Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Luận văn sư phạm Thiết kế bài giảng Thu vịnh của Nguyến Khuyến và Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử theo công nghệ dạy học hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.52 KB, 40 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

A - Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI - thế kỉ của khoa học công nghệ và thông tin phát triển mạnh
mẽ. Chính điều đó đã tác động tới đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Cơ sở hạ tầng thay đổi kéo theo sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng và giáo dục
cũng cũng là một trong những bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng đó.
Cho nên nền giáo dục không thể giữ nguyên như cũ mà phải có sự thay đổi, đổi
mới trong cách thức, phương pháp tiến hành dạy học trước xu thế phát triển của
thời đại. Vấn đề này đã được đề cập trong rất nhiều các bài báo, các chuyên luận.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài viết: Bí quyết quan trọng nhất là
phương pháp học tập, là phong cách học tập (Dạy và học tháng 11/2002) đã
nhấn mạnh.
Phải nghiên cứu để không ngừng hoàn thiện, không ngừng đổi mới,
không ngừng nâng cao, không ngừng phát triển giáo dục về mọi mặt nhằm làm
nên lực lượng chủ yếu của sự phát triển của dân tộc, của đất nước, của con người
đi lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt phải chú ý đến sự không ngừng hiện đại hoá
phương pháp giáo dục, làm cho giáo dục ở trong tầm tay của mọi người, bằng
các phương tiện hiện đại: nghe, nhìn
Như vậy, cần phải có phương pháp dạy học mới để đáp ứng được nhu cầu
phát triển của khoa học công nghệ. Việc thiết kế bài giảng theo hướng CNHĐ có
khả năng làm được điều này. Vì thế hiện nay, có rất nhiều sự tìm tòi, ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học tức là: Dạy học theo hướng công nghệ đặc
biệt là việc thiết kế giáo án điện tử (tên gọi trước đây) sau này có tên gọi là bài
giảng điện tử.

1



Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

Do yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, thông tin hiện đại vào nhà trường như
những làn sóng mạnh mẽ - điều này đã tác động không nhỏ tới học sinh. Học
sinh có khả năng cập nhật thông tin rất nhanh chóng và thuận tiện qua các
phương tiện thông tin đại chúng. Vậy làm thế nào để học sinh nâng cao ý thức
của việc học, nhất là việc học môn Ngữ văn. Vấn đề đặt ra chúng ta phải xây
dựng một phương pháp dạy học mới. Từ yêu cầu thực tiễn đó, Đảng và Nhà nước
ta đã rất quan tâm đến vấn đề này, trong các Nghị quyết Đại hội IX, X, trong
Luật giáo dục, trong đổi mới phương pháp dạy học đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới
phương pháp dạy học trên cơ sở sử dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật,
khoa học hiện đại vào giáo dục để thu hút học sinh, phát huy vai trò tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục để nền giáo dục
nước ta nhanh chóng theo kịp với trình độ nền giáo dục của các nước trong khu
vực và thế giới.
Để thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu của thời
đại thì làm thế nào để đưa những thành tựu của công nghệ thông tin trong giáo
dục góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Muốn làm được điều đó chúng ta phải
đổi mới phương pháp dạy học - bằng cách sử dụng công nghệ thông tin trong
dạy học.
Trong thời gian học tập do được theo học chuyên đề Dạy học theo
hướng công nghệ của PGS.TS Đỗ Huy Quang . Chuyên đề đã đề cập tới vấn đề
khá mới mẻ đối với nền giáo dục Việt Nam - dạy học theo quy trình, dạy học có
kĩ thuật. Tôi thấy vấn đề này rất bổ ích và cần thiết với bản thân tôi, trong xu
hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá. Với tư cách là người giáo viên Ngữ văn trong
tương lai, tôi thấy chuyên luận này chuẩn bị hành trang cho tôi biết được phương
pháp dạy học mới - phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.


2


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

Để tay nghề không ngừng nâng cao, góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất
lượng, hiệu quả trong dạy học.
Thiết kế bài giảng điện tử có thể áp dụng cho các kiểu, loại bài, trong đó
có thể loại trữ tình - thơ. Do khuôn khổ của khoá luận chúng tôi đi sâu vào hai
bài thơ tiêu biểu cho hai giai đoạn văn học. Đó là Thu vịnh của Nguyễn
Khuyến và Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
Chính vì những lí do trên mà tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Thiết kế
bài giảng: Thu vịnh của Nguyễn Khuyến và Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc
Tử theo công nghệ dạy học hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Dạy học theo hướng công nghệ đã được nghiên cứu, được trình bày ở
nhiều tài liệu:
1. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường - Phan Trọng Ngọ;
NXB ĐHSP 11/2005.
2. Những vấn đề về chương trình và quá trình dạy học - Nguyễn Hữu
Châu NXB GD 2005.
3. Công nghệ giáo dục - Hồ Ngọc Đại tập 1, 2, NXBGD 1994.
4. Công nghệ giáo dục bậc Tiểu học - TTCNGD, NN 1995.
5. Phương pháp luận dạy và học - 2IA Rez (chủ biên), NXBGD 1983.
6. Tâm lí dạy học - Hồ Ngọc Đại, NXBGD 1983.
7. Vấn đề giảng dạy các tác phẩm văn học theo thể loại - Trần Thanh
Đạm (chủ biên) NXBGD - HN, 1991.

8. Luận về cải cách giáo dục - Viên Chấn Quốc - Bùi Minh Toán (dịch),
NXBGD 2001.
9. Phương pháp dạy học văn, tập 1,2 - Phan Trọng Luân (chủ biên),
NXBGD 2001.

