Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 114 trang )

Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..............................................3
DANH MỤC BẢNG................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH................................................................................................6
MỞ ĐẦU................................................................................................................7
1. Xuất xứ của dự án..............................................................................................7
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường . .7
2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về
môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện và lập báo cáo ĐTM của dự án..........7
2.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập..................................................9
3. Tổ chức thực hiện ĐTM...................................................................................10
4. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM...................................................11
4.1. Các phương pháp ĐTM................................................................................11
4.2. Các phương pháp khác.................................................................................11
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN...............................................................12
1.1. Tên dự án......................................................................................................12
1.2. Chủ dự án.....................................................................................................12
1.3. Vị trí địa lý của dự án...................................................................................12
1.3.1. Vị trí khu vực thực hiện dự án...................................................................12
1.3.2. Mối tương quan đối với các đối tượng tự nhiên........................................14
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án.........................................................................15
1.4.1. Mục tiêu dự án...........................................................................................15
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án......................15
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục
công trình của dự án............................................................................................18
1.4.4. Danh mục máy móc thiết bị dự kiến.........................................................21
1.4.5. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu của dự án...............................................22
1.4.6. Quy trình công nghệ sản xuất, vận hành...................................................24
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án.............................................................................27


1.4.8. Vốn đầu tư.................................................................................................28
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án..........................................................28
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN..........................................................................30
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên.....................................................................30
2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất..................................................................30
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng................................................................31
2.1.3. Điều kiện về thuỷ văn, hải văn..................................................................35
2.1.4. Hiện trạng môi trường không khí..............................................................35
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học..................................................................36
2.2. Hoạt động đầu tư, phát triển và bảo vệ môi trường KCN Bắc Chu Lai.......36
2.2.1. Hoạt động đầu tư và phát triển KCN.........................................................37
2.2.2. Hoạt động bảo vệ môi trường KCN..........................................................37
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................39
3.1. Đánh giá, dự báo tác động...........................................................................39
3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công...............................................39
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 1


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

3.1.1.1 Tác động liên quan đến chất thải.............................................................39
3.1.1.2. Tác động không liên quan đến chất thải.................................................54
3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động............................................59
3.1.2.1. Tác động liên quan đến chất thải............................................................59
3.1.2.2. Tác động không liên quan đến chất thải.................................................69
3.1.3. Tác động do các rủi ro, sự cố....................................................................72
3.1.3.1. Những sự cố, rủi ro trong giai đoạn thi công.........................................72

3.1.3.2. Những sự cố, rủi ro trong giai đoạn hoạt động.......................................73
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của đánh giá...................................75
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN............................77
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án..........77
4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án trong
giai đoạn thi công xây dựng................................................................................77
4.1.1.1. Các biện pháp quản lý............................................................................77
4.1.1.2. Giảm thiểu các tác động liên quan đến chất thải....................................77
4.1.1.3. Giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải.........................80
4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án trong
giai đoạn hoạt động.............................................................................................82
4.1.2.1. Giảm thiểu các tác động liên quan đến chất thải....................................82
4.1.2.2. Giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải.........................88
4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của Dự án..........90
4.2.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong
giai đoạn thi công xây dựng................................................................................90
4.2.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong
giai đoạn hoạt động.............................................................................................92
4.3. Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
.............................................................................................................................93
4.3.1. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi
trường..................................................................................................................94
4.3.2. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường....94
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..........96
5.1. Chương trình quản lý môi trường................................................................96
5.2. Chương trình giám sát môi trường.............................................................103
5.2.1. Giám sát, quan trắc môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng........103
5.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động......................................103
5.2.3. Chi phí cho công tác giám sát môi trường..............................................104

5.2.4. Chế độ thực hiện......................................................................................105
5.2.5. Chế độ báo cáo........................................................................................105
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG..............................................106
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.............................................................107
1. Kết luận.........................................................................................................107
2. Kiến nghị.......................................................................................................107
3. Cam kết..........................................................................................................108
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO...........................................................110
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 2


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

PHỤ LỤC...........................................................................................................111

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 3


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa

CBCNV


: Cán bộ công nhân viên

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

CP

: Chính phủ

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

KCN

: Khu công nghiệp

KKTM

: Khu kinh tế mở




: Nghị định

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVSLĐ

: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

: Ủy ban nhân dân


VOC

: Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 4


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

DANH MỤC BẢNG
Bảng 0.1. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM..........10
Bảng 1.1. Tọa độ các điểm giới hạn của khu đất thực hiện dự án......................12
Bảng 1.2. Các hạng mục công trình của dự án...................................................15
Bảng 1.3. Danh mục máy móc thiết bị phục vụ cho thi công..............................21
Bảng 1.4. Danh mục máy móc thiết bị giai đoạn hoạt động...............................21
Bảng 1.5. Nhu cầu nhiên liệu trong thi công xây dựng.......................................22
Bảng 1.6. Nhu cầu cho sản xuất (tính cho 1 dây chuyền)...................................23
Bảng 1.7. Nhu cầu sử dụng điện giai đoạn hoạt động........................................24
Bảng 1.8. Bảng tóm tắt các thông tin chính của dự án.......................................29
Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (Trạm Tam Kỳ).................31
Bảng 2.2. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (Trạm Tam Kỳ)....32
Bảng 2.3. Số giờ nắng các tháng trong năm (Trạm Tam Kỳ)..............................33
Bảng 2.4. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm (Trạm Tam Kỳ).............33
Bảng 2.5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh khu

