Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề thi HK II lớp 9(09-10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.63 KB, 8 trang )

ĐỀ THI HỌC KÌ I I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
NĂM HỌC 2009 -2010
(Thời gian thi 90 phút không kể thời gian phát đề )
( Thang điểm 10 điểm )
ĐỀ:
I. LÍ THUYẾT : ( 4
đ
)
1. Hãy nêu tên các thành phần biệt lập đã học và viết một đoạn văn có sử dụng các thành phần
biệt lập đó (gạch và ghi tên các thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn văn).( 1,0
đ
)
2. Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng phép lặp, phép thế, phép nối và phép liên tưởng để liên
kết giữa các câu trong đoạn văn (gạch và ghi tên các phép liên kết đó). (1.0
đ
)
3. Hãy viết lại bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Và viết một đoạn văn nêu ngắn gọn
sự cảm nhận của bản thân qua bài thơ đó. ( 2,0
đ
)
II. LÀM VĂN : ( 6
đ
) Tự chọn và làm một trong hai đề sau:
Đề 1: Hãy nêu suy nghĩ của bản thân về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
Đề 2: Hãy phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Hết
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
NĂM HỌC 2009 -2010
(Thời gian thi 90 phút không kể thời gian phát đề )


( Thang điểm 10 điểm )
ĐÁP ÁN:
I.LÍ THUYẾT: ( 4
đ
)
1. Các thành phần biệt lập: (1.0
đ
)
* Nội dung đáp án:
- Các thành phần biệt lập đã học là:
o Thành phần tình thái.
o Thành phần cảm thán.
o Thành phần gọi-đáp.
o Thành phần phụ chú.
- Ví dụ: Viết một đoạn văn có sử dụng cụ các thành phần biệt lập trên:
“Lâu lắm rồi, tôi mới gặp lại An ( con bác Ba
tp Chú thích
). ( Chắc có l ẽ
tp Tình thái
) nó đã
quên tôi rồi. Tôi liền gọi:
- ( Này
tp Gọi-Đáp )
, An còn nhớ mình không?
Quay lại, thấy tôi, nó liền reo lên:
- ( Ôi
tp Cảm thán
) , bạn đấy à! Lâu quá rồi chúng mình mới gặp nhau nhỉ!
* Cách ghi điểm:
- Viết rõ ràng và đầy đủ các thành phần đã học 0.25

đ
.
- Viết đoạn văn hoàn chỉnh về hình thức trong đó có sử dụng đủ các thành phần biệt lập đã
học và được xác định đúng 0,75
đ
.
- Nếu chưa đầy đủ và chưa đúng thì tuỳ theo từng trường hợp mà cân đối nội dung đúng của
bài làm với thang điểm để ghi điểm cho phù hợp.
2. Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng phép lặp, phép thế, phép nối và phép liên tưởng để liên
kết giữa các câu trong đoạn văn: (1.0
đ
)
* Nội dung đáp án: Ví dụ:
“ Trường tôi là một ngôi trường cấp 2 vừa xanh, sạch, đẹp lại vừa thoáng đãng và
rộng rãi nằm trên một đỉnh đồi thoai thoải. ( Ở đó
phép Thế
) , chúng tôi được học tập trong một
môi trường thân thiện. Một ( môi trường
phép Lặp
) dạy và học theo hướng tích cực hóa. ( Giáo
viên và học sinh
phép Liên tưởng
) trong trường luôn tích cực thi đua dạy tốt và học tốt. ( Vì vậy
phép
Nối
) , vừa rồi, trường tôi được công nhận là trường chuẩn guốc gia.”
* Cách ghi điểm:
- Viết đoạn văn hoàn chỉnh về hình thức, nội dung hay, trong đó có sử dụng đủ các phép liên
kết theo đúng yêu cầu cảu đề và xác định đúng các phép liên kết đó 1.0
đ

.
- Nếu chưa đầy đủ và chưa đúng thì tuỳ theo từng trường hợp mà cân đối nội dung đúng của
bài làm với thang điểm để ghi điểm cho phù hợp.
3. Bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương: ( 2,0
đ
)
* Nội dung đáp án:
- Viết lại bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương: (1.0
đ
)
VIẾNG LĂNG BÁC
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở tròng tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chom hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
4 – 1976
- Viết đoạn văn nêu ngắn gọn sự cảm nhận của bản thân qua bài thơ “ Viếng lăng Bác” của
Viễn Phương: ( 2,0