3


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn


2.2. Dạy học theo hướng công nghệ xuất hiện đầu tiên ở nước Mĩ những
năm đầu thế kỉ XX, nó nhanh chóng xâm nhập vào các nước phương Tây khác.
Được triển khai vào Việt Nam đầu những năm 80 do giáo sư Hồ Ngọc
Đại thử nghiệm và tiến hành tại Trung tâm thực nghiệm giáo dục Giảng Võ
(1978) sau đổi thành Trung tâm công nghệ giáo dục (1995) (CGD). Trước khi
thực nghiệm,
Hồ Ngọc Đại đã tiến hành làm đề tài đo khả năng của trẻ em Việt Nam và
đi đến kết luận: Khả năng của trẻ em luôn ở dạng mở, có thể tiếp nhận tri thức
cao hơn so với hiện tại, nếu như người dạy tổ chức được các việc làm cụ thể cho
học sinh. Đề tài này đã mở ra hướng thực nghiệm quy trình hoá dạy học: Thầy
thiết kế - trò thi công, thầy tổ chức - trò hoạt động. Thử nghiệm thành công nhất
ở lớp 1 và trong lớp 1, môn thành công nhất là môn Tiếng Việt.
Đóng góp lớn của CGD là đã triển khai một quan niệm mới về dạy học,
tạo ra một hệ thống khái niệm thuật ngữ mới: thiết kế, việc làm, thao tác, công
việc đem đến một phương pháp dạy học mới: dạy học bằng công nghệ, sử dụng
công nghệ thông tin. Do đó, dạy học theo hướng này, ngày càng được đẩy mạnh
để đáp ứng nhu cầu của thời đại.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Xây dựng cách thực hiện một bài giảng có sử dụng công nghệ thông
tin (bài giảng điện tử), bài giảng điện tử vừa thể hiện những hình thức dạy học
truyền thống và hiện đại để hiệu quả dạy văn được cao hơn, đáp ứng yêu cầu
chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới.
Dạy học bằng công nghệ thể hiện từ những bài giảng văn (phân tích tác
phẩm-văn bản nghệ thuật) cụ thể là văn bản thơ.

4


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

4. Mục đích nghiên cứu
Góp phần làm cho giờ dạy văn được hiệu quả trên cơ sở hiện đại hóa
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong thời kì hiện đại này, làm cho học
sinh tiếp nhận Văn một cách hào hứng.
Xác định nội dung, cách làm của bài giảng điện tử đẻ làm rõ hướng tích
hợp của dạy học văn theo chương trình mới.
Vận dụng vào việc thiết kế bài giảng theo hướng công nghệ hiện đại
ở văn bản thơ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp lí luận.
- Phương pháp hệ thống- lịch sử.
- Phương pháp thống kê, khảo sát.
-Phương pháp giả thiết, thực nghiệm.
6. Đóng góp của luận văn

Xác định những vấn đề thuộc mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học văn, đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.
Nêu ra những dự định về dạy học văn có sử dụng công nghệ thông tin (bài
giảng điện tử để thể nghiệm) đó là hướng đi hiện đại hoá của việc dạy văn nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy văn.
Góp tiếng nói trên diễn đàn giáo dục, làm rõ những cách làm, tên gọi của
các thao tác, các qui trình, các cách tiến hành có sử dụng thiết bị công nghệ hiện
đại
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luân chung, luận văn gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lí luận về dạy học văn theo hướng công nghệ

5


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

Chương 2: Xây dựng bài giảng điện tử trong môn văn.
Chương 3: Thử nghiệm bài giảng điện tử với 2 bài Thu vịnh của
Nguyễn Khuyến và Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

6


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn


B - Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc dạy học văn
theo hướng công nghệ
1. Quan niệm về dạy và học nói chung
1.1. Quan niệm thế nào là học?
Học là quá trình tương tác giữa cá thểvới môi trường, kết quả là dẫn đến
sự bền vữngvề nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó.
Học không phải là để tiếp nhận kiến thức, thông tin, không chỉ chuyển tri
thức nhân loại vào trong mỗi cá thể. Mà ngày nay, do sự phát triển của công nghệ
thông tin chúng ta có thể học mọi nơi, mọi lúc, học ở nhà, ở trên lớp. Vậy vấn đề
đặt ra là chúng ta phải học như thế nào ? Học là học cách thức, phương pháp
học.
1.2. Quan niệm thế nào là dạy?
Dạy là sự truyền lại của thế hệ trước cho thế hệ sau những kinh nghiệm
mà xã hội đã sáng tạo và tích luỹ được qua các thế hệ.
Dạy học không phải là cung cấp thông tin và mà dạy là nhằm hướng dẫn
cho người học cách thức để hệ thống hoá kiến thức (phương pháp), cách để xử lí,
phát triển kiến thức. Dạy học ngày nay phải được thao tác, thực hiện trên máy.
1.3. Quá trình dạy học
Dạy học là quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh,
trong đó hoạt động của giáo viên giữ lại vai trò chủ đạo (tổ chức, điều khiển), học
sinh tự giác, tích cực, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhằm thực hiện các
nhiệm vụ của dạy học.

7


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn


Quá trình dạy học của chúng ta có những biến đổi tích cực. Trước đây,
dạy học theo kiểu truyền thống: thầy giảng, trò lắng nghe, ghi chép, lối dạy này
không phát huy được vai trò chủ động, tích cực của học sinh. Ngày nay, do sự
phát triển của xã hội, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật nên quá trình dạy học tổ
chức theo qui trình: thầy giáo là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển, còn trò là
người thi công, người thực hiện. Dạy học được tiến hành theo hướng này sẽ phát
huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Khâu cuối cùng của quá trình dạy học là kết quả của quá trình dạy học.
Khâu này rất quan trọng, nó đánh giá thái độ, năng lực, trình độ của cả người dạy
và người học . Để đánh giá hiệu quả của quá trình dạy học, trước đây người ta chỉ
chú ý đến người học, coi người học là khách hàng thượng đế, giờ đây người ta
còn chú ý đến thao tác, cách làm của người hướng dẫn cùng với những kiến thức,
kĩ năng, nhân cách mà học sinh tiếp thu được.
* Quá trình dạy học bao gồm: mục đích, nội dung, phương pháp dạy học,
hoạt động học - hoạt động dạy của học sinh và giáo viên, kết quả học tập.
1.3.1. Mục đích dạy học
1.3.1.1. Khái niệm
Mục đích dạy học là mô hình kết quả trong tương lai của hoạt động dạy
học. Câu hỏi cho vấn đề này là người dạy sẽ đạt được cái gì sau khi kết thúc quá
trình dạy học.
1.3.1.2. Các cấp độ của mục đích dạy học
Mục tiêu chung (mục tiêu tổng quát): Hội đồng quốc tế về giáo dục thế kỉ
XXI đề xuất với UNESCO bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI:
+ Học để biết
+ Học để làm
+ Học để chung sống

