Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Luận văn sư phạm Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Lỗ Tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.34 KB, 50 trang )

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

Phần Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng Ngũ Tứ nổ ra (1919), cùng với nó là sự ra đời của cả một
nền văn học hiện đại Trung Quốc. Đó là một nền văn học thuộc về quần
chúng, gánh vác sứ mệnh phục vụ cách mạng. Trong những cây bút xuất sắc,
có đóng góp lớn lao cho việc xây dựng và phát triển nền văn học này, Lỗ Tấn
(1881 - 1936) được xem là người đặt nền móng cho văn học hiện đại. Các
sáng tác của ông thấm nhuần tư tưởng triệt để chống phong kiến và giàu tinh
thần giác ngộ quần chúng nhân dân.
Sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn là một di sản tinh thần đồ sộ. Ông sáng
tác rất nhiều thể loại văn học khác như. Thể loại nào cũng để lại dấu ấn đậm
nét, cho thấy một cây bút tạp văn sắc sảo, một ngòi bút truyện ngắn cự phách,
một hồn thơ ý vị đậm đà, một nhà viết kịch sáng tạo, một nhà phê bình nổi
tiếng. Ông xứng đáng được xem là một hiện tượng văn hoá của Trung Quốc,
một người khổng lồ không chỉ của một thời đại.
Là một cây bút truyện ngắn cự phách, Lỗ Tấn đã sáng tác rất nhiều tác
phẩm có giá trị. Truyện ngắn được coi là một bộ phận khá quan trọng trong đó
chứa đựng những tư tưởng, tâm huyết, tài năng của nhà văn. Bằng thực tiễn
sáng tác của mình Lỗ Tấn đã nêu lên một chân lí: giá trị của một nhà văn
không phải ở chỗ sáng tác nhiều hay ít; sinh mệnh của một tác phẩm không
phải ở chỗ đề cập đến những chủ đề trước mắt hay lâu dài. Vấn đề cơ bản vẫn
là sự thống nhất giữa nội dung sâu sắc và nghệ thuật điêu luyện. Chính do chỗ
đó, sáng tác của Lỗ Tấn đã trở thành những truyện ngắn mẫu mực (Pha - đê
- ep) sống mãi với thời gian. Hai tập truyện ngắn tiêu biểu nhất của Lỗ Tấn:
Gào thét (1918-1922), Bàng hoàng (1924 - 1925) đã khái quát sâu rộng lịch sử
thời đại, tái hiện nỗi đau khổ cùng cực của nhân dân, đặc biệt là của nông dân
Trung Quốc trước khi được giai cấp vô sản lãnh đạo; vạch ra tiền đồ cách


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

1


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

mạng với một niềm tin tưởng ở tương lai; qua đó thể hiện rõ đặc điểm của chủ
nghĩa cách mạng. Có thể nói thể loại truyện ngắn đã đem lại vinh quang cho
Lỗ Tấn, đưa nhà văn lên địa vị của một nhà văn thế giới.
ở Việt Nam, Lỗ Tấn làm một trong số tác gia văn học nước ngoài rất
được chú ý. Những tác phẩm của ông được đưa vào giảng dạy trong chương
trình của giáo dục các bậc học phổ thông, cao đẳng, đại học.
Vì vậy, việc học tập và tìm hiểu về Lỗ Tấn sẽ giúp cho người viết khoá
luận có những thuân lợi cho việc giảng dạy văn học nước ngoài sau này. Đồng
thời có cái nhìn đầy đủ hơn về xã hội Trung Quốc, về tài năng nghệ thuật và tư
tưởng của nhà nhân đạo Lỗ Tấn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lỗ Tấn là nhà văn hiện thực vĩ đại của thế giới. Nghiên cứu về Lỗ Tấn
là một đề tài thu hút rất nhiều các nhà nghiên cứu văn học, các nhà chính trị,
các nhà văn của Trung Quốc và của thế giới.
ở Trung Quốc, Lỗ Tấn được các nhà văn cùng thời khâm phục, ngưỡng
mộ nhân cách cao đẹp của ông. Theo như kể lại ông là một người yêu ghét
rạch ròi và thẳng thắn. Có rất nhiều bài báo, bài phát biểu khẳng định vị trí
của Lỗ Tấn trong nền văn học Trong Quốc. Trong bài phát biểu Bàn về chủ
nghĩa dân chủ mới Mao Trạch Đông đã ca ngợi Lỗ Tấn là vị chủ tướng của

cuộc vận động cách mạng văn hoá Trung Quốc. Ông không chỉ là nhà văn vĩ
đại mà còn là nhà tư tưởng vĩ đại và nhà cách mạng vĩ đại. Đây là một nhận
xét khá toàn diện về những phương diện mà Lỗ Tấn đã tham gia và đóng góp
vào sự tiến bộ của Trung Quốc.
Không chỉ giới hạn trong nước, việc nghiên cứu Lỗ Tấn trên thế giới
cũng rất sôi nổi. ở Nga, văn hào Pha - đê - ép đánh giá Lỗ Tấn rất cao: Ngoài
những nhà văn của Tổ quốc chúng tôi, Lỗ Tấn là một nhà văn ngước ngoài
duy nhất mà sáng tác đã làm cho những nhà văn Nga chúng tôi thấy thân thiết
được như thế - Và ông nhận xét Lỗ Tấn là một nhà văn Trung Quốc một
Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

2


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

trăm phần trăm, ông đã cống hiến cho nhân loại những hình thức dân tộc
không thể bắt chước được. Còn nhà văn Pháp Rô măng Rô lăng thì thán phục
trước tác phẩm AQ chính truyện của Lỗ Tấn: Tác phẩm tả thực châm biếm
này là của thế giới. Nhà nghiên cứu văn học Mỹ Rôbediganmi nói rằng Tác
phẩm của ông có mang tính hiện thực và tính châm biếm tuyệt diệu ở giọng
điệu... Những lời nhận xét đó là kết quả của những quá trình nghiên cứu, tìm
hiểu kỹ lưỡng về Lỗ Tấn và các tác phẩm của ông.
Lỗ Tấn đến Việt Nam tương đối muộn, đó là lời của giáo sư Đặng
Thai Mai - người có công khai sơn phá thạch trong việc nghiên cứu, giới thiệu
Lỗ Tấn và văn học hiện đại Trung Quốc ở Việt Nam. Đó là năm 1944, khi đất

nước còn chiến tranh nhưng tác phẩm của Lỗ Tấn có sức thu hút đặc biệt đối
với giáo sư. Công trình nghiên cứu đó cho ra đời các tập: Lỗ Tấn - thân thế,
văn nghiệp, Tạp văn, và một số truyện ngắn như: AQ chính truyện, Khổng ất
Kỉ, Lễ cầu phúc, ... của Lỗ Tấn đã được giới thiệu ở nước ta. Tiếp đó là công
trình nghiên cứu của giáo sư Lương Duy Thứ gồm có: Lỗ Tấn - phân tích tác
phẩm, Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn, Lỗ Tấn - tác phẩm và tư liệu. Trong các
công trình nghiên cứu của mình, giáo sư đã có những đánh giá rất sắc nét về
vấn đề nông dân và cách mạng trong văn chương Lỗ Tấn và coi đó là một nội
dung tuyên chiến chống phong kiến sâu sắc. Tác giả Phương Lựu trong cuốn
Lỗ Tấn - nhà lí luận văn học nhìn các truyện ngắn viết về người nông dân của
Lỗ Tấn dưới ánh sáng lí luận, là một trong những minh chứng cho các luận
điểm về lí luận văn học của Lỗ Tấn. Trong giáo trình Lịch sử văn học Trung
Quốc, tập 2 của Nguyễn Khắc Phi - Lương Duy Thứ, Nxb Giáo dục 1988 cũng
đề cập đến các truyện ngắn viết về người nông dân với tư cách là một dẫn
chứng sâu sắc nhất, thuyết phục nhất cho nội dung tuyên chiến chống phong
kiến trong các sáng tác của Lỗ Tấn. Ngoài ra, còn có một đội ngũ các dịch
giả, các nhà nghiên cứu, phê bình các tác phẩm của Lỗ Tấn với những tên tuổi
như: Phan Khôi, Trương Chính, Phạm Tú Châu, Lê Nguyên Cẩn, Trần Lê
Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

