Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN một số biện pháp giúp học sinh tiểu học làm tốt bài tập tìm thành phần chưa biết của phép tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.37 KB, 12 trang )

Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học làm tốt bài tập ‘tìm thành phần chưa biết của phép tính’

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
Môn Toán có một vai trò vị trí hết sức quan trọng trong chương trình Tiểu học.
Chính vì thế môn toán luôn được chú trọng và được giành một thời lượng rất lớn
trong việc giảng dạy chương trình phổ thông. Theo yêu cầu của Bộ giáo dục và đào
tạo về đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học, ngoài việc tổ chức các
hoạt động dạy học để học sinh nắm được kiến thức chuẩn thì tùy vào năng lực của
học sinh, giáo viên cần phải triển khai, khai thác, mở rộng thêm kiến thức một cách
phù hợp để đáp ứng nhu cầu học tập của các em. Trong những năm gần đây trường
tôi đã triển khai và tổ chức có hiệu quả việc dạy học 2 buổi/ ngày theo hướng phân
hóa đối tượng học sinh. Đây là điều kiện để giáo viên có thể lựa chọn phân nhóm đối
tượng học sinh theo nguyện vọng năng lực của các em để vừa phụ đạo, ôn tập củng
cố kiến thức chuẩn (đối với đối tượng học sinh hoàn thành và học sinh chưa hoàn
thành) và nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh năng khiếu (đối với học sinh có
năng khiếu theo từng bộ môn) góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước.
Qua giảng dạy ở trường Tiểu học, khi nghiên cứu , tôi nhận thấy nội dung
chương trình môn toán tiểu học có nhiều mảng, nhiều dạng rất phong phú. Trong đó
Các bài toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính là một dạng toán khó và trừu
tượng nhưng đó là những bài toán rất lý thú đối với học sinh Tiểu học nếu người
giáo viên lên lớp biết phân loại các bài toán đó thành các kiểu bài, dạng bài có cách
giải giống nhau, học sinh có thể vận dụng bài cơ bản để làm những bài tập khó hơn.
Giáo viên cần cho học sinh tiếp cận để mở mang kiến thức, rèn luyện tư duy và khả
năng nhanh nhạy cho các em khi học toán. Xuất phát từ vấn đề đó, tôi đã lựa chọn để
tìm ra những biện pháp để giúp học sinh làm tốt dạng toán tìm thành phần chưa biết
của phép tính đối với học sinh tiểu học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Chương trình Toán lớp 2,3, 4,5.
- Sách giáo khoa môn Toán lớp 2,3, 4,5.
- Sách tham khảo môn Toán lớp 2,3, 4,5.


- Học sinh lớp 2A, 3A, 4A và lớp 5A của trường.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức về tìm thành phần chưa biết của một
phép tính một cách chính xác, đầy đủ, sâu sắc để từ đó các em vận dụng vào giải
các bài tập một cách linh hoạt và đạt kết quả tốt. Bên cạnh giúp học sinh chưa hoàn
thành và học sinh hoàn thành làm đúng bài tập và từ đó bồi dưỡng cho học sinh có
năng khiếu khả năng làm những bài tập nâng cao hơn về dạng này.
4. Xây dựng giả thiết nghiên cứu:
Thực hiện tốt các biện pháp của kinh nghiệm này hy vọng sẽ góp phần nâng
cao chất lượng môn Toán, học sinh sẽ yêu thích học môn Toán hơn.

Năm học 2018-2019


Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học làm tốt bài tập ‘tìm thành phần chưa biết của phép tính’

5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp thể nghiệm.
- Phương pháp quy nạp toán học.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài:
- Giáo viên có phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học
vào giải các bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tinh ở Tiểu học đạt kết quả
tốt.
- Xây dựng cho học sinh phương pháp học tập, ý thức tự giác, chủ động, sáng
tạo trong học tập.
- Làm cho học sinh say mê học môn Toán hơn. Tạo cho tất cả đối tượng học
sinh sự tự tin khi làm toán.
B. PHẦN NỘI DUNG:
I.Cơ sở khoa học:

