Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Luận văn sư phạm Từ láy và giá trị từ láy trong truyện Kiều Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.52 KB, 46 trang )

Mục lục
Phần mở đầu........................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích, yêu cầu ..................................................................................... 3
3. Phạm vi đối tượng...................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
Phần Nội dung .................................................................................... 5
Chương 1. Cơ sở lý thuyết........................................................... 5
1.1. Định nghĩa từ láy .................................................................................... 5
1.2. Phân loại từ láy ....................................................................................... 5
Chương 2. Kết quả thống kê tư liệu ...................................... 7
2.1. Từ láy trong Truyện Kiều - Nguyễn Du ............................................. 7
2.2. Từ láy trong một số truyện Nôm thế kỉ XVIII ....................................... 8
Chương 3. Giá trị của từ láy trong Truyện Kiều .......... 10
3.1. Giá trị nội dung .................................................................................... 10
3.1.1. Miêu tả thế giới thiên nhiên .......................................................... 10
3.1.2. Khắc hoạ chân dung nhân vật ....................................................... 16
3.2. Giá trị nghệ thuật .................................................................................. 28
3.2.1. Từ láy với việc tạo cấu trúc câu thơ lục bát............................... 28
3.2.2. Từ láy với việc tạo các mảng văn bản Truyện Kiều ...................... 33
Phần kết luận.................................................................................. 34
1.Từ láy và giá trị từ láy trong Truyện Kiều - Nguyễn Du.......................... 34
2. Nhận diện và phân tích tác dụng của từ láy trong học văn. .................... 35
Phụ lục ................................................................................................ 36
Tài liệu tham khảo ....................................................................... 45


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn


Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Từ khi ra đời đến nay Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành một bộ
phận không thể tách rời với đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam nói chung và
đời sống văn học nói riêng.
Tìm hiểu Truyện Kiều, các nhà nghiên cứu, những người say mê
Truyện Kiều tiếp cận ở nhiều góc độ, điểm nhìn khác nhau: giá trị nội dung,
giá trị nghệ thuật, gần đây là phong cách, thi pháp.
Tìm hiểu Truyện Kiều từ phương diện ngôn ngữ nghệ thuật cũng đã có
rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu: Ngôn ngữ Truyện Kiều (Phan Ngọc),
Ngôn ngữ Truyện Kiều (Đặng Thanh Lê),Với các bài nghiên cứu này, các
tác giả tập trung đề cập đến từ đắt, câu hay, tương quan giữa từ thuần Việt Hán Việt, trong Truyện Kiều để đi đến khẳng định Nguyễn Du là một
nghệ sỹ ngôn từ.
1.2. Từ láy Tiếng Việt là một loại từ có giá trị nghệ thuật trong các loại từ xét
về mặt cấu tạo (từ đơn, từ láy, từ ghép). ý nghĩa của nó chính bản thân từ
không giải thích được, ý nghĩa của nó phải được giải thích bằng quan hệ ngôn
từ của chính nó. Do vậy, từ láy được sử dụng rộng rãi trong phong cách ngôn
ngữ văn chương. Từ láy trong văn chương là công cụ đắc lực để xây dựng lên
hình tượng sinh động cụ thể và mang được bản sắc Việt Nam.
Viết về từ láy có nhiều bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí ngôn
ngữ, trang văn học như: Những đặc điểm của từ láy tiếng Việt (Báo Ngôn ngữ,
số 1. 1970), Nhìn nhận lại hiện tượng láy tiếng Việt (Báo Ngôn ngữ, số 8.
2001), Hiện tượng láy với việc tạo tính nhạc (Báo Ngôn ngữ, số 5. 2002); Từ

1


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn


láy tiếng Việt - (Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt). Đặc biệt là công trình
Từ láy tiếng Việt của Hoàng Văn Hành. Nxb GD, 1985.
1.3. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Văn học lấy chất liệu là ngôn từ, sử
dụng chất liệu đó một cách có nghệ thuật. Nghệ thuật ở đây không phải chỉ là
kỹ thuật sử dụng mà đó là nghệ thuật sử dụng ngôn từ để thể hiện nội dung.
Từ láy là một trong những yếu tố ngôn ngữ, nghệ thuật góp phần tạo nên tuyệt
tác Truyện Kiều - Nguyễn Du. Từ láy Truyện Kiều được coi như một phương
tiện, một khí cụ dân tộc được sử dụng đắc địa và thần tình trong việc thể hiện
giá trị nội dung, tư tưởng của truyện và thái độ đánh giá của tác giả.
Từ láy Truyện Kiều đã được đề cập trong công trình nghiên cứu của
Phan Ngọc và Hoàng Văn Hành. Phan Ngọc đề cập tới phương diện cấu trúc
với những quan hệ ngôn ngữ chính trong các từ láy. Hoàng Văn Hành đề cập
đến một phương diện ý nghĩa của từ láy: tạo chân dung một số nhân vật điển
hình của Truyện Kiều (chỉ liệt kê, không phân tích).
Nhận thấy Từ láy và giá trị từ láy trong Truyện Kiều - Nguyễn Du còn
có khoảng trống khơi nguồn khám phá. Nên người viết đi vào vấn đề nghiên
cứu này và lấy đó làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Nghiên cứu đề tài này, người viết sẽ tìm hiểu từ láy được sử dụng trong
Truyện Kiều như thế nào (tần số xuất hiện, số lượng, phạm vi hoàn cảnh sử
dụng, tác dụng của từ láy). Từ đó đi đến những nhận định, đánh giá, nhận xét
về giá trị sử dụng ngôn ngữ thuần Việt trong tác phẩm, thái độ ứng xử của
Nguyễn Du với ngôn ngữ dân tộc. Qua đây, người viết cũng mong muốn góp
thêm ý kiến khẳng định với nhận định nhà văn là nghệ sỹ của từ (Macxim
Gorki), Dạy văn trước hết là dạy từ (Phạm Văn Đồng) và làm rõ câu hỏi Sử
dụng tiếng Việt như thế nào để đảm bảo trong sáng và hiệu quả.
Khi tìm hiểu từ láy ở phương diện giá trị, đề tài góp phần vào việc mở
rộng, nâng cao hiểu biết về nghĩa từ vựng, phong cách học từ vựng cho những

