Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

VẤN đề dạy học THƠ hồ XUÂN HƯƠNG THEO CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn THCS QUA bài BÁNH TRÔI nước – SÁCH GIÁO KHOA NGỮ văn 7, tập 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.17 KB, 26 trang )

VẤN ĐỀ DẠY HỌC THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG THEO CHƯƠNG
TRÌNH NGỮ VĂN THCS QUA BÀI BÁNH TRÔI NƯỚC – SÁCH GIÁO
KHOA NGỮ VĂN 7, TẬP 1

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT.........................................................................3
1.1. Cơ sở lí thuyết của thể loại.........................................................................3
1.2. Cơ sở lí thuyết của phương pháp................................................................3
Chương 2 CƠ SỞ TƯ LIỆU..............................................................................8
2.1. Tác giả, thời đại..........................................................................................8
2.2. Đặc điểm phong cách sáng tác...................................................................8
2.3. Tác phẩm lớn của tác giả..........................................................................14
2.4. Phương tiện hỗ trợ dạy học......................................................................14
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC...........................................................15
3.1. Giáo án bài dạy “Bánh trôi nước”............................................................15
3.2. Khảo sát kết quả.......................................................................................20
3.2.1. Câu hỏi khảo sát....................................................................................20
3.2.2. Kết quả..................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................23

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc.
Tuy cuộc đời và văn nghiệp của nữ sĩ đến nay có những điều hãy còn là ẩn số đối


với giới nghiên cứu song với những sáng tác đã công bố của bà, có thể nói là một
mảnh đất để không ít người và không ít lần cày đi, xới lại. Bài thơ Bánh trôi nước
cũng là một trường hợp như vậy.
Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là hình tượng người phụ nữ tài
hoa mà bất hạnh, cảm xúc mà khát khao yêu thương nhưng trắc trở tình trường.
cùng với quan điểm nghệ thuật độc đáo, với vốn văn hóa dân gian Hồ Xuân Hương
đã đứng trên tầm mọi thế lực thống trị để phê phán, chế giễu sâu cay, cất lên tiếng
cười mỉa mai những thói hư tật xấu, những áp lực bất công đè nén con người, đặc
biệt là người phụ nữ. Tiếng nói đòi quyền sống ấy chính là tiếng nói của cá nhân
con người bị giam hãm, cầm tù suốt mười mấy thế kỷ.
Vì có giá trị như vậy nên bài thơ đã được đưa vào giảng dạy ở chương trình
ngữ văn THCS. Trong khuôn khổ bài tiểu luận, chúng tôi tiến hành phân tích bài
thơ để thấy được giá trị về nội dung cũng như giá trị về nghệ thuật của bài thơ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Làm sáng tỏ vấn đề dạy học thơ Hồ Xuân Hương theo chương
trình ngữ văn THCS qua Bài bánh trôi nước – sách giáo khoa ngữ văn 7, tập 1.
- Nhiệm vụ:
+ Xác lập cơ sở lý thuyết cho việc dạy học bài Bánh trôi nước
+ Xác lập cơ sở tư liệu để dạy học bài Bánh trôi nước
+ Định hướng phương pháp dạy học
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Bài thơ Bánh trôi nước
1


- Phương pháp tiếp cận đối tượng của chúng tôi chủ yếu là tiếp cận hệ thống
về phương pháp dạy học. Chúng tôi chủ trương dạy học tích cực theo hướng phát
triển phẩm chất, năng lực cho người học, tích hợp “ngữ” và “văn”.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện tiểu luận này, chúng tôi còn sử dụng những
phương pháp cụ thể như: phân tích, chứng minh, tổng hợp, đối chiếu, thống kê.

4. Cấu trúc tiểu luận
Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Cơ sở tư liệu
Chương 3: Định hướng dạy học

2


Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1.

Cơ sở lí thuyết của thể loại
* Khái niệm về thơ
Quan niệm dưới đây của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi có thể xem là đầy đủ nhất: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh
cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm
súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”1 .
*Đặc trưng của thơ
Để tạo cơ sở khoa học cho việc đọc – hiểu, thẩm bình thơ, chúng tôi xin được
tổng hợp và đúc rút ra một số điểm đặc trưng của thể loại này như sau:
- Thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ tác
động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng
phong phú; thơ được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau, nhưng dù thuộc
loại hình nào thì yếu tố trữ tình vẫn giữ vai trò cốt lõi trong tác phẩm.
- Nhân vật trữ tình (cũng gọi là chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình) là người trực
tiếp cảm nhận và bày tỏ niềm rung động trong thơ trước sự kiện. Nhân vật trữ tình
là cái tôi thứ hai của nhà thơ, gắn bó máu thịt với tư tưởng, tình cảm của nhà thơ.
Tuy vậy, không thể đồng nhất nhân vật trữ tình với tác giả.