3


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

Bảo,... Trong các công trình nghiên cứu của mình, vấn đề người nông dân

được các tác giả nhìn nhận ở các góc độ khác nhau, song đều khẳng định rằng,
đây là một trong những đề tài trung tâm trong sáng tác của Lỗ Tấn. Như vậy,
tuy đều khẳng định vị trí quan trọng của những sáng tác về người nông dân
trong sự nghiệp của Lỗ Tấn nhưng cho đến nay chưa có một công trình nào đi
sâu nghiên cứu những tác phẩm này.
Thấy được ý nghĩa quan trọng của những sáng tác về hình tượng người
nông dân và thấy được những tư tưởng lớn mà Lỗ Tấn chủ yếu gửi gắm trong
đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Hình tượng người nông dân trong một
số truyện ngắn Lỗ Tấn, với mong muốn tìm hiểu, khám phá những ý nghĩa
sâu sắc mà thiên tài văn học Lỗ Tấn thể hiện qua đó.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài đã chọn, nhiệm vụ nghiên cứu là cần làm sáng rõ hình tượng
người nông dân được đề cập trong một số truyện ngắn Lỗ Tấn. Để làm rõ đề
tài này, cần chỉ ra các khía cạnh: cơ sở hình thành hình tượng người nông dân
trong truyện ngắn Lỗ Tấn, số phận cuộc đời của nhân vật, nghệ thuật khắc hoạ
hình tượng nhân vật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Trong khoá luận này, đối tượng mà chúng tôi tập trung tìm hiểu là
người nông dân trong một số truyện ngắn Lỗ Tấn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đưa vào một số truyện ngắn trong hai
tập Gào thét (1918- 1922) và Bàng hoàng (1924 - 1925) của Lỗ Tấn mà nhân
vật người nông dân là nhân vật trung tâm cùng những bài tạp văn thể hiện
quan điểm của Lỗ Tấn về người nông dân và quan điểm sáng tác văn học về
người nông dân. Bên cạnh đó, chúng tôi chú ý đến hoàn cảnh lịch sử xã hội và

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:


4


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

đặc điểm lịch sử xã hội thời Lỗ Tấn sống có ảnh hưởng như thế nào đến sáng
tác của ông.
Cơ cấu của khoá luận ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần chính
văn gồm hai chương:
Chương 1: Khảo sát cơ sở hình thành hình tượng người nông dân trong
văn học Trung Quốc nói chung và trong truyện ngắn Lỗ Tấn nói riêng.
Chương 2: Hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn Lỗ
Tấn.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh - tổng hợp.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

5


Khoá luận tốt nghiệp đại học


Trần Thị Duyên

Phần nội dung
Chương 1. Khảo sát cơ sở hình thành hình tượng
người nông dân trong văn học Trung Quốc nói chung
và trong truyện ngắn Lỗ Tấn nói riêng
1.1. Cơ sở lịch sử xã hội Trung Quốc.

Nhân vật người nông dân không phải đến sáng tác của Lỗ Tấn mới được
đề cập trong văn học, mà nó được đề cập ở tất cả các thời kì lịch sử trước đó
trong văn học Trung Quốc, ở những mức độ khác nhau. Viết về người nông
dân - đó là một đề tài thu hút nhiều sáng tác văn học, không chỉ trong văn học
hiện đại mà đã có ở văn học trung đại. Cơ cở của vấn đề này bắt nguồn từ đặc
điểm đời sống xã hội tư tưởng ở Trung Quốc.
Chúng ta biết rằng, Trung Quốc là một nước có lãnh thổ rộng, có bề dày
văn hoá nghìn năm. Là một nước Châu á, ở đây cũng sớm hình thành một nền
văn minh lúa nước và nghề canh tác chủ yếu là nông nghiệp. Nông nghiệp đã
trở thành một ngành quan trọng nuôi sống cả xã hội Trung Quốc ngay từ thuở
khai thiên lập địa thời kỳ dựng nước và giữ nước. Và cho đến ngày nay, mặc
dù khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, ngành công nghiệp và dịch vụ
chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, nhưng nông nghiệp vẫn giữ một vai trò thiết
yếu trong nền kinh tế quốc dân. Người dân nơi đây sớm hình thành phẩm chất
cần cù, chịu khó và ý thức vươn lên.
Trong các giai tầng xã hội, nông dân là giai cấp xuất hiện sớm nhất, là
chủ nhân của nền văn minh lúa nước và cũng là lực lượng cơ bản trong toàn bộ
lịch sử phát triển của Trung Quốc thời trung đại thậm chí cả thời cận hiện đại.
Với số lượng chiếm hơn 95% dân số, nông dân có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ
cấu tổ chức xã hội, đến nền văn hoá và đến cả tư duy sáng tạo nghệ thuật. Vấn

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Trang:

6


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

đề nông dân luôn đặt ra cho xã hội những yêu cầu bức thiết. Điều đó cho thấy
giai cấp này đòi hỏi sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội.
Văn hoá Trung Quốc là nền văn hoá lâu đời, tồn tại và phát triển hơn
4000 năm. Văn hoá nảy sinh, hình thành từ quần chúng, thể hiện rõ nhất cuộc
sống và sinh hoạt của quần chúng. Nông dân là tầng lớp chiếm số đông trong
xã hội, lại xuất hiện sớm nhất. Cho nên có thể thấy văn hoá Trung Quốc thể
hiện rõ nhất qua đời sống và sinh hoạt tinh thần của họ. Văn học là một yếu tố
nảy sinh từ văn hoá, là tấm gương phản chiếu mọi biến thái của đời sống xã
hội và là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ. Dù muốn hay không
các nhà văn cũng phải đưa vào tác phẩm của mình những mảng đời sống hiện
thực của thời đại mà mình đang sống. Cái đẹp vốn nảy sinh từ cuộc sống và
con người không thể giũ bỏ tất cả những cái đang diễn ra quanh mình. Đúng
như Hồ Chí Minh đã phát biểu nhân đến thăm triển lãm hội hoạ Hà Nội, 1946:
Người trần lên tiên cũng có lẽ thích thật. Nhưng nhìn mãi cái đẹp không thay
đổi rồi cũng thấy chán nản, nhạt nhẽo và mới biết rằng: muốn tìm thấy sự thay
đổi, sự ham mê thật, phải trở về với cuộc sống sinh hoạt thực tại của con
người. Vì vậy trong văn học trung đại Trung Quốc nói chung, văn xuôi Trung
Quốc nói riêng, đời sống và số phận của người nông dân lao động được phản
ánh rõ nét. Hình tượng người nông dân trở thành hình tượng quen thuộc trong
văn học Trung Quốc. Cuộc sống, sinh hoạt, ý thức, của họ trở thành những

vấn đề tập trung bàn luận của văn chương. Văn học viết về người nông dân với
rất nhiều cảm hứng nhưng cơ bản chủ yếu và có giá trị nhất là những sáng tác
thể hiện sự đồng cảm, xót thương với những số phận bất hạnh của người nông
dân lao động. Đặc điểm này được thấy rõ ngay từ những sáng tac văn học đầu
tiên. Đó là Kinh thi tuyển tập thơ dân gian đầu tiên của văn học Trung Quốc.
Trong Kinh thi bên cạnh những bài thơ viết về tình yêu, hôn nhân với những
biểu hiện lành mạnh, trong sáng tràn đầy tinh thần lạc quan của nhân dân lao
động, người đọc còn tìm được rất nhiều bài thơ dựng lên một cách sinh động
Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

