HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2
"Tìm thành phần chưa biết của phép
tính"
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Dân tộc ta có truyền thống hiếu học. Đảng, nhà nước và nhân dân ta
coi trọng và chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, coi phát triển giáo dục
và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Sau gần 10 năm đổi mới, sự nghiệp Giáo
dục & Đào tạo đã đạt được những thành tựu to lớn, tuy nhiên vẫn còn
không ít bất cập và nhiều việc phải làm. Trong những năm đầu của thể kỉ
21 chính phủ đã đặt trọng tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục - Đào tạo, tăng cường đầu tư mọi nguồn lực cho Giáo dục để đáp
ứng với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao cho
sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và
sâu sắc, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Việt Nam từ năm 2001- 2020 theo nghị quyết TW2( khoá VIII) đã khẳng
định: " Đưa đất nước khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật
chất tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá". Đại hội IX của
Đảng cũng đã khẳng định "Con đường Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá của
nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian. Vừa có những bước tuần tự, vừa
có những bước nhảy vọt. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh của con
người Việt Nam. Coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng
và động lực của sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước".
Định hướng phát triển giáo dục trong những năm đầu của thế kỉ 21
là tiếp tục tích cực phấn đấu xây dựng một nền giáo dục phát triển ngày
càng có chất lượng toàn diện và vững chắc làm nền tảng cho hệ thống giáo
dục quốc dân. Từ đó cho thấy sự nghiệp giáo dục đang ngày càng được
1
củng cố và phát triển . Quy mô giáo dục vừa phải gấp rút nâng cao chất
lượng trong khi khả năng đáp ứng yêu cầu còn hạn chế. Nhiệm vụ đặt ra
cho sự nghiệp phát triển giáo dục hết sức nặng nề. Chính vì thế mà toàn
ngành Giáo dục & Đào tạo quán triệt và quyết tâm thực hiện tốt các kết
luận của hội nghị.
Năm học 2002- 2003 sự nghiệp Giáo dục phổ thông đã chuyển sang
một bước ngoặt mới. Đổi mới nội dung và chương trình sách giáo khoa.
Toàn nghành Giáo dục đã nổ lực hết sức để thực hiện tốt việc đổi mới nội
dung chương trình và phương pháp giảng dạy. Nhằm phát huy tích cực chủ
đông sáng tạo của học sinh. Không ngừng nâng cao chất lượng Giáo dục
toàn diện mà tiểu học là bậc học đầu tiên, là nền tảng của hệ thống giáo
dục, là sức mạnh tương lai của cả dân tộc. Đặt cơ sở ban đầu vô cùng quan
trọng cho sự nghiệp phát triển toàn diện con người Việt Nam trong thời kì
hội nhập. Chất lượng của Giáo dục tiểu học ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng của các bậc học tiếp theo. Chính vì thế mà quá trình tiếp cận chương
trình thay sách tôi đã cố gắng hết sức thực hiện đổi mới phương pháp giảng
dạy, không ngừng học hỏi, tạo ra môi trường khuyến khích từng học sinh
chủ động trong học tập và đem lại kết quả cao nhất cho từng học sinh. Là
tư tưởng chủ đạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học toán 2. Tạo ra
môi trường mà từng học sinh mong muốn, chờ đợi giờ học toán do cảm
nhận mối quan hệ mật thiết với từng bài học. Do thấy mình được thể hiện
tài trí trong giờ học, thu được kết quả từ mỗi bài học, khơi dạy tính tò mò,
tính tích cực và năng lực học tập của học sinh qua các hoạt động học tập
như : Tìm ra được nhiều cách giải một bài toán, nhiều cách tính, cách tìm
thành phần chưa biết … Tuy vậy, trong thực tế việc dạy
học " Tìm thành phần chưa biết" cho học sinh lớp 2 vẫn có nhiều vấn đề
cần bàn.
2
Dạy học " Tìm thành phần chưa biết" cho học sinh lớp 2 quả là
không đơn giản bởi với học sinh lớp 2 vốn sống, kinh nghiệm còn ít , tư
duy của các em chủ yếu là tư duy trực quan cụ thể. Trong chương trình
toán 2, với các bài tập đơn giản học sinh có thể tự tìm ra cách giải một cách
dễ dàng nhưng với các bài tập phức tạp hơn thì hầu như các em gặp nhiều
khó khăn trong trong luyện tập. Để giúp các em đỡ lúng túng trong khi
luyện tập các bài tập về Tìm thành phần chưa biết, định hướng cho các em
một có phương pháp học toán có hiệu quả, nhằm giúp các em có cơ sở ban
đầu trong việc vận dụng những kiến thức về toán học vào các tình huống
thực tiễn, những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Nhằm phát triển
năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp luận và những kỉ năng cần thiết
của người lao động mới vì khi học Tìm thành phần chưa biết các em phải
biết xác lập mối quan hệ giữa các dữ liệu giữa cái đã cho và cái cần tìm,
trên cơ sở đó lựa chọn được cách tính phù hợp và trả lời đúng câu hỏi của
bài toán.
Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy lớp 2 trong quá trình tiếp
cận chương trình tôi đã cố gắng thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy
theo hướng chỉ đạo của các cấp nhưng trong quá trình giảng dạy tôi thấy
bước đầu có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng không ít những khó
khăn vướng mắc nhất định đặc biệt khi dạy các bài toán về: Tìm thành
phần chưa biết cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói
riêng. Tôi đã lựa chọn các biện pháp tối ưu trong giảng dạy để tất cả các
dạng bài toán về Tìm thành phần chưa biết trong chương trình toán 2 học
sinh đều làm được. Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhỏ trong
việc hướng dẫn học sinh lớp 2 "Tìm thành phần chưa biết của phép tính".
II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Thực trạng
3
Qua quá trình giảng dạy các bài toán về "Tìm thành phần chưa biết" học
sinh thường mắc những lỗi phổ biến như :
* Dạng toán: Tìm một số hạng trong một tổng
- Với dạng này một số học sinh lấy tổng cộng với số hạng đã biết.
Ví dụ: x + 5 = 10
x = 10 + 5
x = 15
* Dạng toán : Tìm số bị trừ.
- Một số học sinh lấy số trừ trừ đi hiệu hoặc lấy hiệu trừ đi số trừ.
Ví dụ: x - 5 = 10
x = 10 - 5
x = 5
* Dạng toán: Tìm số trừ.
- Một số học sinh lấy số bị trừ cộng với hiệu
Ví dụ: 15 - x = 10
x = 15 + 5
x = 20
* Dạng toán: Tìm số một thừa số của phép nhân.
- Một số học sinh lấy Tích nhân với thừa số kia.
Ví dụ: X x 2 = 10
x = 10 x 2
x = 20
* Dạng toán: Tìm số bị chia.
- Một số học sinh lấy Thương chia cho số chia
Ví dụ: x : 2 = 10
x = 10 : 2
x = 5
4
- Kết quả khảo sát chất lượng cuối năm học 2007- 2008
Tổn
g số
Kiểu bài
Sai cách
tính
Sai kết quả
Đạt TB
trở lên
SL TL SL TL SL TL
29
Tìm thành phần chưa
biết
9 31% 4
13,7
%
16
55,3
%
+ Từ những bài giải sai của học sinh tôi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai
lầm đó:
2. Nguyên nhân:
a) Về phía giáo viên:
+ Truyền thụ kiến thức còn mang tính áp đặt.
+ Chưa chú ý đến phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh
+ Chưa chú ý sửa sai cho học sinh yếu (do sợ mất nhiều thời gian)
b) Về phía học sinh
- Chưa nắm vững bản chất của phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Chưa nắm được tên gọi các thành phần trong phép tính.
- Chưa nắm được mối quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính.
- Chưa thuộc các quy tắc về tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Do tính chủ quan ,cẩu thả.
- Một số học sinh quen chờ thầy cô dẫn dắt từng bước
Nắm được nguyên nhân dẫn đến sai lầm trên của học sinh tôi đã tiến
hành một số giải pháp khắc phục giúp học sinh giải đúng dạng toán này.
III. CÁC GIẢI PHÁP:
Thực hiện mục tiêu của dạy học dạng toán "Tìm thành phần chưa biết" ở
lớp 2 nhằm giúp học sinh nắm được mối quan hệ giữa các thành phần và
kết quả của phép tính , kí hiệu chữ biểu thị cho một số chưa biết và trình
bày các bước tính
( dạng Tìm x) liên quan đến cả 4 phép tính Cộng, trừ, nhân, chia ở các
dạng cơ bản như:
5
x + a = b ( Tìm số hạng chưa biết)
x - a = b ( Tìm số bị trừ)
a - x = b (Tìm số trừ)
a x x = b hoặc x x a = b (Tìm thừa số chưa biết)
x : a = b (Tìm số bị chia)
Rèn luyện phương pháp tính toán và xác định tên gọi các thành phần
trong phép tính. Phân tích và trình bày bày các bước tính .