đ
)
( HS viết theo sự cảm nhận của bản thân)
* Cách ghi điểm:
- Viết bài thơ hoàn đúng và đủ, rõ ràng 1.0
đ
.
- Nếu viết chưa đầy đủ và chưa đúng thì tuỳ theo từng trường hợp mà cân đối nội dung đúng
của bài làm với thang điểm để ghi điểm cho phù hợp.
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của bản thân hoàn chỉnh về hình thức, nội dung hay và phù
hợp với nội dung trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương: ( 1.0
đ
)
- Nếu viết đoạn văn chưa rõ ràng về hình thức cũng như về nội dung thì tuỳ theo từng trường
hợp cụ thể mà cân đối nội dung đúng của bài làm với thang điểm để ghi điểm cho phù hợp.
II.LÀM VĂN : ( 6
đ
)
Đề 1: Hãy nêu suy nghĩ của bản thân về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
* Nội dung đáp án:
- Đây là một đề bài yêu cầu nghị luận về một vấn đề về tư tưởng đạo lý ở đời. Học sinh phải viết
hoàn chỉnh thành một bài văn nghị luận về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” thông qua sự
hiểu biết khi đã được đọc, học trong nhà trường và trong cuộc sống.
- Gợi ý một số nội dung cần đạt được khi nghị luận trong bài viết là:
(1) Mở bài:
Dẫn dắt vấn đề và đưa được vấn đề cần nghị luận vào phần mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ
“Uống nước nhớ nguồn” và nêu tư tưởng chung của nó.
(2) Thân bài: Có thể nghị luận theo một số ý sau:
- Giải thích nội dung câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”:
+ Nghĩa đen: Khi ta uống nước thì ta phải biết nhớ nguồn nước mà nó đã giải

khát cho ta. Chính nguồn nước đó đã đem lại sự sống cho ta.
+ Nghĩa bóng:
* Uống nước là gì?
Là ta hưởng thụ thành quả lao động của người khác đã bỏ công sức lao động vất
vả, gian khổ, đầy sự hy sinh để lại cho chúng ta.
* Nguồn là gì?
Là nguồn gốc đem lại tất cả những thành quả lao động mà con người sẽ được
hưởng thụ.
* Nhớ nguồn là gì?
Là người hưởng thụ những thành quả của người khác để lại ta phải biết ghi nhớ
những người đã làm ra những thành quả đó.
- Nhận định và đánh giá câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là đúng hay sai?
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là lời răng dạy đúng trong mọi thời đại
cho mỗi một con người của chúng ta.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để nêu rõ suy nghĩ của bản thân về câu tục ngữ “Uống nước
nhớ nguồn”:
+ Tại sao ta phải “Uống nước nhớ nguồn”?
+ “Nhớ nguồn” thì ta phải làm gì?
+ Có những con người “Uống nước nhưng không nhớ nguồn” thì sao? Họ
đúng hay sai? Ta phải kêu gọi họ làm gì?
+ Liên hệ và mở rộng ra trong mọi lĩnh vực, trong mọi thời đại của cuộc sống.
Những cha ông đi trước đã quên mình ngã xuống cho ngày hôm nay chúng ta hưởng
một cuộc sống thanh bình như thế này. Thì giờ đây, thế hệ trẻ của chúng ta phải làm gì
để xứng đáng với công ơn trời biển đó? Những người đi trước đã cố công sinh thành,
nuôi dưỡng, dạy dỗ, diều dắt, chăm sóc, bảo vệ, ... chúng ta, thì chúng ta phải làm gì để
đền đáp công ơn to lớn của họ?
+ .V.V.V.....
(3) Kết bài:
- Tóm lược lại những nội dung đã nghị luận.
- Nêu lên bài học cho bản thân, cho mọi người hoặc hướng đi cho mọi người thực hiện tốt hơn về