8



Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

+ Học để tự khẳng định mình.
Ngoài mục tiêu chung còn có mục tiêu trung gian, mục tiêu cụ thể, mục
tiêu cá nhân,
Như vậy, mục đích của dạy học vừa hướng vào đối tượng người học, vừa
phải thể hiện được mục đích chung nhưng phải phù hợp với từng cá nhân cụ thể.
1.3.2. Nội dung dạy học
1.3.2.1. Khái niệm
Nội dung dạy học là môi trường bên trong, là bản thể của quá trình dạy
học, toàn bộ hoạt động học và hoạt động học diễn ra trên nền tảng của nội dung
dạy học.
Nội dung dạy học được cấu thành bởi nội dung dạy và nội dung học. Dạy
cái gì? Học cái gì?
1.3.2.2. Nội dung dạy
Dạy cái gì? Nó phải được chuyển thành câu hỏi: Giáo viên phải làm gì
trong quá trình dạy học. Nói cách khác: nội dung dạy học phải được qui về hệ
thống việc làm của người dạy trong quá trình dạy học.
Như vậy: Nội dung dạy học là sự cụ thể hoá mục đích dạy học, nó quy
định: người học học gì? Và người dạy dạy cái gì?.
1.3.3. Phương pháp dạy học
1.3.3.1. Quan niệm về phương pháp dạy học (PPDH)
PPDH là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất
và dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt đến
mục đích dạy học.
PPDH là hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên, là hành
động nhận thức và thực hành có tổ chức của học sinh nhằm đảm bảo cho trò lĩnh

hội được nội dung trí dục.

9


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

Nếu căn cứ vào định nghĩa Dạy học: Dạy học là chuyển tri thức và
năng lực của nhân loại thành tri thức và năng lực cho mỗi học sinh thì ta có định
nghĩa về PPDH: PPDH là cách thức, là con đường, là phương tiện để chuyển tri
thức, năng lực của nhân loại thành tri thức và năng lực cho mỗi người học.
1.3.3.2. Các phương pháp dạy học
Có rất nhiều PPDH bao gồm PPDH truyền thống, PPDH mới.
* PPDH truyền thống: PPDH phụ thuộc vào cơ chế dạy học. Cơ chế dạy
học truyền thống thì việc chuyển tri thức nhân loại vào người học là công việc
của người thầy nên mọi phương pháp là của người thầy. Dạy học lấy thầy giáo
làm trung tâm nên PPDH chủ yếu là những cách thức mà người thầy sử dụng
nhằm chuyển tri thức càng nhiều càng tốt của nhân loại vào người học, bao gồm
4 PPDH sau:
- PP dùng lời: PP thuyết trình, PP diễn giải, PP giảng giải, PP thông báo.
- PP dung câu hỏi: PP hỏi đáp, PP vấn đáp.
- PP dùng đồ dùng dạy học: PP trực quan, PP thí nghiệm
- PP dùng bài tập: PP luyện tập, PP vận dụng, PP thực hành.
Ngoài ra còn có các PP khác: PP diễn dịch, PP quy nạp, PP tổng hợp, PP
bổ dọc, PP cắt ngang, PP vừa bổ dọc, vừa cắt ngang
Nhận xét: Những PPDH truyền thống là những PP mang tính áp đặt,
không khai thác được hoạt động tư duy của người học, người học chỉ tiếp nhận
một cách máy móc, không có điều kiện sáng tạo.

* PPDH mới: Do cơ chế đổi mới nên PPDH cũng có sự đổi mới: lấy HS
làm trung tâm, thầy hướng dẫn - trò thực hiện, thầy thiết kế - trò thi công. PPDH
mới này bao gồm: PP đọc sáng tạo, đọc diễn cảm; PP tái tạo; PP so sánh; PP
giảng bình; PP nêu vấn đề; PP thảo luận; đặc biệt là PPDH có sự hỗ trợ của
CNTT.

10


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

Nhận xét: Nếu PPDH truyền thống là áp đặt, kinh viện, thì PPDH mới
này do lấy HS làm trung tâm nên đã khai thác được khả năng tiềm tàng trong mỗi
học sinh và giáo viên, giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của mình trong học tập, khoảng cách giữa học sinh và giáo viên, học sinh với
tài liệu học tậpcàng gần gũi, gây được hứng thú học tập cho học sinh. Cho nên
những PP này ngày càng trở nên cần thiết và sử dụng phổ biến trong quá trình
dạy học, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả trong giờ học.
* PPDH rất đa dạng cho nên chúng ta phải lựa chọn và vận dụng phối hợp
các PP là điều cần thiết vì: trong dạy học: không có phương pháp nào là vạn
năng, PP nào cũng có ưu điểm và hạn chế của nó nên chúng ta phải phối hợp các
PP, tìm ra một PPDH tối ưu (chỉ có ưu điểm mà không có nhược điểm). Tuy
nhiên, nhiệm vụ của chúng ta là vận dụng chứ không phải là tìm ra phương pháp
mới mà việc tìm ra phương pháp mới là nhiệm vụ của các nhà khoa học, chúng ta
cũng không chứng minh phương pháp nào là tốt, phương pháp nào là chưa tốt,
chưa phù hợp, chúng ta chỉ việc phối hợp các PP để tìm ra PPDH tối ưu nhằm
làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên.
PPDH thể hiện một trình độ, Mác nói: Vấn đề không phải anh sản xuất

ra cái gì mà là sản xuất bằng cách nào, còn Leptônxtôi thì cho rằng: Vấn đề cơ
bản trong dạy học không phải cho người học biết rằng quả đất tròn mà là làm sao
biết được trái đất tròn.
Như vậy, phương pháp phải thể hiện được trình độ của thời đại mà một
trong những tiêu chuẩn đánh giá về sự phát triển của thời đại ngày nay là CNTT.
Trong dạy học để đánh giá trình độ của giáo dục người ta căn cứ vào PPDH, vấn
đề đặt ra: thời đại ngày nay là thời đại của CNTT", vậy sử dụng PP nào để đáp
ứng được yêu cầu của thời đại? Câu hỏi lớn đó đã được các nhà PP tìm ra PPDH
mới, tối ưu nhất - đó là PPDH theo hướng CNHĐ. PPDH này rất cần thiết và có ý