vực dự án.............................................................................................................36
Bảng 3.1. Hệ số phát thải đối với các nguồn thải di động đặc trưng.................40
Bảng 3.2. Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khói thải của phương
tiện vận chuyển...................................................................................................41
Bảng 3.3. Nồng độ khí thải tại các khoảng cách khác nhau.............................42
Bảng 3.4. Nồng độ bụi phát tán trong không khí do đào đất............................44
Bảng 3.5. Tải lượng và nồng độ ô nhiễm do vận hành máy móc thi công..........46
Bảng 3.6. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí.................................46
Bảng 3.7. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.............................49
Bảng 3.8. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt...............................49
Bảng 3.9. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa........................................51
Bảng 3.10. Mức ồn của các thiết bị dùng trong quá trình thi công....................54
Bảng 3.11. Độ giảm cường độ tiếng ồn theo khoảng cách.................................55
Bảng 3.12. Mức gia tốc rung của các thiết bị xây dựng công trình....................56
Bảng 3.13. Liệt kê những nguồn gây tác động và các tác nhân ô nhiễm............59
Bảng 3.14. Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe chạy dầu Diesel..........................60
Bảng 3.15. Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khói thải của phương tiện
vận chuyển...........................................................................................................60
Bảng 3.16. Nồng độ các chất ô nhiễm do phương tiện giao thông.....................61
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 5


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

Bảng 3.17. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt...........................64
Bảng 3.18. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.............................64
Bảng 3.19. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa......................................65
Bảng 3.20. Chất thải nguy hại phát sinh trung bình trong 1 tháng....................68

Bảng 3.21. Độ giảm cường độ tiếng ồn theo khoảng cách.................................70
Bảng 3.22. Tác hại của tiếng ồn.........................................................................71
Bảng 3.23. Độ tin cậy của các phương pháp sử dụng trong quá trình thực hiện
ĐTM....................................................................................................................75
Bảng 4.1. Bảng tóm tắt kinh phí bảo vệ môi trường...........................................94
Bảng 5.1. Tổng hợp chương trình quản lý môi trường của dự án......................97
Bảng 5.2. Chi phí cho công tác giám sát môi trường.......................................104

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 6


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí dự án..........................................................................................13
Hình 1.2. Vị trí dự án trên bản đồ hành chính huyện Núi Thành.......................14
Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ tuyển rửa..................................................................25
Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức quản lý dự án................................................................29
Hình 4.1. Bể tự hoại 3 ngăn................................................................................83
Hình 4.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Aquacycle.......................................85
Hình 4.3. Sơ đồ thoát nước mưa.........................................................................86
Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ xử lý bùn thải...........................................................87
Hình 4.5. Sơ đồ tổ chức quản lý các vấn đề môi trường95

MỞ ĐẦU
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 7



Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

1. Xuất xứ của dự án
Hiện nay, nguồn nguyên liệu cát thô được Công ty thu mua từ các nguồn
bên ngoài và thuê đơn vị có thiết bị để sàng tuyển thành cát thành phẩm phục vụ
cho hoạt động sản xuất kính của Công ty. Nên việc sản xuất không ổn định phụ
thuộc vào khả năng đáp ứng của đơn vị bạn. Công ty không lập được kế hoạch
sản xuất dài hạn và không đảm bảo được an toàn sản xuất theo yêu cầu công
nghệ.
Mặt khác, do điều kiện thời tiết Việt Nam những năm gần đây biến đổi khó
lường đặc biệt khu vực miền Trung rất khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra mưa
bão. Đối với nguyên liệu cát Công ty đang thu mua được, được lưu chứa và sàng
tuyển bởi các đối tác có thiết bị. Nhưng thiết bị sàng tuyển sử dụng để tuyển rửa
hiện tại của các đối tác không đảm bảo tính đồng nhất về cỡ hạt và thành phần
nguyên liệu cát. Để đảm bảo an toàn sản xuất theo yêu cầu công nghệ lượng
nguyên liệu cát thành phẩm lưu kho phải đảm bảo ít nhất từ 03 tháng sản xuất và
có độ đồng nhất cao nên cần thiết phải đầu tư xây dựng bổ sung Nhà máy sàng
tuyển cát nguyên liệu công suất 390.000 tấn/năm . Dự án đầu tư mới và được
Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số
4113275383 ngày 14/06/2017.
Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và các quy định quản lý, bảo vệ môi
trường do Nhà nước Việt Nam ban hành. Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai –
CFG phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Dịch vụ Môi trường Chu Lai
tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư “Nhà máy
sàng tuyển cát nguyên liệu CFG” tại KCN Bắc Chu Lai, Tam Hiệp, Núi Thành,
Quảng Nam. Qua đó, Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG nhận biết được
những tác động gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng và
trong giai đoạn hoạt động của dự án. Từ đó, thực hiện các biện pháp cần thiết để

giảm thiểu các tác động bất lợi, ngăn ngừa và ứng phó các sự cố môi trường có
thể xảy ra nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi
trường
2.1. Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ
thuật về môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện và lập báo cáo ĐTM của
dự án
2.1.1. Các văn bản pháp luật áp dụng
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 và có hiệu lực
từ ngày 01/01/2015;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy được
Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua
ngày 22/11/2013;
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 8


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 sửa đổi bổ sung một số
điều của nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy

định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật hóa chất;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát
nước và xử lý nước thải;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về
quản lý chất thải và phế liệu;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và môi trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 17/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 25/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ xây dựng về thoát
nước và xử lý nước thải;
- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 66/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y
tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông
số vệ sinh lao động;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ

Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về
việc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 28/QĐ-KTM ngày 19/02/2009 của Ban Quản lý Khu kinh
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 9