2



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

người học văn, dạy văn và yêu văn. Đây sẽ là hành trang cho người viết có thể
tiếp nhận, giảng dạy các văn bản văn học trong trường phổ thông.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
- Tìm hiểu, phân loại và miêu tả từ láy trong Truyện Kiều.
- Phân tích hiệu quả sử dụng từ láy trong Truyện Kiều để thấy được
phong cách riêng, nét độc đáo sáng tạo ngôn ngữ của Nguyễn Du, thấy được
cái hay cái đẹp của văn chương còn ẩn sâu trong các từ láy, trong ngôn ngữ
dân tộc vào khoảng thế kỷ XVIII.
- Làm tư liệu tham khảo giúp người giáo viên và học sinh tiếp nhận sâu
hơn các văn bản đoạn trích Truyện Kiều trong trường phổ thông.
- Hình thành một thao tác lĩnh hội các tác phẩm nghệ thuật đúng, sâu.
2.2. Yêu cầu
Để thực hiện đề tài,yêu cầu đặt ra đối với người viết:
- Nắm được lý thuyết từ láy, nhận diện được từ láy.
- Thu thập tư liệu, thống kê, phân loại từ láy.
- Hiểu và chỉ ra được giá trị của các từ láy trong tác phẩm.
3. Phạm vi đối tượng
Đề tài chủ yếu đi vào khảo sát thống kê phân loại miêu tả từ láy trong
Truyện Kiều - Nguyễn Du.
Để khẳng định giá trị từ láy trong Truyện Kiều, người viết tiến hành đối
chiếu so sánh với từ láy trong một số tác phẩm truyện (thơ) Nôm có giá trị nội
dung và nghệ thuật gần gũi với Truyện Kiều: Phan Trần (Truyện Nôm khuyết
danh), Truyện Hoa Tiên (Nguyễn Huy Tự). Đây là hai tác phẩm ra đời trước

Truyện Kiều và đều là những tác phẩm có ý nghĩa đánh dấu mốc son cho sự
phát triển của tiếng Việt thế kỷ XVIII và thể loại truyện Nôm.

3


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

Để thống nhất về văn bản khảo sát, người viết chọn lấy văn bản Truyện
Kiều, Truyện Hoa Tiên (văn bản Truyện Hoa Tiên chỉ khảo sát phần
nguyên tác của Nguyễn Huy Tự) do Đào Duy Anh khảo chứng, hiệu đính và
chú giải. Văn bản Phan Trần, do Nxb VH 1994 giới thiệu.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê, miêu tả tư liệu
4.2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ học
Thao tác tiến hành
Bước 1: Tìm hiểu cơ sở lý luận về từ láy.
Bước 2: Thu thập thống kê tư liệu (Phan Trần, Truyện Hoa tiên,
Truyện Kiều).
Bước 3: Xử lý tư liệu.
Bước 4: Viết khóa luận.

4


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn


Phần Nội dung
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Định nghĩa từ láy
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về từ láy: định nghĩa của Hoàng Văn
Hoành, định nghĩa của Đào Thản, định nghĩa của Đỗ Hữu Châu,
Trong đề tài này, người viết chọn theo định nghĩa từ láy của giáo sư Đỗ
Hữu Châu trong Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt Nxb Giáo dục, 1999. (Tr 41).
Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương
thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên
hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo
hai nhóm gồm nhóm cao: thanh hỏi - sắc - ngang và nhóm thấp: huyền - ngã nặng) của một hình vị hay một đơn vị có nghĩa [1].
1.2. Phân loại từ láy
1.2.1. Tiêu chí phân loại
Đỗ Hữu Châu căn cứ vào số lượng âm tiết để chia từ láy thành các tiểu
loại từ láy khác nhau.
1.2.2. Kết quả phân loại
1.2.2.1. Láy đôi
Là những từ láy có hai âm tiết
Ví dụ: Đỏ đỏ, lanh chanh, long lanh,
Căn cứ vào thành phần được lặp lại trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt
(thanh, âm đầu, vần) láy đôi được chia thành các loại nhỏ.
a. Láy đôi toàn phần
Là những từ láy đôi mà tất cả thành phần trong cấu trúc âm tiết được lặp
lại (như) nhau.
Ví dụ: Nhà nhà, xanh xanh, người người,

5



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

Là những từ láy đôi toàn bộ có biến thanh hoặc biến âm cuối vần theo
nguyên tắc cùng nhóm âm vực hoặc cùng cặp cấu âm.
Ví dụ: Vò võ, lẳng lặng, thiêm thiếp, nhè nhẹ,
b. Láy đôi bộ phận
Là những từ láy đôi mà từng bộ phận trong cấu trúc âm tiết được lặp lại.
Láy đôi bộ phận bao gồm:
b.1. Láy âm
Là những từ láy đôi bộ phận mà thành phần phụ thuộc âm đầu được lặp
lại chỉ khác nhau về vần.
Ví dụ: Nết na, mặn mà, long lanh,
b.2. Láy vần
Là những từ láy đôi bộ phận mà phần vần được lặp lại, phần âm thì khác
nhau.
Ví dụ: Lướt thướt, lênh đênh, lảnh khảnh,
1.2.2.2. Láy ba
Là những từ láy có ba âm tiết.
Ví dụ. Sạch sành sanh, cỏn còn con,...
Hiện nay, có hai ý kiến giải thích cơ chế cấu tạo của láy ba.
- Láy ba là láy một lần.
Ví dụ: Con cỏn còn con.
- Láy ba là láy bậc hai của láy đôi.
l1
l2
Ví dụ: Con
cỏn con
cỏn còn con.


1.2.2.2. Láy bốn
Là những từ láy có bốn âm tiết.
Ví dụ: Hì hà hì hục, khấp kha khấp khểnh.
Cơ chế: láy bốn được tạo ra bởi láy đôi lần hai.
l1
l2
khểnh
khấp khểnh
khấp kha khấp khểnh

6


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

Chương 2. Kết quả thống kê tư liệu
2.1. Từ láy trong Truyện Kiều - Nguyễn Du
2.1.1. Tổng số từ láy trong tác phẩm: 327.
Tổng số lần từ láy xuất hiện trong tác phẩm:567.
2.1.2. Phân loại từ láy
2.1.2.1.Láy đôi
Tổng số từ láy đôi xuất hiện: 325.
Tổng số lần từ láy đôi xuất hiện: 565.
* Láy hoàn toàn
Tổng số từ láy hoàn toàn: 87.
Tổng số lần từ láy hoàn toàn xuất hiện: 116.
*Láy bộ phận

Tổng số từ láy bộ phận: 238.
Tổng số lần từ láy bộ phận xuất hiện: 449.
Láy âm
Tổng số từ láy: 197
Tổng số lần từ láy xuất hiện: 379.
Trong đó: Láy đảo: 5.
Láy dãn cách:10.
Láy vần
Tổng số từ láy: 41.
Tổng số lần từ láy xuất hiện: 70.
2.1.2.2.Láy ba:
Tổng số từ láy: 1.
Tổng số lần từ láy xuất hiện: 1.

7


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

2.1.2.3.Láy tư:
Tổng số từ láy: 1.
Tổng số lần từ láy xuất hiện: 1.
2.1.3. Tổng số câu thơ chứa các từ láy: 548.
Trung bình 6 câu thơ có một từ láy.
2.2. Từ láy trong một số truyện Nôm thế kỉ XVIII
2.2.1. Từ láy trong truyện Nôm khuyết danh Phan Trần
2.2.1.1. Tổng số từ láy: 147.
Tổng số lần từ láy xuất hiện: 196.