- Thơ là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước
cuộc đời. Thơ tuy biểu hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư, nhưng những tác
phẩm thơ chân chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc
đời, về nhân loại, đó là cầu nối dẫn đến sự đồng cảm giữa người với người trên
khắp thế gian này.
- Thơ thường không trực tiếp kể về sự kiện, nhưng bao giờ cũng có ít nhất
một sự kiện làm nảy sinh rung động thẩm mĩ mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ mà
1

Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, H, 1999
3


văn bản thơ là sự thể hiện của niềm rung động ấy. Một miếng trầu đem mời, một
cái bánh trôi nước, một tiếng gà gáy canh khuya có thể là những sự kiện gây cảm
xúc cho Hồ Xuân Hương;
- Thơ thường có dung lượng câu chữ ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch).
- Về cấu trúc, mỗi bài thơ là một cấu trúc ngôn ngữ đặc biệt. Sự sắp xếp các
dòng (câu) thơ, khổ thơ, đoạn thơ làm nên một hình thức có tính tạo hình. Đồng
thời, sự hiệp vần, xen phối bằng trắc, cách ngắt nhịp vừa thống nhất vừa biến hóa
tạo nên tính nhạc điệu. Hình thức ấy làm nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng, luyến
láy của văn bản thơ. Ngôn ngữ thơ chủ yếu là ngôn ngữ của nhân vật trữ tình, là
ngôn ngữ hình ảnh, biểu tượng. Ý nghĩa mà văn bản thơ muốn biểu đạt thường
không được thông báo trực tiếp, đầy đủ qua lời thơ, mà do tứ thơ, giọng điệu, hình
ảnh, biểu tượng thơ gợi lên.
*Yêu cầu và phương pháp đọc hiểu tác phẩm thơ
Khi đọc hiểu tác phẩm thơ, cần tiến hành theo các bước sau đây:
- Cần biết rõ tên bài thơ, tên tác giả, thời gian và hoàn cảnh sáng tác, đó là cơ
sở ban đầu để tiếp cận tác phẩm.
- Đọc và quan sát bước đầu để nắm chắc bài thơ. Qua việc đọc, phải xác định

được chủ đề, chủ thể trữ tình (chủ thể trữ tình thường xuất hiện ở hai dạng: cái tôi
trữ tình và chủ thể trữ tình ẩn), đối tượng trữ tình, hình tượng trữ tình và giọng điệu
chủ đạo của bài thơ.
- Cảm nhận nội dung, ý nghĩa bài thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, kết
cấu, các biện pháp tu từ,…
- Lí giải, đánh giá toàn bộ bài thơ cả về hai phương diện nội dung và nghệ
thuật. Đặc biệt là phải chỉ ra những đóng góp của tác giả (thể hiện qua tác phẩm)
cho thơ và cho cuộc sống con người.
1.2. Cơ sở lí thuyết của phương pháp
4


Trong quá trình dạy học thơ trung đại Việt Nam, giáo viên có thể sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau để giảng dạy:
*Phương pháp diễn giảng:
Diễn giảng là phương pháp trình bày, thông báo có hệ thống một vấn đề mới
cho HS, HS tiếp thu kiến thức sau đó tái hiện lại kiến thức đó. Ðây phương pháp
dạy học cổ xưa nhất. Ở Việt Nam, cho đến nay, phương pháp này vẫn được sử
dụng chủ yếu trong dạy học, nhất là dạy các môn khoa học xã hội.
PP này có những ưu điểm sau:
- Giúp HS nắm được kiến thức một cách có hệ thống, tiết kiệm thời gian.
- Không đòi hỏi những phương tiện dạy học đặc biệt.
- GV không tốn nhiều công sức cho việc chuẩn bị bài.
Nhược điểm của PP này là:
- HS sẽ thụ động, không phát huy được tính tích cực, khả năng chú ý sẽ giảm
sút nếu GV diễn giảng trong một thời gian dài
- Tiến trình học thật sự ít khi xảy ra, HS dễ trở thành người dự giờ, người
đứng ngoài tiến trình học tập. HS có thể hiểu bài nhưng không nhớ lâu, nhớ kĩ kiến
thức.
Trong thực tế, hầu GV đều sử dụng lối diễn giảng truyền thống, nhiều khi GV

chỉ sử dụng một mình phương pháp này trong tiết dạy.
Gồm 3 bước: Giới thiệu bài mới, hướng dẫn HS khám phá kiến thức, kết luận.
Bước 1: giới thiệu bài mới:
Ðây là bước mở đầu một bài học, một tiết học, do đó, lời giới thiệu bài mới
phải được trình bày bằng những lời lẽ ngắn gọn, có hình ảnh nhằm gây sự chú ý
của HS, tạo tâm thế tích cực, thoải mái cho việc tiếp thu bài mới. HS chỉ có thể tiếp
thu tốt bài học nếu không bị những ức chế về tâm lý. Trong phần này, GV nên kết
hợp giới thiệu ngắn gọn mục đích và bố cục của bài giảng (bài gồm mấy phần, tiêu
đề mỗi phần).
5


Bước 2: Hướng dẫn hs khám phá kiến thức mới:
Mỗi bài học cần được phân chia thành nhiều luận điểm (nhiều đơn vị kiến
thức). Mỗi luận điểm nên được trình bày theo một trong những cách sau:
Cách 1: Con đường diễn dịch.
Cách 2: Con đường quy nạp
*Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại là phương pháp GV xây dựng hệ thống câu hỏi cho HS trả lời hoặc
trao đổi, tranh luận với nhau dưới sự chỉ đạo của thầy, qua đó tiếp nhận kiến thức.
Trong điều kiện thiếu phương tiện, đồ dùng dạy học thì việc sử dụng câu hỏi là một
trong những cách thức tiện lợi nhất để kích thích học sinh học tập một cách tích
cực.
Nội dung cốt lõi của PP này là việc xây dựng câu hỏi. Câu hỏi phải đáp ứng
được các yêu cầu sau:
- Câu hỏi phải có tính hệ thống. Tính hệ thống thể hiện ở chỗ: các câu hỏi
được xây dựng theo trình tự các nội dung của bài học, từ phần đầu đến phần cuối.
- Câu hỏi phải có tính định hướng, nghĩa là nội dung câu hỏi phải xoay quanh
các nội dung chính của bài học.
- Câu hỏi phải đảm bảo tính gợi mở, tránh loại câu hỏi đánh đố HS.

