Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Luận văn sư phạm Nghệ thuật chơi chữ trong thơ Hồ Xuân Hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.88 KB, 64 trang )

Tài liu lun vn s phm 1 of 63.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=====***=====

PHẠM THANH QUỲNH

NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ
TRONG THƠ HỒ XUÂN HƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI, 2019
Footer Page 1 of 63.


Tài liu lun vn s phm 2 of 63.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=====***=====

PHẠM THANH QUỲNH

NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ
TRONG THƠ HỒ XUÂN HƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Văn Thạo

HÀ NỘI, 2019

Footer Page 2 of 63.


Tài liu lun vn s phm 3 of 63.

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai làm khóa luận, chúng tôi đã nhận được sự
giúp đỡ của thầy cô khoa Ngữ Văn, các thầy cô trong tổ bộ môn Ngôn Ngữ,
đặc biệt là TS. Nguyễn Văn Thạo, giảng viên trực tiếp hướng dẫn. Nhân khóa
luận được hoàn thành, chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy cô và
các bạn.
Vì thời gian có hạn và cũng là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên
cứu khoa học, chắc chắn khóa luận còn nhiều hạn chế. Chúng tôi mong nhận
được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận được cải thiện hơn.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Phạm Thanh Quỳnh

Footer Page 3 of 63.


Tài liu lun vn s phm 4 of 63.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Khóa luận tốt nghiệp: Nghệ thuật chơi chữ trong thơ Hồ Xuân
Hƣơng là kết quả nghiên cứu của bản thân, có sự tham khảo và kế thừa ý kiến
của những người đi trước dưới sự giúp đỡ khoa học của giáo viên hướng dẫn.
Những phần sử dụng tài liệu tham khảo, các số liệu kết quả trình bày trong
khóa luận là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Phạm Thanh Quỳnh

Footer Page 4 of 63.


Tài liu lun vn s phm 5 of 63.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 3
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ....................................................................... 3
6. Bố cục của khóa luận .................................................................................. 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT .......................................................................................................... 4
1.1. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................... 4
1.2. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................... 5
1.2.1. Chơi chữ ................................................................................................. 5

1.2.2. Khái quát về từ xét về mặt cấu tạo trong tiếng Việt ............................. 6
1.2.3. Cụm từ cố định ....................................................................................... 9
1.2.4. Các quan hệ ngữ nghĩa của từ ............................................................ 11
1.3. Vài nét về cuộc đời và thơ Hồ Xuân Hƣơng ........................................ 16
CHƢƠNG 2. CÁCH CHƠI CHỮ TRONG THƠ HỒ XUÂN HƢƠNG.. 20
2.1. Dùng từ láy .............................................................................................. 20
2.2. Dùng thành ngữ, tục ngữ ...................................................................... 27
2.2.1. Dùng nguyên trạng .............................................................................. 27
2.2.2. Dùng không nguyên trạng ................................................................... 29
2.3. Dùng điển cố, điển tích .......................................................................... 31
2.4. Dùng khẩu ngữ ....................................................................................... 33
2.5. Dùng trƣờng nghĩa và các quan hệ trong trƣờng nghĩa .................... 36
2.5.1. Dùng trường nghĩa .............................................................................. 36

Footer Page 5 of 63.


Tài liu lun vn s phm 6 of 63.

2.5.2. Các quan hệ trong trường nghĩa ......................................................... 37
2.6. Một số cách dùng khác .......................................................................... 41
2.6.1. Kết hợp từ bất thường .......................................................................... 41
2.6.2. Nói lái .................................................................................................... 45
2.7. Phân tích trƣờng hợp cách chơi chữ trong một số bài thơ ............... 47
KẾT LUẬN .................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Footer Page 6 of 63.



Tài liu lun vn s phm 7 of 63.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Độc giả nhiều thế hệ đều biết con người và hồn thơ của Hồ Xuân
Hương rất giàu giá trị nhân văn – giọng thơ lạ và đầy sáng tạo. So với các nhà
thơ, nhà văn cùng thời, sự nghiệp sáng tác của nữ sĩ Xuân Hương không
nhiều, chủ yếu là thơ nôm truyền tụng, ngoài ra còn có các tập thơ như: Lưu
Hương Kí, Hương Đình cổ nguyệt thi tập... với một phong cách thơ khác so
với mảng thơ Nôm, nó mang sắc thái Thiền. Thơ Hồ Xuân Hương để lại ấn
tượng riêng trong lòng độc giả, họ yêu thơ bà là bởi cá tính mạnh được nữ sĩ
thổi vào từng tác phẩm.
Đọc thơ Hồ Xuân Hương ta cảm thấy sự độc đáo – thơ bà “là một hiện
tượng lạ của nền văn học Việt Nam”. Một con người “độc đáo cả về tính cách
lẫn thơ văn", sự độc đáo, khác biệt ấy không có nhà thơ nữ nào sánh bằng.
Với cá tính ấy, thơ Hồ Xuân Hương không tĩnh lặng, êm ả nó luôn sống động,
góc cạnh. Điều đó, tạo nên sự đặc biệt và độc giả yêu mến thơ bà là vì thế.
Nghiên cứu ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương nhằm truyền đạt tới
học sinh cái hay cái đẹp từ sản phẩm ngôn ngữ từ đó giáo dục nhân cách cho
học sinh. Muốn làm được điều đó thì người giáo viên phải nắm chắc, sử dụng
tốt tiếng Việt, đồng thời hiểu sâu sắc tác phẩm văn chương. Ngoài ra việc
thực hiện nghiên cứu này còn giúp tôi giảng dạy thơ Hồ Xuân Hương tốt hơn
trong công việc giáo dục sau này và từ đó, giúp học sinh cảm nhận một cách
sâu sắc hơn về màu sắc trong thơ của nữ sĩ.
Cho đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu về cách chơi chữ trong thơ
Hồ Xuân Hương. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn “Nghệ thuật chơi chữ
trong thơ Hồ Xuân Hương” để nghiên cứu.