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

tế mở Chu Lai về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường của Dự án “Đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng KCN Bắc Chu Lai giai đoạn 1”;
- Giấy xác nhận số 05/GXN-KTM ngày 19/6/2013 của Ban Quản lý Khu
kinh tế mở Chu Lai xác nhận việc đã thực hiện các công trình biện pháp bảo vệ
môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng KCN Bắc Chu Lai (giai đoạn 1);
- Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Nam về việc ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam;
- Quyết định số 1366/QĐ-UBND ngày 14/4/2016 của UBND tỉnh Quảng
Nam ủy quyền thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường
đối với các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Bắc Chu Lai (giai đoạn 1) thuộc
thẩm quyền của UBND tỉnh Quảng Nam;
- Quyết định số 110/QĐ-KTM ngày 12/08/2014 của Ban Quản lý Khu kinh
tế mở Chu Lai về việc quy định bảo vệ môi trường trong KCN Bắc Chu Lai;
2.1.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dưới mặt đất.
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

không khí xung quanh.
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất
độc hại trong không khí xung quanh.
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt.
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất
thải nguy hại.
- TCXDVN 46:2007 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn
thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
- Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải ban hành kèm theo quy chế Bảo vệ môi
trường của KCN Bắc Chu Lai.
2.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập
- Báo cáo Dự án đầu tư “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG” của
Công ty cổ phần Kính nổi Chu Lai - CFG tại KCN Bắc Chu Lai, xã Tam Hiệp,
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 4113275383 do Ban quản lý khu kinh
tế mở Chu Lai cấp chứng nhận lần đầu cho công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai CFG ngày 14/06/2017 để xây dựng Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG.
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 10


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

- Các bản vẽ liên quan đến dự án.
3. Tổ chức thực hiện ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư “Nhà máy sàng tuyển
cát nguyên liệu CFG” do Công ty Cổ phần Kính Nổi Chu Lai - CFG tại KCN
Bắc Chu Lai, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam làm chủ dự án
kết hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Dịch vụ Môi trường Chu Lai thực
hiện.
- Chủ dự án: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai - CFG
Đại diện: Ông Đỗ Tiến Dũng

Chức vụ: Tổng giám đốc

Địa chỉ liên hệ: KCN Bắc Chu Lai, xã Tam Hiệp, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: (0235) 2240288

Fax: (0235) 2226345

- Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Dịch vụ Môi trường Chu Lai
Đại diện: Ông Nguyễn Kim Lưu

Chức vụ: Phó Giám đốc

Địa chỉ liên hệ: 506, đường Phạm Văn Đồng, thị trấn Núi Thành, huyện
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0235.3570117

Email:

Bảng 0.1 Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
Stt

Họ Tên


Học
vị

Chuyên
ngành

Kinh
nghiệm

Nội dung phụ trách trong
quá trình ĐTM

Chữ


I. Chủ dự án: Công ty cổ phần kính nổi Chu Lai - CFG
Đỗ Tiến
1
Dũng
Chương 1: Mô tả tóm tắt dự
án.
Nguyễn
2
Kỹ sư Giao thông
7 năm
Văn Pho
II. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Dịch vụ Môi trường Chu Lai
Chương 3: Đánh giá, dự báo
tác động môi trường của Dự

án.
Nguyễn
Chương 4: Biện pháp phòng
Công nghệ
1 Kim
Kỹ sư
5 năm ngừa, giảm thiểu tác động xấu
môi trường
Lưu
và phòng ngừa, ứng phó sự cố
môi trường.
Kết luận - Kiến nghị - Cam
kết.
Chương 2: Điều kiện môi
trường tự nhiên và kinh tế - xã
Phạm
hội khu vực thực hiện dự án.
Thị
Kỹ thuật
2
Kỹ sư
5 năm Chương 5: Chương trình quản
Minh
môi trường
lý và giám sát môi trường.
Trang
Chương 6: Tham vấn cộng
đồng.

4. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 11


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

4.1. Các phương pháp ĐTM
- Phương pháp đánh giá nhanh: dựa vào hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập
năm 1993, nhằm dự báo và ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động
của dự án.
- Phương pháp danh mục: liệt kê các tác động phát sinh có thể xảy ra trong
quá trình thực hiện dự án.
- Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh
với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.
- Phương pháp mô hình: sử dụng để dự báo mức độ và phạm vi lan truyền
của tiếng ồn và các chất ô nhiễm (bụi, SO 2, NOx, CO, THC..) trong môi trường
không khí.
4.2. Các phương pháp khác
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Trên cơ sở các tài liệu về dự án, tiến
hành điều tra, khảo sát địa điểm khu vực dự án nhằm xác định vị trí cũng như
mối tương quan đến các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh khu vực
dự án, đồng thời khảo sát hiện trạng môi trường trong khu vực dự án.
- Phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng
thí nghiệm: đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm nhằm xác định các thông số để đánh giá hiện trạng chất lượng môi
trường không khí, môi trường nước và tài nguyên sinh vật tại khu vực dự án.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG


Trang 12


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
Dự án đầu tư “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”.
1.2. Chủ dự án
Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG.
Địa chỉ: KCN Bắc Chu Lai, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Đại diện: Ông Đỗ Tiến Dũng

Chức vụ: Tổng giám đốc

Điện thoại: (0235) 2240288

Fax: (0235) 2226345

1.3. Vị trí địa lý của dự án
1.3.1. Vị trí khu vực thực hiện dự án
Địa điểm Dự án nằm tại vị trí lô số 12 thuộc Khu công nghiệp Bắc Chu
Lai, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Khu vực thực hiện dự án có vị trí tứ cận như sau:
- Phía Đông Bắc
- Phía Tây Bắc
- Phía Đông Nam
- Phía Tây Nam


: Giáp hành lang an toàn đường dây diện 110KV;
: Giáp đường nội bộ số 3 KCN;
: Giáp đường nội bộ số 4 KCN;
: Giáp hành lang an toàn đường dây điện 220KV;