1. Cơ sở lí luận.
- Xuất phát từ cấu trúc chương trình môn toán Tiểu học.
+ Hệ thống kiến thức môn Toán được xây dựng theo quan điểm đồng tâm, phát
triển và mở rộng. Kiến thức ở phần trước được nhắc lại ở phần sau nhưng được mở
rộng và nâng cao lên.
+ Mọi kiến thức Toán học đều trừu tượng vì thế học sinh Tiểu học không phải
học một lần là lĩnh hội được mà phải qua nhiều lần ôn tập, nhắc lại và qua vận dụng
vào giải các bài tập hay học các kiến thức khác có liên quan các em mới nhận thức
được đầy đủ, chính xác và hiểu được sâu sắc.
- Xuất phát từ đặc điểm của dạng bài tìm thành phần chưa biết là đi từ bài cơ
bản đến nâng cao, bài tập nâng cao được xây dựng trên cơ sở gồm nhiều bài tập cơ
bản gộp lại.
- Trong quá trình dạy học dạng toán tìm thành phần chưa biết nếu người giáo
viên biết hướng dẫn, biết tổ chức hoạt động, biết gợi mở cho học sinh thì trên cơ sở
các kiến thức cơ bản các em sẽ chủ động, sáng tạo trong việc tìm ra kiến nâng cao.
2. Cơ sở thực tiển.
Như chúng ta đã biết các dạng toán tìm thành phần chưa biết không có gì mới lạ với
học sinh tiểu học. Ngay từ lớp 2 các em đã làm quen với các dạng toán tìm thành phần
chưa biết .Lên lớp trên các dạng toán tìm thành phần chưa biết các em gặp rất nhiều ở dạng
đơn giản, dạng nâng cao. Cũng vì thế trong cấu trúc đề kiểm tra định kì của học sinh tiểu
học bao giờ cũng xuất hiện dạng toán này.
Trong chương trình toán Tiểu Học dạng bài tìm thành phần chưa biết không có một bài
nào dạy riêng,các bài tập được lồng ghép trong các bài mới khác. Nên khi các em làm bài
tập gặp rất nhiều khó khăn nhất là khi những bài tập dạng nâng cao. Khi thực hiện bài cơ

Năm học 2018-2019


Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học làm tốt bài tập ‘tìm thành phần chưa biết của phép tính’


bản học sinh không nhớ được công thức tìm thành phần chưa biết còn khi gặp bài nâng cao
học sinh không có quy tắc hay phương pháp nào để dưa về dạng cơ bản.

II. Thực trạng:
Trong chương trình chính khóa học sinh tiểu học, dạng toán tìm thành phần chưa
biết không có một bài nào dạy riêng mà được lồng ghép vào các bài khác. Nhưng
trong chương trình lượng bài về tìm thành phần chưa biết lại rất nhiều và được nâng
cao dần qua các lớp. Vì thế khi vận dụng kiến thức này vào giải một số bài toán tìm
thành phần chưa biết của phép tính ở Tiểu học các em thực sự lúng túng, hay nhầm
lẫn, làm sai hoặc chưa biết trình bày ngắn gọn, chặt chẽ, lô gic. Vậy nguyên nhân là
do đâu? Qua thực tế giảng dạy và trao đổi với bạn bè đồng nghiệp tôi rút ra một số
nguyên nhân cơ bản sau:
1. Về phía giáo viên:
- Do thời lượng dạy buổi 2 dành cho môn Toán còn ít nên thông thường giáo viên
chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và giải các bài tập đơn giản trong
sách giáo khoa.
- Giáo viên chưa đầu tư thời gian nghiên cứu để cung cấp, khai thác và phát
triển thêm kiến thức về dạng toán này cho học sinh.
- Khi dạy giáo viên chưa biết cách phân chia thành các dạng bài, xây dựng cách
giải cho mỗi dạng bài để cung cấp cho học sinh.
- Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh để từ đó
giúp học sinh phát triển đúng theo năng lực học của mình.Các bài dạy của giáo viên
thường chung cho tất cả các học sinh.
2. Về phía học sinh:
Đây là dạng toán khó và trừu tượng đối với tư duy học sinh Tiểu học, lại chưa
được giáo viên khắc sâu kiến thức vì vậy khi giải các bài tập dạng này học sinh
thường gặp phải những khó khăn sau:
- Hiểu và nắm kiến thức về tìm thành phần chưa biết của phép tính chưa sâu
sắc.
- Đối với học sinh chưa hoàn thành và học sinh hoàn thành thì thường nhầm lẫn