Nội dung dạy học "Tìm thành phần chưa biết" ở lớp 2 tuy chưa phức
tạp. Nhưng trong quá trình giảng dạy cũng gặp không ít những vướng mắc.
Vì vậy thông qua "Tìm thành phần chưa" biết học sinh thực hành luyện tập
giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh phương pháp tính theo hướng phát
huy tính tích cực. Do đó trong quá trình giảng dạy Giáo viên cần:
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu
trúc phép tính.
- Tổ chức hướng dẫn học sinh theo các bước tính
+ Tổ chức cho học sinh phân tích bài tính, tìm hiểu nội dung bài tính.
+ Gọi tên thành phần chưa biết trong phép tính
+ Tìm các bước tính.
+ Thực hiện cách tính và trình bày bài tính.
+ Kiểm tra bài bài tính. (thay kết quả vào bài để kiểm tra, bước này
nhẩm hoặc tính ở nháp)
- Cuối mỗi bài toán yêu cầu học sinh chỉ ra được bài toán thuộc dạng
toán cơ bản nào?
Làm như vậy sẽ góp phần khắc phục các lỗi mà các em thường gặp khi
thực hành các bài toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Dưới đây là một số bài toán mà học sinh đã được luyện tập đạt hiệu quả
khi Giáo viên thực hiện hướng dẫn học sinh Tìm thành phần chưa biết
6
theo hướng phát huy tính tích cực trong chương trình toán 2 và một số bài
tập nâng cao cho học sinh khá giỏi.
Ví dụ 1: Dạng toán về tìm một số hạng trong một tổng
Bài 1a (trang 45) Tìm x
x + 3 = 9
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tính :
+ Gọi tên các thành phần của phép tính
+ Xác định thành phần chưa biết trong phép tính ( Số hạng)
+ Nhắc lại quy tắc tìm một số hạng trong một tổng.( Muốn tìm một số
hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia)
+ Tìm thành phần chưa biết trong phép tính ( x )
x + 3 = 9
x = 9 - 3
x = 6
+ Kiểm tra lại bài tính ( Nhẩm hoặc nháp) Thay x = 6 vào x + 3 = 9
ta có : 6 + 3 = 9
Vậy bài làm đúng
+ Chỉ ra dạng của bài toán ( Bài toán thuộc dạng Tìm một số hạng trong
một tổng)
Qua cách dẫn dắt trên giúp học sinh xác định đúng thành phần chưa biết
trong phép tính và nắm chắc kiến thức về dạng toán này .
* Với những học sinh còn mắc lỗi gọi học sinh trực tiếp lên chữa bài ngay
trong tiết học đó và cho học sinh luyện tập thực hành vào buổi 2 . Giáo
viên kiểm tra chỉ dẫn kịp thời cho những học sinh còn làm sai giúp các em
nhận thấy lỗi và tự điều chỉnh cách tính của mình từ đó khắc sâu kiến thức
cho học sinh.
- Giáo viên ghi bảng một bài giải sai:
Ví dụ x + 3 = 9
7
x = 9 + 3
x = 12
- Cho học sinh nhận xét bài làm của bạn
( Bài của bạn làm sai)
Hỏi: Sai ở chỗ nào ?
( Cách làm của bạn sai)
- Gọi học sinh làm sai đứng lên kiểm tra lại lời nhận xét của bạn có đúng
hay không, bằng cách :
+ Nêu tên các thành phần và kết quả trong phép cộng này ?
+ Học sinh nêu : x : là số hạng chưa biết
3 : là số hạng đã biết.
9: là tổng.
+ Giáo viên ghi bảng :
x + 3 = 9
Số hạng Số hạng Tổng
Hỏi : Vậy 3 cộng với số nào để được 9 ?
( 3 cộng 6 bằng 9 )
Hỏi: Làm thế nào để tìm ra số 6 ?
( Dựa vào bảng cộng 6 + 3 = 9 )
Hỏi : Còn có cách nào khác ?
( Lấy 9 trừ đi 3 bằng 6 )
Hỏi : Vậy muốn tìm một số hạng trong một tổng em làm thế nào ?
( Muốn tìm một số hạng trong một tổng ta lấy tổng trừ đi số hạng đã
biết ) Giáo viên chỉ vào bài giải sai trên bảng hỏi : Vậy vì sao bài giải này
sai ?
( Em làm không đúng quy tắc )
Giáo viên yêu cầu HS đó chữa lại bài.