Bảng 1.1. Tọa độ các điểm giới hạn của khu đất thực hiện dự án

Khu vực thực
hiện dự án

Tọa độ VN2000

Điểm
gốc

X

Y

1

1707796.10

592412.97

2

1707957.25

592572.08


3

1707755.52

593009.50

4
5

1707747.21
1707568.92

593019.46
592843.45

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Diện tích

111940 m2

Trang 13


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

QUỐC LỘ 1A

ĐƯỜNG SỐ 3


ĐƯỜNG ĐIỆN 110KV
ĐƯỜNG SỐ 4
ĐƯỜNG ĐIỆN 220KV
VỊ TRÍ KHU ĐẤT DỰ ÁN

Hình 1.1 Vị trí dự án
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 14


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

Hình 1.2. Vị trí dự án trên bản đồ hành chính huyện Núi Thành
1.3.2. Mối tương quan đối với các đối tượng tự nhiên
Vị trí dự án thuộc lô số 12 KCN Bắc Chu Lai, xã Tam Hiệp, huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam; gần các đường giao thông huyết mạch như: Quốc lộ
1A, cách cảng Tam Hiệp khoảng 4km về hướng Đông Bắc, cách cảng biển Kỳ
Hà (khoảng 10km) và cảng biển Dung Quất (khoảng 20km) về phía Đông Nam,
sân bay Chu Lai (cách khoảng 9km), giao thông đường bộ và đường thủy thuận
lợi… Bên cạnh đó, KCN Bắc Chu Lai cũng đã đầu tư hạ tầng về giao thông,
điện, cấp thoát nước đồng bộ đảm bảo cho quá trình triển khai thực hiện dự án
một cách thuận lợi nhất. Đây là một lợi thế không phải một địa điểm nào cũng
có được.
- Dự án cách khu dân cư 617 khoảng 1Km.
- Hệ thống sông, biển: Khu vực thực hiện dự án không có sông suối cắt
ngang. Tại khu vực này thì hệ thống sông Trầu là nơi tiếp nhận trực tiếp nguồn
nước thải từ KCN Bắc Chu Lai. Sông Trầu cách KCN Bắc Chu Lai gần 5km về
phía Tây Bắc, bắt nguồn từ phía Tây Núi Thành và đổ ra biển Đông. Sông có

chiều dài khoảng 16km, độ dốc tương đối lớn và có lưu lượng nước dao động
theo mùa. Cách dự án 3km về hướng Tây là hồ Thái Xuân thuộc xã Tam Hiệp,
huyện Núi Thành. Nước từ đầu nguồn hồ Thái Xuân chảy về cung cấp tưới tiêu
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 15


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

cho nhân dân thôn Thọ Khương – Tam Hiệp thông qua kênh mương thủy lợi.
Kênh mương này bằng đất với chiều rộng khoảng 2,5m và chiều sâu đáy khoảng
1,5m.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mục tiêu dự án
Nhằm đảm bảo an toàn sản xuất theo yêu cầu công nghệ lượng nguyên liệu
cát thành phẩm lưu kho phải đảm bảo ít nhất từ 03 tháng sản xuất và có độ đồng
nhất cao nên cần thiết phải đầu tư xây dựng bổ sung Nhà máy sàng tuyển cát
nguyên liệu CFG với công suất 390.000 tấn/năm. Đây là Dự án đầu tư xây dựng
mới để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cát đồng nhất và lưu trữ phục vụ sản xuất
kính của Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai - CFG.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
Diện tích xây dựng Nhà máy khoảng 11 ha với các hạng mục công trình
xây dựng:
+ Tường rào;
+ Nhà điều hành;
+ Nhà để xe nhân viên văn phòng;
+ Kho chứa cát thành phẩm;
+ Dây chuyền sàng tuyển rửa cát (02 dây chuyển tổng công suất 390.000
tấn/năm);

+ Bể chứa và lắng bùn;
+ Hồ chứa nước;
+ Kho chứa cát thô;
+ Bãi xe;
+ Trạm cân;
+ Phễu cấp liệu;
Bảng 1.2. Các hạng mục công trình của dự án
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

HẠNG MỤC
Kho cát nguyên khai
Dây chuyền sàng tuyển
Kho cát thành phẩm
Bãi xe
Văn phòng và dịch vụ
Cây xanh cách ly
Đường giao thông
Tổng

DiỆN TÍCH
56.184
29.740

12.646
3.366
944
5.446
3.614
111.940

ĐƠN VỊ
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2

TỈ LỆ(%)
50,2
26,6
11,3
3,0
0,8
4,9
3,2
100

1.4.2.1. Các hạng mục công trình chính
a. Kho chứa cát thành phẩm
Kho được xây dựng với diện tích 14.113 m 2, là nơi chứa cát thành phẩm

sau khi ra khỏi dây chuyền sàng tuyển. Cát được vận chuyển từ dây chuyền sàng
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 16


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

tuyển đến kho chứa bằng băng chuyền. Kho chứa cát thành phẩm này sẽ bổ sung
nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy Kính nổi và được vận chuyển bằng xe tải về
nhà máy với khoảng cách 500m.
b. Khu dây chuyền sàng tuyển cát
Được xây dựng trên diện tích 29.740 m2. Tổng công suất 390.000 tấn/năm
gồm 02 cụm dây chuyền độc lập mỗi dây chuyền có công suất 195.000 tấn/năm.
Toàn bộ dây chuyền được nhập khẩu và lắp ráp đồng bộ đảm bảo vận hành ổn
định, chất lượng cát sau tuyển đồng đều đáp ứng được yêu cầu của nhà máy
Kính nổi. Bên cạnh đó, để phục vụ cho dây chuyền sàng tuyển cát còn có 2 bể
chứa bùn và một hồ chứa nước bằng BTCT có nhiệm vụ xử lý bùn thải ra và
cung cấp nước cho toàn bộ dây chuyền.
c. Kho chứa cát nguyên khai
Kho chứa cát nguyên khai được xây dựng với diện tích 59.937 m 2. Cát
nguyên liệu được mua từ các đơn vị cung ứng bên ngoài vận chuyển về nhà máy
bằng xe tải và tập kết tại bãi đất trống được bố trí gần phểu cấp liệu của dây
chuyền sàng tuyển cát.
d. Nhà điều hành
Được xây dựng để kiểm soát mọi hoạt động của nhà máy trong đó có bố trí
các phòng làm việc cho CBCNV.
e. Trạm cân
Bố trí 2 trạm cân gần cổng ra vào có nhiệm vụ đo lường khối lượng nguyên
liệu nhập và thành phẩm xuất ra mỗi ngày của nhà máy. 2 tram cân có tải trọng