Footer Page 7 of 63.


1


Tài liu lun vn s phm 8 of 63.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm thấy giá trị nhân văn của nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong thơ Hồ
Xuân Hương.
Củng cố và vận dụng những kiến thức về ngôn ngữ học để nghiên cứu
một vấn đề cụ thể của tiếng Việt.
Kết quả nghiên cứu còn là một tư liệu để giúp chúng tôi trong việc
giảng dạy và học tập về thơ Hồ Xuân Hương. Mặt khác, đề tài còn góp phần
vào việc bồi dưỡng cho bản thân năng lực phân tích và cảm thụ thơ ca.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã nói ở trên, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Tập hợp những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
Thống kê, phân loại đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương.
Phân tích, xem xét những chức năng và hiệu quả sử dụng các đặc điểm
ngôn ngữ thông qua các tác phẩm thơ Hồ Xuân Hương. Từ đó, rút ra những
nhận định có tính tổng kết.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghệ thuật chơi chữ trong thơ Nôm
truyền tụng của Hồ Xuân Hương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Nôm
truyền tụng của Hồ Xuân Hương trong tập thơ: “Hồ Xuân Hương thơ và đời,
do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2016”.


Footer Page 8 of 63.

2


Tài liu lun vn s phm 9 of 63.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn.
- Thủ pháp thống kê, phân loại.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa lý luận
Tập hợp những vấn đề lý luận có liên quan đến đặc điểm ngôn ngữ.
Củng cố những kiến thức các cách chơi chữ trong tiếng Việt nói chung và
trong thơ Hồ Xuân Hương nói riêng.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng như một tài liệu
tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu hay giảng dạy tiếng Việt trong nhà
trường. Nghiên cứu còn góp phần khẳng định hiệu quả nghệ thuật của việc sử
dụng đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Nôm truyền tụng của nữ sĩ Hồ Xuân
Hương.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm hai chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2. Cách chơi chữ trong thơ Hồ Xuân Hương

Footer Page 9 of 63.


3


Tài liu lun vn s phm 10 of 63.

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Lịch sử nghiên cứu
Trong đời sống của con người, ngôn ngữ có tầm quan trọng đặc biệt,
chính vì vậy, nó đã được con người chú ý và nghiên cứu từ lâu. Từ thời xa
xưa, vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ đã được chú trọng.
Lê Hoài Nam trong bài viết "Hồ Xuân Hương" in trong cuốn “Nghĩ về
thơ Hồ Xuân Hương”, Nhà xuất bản Giáo dục (1998) đã nhận xét: "Xuân
Hương có vốn ngôn ngữ rất phong phú, rất chính xác, nhưng đồng thời cũng
rất độc đáo. Điều đó không phải chỉ chứng tỏ Hồ Xuân Hương nắm vững
ngôn ngữ của dân tộc, mà còn biểu hiện cá tính mạnh mẽ của Xuân Hương.
Có những tiếng như : hỏm hòm hom, trơ toen hoẻn, chín mõm mòm, đỏ lòm
lom, sáng banh, trưa trật...phải là người có bản lĩnh vững vàng như Xuân
Hương mới có thể đưa vào văn học, nhất là vào thi ca được. Nói chung thì
ngôn ngữ của Xuân Hương có một sức biểu hiện rất mạnh, bao giờ cũng xúc
tích, hình ảnh sinh động, nói như ngày xưa thì mỗi một tiếng là đắc một tiếng"
[20,tr. 172].
Nguyễn Đăng Na trong "Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian" in
trong cuốn “Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm”, Nhà xuất bản Giáo dục
(2003) đã nhận xét: "Chủ nghĩa nhân đạo thù địch với chủ nghĩa cấm dục tôn
giáo, thù địch với thói đạo đức giả đã khiến Xuân Hương đưa những cảm
hứng dân gian không được giai cấp thống trị thừa nhận vào thơ chính thức.
Đó cũng là nét riêng của Hồ Xuân Hương, bà tiếp tục tiếng cười dân gian một
cách thành công. Tuy nhiên văn học dân gian không phải là nguồn duy nhất
tạo nên Hồ Xuân Hương" [19, tr.363].