7


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

hình ảnh của những người dân lao động (chủ yếu là nông nô nông nghiệp),
chẳng hạn như thơ Quốc phong, một phần thơ Tiểu nhã các bài Thái vi, Hà
thảo bất hoàng, Phạt đàn, Thạch thử, Bắc môn, Thố viên, Thất nguyệt, phản
ánh tình cảnh người nông dân làm lụng cực khổ mà không đủ ăn và tâm trạng
buồn chán của người nông dân mặc áo chiến binh. Ví như thơ Bão vũ tố cáo:
Chim nhạn xao xác bay đi
Còn đâu tổ ấm, chia ly những ngày.
Lệnh vua việc nọ việc này.
Mạ già quá lứa, ruộng cày bỏ không
Mẹ cha bỏ đói ai trông
Trời xanh có biết cho không hở trời

Bao giờ yên được thân tôi.
(Chương một)
Nông dân đói khổ, có khi họ dám chửi, chửi bằng thơ. Và điều này
được phản ánh trong Kinh thi:
Nhân chi vô lương,
Ngã dĩ vi quân !
(Thuần chi bôn bôn)
Hoặc là:

Nhân chi vô nghị,
Bất tử hà vi ?
(Tướng thử)

Theo dòng thời gian, đến thời Đường thời kì phát triển rực rỡ nhất của
thơ ca cổ điển Trung Quốc, chúng ta thấy những vần thơ viết về người nông
dân lao động và số phận khổ đau của họ dường như thống nhất hơn, bi thương
hơn và nhiều nước mắt hơn. Thánh thơ Đỗ Phủ một con người có trái tim
yêu ghét nồng cháy, có tấm lòng nhân đạo bao la, luôn gắn liền nỗi bất hạnh
của cá nhân với nỗi đau khổ của quần chúng nhân dân. Mỗi bài thơ của Đỗ
Phủ là một bức tranh hiện thực phơi bày mâu thuẫn xã hội, vạch trần cuộc
Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

8


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên


sống bất công: vua chúa thì xa hoa, người dân thì lầm tham, đói khát. Trong
các bài thơ: Tự binh phó Phụng Tiên huyện vinh hoài ngũ bách tự, Thạch Hào
lại, Tuế án hành, Binh xa hành, Lại gửi Ngô Lang, ông đã nêu lên nỗi đau
khổ, tủi hờn của người nông dân; qua đó thể hiện sự đồng cảm xót thương đối
với những đau khổ của họ. Đọc Thạch Hào lại những nhân vật ông già, bà già
gợi cho người đọc sự xót thương sâu sắc. Đó là những con người đã ở bên kia
con dốc của cuộc đời, nhưng ở cái tuổi xế chiều họ vẫn phải chịu đựng bao
đắng cay:
Chiều ghé xóm Thạch Hào
Quan bắt người nửa đêm
Ông già vượt tường trốn
Bà già ra cửa nhìn.
(Thạch Hào lại)
Đỗ Phủ lên án tội ác của chiến tranh đã gây ra cảnh chia li, tan tác cho
người dân. Đồng thời ông xót xa khi nghe họ than thở:
Cứ như đông năm nay
Quan Tây chưa khỏi lính
Trên huyện lại đòi tô
Tô thuế tiền đâu tính.
(Binh hành xa)
Ngoài thơ Đỗ Phủ, chúng ta còn thấy rất nhiều nhà thơ đời Đường viết
về người nông dân như: Bạch Cư Dị, Lý Thân, Bĩ Nhật Hữu, Những vần thơ
chứa đầy nước mắt, những giọt nước mắt cay đắng, xót xa, đau đớn của người
lao động trong cảnh chiến tranh loạn lạc, trong cảnh bị áp bức bởi thuế khoá
nặng nề.
Người nông dân lao động vất vả song vẫn không tránh khỏi chết đói:
Bốn bể ruộng không hoang,
Nông dân còn đói chết !
(Lý Thân Cổ phong)

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

9


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

Tại sao lại như vậy? Bởi vì họ luôn bị bóc lột nặng nề bởi tô cao thuế
nặng:
Lụa dệt chưa xong tấm
Tơ ươm chưa đủ cân
Lý hào đã bắt nộp
Không chịu để khoan khoan.
(Bạch Cư Dị Thuế nặng)

Tóm lại, các nhà thơ đời Đường, mỗi người mỗi cách nói khác nhau
nhưng họ gặp nhau ở tấm lòng, sở sự đồng cảm, xót thương, tiếng nói tri âm
đối với người dân lao động đau khổ.
Sau đời Đường, chúng ta còn thấy rất nhiều tác giả viết về nông dân, mà
đáng lưu ý là tác giả Thi Nại Am ở thời Minh. Khởi nghĩa nông dân là nguồn
cảm hứng chủ yếu để nhà văn viết nên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Thuỷ hử. Tác
phẩm này được coi là món ăn tinh thần, là vũ khí đấu tranh của quần chúng
lao động, phản ánh một cách sâu rộng nhất cuộc đấu tranh của nông dân,
chiến tranh nông dân mà trong lịch sử văn học Trung Quốc chưa có tác phẩm
nào thể hiện được sâu sắc như vậy.
Có thể nói, cùng với tiến trình lịch sử văn học Trung Quốc, hình ảnh

người nông dân ngày càng được khắc họa rõ nét. Hình ảnh người nông dân
không chỉ xuất hiện trong văn học Trung Quốc thời trung đại mà còn hiển
hiện rất rõ trong văn học Trung Quốc thời cận hiện đại. Đó là trong sáng tác
của Lỗ Tấn nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Trung Quốc.
1.2. Đặc điểm lịch sử xã hội trung quốc thời kỳ Lỗ Tấn sống và
sáng tác.