2.2.1.2. Phân loại từ láy
Trong tác phẩm này chỉ có từ láy đôi.
Tổng số từ láy: 147.
Tổng số lần từ láy xuất hiện: 196.
Láy hoàn toàn
Tổng số từ láy: 44.
Tổng số lần từ láy xuất hiện: 50.
Láy bộ phận
Tổng số từ láy: 103.
Tổng số lần từ láy xuất hiện: 146.
Láy âm:
Tổng số từ láy: 82.
Tổng số lần từ láy xuất hiện: 119.
2.2.1.3. Tổng số câu thơ chứa từ láy: 167.
Trung bình 6 câu thơ xuất hiện 1 từ láy.
2.2.2. Từ láy trong Truyện Hoa Tiên - Nguyễn Huy Tự
2.2.2.1. Từ láy xuất hiện: 214.
Tổng số lần từ láy xuất hiện: 240.

8


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

2.2.2.2. Phân loại
Chỉ có láy đôi:
*Láy hoàn toàn:
Tổng số từ láy: 75.

Tổng số lần từ láy xuất hiện: 84.
* Láy bộ phận:
Tổng số từ láy: 139.
Tổng số lần từ láy xuất hiện: 156.
Láy âm:
Tổng số từ láy: 123.
Tổng số lần từ láy xuất hiện: 139.
Láy vần:
Tổng số từ láy: 16.
Tổng số lần từ láy xuất hiện: 17.
2.2.2.3. Tổng số câu thơ chứa từ láy: 204 câu.
Trung bình 8 câu thơ xuất hiện 1 từ láy.

9


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

Chương 3. Giá trị của từ láy trong
Truyện Kiều
3.1. Giá trị nội dung
Thế giới trong Truyện Kiều không chỉ có con người mà còn có thiên
nhiên cảnh vật. Trong khi sử dụng từ láy để thể hiện thế giới ấy, Nguyễn Du
không thiên vị về cảnh hay tình, mà luôn luôn đặt các từ láy đúng với cảnh,
với tình làm cho từ láy phát huy tối đa ý nghĩa sắc thái hoá để tạo nên tính
hình tượng và biểu cảm trong ngôn ngữ thơ Truyện Kiều.
3.1.1. Miêu tả thế giới thiên nhiên
Thế giới thiên nhiên trong Truyện Kiều được biểu diễn bằng các từ láy là

thiên nhiên giàu có về đường nét, sinh động về hình ảnh. Thiên nhiên cảnh vật
ấy không tĩnh tại, muôn thủa trừu tượng, được thấy từ một điểm nhìn siêu cá
thể như thơ Đường mà là mở ra một không - thời gian theo bước chân, cái
nhìn, cảm xúc của con người cụ thể [8].
Thế giới thiên nhiên là cảnh, là tình của buổi chiều gặp gỡ hay buổi chiều
lưu lạc, là không gian cảnh vật nơi vườn Thúy, là con đường của Thuý Kiều
trong suốt 15 năm lưu lạc, là những cảnh vật cụ thể trong một hoàn cảnh cụ
thể gắn với nhân vật cụ thể: trăng, gió, liễu, trời, đất, cỏ cây,
Buổi chiều thanh minh ấy, khi chị em Thuý Kiều thơ thẩn ra về. Phong
cảnh thanh thanh (xanh, sạch, vừa vặn, làm cho con người có được cảm giác
thoải mái, dễ chịu [6]) hiển hiện với sự xuất hiện của nhiều từ láy hoàn toàn và
láy âm gắn với nhiều hình ảnh thiên nhiên nhỏ nhỏ xinh xinh. Dòng nước
nao nao, nhịp cầu nho nhỏ, nắm đất sè sè, ngọn cỏ dàu dàu. Trời đất
như giao hoà gặp gỡ nhau ở một màu xanh xanh. Các từ láy hoàn toàn này
hầu hết có hình vị cơ sở là tính từ nên nó mang sắc thái ý nghĩa giảm nhẹ. Với

10


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

sắc thái này các từ láy tính từ góp phần tạo nên buổi chiều gặp gỡ có cái gì
nhẹ nhàng, êm ái, dễ bắt nhịp với những rung động của tuổi trẻ - tình yêu. Có
thể nói, các từ láy đã làm bức tranh chiều thanh minh trở thành ga gặp gỡ
của Kim - Kiều để rồi sau đó hình thành nên một mối khổ tình sâu đậm nhất
văn học trung đại. Và chiều xuân có hình, có sự sống, có tình yêu ấy thực sự
thành giới mốc, ấn tượng khi nổi bật trong hàng loạt từ láy được sử dụng có
một từ láy âm tượng hình thướt tha. Trong Truyện Hoa Tiên Nguyễn Huy

Tự cũng sử dụng từ láy này để cụ thể hoá hình ảnh của tơ liễu: Liễu từ trên
cao rủ xuống mềm mại, hình dáng thanh mảnh và như đang chuyển động nhẹ
nhàng theo gió. Với từ thướt tha, Nguyễn Huy Tự không nói hình liễu mà
vẫn có hình, không nói bóng liễu mà vẫn có bóng, không nói gió mà lại có gió
(gió nhẹ). Thật là tuyệt diệu. Còn Nguyễn Du, ông sử dụng từ láy âm này như
thế nào để vừa tạo ảnh, tạo hình sự vật nhưng không lặp lại. Đây đúng là một
thử thách với tài năng của Nguyễn Du. Và ông đã khẳng định được mình khi
sử dụng thướt tha để miêu tả bóng chiều. Thướt tha đã hữu hình hoá cái
vô hình, tạo nên buổi chiều gặp gỡ đẹp đẽ, nên thơ, hữu tình. Buổi chiều ấy
như làm duyên, làm dáng, buổi chiều ấy như đang se duyên, nối tơ hồng cho
trai tài gái sắc và buổi chiều ấy đã làm cho con người phải xao động, lưu
luyến bâng khuâng khi khách đà lên ngựa, người còn nghé theo. Nguyễn Du
không nói tình mà cái tình ấy lưu đọng trong Kim - Kiều. Thướt tha làm cho
câu thơ (170) trở thành một câu thơ tả cảnh đẹp nhất trong Truyện Kiều.
Nguyễn Tường Tam từng khẳng định khi nào một cái tiếng hay mất nghĩa cũ
và ý hẹp lại hay sai đi thì cái phận sự của người viết văn là phải hoàn toàn
phục cái ý cũ rộng rãi của nó. Nếu người viết văn có đặc tài thì có thể làm cho
cái nghĩa ấy sâu xa hơn, áp dụng vào câu văn một cách thần tình hơn [4].
Nguyễn Du sử dụng nét nghĩa có chuyển động của từ láy thướt tha nhưng
ông lại để diễn đạt một ý tình khác (rất cụ thể): thời gian buổi chiều đang
chuyển động, chảy trôi. Đó cũng là lời giới dẫn rất duyên, rất ý vị cho kết thúc