tên gọi các thành phần trong phép tính và nhầm lẫn về công thức tìm thành phần
chưa biết của phép tính nên các em gặp khó khăn.
- Đối với học sinh hoàn thành tốt, khi thực hiện bài tập nâng cao, các em chưa
biết thực hiện theo trình tự nào,chủ yếu các em làm theo sự phán đoán của bản thân
nên dẫn đến các em thực hiện còn sai nhiều.
- Lúng túng trong việc vận dụng kiến thức đã được cung cấp vào giải các bài
tập.
- Trình bày bài chưa ngắn gọn, chưa chặt chẽ, chưa lôgic.
Đầu năm học 2017 -2018 sau khi kiểm tra ở lớp 4A về 3 bài tìm thành phần
chưa biết như sau:

Năm học 2018-2019


Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học làm tốt bài tập ‘tìm thành phần chưa biết của phép tính’

Bài 1 : Tìm X :
a. X – 363 = 975

b. 207 + x = 815

Bài 2: Tìm X :
X – 123 = 245 x 4
Bài 3 : X – ( 23 x 2 ) = 134
Bài 4 : 30 x 4 – X : 3 + 35 = 146
Kết quả thu được như sau:
Lớp

Tổng số
học sinh


Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn
thành

4A

28

2

19

7

Hoàn thành tốt ( Học sinh làm đúng hết 4 bài tập)
Hoàn thành ( Học sinh làm đúng hết 2 – 3 bài tập)
Chưa hoàn thành ( Học sinh làm đúng 1 bài tập )
Nhìn vào kết quả số học sinh chưa hoàn thành còn quá nhiều mà học sinh hoàn
thành tốt thì quá ít.Trước thực trạng đó tôi thực sự băn khoăn. Sau khi tìm hiểu
nguyên nhân dẫn đến kết quả trên trong đầu tôi đã nảy ra ý tưởng tìm phương pháp
giúp học sinh làm tốt bài tập dạng tìm thành phần chưa biết của phép tính và tôi đã
viết lên sáng kiến kinh nghiệm này.
III. Giải pháp:
Như chúng ta đã biết các dạng toán tìm thành phần chưa biết không có gì mới lạ
với học sinh tiểu học. Các em được tiếp xúc với dạng toán này khá sớm ( từ lớp 2 )
và nó được mở rộng khi các em lên lớp trên.Nhưng không phải em nào cũng làm

được dạng toán này đặc biệt là những bài nâng cao.Khi thực hiện các em hay nhầm
lẫn vì không nhớ được tên gọi của thành phần chưa biết trong phép tính và khi biểu
thức có nhiều phép tinh các em không biết thực hiện phép tính nào trước,phép tính
nào sau để tìm được X. Sau đây tôi xin đưa các giải pháp giúp học sinh khắc phục
điều đó.
1.Thống kê, phân loại tất cả các bài toán tìm thành phần chưa biết trong sách
giáo khoa bậc tiểu học.
Dạng toán tìm x ở bậc tiểu học được biên soạn từ lớp 2 đến lớp 5 như sau :
- Lớp 2 : Tìm X là thành phần chưa biết trong 4 phép tính 85 bài ( dạng cơ bản)
- Lớp 3 : Tìm X là thành phần chưa biết dưa trên cơ sở kiến thức ở lớp 2 để giải
toán tìm X gồm 48 bài ( Dạng cơ bản )
- Lớp 4 : Tìm X là thành phần chưa biết, bất phương trình và phán đoán nhanh kết
quả của X gồm 70 bài .
- Lớp 5 : Tìm X là thành phần chưa biết, bất phương trình và phán đoán nhanh kết
quả của X gồm 70 bài.
Tổng cộng chương trình bậc tiểu học gồm 151 bài toán tìm X các loại . Sau khi
nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa bậc tiểu học tôi chia ra các dạng
như sau :
Năm học 2018-2019


Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học làm tốt bài tập ‘tìm thành phần chưa biết của phép tính’

-

Dạng 1 : ( Dạng cơ bản ) Giải toán tìm X theo quy tắc tìm thành phần chưa biết
của 4 phép tính, cụ thể như sau :
+ Phép cộng : X + b = c ; a + X = c.
Quy tắc để tìm X : Số hạng chưa biết = Tổng – số hạng đã biết
+ Phép trừ : X - b = c ; a - X = c.

Quy tắc để tìm X : Số bị trừ = Hiệu + số trừ . Số trừ = Số bị trừ – Hiệu
+ Phép nhân : X x b = c ; a x X = c.
Quy tắc để tìm X : Thừa số chưa biết = Tích : Thừa số đã biết
+ Phép chia : X : b = c ; a : X = c.
Quy tắc để tìm X : Số bị chia = Thương x Số chia. Số chia = Số bị chia :
Thương.
Dạng này trong chương trình được biên soạn rất kĩ, việc tổ chức thực hiện
của giáo viên và học sinh khá thuận lợi .
- Dạng 2: ( dạng nâng cao) : Tìm X trong bài toán phối hợp nhiều phép tính
cộng, trừ, nhân, chia.Dạng này được nâng cao dần qua các lớp.
2. Để giải tốt bài toán tìm thành phần chưa biết tôi yêu cầu học sinh cần phải
nắm được những bước cơ bản sau :
- Bước 1: Ta “phân vùng” bài toán bởi vòng tròn,mỗi vòng tròn là biểu thức nhỏ,
để xác định vòng tròn chứa x.
- Bước 2: Xác định thành phần của vòng tròn chứa X trong phép toán.
- Bước 3: Tìm giá trị vòng tròn chứa X
- Bước 4 : Thử lại kết quả và trình bày bài toán tìm X vào vở.
3. Một số ví dụ
Hướng dẫn học sinh giải một số ví dụ cụ thể sau :
a.Dạng cơ bản:
Đối với dạng cơ bản, học sinh nắm chắc được kiến thức,quy tắc trong sách giáo
khoa thì học sinh giải quyết được bài tâp.Nhưng đa số học sinh hay làm sai hoặc
không nhớ được tên gọi các thành phần đó nên dạng bài này cũng rất khó nhất là
đối với học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành. Sau đây tôi xin đưa ra phương
pháp phân vùng đối với X để học sinh dễ nhận ra thành phần của X trong phép
tính.Từ đó học sinh tìm X một cách chính xác hơn.
Ví dụ 1: Tìm x biết : 23 + x = 71 ( Trang 71 SGK toán lớp 2 )
-Bước 1 :
23 +
= 71

X
-Bước 2 :
23 +
= 71
X

Số hạng
Số hạng
Tổng
-Bước 3 : Số hạng chưa biết = Tổng – Số hạng đã biết.
X = 71 - 23
X = 48
-Bước 4 : Thử lại kết quả.
23 + 48 = 71.
-Học sinh trình bày vào vở:
23 + X = 71
Năm học 2018-2019


Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học làm tốt bài tập ‘tìm thành phần chưa biết của phép tính’

X = 71 – 23
X = 48
Ví dụ 2 : Tìm x biết: 32 - X = 14 ( Trang4 SGK toán lớp 3)
- Bước 1 :
32 = 14
X
- Bước 2 :
32 = 14
X

Số bị trừ
Số trừ
Hiệu
- Bước 3 :
Số trừ = Số bị trừ - hiệu.
X
= 32 - 14
X = 18
- Bước 4 : Thử lại kết quả.
32 - 18 = 14.
-Học sinh trình bày vào vở:
32 – X = 14
X = 32 – 14
X = 18
Ví dụ 3 : Tìm X : X x 34 = 714 ( SGK toán 4 )
-Bước 1:
x 34 = 714
X
-Bước 2 :
x 34 = 714
X