lần lượt 120 tấn và 60 tấn.
f. Công trình hạ tầng giao thông và cây xanh cảnh quan
Đường nội bộ nhà máy được xây dựng liên kết các khu vực với nhau thuận
tiện cho việc đi lại và vận chuyển, chiều rộng lòng đường 9m đảm bảo xe ô tô ra
vào nhập nguyên liệu và xuất hàng. Cây xanh được bố trí hài hòa dọc theo tường
rào đảm bảo mỹ quan và cách ly với 2 đường dây điện cao thế.
g. Tường rào và cổng
Tường rào được xây xung quanh nhà máy đảm bảo an ninh trật tự và cách
ly với các khu vực bên ngoài.
Cổng và trạm gác được bố trí liên tục theo hàng rào tại vị trí đấu nối với
đường giao thông của khu công nghiệp.
1.4.2.2. Các công trình phụ trợ
a. Giải pháp cấp điện
- Nguồn cung cấp điện: cho dây chuyền này lấy từ mạng điện chung của
KCN.
- Phương thức cấp điện: Toàn bộ cáp điện cho các phụ tải nhà xưởng, nhà
phục vụ sản xuất sử dụng loại cáp điện XLPE/PVC, có lớp đai thép bảo vệ chôn
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 17


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

ngầm trực tiếp trong rãnh cáp.
- Phương thức bảo vệ:
+ Tủ điện tổng, các tủ điện tầng đều có aptomat bảo vệ
+ Các thiết bị tiêu thụ điện đều có aptomat bảo vệ.
- Chiếu sáng và chủng loại đèn:
+ Chiếu sáng trong nhà: các nhà hành chính và phụ trợ chủ yếu dùng đèn

huỳnh quang 2x40W, chiếu sáng các xưởng sản xuất chủ yếu dùng các đèn cao
áp metal halide 250W.
+ Độ rọi được tính, chọn đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng.
- Nối đất bảo vệ và bảo vệ chống sét:
+ Tất cả các tủ điện, các thiết bị điện đều được nối đất bảo vệ. Điện trở nối
đất bảo vệ đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế.
+ Bảo vệ chống sét cho công trình dùng hệ thống chống sét tích cực, thu sét
bằng các kim thu lôi, dây dẫn và hệ thống tiếp địa. Điện trở nối đất chống sét đảm
bảo tiêu chuẩn thiết kế.
b. Giải pháp cấp nước
Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước của Nhà máy nước Tam Hiệp cấp cho
KCN. Công ty sẽ đầu tư tuyến đường ống nước dẫn nước từ hệ thống đường ống
cấp nước bên ngoài nhà máy để cung cấp cho hoạt động sản xuất của dây
chuyền này.
c. Hệ thống thoát nước
Do đây là dây chuyền khép kín nước được sử dụng tuần hoàn nên không
phát sinh nước thải sản xuất.
Cán bộ công nhân viên vận hành sử dụng nhà điều hành có bố trí ăn giữa ca
nên có phát sinh nước thải sinh hoạt từ việc nấu ăn và nhà vệ sinh. Nước thải
sinh hoạt được khớp nối với hệ thống xử lý nước thải của Khu công nghiệp Bắc
Chu Lai.
Thiết kế hệ thống thoát nước mưa bao gồm cống bê tông cốt thép có đường
kính 300 đến 500mm, độ dốc i= (0,3%÷0,4%) được đấu nối với hệ thống thoát
nước của khu công nghiệp.
Hố ga thu nước được xây dựng dọc theo mép bó vỉa.
Các đoạn cống qua đường sử dụng rãnh đậy đan bê tông cốt thép.
d. Giải pháp thông gió
Hệ thống thông gió trong nhà xưởng chủ yếu là thông gió tự nhiên kết hợp
ở cửa mái. Tại các khu vực đặt các thiết bị có yêu cầu đặc biệt về thoát nhiệt
hoặc làm mát thì bố trí thêm hệ thống quạt hút và quạt thổi, hoặc hệ thống làm

mát.
e. Hệ thống cứu hỏa
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 18


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

Do nhà máy sàng tuyển rửa cát luôn luôn có nước trong các khâu nên việc
bố trí chữa cháy chỉ sử dụng các bình bột cứu hoả ở các vị trí phù hợp trong
phòng theo quy phạm.
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng
mục công trình của dự án
1.4.3.1. Tổ chức thi công xây lắp
Để đảm bảo tiến độ, chất lượng và các mục tiêu khác của dự án đề ra, công
tác tổ chức thi công xây lắp sẽ được tổ chức thực hiện như sau:
a. Chuẩn bị mặt bằng
Hiện tại khu vực dự kiến xây dựng tương đối bằng phẳng, mặc dù vậy
trước khi thi công cần phải xem xét, kiểm tra để bảo đảm về cao độ: san gạt..,
thỏa mãn các yêu cầu cấp thoát nước, không bị úng lụt khi trời mưa bão.
Để đáp ứng yêu cầu của tiến độ thi công nhà máy, đảm bảo chất lượng của
công trình, việc sử dụng bến bãi cần tận dụng tối đa các khu vực sau:
Do mặt bằng xây dựng rộng, thoáng nên bố trí các công trình phục vụ thi
công, lán trại tạm... không vướng các công trình chính của nhà máy;
Trong quá trình thi công cần tận dụng các khu đất trống để làm bãi tập kết
vật liệu hoặc làm nhà xưởng gia công cơ khí, phục vụ cho công tác thi công...
Các công trình này nên thi công trước;
Nguyên vật liệu xây dựng sử dụng của địa phương như đá, cát, sỏi... yêu
cầu các nhà thầu phải tính toán nhu cầu cho từng hạng mục công trình, lập kế