11


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

buổi chiều gặp gỡ Kim - Kiều. Và nó làm cho ái tình sét đánh ngân nga lan

dịu trong lòng Kim - Kiều, là nền tảng để xây dựng nên tình thiên thu.
Vẫn là buổi chiều, nhưng không còn là buổi chiều gặp gỡ với bức tranh
có hình ảnh thiên nhiên được trải rộng - dài theo bước chân Kiều, thay vào đó
là buổi chiều lưu lạc với bức tranh thiên nhiên có tâm điểm là hình ảnh chim
hôm thoi thót. Thoi thót là từng con một bay về rừng tìm chốn nghỉ (lác
đác, thưa thớt), cứ từng con một thoáng vụt qua in một làn đen trên nền trời
chiều màu sẫm rồi biến mất, lát sau lại một con nữa bay qua với dáng vẻ mệt
mỏi. Theo Đỗ Hữu Châu Thoi thóp trở thành từ - hình tượng khi được
Nguyễn Du đưa vào tác phẩm để qua đó tả không chỉ để tả mà còn để thể hiện
tâm trạng của Thuý Kiều khi đợi Sở Khanh để đi trốn, để thoát khỏi thân phận
phải làm gái lầu xanh của Tú Bà. Đó là tâm trạng lo lắng, phấp phỏm, sợ hãi,
có khi giật mình trước những bất thường sắp xảy đến. Thoi thót vừa là từ
cảm nhận sức sống thoi thóp của chim hôm, vừa là bức tranh chiều tối của
Truyện Kiều, và là bức tranh tâm trạng của Thuý Kiều. Sự đối lập âm tiết cuối
của từ láy: | i | (nửa khép) và | t | (khép) cho phép ta khẳng định cánh cửa hi
vọng của Kiều vừa hé mở thì ngay lập tức bị đóng lại. Ngay cả khi nó mở thì
cũng chỉ để đón nhận những lo sợ hãi hùng. Thoi thót như một bản lề đóng
khép quãng đời trinh bạch của Kiều và mở ra quãng đời thân lươn tủi
nhục.
Con đường trầm luân, lưu lạc của Kiều được đánh dấu bằng cuộc đi cùng
Mã Giám Sinh. Những từ láy tượng thanh ào ào, đùng đùng hay là những
từ láy có hình vị láy ở trước là thanh trắc như thăm thẳm san sát tạo nên
ấn tượng không bình yên, sẽ gặp nhiều trắc trở trong cuộc đời của Kiều, từ
đây. Con đường mà Mã Giám Sinh dẫn Kiều đi là con đường thăm thẳm vô
định với những cạm bẫy phong ba đùng đùng và liên tiếp san sát đến.
Với việc sử dụng các từ láy có khuân vần ấp, khấp khểnh, gập
ghềnh, thấp thoáng, để miêu tả thiên nhiên không liên tục, Nguyễn Du

12



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

một lần nữa nhấn mạnh tương lai phía trước của Kiều không được yên ả, êm
đềm.
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh vừa tả và thuật con đường đi
của Thuý Kiều và Mã Giám Sinh mấp mô, gập ghềnh, vừa để tả chiếc xe ở
trạng thái mất cân đối, vừa thể hiện được trạng thái không yên bình, ổn định,
thoải mái của người ngồi trên xe. Khấp khểnh, gập ghềnh: lên cao xuống thấp, xuống lại lên, lên lại xuống, vừa như gợi hình vừa như gây ấn
tượng về bức tranh bằng âm thanh. Chúng mang lại cho câu thơ âm điệu dồi
dào. Trong truyện Phan Trần gập ghềnh được sử dụng để chỉ cụ thể bước
thấp bước cao của mẹ con Kiều Liên khi chạy tản cư. Đó cũng là con đường
không như ý, không bằng phẳng của Kim Liên. Cùng là một từ láy Phan
Trần miêu tả chỉ để tả, để kể, còn trong Truyện Kiều từ láy đó đựơc sử dụng
tinh diệu hơn. Đó là sự dõi theo sự dõi theo của Nguyễn Du, là tình cảm của
Nguyễn Du với Kiều. Đó cũng là dự cảm về tương lai của Kiều.
Bước chân vào bể trầm luân, hơn một lần Kiều bước đi trên đường mịt
mù chỉ có dặm cát đồi cây và bóng tối, khi đi trốn cùng Sở Khanh cũng như
trốn khỏi nhà họ Hoạn. Mịt mù ấy là con đường của hiện tại tối tăm, cũng là
con đường của tương lai không biết đi đâu, về đâu. Do vậy mịt mù của thiên
nhiên đêm tối cũng chính là cái mịt mù của con đường đời mà Thuý Kiều cứ
phải dò dẫm bước đi với mong muốn vượt qua những cơn bão tố sắp tới sẽ
đẩy cuộc đời Kiều xuống vực sâu.
Nếu như cảnh thanh minh, lầu Ngưng Bích hay những con đường Thuý
Kiều ra đi là những điểm mốc có ý nghĩa với Kiều, thì với Kim Trọng, khi trở
lại vườn Thuý thì cảnh vật ở đây như ghi lại một dấu ấn quan trọng.
Cảnh vườn Thuý được hiện lên qua những cảm nhận thị giác. Song trăng
quạnh quẽ, vách rã rời. Vườn Thuý trở nên hoang vu, tiêu điều, lạnh lẽo

và vắng vẻ. Quạnh quẽ rã rời như báo hiệu một sự thật khắc nghiệt đang
đẩy Kim Trọng vào tình thế bi kịch: trở lại vườn Thuý mà không gặp được

13


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

người vườn Thuý. Vườn Thuý có cái gì rợn ngợp. Nhìn lên, Kim Trọng thấy
chim én xập xè, nhìn xuống tường thì gai góc mọc đầy. Xập xè là từ láy
âm gợi hình ảnh thị giác về cách bay của chim én. én bay theo lối cụp mở chứ
không theo lối vỗ cánh như những loài chim khác. Xập xè còn gợi lên âm
thanh - tiếng lè xè của đôi cánh én đang chạm vào bức tường. Chắc chắn
không gian lúc đó phải yên tĩnh đến vô cùng thì Kim Trọng mới nghe được
tiếng động lè xè của đôi cánh én. Đỗ Hữu Châu khẳng định xập xè là từ hình tượng, nó không chỉ vẽ én mà còn tả sự vắng lặng của ngôi nhà cũ trong
tâm trạng chơ vơ, hoang mang, hoảng hốt của chàng Kim.
Khi đọc Truyện Kiều ai trong chúng ta cũng thấy được Nguyễn Du là một
danh hoạ phong cảnh băng ngôn ngữ. Thời gian bốn mùa tuần hoàn, phong
cảnh bốn mùa xuân - hạ - thu - đông thay nhau điểm vào tác phẩm. ấn tượng
để lại trong ta là mùa thu tươi thắm thay. Từ láy long lanh được sử dụng
duy nhất một lần nhưng đã thể hiện được thần sắc của mùa thu. Từ láy khác
với từ ghép ở chỗ nó không được giải thích bằng khái niệm mà hình tượng
biểu cảm của ngôn từ vẫn được hiện hữu rõ nét qua sắc thái ý nghĩa. Sắc thái ý
nghĩa của từ chỉ được tạo ra từ chính mối quan hệ đối | điệp trong các âm tiết
của từ. Long lanh - điệp âm đầu | l | (hữu thanh), nguyên âm đối nhau: | |
tròn môi - âm trầm, | | âm không tròn môi - ẩm bổng. Sự kết hợp đối | điệp
này tạo nên một bản giai điệu, bức tranh với những hình ảnh đẹp lung linh
xuất hiện trong một không gian diễm lệ, sáng lạn. Đó là trời thu, cảnh thu