Đỗ Lai Thúy trong bài viết "Đi tìm phong cách thơ Hồ Xuân Hương" in
trong cuốn “Hồ Xuân Hương”, Nxb Văn Nghệ TP HCM (1997) đã nhận xét

Footer Page 10 of 63.

4


Tài liu lun vn s phm 11 of 63.

như sau: " ...Thơ Hồ Xuân Hương có một kiến trúc ngôn từ khác lạ, một ngôn
ngữ khác lại. Đọc thơ bà hoặc bằng sự mẫn cảm, hoặc bằng phương pháp
thống kê, có thể chia ra những nét đặc biệt trong cách sử dụng ngôn từ..."[
26,tr. 90].
Qua các công trình nghiên cứu trên đây, chúng ta thấy việc sử dụng
ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương rất được quan tâm nghiên cứu. Tuy
nhiên các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở những nhận xét khái quát, vì
vậy, trên cơ sở những tiền đề ấy, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này. Hi
vọng, kết quả nghiên cứu của chúng tôi được góp thêm một tiếng nói trong
việc khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật của thi sĩ Hồ Xuân Hương.
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Chơi chữ
Theo Từ điển tiếng Việt: “Chơi chữ là lợi dụng các hiện tượng đồng âm,
đa nghĩa… trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió,
châm biếm, hài hước…) trong lời nói”.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Chơi chữ còn gọi là “lộng ngữ”, là
“Một biện pháp tu từ có đặc điểm: người sáng tác sử dụng những chỗ giống
nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong
cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe” . Các hình thức
của lộng ngữ rất phong phú, trong đó có: nói lái, dùng từ đồng âm hoặc gần

âm, dùng từ đồng nghĩa, tách một từ thành các từ khác nhau…”
Ở cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, chơi chữ là biện pháp sử dụng
ngôn ngữ độc đáo của dân tộc Việt. Người Việt tận dụng triệt để các điều kiện
âm thanh, chữ viết, các hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa…để chơi chữ theo
nhiều kiểu cách nhau. Điều đó thể hiện sự thông minh, sáng tạo của người

Footer Page 11 of 63.

5


Tài liu lun vn s phm 12 of 63.

Việt mặt khác cho thấy sự độc đáo của tiếng Việt trong hoạt động hành chức
đa dạng của mình.
1.2.2. Khái quát về từ xét về mặt cấu tạo trong tiếng Việt
Theo Đỗ Hữu Châu: “Từ tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định,
bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu
cấu tạo nhất định, tất cả ứng với kiểu

nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng

Việt và nhỏ nhất để tạo câu”.
Cùng với đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm cấu tạo là một thành phần hình
thức góp phần xác định từ và xác định nghĩa của từ. Nhận thức tư cách từ và
đặc điểm cấu tạo của một tổ âm thanh:
- Nhận thức xem tổ hợp âm thanh đó đã đủ tư cách là từ hay chưa, hay
nó chỉ là một yếu tố cấu tạo từ, hay chỉ là một tổ hợp của hai hay ba từ.
- Nếu đã là từ thì nó do những yếu tố nào tạo nên và được tạo ra theo
phương thức nào.

Xét về cấu tạo, có thể phân loại từ tiếng Việt thành từ đơn và từ phức.
Dựa vào phương thức cấu tạo từ, từ phức được chia thành từ ghép và từ láy.
* Từ đơn
Từ đơn là từ được tạo thành từ phương thức từ hóa hình vị. Căn cứ vào
số lượng âm tiết trong từ đơn để chia từ đơn thành hai loại. Xét về mặt ý
nghĩa: mỗi từ đơn mang

nghĩa nhất định, riêng rẽ không lập thành một hệ

thống ngữ nghĩa như từ láy và từ ghép. Do vậy, phải nhớ nghĩa của từng từ
riêng rẽ.

Footer Page 12 of 63.

6


Tài liu lun vn s phm 13 of 63.

Đại bộ phận các từ đơn thuần Việt hay từ đã Việt hóa là từ đơn một âm
tiết. Các từ đơn một âm tiết tuy có số lượng không lớn song nó những đặc
trưng ngữ nghĩa chủ yếu của từ vựng tiếng Việt.
* Từ ghép
Từ ghép là từ được tạo ra bằng cách ghép hai hoặc một số hình vị tách
biệt, riêng rẽ và độc lập đối với nhau theo những quy tắc ngữ pháp, ngữ nghĩa
nhất định.
a. Từ ghép phân nghĩa: Những từ ghép này chiếm đại bộ phận những từ
ghép trước đây được gọi là từ ghép chính phụ.Từ ghép phân nghĩa là những từ
ghép được cấu tạo từ hai hình vị theo quan hệ chính phụ, trong đó có một hình
vị chỉ loại lớn và một hình vị có tác dụng phân hóa loại lớn đó thành những