- Về hình thức: câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng khiến HS nắm bắt được ngay ý
đồ của người hỏi, yêu cầu của câu hỏi.
- Phù hợp với trình độ từng đối tượng HS: giỏi, khá, trung bình, yếu, câu hỏi
khó quá HS kém không thể trả lời, câu hỏi dễ quá một HS khá, giỏi không muốn
trả lời.
PP đàm thoại có những ưu điểm sau:
- Phát huy được năng lực làm việc độc lập, óc tìm tòi suy nghĩ, thói quen
trình bày một vấn đề trước tập thể của HS, tạo không khí tự do tư tưởng, tự do bộc
lộ suy nghĩ của học sinh.
6


- Qua câu trả lời của HS, GV nhận biết mức độ hiểu bài của HS, từ đó có
những điều chỉnh kịp thời trong giảng dạy đồng thời GV còn hiểu được tính cách,
phẩm chất, trí tuệ, tâm hồn, tình cảm của HS.
- Giờ văn có được không khí tâm tình, trao đổi thảo luận thân mật. Tạo mối
liên hệ gần gũi, thân mật GV với HS.
Bên cạnh những ưu điểm trên, PP này có những nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian cho việc suy nghĩ, trả lời, tìm câu trả lời đúng do vậy
nếu GV không có kinh nghiệm, không có khả năng điều khiển lớp học hoặc không
biết cách xây dựng câu hỏi thì sẽ bị cháy giáo án.
- Mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị giáo án.
Mức độ sử dụng PP đàm thoại nhiều hay ít trong một tiết học phụ thuộc vào
những yếu tố sau:
- Dung lượng kiến thức nhiều hay ít của bài học, loại bài học. Ví dụ: không
thể sử dụng PP này như một PP chủ yếu trong giờ văn học sử, giờ lý luận văn học.
- Yếu tố thứ hai chi phối hiệu quả của việc sử dụng PP là trình độ HS. Với
một lớp học có nhiều HS khá, giỏi việc sử dụng PP này rất thuận lợi.
*Phương pháp trực quan
Trực quan là một trong những nguyên tắc dạy học cơ bản. Trăm nghe không

bằng một thấy. Con người thiếp nhận thông tin bằng nhiều kênh: thị giác, thính
giác, xúc giác. Ðáng tiếc là trong nhà trường chúng ta hiện nay, nguyên tắc này
không được coi trọng (đặc biệt là với các môn khoa học xã hội), HS thường chỉ
được nghe giảng chứ ít có cơ hội được nhìn, được sờ vào hình ảnh, mẫu vật, được
làm thí nghiệm.
Có các hình thức sử dụng trực quan trong dạy học văn:
- Sử dụng tranh ảnh, hiện vật:
Văn chương là nghệ thuật ngôn từ, toàn bộ thế giới nghệ thuật trong không
hiện lên một cáïch trực tiếp như trong phim ảnh mà hiện lên gián tiếp qua ngôn từ
7


nên để hiểu được tác phẩm người đọc phải có khả năng liên tưởng, tưởng tượng.
Quá trình đọc tác phẩm trải qua các bước: hiểu nghĩa đen của từ ngữ, hình ảnh, từ
đó khám phá ra ý nghĩa biểu tượng của hình tượng.
- Sử dụng biểu bảng, mô hình:
Một trong những hình thức khác của phương pháp trực quan trong giảng dạy
là sơ đồ, biểu bảng, mô hình... Với các môn khoa học xã hội, các loại biểu bảng, sơ
đồ, mô hình là những hình thức trực quan cơ bản nhất.
*Dạy học nêu vấn đề:
Dạy học nêu vấn đề hay còn gọi là dạy học giải quyết vấn đề. Dạy học nêu
vấn đề có ba đặc trưng sau:
a/ Ðặc trưng thứ nhất: vấn đề và tình huống có vấn đề.
Vấn đề: là một sự việc, một hiện tượng, một khái niệm, một hiện trạng tồn tại
khách quan mà ta gặp phải trong tư duy và hành động. Vấn đề này có thể ta chưa
biết hoặc biết rất ít về nó.
Tình huống có vấn đề: là một trạng thái tâm lý nảy sinh ở chủ thể trong khi
gặp một khó khăn, một vấn đề cần giải quyết và để giải quyết vấn đề đó chủ thể
cần đến tri thức mới, cách thức hành động mới (tương tự như tâm trạng người học
khi gặp một bài toán mới, khó).

b/ Ðặc trưng thứ hai: quá trình dạy học nêu vấn đề chia thành 5 giai đoạn:
- Tìm hiểu vấn đề.
- Xác định những vấn đề cần giải quyết.
- Ðưa ra những giả thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề.
- Xem xét hệ quả của từng giả thuyết dưới ánh sáng của những kinh nghiệm,
kiến thức đã có.
- Thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất.