8
x + 3 = 9
x = 9 - 3
x = 6
Hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì ?
( Bài toán thuộc dạng toán Tìm một số hạng trong một tổng )
Từ đó khắc sâu được kiến thức cho học sinh đặc biệt là những học sinh
chưa nắm vững quy tắc tìm số hạng chưa biết trong một tổng.
Ví dụ 2 : Dạng toán về Tìm số bị trừ
Bài 3a (trang 59 ) Tìm x
x - 18 = 9
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tính :
+ Gọi tên các thành phần của phép tính
+ Xác định thành phần chưa biết trong phép tính ( Số bị trừ)
+ Nhắc lại quy tắc tìm số bị trừ .( Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với
số trừ)
+ Tìm thành phần chưa biết trong phép tính ( x )
x - 18 = 9
x = 9 + 18
x = 27
+ Kiểm tra lại bài tính ( Nhẩm hoặc nháp) Thay x = 27 vào x - 18 = 9
ta có : 27 - 18 = 9
Vậy bài làm đúng
+ Chỉ ra dạng của bài toán ( Bài toán thuộc dạng Tìm một số bị trừ)
* Với những học sinh làm sai
- Giáo viên ghi bảng một bài giải sai:
Ví dụ: x - 18 = 9
x = 18 - 9
x = 9
9
- Cho học sinh nhận xét bài làm của bạn
( Bài của bạn làm sai)
Hỏi: Sai ở chỗ nào ?
( Cách làm của bạn sai)
- Gọi học sinh làm sai đứng lên kiểm tra lại lời nhận xét của bạn có đúng
hay không, bằng cách :
+ Nêu tên các thành phần và kết quả trong phép cộng này ?
+ Học sinh nêu : x : là số bị trừ
18 : là số trừ.
9: là hiệu.
Hỏi : Vậy số nào trừ đi 18 để được 9 ?
( 27 trừ 18 bằng 9 )
Hỏi: Làm thế nào để tìm ra số 27 ?
( Lấy 9 cộng 18 bằng 27 )
Hỏi : Vậy muốn tìm số bị trừ em làm thế nào ?
( Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ )
Giáo viên chỉ vào bài giải sai trên bảng hỏi : Vậy vì sao bài giải này sai ?
( Em làm không đúng quy tắc )
Giáo viên yêu cầu HS đó chữa lại bài.
x - 18 = 9
x = 9 + 18
x = 27
Hỏi : Bài toán thuộc dạng toán gì?
( Bài toán thuộc dạng toán Tìm số bị trừ)
Từ đó khắc sâu được kiến thức cho những học sinh chưa nắm vững quy tắc
tìm số bị trừ.
Ví dụ 3 : Dạng toán về Tìm số trừ
Bài 3a ( trang 74) Tìm x
10
32 - x = 18
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tính :
+ Gọi tên các thành phần của phép tính
+ Xác định thành phần chưa biết trong phép tính ( Số trừ)
+ Nhắc lại quy tắc tìm số trừ .( Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi
hiệu)
+ Tìm thành phần chưa biết trong phép tính ( x )
32 - x = 18
x = 32 - 18
x = 14
+ Kiểm tra lại bài tính ( Nhẩm hoặc nháp) Thay x = 14 vào 32 - x = 18
ta có : 32 - 14 = 18
Vậy bài làm đúng
+ Chỉ ra dạng của bài toán (Bài toán thuộc dạng Tìm số trừ )
* Với những học sinh làm sai
Giáo viên cho học sinh nhận biết lỗi của mình và hướng dẫn học sinh
chữa tương tự như trên để giúp học sinh nắm vững quy tắc và xác định
đúng thành
phần chưa biết trong phép tính để thực hiện đúng các bước tính theo nội
dung của bài.