loại nhỏ hơn cùng loại nhưng độc lập đối với nhau và đôc lập với loại lớn.
Các từ ghép phân nghĩa gồm những kiểu nhỏ:
- Các từ ghép phân nghĩa một chiều là những từ ghép chỉ có một hình
vị loại lớn.
Ví dụ: Xe đạp, xe ô tô, cá chép, cá rô phi,…
- Các từ ghép phân nghĩa hai chiều là những từ ghép mà cả hai hình vị
vừa có tính chất hình vị chỉ loại lớn vừa có tính chất phân nghĩa. Căn cứ vào
mỗi hình vị, các nhà nghiên cứu lập được những hệ thống nhỏ khác nhau.
Ví dụ: Nhà văn, nhà báo, nhà làm phim, nhà khoa học, nhà nghiên cứu…
b. Từ ghép hợp nghĩa: là những từ ghép do hai hình vị tạo nên, trong đó
không có hình vị nào là hình vị chỉ loại lớn, không có hình vị nào là hình vị
phân nghĩa. Hai hình vị kết hợp với nhau để tạo nên một từ ghép hợp nghĩa

Footer Page 13 of 63.

7


Tài liu lun vn s phm 14 of 63.

phải cùng thuộc một phạm trù ngữ nghĩa và phải hoặc đồng nghĩa, hoặc trái
nghĩa với nhau hoặc cùng chỉ những sự vật, hiện tượng,…
Các từ ghép hợp nghĩa chia thành ba trường hợp:
- Từ ghép hệ nghĩa tổng loại.
Ví dụ: ếch nhái, hổ báo, đi lại, giảng dạy,…
- Từ ghép hợp nghĩa chuyên chỉ loại.
Ví dụ: phố phường, chết chóc, viết lách,…
- Từ ghép hợp nghĩa bao gộp.
Ví dụ: điện nước, thầy trò, vợ chồng, lắp đặt,…
c. Từ ghép biệt lập: các từ ghép biệt lập mặc dù vẫn hình thành trên

quan hệ cú pháp chính phụ hay đẳng lập, song tính hệ thống của chúng không
có. Mỗi từ là một trường hợp riêng rẽ, không có những hình vị chỉ loại lớn
chung với các từ khác, không phải là một loại nhỏ, một loại lớn.
* Từ láy
Từ láy là những từ được lặp lại hoàn toàn hay bộ phận hình thức ngữ
âm của hình vị gốc với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến
thanh (âm vực: cao và thấp; luật bằng trắc).
a. Láy toàn bộ
- Láy toàn bộ, thanh điệu giữ nguyên, phụ âm cuối giữ nguyên.
Ví dụ: đêm đêm, xinh xinh, xanh xanh,…
- Láy toàn bộ , thanh điệu biến đổi theo hai nhóm, phụ âm cuối biến đổi
theo nguyên tắc:
Ví dụ: đo đỏ, thăm thẳm, tôn tốt,…

Footer Page 14 of 63.

8


Tài liu lun vn s phm 15 of 63.

b. Từ láy âm
- Các từ láy âm hình vị cơ sở ở trước gồm nhiều kiểu nhỏ hơn các từ
láy âm có hình vị cơ sở ở sau.
Ví dụ: não nề, gân guốc, hơi hướng, tỉa tót,…
- Các từ láy âm hình vị cơ sở ở sau thường có vần của hình vị láy:
Ví dụ: tấm tức, xôn xao, lung lay,…
c. Từ láy vần
Ví dụ: lềnh bềnh, luẩn quẩn, leo heo, lờ đờ,…
1.2.3. Cụm từ cố định

Đơn vị dùng làm chất liệu cơ sở để tạo ra câu – đơn vị giao tiếp –
không phải chỉ có từ. Ngoài từ ra, còn có một loại đơn vị gọi là cụm từ cố
định. Có thể nêu một khái niệm giản dị cho cụm từ cố định điển hình như sau:
Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách một
đơn vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ.
Do sự cố định hóa, do tính chặt chẽ mà các cụm từ cố định ít hay nhiều
đều có tính thành ngữ. Trong các ngữ cố định, có nhiều ngữ có hình thức cấu
tạo như: “chuột sa chĩnh gạo”, “ đũa mốc chòi mâm son”, “chó ngáp phải
ruồi”, “chim sa cá lặn”,...
Cụm từ cố định có tính chất chặt, cố định không có nghĩa là chúng
không biến đổi trong câu văn cụ thể. Vì vậy, sự biến đổi của các ngữ cố định
đa dạng hơn, “tự do” hơn các biến thể của từ phức..
Cụm từ cố định là một loại phương tiện, một loại biện pháp mà bất cứ
ngôn ngữ nào cũng có nhằm khắc phụ một phần nào đó tính có hạn của các

Footer Page 15 of 63.