8


Chương 2 CƠ SỞ TƯ LIỆU
2.1. Tác giả, thời đại
Hồ Xuân Hương sinh ra vào cuối triều Lê (1592-1788), một thời kì đầy những
biến loạn xã hội và tai biến. Gần 900 năm đã trôi qua từ khi Ngô Quyền đánh đuổi
người Tầu để lập lại nền độc lập cho Việt Nam, dẫu sao đi nữa, trật tự xã hội vẫn
theo khuôn mẫu triều đình Trung Hoa và hệ thống quan lại của nó. Đến cuối thời
Lê, trật tự xã hội bị đảo lộn. Ở miền Bắc, phe cánh đầy uy quyền của chúa Trịnh đã
khống chế vua Lê và triều đình thời đó tại Thăng Long, đồng thời chúa Trịnh tiến
hành chiến tranh với nhà Nguyễn, vốn có triều đình tại phía Nam Huế và được hỗ
trợ bởi vũ khí Bồ đào nha và quân Pháp do các nhà truyền giáo thuộc địa tuyển mộ.
Cuối cùng, sau vài thập kỉ hỗn loạn tàn bạo, vào năm 1771, ba anh em, được biết
tới với cái tên Tây Sơn, bắt đầu cuộc nổi dậy nông dân đánh bại chúa Trịnh, vua Lê
và nhà Nguyễn, chiếm lấy Thăng Long (Hà Nội), Huế và Sài Gòn, và xây dựng nên
một triều đại ngắn ngủi của mình (1788-1802) rồi cũng sớm bị mất vào tay nhà
Nguyễn.
Bà xuất thân từ gia đình họ Hồ tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An ở giữa miền bắc Việt Nam. Bố của bà, là nhà nho Hồ Sĩ Danh (17061783). Mẹ bà, có tên là Hà, là vợ lẽ, tức là vợ thứ hai. Hồ Xuân Hương có lẽ được
sinh ra vào khoảng giữa 1775 và 1780, hoặc ở làng Quỳnh. Bà được dạy dỗ về văn
học cổ điển. Tên của bà, mà có thể có nguồn gốc từ cái làng bà đã lớn lên, có nghĩa

là “Hương mùa Xuân”. Bà đã chết vào đầu những năm 1820.
2.2. Đặc điểm phong cách sáng tác
Khi nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương, ngôn ngữ thơ của nữ sĩ chúng ta đều
nhận thấy nội dung và hình thức gắn vào nhau chặt chẽ. Tất cả các phương tiện
nghệ thuật đều kết hợp mật thiết với nhau để thể hiện nội dung tư tưởng, tình cảm.
9


Cả nội dung và hình thức thơ Hồ Xuân Hương đều bắt nguồn sâu sắc từ trong đời
sống nhân dân, đó là điều đã làm cho thơ bà trở nên bất tử. Bà là người góp phần
làm phong phú vốn tiếng Việt và giá trị của nó. Chính vì vậy khi tìm hiểu phong
cách thơ Hồ Xuân Hương chúng ta phải thấy rõ điều này nhất là trong cách sử
dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương:
a. Sự vi phạm qui tắc tu từ tạo sự “lệch chuẩn” ngôn ngữ để tạo nghĩa.
Hồ Xuân Hương sử dụng ngôn ngữ để tạo hình, tạo nhạc và cuối cùng tạo
nghĩa. Cách tạo nghĩa lơ lững có lẽ cơ bản nhất vẫn là sự lệch chuẩn ngôn ngữ thơ
với ngôn ngữ đời thường của Xuân Hương. Những từ ngữ: Lá đa, nguyệt, hoa rữa,
miếng trầu, cái bánh trôi, động Hương Tích, thu, lạnh, Lạch Đào Nguyên….là
những ký hiệu ngôn ngữ di chuyển từ cái miêu tả đến cái ẩn dụ vô cùng đa dạng,
biểu đạt sức sống có tầm cở vũ trụ cái vĩnh cửu. Cái ngạc nhiên, cái đột ngột, cái
bật cười thấm thía nỗi buồn tạo nên bởi cái xô lệch không ăn khớp là những đặc
điểm trong phong cách thơ nôm của Hồ Xuân Hương.
Nếu liên kết các bài thơ: Kẽm trống, Động Hương Tích…Đèo Ba Dội, Đá ông
chồng bà chồng …trong một văn bản chúng ta có thể thấy ở trong những bài thơ
này là những âm điệu mạnh, nhiều vần nhiều âm rất táo bạo thông qua một lớp từ
ngữ được Hồ Xuân Hương sử dụng như: Phòm, ngoàm, hỏen, teo…Chính cách sử
dụng ngôn ngữ khác lạ này đã chuyển nghĩa bình thường thành nghĩa ẩn dụ có
nghĩa là chuyển nghĩa thô thành nghĩa thực, nghĩa ngầm, nghĩa tâm tình. Mỗi bài
thơ là một sự phối hợp liên kết chặt chẽ giữa các động từ chỉ hoạt động, các tính từ
chỉ màu sắc âm thanh, hình dáng…các trạng từ chỉ phẩm chất để biểu đạt tư tưởng

tình cảm thái độ của nhà thơ. Vì lẽ đó ta thấy thơ Hồ Xuân Hương có nhiều nghĩa
và nghĩa nào cũng lấp lửng.
Hồ Xuân Hương không nghiên cứu ngôn ngữ học nhưng từ ngữ của Bà dùng
vốn là từ ngữ hoạt động nên ngoài cấu trúc cố định còn hàm chứa nghĩa xã hội, tâm
lý. Nghĩa liên hội, liên tưởng do ngữ cảnh, do dụng ý siêu ngôn ngữ của tác giả.
10