trong suốt, là nước thu lóng lánh ánh bạc. Long lanh vừa là nước vừa là ánh
sáng. Mùa thu do đó vừa trong,vừa thanh, vừa sáng. Với từ long lanh lần
đầu tiên mùa thu đi vào thơ văn đúng là mùa thu đất Việt, không còn là mùa
thu hiu hắt, thu buồn, thu ảm đạm như trong thơ cổ, thơ Đường. Lần đầu
tiên mùa thu được chiêu tuyết trở về với đúng bản thể, thần thái của mình. Thu
ấy là thu vui, là niềm hứng khởi của Thúc Sinh khi trở lại với Thuý Kiều.
Nguyễn Du đúng là nhà thơ có biệt tài tả cảnh ngụ tình.

14


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

Hồ Chí Minh có một nhận xét rất sát đúng về thơ xưa
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông
Trăng trong Truyện Kiều hiện lên sinh động với nhiều dáng vẻ. Trăng
chênh chếch, trăng nghiêng nghiêng, trăng vằng vặc và trăng trơ trơ.
Với các từ láy hoàn toàn này, trăng hiện lên như một nhân vật cụ thể, có
sự sống và có biến đổi. Trăng là bạn cùng chia sẻ những tâm sự ngổn ngang
của Kiều sau chiều gặp gỡ, là nhân chứng cho lời thề nguyền thiêng liêng
trong giờ phút đính ước Kim - Kiều. Nhưng với Kim Trọng, trăng trơ trơ
như đang trêu ngươi cảnh bẽ bàng vừa gặp đã phải chia ly.
Gió trong Truyện Kiều cũng ở nhiều trạng thái sinh động do các từ láy
có ý nghĩa cụ thể tạo nên. Khi thì gió hiu hiu (nhè nhẹ, hơi lay động đến vạn
vật) nhưng cũng có khi ào ào (mạnh mẽ, liên tục, hết đợt này đến đợt khác),
có khi gió cùng với mây đùng đùng nổi dậy dữ dội. Nó đồng nhất với những
tâm trạng buồn đau, lo lắng, sợ hãi của Kiều trong cuộc đời mười lăm năm

đau khổ.
Liễu trong Truyện Kiều cũng được xuất hiện như một hình tượng qua
các từ láy tượng hình: lơ thơ, loi thoi. Mỗi lần xuất hiện liễu lại có một
dáng vẻ riêng, hay nói đúng hơn, mỗi một từ láy âm đều gợi một hình liễu
riêng. Loi thoi bờ liễu là liễu so le không đều, là bờ liễu quanh co không
thẳng. Đó cũng là tấm lòng xộc xệch buồn buồn nhung nhớ của Thúc Sinh với
Thuý Kiều khi phải chia ly.
Qua việc tìm hiểu giá trị từ láy miêu tả thiên nhiên ta nhận thấy các từ
láy đó không chỉ thuần tuý để tả cảnh mà nói về thiên nhiên ấy là nói tình, là
tâm tư trạng thái của con người. Người nào cảnh vậy, người và cảnh được các
từ láy thể hiện trong mối quan hệ cộng cảm, tri âm. Trần Đình Sử nhận xét
Tình thấm trong cảnh, cảnh quện với tình và xét đến cùng cảnh vật Truyện
Kiều là phương tiện nội tâm hoá của nhân vật [10].

15


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

3.1.2. Khắc hoạ chân dung nhân vật
Thế giới con người trong Truyện Kiều được hiện lên qua các danh từ
có ý nghĩa khái quát người người, lòng lòng, đại từ phiếm chỉ ai ai, tồn
tại trong không gian - thời gian ngày ngày, đêm đêm. ý nghĩa khái quát
của các danh từ này có ý nghĩa chung nhất là diễn tả sự lặp lại, tăng cường về
số lượng.
Ai ai: Hết thảy mọi người, bất cứ người nào đó đều giống nhau.
Người người: Nhiều người, người nào cũng thế [6].
Các từ láy danh từ này diễn tả thế giới xã hội Truyện Kiều - ở đó Kiều ý

thức được sự cô đơn, không người tri kỉ của mình. Người người, lòng
lòng, ai ai ở đây đều như nhau, đều vui thú bằng sự chà đạp, dập vùi cuộc
đời những người con gái như Thuý Kiều.
Xã hội ấy được Nguyễn Du sử dụng làm nền để xây dựng lên những nhân
vật xác định đây là con người này và kia là con người kia. Các từ láy tham
gia tạo dựng chân dung nhân vật điển hình hầu hết là các từ láy tính từ hoặc
động từ.
3.1.2.1. Nhân vật chính diện
3.1.2.1.1. Nhân vật Thuý Kiều
Đây là nhân vật trung tâm của tác phẩm, thể hiện con đường đời của
nhân vật với những cảnh ngộ, Nguyễn Du nhiều từ láy tính từ để thể hiện
thành công xuất sắc hình tượng nhân vật này.
Con người là tổng hoà của các mối quan hệ (C.Mac). Chỉ qua các mối
quan hệ xã hội, con người mới khẳng định được mình. Thuý Kiều hiện lên
đầy đủ nhất, tròn vẹn nhất không phải bằng tiếng nói trực tiếp của chính mình
mà qua lời giới thiệu, đánh giá hành động, trạng thái của Thuý Kiều từ những
người xung quanh cuộc sống của Thuý Kiều. Nguyễn Du giới thiệu với chúng
ta một Thuý Kiều sắc sảo, mặn mà thông minh, tài năng, vừa có sắc lại đa