11


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

nghĩa thời đại nhằm biến học sinh là ngọn lửa cần thắp sáng chứ không phải là
cái bình chứa kiến thức.
1.3.3.3. Hoạt động dạy và hoạt động học của giáo viên (GV) và học sinh
(HS).
Hoạt động dạy và hoạt động học là sự tương tác lẫn nhau giữa hai mặt của
một hoạt động: hoạt động dạy học. Sự tồn tại và phát triển của mặt này quy định
sự tồn tại và phát triển của mặt kia.
1.3.3.4. Kết quả trong dạy học
Kết quả trong dạy học bao gồm việc thu thập thông tin về một lĩnh vực
nào đó trong dạy học, nhận xét và phán xét đối tượng đó trên cơ sở đối chiếu các
thông tin thu nhận được với mục tiêu được xác định ban đầu.
Đánh giá kết quả học tập của HS thông qua: các bài kiểm tra, bài thi,
quan sát hành động, trao đổi, phỏng vấnnhư vậy, kết quả dạy học là khâu cuối

cùng, là cái đích cuối cùng cần đạt được trong quá trình học tập, thông qua kết
quả trong dạy học mà chúng ta đánh giá được hoạt động dạy của giáo viên và
hoạt động học của học sinh, từ đó làm tiền đề để chuyển hướng đi, tạo ra mục
tiêu mới trong dạy học.
2. Dạy học theo hướng công nghệ trong môn Văn
2.1. Cơ sở của việc dạy học theo hướng công nghệ
2.1.1. Cơ sở xã hội, khoa học, giáo dục
Thế kỉ XX - thế kỉ của thời đại CNH, HĐH, nền sản xuất chuyển từ tự
động hoá sang nền kinh tế tri thức. Dưới tác động của điều kiện xã hội, trong
giáo dục cũng phát triển theo hướng công nghệ. Dạy học theo công nghệ, theo
qui trình cũng ra đời, điều này buộc các nhà khoa học giáo dục phải tìm ra kĩ
thuật dạy học và cách tổ chức dạy học theo hướng công nghệ.

12


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã mở ra chân trời khám phá mới cho
loài người, những thành tựu kì diệu mà CNTT mang lại đã tác động trực tiếp đến
mọi quốc gia, đến cuộc sống hàng ngày của mỗi thành viên trong xã hội. Cho
nên, mọi nhà trường đặc biệt là ở những nước đang phát triển đều ít nhiều chịu
ảnh hưởng của những thành tựu ấy. Bất cứ nhà giáo dục nào cũng không thể
không nhận biết để có đối sách thích ứng, đặc biệt khoa học xã hội và nhân văn
là khoa học về con người, về xã hội, vốn là những lĩnh vực nhạy cảm nhất trong
đời sống của nhân loại lại càng phải sớm nhận thức để có phương án tích cực.
Dưới tác động của CNTT, quá trình kĩ thuật hoá hoạt động giáo dục, giảng dạy
trong nhà trường đã diễn ra trong mấy chục năm qua là một tất yếu khách quan.

Do sự phát triển của kinh tế xã hội, sự tiến bộ của KHKT, ý thức vai trò
của cá nhân ngày càng nâng cao. Trong hoạt động giáo dục, người ta luôn chú ý
làm thế nào để con người phát triển nhân cách, để tiếp nhận tri thức của loài
người, chiếm lĩnh kĩ năng tri thức từ mức độ thấp đến mức độ cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ chưa biết đến biết và biết một cách đầy đủ sâu sắc.
Vì những lẽ trên mà dạy học theo hướng công nghệ ra đời, nó có thể tạo
ra một kiểu dạy học mới, phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS.
2.1.2. Cơ sở lí luận
Vào đầu thế kỉ XX lí thuyết hành vi xuất hiện ở Mĩ do Oát xơn (1872 1958) phát ngôn năm 1913, lí thuyết phản xạ với các thí nghiệm của Paplốp
(theo dõi con chó tiết nước bọt) , thí nghiệm 1, 2 của Skinnơ (chim chọn hạt,
chim đi theo hình số 8). Từ các thí nghiệm trên, các nhà hành vi cho rằng: trong
dạy học có thể chia nhỏ quá trình thành các bước và giao cho người học làm từng
việc một trong thời gian quy định. Quá trình dạy học này thực chất: người học
làm lại các việc mà các nhà khoa học đã trải qua. Vì thế người học mang tư cách

13


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

của các nhà khoa học, nhưng người học chỉ phát hiện lại, làm lại tri thức cho
chính mình chứ không phải tri thức cho xã hội.
Đây là bước ngoặt cho giáo dục nhưng nó vướng phải một sai lầm cho
rằng:bản thân người học chỉ như là một thứ nguyên liệu trong chương trình có
trước . Bản thân người học không hề có vai trò gì, không còn tính năng động,
không có sự chủ động, giáo dục đã biến con người trở thành rô bốt.
Đến những năm 30 của thế kỉ này có: Lý thuyết hoạt động của
Vưgôtxki (1886-1933). Điểm tựa của Vưgôtxki là triết học Mac - Lênin. Mac