9


Tài liu lun vn s phm 16 of 63.

từ, tính không hàm súc, tính cô đọng của các phương tiện lời nói trong sự biểu
vật và biểu thái.
Nhờ việc xác định các thành phần trung tâm của các cụm từ tự do
tương đương mà chúng ta thấy có những “cụm từ cố định đồng nghĩa với một
từ đã có sẵn trong từ vựng và những ngữ cố định không đồng nghĩa với một
từ nào đó đã có trong từ vựng”.
a. Các cụm từ cố định mà từ trung tâm nằm ngay trong ngữ thì đồng
nghĩa một cách hiển nhiên với từ có sẵn.

Ví dụ: Đồng nghĩa với “chạy”:
- Chạy thục mạng.
- Chạy long tóc gáy.
Cụm từ cố định mà thành phần trung tâm là một từ, nhưng từ trung tâm
không nằm sẵn trong ngữ phải được suy ra từ các từ trong ngữ thì cũng “đồng
nghĩa nhưng không hiển nhiên với một từ có sẵn.”
Ví dụ: Đồng nghĩa với “Quyết liệt”:
- Một sống một chết.
- Không đội trời chung.
b. Những cụm từ cố định mà thành phần trung tâm được suy ra không phải
là một từ mà là một cụm từ thì không “đồng nghĩa với một từ sẵn có nào cả”.
Ví dụ: Dậu đổ bìm leo, còn nước còn tát,...
Sự đối chiếu trên cũng góp phần làm rõ những đặc điểm của ngữ cố
định về mặt ngữ nghĩa:
- Tính biểu trưng

Footer Page 16 of 63.

10


Tài liu lun vn s phm 17 of 63.

- Tính dân tộc
- Tính hình tượng và tính cụ thể
- Tính biểu thái
1.2.4. Các quan hệ ngữ nghĩa của từ
1.2.4.1. Trường nghĩa
Theo Đỗ Hữu Châu: “Mỗi hệ thống ngữ nghĩa do một tập hợp các từ
biểu hiện được gọi là một trường nghĩa, trong đó các từ có liên quan đến nhau

về ngữ nghĩa hay có cùng một phạm trù ngữ nghĩa. Đối với quan hệ ngữ
nghĩa trong trường nghĩa ta có thể phân định một cách tổng quát những quan
hệ ngữ nghĩa trong từ vựng thành những quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường
nghĩa và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường”. Trường nghĩa
được chia ra thành trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm, trường
nghĩa tuyến tính và trường nghĩa liên tưởng.
Trường nghĩa có cấu trúc nghĩa như: tính hệ thống, tính tầng bậc, tính
giao thoa, hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa...
- Tính tầng bậc (cấp loại, tôn ti)
- Tính giao thoa
Phân loại trường nghĩa:
- Trường nghĩa biểu vật
Ví dụ: trường nghĩa biểu vật “mắt”
+ Cấu tạo của mắt: mi, mí, lòng đen, con ngươi, giác mạc,…
+ Hình dáng của mắt: tròn, dài, lá răm, mắt lươn, ti hí,…
+ Màu sắc của mắt: đen, nâu, trắng, xanh, huyền,…

Footer Page 17 of 63.

11


Tài liu lun vn s phm 18 of 63.

+ Trạng thái của mắt: tinh, mờ, mù, lòa,…
+ Hoạt động của mắt: mở, nhắm, dương, trợn, nhìn, ngắm,…
- Trường nghĩa biểu niệm
Ví dụ: Trường biểu niệm: (hoạt động của con người) (với lửa) (làm cho
X thay đổi trạng thái), có thể xác lập được các trường nhỏ như:
+ Hoạt động làm chín thức ăn: nấu, nướng, đun, hun, …

+ Hoạt động tạo phát “lửa”: bật, nhen, nhóm, phóng hỏa,
+ Hoạt động giữ (duy trì) “lửa”: gầy, khêu, ủ, vun,…
+ Hoạt động kết thúc “lửa”: dập, tắt, cứu hỏa,…
- Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang)
Ví dụ: trường tuyến tính của “lửa” là tập hợp tất cả những từ có thể kết
hợp ở trước và sau nó để tạo nên các sản phẩm lời nói: bật lửa đốt lá, lửa
cháy hầm hập, nhóm lửa nấu nước, ...
- Trường nghĩa liên tưởng
Ví dụ: Mặt trời (sáng, hành tinh, lặn, hoàng hôn, ấm, ban ngày, nắng,
vũ trụ, bình minh, buổi sáng,…)
1.2.4.2. Hiện tượng đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa thường được hiểu là những từ có lớp nghĩa giống nhau
hay gần giống nhau, nhưng quan niệm này thường bị phê phán về nhiều mặt.
Thứ nhất, nó không tính tới một cách nghiêm túc hiện tượng nhiều nghĩa của
các từ. Ngoài các trường hợp một nghĩa, hầu hết các từ nhiều nghĩa chỉ đồng
nghĩa với nhau ở một hay vài nghĩa. Thứ hai, do không phân biệt nghĩa biểu vật

Footer Page 18 of 63.