Chúng ta đến thăm “Động Hương Tích “( Chùa Hương) vào mùa trẩy hội :
Người quen cõi phật chen chân xọc
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm
Từ cách sử dụng ngôn ngữ “lệch chuẩn”, những từ ngữ trong bài thơ được sử
dụng như một hiện tượng nhiễm xạ, cũng “Phát quang” một nghĩa mới. Thậm chí
cả những từ tôn giáo như “Cõi phật”, “Bầu tiên” cũng khoác nghĩa “trần tục”, “cõi
sung sướng “nơi lạc thú”. Do đó bài thơ “Động Hương Tích ” mang nghĩa lấp
lửng.
Ở một bài thơ khác “Đèo Ba Dội ” Hồ Xuân Hương đã sử dụng một số từ ngữ
để miêu tả ” Đèo Ba Dội ” hình dung ra nào cửa son, thông, liễu, rêu phủ, đá xanh
rì…mỏi gối, chùn chân…Tất cả chẳng có gì Hồ Xuân Hương không miêu tả lấp
lửng “Vật” khác được. Có điều ở câu thơ thứ ba tác giả có sử dụng từ “lóet” cách
sử dụng này là một sự lệch chuẩn so với các từ khác ở trong bài thơ như: “rì”, “tùm
hum”, “lún phún”.. là những nghịch âm, những bất đối xứng phá vở sự hài hòa của
câu thơ, bài thơ làm xô lệch nghĩa của bài thơ, đưa trí tưởng tượng của người đọc
chệch khỏi đường ray thông thường, đi vào một liên tưởng mới. Đặc biệt ở hai câu
cuối không dưng lại có mặt “Hiền nhân quân tử ”
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo
Khi Hồ Xuân Hương đặt “Hiền nhân quân tử” với cái ý thèm thuồng “vẫn
muốn trèo”. Không những một đèo mà lại một đèo, một đèo nữa, thì với các nghĩa
liên tưởng và liên hội của chuyện “trèo đèo” đâm ra mỏi gối ngay lập tức làm cho

các nghĩa: cửa son, hòn đá, cành thông gió thốc, lá liễu đầm đìa… tất cả đều
nhuốm một lớp nghĩa thứ hai, nghĩa liên hội, nghĩa liên tưởng.
Sở dĩ ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương lột tả được ý đồ của nữ sĩ, chính nhờ vào
tài năng của việc sử dụng ngôn ngữ, đi từ cái thông thường đến cái ẩn dụ, vì lẽ đó
thơ của Hồ Xuân Hương đều nhuốm lớp nghĩa thứ hai, thứ ba, muốn hiểu theo
11


nghĩa nào cũng được. Càng đọc thơ của ba thì chúng ta càng khám phá ra nhiều
điều mới mẻ ở người nghệ sĩ này . Chẳng hạn khi đọc bài thơ “Mời trầu” của Hồ
Xuân Hương nghĩa phô của bài thơ nói chuyện quan hệ, chuyện giao tiếp, nhưng
không đơn thuần là chuyện giao tiếp. “Miếng trầu” nhất là “miếng trầu hôi ” không
đáng gì rất xoàng xĩnh, Hồ Xuân Hương như hạ mình, nhưng nó là đầu mối của
mọi tình duyên, nó là tất cả tấm lòng khao khát hạnh phúc của một người phụ nữ
không mấy may mắn trong con đường tình duyên. Vì thế, lời mời nghe chân thành
tha thiết nhưng lời thơ vẫn chua chát đến thảm thương.
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
Lời thơ vẫn là một sự mong muốn “Có phải duyên thì thắm lại” chứ không
phải là “Quyện lại”, “kết lại”, “xe lại”. Với cách sử dụng từ ngữ độc đáo này nữ sĩ
đã thể hiện một khao khát chứa biết bao đầm ấm và xao xuyến . Thế nhưng ta nghe
như tan vỡ ra, rạn nứt, mất đi. Thành ngữ “bạc như vôi” được đưa vào như là một
sự biểu hiện chua chát đắng cay của một người đàn bà từng trải lòng trước nhân
tình thế thái. Qua miếng trầu hôi miếng trầu cay nữ sĩ dường như muốn giới thiệu
thân thế của mình bằng một giọng điệu đùa cợt nhưng ẩn chứa cả một tấm lòng
khát khao hạnh phúc lứa đôi đến cháy bỏng.
Trong thơ của Hồ Xuân Hương chúng ta thường bắt gặp mượn cảnh để ngụ
tình, mượn vật để nói người.
Trong những các bài thơ nói về phụ nữ có lẽ “Bánh trôi nước ” là bài thơ hay
nhất. Nhà thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình

thể, tâm hồn của người con gái thân phận bé nhỏ, dù đời có phũ phàng em vẫn giữ
phẩm giá tâm hồn cao đẹp của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Cái hay nhất
nhà thơ sử dụng từ mà nói lên một cách dõng dạc, dứt khoát sự kiên trì và cố gắng
đến cùng để giữ “Tấm lòng son ” – Biểu hiện phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến “trọng nam khinh nữ”.
12