nói: tất cả những gì trong đầu con người thực ra từ hiện thực chuyển vào đó và
được cải tạo. Toàn bộ phần tinh thần ý thức năng lực trong mỗi con người là phải
chuyển từ bên ngoài theo cơ chế chuyển vào trong.Vưgôtxki dựa vào: Lý thuyến
hành vi quan niệm rằng:con người tự làm ra mình chứ không phải thượng đế.
Đóng góp của ông là bổ sung :con người làm ra con người bằng hoạt độngcủa
chính mình (mỗi người là bức chân dung tự hoạ bản thân mình ). Cơ chế chuyển
vào trong như thế nào? Năm 1950 một nhà tâm lý học người Nga tên là Ganperin
sau khi làm nhiều thí nghiệm đã phát hiện ra một điều là: mối quan hệ giữa chủ
thể và đối tượng là sự chuyển đối tượng vào trong chủ thể . Hoạt động bên ngoài
của con người với đối tượng trùng hợp một cách kì lạ với hoạt động tâm lí bên
trong là sản phẩm của hoạt động bên ngoài.
Như vậy, muốn có hoạt động tâm lí bên trong của con người thì phải tổ
chức các hoạt động bên ngoài tương ứng. Muốn có tri thức cho người học thì phải
tổ chức một lôgic hoạt động bên ngoài với đối tượng do chính người ấy làm,
người khác làm sẽ không được. Đó là kiểu dạy học theo phương pháp: thầy thiết
kế- trò thi công.
Trên đây là cơ sở xã hội, khoa học, giáo dục, cơ sở lí luận của việc dạy
Văn theo hướng công nghệ dạy học hiện đại.

14


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

2.2. Dạy học theo hướng công nghệ trong môn Văn
2.2.1. Công nghệ là gì?
Công nghệ là hệ thống những phương tiện, phương pháp, kĩ năng, nhằm
vận dụng quy luật khách quan, tác động vào một đối tượng nào đó để đạt một

thành tựu xác định cho con người.
2.2.2. Dạy học theo hướng công nghệ
Là kiểu dạy học khách quan hoá từng việc của thầy, từng việc của trò,
đảm bảo hiệu quả dạy học tất yếu như mục đích đề ra.
Dạy học theo hướng công nghệ là kiểu dạy học kiểm soát chặt chẽ quá
trình tạo ra sản phẩm, là kiểu dạy học tích hợp giữa dạy và học, giữa lí thuyết và
thực hành, vừa cung cấp tri thức, vừa phát triển những năng lực trí tuệ cho học
sinh.
Dạy học theo hướng công nghệ là dạy học có kĩ thuật, dạy học theo qui
trình khác xa so với kiểu dạy học kinh nghiệm. Vì thế có thể chuyển giao qui
trình, chuyển giao kĩ thuật đến với mọi giáo viên và mọi giáo viên nếu thực hiện
đầy đủ, nghiêm ngặt mọi thao tác, mọi công đoạn trong qui trình thì giờ dạy học
nhất định sẽ đạt được hiệu quả cao như mục đích đề ra.
2.2.3. Đặc điểm của môn Văn
Tác phẩm văn chương mang tính cá nhân, người viết văn viết bằng cả trái
tim, tình cảm của mình. Do đó, người tiếp nhận cũng phải tiếp nhận bằng cả trái
tim, bằng tình cảm, bằng cả kinh nghiệm của chính mình, để từ đó mỗi cá nhân
có thể hình dung ra chính tư tưởng của mình. Có làm được điều đó thì dạy văn và
học văn mới mang đặc thù của dạy học văn chương, không làm mất đi cái hay,
cái độc đáo, đặc sắc của tác phẩm.
Văn là một loại hình nghệ thuật, mỗi bài văn có cách tiếp cận, có con
đường đi riêng của chính nó, có cách cảm thụ, cách hiểu riêng nhưng mỗi thể loại

15


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn


có con đường đi chung, ngay người sáng tác cũng thế có tư duy theo thể loại,
diễn đạt theo thể loại do đó cách cảm thụ của mỗi thể loại văn phải có con đường
đi chung. Như vậy, dạy văn tức là giáo viên dạy cho học sinh phương pháp - cách
thức tiếp nhận, cảm thụ theo đặc trưng của mỗi thể loại để từ đó học sinh có thể
tiếp cận một bài văn khác cùng thể loại. Mỗi bài văn có cách tiếp cận hết sức sinh
động, cách tiếp cận văn bản chính là nội dung của qui trình. Qui trình dạy một
kiểu loại bài thực chất là làm lại quá trình mà con người đã làm ra sản phẩm,
nhằm biến sản phẩm của tác giả thành tác phẩm trong mỗi học sinh. Văn chương
là cuộc đời, là cuộc sống của con người, nhà văn phải đi từ hiện thực cuộc sống
để xây dựng nên hình tượng nghệ thuật và tạo ra văn bản. Người học lại đi ngược
lại từ chính văn bản của nhà văn để tìm hiểu, phân tích hình tượng nghệ thuật, có
như thế người học mới hiểu được hiện thực cuộc sống, hình dung ra cuộc đời,
giải quyết những vấn đề mà cuộc đời đặt ra
Như vậy, vấn đề đặt ra trong dạy văn là liệu có thể dạy văn theo hướng
công nghệ được không? Và câu trả lời của thực tế là: dạy văn bằng công nghệ
được.
2.2.4. Công nghệ dạy văn
Như chúng ta đã biết, trước đây dạy học nói chung và dạy văn nói riêng
chỉ chú ý đến đầu vào - tức là giáo viên cứ lên lớp là trình bày những kiến thức
mà mình tiếp thu được, giáo viên cứ giảng, học sinh cứ ngồi nghe, ghi chép, họ
không hề quan tâm xem khả năng học sinh tiếp thu tri thức được bao nhiêu.
Nhưng giờ đây trong dạy học đã có sự thay đổi: chúng ta không chỉ chú ý đầu
vào mà còn chú ý kiểm soát cả quá trình dạy học, đặc biệt là chú ý hiệu quả của
người dạy, người học - đó chính là mục đích cuối cùng mà ta cần đạt được trong
quá trình dạy học.