Ví dụ 4 : Dạng toán về Tìm một thừa số của phép nhân
Bài 1a ( trang 117 ) Tìm x
X x 2 = 4
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tính :
+ Gọi tên các thành phần của phép tính
+ Xác định thành phần chưa biết trong phép tính ( thừa số)
+ Nhắc lại quy tắc tìm một thừa số trong một tích.( Muốn tìm một thừa số
ta lấy tích chia cho thừa số kia )
11
+ Tìm thành phần chưa biết trong phép tính ( x )
X x 2 = 4
x = 4 : 2
x = 2
+ Kiểm tra lại bài tính ( Nhẩm hoặc nháp) Thay x = 2 vào x x 2 = 4
ta có : 2 x 2 = 10
Vậy bài làm đúng
+ Chỉ ra dạng của bài toán (Bài toán thuộc dạng Tìm một thừa số của phép
nhân)
Ví dụ 5 : Dạng toán về Tìm số bị chia
Bài 1a ( trang 129 ) Tìm y
y : 2 = 3
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tính :
+ Gọi tên các thành phần của phép tính
+ Xác định thành phần chưa biết trong phép tính ( số bị chia)
+ Nhắc lại quy tắc Tìm số bị chia.(Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân
với số chia )
+ Tìm thành phần chưa biết trong phép tính ( y )
y : 2 = 3
y = 3 x 2
y = 6
+ Kiểm tra lại bài tính (Nhẩm hoặc nháp) Thay y = 6 vào y : 2 = 6
ta có : 6 : 2 = 3
Vậy bài làm đúng
+ Chỉ ra dạng của bài toán ( Bài toán thuộc dạng toán Tìm số bị chia)
* Với những học sinh làm sai
12
Giáo viên cho học sinh nhận biết lỗi của mình và hướng dẫn học
sinh chữa tương tự như trên để giúp học sinh nắm vững quy tắc và xác định
đúng thành phần chưa biết trong phép tính để thực hiện đúng các bước tính
theo nội dung của bài.
- Các trường hợp làm sai bài tìm số trừ, thừa số, số bị chia tôi cũng tiến
hành tương tự như trên. Với cách làm này sẽ khắc sâu phần lý thuyết để
bản thân những học sinh giải sai cũng như học sinh trong lớp hiểu kĩ và
nắm chắc bài, từ đó học sinh có kỉ năng làm toán dạng này.
2. Rèn cho học sinh có thói quen trước khi làm dạng bài tập "Tìm thành
phần chưa biết của phép tính" phải thực hiện theo các bước sau:
+ Nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính.
+ Nêu tên gọi thành phần chưa biết của phép tính.
+ Đọc lại quy tắc sau đó vận dụng quy tắc vào làm bài.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã tiến hành ở tất cả các tiết học khi gặp
dạng toán này. Vì hiểu được bản chất của phép tính cộng, trừ, nhân, chia,
được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nên học sinh thuộc và nắm chắc quy tắc,
ghi nhớ cách làm và thực hiện cách giải đúng, Khắc phục được tình trạng
chủ quan- cẩu thả trong quá trình làm bài của học sinh, giúp học sinh nắm
chắc kiến thức cơ bản. Từ đó tôi tìm tòi để nâng cao kiến thức cho học sinh
về dạng toán này. Tìm cách giải hay để truyền thụ kiến thức cho học sinh
trong các tiết học ở buổi 2. Nhằm rèn kỉ năng, nâng cao trình độ, kích thích
tính sáng tạo, óc suy luận của học sinh để có thể tìm ra các cách giải khác
nhau. Từ đó làm cho học sinh hứng thú hơn trong học toán.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở tiểu học nói
chung và ở lớp 2 nói riêng. Đồng thời để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tôi
lựa chọn một số dạng toán nâng cao về : " Tìm thành phần chưa biết" để
tạo điều kiện cho học.
13
sinh khá giỏi học tập tích cực nhằm khai thác, đào sâu hình thành cho học
sinh kỉ năng Tìm thành phần chưa biết vững chắc, linh hoạt, sáng tạo qua
đó giúp học sinh phát triển tư duy, biết được phương pháp suy luận, phát
huy năng lực học toán cho học sinh.
* Một số dạng toán nâng cao về : " Tìm thành phần chưa biết".
1 . Tìm một số hạng trong một tổng :
Ví dụ 1 : Tìm a
a + 5 = 15 - 3
+ Với những bài toán dạng này Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tính
tổng trước mà tổng ở đây lại là một hiệu ( 15 - 3 ) từ đó đưa về kiến thức
cơ bản "Tìm số hạng" chưa biết. a + 5 = 15 - 3
a + 5 = 12
a = 12 - 5
a = 7
+ Kiểm tra lại bài tính ( Nhẩm hoặc nháp)
+ Chỉ ra dạng của bài toán ( Bài toán thuộc dạng toán Tìm một số hạng
trong một tổng)
Ví dụ 2 : Tìm một số biết rằng lấy 32 cộng với số đó thì bằng 64 trừ đi 11.