Lỗ Tấn sống và chứng kiến xã hội Trung Quốc trong hai thập kỉ cuối
thế kỉ XIX và hơn ba thập kỷ đầu của thế kỉ XX. Đó là thời kì chuyển biến
mạnh mẽ, thời kì có những biến đổi sâu sắc trong đời sống chính trị, trong tiến
Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

10


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

trình lịch sử và trong sự vận động của văn hoá Trung Quốc. Xã hội Trung
Quốc chuyển mình từ phong kiến hạ kỳ sang một hình thức xã hội chủ nghĩa.
Có thể coi đây là giai đoạn chuyển giao vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa, khi mà
cái cũ đã suy tàn nhưng còn đeo đẳng, cái mới xuất hiện nhưng còn non yếu,
cuộc đấu tranh không cân sức giữa cái cũ và cái mới trở nên căng thẳng. Đôi
khi cái cũ tạm thời chịu thua song nó lại tạo nên những vết thương trong lòng
xã hội, gây ra những bi kịch cho dân tộc. Cả dân tộc Trung Hoa đang trong
hành trình vật vã tìm đường. Những sự kiện lịch sử trọng đại liên tiếp diễn ra:
dư âm của cách mạng Tân Hợi (1911), âm vang của cách mạng tháng Mười

Nga (1917), không khí sục sôi của phong trào Ngũ Tứ (1919), sự ra đời của
Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921) đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã
hội và con người Trung Hoa, đặc biệt ảnh hưởng rất đậm nét trong khuynh
hướng sáng tác của các nhà văn, trong đó có Lỗ Tấn.
Không còn ở trạng thái tĩnh lặng và quy củ như trước, xã hội Trung
Quốc đã có sự xáo trộn, mâu thuẫn giai cấp nảy sinh và ngày một căng thẳng.
Trong đó, chủ yếu là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến. Nông
dân họ là lực lượng đông đảo nuôi sống xã hội song lại khổ nhục nhất, thua
thiệt nhất. Họ không những bị bóc lột về kinh tế mà còn bị đầu độc về tinh
thần và bị đẩy vào những trạng thái đầy bi kịch. Trong khi đó, giai cấp thống
trị không ngừng tăng cường vơ vét, áp bức và ngày càng tàn bạo. Chính vì thế,
mâu thuẫn giai cấp nảy sinh như một điều tất yếu trong xã hội phong kiến
đang trong thời kỳ mục ruỗng. Điều này dẫn tới sự nổi dậy của các phong trào
đấu tranh của nông dân chống áp bức, chống phong kiến
Sống trong xã hội ấy, Lỗ Tấn đã sống rất gần giũ và gắn bó với người
nông dân nghèo khổ. Hoàn cảnh xuất thân đặc biệt: mồ coi cha năm 16 tuổi,
Lỗ Tấn sống với mẹ một phụ nữ nông dân nhưng trí lực và trung hậu. Người
mẹ ấy đã nuôi dạy ông ăn học, dạy dỗ ông ăn ở theo đạo lý của người làm ra
hạt gạo. Thêm vào đó, miền quê ngoại Phủ Thừa Thiên, nơi Lỗ Tấn đã lớn
Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

11


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên


lên cùng bao trẻ em nông dân khác, đã gắn bó với bao nông dân, tuy cuộc
sống cơ cực nhưng họ thật thà, tốt bụng và thuần phác. Vì vậy, ông rất hiểu
họ, đồng cảm với những khốn khó của họ và mang ơn họ rất nhiều. Ông tự ý
thức cho mình khi cầm bút: đó là cần phải viết về những người nông dân để tất
cả mọi người thấy được người nông dân có nhiều phẩm chất tốt đẹp như thế
nào nhưng họ lại phải chịu cuộc đời khốn khổ ra sao. Từ đó kêu gọi xã hội hãy
bảo vệ cuộc sống và ước mơ của những con người thấp cổ bé họng. Lỗ Tấn
luôn tâm niệm: viết về họ, đó là món nợ tinh thần cần phải trả và chừng nào
chưa trả được thì ông còn áy náy.
Với một lòng yêu nước, yêu dân chân thành, thắm thiết, Lỗ Tấn đau xót
trước cảnh đất nước rối ren, người dân khổ cực. Ông tìm hiểu nguyên nhân và
đưa ra cho mình chủ trương phải cải tạo xã hội. Cả cuộc đời, ông đã hiến
dâng, hoạt động không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Quá trình
sống là quá trình cố gắng tìm đường cho dân tộc. Từ con đường làm thuốc
chữa bệnh thể xác, Lỗ Tấn nhận thức được căn bệnh tinh thần còn nguy hiểm
hơn: Dân mà còn ngu muội hèn nhát thì dù cho thân thể khoẻ mạnh cường
tráng đi chăng nữa, cũng có thể làm thứ người mà người ta đưa ra chém đầu
thị chúng và làm thứ người đứng xem cuộc thị chúng vô vị như thế kia mà
thôi. Còn như ốm đau mà còn có phải chết đi ít nhiều thì chưa hẳn phải bất
hạnh, cho nên điều chúng ta phải làm trước hết là biến đổi tinh thần họ, tất
nhiên không gì bằng văn nghệ (Tựa viết lấy cho tập Gào thét) và ông đã
chuyển sang làm văn nghệ. Ông tự đặt cho mình nhiệm vụ chủ yếu của sáng
tác là làm sao thức tỉnh được những con người đang bị đè nén áp bức, làm sao
đánh thức được họ dậy dể phá tan cái ngôi nhà bằng sắt không có cửa sổ mà
xã hội tông pháp phong kiến dựng lên. Ông đã hát cho họ nghe bài hát lạc
điệu của chính bản thân họ. Sống dưới ách thống trị lâu đời của cả một thượng
tầng kiến trúc phong kiến nặng nề, nhân dân lao động đã bị đầu độc, lại mê
muội, tiêm nhiễm một cách không tự giác những thói hư tật xấu của xã hội
Trường ĐHSP Hà Nội 2


Trang:

12


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

thượng lưu vốn xa lạ với bản chất sẵn có của họ. Lỗ Tấn luôn định hướng cho
mình Mỗi khi chọn đề tài, tôi đều chọn những người bất hạnh trong xã hội
bệnh tật với mục đích là lôi hết bệnh tật của họ ra làm cho mọi người chú ý
tìm cách chạy chữa (Vì sao tôi viết tiểu thuyết). Trong những người bất hạnh
đó, ông tập trung chú ý vào giai cấp nông dân, giai cấp được coi là dưới đáy
của xã hội chịu nhiều đau khổ nhất nhưng ý thức giác ngộ chưa cao. Đứng
trên lập trường triệt để phủ nhận chế độ phong kiến, xuất phát từ quan điểm
dân chủ cách mạng để quan sát và mô tả người nông dân bình thường, Lỗ Tấn
nâng niu trân trọng những nhân tố tích cực của họ, tin tưởng vào khả năng
cách mạng của họ. Ông nóng lòng hi vọng một ngày kia những người nông
dân sẽ đứng lên phá bỏ cuộc sống tù túng ngột ngạt của mình. Ông đã từng
xót xa trước sự mê muội, an phận của họ Ai kì bất hạnh, nộ kì bất tranh
(thương họ vì họ khổ, giận họ vì không đấu tranh).
Như vậy, đề tài về người nông dân trong văn học là đề tài mang tính
truyền thống. Nói điều đó để chúng ta khẳng định rằng không phải đến Lỗ
Tấn, đề tài này mới được đưa vào văn học. Có nghĩa là, quan điểm của Lỗ Tấn
về vấn đề nông dân mang tính truyền thống, ông có sự kế thừa, tiếp thu có
chọn lọc quan điểm của văn học truyền thống. Tuy nhiên, Lỗ Tấn đã có sự
vươn cao hơn so với văn học quá khứ. Vấn đề giải phóng nông dân được ông
đặt ra với yêu cầu cao hơn: giải phóng nông dân là thước đo cho sự giải phóng
xã hội. Vì thế quan điểm của Lỗ Tấn về vấn đề nông dân mang tính thời đại.