16


Khoá luận tốt nghiệp


Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

Theo đà đổi mới của đất nước, để đạt được hiệu quả cao trong dạy học
cũng như trong dạy văn, ngày nay chúng ta phải sử dụng nhiều thành tựu của
khoa học, những tiến bộ kĩ thuật trên thế giới để tiến hành dạy học. Muốn làm
được điều đó thì ta phải vừa quan tâm đến đầu vào, vừa quan tâm đến quá trình
dạy học (cách thức tổ chức) để đi đến hiệu quả một cách chủ động. Để làm được
điều đó thì trong dạy văn chúng ta không chỉ cung cấp thông tin cho học sinh mà
dạy văn phải cho học sinh nói ra cái riêng của mình trước tác phẩm văn học.
Như vậy, dạy văn phải cung cấp cho học sinh những kiến thức, những
hiểu biết về văn, vừa lĩnh hội, vừa phải đi tiếp từ kiến thức ấy và khái quát được
cái gì về cách thức (phương pháp). Trong dạy văn, công việc ở trên lớp của giáo
viên là dạy cho học sinh biết cách vận dụng, xử lí, phát triển tri thức để người học
lớn lên, hoàn thiện về mặt nhân cách vì Liên Hợp Quốc đã quy định học có 4 trụ
cột: học để biết, học để làm, học để chung sống, để tự khẳng định mình. Vì thế,
vấn đề dạy văn ở thời đại CNTT bùng nổ, Internet phát triển, phải chú ý dạy văn
ở hai lĩnh vực:
+ Hướng dẫn người học văn học ở nhà (ở ngoài lớp) giúp người học có
thêm thông tin xung quanh bài văn sẽ được học trên lớp.
+ Tổ chức việc học văn trên lớp: Hướng dẫn người học cách thức, phương
pháp tiếp cận tác phẩm văn học.
ở Việt Nam, dạy học văn theo hướng công nghệ thường gắn liền với
trung tâm công nghệ Giảng Võ (CGD). CGD quan niệm:
+ Nguyên tắc chung của dạy văn là biến tác phẩm của tác giả thành tác
phẩm trong mỗi HS.
+ Phân biệt: Tác phẩm và văn bản. Văn bản là phần ta có thể đọc được, còn
tác phẩm là cái chỉ có trong hình dung của mỗi bạn đọc, tác phẩm là sản phẩm
tinh thần, chỉ có trong tưởng tượng của nhà văn. Do vậy, nhiệm vụ của người dạy


17


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

văn là phải từ văn bản làm xuất hiện tác phẩm và chuyển tác phẩm của tác giả
vào mỗi học sinh. Tất cả các công việc này học sinh phải làm theo một qui trình
có sẵn gọi là qui trình công nghệ.
+ Thầy tổ chức - trò hành động, thầy thiết kế - trò thi công.
Từ quan niệm đó CGD đã tiến hành thử nghiệm nhiều năm ở bậc Tiểu
học: qui trình gồm năm chặng - ứng với năm lớp:
Lớp 1: Tổ chức cho học sinh những hoạt động trên văn bản: đọc, giải
nghĩa ngôn từ, tìm hiểu kết cấu.
Lớp 2: Dựng hình tượng (tái tạo thế giới nghệ thuật). Học sinh phải hình
dung ra trong bài văn, đoạn văn cho ta biết cái gì? Cảm nhận điều gì? Nghe thấy
gì? Em hãy kể lại.
Lớp 3: Phân tích hình tượng.
Lớp 4: Khái quát chủ đề của tác phẩm.
Lớp 5: Khái quát tư tưởng của tác phẩm, những thông điệp, những điều
nhà văn muốn gửi qua tác phẩm. Tác phẩm gợi lên cho người đọc những suy nghĩ
gì về văn, về cuộc sống, về con người, về thẩm mĩ và văn học.Qui trình dạy
văn: đọc văn bản khái quát xác định tư tưởng tác phẩm
Những việc mà CGD đã làm được đó là: qui trình hoá hoạt động dạy và
hoạt động học thay cho việc làm từ trước đến giờ (làm việc theo kinh nghiêm) và
phần nào đó ở trên lớp đôi khi tuỳ hứng, tuỳ tiện nhưng bây giờ đã khách quan
hoá theo công nghệ, cụ thể là công việc của thầy, của trò: Thầy làm gì? Trò làm
gì? Những công việc đó được tường minh chính xác. Qui trình hoá hoạt động dạy
và hoạt động học có tác dụng: khẳng định hoạt động dạy học là một hoạt động

mang tính khoa học; thực hiện nhiệm vụ dạy học: dạy học là chuyển nền văn
minh nhân loại vào trong mỗi cá thể và việc chuyển đó do chính mỗi người học
phải tự làm lấy, việc chuyển nó được kiểm soát theo từng thao tác nhỏ, các thao

18


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

tác ấy hợp lại thành một qui trình. Qui trình có trong tất cả mọi cách làm, dạy
học truyền thống cũng có qui trình. Nhiệm vụ của công nghệ là phải tìm ra một
qui trình nhưng phải hiện đại. ở CGD làm cho người ta hiểu: muốn thực hiện một
vấn đề mang tính khoa học phải tường minh bằng một qui trình và nêu lên tư
tưởng dạy học phải theo qui trình. Tuy nhiên vấn đề không phải chỉ dừng lại ở
qui trình cũ mà các giai đoạn sau sẽ có qui trình mới, cách làm mới. Thời đại của
chúng ta là thời đại của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật công nghệ (KHKTCN)
nổ ra như vũ bão, thời đại mà xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang được đẩy
mạnh. Cho nên, việc xây dựng một qui trình mới phải đáp ứng được yêu cầu của
thời đại.
Như vậy, từ công nghệ dạy văn ở bậc Tiểu học do CGD đề xuất đã gợi mở
để chúng ta xây dựng một qui trình dạy văn mới ở bậc THPT có sử dụng công
nghệ thông tin (CNTT). Đó là việc xây dựng bài giảng điện tử trong môn văn.