hoạch cung cấp vật liệu cho từng ngày, từng giai đoạn để vận chuyển đến đâu sử
dụng tới đó, tránh tình trạng lưu kho quá lâu.
Nơi ăn, ở của các nhà thầu xây dựng phải bố trí nằm ngoài khu vực xây
dựng. Có thể làm một số phòng dùng làm nơi làm việc, nghỉ cho ban chỉ huy
công trường ở các bãi còn trống dọc theo đường giao thông chính.
b. Các công trình phục vụ cho công tác thi công
Để đáp ứng yêu cầu chất lượng và tiến độ thi công các công trình, nhà thầu
cần thiết phải có các phương tiện phục vụ thi công như sau:
Bê tông phải sử dụng bê tông thương phẩm của các đơn vị cung cấp trên
địa bàn gần nhà máy.
Nước thi công: sử dụng nước cấp từ nhà máy nước Tam Hiệp.
Điện thi công: sử dụng ngay trạm biến thế được đầu tư cấp điện cho nhà
máy.
Các phương tiện, thiết bị, máy thi công, ô tô vận chuyển vật liệu xây dựng,
máy bơm bê tông, cốp pha, hệ thống giàn giáo thi công… Nhà thầu xây dựng
phải có đủ và đảm bảo chất lượng để phục vụ thi công.
c. Nguyên vật liệu phục vụ thi công
Công trình có thể sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu sẵn có của địa
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 19


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

phương, cự ly vận chuyển không quá 50 km như:
Đá xây dựng: sử dụng nguồn đá xây dựng tại chổ của các xí nghiệp sản
xuất đá ở địa phương.
Cát xây dựng: sử dụng cát địa phương, vận chuyển bằng đường bộ về khu
vực dự án.

Gạch xây: sử dụng sản phẩm của xí nghiệp gạch địa phương.
Xi măng: sử dụng xi măng của các đại lý hoặc trạm trộn gần nhất.
Tấm lợp mái và bao che xung quanh: sử dụng tấm lợp kim loại nhẹ.
Thép xây dựng: bao gồm thép tròn dùng cho kết cấu bê tông cốt thép và
thép hình gia công chế tạo kết cấu thép có thể mua qua chào giá cạnh tranh.
Toàn bộ vật tư, nguyên vật liệu xây dựng công trình nhà máy do nhà thầu
cung cấp phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng của công trình do bên
thiết kế và chủ đầu tư quy định.
d. Giải pháp xây dựng
Căn cứ vào nhu cầu dự trữ nguyên liệu đảm đảm phục vụ sản xuất tối thiểu
03 tháng của Nhà máy Kính nổi Chu Lai, điều kiện khí hậu, địa hình, khả năng
cung cấp nguyên liệu của thị trường. Đặc biệt là để phù hợp với cảnh quan tổng
thể môi trường xung quanh và phù hợp với điều kiện thực tế dự kiến giải pháp
kiến trúc của công trình được lựa chọn như sau:
+ Công trình nhà kho chứa cát thành phẩm: Được xây dựng trên diện tích
14.113 m2 có nền bê tông mác 250 xung quanh là tường bê tông được xép từ các
khối bê tông định hình đảm bảo yêu cầu mỹ thuật và phù hợp với cảnh quan
xung quanh.
+ Công trình Kho chứa cát nguyên khai: Được xây dựng trên diện tích
5.9937 m2. Là kho chứa ngoài trời có nền là đá cấp phối đầm chặt xung quanh
trồng cây xanh cao 4-5m cản bụi giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường xung
quanh.
+ Công trình dây chuyền sàng tuyển rửa cát: Được xây dựng trên diện tích
khoảng 29.740 m2 gồm 02 cụm dây chuyền độc lập mỗi dây chuyền có công
suất 195.000 tấn/năm, được thiết kế đồng bộ các khâu sản xuất liên động ít ảnh
hưởng đến môi trường.
+ Công trình hạ tầng giao thông: tổng diện tích 3.840 m 2. Đường được đổ
bê tông mác 300 với chiều rộng đảm bảo xe ô tô ra vào nhập nguyên liệu và xuất
hàng.
+ Công trình nhà điều hành và bãi xe: Được xây dựng trên diện tích 4.310

2
m . Nhà điều hành là nhà cấp 4 móng đơn, tường xây gạch, mái bê tông cốt thép.
Khu dịch vụ và đậu xe là bãi đất trống được san nền đầm chặt K95.
+ Phương hướng thiết kế, san nền thoát nước mưa cho khu vực tạo một
mặt bằng xây dựng đảm bảo thoát nước theo chế độ chảy tự do trên mặt đất, thu
nước về các mương cống chung và thoát ra cống thoát nước mưa của khu công
nghiệp.
1.4.3.2. Phương án kiến trúc
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 20


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

a. Xử lý nền móng
Dựa vào tính chất, quy mô của từng hạng mục công trình và kết quả khảo
sát địa chất các công trình xung quanh và địa chất thuỷ văn, dự kiến giải pháp
xử lý nền móng như sau:
Các hạng mục công trình có tải trọng không lớn, tuỳ theo đặc điểm cụ thể
của cấu trúc công trình, móng có thể đặt thẳng trên lớp đất cứng, phong hoá nhẹ.
Móng sẽ áp dụng móng băng, móng cột độc lập có tính đến việc mở rộng diện
tích đáy móng.
b. Giải pháp kết cấu chịu lực chính
- Móng: Được tính toán dựa trên khảo sát địa chất, kết cấu móng đơn,
móng băng xây dựng theo kết cấu dân dụng.
-

Cột, dầm, sàn bằng bê tông cốt thép xây dựng theo kết cấu dân dụng.


