Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

SKKN ôn tập phân hóa đối tượng học sinh lớp 9 thi tuyển sinh lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.66 KB, 6 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
ÔN TẬP PHÂN HÓA ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH LỚP 9 THI TUYỂN SINH
VÀO LỚP 10
GV báo cáo: Nguyễn Văn Tuấn
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT là vấn đề mà các nhà trường luôn
chú trọng hàng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Để nâng cao hiệu quả
việc ôn thi cho học sinh lớp 9 thì ngay từ đầu năm học 2018 – 2019 nhà trường đã tổ
chức phân loại đối tượng học sinh theo lớp và tiến hành giảng dạy. Tuy nhiên dạy
như thế nào để đạt được kết quả tốt thì đó là việc mà mỗi một giáo viên trực tiếp
giảng dạy đang trăn trở, vì vậy nhóm Toán 9 tổ chức chuyên để “ôn tập phân hóa đối
tượng học sinh lớp 9 thi tuyển sinh lớp 10”. Qua chuyên đề này giáo viên được trao
đổi thảo luận và thống nhất phương pháp giảng dạy đồng thời tháo gỡ một số khó
khăn trong việc dạy ôn thi góp phần nâng cao chất lượng tuyển sinh vào lớp 10.
II. NỘI DUNG
1 Thuận lợi và khó khăn
a Thuận lợi
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm và có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng
tuyển sinh
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình và có
kinh nghiệm trong việc ôn thi tuyển sinh vào lớp 10.
- Cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo và sắp xếp được thời lượng ôn thi khá nhiều.
- Lớp học ôn thi đã sắp xếp được theo đối tượng tạo điều kiện thuận lợi cho giáo
viên giảng dạy và học sinh dễ tiếp thu kiến thức hơn.
b Khó khăn
1


- Số lượng học sinh trong mỗi lớp khá đông nên sự bao quát của giáo viên trong
quá trình giảng dạy còn hạn chế
- Phân lớp theo đối tượng áp dụng chung cho cả 3 môn Toán, Văn, Anh trong một


lớp nên vẫn còn nhiều chênh lệch về năng lực tiếp thu kiến thức ở mỗi học sinh
trong lớp trong mỗi môn học.
- Đối tượng học sinh yếu kém khá nhiều, chưa có giải pháp tích cực để thay đổi tư
tưởng ý thức học tập của những học sinh này
2.Tư tưởng chủ đạo về dạy học phân hóa
Dạy học phân hoá là một cách thức dạy học đòi hỏi phải tổ chức, tiến hành các hoạt
động dạy học dựa trên những khác biệt của người học về năng lực, nhu cầu nhận
thức, các điều kiện học tập nhằm tạo ra những kết quả học tập và sự phát triển tốt
nhất cho người học, đảm bảo công bằng trong giáo dục, tức là đảm bảo quyền bình
đẳng về cơ hội học tập cho người học.Trong quá trình dạy học cần được tiến hành
theo các tư tưởng chủ đạo sau:
- Lấy trình độ phát triển chung của học sinh trong lớp làm nền tảng
Người giáo viên dạy toán phải biết lấy trình độ phát triển chung và điềukiệnchung
của lớp làm nền tảng. Nội dung và phương pháp dạy học trước hếtphải thiết thực
với trình độ và điều kiện chung đó. Chúng ta phải tinh giảm nội dung, lược bỏ
những nội dung chưa sát thực, chưa phù hợp với yêu cầu thật cơ bản.
- Sử dụng những biện pháp phân hóa đưa diện học sinh yếu kém lên trình độ trên
trung bình
Người giáo viên cần cố gắng đưa những học sinh yếu kém đạt được những tiền đề
cần thiết để có thể hòa nhập vào học tập đồng loạt theo trình độ chung.
-

Có những nội dung bổ sung và biện pháp phân hoá giúp học sinh khá, giỏi đạt
được những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đã đạt được những yêu cầu cơ bản.
2 Giải pháp
2


a) Nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng học sinh: Học sinh học ôn thi đã được phân lớp
theo đối tượng, trong quá trình dạy học chính khóa giáo viên phải nắm rõ mức độ

tiếp thu của học sinh để để từ đó khi dạy ôn thi giáo viên đặt ra những yêu cầu riêng
cho từng đối tượng
b) Thiết kế bài giảng: Cần nghiên cứu nắm vững nội dung và yêu cầu chuyên đề và
bám sát với chương trình ôn thi, thiết kế các pha dạy học đồng loạt, cần sử dụng hệ
thống câu hỏi phân hóa để giúp tất cả các đối tượng học sinh trong lớp cùng tham gia
tìm hiểu nội dung bài học. Khi ra các bài tập phân hóa, cần phải dựa vào trình độ
nhận thức của học sinh mà lựa chọn các bài tập thích hợp nhằm bồi dưỡng cho học
sinh yếu kém "lấp những lỗ hổng", kiến thức cơ bản cho học sinh trung bình, kiến
thức nâng cao cho học sinh khá, giỏi.
+ Đối với học sinh yếu, kém: Yêu cầu các em nắm được những kiến thức cơ bản
nhất để có thể giải được những bài toán đơn giản trong chuyên đề
+ Với học sinh trung bình cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản sách giáo khoa, làm
đầy đủ và đạt yêu cầu các bài tập đơn giản với sự gợi ý ở mức độ hạn chế của giáo
viên, có thể tiếp thu phần nào kiến thức nâng cao của học sinh khá giỏi.
+ Đối với học sinh khá giỏi có năng lực học tập toán: các em có khả năng học toán
thường có xu hướng thích giải nhiều bài toán, thích giải các bài toán khó, các bài
toán đòi hỏi tư duy sáng tạo, nhưng lại coi nhẹ việc học lý thuyết, coi nhẹ các bài
toán thông thường.Vì vậy trong giờ học, giáo viên cần suy nghĩ tìm tòi để đề ra cho
học sinh những câu hỏi đào sâu lý thuyết hoặc khai thác khía cạnh khác nhau của các
bài tập đơn giản.
c Hệ thống bài tập
3