- Hướng dẫn học sinh giải theo các bước sau:
+ Bước 1: Gọi x là số cần tìm, Ta có:
32 + x = 64 - 11
+ Bước 2: Gọi tên các thành phần và kết quả của phép tính đó
32 là số hạng
x là số hạng
64 - 11 là tổng
+ Bước 3: Tính tổng ( Tổng ở đây lại là một hiệu của 64 - 11): 32 + x =
64 - 11
14
32 + x =
53
+ Bước 4 : Tìm số hạng chưa biết x x =
53 - 32
x =
21
Vậy số cần tìm là 21
+ Bước 5 : Kiểm tra lại bài tính ( Nhẩm hoặc nháp)
+ Bước 6 : Chỉ ra dạng cơ bản của bài toán ( Bài toán thuộc dạng toán Tìm
một số hạng trong một tổng)
2 . Tìm số bị trừ:
Ví dụ 1: Tìm a a - 5 = 15 + 8
+ Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tính hiệu trước mà hiệu ở đây là
một tổng ( 15 + 8 ), từ đó đưa về kiến thức cơ bản tìm : "Tìm số bị trừ "
chưa biết.
+ Bước 1: Xác định các thành phần của phép tính a - 5 = 15 +
8
+ Bước 2: Tính hiệu ( hiệu là một tổng của 15 + 8) a - 5 = 23
+ Bước 3: Tìm số bị trừ( a) a = 23 + 5
a = 28
+ Bước 4 : Kiểm tra lại bài tính ( Nhẩm hoặc nháp)
+ Bước 5 : Chỉ ra dạng cơ bản của bài toán ( Bài toán thuộc dạng toán Tìm
một số hạng trong một tổng)
Ví dụ 2: Tìm một số, biết rằng lấy số đó trừ đi 17 thì được số chẵn
liền trước số 20
- Hướng dẫn học sinh tính theo các bước sau:
+ Bước 1: Tìm số chẵn liền trước số 20 (tức là hiệu) ( số đó là 18)
+ Bước 2: Gọi x là số cần tìm ( số bị trừ), Viết phép tính: x - 17 = 18
15
+ Bước 3 : Tìm bị số trừ x x = 18 +
17
x = 35
Vậy số cần tìm là 39
+ Bước 4 : Kiểm tra lại bài tính ( Nhẩm hoặc nháp)
+ Bước 5 : Chỉ ra dạng cơ bản của bài toán ( Bài toán thuộc dạng toán Tìm
số bị trừ )
3 . Tìm số trừ :
Ví dụ 1: 16 - a = 15 - 8
+ Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tính hiệu trước mà hiệu ở đây là
hiệu ( 15 - 8 ), từ đó đưa về kiến thức cơ bản tìm : "Tìm số trừ " chưa biết.
Bước 1: Xác định các thành phần của phép tính 16 - a = 15 - 8
Bước 2: Tính hiệu ( hiệu là một hiệu của 15 - 8) 16 - a = 7
Bước3: Tìm số trừ( a) a = 16 - 7
a = 9
Bước 4: Kiểm tra lại bài tính ( Nhẩm hoặc nháp)
Bước 5: Chỉ ra dạng cơ bản của bài toán ( Bài toán thuộc dạng toán Tìm
số trừ )
Ví dụ 2: Tìm một số, biết rằng lấy 50 trừ đi số đó thì được số lẻ bé
nhất có hai chữ số.
- Hướng dẫn học sinh giải theo các bước sau:
+ Bước 1: Tìm số lẻ bé nhất có hai chữ số ( số 11)
+ Bước 2: Gọi x là số cần tìm, Viết phép tính: 50 - x = 11
+ Bước 3 : Tìm số trừ x x = 50 - 11
x = 39
Vậy số cần tìm là 39
+ Bước 4 : Kiểm tra lại bài tính ( Nhẩm hoặc nháp)
16
+ Bước 5 : Chỉ ra dạng cơ bản của bài toán (Bài toán thuộc dạng toán Tìm
số trừ )
Ví dụ 3: 35 - ( y + 10 ) = 20
- Hướng dẫn học sinh giải theo các bước sau:
+ Bước đầu Giáo viên cần hướng dẫn học sinh gọi tên thành phần và kết
quả của phép tính
35 là số bị trừ
(y + 10) là số trừ.
20 là hiệu
Từ đó ta có các bước giải: 35 - ( y + 10 ) = 20
+ Bước1 : Tìm số bị trừ ( y + 10) y + 10 = 35 - 20
y + 10 = 15
+ Bước2 : Tìm số hạng chưa biết y y = 15 - 10
y = 5
- Khuyến khích học sinh tìm cách giải khác
4 . Tìm một thừa số của phép nhân:
Ví dụ 1 : a x 4 = 19 + 5
- Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tính tích trước mà tích ở đây là
một tích ( 5 x 8 ), từ đó đưa về kiến thức cơ bản tìm : "Tìm thừa số " chưa
biết.