Thừa số
Thừa sô Tích
-Bước 3 :
Thừa số chưa biết = Tich : Thừa số đã biết.
X = 714 : 34
X = 21
-Bước 4: Thử lại kết quả
21 x 34 = 714

-Học sinh trình bày vào vở:
X x 34 = 714
X = 714 : 34
X = 21
Ví dụ 4 : Tìm X :
5,6 : X = 4 ( Trang 176 SGK toán 5 )
-Bước 1 :
5,6 :
= 4
X
-Bước 2 :
5,6 :
= 4
X
Số bị chia
Số chia
Thương
-Bước 3 :
Số chia = Số bị chia : Thương
Năm học 2018-2019


Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học làm tốt bài tập ‘tìm thành phần chưa biết của phép tính’

X
= 5,6 : 4
X = 1,4
-Bước 4 : Thử lại kết quả
5,6 : 1,4 = 4
-Hoc sinh trình bày vào vở:

5,6 : X = 4
X = 5,6 : 4
X = 1,4
b. Dạng nâng cao :
Đối với dạng toán nâng cao sau khi thực hiện khoanh vùng X, HS sẽ dễ dàng đưa
bài toán về dạng cở bản. Khi đưa về dạng cơ bản các em tìm được X. Trong quá
trình áp dụng ta phải phối hợp với thứ tự thực hiện các phép tính của biểu thức
( trong ngoặc thực hiện trước đến phép tính nhân, chia đến phép tính cộng, trừ) để
khoanh vùng chính xác.Khi học sinh tiến hành khoanh vùng để biến biểu thức nhiều
phép tính thành các biểu thức nhỏ( một đến hai phép tính),bước này thường học
sinh không gặp khó khăn gì.Tiếp theo học sinh tiến hành tìm giá trị của biểu thức
chứa X,biểu thức nào không chứa X chúng ta tìm kết quả trước.Sau đó học sinh thử
lại kết quả và trình bày vào vở.Với phương pháp khoang vùng này các em có thể giải
quyết tất cả các dạng bài tìm thành phần chưa biết của phép tính cơ bản hay bất kì
dạng bài nâng cao nào. Đặc biệt phương pháp này phù hợp với mọi đối tượng học
sinh. Khi các em lên lớp trên các em cũng có thể áp dụng phương pháp này để tìm
X.
Để thực hiện đưa về bài toán cơ bản ta cũng thực hiện các bước như trên.
- Bước 1: Ta “phân vùng” bài toán bởi vòng tròn,chia biểu thức thành nhiều biểu
thức nhỏ để xác định vòng tròn có biểu thức chứa X.
- Bước 2: Xác định thành phần của vòng tròn chứa X trong phép toán
- Bước 3: Tìm giá trị vòng tròn chứa X
- Bước 4 : Đưa về bài toán cơ bản để tìm X và trình bày vào vở.
Ví dụ 1 : Tìm X : X – 5,2 = 1,9 + 3,8 ( Trang 55 SGK toán 5 )
X

-

X


5,2

=

1,9 + 3,8

=

5,2

5,7

X
5,2
=
5,7
- Học sinh trình bày vào vở.
X – 5,2 = 1,9 + 3,8
X – 5,2 = 5,7
X = 5,7 + 5,2
X = 10,9
Ví dụ 2 : Tìm X biết : (23 + X ) + 11 = 42
- Bước 1 : Phân vùng bằng vòng tròn
+
=
( 23 +
11
42
X)
23 + X


+

11

=

42

Năm học 2018-2019


Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học làm tốt bài tập ‘tìm thành phần chưa biết của phép tính’

23 + X = 42 - 11
23 + X = 31
- Học sinh trình bày vào vở
( 23 + X ) + 11 = 42
( 23 + X ) = 42 – 11
23 + X = 31
X = 31 – 23
X= 8
Ví dụ 3 : Tìm x biết : 7050 - 3 x X = 2010 ( Toán nâng cao lớp 4)
-