b. Sự vi phạm lệch chuẩn ngôn ngữ như một hình thức bộc lộ cá tính sáng tạo
của Hồ Xuân Hương.
Như chúng ta đã biết mỗi nhà thơ có một cách lựa chọn “kiểu ” ngôn ngữ
riêng cho bản thân mình. Ngôn ngữ của Bà Huyện Thanh Quan không giống ngôn
ngữ của Hồ Xuân Hương, mặc dầu cả hai nữ sĩ cùng chung sống trong một thời
đại. Cũng rất giàu nữ tính, cũng làm thơ Đường luật…Đọc thơ Bà Huyện Thanh
Quan ta cũng bắt gặp trong đó một sự “lệch chuẩn” với ngôn ngữ đời thường. Sở
trường của Bà là sử dụng loại danh từ để sáng tác. Chẳng hạn khi đọc bài thơ
“Thăng Long thành hoài cổ” của bà ta thấy bài thơ chỉ vẻn vẹn 8 câu, mỗi câu bảy
chữ, cả bài thơ 56 chữ nhưng tác giả sử dụng nhiều danh từ : tạo hóa, xe ngựa, hồn
thu thảo, lâu đài …..Hơn nữa những danh từ này đa số là những danh từ Hán Việt
nên nghĩa của nó rất trừu tượng. Đặc biệt đọc thơ của Bà bài thơ nào cũng đều có
một từ chỉ ánh chiều.
Qua cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo của Hồ Xuân Hương chúng ta có thể nói
đến một sự “nổi lọan ” của thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Sự nổi loạn trước hết là sự
vi phạm qui tắc thông thường của thơ, những từ, những vần lắt léo tạo nên sự lệch
chuẩn ngôn ngữ để tạo nên những nghĩa mới của Hồ Xuân Hương. Chính sự phá
cách này đã tạo bước dừng , gây sự bỡ ngỡ, gây hứng thú người đọc tìm đến nghĩa
hàm ẩn trong thơ của Hồ Xuân Hương. Mặt khác trong thơ của Bà còn sử dụng
nhiều thủ pháp độc đáo khác trong cách dùng ngôn ngữ. Đó là lối chơi chữ, ví dụ
như trong bài "Khóc Tổng Cóc”, chỉ có 28 chữ đã có đến 5 chữ chỉ những con vật
cùng loài : chuột, chàng, bén, nòng nọc, cóc. Hoặc trong bài “bỡn bà lang khóc

chồng", tác giả dùng toàn những từ chỉ tên hành vi bào chế thuốc và tên thuốc:
Cam thảo, quế chi, liên nhục, sao tẩm…bên cạnh đó còn sử dụng cách nói lái: Đẽo
đá, lộn lèo, đứng chéo, trái gió…Hoặc sử dụng các thành ngữ đan cài vào câu thơ
để mở rộng văn bản: cố đấm ăn xôi, năm thì mười họa, bảy nổi ba chìm….
13


Tóm lại Hồ Xuân Hương có vốn từ ngữ phong phú, rất chính xác và cũng
đồng thời rất độc đáo. Cái độc đáo trong thơ Hồ Xuân Hương chính là vi phạm một
số qui tắc của ngôn ngữ tự nhiên, tạo nên một sự “lệch chuẩn ” khác lạ với ngôn
ngữ đời thường nhưng vẫn được xã hội chấp nhận tạo cho thơ Hồ Xuân Hương
mang tính đa nghĩa, có nội dung khá phong phú , sinh động và hấp đẫn làm nên sức
sống lâu bền với thời gian.
Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ đầu tiên dùng ngôn ngữ của đại chúng được
nâng cao một cách rộng rãi nhất trong văn học. Thơ Bà ít từ Hán Việt, vài ba điển
tích mà cũng rất quen thuộc với nhân dân và không trở ngại gì cho việc hiểu ý thơ.
Tất cả những điều trên khẳng định Hồ Xuân Hương nắm vững ngôn ngữ dân tộc,
có ý thức dân tộc, có cá tính mạnh mẽ, có bản lĩnh, có tài năng.
2.3. Tác phẩm lớn của tác giả
Văn bản được nhận diện cổ nhất có chép thơ Hồ Xuân Hương là Quốc văn
tùng ký do Hải Châu Tử Nguyễn Văn San soạn năm Minh Mệnh thứ 14 (1933),
nhưng chỉ vài bài. Hầu hết di tác của nữ sĩ họ Hồ được gom trong cuốn Xuân
Hương thi tập, Phúc Văn Đường tàng bản ấn hành tại Hà Nội năm 1930.
Trong sách có khoảng 60 bài nhưng lẫn cả thơ của nhiều tác giả khác, nay chưa
truy nguyên được tất cả. Tuy nhiên, văn bản đáng quý nhất là Lưu hương ký với bài
tựa của Phan Huy Huân, được học giả Trần Thanh Mại phát kiến và công bố trên
thi đàn vào năm 1964. Trước đó không lâu, năm 1962, đã có học giả Trần Văn
Giáp đăng trên báo Văn Nghệ (Hà Nội) 5 thi phẩm chữ Hán được cho là của Hồ
Xuân Hương. Nhưng mãi đến năm 1984, học giả Hoàng Xuân Hãn mới dịch nghĩa
và đăng trên tập san Khoa Học Xã Hội (Paris), lại đặt nhan đề lần lượt là Độ hoa

phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thủy vân hương.
2.4. Phương tiện hỗ trợ dạy học
- GV : Giáo án, SGK
14


- HS : SGK, vở soạn, vở học

15


Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC
3.1. Giáo án bài dạy “Bánh trôi nước”
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài Bánh trôi nước và
tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết thể loại của mỗi văn bản.
- Đọc –hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật; nghệ thuật tả cảnh tả
tâm trạng qua đoạn trích Sau phút chia ly.
3. Thái độ
- Cảm thông chia sẽ với nỗi khổ của người phụ nữ trong XHPK.
II. Giáo dục kỹ năng sống
- Giao tiếp trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong XHPK.
- Tự nhận thức, xác định giá trị.
III. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
- Đọc diễn cảm, lắng nghe tích cực
- Gợi mở, nêu vấn đề.