Với lòng nhân đạo bao la, với trái tim giàu yêu thương, ông đã phản ánh hiện
thực khổ đau của người lao động, đồng thời chỉ rõ cho họ thấy nguyên nhân
của sự đau khổ ấy là do hủ tục của lễ giáo phong kiến nghìn năm và hiện thực
đen tối của xã hội đương thời. Viết về họ, Lỗ Tấn mong muốn họ thức tỉnh và
đứng lên đấu tranh cho quyền sống, quyền hạnh phúc của mình. Như vậy, Lỗ
Tấn đã thực hiện được mục đích của mình trên con đường làm văn nghệ, ông
đã biến văn chương thành thứ vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh giải phóng
Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

13


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

dân tộc, giải phóng nông dân, đưa họ tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó chính là
sự tiến bộ vượt bậc trong quan điểm Lỗ Tấn so với quan điểm văn học truyền
thống về vấn đề nông dân. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu ở
chương sau.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

14



Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên
Chương 2

Hình tượng người nông dân
trong một số truyện ngắn Lỗ Tấn
2.1. Những khái niệm chủ yếu
2.1.1. Hình tượng
Cùng với sự xuất hiện và tiến hoá của loài người thì nghệ thuật - một
hình thái ý thức xã hội cũng dần ra đời và phát triển mạnh mẽ để phục vụ
chính xã hội loài người và chịu sự chi phối của con người trong mỗi thời đại
khác nhau.
Vai trò chính của nghệ thuật là phản ánh cuộc sống và nó lấy hình
tượng là phương tiện thể hiện. ở bất cứ loại hình nghệ thuật nào, từ kiến trúc,
điêu khắc, âm nhạc, hội hoạ đến văn học đều dùng đến hình tượng nghệ thuật
nhằm dựng lên những bức tranh của đời sống, của số phận con người với
những cảnh đời riêng biệt v.v... Tất cả đều nhằm khơi dậy trong lòng người
đọc người xem những ý nghĩ đối với đời sống bằng một tác động tổng hợp cả
lý trí lẫn tình cảm.
Theo Từ điển tiếng Việt 2006 do Hoàng Phê (chủ biên): Hình tượng là
sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức
những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm
tính. Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Nxb Giáo dục, 2004, tr.147 định nghĩa
Hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng
tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật.
Trong truyện ngắn của mình, Lỗ Tấn đã xây dựng một hệ thống các
hình tượng: hình tượng con người, hình tượng con đường, hình tượng cuộc
sống,... bằng những hiện tượng cụ thể sinh động có thật trong xã hội. Qua đó
nhà văn thể hiện những nhận thức, tư tưởng của mình.


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

15


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

2.1.2. Hình tượng nhân vật
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể
đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Chức năng cơ bản của
nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người và thể hiện quan điểm
nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người, vì thế nhân vật
luôn gắn liền với chủ đề của tác phẩm (Theo Từ điển thuật ngữ văn học Lê Bá
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) - Nxb Giáo dục, 2004).
Vậy hình tượng nhân vật là gì ?
Trong Từ điển Hán Việt của tác giả Phan Văn Các (2003), Nxb TP Hồ
Chí Minh, tr.190 giải thích: Hình tượng nhân vật là hình ảnh con người hay
đời sống được miêu tả trong tác phẩm để phản ánh hiện thực và thể hiện một
tư tưởng, tình cảm nào đó.
Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học là một trong những biểu
hiện màu sắc chủ quan của tác giả. Hình tượng nhân vật người nông dân trong
truyện ngắn Lỗ Tấn là những con người bất hạnh trong xã hội bệnh tật. Xây
dựng hệ thống hình tượng nhân vật này, Lỗ Tấn muốn gióng lên tiếng chuông
thức tỉnh nhân dân Trung Quốc đang ngủ say trong căn nhà hộp sắt, đồng
thời hát cho đồng bào mình nghe bài hát lạc điệu của bản thân họ, chỉ cho họ

thấy những bước đi sai nhịp trên con đường hành quân tiến về tương lai
[13,17].
Hình tượng người nông dân trong truyện ngắn Lỗ Tấn thể hiện ở các
cấp độ cụ thể: điển hình cho những người thuộc tầng lớp bần cố nông cùng
đường như AQ trong AQ chính truyện, đại diện cho số phận bất hạnh nhất như
thím Tường Lâm trong Lễ cầu phúc, chị Tư Thiền trong Ngày mai; có ý thức
đấu tranh như cô ái trong Ly hôn.
2.2. Nông dân - hình tượng trung tâm trong tác phẩm Lỗ Tấn
Trong sáng tác của mình, Lỗ Tấn dành nhiều trang viết để khắc hoạ
hình tượng người nông dân và coi đó là hình tượng trung tâm khi làm văn
Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

16


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

nghệ. Tìm hiểu về Lỗ Tấn và tác phẩm của ông, do khuôn khổ đề tài, chúng
tôi chỉ dừng lại khảo sát hình tượng người nông dân trong một số truyện ngắn
Lỗ Tấn mà người nông dân đóng vai trò là nhân vật chính. Đó là các truyện
ngắn: AQ chính truyện, Cố hương, Lễ cầu phú, Ngày mai, Ly hôn. Qua việc
khắc hoạ hình tượng những nhân vật trong các truyện, nhà văn đã cho người
đọc thấy được những nẻo đường số phận của nhân vật và tấn bi kịch trong
cuộc đời của nhân vật - câu hỏi lớn không có câu trả lời.
2.2.1. Những nẻo đường số phận
Đọc truyện ngắn và tạp văn Lỗ Tấn chúng ta nhận thấy, xã hội phong

kiến Trung Quốc trong quá trình suy tàn, bộc lộ nhiều xấu xa, nhiều mặt trái.
Cuộc sống dưới chế độ đó thì thật là đáng sợ. Con người lúc nào cũng nơm
nớp đề phòng, người với người là lang sói. Trong bối cảnh đó, người nông dân
phải sống một cuộc sống cơ cực về vật chất, tăm tối về tinh thần, sống mà như
không sống. Nguyên nhân gây nên không chỉ là do sự ràng buộc tàn ác của hủ
tục quá khứ mà còn do chính cuộc sống hiện tại với nhiều trắc trở, khó khăn.
Mỗi số phận là mỗi nẻo đường gập ghềnh nhiều đau khổ, cuộc sống con người
nhìn chung đều bất hạnh và đắng cay. Trên cơ sở những điều trông thấy
hằng ngày, Lỗ Tấn đã phản ánh khá chân thực và sâu sắc vào trang viết của
mình. Hình ảnh người nông dân khốn khổ trong truyện ngắn của ông hiện lên
vừa là nạn nhân của hủ tục quá khứ vừa là nạn nhân của hiện tại.
Trước hết nói về hủ tục quá khứ, chúng ta biết rằng: Lịch sử phong kiến
Trung Quốc bốn nghìn năm là lịch sử ăn thịt người. Nó được cụ thể hoá một
cách sinh động bởi những bữa thịt người thết bọn giàu sang liên tục, dài dằng
dặc với những cái mồm máu me và những tiếng cười cuồng loạn lấp liếm tiếng
rên la kêu khóc của phụ nữ, trẻ em và bao nhiêu dân lành vô tội (Trước đèn
tuỳ bút). Cái độc ác của lễ giáo phong kiến chính là ở chỗ nó là những con
dao mềm cứa vào cổ không thấy đau, chém vào đầu không chảy máu, biến
những người dân lương thiện thành những con cừu dấn thân vào lò mổ mà vẫn
Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