7050
7050

-


2010

=

3xX
=

7050 - 2010

=

5040

3xX
3xX

=

3xX

2010

3 x X
= 5040
- Học sinh trình bày vào vở
7050 - 3 x X = 2010
3 x X = 7050 - 2010
3 x X = 5040
X = 5040 : 3
X = 1680

Ví dụ 3: Tìm X : 7050 – 5 x X + 48 = 1058 ( Toán nâng cao lớp 4 )
-

7050
7050
7050

-

7050 5xX
5xX

+

5xX

+

5xX

= 1010

5xX

=

48

= 1058 - 48


5xX

=

48

7050 - 1010
6040

5x X
= 6040
-Học sinh trình bày vào vở
7050 – 5 x X + 48 = 1058
7050 - 5 x X = 1058 – 48
7050 - 5 x X = 1010
Năm học 2018-2019

=
=

1058
1058


Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học làm tốt bài tập ‘tìm thành phần chưa biết của phép tính’

5 x X = 7050 - 1010
5 x X = 6040
X = 6040 : 5
X = 1208

Ví dụ 4: Tìm X :
40 x 3 – X : 4 + 80 – 35 = 159 ( Toán nâng cao lớp 4)
Đối với bài toán có nhiều phép tính như trên nếu không sử dụng phương pháp
khoanh vùng thì học sinh khi thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Khi ta áp dụng
phương pháp này vào học sinh sẽ tránh sự nhầm lẫn về các thành phần cho trong
phép tính. Học sinh có thể giải quyết được nhiều bài tập phức tạp hơn.
Khi thực hiện phương pháp này chúng ta phải phối hợp với thứ tự thực hiện các
phép tính trong một biểu thức ( Trong ngoặc thực hiện trước đến Phép nhân,chia đến
phép cộng,trừ ).Khi học sinh nắm chắc kiến thức đó ta dễ dàng khoanh vùng và thực
hiện như sau:
40 x 3 – X : 4 + 80 – 35 = 159
-

40 x 3

120

X:4

-

+
+

X:4

120 -

X:4


120 -

X:4

= 159

80 35

=

45

159

=

159

- 45

= 114

= 120 - 114

X:4

= 6

X:4


X: 4 = 6
-Học sinh trình bày vào vở
40 x 3 – X : 4 + 80 -35 = 159
120 - X : 4 + 45
= 159
120 - X : 4 = 159 - 45
120- X : 4 = 114
X : 4 = 120 – 114
X:4 = 6
X=6x4
X = 24
Nhiều bài toán tưởng chừng rất phức tạp, rất khó nhưng với cách dạy học gợi mở
và hướng dẫn học sinh nhận diện các bài toán chính xác thì các em dễ dàng tìm ra
cách giải đúng ngắn gọn, chặt chẽ, lôgic.
Ví dụ 5 : Tìm X : 1134 : 3 – 5 x X + 3 = 68 x 2
-Ta thực hiện như sau :
1134 :
3

-

5xX

+

3

5xX
Năm học 2018-2019


=

68 x 2


Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học làm tốt bài tập ‘tìm thành phần chưa biết của phép tính’

378

-

378 378 -

+
5xX
5xX

=

5xX

3

=

136

= 136 - 3
= 133
378 – 133


= 245
5xX
= 245
-Học sinh trình bày vào vở:
1134 : 3 – 5 x X + 3 = 68 x 2
378 - 5 x X + 3 = 136
378 - 5 x X = 136 - 3
378 - 5 x X = 133
5 x X = 378 -133
5 x X = 245
X = 245 : 5
X = 49
4. Kết quả đạt được
Tôi đã dùng phương pháp này thực hiện đối với tất cả các lớp ở trường tôi.
Mặc dù các lớp này có rất nhiều học sinh chưa hoàn thành nhưng với sự hướng dẫn
của tôi các em hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt. Những em học sinh hoàn thành
thì tiến bộ rõ rệt, các em làm được bài tập nâng cao một cách khá chính xác. Đồng
thời khi sử dụng phương pháp này cũng hình thành cho các em phương pháp giải
một số dạng toán tìm thành phần chưa biết cơ bản,giúp các em chưa hoàn thành tự
tin khi làm bài tập,đặc biệt trong việc dạy học theo nhóm phát triển năng khiếu Toán
cho học sinh đạt kết quả tốt.
5xX