16


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

tình. Thúc Ông khẳng định với chúng ta một Thuý Kiều nết na hết mực dù
khi đó Kiều đã qua cảnh lầu xanh thứ nhất.
Mặn mà là từ láy tính từ. Trong Phan Trần mặn mà để chỉ lời nói
dễ nghe, dễ làm động lòng người của Phan Sinh. Trong Truyện Kiều mặn

mà, thể hiện được nhiều lớp nghĩa. Đó là vẻ đẹp đằm thắm của người có
duyên, và cũng là tình cảm chân thật thắm thiết trong các mối quan hệ với
gia đình cũng như với người yêu.
Cái tài của Thuý Kiều là tài vẽ vời (thi - hoạ). Trong Truyện Kiều
Thuý Kiều đánh đàn (cầm kì) bốn lần. Tiếng đàn lần thứ hai và lần thứ tư vang
vọng, thẩm ngân bằng các từ láy âm (tượng thanh và biểu cảm). Thanh âm nỉ
non (tỉ tê, to nhỏ chuyện tâm tình), thánh thót (khi trong - cao, khi to - nhỏ,
khi trầm - bổng [6], ngân xa) trong những cung bậc dìu dặt (êm ái, nhịp
nhàng). Tiếng đàn lần thứ hai là tiếng đàn cất lên trong cảnh phận con hầu
mang đầy nỗi niềm, tâm sự. Tiếng đàn ấy khiến cho một Hoạn Thư thơn
thớt cũng phải ngẩn ngơ nể tài mà bớt vài phần khuôn uy đày đoạ. Lần
thứ tư, trong giây phút của đoàn viên, tiếng đàn của Kiều lại lần nữa làm cho
Kim Trọng não nùng, xôn xao - buồn, trầm. Dư âm của tiếng đàn đến
hôm nay như vẫn còn khiến cho những ai nếu được nghe cũng không khỏi xốn
xang, xao động.
Là một nhân vật được Nguyễn Du vô cùng yêu quý và thương yêu, ông
đã miêu tả Kiều bằng thần bút ước lệ - một nghệ thuật tiêu biểu của văn học
trung đại, khiến cho các nhà họa hình không ai có thể vẽ và khẳng định đây cô Kiều của Nguyễn Du. Nhưng với từ láy thướt tha thì ai cũng có thể vẽ
được cô Kiều của Nguyễn Du. Bởi thướt tha làm cho Thuý Kiều hiện lên rất
thực, không một chút ước lệ mà vẫn đẹp, duyên dáng, yểu điệu và nhất lại là
dưới con mắt của Kim Trọng.

17


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

Đứng trong hàng ngũ nhân vật suy nghĩ, đa sầu, đa cảm, đa tình, Thúy

Kiều đã có tâm trạng và suy nghĩ bời bời - duyên mình - phận mình, sau
buổi gặp gỡ Kim Trọng.
Thể hiện khát vọng hạnh phúc trong tình yêu, Nguyễn Du đã để cho Kiều
đến với Kim Trọng một cách chủ động. Từ láy đôi hoàn toàn (động từ) xăm
xăm đã diễn tả hành động vượt mình của Thuý Kiều.
Xăm xăm - (hành động) nhanh, vội vã, thẳng một mạch tới nơi đã định
[6]. Kiều xăm xăm, Kim Trọng xăm xăm, Thúc Sinh xăm xăm.
Xăm xăm của Kiều là bứơc chân vội vàng đến với Kim Trọng - vì hoa
nên phải lánh đường tìm hoa. Đây không chỉ là hành động của tình yêu tự do
vượt qua sự kiềm toả của lễ giáo phong kiến mà nó còn là tư tưởng của một
giai nhân đang chống lại định mệnh tài hoa bạc mệnh mà chính Kiều đã
cảm nhận trước đó phận con thôi có ra gì mai sau. Xăm xăm của Kiều còn
là cái vội vàng trong cuộc chạy chốn khỏi con người thế ấy thấy âu một
người - Hoạn Thư. Và là xăm xăm vui vui đến nhà Bạc Bà mong có được
một chốn yên thân. Nhưng ngờ đâu cái dây trói vùi dập đang chờ nàng đến để
buộc chặt hơn.
Một con người tài sắc có phẩm chất đẹp như Kiều nhưng phũ phàng thay!
Tơ duyên quá ngắn ngủi so với kiếp đoạn trường. Thân phận lỡ làng, dở
dang, trắc trở, và đau đớn (bị chà đạp, dày vò, hành hạ vả về thể xác và tinh
thần [6]).
Về tới Lâm Tri, nàng cố gắng chống lại thân phận làm nô lệ cho thần
mày trắng nên có lúc bằn bặt, có khi thiêp thiếp. Bằn bặt trong Truyện
Hoa Tiên Nguyễn Huy Tự sử dụng với nghĩa là im lặng nín lặng. Còn ở
đây Nguyễn Du kết hợp với giấc tiên, bằn bặt không chỉ có nghĩa gốc là
im lặng nữa mà nó mang nghĩa mới là bất tỉnh miên man. Phải sống
thui thủi, 15 năm lưu lạc là 15 năm bị dập vùi tan tác bơ vơ lẻ loi trơ
trọi một mình, không nơi nương dựa. Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh

18



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

(trôi nổi, không phương hướng, bến bờ), lao đao, long đong, (vất vả, khó
nhọc vì gặp quá nhiều trắc trở) [6] làm cho tinh thần sống của nàng đôi lúc
mỏi mệt thờ ơ. Nguyễn Du đã thể hiện dòng đời của Thuý Kiều bằng cách
sử dụng triệt để láy âm.
Mười lăm năm bị đoạ đầy nhưng tâm hồn nàng không bị chai sạn mà trái
tim con người ấy luôn biết xúc động, trí óc con người ấy luôn để nhận thức và
ý thức. Cho nên nàng thấy sượng sùng, ngại ngùng, ngậm ngùi với tình
cảnh trớ trêu của mình, với chính bản thân mình. Nếu lấy mốc là cuộc sống
hiện tại 15 năm hết nạn nọ tới nạn kia để so sánh với quá khứ xưa, các từ láy
vần mang đến nhận thức về vị trí và thang giá trị của Kiều đã bị thay đổi. Xưa
êm đềm, đầm ấm trong yêu thương, gìn giữ,... nay thì ê chề, hoen
quẹn, tơi bời. Để thể hiện cuộc sống bẽ bàng của Thuý Kiều, các từ láy âm
phát huy ưu việt sức mạnh nghệ thuật to lớn của mình. Cuộc sống lầu xanh
được hiện ra như vẫn còn đây, một ký ức đau thương của Kiều. Thế giới ăn
chơi trụy lạc là thế giới xôn xao, ồn ã với cảnh dập dùi, chung chạ
của khách làng chơi - gái giang hồ. Thế giới ấy là thế giới của người kỹ nữ
phải biết, phải học lả lơi, cười cợt dối trá gượng gạo, phải biết ngâm
ngợi vui đùa có khi phải làm ra vẻ e lệ, thẹn thùng, điệu bộ để làm vui lòng
ai. Cuộc sống gái thanh lâu là cuộc sống lăn lóc nhơ nhớp tận cùng. Viết về
cuộc sống lầu xanh Nguyễn Du sử dụng chủ yếu các từ láy động từ để tái hiện
cho chúng ta thấy con người trong thế giới ấy phải làm những gì mà họ không
mong muốn và tình trạng của họ ra sao. Phản ánh chốn cùng của xã hội không
phải Nguyễn Du nhạo báng khinh rẻ con người, mà hơn hết qua đây ông đã
thét lên tiếng kêu mới đứt ruột. Đấy, hiện thực cuộc sống phong trần của
Kiều, Kiều đã phải sống như thế đấy. Có những tình cảnh Nguyễn Du phải cố

tránh mà không sao tránh được, ông đi tìm cho mình một cách nói vừa nói
được điều khó nói, vừa không làm tổn thương tới Kiều, vừa đảm bảo tính thẩm
mĩ của lời văn, lại vừa thể hiện thái độ của mình với nội dung đối tượng nói