19


Khoá luận tốt nghiệp


Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

Chương 2: Xây dựng bài giảng điện tử trong môn văn.
1. Thế nào là giáo án điện tử
Giáo án điện tử (GAĐT) là giáo án được soạn trên máy và thường dùng
phần mềm Power Point để trình chiếu các trang.
Vậy Power Point là gì? Power Point là một phần mềm của Microsoft sản
xuất, có sẵn các trang để trống, nhiệm vụ của người soạn là đưa vào đó những nội
dung để có thể trình chiếu trong giờ học.
* ưu điểm của Power Point
Dễ sử dụng vì nó rất thông dụng, có nhiều phông chữ, có màu sắc kết hợp
âm thanh, hình ảnh rất sinh động, nó có thể thay thế cho bảng đen , phấn trắng.
* Hạn chế của Power Point
Chỉ sử dụng cho các trình chiếu trong các hội thảo, quảng cáo mới có
hiệu quả, còn trong dạy học nó cũng có giá trị lớn nhưng nó có một số yếu tố
thuộc về tính sư phạm trong dạy học. Trong giờ dạy học không chỉ hoàn toàn là
trình chiếu được vì trong dạy học không chỉ là thông báo tin tức mà dạy học phải
tạo ra sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh. Vì thế trong
trình chiếu, một yêu cầu đặt ra là: phải tạo được những ô cố định, những ô có thể
thay đổi và bên cạnh đó vẫn phải có bảng đen để người học có thể trình bày. Hơn
nữa, hình ảnh sử dụng nhiều dễ làm cho đặc trưng của môn Văn mất đi, học sinh
chỉ chú ý đến hình ảnh mà không chú ý đến lời giảng
Tất cả những nhược điểm trên về bài giảng điện tử có thể khắc phục được.
Vậy bài giảng điện tử là gì ?

20


Khoá luận tốt nghiệp


Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

2. Bài giảng điện tử
Hiện nay, tên gọi giáo án điện tử được thay thế bằng tên gọi: bài giảng
điện tử. Bài giảng điện tử quan tâm đến việc thực hiện giáo án trên lớp và bài
giảng có sử dụng thiết bị hiện đại của công nghệ thông tin, thiết bị trình chiếu
(Power Point)
Bài giảng điện tử đòi hỏi không chỉ trình bày nội dung bài giảng mà còn
là cách thức phương pháp tổ chức trong dạy học bài giảng điện tử (BGĐT) phải
thể hiện được yêu cầu: Các trang trình chiếu không phải chỉ thay thế cho bảng
đen, phấn trắng mà còn thể hiện sự tương tác giữa người dạy - người học, giữa
người học với nhau (mang tính sư phạm). Trong khi đó những trang trình chiếu
của Power Point nghiêng về trình diễn, quảng cáo, dạy văn càng cần phải có sự
tương tác (vì mỗi chi tiết trong bài văn không chỉ có một đáp án mà có rất nhiều
đáp án, nhiều cách hiểu), chính vì thế Tônxtôi nói rằng: Secpiax đã tạo ra một
Hamlet nhưng người đọc đã tạo ra nhiều Hamlet của họ.
Trong dạy văn người ta đã sử dụng các trang trình chiếu, những trang
trình chiếu đã thực hiện được những công việc sau:
+ Hiển thị được văn bản (học sinh có thể quan sát trực quan)
+ Hiển thị được bố cục của bài giảng, những câu hỏi trao cho học sinh
và những câu trả lời đúng
+ Phối hợp vào bài giảng những đoạn quay viđiô, những ảnh minh minh
hoạ, những chi tiết để giờ văn sinh động hấp dẫn.
+ Đưa vào phần trình chiếu những lời đọc, lời ngâm của các nghệ sĩ.,
điều này giúp học sinh được nghe những lời đọc chuẩn, lời đọc diễn cảm.
Để làm được những điều đó thì trong dạy học bao giờ cũng phải làm
những công việc sau:

21



Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

1.Đọc
2.Vỡ nghĩa văn bản.
3. Hình dung, tưởng tượng nội dung phản ánh (dựng hình tượng).
4. Phân tích cái hay, cái đẹp của văn bản và tác phẩm.
5. Khái quát chủ đề và tư tưởng của nhà văn (đích của văn bản) từ
đó bạn đọc đề xuất ý kiến của mình.
Để làm được điều này CGD đã tiến hành dạy văn theo năm hướng áp
dụng cho bậc Tiểu học. Năm bước đó chính là qui trình dạy văn ở Tiểu học còn ở
bậc Trung học thì như thế nào?
Do mục đích và kĩ năng ở bậc Tiểu học khác bậc Trung học, đặc biệt là ở
bậc Tiểu học là SGK Ngữ văn (có sự tích hợp của 3 môn: Văn, Tiếng Việt, Làm
văn) được xây dựng theo thể loại. Do vậy, giáo viên phải hướng dẫn học sinh có
cách tiếp cận văn bản theo thể loại. Và bài giảng điện tử đã làm được điều này.
3. Giờ giảng
Trước đây, trong giờ dạy văn, giáo viên chỉ là người cung cấp những
thông tin, những cách hiểu mà mình đã nắm được như một mẫu có sẵn, còn học
sinh chỉ là người lắng nghe, ghi chép, khi cần có thể tái tạo lại. Chính điều này đã
làm giảm sự sáng tạo của học sinh.
Ngày nay, do CNTT phát triển, dạy học không chỉ cung cấp thông tin mà
yêu cầu người học tự tiếp nhận thông tin. Nhiệm vụ của người giáo viên lúc này
là: không chỉ cung cấp thông tin, cung cấp cách tiếp nhận thông tin, mà còn giúp
học sinh: xử lý, vận dụng, phát triển tri thức.
Bài giảng điện tử có hai phần việc:
Phần việc dành cho người học tự học ở nhà
Phần việc cho người học làm việc trên lớp.