- Tái tạo, liên hệ thực tế
IV. Năng lực phát triển học sinh
- NL tự quản bản thân (xuyên suốt quá trình học)
- NL giải quyết vấn đề
- NL thưởng thức thẩm mỹ
- NL giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình
V. Bài mới
16


1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra
- Qua bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra em hiểu thêm được
điều gì?
- Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học

Nội dung

sinh
Hoạt động 1. Khởi động
Hồ Xuân Hương ( ? - ? ) lai lịch
chưa thật rõ được mệnh danh là bà chúa
thơ Nôm. Bài thơ viết về cuộc đời long
đong chìm nổi của những thân phận phụ
nữ trong xã hội PK “ Bánh trôi nước” là
một trong những bài thơ nổi tiếng, tiêu
biểu cho tư tưởng nghệ thuật của bà…
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung ?


I.Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 1-

Nêu những hiểu biết của em về tác Tác giả: - Hồ Xuân Hương: Chưa rõ lai
giả Hồ Xuân Hương? (Từ bé thông lịch, là người có tài, sắc, có cá tính
minh, lớn lên không phải là người phụ mạnh mẽ, được mệnh danh là bà chúa
nữ an phận. Đi ngao du, giao thiệp rộng, thơ Nôm.
có bản lĩnh, cá tính -> đứa con “ nghịch
tử” của xã hội phong kiến.)
GV bổ sung thêm:
- Cuộc đời: + Bà tự tổng kết: một
đời

riêng

mấy

kiếp

chua

cay.

17


+Tình duyên lận đận, long đong và
có nhiều dang dở.
+ Tha thiết với cuộc đời nhưng lúc
nào cũng thấp thỏm, khắc khoải vì một

cái gì đó rất mong manh không nắm bắt
được.
- Thơ: + sáng tác nhiều được
truyền tụng dễ lẫn với những bài thơ
Nôm có phong cách Hồ Xuân Hương.
+ Trong thơ Hồ Xuân Hương chủ
yếu viết về phụ nữ, bản thân, không có
người phụ nữ quý tộc. Trong đó nước
mắt than thở nhiều hơn niềm vui ->
mệnh danh là nhà thơ của phụ nữ.
+ Thơ phản ánh cuộc đời đầy khổ
đau, không hướng tới hạnh phúc ảo ảnh.
Trái tim yêu đời của Hồ Xuân Hương
luôn sưởi ấm tạo vật, long người-> nhà
thơ cuộc đời trần thế.
- Phong cách nghệ thuật: đậm đà
phong cách dân gian, mang tính trào
lộng mạnh mẽ nhằm bênh vực quyền lời

2. Tác phẩm:

của người phụ nữ trong XHPK.

- Bánh trôi nước nằm trong chùm

? Em cho biết một vài nét về bài bài thơ vịnh vật( vịnh cái quạt, quả mít,
thơ bánh trôi nước?

con ốc, đánh đu,...)
18



II. Đọc, hiểu chú thích, thể loại:
Hoạt động 3: Đọc, hiểu chú thích, thể

1. Đọc

loại:

2. Chú thích
- GV hướng dẫn đọc: ngắt nhịp

2/2/3 hoăc 4/3

3. Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt
Biểu cảm là phương thức chính vì các

- Gv đọc mẫu. HS đọc

yếu tố miêu tả, tự sự ở đây chỉ có tác

- HS nhận xét, Gv sửa chữa

dụng phục vụ cho biểu cảm.

- Giải nghĩa từ khó SKG
? Hãy nhận dạng thể thơ của bài
thơ
? Văn bản này có sự đan xen của
nhiều phương thức biểu đạt như tự sự,

miêu tả, biểu cảm. Theo em xác định

III .Tìm hiểu văn bản:

phương thức nào là chính ?

1. Ý nghĩa tả thực

Giải thích Hoạt động 3: Tìm hiểu
văn bản.

- Câu 1: Giới thiệu hình dáng, màu
sắc của bánh Trắng, tròn

? Bài thơ có mấy lớp nghĩa đó là
những lớp nghĩa nào? HS trả lời

- Câu 2: Tả lại quá trình luộc bánh:
chìm, nổi

? Hình ảnh chiếc bánh trôi nước
được miêu tả qua từ ngữ nào

- Câu 3: Tả việc nặn bánh, làm
bánh

? Em hiểu thế nào là tấm lòng son
trong câu 4? (son sắt, thủy chung)
?Câu 4 khẳng định điều gì?