19


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

tới. Ông đã sử dụng các từ láy âm giãn cách. Theo thống kê khảo sát số lượng
từ láy này không nhiều: 10 từ.
- Phượng chạ loan chung
- Bướm lả ong lơi
- Sống đọa thác đầy
...
Với các từ láy này, Nguyễn Du đã giao cho mỗi từ láy một vai diễn, để tự
nó nói lên cái mà chỉ nghệ thuật ngôn từ mới nói được. Nó cũng khẳng định
tài năng sử dụng từ láy một cách tài tình, linh hoạt sáng tạo của Nguyễn Du.
Càng bị vùi sâu trong vòng oan nghiệt, Kiều càng cố vươn lên. Tiếng
khóc sụt sùi, thổn thức xót xa của Kiều trong bất lực hay đó là tiếng khóc
thương của Nguyễn Du cho một Thuý Kiều có nhân cách đẹp đẽ nhưng cuộc
đời quá bất hạnh.
Hạnh phúc ít mỉm cười với nàng, không đón nhận nàng. Cuộc đời nàng
chỉ những sóng gió và đau đớn đến tột cùng. Có biết bao bà cụ nông dân
cảm thương Kiều đã phải thốt lên: Nước Nam mình đẹp nhất con Kiều và khổ
nhất cũng con Kiều. Bi kịch giết chồng rồi lại lấy chồng đã đưa Kiều đến
con đường cùng - trẫm mình xuống sông Tiền Đường, kết thúc kiếp đoạn
trường. Lướt thướt là hình ảnh của Kiều khi được ngư ông cứu. Sóng nước

vẫn nơi người, thân Kiều nửa như hư nửa như thực, nửa sống nửa chết[6].
Trong tình trạng đẫm nước ấy, Kiều vẫn đẹp, trong lướt thướt còn lóe lên
tinh anh của sự sống. Sự sống bắt đầu hồi sinh từ cái chết, Kiều được đoàn tụ
với gia đình trong niềm xúc động mừng mừng, tủi tủi. Cũng miêu tả người
con gái được cứu sống từ sông nước, trong Truyện Hoa Tiên, Nguyễn Huy
Tự dùng từ láy: luồn luột. So sánh lướt thướt và luồn luột ta thấy từ láy
trong Truyện Kiều trau chuốt, nghệ thuật hơn rất nhiều.

20


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

3.1.2.1.2. Nhân vật Thuý Vân
Là người con gái nhan sắc, đức hạnh, Nguyễn Du dành cho Thúy Vân
những từ láy thể hiện con người chuẩn mực, tốt lành về phúc phận. Đầy đặn,
nở nang chỉ khuôn mặt, nét ngài đẹp một cách cân đối, hài hoà. Trong
truyện Phan Trần thì từ láy nở nang được dùng để miêu tả hình thể cân
đối của Phan Tất Chánh. Từ láy của Nguyễn Du sâu sắc ở chỗ, miêu tả không
chỉ tả, như trong Phan Trần mà nở nang đầy đặn còn là những vẻ đẹp
phúc hậu thuỳ mị và là sự ưu ái của cuộc đời với Vân. Nàng sẽ được hưởng
một cuộc đời êm đềm, hạnh phúc.
3.1.2.1.3. Kim Trọng
Kim Trọng là một nhân vật tiêu biểu cho hình ảnh của anh học trò, tài tử
si tình. Vừa thoáng thấy bóng hồng giữa buổi chiều, Kim Trọng chập chờn
(nửa tỉnh nửa mơ)[6]. Tưởng nhớ nàng Kiều, lúc nào Kim Trọng canh cánh
bên lòng với nỗi ngao ngán tần ngần (không biết phải làm sao khi không
gặp được Kiều). Kim Trọng xăm xăm đi tìm tình yêu của mình, hết lân la

lại tìm tõi. Được như ước nguyện, lời đã trao, người đã gặp, tình thấm
thía, lòng chàng phơi phới (vui, đầy căng sức sống). Sự đâu phải xa
xôi mặt, Kim Trọng đinh ninh nhắn gửi Thúy Kiều lời thủy chung - đừng
thưa thớt lòng. Dặn dò Kiều phải gìn vàng giữ ngọc. Từ láy thưa thớt
sử dụng thật tài tình. Trong từ điển từ láy thưa thớt có nghĩa là ít, phân bố
không đều gây cảm giác rời rạc [6] thường để chỉ sự tồn tại sự việc cụ thể cảnh vật hoặc là không gian tồn tại của con người. Nguyễn Du sử dụng thưa
thớt với lòng (sự vật trừu tượng), thưa thớt chuyển nghĩa, nảy sinh lượng
nghĩa mới chỉ tình yêu mờ nhạt dần theo khoảng cách xa xôi.
Trở lại vườn Thuý, cảnh vật đây mà người đâu đâu, Kim Trọng ngẩn
ngơ, bao nỗi vật vã cứ dồn dập đến thẫn thờ, héo hon. Thương Kiều, Kim
Trọng không cầm lòng được nên đã dầm dề hạt ngọc. Chàng quyết tâm tìm
được Kiều mới thôi, dù cho có phải lao đao hay treo ấn từ quan.

21


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

Kim Trọng đúng là mẫu hình tượng nhân vật tài tử, chung tình lý tưởng
trong Truyện Kiều cũng như Truyện Nôm về tài tử giai nhân. Thể hiện nhân
vật này, Nguyễn Du sử dụng nhiều từ láy tính từ chỉ trạng thái, tình cảm để
khẳng định tình yêu sâu sắc của Kim Trọng với Thuý Kiều.
3.1.2.1.4. Nhân vật Từ Hải
Là người đàn ông có một vị trí ý nghĩa quan trọng to lớn trong cuộc đời
Kiều, nhưng chân dung của Từ Hải được khắc họa không giống với Kim
Trọng. Từ Hải là một anh hùng, các từ láy thể hiện con người Từ Hải là các từ
láy thể hiện được tâm thế, chí khí, hành động mạnh mẽ, dứt khoát. Đó là từ
láy hoàn toàn đường đường, từ láy âm vẫy vùng nghênh ngang sẵn