22


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

Tại sao chúng ta phải hướng dẫn học sinh làm những việc trên? Câu hỏi
ấy được trả lời như sau:
+ Trước đây lí thuyết phân tích tác phẩm người ta chỉ quan tâm đến:
tác phẩm - tác giả - hoàn cảnh mà tác phẩm phản ánh, mối quan hệ giữa tác
phẩm và cuộc sống còn vai trò của bạn đọc ít được quan tâm, trong khi đó bạn
đọc có vai trò rất lớn. Nếu không có bạn đọc thì tác phẩm chỉ là những ngôn
từ câm lặng. Chính bạn đọc đã khám phá giá trị của tác phẩm chứa trong
những dòng chữ câm lặng ấy. Đây là quan điểm của lí thuyết tiếp nhận. ở đó
đề cao vai trò việc làm của bạn đọc.
+ Lý do thứ hai là: Trước đây SGK Văn học gọi mỗi bài văn là tác
phẩm, còn bây giờ SGK ngữ văn hợp gọi mỗi bài văn là văn bản. Tác phẩm là
phần tinh thần có trong cuộc sống, bằng tài năng và sự quan sát của nhà văn
họ đã tái hiện trong đầu mình một tác phẩm. Sau đó, nhà văn vật chất hoá
thành văn bản bằng ngôn từ, thông qua ngôn từ ta thấy được tư tưởng, ý đồ
của tác giả gửi gắm qua tác phẩm. Còn văn bản chỉ là cái chứa đựng tác
phẩm, muốn thấy được tác phẩm thì phải có khâu đọc văn bản. Khâu này học
sinh phải làm việc ở nhà tuy nhiên cũng cần phỉ có sự hướng dẫn của thầy
giáo.
Đọc - hiểu văn bản thường được tiến hành qua những bước sau:
- Đọc thông - đọc thuộc
- Đọc kĩ, đọc sâu.
- Đọc hiểu, đọc sáng tạo.

- Đọc ứng dụng và đọc đánh giá.
Các bước đọc đó nhằm mục đích gì?

23


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

+ Đọc thông - đọc thuộc: giúp học sinh đọc nhưng phải hiểu được ngôn
từ, giải thích được nghĩa của ngôn từ trong văn bản, hiểu rõ được tất cả những
điển tích, điển cố, những hình ảnh, chi tiết trong văn bản.
Ví dụ: Với bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ chúng ta phải hiểu chi tiết mặt chữ
điền là mặt như thế nào? Đó là mặt vuông chữ điền, một kiểu khuôn mặt phúc
hậu.
+ Đọc kĩ - đọc sâu: dựng lên thế giới hình tượng trong tác phẩm, thế giới
ấy bao gồm cảnh nào, nhân vật, chi tiết vẻ ngoài, ý nghĩ, tâm trạng, các tầng ý
nghĩa của văn bản
Dựng lên thế giới hình tượng trong không gian mà nhà văn lựa chọn để
làm nổi bật ý tưởng của nhà văn do đó người ta gọi là: thời gian nghệ thuật và
không gian nghệ thuật. Thế giới thời gian và không gian ấy được nhìn với những
điểm nhìn khác nhau, điều này thể hiện cách đánh giá, quan niệm, nhận thức của
mỗi người cũng khác nhau. Chính nó cũng tạo nên giọng điệu riêng trong mỗi tác
phẩm.
ở thể loại thơ: thế giới hình tượng là hệ thống nhân vật trữ
tình.
ở thể loại truyện: là nhân vật truyện.
Ví dụ ở bài Đây thon Vĩ Dạ thế giới hình tượng là tâm trạng cảm xúc,
suy nghĩ của nhân vật trữ tình anh - tác giả.

Từ thế giới nghệ thuật ta hiểu được các tầng ý nghĩa: Sốt suya quan niệm
rằng: cái biểu đạt (thế giới nghệ thuật) và cái được biểu đạt (tầng ý nghĩa). Do đó
việc liên tưởng, tưởng tượng của học sinh phải dựa vào những cách hiểu của các
độc giả trước đó để đi đến cách hiểu các tầng ý nghĩa khác nhau trong văn bản.
+ Sau khi hiểu được các tầng ý nghĩa ta xác định chủ đề: đó là những điều
nhà văn muốn gửi đến bạn đọc.

24


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Ngân - K29A Ngữ Văn

Tất cả các thao tác trên phải hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà, chính vì
lẽ đó ta mới xây dựng một qui trình dạy Ngữ văn: học sinh phải đọc văn bản, giải
thích ngôn từ, những điển tích, điển cố, những cách phân tích, cách hiểu đã có
những lời bình khác nhau mà các độc giả khác để lại để học sinh bước đầu hiểu
được văn bản đó. Nếu làm được những công việc trên khi đến lớp chúng ta chỉ
việc tiếp nối công việc ở nhà: GV kiểm tra HS đọc văn bản ấy như thế nào thông
qua cách hiểu một số từ, một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản; kiểm tra HS đọc
rồi cho HS tái tạo lại thế giới nghệ thuật trong tác phẩm bằng cách thuật lại, để
xem HS ý thức được thế giới nghệ thuật trong tác phẩm như thế nào; sau khi
kiểm tra xong cho HS đi sâu vào những câu hỏi tìm hiểu bài để HS hiểu được các
tầng ý nghĩa của thế giới nghệ thuật ấy, GV phải hướng dẫn cho HS cách để hiểu,
để khám phá, lấy một vài cách hiểu của thế hệ trước để thấy được họ đi theo con
đường nào để từ đó học sinh sẽ có cách hiểu của chính nó.
Kết cấu mỗi văn bản của SGK Ngữ văn mới bao gồm:
1. Kết quả cần đạt


6. Ghi nhớ

2. Tiểu dẫn

7. Luyện tập

3. Văn bản

8. Những tri thức đọc - hiểu

4. Chú thích

9. Bài tập về nhà

5. Hướng dẫn đọc - hiểu
Hiện nay, dạy văn phải đáp ứng được nhu cầu của người học, thầy giáo
hướng dẫn giúp người học thực hiện được tất cả những nhu cầu đó. Để hướng dẫn
học sinh thực hiện những nhu cầu thì yêu cầu học sinh phải thực hiện phần việc ở
nhà trước khi đến lớp.

25


×