Thông qua việc vận dụng kiến thức vào giải nhiều dạng toán như vậy 100% học
sinh đã có cơ hội nắm vững chắc hơn kiến thức cơ bản về tìm thành phần chưa biết
của phép tính. Từ đó học sinh tự tin hơn, có ý thức hơn, say sưa hơn trong việc giải
các bài tập liên quan.
Kết quả cụ thể một bài kiểm tra về tìm thành phần chưa biết của lớp 4A với đề
ra như trên sau khi áp dụng kinh nghiệm này:

Lớp

Tổng số
học sinh

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn
thành

4A

28

12

16

0

5. Bài học kinh nghiệm:
Để học sinh thực hiện tốt bài tập tìm thành phần chưa biết của phép tính qua
đó nâng cao chất lượng môn toán, giúp học sinh ngày càng say mê học toán, trong
quá trình dạy học mỗi giáo viên cần:

Năm học 2018-2019



Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học làm tốt bài tập ‘tìm thành phần chưa biết của phép tính’

- Giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản về thành phần chưa biết chính xác
và vững chắc.
- Xây dựng bài tập nâng cao dần trên cơ sở bài tập cơ bản học sinh đã nắm
vững.
- Phối kết hợp và lồng ghép nhiều dạng bài về tìm thành phần chưa biết với
nhau để tạo ra các bài toán phức nhằm tạo cơ hội cho học sinh phát triển tư duy, óc
tưởng tượng và sự sáng tạo trong quá trình học toán.
- Luôn chú ý để ra các bài tập tìm thành phần chưa biết phù hợp với các đối
tượng học sinh trong giờ học,giúp học sinh chưa hoàn thành tự tin khi làm bài,học
sinh hoàn thành tốt có cơ hội phát triển đúng năng lực của mình.
C. KẾT LUẬN
Trong quá trình dạy học sinh làm bài tập tìm thành phần chưa biết của phép
tính,khi được giáo viên cung cấp các phương pháp trên thì chất lượng dạy học toán
được nâng lên rõ rệt. Học sinh đã khắc phục được những nhược điểm mà trước đó
học sinh thường mắc phải.Tôi đã mạnh dạn cung cấp cho giáo viên trong trường về
phương pháp này,giáo viên áp dụng đối với các lớp khác cũng có kết quả rất khả
quan. Tôi hy vọng phương pháp nhỏ của mình sẽ giúp học sinh tự tin khi làm bài
tập về dạng này góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán trong thời đại mới.
D. KIẾN NGHỊ
Để phương pháp dạy học tìm thành phần chưa biết này thực sự có hiệu quả, đối
với giáo viên phải dự giờ đồng nghiệp để học hỏi lẫn nhau,trao đổi rút ra được kinh
nghiệm trong quá trình dạy học. Khi một phương pháp hay, hiệu quả nên nhân rộng
trong tổ,trong nhà trường và xa hơn nữa để cùng nhau xây dựng được nhiều
phương pháp hay khi dạy bài tìm thành phần chưa biết.
Trong quá trình dạy học, mỗi thầy cô giáo phải vận động không ngừng, luôn tự
học, tự nghiên cứu sáng tạo để để vốn kiến thức luôn được bổ sung, luôn được làm
mới. Đặc biệt trong công tác bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh và phụ đạo học
sinh chưa hoàn thành vấn đề này lại vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó tạo sự tự tin

cho các đối tượng học sinh. Muốn vậy năng lực và trình độ chuyên môn của người
thầy phải thật vững vàng để thực sự đáp ứng nhu cầu học tập của các em.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong việc hướng dẫn học sinh tiểu
học vận dụng kiến thức của mình trong làm bài tập tìm thành phần chưa biết của
phép tính. Rất mông được các bạn đồng nghiệp góp ý. Xin chân thành cảm ơn.

Năm học 2018-2019


Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học làm tốt bài tập ‘tìm thành phần chưa biết của phép tính’

Năm học 2018-2019



×