì sẽ làm ăn chuộc con về với
lại đưa nắm xương ông về() [1, Tr.538]. Lịch sử cuộc đời bà mẹ đã được
tái hiện trong lời tâm tình dài dòng, xa xót. Trong câu chuyện ấy, điều mà
người mẹ nói tới nhiều nhất với những lời yêu thương, dày vò nhất là Toàn đứa con với người chồng đã khuất. Dường như bao nhiêu tâm sự, bao nhiêu
đớn đau và cả mặc cảm tội lỗi cứ thế trào ra như dòng nước mắt không thể nào
ngăn được khi bà sắp gặp lại đứa con mà suốt 20 năm bà hằng tìm kiếm. Qua
những tâm tình ấy, Nguyễn Minh Châu đã cho ta thấy rằng trong tâm hồn
người phụ nữ, những người làm mẹ, quá khứ dù đau đớn đến đâu thì đối với
họ, nó vẫn là một phần của cuộc sống, đặc biệt là khi nó gắn với những đứa
con thì họ lại càng ghi nhớ kĩ.
Ngược lại với bà mẹ, quá khứ đối với đứa con (Toàn) chỉ là một gánh
nặng như Toàn nói với nhà báo trong lời nói ngắn gọn: Anh ạ, chả ai chọn
được hoàn cảnh xuất thân, tôi cũng vậy, mặc dầu tôi đi theo cách mạng từ khi

rất sớm nhưng suốt đời tôi phải gánh một cái nặng nằm trong lý lịch
[1, Tr.543]. Hình thức giãi bày thì có vẻ thân mật nhưng nội dung của nó lại
chứng tỏ bản chất của một kẻ vô tình, bạc bẽo. Chính vì thế mà nó càng khiến
cho người nghe cảm thấy tức giận.
Nhân vật lão Khúng (Phiên chợ Giát) lại có kiểu tâm tình của một
người nông dân vừa chân thực, lẩn thẩn lại vừa thấm đẫm cảm xúc. Hãy nghe
lão tâm tình với con bò: Nào, bây giờ thì tao giải thoát cho mày, lão lầm rầm
nói với con vật thân yêu bằng cái giọng hơi cau có mày hầu tao thế là đủ rồi
đấy con ạ, bây giờ thì mày hãy đi đi, hãy vào rừng mà sống, cỏ đấy, cỏ trong
rừng thiếu gì, mày ăn suốt đời không hết, khát thì có nước uống. Mày muốn

Bùi Thị Huyền - Lớp K29E Ngữ Văn

25


×