 Đường bãi nội bộ
* Kết cấu đường bê tông xi măng:
Kết cấu nền đường gồm các lớp từ dưới lên trên như sau:
- Đất đầm chặt K=0,98 dày 300mm.
- Cấp phối đá dăm loại 1 dày 250 mm.
- Cát vàng tạo phẳng 30mm.
- Trải 1 lớp giấy dầu.
- Bê tông xi măng M300 dày 250mm.
c. Bố trí mặt bằng
- Mặt bằng bố trí kho chứa cát nguyên liệu, cát thành phẩm phục vụ cho
hoạt động sản xuất kính được quy hoạch phải đảm bảo không ảnh hưởng đến
các khu đất lân cận.
- Nhập nguyên liệu cát thô, xuất nguyên liệu cát thành phẩm đầu ra hợp lý.
- Giao thông mạch lạc rõ ràng, phân khu chức năng hợp lý.
- Đảm bảo yêu cầu về cấp, thoát nước, cấp điện, nguyên liệu đầu vào cho
hoạt động sản xuất của nhà máy.
- Đảm bảo môi trường, cảnh quan, phục vụ sinh hoạt cho người lao động.
- Đảm bảo công tác Phòng cháy chữa cháy.
d. Phương án quy hoạch tổng mặt bằng
Toàn bộ các hạng mục công trình của “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu
CFG” với công suất 390.000 tấn/năm được phân khu, sắp xếp nằm trên diện tích
đất thuê lại của Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu Lai tại lô số
12 thuộc Khu công nghiệp Bắc Chu Lai, bố trí các hạng mục phù hợp nhằm đem
đến sự tiện lợi tối đa cho việc nhập và xuất nguyên liệu thành phẩm.
Tổ chức giao thông: Toàn bộ đường giao thông nội bộ được thiết kế và bố
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 21



Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

trí đấu nối với đường giao thông của khu công nghiệp.
1.4.4. Danh mục máy móc thiết bị dự kiến
1.4.4.1. Danh mục máy móc thiết bị dự kiến phục vụ cho thi công
Để đáp ứng yêu cầu chất lượng và tiến độ thi công các công trình, nhà
thầu cần thiết phải có các phương tiện phục vụ thi công như sau:
Bảng 1.3. Danh mục máy móc thiết bị phục vụ cho thi công
Loại thiết bị thi công
Máy trộn vữa bê tông
Máy đào
Máy lu
Xe tải
Máy hàn điện
Máy cắt thép
Máy uốn thép
Bơm nước
Xe cẩu

Số lượng Công suất
01
02
01
03
05
02
02
01
02


500 lít
1,2m3
10T
12 tấn
300A
300A
1,5kW
20m3/h
5T

Nước
sản xuất
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Hàn Quốc
Nhật Bản
Trung Quốc

Tình trạng
sử dụng
80%
80%
80%
80%
80%
80%

80%
80%
80%

Ngoài ra, còn có giàn giáo thép và cây chống thép đảm bảo thi công đồng
bộ cho khối nhà văn phòng. Ván khuôn bằng tấm thép phục vụ cho thi công bê
tông sàn, mái dốc. Ván khuôn thép định hình thi công cột. Và khối lượng đà
giáo, ván khuôn gỗ đáp ứng yêu cầu thi công thực tế.
1.4.4.2. Danh mục máy móc thiết bị khi dự án đi vào vận hành
Bảng 1.4. Danh mục máy móc thiết bị giai đoạn hoạt động
Loại thiết bị

Số lượng

Nước
sản xuất

Tình trạng
sử dụng

02

Ấn Độ

100%

02
03
04
09

01

Nhật Bản
Trung Quốc
Nhật Bản
Trung Quốc
Việt Nam

100%
100%
100%
100%
100%

02

Ấn Độ

100%

Dây chuyền sàng
tuyển cát
Xe xúc lật 3m3
Xe tải 15T
Bơm bùn
Bơm nước
Trạm cân 80T
Hệ thống xử lý nước
Aquacycle


1.4.5. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu của dự án
1.4.5.1. Nhu cầu nguyên vật liệu
- Nhu cầu về nguyên vật liệu thi công:
Theo TCVN 2737-1995, tải trọng các hạng mục công trình nhà mái bằng:
230 kg/m2; đối với diện tích đường, sân bãi: 625 kg/m2. Như vậy nhu cầu
nguyên vật liệu thi công xây dựng cho dự án là:
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 22


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

Nhu cầu nguyên vật liệu cho xây dựng công trình nhà văn phòng với diện
tích 680 m2 là:
M1 = 680 × 230/1000 = 156 tấn
Nhu cầu nguyên vật liệu cho xây dựng đường giao thông, sân bãi:
M2 = 21.922 × 625/1000 = 13.701 tấn
Vậy tổng nhu cầu nguyên vật liệu cho thi công xây dựng dự án khoảng:
M = M1 + M2 = 156 + 13.701 = 13.857 tấn
- Nhu cầu về nguyên vật liệu sản xuất:
Để sản xuất được 1 tấn cát thành phẩm cần khối lượng cát nguyên khai là
1,08 tấn. Với công suất của dây chuyền sàng tuyển cát là 390.000 tấn/năm do đó
nhu cầu cát nguyên liệu đầu vào khoảng 421.000 tấn/năm.
1.4.5.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
- Nhu cầu nhiên liệu:
Bảng 1.5. Nhu cầu nhiên liệu trong thi công xây dựng
Loại thiết bị
thi công
Máy đào