sàng... Sẵn sàng là tinh thần, tư tưởng, hành động của Từ Hải, sẵn sàng
giúp đỡ Kiều báo ơn báo oán, sẵn sàng để Kiều là quan toà, chủ toạ, là nhân
vật chính phán xét công tội oán ân. Sẵn sàng của Từ Hải là sẵn sàng lấy
chính nghĩa làm lý tưởng, lấy đấu tranh vì những bất công đau khổ của của
những con người nhỏ bé như Kiều là mục đích của cuộc đời. Từ Hải rõ ràng
không phải sinh ra để thực hiện thiên chức cứu nước mà chỉ để cho phỉ chí
ngang tàng, tự do, để nâng đỡ những ai bất hạnh và hoạn nạn. Nguyễn Du sử
dụng từ láy vần hồ đồ để chỉ trạng thái mập mờ, lầm lỡ của Từ Hải khi nghe
theo lời Kiều, bỏ từ thế công sang thế hàng, đi lệch với quỹ đạo lý tưởng
tự do của mình. Hồ đồ cũng là lời trách cứ kín đáo của Nguyễn Du, báo hiệu
một kết thúc không mấy tốt đẹp. Đó là cái chết. Theo Xuân Diệu, Nguyễn Du
sử dụng từ láy nhơn nhơn trơ trơ để chỉ tư thế, trạng thái về thần của Từ
Hải thật tài tình. Từ Hải chết mà như vẫn còn đây một Từ Hải sừng sững
như trái núi giữa trời [2].
Để khắc hoạ chân dung các nhân vật chính diện, Nguyễn Du sử dụng
nhiều từ láy động từ, tính từ mang sắc thái đánh giá tốt, thể hiện thái độ yêu
mến, ngợi ca, đồng cảm của nhà thơ với những hành động, trạng thái, tình cảm
của nhân vật. Đồng thời qua các từ láy này, Nguyễn Du cũng đã khái quát lên

22


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

một định đề: Người lương thiện dù là ai (Thúy Vân hay Thúy Kiều, Kim
Trọng hay Từ Hải) đều là những người cực khổ, sống cuộc đời trong một địa
ngục riêng (Hoài Thanh)[4].
3.1.2.2. Nhân vật phản diện

3.1.2.2.1. Nhân vật Mã Giám Sinh
Mã Giám Sinh là một điển hình của loại người đàn diếm, một con buôn
lão luyện. Một con người như vậy, Nguyễn Du đã sử dụng hàng loạt các từ láy
tính từ có sắc thái âm tính để chỉ diện mạo của Mã Giám Sinh và các từ láy âm
động từ chỉ hành động buôn bán rất nghệ thuật, ma cô của Mã.
Nhẵn nhụi, bảnh bao là vẻ bề ngoài tỉa tót, diêm dúa, trưng diện của
Mã. Nó đối lập hoàn toàn với tuổi của y ngoài bốn mươi phải đứng đắn, chững
chạc. Vẻ trai lơ của Mã phải chăng vì cái nghề của hắn yêu cầu hắn phải như
vậy hay đó chính là con người hắn.
Nghiên cứu về ngôn ngữ Truyện Kiều, các nhà nghiên cứu đều khẳng
định chữ tót dùng cực đắt để diễn tả, lột trần một Mã Giám Sinh. Song vẫn
chưa là đủ mà Nguyễn Du còn bình luận, khẳng định đó là hành động sỗ
sàng. Nếu trong Phan Trầnsư Hương mắng Phan Sinh là sỗ sàngkhi Phan
Sinh có ý hỏi han tới ni sư Diệu Thường, sỗ sàng chỉ thể hiện lời nói, lời hỏi
không hợp tình, hợp cảnh khiến con người thành bất nhã, thì ở đây sỗ sàng
của Mã là thô lỗ, trắng trợn. Thực chất, Mã chỉ là một tên vô học.
Món nghề của Mã chỉ được bắt đầu biểu diễn khi Kiều xuất hiện, khi mối
đưa lời ra giá. Ban đầu là Mã đắn đo chưa quyết định ngay mà còn để suy
tính lợi lãi như thế nào. Ưa món hàng, Mã tuỳ cơ dặt dìu. Dặt dìu có
nghĩa là nhanh - chậm [6]. Dặt dìu dùng trong cuộc mua ban này không chỉ
để nói về cuộc mua bán nhanh hay chậm. Dặt dìu vẫn nằm trong bài biểu
diễn mua hàng và trong giai đoạn, quá trình trả giá, do vậy dặt dìu có nghĩa
là đắt - rẻ. Biết được hoàn cảnh gia đình Kiều, hắn giở chiêu cuối cùng - cò
kè - mặc cả thêm bớt từng ly, từng tý một [6]. Đúng là một tên ma cô, một

23


Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Nhu - K29H Ngữ văn

con buôn lọc lõi. Cái màu kẻ quý người thanh đã nhột đi, càng che đậy
mập mờ thì cái chân tướng hắn càng lộ rõ. Chính hắn bằng hành động cử chỉ
của mình đã tự tố cáo cho Kiều và thiên hạ biết hắn là ai mà trước thầy - sau
tớ lao xao lộn xòng, không tôn ti, thứ bậc; ăn nói lỡ làng; vào dúng
dắng; ra vội vàng.
3.1.2.2.2. Nhân vật Tú Bà
Chân dung nhân vật này được các từ láy chỉ màu sắc, hình dung, cử chỉ,
hành động, lời nói khắc tạo. Tú Bà hiện lên với một sắc nước màu da nhờn
nhợt - (trắng xanh, nhợt nhạt trông như bệnh hoạn). Đây là màu da của gái
già hết duyên sống một cuộc sống không có ánh sáng đêm đêm Hàn Thực,
ngày ngày Nguyên Tiêu, sống trên sự quằn quại của bao kẻ thân lươn lấm
đầu. Hình dáng thì đẫy đà to lớn quá khổ đến mức phì nộn ghê tởm. Vẻ mặt
hằm hằm (tức giận nhưng im lặng) như chuẩn bị cho một trận thị uy vùi liễu
dập hoa. Cử chỉ lả lơi, suồng sã. Hành động thì hung hăng độc ác, sỗ
sàng đánh đập, hỏi tra. Đây phải chăng là hành động quen thuộc của mụ khi
cần ra tay để dạy người không biết nghe lời như Thuý Kiều.
Ngôn ngữ giọng điệu liên tục thay đổi và biến hoá. Khi thì đay nghiến,
trì chiết thôi thôi, này này, khi thì nằn nì khi thì gạn gùng và cũng có
khi ân cần thong dong dặn dò.
Với tất cả từ láy được sử dụng để vẽ chân dung một Tú Bà, Nguyễn Du
đã tạo lên một hình tượng điển hình về mụ trùm độc ác và nhiều thủ đoạn.
3.1.2.2.3. Nhân vật Sở Khanh
Sở Khanh được Nguyễn Du khoác cho một hình dáng thư sinh chải
chuốt dịu dàng. Có vẻ như đây là một tài tử văn nhân, nhưng ta vẫn thấy
trong chải chuốt dịu dàng có cái gì đó rởm đời và tự tô vẽ mình theo thói
bắt chước. Cái dịu dàng áo khăn của Sở Khanh khác hoàn toàn với áo khăn
dịu dàng tự nhiên quý phái thoát ra từ phong thái, nhân cách của Kim
Trọng. Sắc thái hoá ý nghĩa của hai từ láy này đủ để khẳng định ngoại hình


24


×