- Hướng dẫn học sinh giải theo các bước sau:
+ Bước 1 : Xác định tên gọi các thành phần của phép tính a x 4 = 19
+ 5
+ Bước 2 : Tính tích ( là một tổng của 19 + 5) a x 4 = 24
+ Bước 3 : Tìm thừa số a a = 24 :
4
a = 6
+ Bước 4 : Kiểm tra lại bài tính ( Nhẩm hoặc nháp)
17
+ Bước 5 : Chỉ ra dạng cơ bản của bài toán ( Bài toán thuộc dạng toán Tìm
một thừa số của phép nhân )
Ví dụ 2 : Tìm một số biết rằng lấy 4 nhân với số đó thì bằng 43 trừ đi
7 .
- Hướng dẫn học sinh giải theo các bước sau:
+ Bước 1: Gọi x là số cần tìm, Ta có:
4 x x = 43 - 7
+ Bước 2: Tính tích( Tích ở đây lại là một hiệu của 43 - 7)
4 x x = 43 - 7
4 x x = 36
+ Bước 3 : Tìm thừa số x x = 36 : 4
x = 9
Vậy số cần tìm là 9
+ Bước 4 : Kiểm tra lại bài tính ( Nhẩm hoặc nháp)
+ Bước 5 : Chỉ ra dạng cơ bản của bài toán ( Bài toán thuộc dạng toán Tìm
một thừa số của phép nhân )
5 . Tìm số bị chia:
Ví dụ 1: a : 3 = 36 : 4
- Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tính thương trước mà thương ở
đây lại là một thương
( 36 : 4 ), từ đó đưa về kiến thức cơ bản tìm : "Tìm số bị chia " chưa biết.
- Hướng dẫn học sinh giải theo các bước sau:
+ Bước 1 : Xác định tên gọi các thành phần của phép tính a : 3 = 36 :
4
+ Bước 2 : Tính thương ( là một thương của 36 : 4 ) a x 4 = 9
+ Bước 3 : Tìm số bị chia a a = 9 x 3
a = 27
18
+ Bước 4 : Kiểm tra lại bài tính ( Nhẩm hoặc nháp)
+ Bước 5 : Chỉ ra dạng cơ bản của bài toán ( Bài toán thuộc dạng toán Tìm
số bị chia )
Ví dụ 2 : Tìm một số, biết rằng lấy số đó chia cho 3 thì bằng 2 nhân với 2.
- Hướng dẫn học sinh giải theo các bước sau:
+ Bước 1: Gọi x là số cần tìm, Ta có:
x : 3 = 2 x 2
+ Bước 2: Tính thương (Thương ở đây là một tích của 2 x 2)
x : 3 = 2 x 2
+ Bước 3: Tìm số bị chia x x : 3 = 4
x = 4 x 3
x = 12
Vậy số cần tìm là 12
+ Bước 4 : Kiểm tra lại bài tính ( Nhẩm hoặc nháp)
+ Bước 5 : Chỉ ra dạng cơ bản của bài toán ( Bài toán thuộc dạng toán Tìm
số bị chia )
Trong quá trình luyện tập thực hành "Tìm thành phần chưa biết" giáo
viên lưu ý học sinh khi làm bài tập dạng này càn chú ý dựa vào mối quan
hệ giữa thành phần và kết quả phép tính để tìm thành phần chưa biết. Và
tiếp tục thực hiện tốt các bước giải trong hoạt động dạy học trên lớp sẽ
giúp cho từng đối tượng học sinh có kỉ năng làm tính và hạn chế dần
những lỗi mà học sinh yếu thường sai phạm , kích thích được tính sáng tạo
của học sinh khá giỏi , khơi dậy nhiều niềm vui trong học toán cho học
sinh trung bình và yếu.
IV. KẾT QUẢ:
Qua thời gian thực hiện một số kinh nghiệm dạy toán : " Tìm thành
phần chưa biết". Kết quả học tập của học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ
rệt, các đợt kiểm tra định kì hầu như học sinh đều giải đúng dạng toán này.
19
Khảo sát kết quả phần "Tìm thành phần chưa biết" tại bài kiểm tra định
kì lần 3, năm học 2009 - 2010 cho thấy 100% học sinh làm đúng các bài
toán dạng này.