12


Tài liu lun vn s phm 19 of 63.

và nghĩa biểu niệm, định nghĩa này cũng không chỉ rõ được trong các từ đồng
nghĩa thì nghĩa nào giống nhau là cơ bản, nghĩa biểu vật hay nghĩa biểu niệm?
Sự khác nhau về

nghĩa biểu niệm bộc lộ đặc điểm rõ ràng trong các


trường hợp đồng nghĩ lời nói. Trong lời nói, các từ có thể hoàn toàn đồng nhất
về

nghĩa biểu vật, nhưng trong ngôn ngữ, các từ khác nhau về

niệm thì sẽ khác nhau về

nghĩa biểu

nghĩa biểu vật. Ví dụ: Các từ chỉ sự ra đi của một

con người như: chết, bỏ mạng, từ trần, hạ thế, hy sinh, mất xác,… là các từ
đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm đồng thời, chúng còn khác
nhau về

nghĩa biểu vật. Chết từ chỉ chung cho sự hết sống của cả người và

động vật. Các từ còn lại chỉ dùng cho con người. Từ trần từ dùng cho những
lớp người có địa vị xã hội. Qua đời dùng cho những người lớn tuổi, đúng tuổi,
già. Bỏ mạng nói đến cái chết bất ngờ, chết bất đắc kì tử…
Định nghĩa về từ đồng nghĩa còn bị phê phán ở một phương diện nữa
nó chỉ dựa vào một tiêu chuẩn duy nhất là tiêu chuẩn

nghĩa. Các nhà nghiên

cứu chủ trương: từ đồng nghĩa là những từ thay thế được cho nhau trong
những ngôn cảnh giống nhau mà nghĩa chung của ngôn cảnh không thay đổi
về cơ bản. Tuy vậy, định nghĩa vẫn không giải quyết được những rắc rối sau:
Đầu tiên, có những từ đồng nghĩa thay thế cho nhau được trong ngôn cảnh
giống nhau mà


nghĩa của ngôn cảnh không thay đổi. Nhưng không phải tất

cả các từ đồng nghĩa đều có thể thay thế cho nhau trong cùng một ngôn cảnh.
Thứ hai, có những từ thay thế được cho nhau không thay đổi về cơ bản song
chúng không phải những từ đồng nghĩa.
Như vậy, có thể tổng kết những nhận xét về từ đồng nghĩa như sau:
- Để xác định từ đồng nghĩa, phải sử dụng cả hai tiêu chí là
ngôn cảnh tách rời.

Footer Page 19 of 63.

13

nghĩa và


Tài liu lun vn s phm 20 of 63.

- Chọn ra được các đơn vị đồng nghĩa trong hệ thống từ vựng của từng
ngôn ngữ một cách nhất quán.
- Giải thích một cách nhất quán những sự đồng nhất và khác biệt về
nghĩa của các đơn vị đồng nghĩa trong từng nhóm.
* Phân loại
Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa có thể phân chia như sau:
- Đồng nghĩa tuyệt đối: là những từ đồng nghĩa về
nghĩa biểu vật,

nghĩa biểu niệm, ý


nghĩa biểu thái, chỉ khác nhau ở phạm vi sử dụng, về kết cấu

cú pháp,…
- Từ đồng nghĩa sắc thái: là hiện tượng đồng nghĩa giữa các từ khác
nhau nhiều hay ít ngay trong các thành phần ý của chúng.
- Từ đồng nghĩa biểu niệm: Là những từ khác nhau ở một hoặc vài nét
nghĩa nào đó.
* Cấu tạo
- Biện pháp phổ biến nhất là tạo ra các đơn vị đồng nghĩa bằng những
yếu tố và cách thức hoàn toàn khác nhau.
- Dùng hình vị chung, tạo ra các từ phức đồng nghĩa theo các phương
thức cấu tạo từ.
- Trường hợp biến thanh hay biến âm.
- Từ và các ngữ cố định được cấu tạo với từ đó.
- Những biến thể từ vựng của từ tạo ra những hiện tượng đồng nghĩa
biểu thái.
* Đặc điểm của hiện tượng đồng nghĩa trong tiếng Việt

Footer Page 20 of 63.

14


Tài liu lun vn s phm 21 of 63.

Chất lượng của các từ đồng nghĩa được đánh giá ở hai mặt: khu vực từ
vựng và các nét nghĩa đối lập. Có thể nói, hầu như các khu vực từ vựng đều
có hiện tượng đồng nghĩa. Hiện tượng đồng nghĩa là bằng chứng rất thuyết
phục về cái giàu, cái đẹp và cái trong sáng của ngôn ngữ Việt. Ngôn ngữ sử
dụng trong tác phẩm văn học phải thực hiện cùng một lúc nhiều chức năng.