17


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên


cảm thấy tự hào sung sướng. Nó trở thành công cụ đắc lực của giai cấp thống
trị nhằm để duy trì chế độ đẳng cấp, kìm kẹp con người trong kiếp sống nô lệ.
Bọn chúng đã bố trí đâu vào đấy, có giàu, có nghèo, có lớn, có bé, có trên, có
dưới. Mình bị ngược đãi khinh rẻ nhưng mình lại ngược đãi khinh rẻ người
khác, mình bị người khác ăn thịt nhưng mình lại ăn thịt người khác. Tầng
tầng, lớp lớp chế ngự lên nhau không thể vươn lên được mà cũng không nghĩ
đến chuyện vươn lên (Trước đèn tuỳ bút). Cứ như thế con người trở thành vật
hy sinh không tự giác cho lễ giáo và chế độ phong kiến. Vậy nên trên thực tế,
xã hội phong kiến Trung Quốc trở thành lò nấu thịt người, lịch sử bốn nghìn
năm trở thành bữa tiệc thịt người dài vô tận và cái gọi là văn minh Trung
quốc kỳ thực chỉ là bữa tiệc thịt người bày ra cho bọn giàu sáng hưởng thụ, mà
cái gọi là nước Trung Quốc kỳ thực là cái bếp để sửa soạn thịt người (Trước
đèn tuỳ bút).Và để duy trì đặc quyền, đặc lợi của mình, giai cấp thống trị đã
biến lễ giáo phong kiến thành một thứ nọc độc như nọc độc con tò vò trích vào
huyệt thần kinh vận động của con sâu xanh, khiến con sâu bị tê liệt đi không
chết nhưng cũng không chống cự được, để làm mồi nuôi con bọn chúng là
những hung thủ còn tàn nhẫn hơn cả con tò vò bởi con tò vò chỉ cần con sâu
xanh không động đậy là được, còn bọn chúng muốn cho vận động được nhưng
không có tri giác. Người nông dân trong xã hội phong kiến Trung Quốc chính
là nạn nhân của con tò vò và con chúng. Họ đang sống một cuộc sống
không phải là của một con người bình thường mà là cuộc sống nô lệ không
hơn. Họ bị nhấn chìm xuống đáy sâu của vực thẳm, của sự bế tắc và cùng
đường, sống phải vật lộn mà lúc chết cũng không được thanh thản. Họ bị chế
ngự bởi chính quyền, tộc quyền, nam quyền và thần quyền. Tư tưởng lạc hậu,
những mê tín dị đoan, nếp nghĩ nếp làm lạc hậu, cổ hủ,... đã len lỏi và kết tủa
thành mảng bám trong tâm trí họ. Mảng bám ấy ngày càng dày hơn và nó bao
phủ lý trí. Nó chế ngự cả cái cuộc sống nhỏ bé và khốn khổ ấy. Vì vậy mà
không ngẫu nhiên khi AQ trong AQ chính truyện luôn mang trong mình phép
Trường ĐHSP Hà Nội 2


Trang:

18


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

thắng lợi tinh thần - tìm sự chiến thắng trong sự thất bại thảm hại, tìm cảm
giác vinh quang trong điều sỉ nhục; Nhuận Thổ khổ nhưng không cần biết do
đâu mà khổ, anh ta coi cái khổ là tất yếu và cúi đầu nhẫn nhục; thím Tường
Lâm chứa chan hạnh phúc trong niềm hy vọng được làm nô lệ; chị Tư Thiền
gửi gắm niềm hy vọng nơi đêm tối; cô ái tìm hạnh phúc trong hư vô...
Đọc AQ chính truyện chúng ta thấy: nếp sống phong kiến đã trở thành
thứ cột chống vững chắc bảo vệ toà nhà phong kiến. Không khí u mê của làng
Mùi là mảnh đất tốt nuôi dưỡng chủ nghĩa AQ. Trước việc AQ bị cụ cố họ
Triệu bạt mấy bạt tai, người dân làng Mùi bàn tán và theo họ nhất định AQ sai
rồi Thì chả lẽ cụ cố nhà họ Triệu lại có thể mắc lỗi hay sao?[5,121]. Rồi AQ
được họ kiêng nể hơn trước bởi thà kiêng nể y chút đỉnh có lẽ cũng êm
hơn[5, 122]. Và khi ruột tượng của AQ nặng hơn, họ đã vội quên đi sự khinh
thị trước đây dành cho chú, vì ở làng Mùi vẫn có cái thói hễ thấy ai có máu
mặt thì người ta vẫn nghĩ: đối với hạng người này thì thà kính trọng họ một
chút còn hơn là tỏ vẻ khinh bỉ [5, 145]. AQ xuất hiện trong cái làng Mùi hẻo
lánh, bưng bít, lạc hậu ấy vào lúc cách mạng tư sản xảy ra rồi tan biến đi là
một bối cảnh đậm nét đã ảnh hưởng sâu sắc và làm nổi bật quá trình phát triển
tính cách của AQ: từ mê muội với cái pháp bảo: thắng trận tưởng tượng đến
thức tỉnh tự phát cách mạng rồi ngơ ngác trong cảnh đại đoàn viên. Sở dĩ
AQ có biểu hiện, tự cao, tự đại, có cả phép thắng lợi tinh thần là do ảnh hưởng
của tư tưởng của giai cấp phong kiến. Mác và Ăngghen từng nói tư tưởng của

giai cấp thống trị sẽ là tư tưởng thống trị trong xã hội. Vì vậy AQ chính là
một trong số nạn nhân điển hình chịu ảnh hưởng của tư tưởng ấy. AQ luôn
cho rằng chuyện nam nữ là xấu và tỏ ra khinh bỉ phụ nữ theo quan niệm của
Nho giáo, nhưng cũng nghĩ đã là đàn ông phải có vợ, tuyệt tự rồi ai cúng cơm
cho, phải có một người vợ, bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại [5, 129]. Và rồi
AQ băn khoăn chọn vợ một cách hão huyền trong ý nghĩ Lão Triệu Tư Thần
có con em nhưng xấu quá. Còn con gái thím Bảy Trâu vài năm nữa hẵng nói
Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

19


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

chuyện. Vợ lão Tây giả... con này chung chạ với thằng đàn ông không có đuôi
sam... Chao! Tởm. Thứ đàn bà ấy chả ra trò! Mụ Tú Triệu phải cái là trên mí
mắt có một cái sẹo! Mà ... con mụ Vú Ngò lâu nay đi đâu nhỉ, bực một nỗi là
bàn chân chị ta to quá! [5, 158]. Trước sự kiện AQ cầu xin tình yêu của Vú
Ngò, người dân làng Mùi đối với y hết sức dè dặt cứ thấy mặt AQ đâu là
chúng xô nhau trốn biệt vào tận trong cửa. Thậm chí thím Bảy Trâu đã ngót
năm chục tuổi đầu rồi cũng vậy, thím ta cũng học theo người khác vội vàng
tránh đi. Không những thế, thím ta còn hối hả gọi đứa con gái của thím non
mười tuổi đầu vào nốt [5,137]. Những hành động đó là kết quả của những
giáo huấn, những răn dạy theo quan điểm của Nho giáo về lễ nghi, đạo đức.
Còn Vú Ngò, để chứng tỏ cái trong sạch của mình, người phụ nữ khốn khổ và
trung thành một cách mê muội ấy đã tìm đến cái chết, qua hành động tự tử.