Thực tế hiện nay việc "Tìm thành phần chưa biết" của phép tính ( cộng,
trừ, nhân, chia) đối với học sinh lớp 2 đã trở thành kỉ năng trong làm tính
và giải toán.
Còn đối với học sinh khá giỏi vừa được củng cố kiến thức cơ bản và vừa
được phát triển tư duy cho các em.
* Kết quả qua các lần khảo sát chất lượng ( Sau khi áp dụng kinh nghiệm)
như sau:
Thời
gian
Kiể
mtra
Tổng
số
học
sinh
Kiểu bài Sai cách
tính
Sai kết quả Đạt TB
trở lên
SL TL SL TL SL TL
ĐKL
4
2008
2009
30
Tìm thành phần
chưa biết của
phép tính
1 3,3% 0 o 29 96,7%
ĐKL
3
2009
2010
28
Tìm thành phần
chưa biết của
phép tính
0 0 0 0 28 100%
Để đạt được kết quả trên tôi thấy mình phải bồi dưỡng chuyên môn thông
qua các tài liệu dạy học toán và đặc biệt phải học hỏi từ những đồng
nghiệp có bề dày kinh nghiệm. Với điều kiện như hiện nay việc tham gia
giải toán Violympic cũng là một sân chơi bổ ích, một tài liệu vô cùng
phong phú và quý giá để bồi dưỡng kiến thức và nâng cao năng lực cho
bản thân vì thế mỗi giáo viên, mỗi học sinh cần tham gia học tập để nâng
20
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của
sự nghiệp giáo dục.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua nhiều năm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh lớp 2 tôi luôn tìm tòi
nghiên cứu để lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, đơn giản giúp
học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, đạt kết quả cao trong dạy học từ đó tôi rút ra
một số bài học kinh nghiệm sau:
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu
trúc phép tính.
- Cần hướng dẫn học sinh nắm chắc các dạng cơ bản của bài toán về tìm
thành phần chưa biết .
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài theo phương pháp lấy học sinh làm
trung tâm - Hướng dẫn học sinh học tập theo hướng phát huy tính tích cực
sáng tạo của học sinh.
- Cần quan tâm đến mọi đối tượng học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh
yếu kém
- Cần chú ý sửa sai trực tiếp cho những học sinh còn mức lỗi nhằm giúp
các em nắm chắc được bản chất của phép tính.
- Hướng dẫn học sinh nắm chắc mối quan hệ giữa thành phần và kết quả
phép tính.
- Rèn cho học sinh thói quen trước khi làm dạng bài tập" Tìm thành phần
chưa biết" phải thực hiện theo 2 bước tính cơ bản sau:
Bước 1 : Nêu tên gọi của thành phần chưa biết
Bước 2: Đọc thuộc quy tắc sau đó mới vận dụng quy tắc đó để làm bài.
- Khuyến khích học sinh khá giỏi hoàn thành bài tập ngay trong tiết học và
hồ trợ học sinh yếu cách làm bài, giúp học sinh hiểu được ích lợi của việc
giúp đỡ nhau trong học tập
21
- Tập cho học sinh thói quen tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tìm
nhiều cách giải khác nhau để làm bài.
- Luôn có bài tập dành cho học sinh khá giỏi trong các tiết toán buổi 2.
- Giáo viên cần tham gia và khuyến khích động viên học sinh khá giỏi tích
cực tham gia giải toán Violympic, đây là một sân chơi vô cùng quý giá cho
giáo viên và học sinh.
Trên đây là một vài suy nghĩ nhỏ của bản thân tôi về phương pháp dạy
học toán dạng "Tìm thành phần chưa biết" cho học sinh lớp 2 mà tôi đã rút
ra được qua quá trình giảng dạy nhằm rèn luyện kỉ năng làm tính và giải
toán góp phần nâng cao chất lượng đại tra và chất lượng mũi nhọn ở tiểu
học nói chung, ở môn tóan 2 nói riêng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu
phát triển của xã hội và phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
đất nước trong thời kì hội nhập . Đáp ứng lòng mong mỏi của các tầng lớp
nhân dân.
Tuy nhiên trong quá trình trình bày không tránh khỏi những tồn tại
và khiếm khuyết. Rất mong được sự chỉ dần của lãnh đạo các cấp để trong
những năm học sau tôi hi vọng sẽ được cùng đồng nghiệp trao đổi về
phương pháp dạy học các bài tập dạng "Tìm thành phần chưa biết " cho
học sinh lớp 2 ở các dạng bài tập rộng hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
22
23