ý nghĩa của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” trong cuộc sống.
* Cách ghi điểm:
- Bài viết đúng thể loại đề yêu cầu, đúng ý, đủ ý như phần nội dung gợi ý, bài viết hay, hoặc
có nhiều ý hay khác, câu cú rõ ràng, chữ viết sạch đẹp, không có lỗi chính tả. Bài viết thành
một văn bản hoàn chỉnh, độ dài bài viết phù hợp và tương ứng với thời lượng yêu cầu làm
bài. Ghi điểm tối đa (6
đ
)
- Bài viết đúng thể loại đề yêu cầu,đúng ý, đủ ý như phần nội dung gợi ý, hoặc có một số ý
khác, nhưng chưa hay, câu cú chưa rõ ràng, chữ viết chưa sạch đẹp, có một số lỗi chính tả.
Bài viết là một văn bản hoàn chỉnh, nhưng độ dài bài viết chưa phù hợp và chưa tương ứng
với thời lượng yêu cầu làm bài. Tuỳ theo từng trường hợp bài viết cụ thể mà ghi điểm (từ 5
đ
đến 5,5
đ
)
- Bài viết đúng thể loại đề yêu cầu, có ý đúng như phần ý, hoặc có một số ý khác, nhưng
chưa đủ ý, chưa hay, câu cú chưa rõ ràng, chữ viết chưa sạch đẹp, có nhiều lỗi chính tả. Bài
viết là một văn bản hoàn chỉnh, nhưng độ dài bài viết chưa phù hợp và chưa tương ứng với
thời lượng yêu cầu làm bài. Tuỳ theo từng trường hợp bài viết cụ thể mà ghi điểm (từ 4
đ
đến 5
đ
)
- Bài viết chưa đúng thể loại đề yêu cầu, viết chưa đúng ý, chưa đủ ý như nội dung gợi ý, câu
cú chưa rõ ràng, chữ viết chưa sạch đẹp, có nhiều lỗi chính tả. Bài viết chưa là một văn bản
hoàn chỉnh, còn sơ sài. Tuỳ theo từng trường hợp bài viết cụ thể mà ghi điểm (từ 1
đ
đến
3,5

đ
)
Đề 2: Hãy phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
* Nội dung đáp án:
- Đây là một đề bài yêu cầu nghị luận về một bài thơ. Người viết phải viết hoàn chỉnh thành một
bài văn phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
- Gợi ý một số nội dung cần đạt được khi nghị luận trong bài viết là:
(1) Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề và đưa được vấn đề cần nghị luận vào phần mở bài: Đó chính là phân tích bài
thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
- Có thể nêu sơ lược qua hoàn cảnh của chính bản thân của nhà thơ cũng như hoàn cảnh ra đời
của bài thơ.
(2) Thân bài: Học sinh phải phân tích được trọn vẹn cả nội dung lẫn nghệ thuật của bài
thơ theo một số ý sau: (Học sinh có thể phân tích theo từng khổ thơ ) như sau:
- Khổ thơ thứ nhất:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
..................................”
+ Về nghệ thuật: Phải nêu được sự cảm nhận và miêu tả rất tinh tế của nhà thơ về mùa
xuân bằng những nét chấm phá có chọn lọc (mùa xuân chỉ được miêu tả qua ba nét những rất đẹp:
Một dòng sông mùa xuân, một bông hoa mùa xuân và một tiếng chim mùa xuân ) và biện pháp cảm
nhận vẻ đẹp mùa xuân của nhà thơ rất hay qua sự chuyển đổi cảm giác cảm nhận (thị giác, thính
giác và xúc giác).
+ Về nội dung: Nêu lên được vẻ đẹp của mùa xuân qua cảm nhận của nhà thơ. Một mùa
xuân tươi đẹp và vĩnh hằng của thiên nhiên đã ban tặng cho mọi người. Bà mẹ thiên nhiên đã cho
chúng ta thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên suốt cả bốn mùa của mỗi một năm trong đó vẻ đẹp về

mùa xuân tràn đầy nhựa sống làm cho con người ta dễ xúc cảm hơn nhiều......
Chính vì lẽ ấy, mà sau khi cảm nhận giá trị cái đẹp của mùa xuân trong tự nhiên, nhà thơ lại
liên hệ qua vẻ đẹp màu xuân của con người Việt, của đất nược Việt. Mùa xuân của một dân tộc anh
hùng, mùa xuân của một đất nước anh hùng. Mùa xuân của những người con của dân tộc đã và
đang ngày đêm ra sức chiến đấu, ra sức bảo vệ và ra sức xây dựng đất nước này ngày càng to đẹp
hơn, ngày càng giàu có hơn, ngày càng hùng mạnh hơn,... Đó chính là vẻ đẹp của mùa xuân đất
nước Việt Nam, được thể hiện tiếp theo trong khổ thơ thứ hai:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×