Bởi vì trong xã hội phong kiến, việc làm ấy đã trở thành một lề lối. Thật đáng
thương xót làm sao!
AQ còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng cá lớn nuốt cá bé của giai cấp
phong kiến. Với người yếu thế như cô tiểu chùa Tĩnh Tu, cu D, Vương Sẹo
Xồm, AQ tỏ vẻ khinh bỉ và luôn vỗ ngực ta đây, tự cao. Nhưng đối với những
kẻ mạnh như cụ cố Triệu, thằng Tây giả, AQ lại khiếp sợ, nhún nhường và
nhận mình là giỏi nhịn nhục nhất. Đó chính là tinh thần của giai cấp thống trị
phong kiến Trung Quốc khi bị đế quốc phương Tây xâu xé. Họ luôn tự đắc
văn minh Trung Quốc là gốc rễ, văn minh phương Tây chỉ là cái thực dụng
và Trung Quốc đất rộng của nhiều, khai hoá sớm nhất thiên hạ[13, 25].
Chi tiết AQ thua bạc, khi đau đớn nếm trải vị đắng của cuộc thất bại
thực sự thì chú ta lại chóng vánh tìm được liều thuốc an thần. AQ giáng một
cú tát thật mạnh vào má mình và có được cái cảm giác sung sướng được đánh
một kẻ khác, một biểu hiện đặc biệt sinh động của tinh thần AQ. Như vậy là
AQ đã tự tách mình ra làm hai để trừng trị mình. Trong một con người còn
như vậy huống hồ ngoài xã hội... Tất cả những hành động của AQ đều đem
Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

20


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

đến cho y một sự an ủi nào đó. Song chính điều đó lại biến AQ thành một trò
cười, một tay sai đắc lực của giai cấp phong kiến và trở thành nạn nhân của
chúng lúc nào không biết. Xây dựng nhân vật AQ, Lỗ Tấn đã chỉ ra cái lừa

người dối mình của người Trung Quốc người Trung Quốc không dám nhìn
thẳng vào mọi mặt, dùng dối trá và lừa phỉnh để tạo cho mình một lối thoát kỳ
diệu và tự cho đó là con đường đúng. Trên con đường đó quốc dân tỏ rõ sự
khiếp nhược lười biếng, xảo trá... càng ngày càng tự mãn, tức là ngày càng sa
đoạ, nhưng lại cảm thấy ngày càng vinh quang (Trương mắt mà nhìn - Tạp
văn 57).
Giai cấp thống trị phong kiến đã sử dụng đắc địa lễ giáo phong kiến
nghìn năm với những hủ tục áp chế để làm cho nhân dân lao động tin rằng sự
thống trị của chúng là tất yếu, là hợp lẽ trời. Nhà lý luận của chúng - Mạnh Tử
đã đề ra cái thuyết lao tâm và lao lực kẻ lao tâm sinh ra để trị người, kẻ lao
lực sinh ra để người trị. Lý thuyết đó trên thực tế cũng là cái nọc độc của con
ong co lưng chích vào huyệt của con sâu xanh. Nhuận Thổ trong Cố hương
chính là biến tướng của loại sâu xanh như vậy. Qua 30 năm bị bòn rút của
sưu thuế, lính tráng, quan lại, cường hào, tâm hồn anh ta đã sa đoạ. Nỗi đau
của Lỗ Tấn khi gặp lại người bạn cũ này không phải chỉ ở chỗ thấy anh ta đói
rách mà quan trọng hơn là ở chỗ thấy anh ta đã mất hết lòng tự trọng trong
sạch hồi niên thiếu. Ông giật mình khi thấy người bạn cũ lạy mình như một
quan trên. Nhuận Thổ chỉ muốn sống theo quy củ, do đó Lỗ Tấn đã tìm niềm
khuây khoả trong nỗi mong ước con cháu Nhuận Thổ sẽ không thế nữa và ông
tự khẳng định niềm hy vọng đó bằng suy nghĩ: con đường rồi sẽ do con người
tạo ra. Nỗi đau của Nhuận Thổ là biết khổ nhưng không biết do đâu mà khổ.
Hay nói đúng hơn, anh ta cũng không hề cần biết do đâu mà khổ. Anh ta coi
cái khổ là tất yếu và cúi đầu nhẫn nhục. Nỗi đau khổ của anh ta đúng hơn là
muốn được làm nô lệ mà không được làm (Tuỳ bút dưới đèn - Tạp văn tuyển
tập).
Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

21



Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

Thím Tường Lâm trong Lễ cầu phúc cũng chứa chan niềm hy vọng
được làm nô lệ. Cuộc đời ba chìm bảy nổi nhưng chỉ có thể quên hết khi
thấy mình được việc. Đó là một chuỗi dài những ngày lăn lóc đau đớn dưới
áp lực tàn khốc của lễ giáo và thần quyền phong kiến. Chính quyền, tộc
quyền, nam quyền và thần quyền đã trở thành bốn sợi dây thòng lọng thắt cổ
thím, gây nên nỗi bất hạnh triền miên trong cuộc đời thím, gây nên sự tự ti, sợ
hãi trong tính cách của thím. Chế độ phong kiến tàn ác cho phép mẹ chồng
bán con dâu. Chế độ ấy với con mắt đạo đức bảo thủ đã khiến những người
dân Lỗ Trấn khinh bỉ xa lánh thím, vì nghĩ rằng thím lấy hai chồng là làm bại
hoại gia phong. Quan niệm đạo đức bảo thủ vô hình chung đã làm khuất lấp
tình thương giữa người với người người này chưa thể cảm thông với người
kia, đến nỗi tay mình cơ hồ cũng không hiểu được chân mình[13, 27]. Thím
Tường Lâm bị người đời hắt hủi, coi thường... Tôn giáo đã trở thành thứ thuốc
an thần ru ngủ hữu hiệu trong tay giai cấp thống trị nhằm trấn an người dân
trong kiếp sống nô lệ. Thím Tường Lâm hy vọng được sống trong cảnh được
làm nô lệ để được yên thân, nhưng nào có được. Những tư tưởng mê tín đã
gây nên trong thím nỗi sợ hãi vô cùng. Suốt cả cuộc đời thím chưa hề ý thức
đến sự phản kháng. Câu hỏi cuối cùng người chết rồi còn có linh hồn
không? [5, 236] của thím chỉ là sự hoài nghi chưa phải là sự phản kháng, mặc
dù hoài nghi là đầu mối của sự phản kháng. Câu hỏi hoảng hốt đó nói rõ thần
quyền vẫn còn chế ngự tâm hồn thím: thím vừa muốn người chết rồi có linh
hồn để gặp lại con trai, vừa muốn không có linh hồn, vì không có linh hồn là
không có địa ngục và như vậy thím sẽ không bị Diêm Vương cưa làm đôi vì
tội lấy hai chồng.