- Câu 4: Tả nhân bánh làm bằng
đường phên nên có màu đỏ sậm .Tả thực
chiếc bánh trôi mang màu trắng của bột
nếp, có hình tròn xinh xắn, mới cho vào
luộc bánh chìm, lúc chín tới sẽ nổi lên.
2. Ngụ ý sâu sắc
- Nỗi niềm tâm sự của người phụ

19


? Qua phân tích ngụ ý sâu sắc mà nữ
bài thơ đề cập tới là gì? HS thảo luận,
trình bày kết quả.

- Cách dùng từ thân em, điệp từ
vừa -> thể hiện sự tự hào về vẻ đẹp
ngoại hình của người phụ nữ -“vừa
trắng lại vừa tròn”
- Tác giả vận dụng khéo léo thành

? Nêu giá trị nghệ thuật của bài ngữ “ba chìm bảy nổi” để phản ánh cuộc
thơ?

đời lênh đênh, sóng gió của người phụ
nữ trong XHPK
- Rắn- nát -> đã lột tả rõ nét số
phận người phụ nữ: họ không tự quyết
định được cuộc đời mình, hoàn toàn phụ
thuộc vào người khác, vào những hủ tục

của XHPK
- Là lời khẳng định dù ở bất cứ
hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn giữ
được sự son sắt, thủy chung cùng những
phẩm chất tốt đẹp của mình
* Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp duyên
dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình
? Gía trị nội dung của bài thơ?

sắt son của người phụ nữ

GV liên hệ trong xã hội ngày nay?

* Cảm thông, xót xa cho thân phận

- Xã hội nam nữ bình đẳng, người chìm nổi của người phụ nữ
phụ nữ làm chủ cuộc sống… nhiều

IV: Ghi nhớ

người giữ chức vụ cao trong xã hội…

- Nghệ thuật:
+ Vận dụng điêu luyện những quy
tắc của thơ Đường luật
20


+ Ngôn ngữ bình dị gần gũi với lời
ăn tiếng nói hằng ngày

+ Sáng tạo trong việc xây dựng
hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa
- Nội dung: bài thơ thể hiện cảm
hứng nhân đạo trong văn học viết Việt
Nam thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp,
phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời
thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối
với thân phận của họ.
4. Củng cố
- Trình bày nội dung văn bản vừa học
5. Dặn dò
- Học thuộc lòng văn bản
-Phân tích tác dụng của một vài chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản
- Xem “Quan hệ từ” Rút kinh nghiệm
3.2. Khảo sát kết quả
3.2.1. Câu hỏi khảo sát
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học
có tầm quan trọng đặc biệt. Nó là khâu cuối cùng đồng thời là khởi đầu cho một
chu trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình giáo dục.
Kiểm tra, đánh giá không phải lúc nào cũng thực hiện một cách máy móc là
yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc từ ngân hàng đề vì
như vậy sẽ dễ bị lặp lại và nhàm chán. Chủ trương đổi mới kiểm tra, đánh giá các
nội dung cũng như hình thức hiện nay cho phép người giáo viên linh hoạt và sáng
tạo trong việc ra câu hỏi đánh giá, kiểm tra học sinh.
21


Để kiểm tra mức độ hiểu bài bánh trôi nước chúng tôi đặt ra một số câu hỏi
sau:
1. Hãy cho biết hai tầng nghĩa trong bài bánh trôi nước?

2. Từ bài học em hiểu như thế nào về bình đẳng giới?
3. Ngoài văn bản bài bánh trôi nước, em còn biết đến tác phẩm nào của Hồ
Xuân Hương?
4. Bài thơ được viết trong thời gian nào? (thế kỷ thứ mấy?)
5. Qua bài thơ bánh trôi nước, hãy làm rõ thân phận của người phụ nữ trong
XHPK?
6. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
7. Các yếu tố dân gian được sử dụng trong bài thơ là gì?
8. Em hiểu thế nào là tấm lòng son trong câu 4?
9. Hình ảnh chiếc bánh trôi nước được miêu tả qua từ ngữ nào?
10. Em hãy miêu tả cách làm bánh trôi nước?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, đòi hỏi người học phải chủ động, tích cực
tiếp nhận văn bản, và phải tự tìm tòi các tài liệu liên quan đến tác phẩm này để vận
dụng một cách linh hoạt. Nếu người học nắm được các ý mà GV truyền đạt thì việc
kết hợp biện pháp trên về cơ bản đạt được hiệu quả như mong muốn.
3.2.2. Kết quả
Sau một tiết học thực nghiệm tại trường THCS Quang Trung lớp 7a2, chúng
tôi tiến hành kiểm tra trong thời gian 30 phút thu được kết quả như sau:
Câu hỏi
Câu hỏi 1
Câu hỏi 2

Số bài
38
38

Giỏi
28
25


Khá
8
10

Trung bình
2
3

Yếu, kém
0
0

Câu hỏi 3

38

30

6

2

0

Câu hỏi 4

38

22


10

2

0

Câu hỏi 5

38

24

8

6

0

22


Câu hỏi 6

38

21

15

2


0

Câu hỏi 7

38

27

10

1

0

Câu hỏi 8

38

21

14

3

0

Câu hỏi 9

38


22

8

8

0

Câu hỏi 10

38

29

7

2

0

Bài dạy giúp học sinh không những hiểu bài sâu hơn mà còn có hiểu biết
rộng. Học sinh có khả năng phân tích tác phẩm khá tốt. Hầu hết các em đều nắm
được những kiến thức cơ bản mà mục tiêu bài học đã đề ra.

23


×