Giáo viên chọn lọc hệ thống bài tập phù hợp với đối tượng học sinh
+ Bài tập cho học sinh yếu kém: Đưa những bài tập cơ bản nhất ở mức độ nhận biết
sau đó mới đến những bài tập ở mức độ thông hiểu và vận dụng thấp. Tăng cường
các dạng toán cùng thể loại và vừa mức độ để học sinh rèn luyện kỷ năng giải toán
+ Bài tập cho học sinh trung bình: Đưa hệ thống bài tập dễ và bài tập có tính suy
luận không cao. Tập trung các bài tập ở mức độ thông hiểu và vận dụng cấp độ thấp

+ Bài tập cho học sinh khá giỏi: Ngoài những bài toán cơ bản giáo viên đưa ra những
bài toán có tính tư duy suy luận cao, chú trọng phát triển nâng cao từ bài toán cơ bản.
3.Ôn tập phân hóa đối tượng về chủ để “tiếp tuyến với đường tròn”
3.1) Mục tiêu
- Học sinh hiểu được khái niệm tiếp tuyến của đường tròn
- Nắm được các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
- Nắm được các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
- Vận dụng các dấu hiệu và tính chất tiếp tuyến để giải bài tập
3.2) Trọng tâm kiến thức
- Chứng minh được khi nào một đường thẳng là tiếp tiếp của đường tròn
- Vận dụng các dấu hiệu, tính chất tiếp tuyến và kiến thức liên quan để chứng minh
các hệ thức, mối quan hệ giữa các đường thẳng(quan hệ vuông góc, song song, trung
điểm đoạn thẳng,…) Tính toán độ dài đoạn thẳng, số đo góc,…
- Các bài toán về bất đẳng thức, cực trị hình học,… dành cho học sinh khá giỏi.
3.3) Một số lưu ý:
4


* Dạy lớp đối tượng yếu kém: Giáo viên nên hệ thống kiến thức qua các câu hỏi
ngắn gọn có tính gợi mở và có hình vẽ kèm theo, không máy móc nêu nguyên vẹn
các dấu hiệu , tính chất tiếp tuyến. Để cho học sinh hoạt động tích cực nên hệ thống
kiến thức thông qua các hình thức như phiếu học tập ghi câu hỏi, bài tập dưới dạng
điền khuyết hoặc củng cố kiến thức thông qua các trò chơi,…..chú ý rèn luyện cho
học sinh kỷ năng vẽ hình, phân tích giả thiết, kết luận. Hệ thống bài tập nên chỉ tập
trung các dạng toán chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn ở
mức độ đơn giản nhất, không phải tính toán suy luận nhiều; Bài tập về chứng minh
quan hệ vuông góc, song song, các hệ thức liên quan trực tiếp đến tính chất tiếp
tuyến; tính toán độ dài đoạn thẳng….
* Dạy lớp đối tượng trung bình: Bổ sung thêm các câu hỏi, bài tập có tính suy luận
cao hơn đối tượng yếu kém, hạn chế các câu hỏi vụn vặt ôm đồm kiến thức. Chú ý

khai thác bài toán để học sinh làm các yêu cầu tương tự trong một bài toán
* Dạy lớp đối tượng khá giỏi: Đưa hệ thống bài tập có tính tổng quát từ dễ đến khó,
bài tập có tính tổng hợp nhiều khối lượng kiến thức và đòi hỏi có tư duy suy luận
cao. Chú ý khai thác bài toán và có thể cho học sinh tự đặt ra những yêu cầu mới cho
một bài toán. Cần bám sát cấu trúc đề thi hằng năm để đưa ra dạng bài tập thường
gặp trong câu cuối của bài Hình như bài toán cực trị, quỷ tích, ….
III. KẾT LUẬN
Để thực hiện tốt giờ dạy ôn tập đòi hỏi mỗi một giáo viên phải linh hoạt tìm tòi
đổi phương pháp giảng dạy và có hệ thống kiến thức vững vàng, có kỹ năng tổng
hợp cô đọng hệ thống kiến thức từ đó lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với
đối tượng học sinh. Trên đây là một số giái pháp mà bản thân tôi đúc rút được trong
5


quá trình giảng dạy và học hỏi đồng nghiệp, rất mong được sự góp ý của các thầy cô
để chuyên đề được hoàn thiện hơn và góp phần nâng chất chất lượng giáo dục của
nhà trường.

6



×