Nó phải chính xác, gợi hình ảnh, có khả năng bộc lộ tình cảm, tâm trạng của
con người. Hiện nay, các từ đồng nghĩa mới đang tiếp tục xuất hiện. Nó làm
cho tiếng Việt phong phú và giàu đẹp hơn.
1.2.4.3. Hiện tượng trái nghĩa
Từ trái nghĩa là một “dạng quan hệ giữa các từ trong cùng một trường,
cùng tính chất với hiện tượng nhiều nghĩa”. Trái nghĩa là hiện tượng xuất hiện
khi chúng ta phân hóa trường lớn thành các trường nhỏ đối lập và trái ngược
nhau. Hiện tượng trái nghĩa là hiện tượng đồng loạt, không chỉ là hiện tượng
chỉ giữa hai từ, Hiện tượng trái nghĩa không phải xảy ra đối với toàn bộ ý
nghĩa của một từ, mà có tính chất bộ phận, tức là một

nghĩa với từ này, một

nghĩa kia trái nghĩa với từ khác.
* Cấu tạo các đơn vị trái nghĩa
- Dùng những từ theo cấu tạo hoàn toàn khác nhau ( giàu – nghèo; cao
– thấp, xinh - đẹp)
- Phương thức láy được dùng để tạo ra hàng loạt từ phức trái nghĩa từ
những từ đơn vốn trái nghĩa. (may mắn – rủi ro; thẳng thắn – quanh co).
1.2.4.4. Hiện tượng đồng âm
Các đơn vị đồng âm là những đơn vị không có quan hệ đồng nhất và
đối lập về ngữ nghĩa với nhau. Cũng giống các hiện tượng nhiều nghĩa, đồng
nghĩa và trái nghĩa, hiện tượng đồng âm xuất hiện cả trong hệ thống ngôn ngữ,

Footer Page 21 of 63.

15


Tài liu lun vn s phm 22 of 63.


cả trong lời nói. Hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt xuất hiện nhiều trong
những từ một âm tiết.
Hiện tượng đồng âm giảm dần khi các hình vị một âm tiết chúng ta tạo
ra các từ phức hai âm tiết trở lên. Tạo ra từ phức là cách thức khắc phục hiện
tượng đồng âm. Từ đồng âm có thể xuất hiện do sự trùng hợp ngẫu nhiên về
ngữ âm giữa một số từ. Có thể xuất hiện do sự vay mượn , từ vay mượn đồng
âm với những từ đã có trước. Những từ đồng âm này nghĩa khác hẳn nhau, rất
dễ phát hiện. Điều khó là phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Có những
từ mà nghĩa chuyển biến đến một mức độ nào đấy thì tách thành hai, ba từ
đồng âm. Về lí luận không nên tách hẳn hiện tượng đồng âm ra khỏi hiện
tượng nhiều nghĩa.
Xét trong hệ thống từ vựng có những mức độ đồng âm:
- Một hình thức ngữ âm, một nghĩa.
- Một hình thức ngữ âm, nhiều nghĩa, nhưng hiện tượng nhiều nghĩa bao
gồm nghĩa biểu vật, biểu niệm và cả nghĩa ngữ pháp. Tính đồng loạt khá cao.
- Một hình thức ngữ âm, nhiều nghĩa, hiện tượng nhiều nghĩa chỉ bao
gồm nghĩa biểu vật chứ không bao gồm nghĩa ngữ pháp.
- Một hình thức ngữ âm, nhiều nghĩa, hiện tượng nhiều nghĩa chỉ bao
gồm nghĩa biểu vật, tính cùng hướng không rõ ràng.
- Một hình thức ngữ âm, nhiều nghĩa nhưng không có tính hàng loạt,
không nhận ra cơ chế, tính nhiều nghĩa hoàn toàn cá biệt.
1.3. Vài nét về cuộc đời và thơ Hồ Xuân Hƣơng
Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, bà
sống vào khoảng cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. Xuân Hương được mệnh

Footer Page 22 of 63.

16



Tài liu lun vn s phm 23 of 63.