Máy lu
Xe tải
Xe cẩu
Máy hàn điện
Máy cắt thép
Máy uốn thép
Bơm nước

Số lượng

Công suất

02
01
03
02
05
02
02
01

1,2m3
10T
12 tấn
5T
300A
300A
1,5 KW
20m3/h


Định mức tiêu
hao nhiên liệu
(lít/ca)
78,3
40,32
41
30
-

Tổng

Tổng nhiên
liệu tiêu hao
(lít/ca)
156,6
40,32
82
60
338,92

1.4.5.3. Nhu cầu sử dụng nước
a. Nhu cầu sử dụng nước cho thi công xây dựng
- Nước cấp cho công nhân làm việc tại công trình:
Q = 30 người × 50 lít/người/ngày = 1,5 m3/ngày
- Nước cấp cho thi công xây dựng: khoảng 10 m3/ngày
Tổng nhu cầu sử dụng nước khoảng: 11,5 m3/ngày
Tiêu chuẩn cấp nước được tính toán theo QCVN 01:2008/BXD – Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
Nguồn cấp nước: nhà máy nước Tam Hiệp cấp cho KCN.
b. Nhu cầu nước cho giai đoạn dự án đi vào hoạt động

+ Nước cấp sinh hoạt cho CBCNV
Khi dự án đi vào hoạt động ổn định thì số lượng công nhân khoảng 40
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 23


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

người, bộ phận quản lý là người của nhà máy Kính nổi Chu Lai.
Theo TCVN 4513: 1998 – Cấp nước bên trong, Tiêu chuẩn cấp nước được
quy định từ 75 – 100 lít/người/ngày. Theo đó lượng nước cấp cho hoạt động sinh
hoạt của 18 công nhân có thể tính cụ thể như sau:
Q = 75 lít/người/ngày × 40 người = 3000 lít/ngày = 3 m3/ngày
+ Nước cấp cho hoạt động sản xuất:
Bảng 1.6. Nhu cầu cho sản xuất (tính cho 1 dây chuyền)
Điểm tiêu thụ nước

Công suất
vận hành
(tấn/h)

Chỉ tiêu cấp
nước (m3/tấn)

Lưu lượng cấp
nước (m3/h)

Ghi chú


Sàng rung tách rác
số 3A

105,3

1

105,3

Tuần hoàn

Máy chà ma sát

95,1

0,5

47,55

Tuần hoàn

CFCU số 16

90,14

1,5

135,21

Tuần hoàn


Xử lý nước thải
Aquacycle

5,5 (m3/h)

Tuần hoàn

Xử lý bùn thải

5,1 (m3/h)

Tuần hoàn

Lượng nước sử dụng cho 1 dây chuyền là 298,66 m3/h.
Như vậy, tổng lượng nước cung cấp cho toàn bộ dây chuyền sản xuất
khoảng 597,32 m3/h.
+ Lượng nước cần cấp từ các nguồn cho hoạt động nhà máy.
Trong trường hợp tuần hoàn lại hoàn toàn thì lượng nước cần bổ sung cho
một dây chuyền để bổ sung vào để tăng độ ẩm của cát, bay hơi và thất thoát, cụ
thể:
- Lượng nước bổ sung do nước bị mất theo cát thành phẩm. Độ ẩm cát tăng
thêm 6%: 81 tấn/h x 6% = 4,86 tấn/h (tương đương 4,86 m3/h)
- Nước do bay hơi thất thoát trong quá trình tuần hoàn:
298,66 m3/h x 6%= 17,92 m3/h
- Nước thất thoát trong quá trình sản xuất:
298,66 m3/h x 4%= 11,95 m3/h
Lượng nước cần bổ sung cho 1 dây chuyền là 35 m3/h.
Như vậy, tổng lượng nước sạch cần bổ sung cho toàn bộ dây chuyền sản
xuất của nhà máy khoảng 70 m3/h.

Nước sản xuất cần cung cấp cho 2 dây chuyền hoạt động trong 1 ngày là
70 m3/h x 8h = 560 m3/ngày.
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 24


Báo cáo ĐTM Dự án “Nhà máy sàng tuyển cát nguyên liệu CFG”

1.4.5.4. Nhu cầu sử dụng điện
Nguồn cấp điện cho dự án được lấy từ mạng điện chung của KCN. Theo
QCXDVN 01: 2008/BXD, nhu cầu sử dụng điện được tính toán như sau:
Bảng 1.7. Nhu cầu sử dụng điện giai đoạn hoạt động
TT

Loại đất

Diện tích
(ha)

Tiêu chuẩn

Hệ số
sử dụng

Công suất
(kW)

1


Đất công nghiệp

9,9

250 kW/ha

0,6

1.485

2

Đất giao thông,
Đất cây xanh, mặt nước

1,5

15kW/ha

1,0

22,5

Tổng cộng
3

Hệ số đồng thời Kđt = 0,7

4


Tổng công suất tính toán
- Hệ số công suất: Cos = 0,85

P∑

1.507,5

Ptt=P∑xKđt

1.055,25

- Tổng công suất đặt toàn khu Cát
dựthôánkhai
= thác
Ptt/Cos = 896,96 kW.
vận chuyển bằng

1.4.6. Quy trình
công nghệ dây chuyền
sàng
phương
tiện tuyển cát
Bụi, khí thải,
chuyên chở đến
kho chứa cát thô

tiếng ồn

Bụi, khí thải,
tiếng ồn


Bụi, CTR

Bụi

CTR

Bụi

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai – CFG

Trang 25
CTR


×