danh là “ Bà chúa thơ Nôm” và được coi là một trong những nhà thơ xuất sắc
của văn học trung đại Việt Nam.
Thân thế và sự nghiệp Hồ Xuân Hương đến thời điểm hiện tại còn
nhiều điều chưa được sáng tỏ. Không biết chính xác năm sinh, năm mất của
bà, chỉ biết được bà sống trong thời kì Lê mạt Nguyễn Sơ – một giai đoạn với
những biến động lịch sử quan trọng. Vào giai đoạn đó, cũng có nhiều những
nhà thơ, nhà văn lớn như Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ. Theo nhiều tài liệu
nghiên cứu thì Hồ Xuân Hương là con của Hồ Phi Diễn, quê ở làng Quỳnh
Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Nữ sĩ Xuân Hương xuất thân trong một gia đình phong kiến đã suy tàn
nhưng vẫn có thời ấu thơ êm đềm ở Cổ Nguyệt đường ven Hồ Tây – chốn
phồn hoa đô thị lúc bấy giờ. Bà gặp gỡ nhiều với nhân dân lao động nghèo và
đặc biệt là những người phụ nữ bị áp bức, bóc lột trong xã hội. Xuân Hương
là một người thông minh, có học thức và quan hệ rộng rãi với các nhà văn,
nhà thơ lúc bấy giờ. Là một phụ nữ tài hoa nhưng trái lại bà có đường tình
duyên gặp nhiều trắc trở, bất hạnh. Lấy chồng muộn, qua hai đời chồng đều
làm lẽ nhưng đều ngắn duyên và không có hạnh phúc.
Những tác phẩm của Hồ Xuân Hương không chỉ có giá trị sâu sắc về
mặt nội dung mà còn thể hiện phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo. Thơ Hồ
Xuân Hương chán chứa tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Tuy nhiên,
nét đặc sắc nhất làm nên tên tuổi của Hồ Xuân Hương đó là những bài thơ
viết về những người phụ nữ có số phận bất hạnh, chìm nổi, bấp bênh trong xã
hội phong kiến. Phải chăng viết về cuộc đời họ cũng chính là viết về cuộc đời
nhà thơ. Thơ Hồ Xuân Hương là sự kết hợp giữa sự hóm hỉnh sâu cay, nỗi
đau cuộc đời và sự ngạo nghễ trong tinh thần. Đọc thơ của bà, độc giả cảm
nhận được sự táo bạo với nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo và những nét văn


Footer Page 23 of 63.

17


Tài liu lun vn s phm 24 of 63.

hóa dân gian thú vị. Các bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt hoặc
thất ngôn bát cú với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị.
Nữ sĩ Xuân Hương sinh ra trong giai đoạn nước ta có nhiều biến cố lớn
trong lịch sử phong kiến. Sử dụng lối nói dân gian, chất liệu dân gian nên thơ
Nôm của bà tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa chất bác học và chất bình dân.
Sáng tác thơ văn, Hồ Xuân Hương muốn khẳng định vai trò của người phụ nữ
trong xã hội và chống lại chế độ phong kiến suy thoái.
Những sáng tác của Hồ Xuân Hương có những đóng góp to lớn nêu lên
vấn đề về quyền sống và phẩm hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ, nói lên
tiếng nói chống lại những hủ tục phong kiến lạc hậu. Tiếng nói mạnh mẽ và
đầy cá tính ấy sẽ mãi vang vọng nhờ giá trị lịch sử và nhân văn của nó.
Với lối thơ tự nhiên, giản dị, gần gũi với đời sống hằng ngày phù hợp
với quần chúng nhân dân lao động. Lời thơ Xuân Hương không cầu kỳ, chau
chuốt mà vẫn thướt tha, nhẹ nhàng thổi vào lòng độc giả những cung bậc cảm
xúc riêng.
Trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương, bên cạnh tiếng cười vui vẻ, sự
lạc quan, thách thức, hơn nữa còn cả tiếng thở dài ngậm ngùi, đau xót về thân
phận “bảy nổi ba chìm”, của số kiếp hẩm hiu, bạc bẽo của người phụ nữ trong
xã hội bấy giờ. Cái “tục” trong thơ Xuân Hương đôi khi là hai mặt, nó vừa
phản ánh hiện thực của cuộc đời vừa cái “tục” theo nghĩa phồn thực.
Cấu trúc chung của câu thơ Hồ Xuân Hương là những câu ca dao, tục
ngữ được đặt tinh tế nên rất tự nhiên, đồng thời sử dụng nhiều hình thức như:
từ láy, chơi chữ, nói lái, đồng nghĩa, đồng âm… một cách nhuần nhuyễn tạo

thành một khối chung, thống nhất, mang lại giá trị truyền đạt cao, tạo dấu ấn
sâu đậm trong lòng độc giả.

Footer Page 24 of 63.

18


Tài liu lun vn s phm 25 of 63.

Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1, chúng tôi trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và
cơ sở lý thuyết bao gồm các mục: chơi chữ, khái quát về từ xét về mặt cấu tạo
trong tiếng Việt, cụm từ cố định, các quan hệ ngữ nghĩa. Các phần được chia
thành các mục nhỏ, trình bày những vấn đề lý thuyết về nghệ thuật chơi chữ.
Ngoài ra, trong chương 1 chúng tôi cũng trình bày khái quát về thân thế
và sự nghiệp của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Đọc thơ Hồ Xuân Hương đọc giả
cảm nhận được tài năng và sự độc đáo. Một con người “độc đáo” cả về tính
cách, con người lẫn thơ văn. Điều làm nên sự đặc biệt của bà chúa thơ Nôm
chính là đặc trưng ngôn từ, nghệ thuật chơi chữ đặc sắc trong thơ Hồ Xuân
Hương. Thơ Hồ Xuân Hương luôn giữ vị trí đặc biệt trong lòng người đọc,
làm rung động, tạo ấn tượng với biết bao thế hệ, một “chất thơ dung
dị” dễ hiểu, dễ nhớ và mang đậm chất liệu dân gian.
Đây là cơ sở lý luận để chúng tôi triển khai đề tài này.

Footer Page 25 of 63.

19



×