Rõ ràng, Nhuận Thổ đã ngủ quên trong thói quen sống theo nề nếp
cũ, còn thím Tường Lâm thì lại ngủ mê trong nỗi khiếp sợ trước giáo lý và
thần quyền phong kiến.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

22


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

Chị Tư Thiền trong Ngày mai cũng là nạn nhân của hủ tục xã hội lạnh
lùng và khăm ác ấy. Thái độ lạnh nhạt thờ ơ trước nỗi đau của người cùng
giai cấp là của những người sống xung quanh chị. Họ vẫn thản nhiên ăn ngủ,
nói cười mà dường như không để tâm đến nỗi đau mất con của chị. Không
một lời an ủi, không một sự cảm thông, họ dửng dưng như không có chuyện
gì. Nếp sống cũ, những suy nghĩ cố hữu vị kỷ hằn sâu đã tạo nên sự lạnh lùng
trong họ.
Quyền lực của giai cấp thống trị càng mạnh, sự áp bức cũng càng lớn
hơn, và sự đô hộ tinh thần đối với người nông dân càng triệt để. Lễ nghĩa, giáo
lý, những tập tục lạc hậu khi được giai cấp thống trị đưa ra, một khi đã ăn sâu
vào quần chúng thì nó phát tác rất khủng khiếp. Người nông dân nói riêng và
nhân dân lao động nói chung sẽ có lúc không còn làm chủ cuộc sống của
mình nữa. Họ sống thụ động, sợ sệt, tự ti. Trong xã hội nam quyền đó, người
phụ nữ luôn bị khống chế bởi tam tòng tứ đức khắc nghiệt: tại gia tòng phụ,
xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Nhưng muốn được sống yên ổn theo nề

thói đạo đức ấy nào có dễ. Cô ái trong Ly hôn lấy chồng, có gia đình, rồi lại
trở về với số không. Bị người chồng phụ bạc, cô nói Gạt tôi ra là không được
đâu, huyện xử không xong thì tôi lên phủ [5, 426]. Nhưng rồi sự dũng cảm,
mạnh bạo của cô đã lùi bước trước cái oai phong uy vũ của cụ lớn Thất. Nỗi sợ
cố hữu cái nhìn thiển cận của những người sản xuất nhỏ là căn nguyên sâu xa
của những thất bại đó. Cô không đủ sáng suốt để đấu tranh giành lại quyền tự
chủ cho mình. Cô lại nuôi ảo tưởng đối với pháp luật phong kiến và những
người đại diện cho nó. Vì vậy cô đã thất bại, nhưng thất bại mà không hề cảm
thấy đau đớn. Cô là người đi đòi hạnh phúc cho mình rốt cuộc lại trở thành
nạn nhân của cuộc kiện tụng đó. Không những không đòi được hạnh phúc mà
cô còn bị thua thiệt, trở thành người bị động phải rút đơn về...
Tất cả những biểu hiện mê muội chìm đắm nói trên đều đã trở thành cái
cột trụ vững chắc chống đỡ cho thượng tầng thống trị của phong kiến và đế
Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

23


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trần Thị Duyên

quốc. Vạch trần và lên án nó, kêu gọi mọi người thức tỉnh, lao vào cuộc chiến
đấu, đó là một cống hiến vô cùng quan trọng của Lỗ Tấn cho cuộc cách mạng
tư tưởng và văn hoá thời bấy giờ.
Nhưng Lỗ Tấn không chỉ dừng ở việc vạch trần tội ác của hủ tục quá
khứ gây nên những khổ đau cho con người. Mà ông còn cho người đọc thấy
cuộc sống hiện tại mà những người nông dân đang sống cũng là nguyên nhân

gây bao nỗi bất hạnh cho họ. Xã hội mà họ đang sống là một xã hội đầy rối
ren, giai cấp thống trị ngày càng nham hiểm, cùng với nó là sự bóc lột của tư
bản nước ngoài. Người nông dân một cổ hai chòng, vừa phải lo cuộc sống
hàng ngày, vừa phải lo nghĩa vụ nặng nề đối với xã hội. Để tồn tại, họ phải tìm
kiếm cái để ăn. Song đói kém, ốm đau, thiên tai, trộm cắp... không lúc nào để
cho họ yên. Những lo lắng tủn mủn về vật chất khiến con người càng thêm
mông muội, khép mình. Họ chỉ có thể chăm lo cho cái hạnh phúc nhỏ bé của
mình mà không còn đủ sức để quan tâm đến xung quanh. AQ sống trong
không khí tù đọng của làng Mùi, đó là một làng gần như tồn tại cách biệt với
thế giới xung quanh. Nó chỉ có hai sợi dây nối với bên ngoài: một là quan hệ
với cụ Cử trên huyện mà cụ Cử chỉ về làng khi có biến loạn trên huyện. Hai là
những lần lên huyện của AQ. Chính môi trường sống đó đã khiến con người
nơi đây chậm tiếp thu được các yếu tố mới mẻ tiến bộ. Vì vậy mà AQ khi tiếp
xúc với cái mới luôn cho là không đúng, thế là sai. Cách mạng Tân Hợi nổ ra
(1911), những người lao động cùng khổ như AQ đã tìm đến với cách mạng
như tìm đến ngày hội. Song vì bản chất giai cấp, những người cách mạng tư
sản lo sợ trước sức mạnh của quần chúng được phát động. Họ đã câu kết với
bọn thống trị cũ đề đè nén sự nổi dậy của quần chúng. Một cuộc cách mạng
như thế tất nhiên chỉ đưa đến kết quả thay thang không đổi thuốc. Sau cách
mạng, làng Mùi không hề thay đổi, sau (1917) tên quân phiệt Trương Huân lại
đưa Tuyên Thống trở lại làm vua, và trong nhà anh nông dân Bảy Cân mới xảy
ra cơn sóng gió (Sóng gió). Trong tâm lý nhân dân cách mạng Tân Hợi chẳng
Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

24


Khoá luận tốt nghiệp đại học


Trần Thị Duyên

qua chỉ để lại một cái chiêu bài Trung Hoa dân quốc và một cái Tết song
thập (10 - 10) vô thưởng vô phạt. Nhân dân đã quên kỷ niệm và kỷ niệm
cũng quên mất họ (Câu chuyện của cái đầu tóc). Như vậy cuộc cách mạng
này chỉ mang tính chất nửa vời. AQ đã háo hức đi theo cách mạng như bao
người khác song lại hiểu ý nghĩa của làm cách mạng rất mơ hồ: làm cách
mạng là làm giặc. Và cuối cùng AQ trở thành nạn nhân của chính cuộc cách
mạng đó.
Giống như AQ, những người nông dân cùng khổ như Nhuận Thổ, chị
Tư Thiền, thím Tường Lâm, cô ái đều bị hiện tại phũ phàng đè bẹp mọi ước
mơ và bóp nghẹt quyền sống, quyền hạnh phúc. Cho dù sự thức tỉnh của cô ái
có khá hơn so với những người khác, nhưng rút cuộc, cô vẫn phải chấp nhận
sự thua thiệt. Cô là người nông dân đầu tiên trong truyện ngắn Lỗ Tấn đã đứng
lên trực diện chống lại áp bức của lễ giáo, chủ yếu là nam quyền phong kiến,
song sự đấu tranh của cô còn quá mới mẻ, nó chưa được thời đại chấp nhận.
Khi mà giai cấp thống trị còn mạnh, chế độ nam quyền còn tồn tại, quyền
bình đẳng giữa con người chưa được thiết lập. Hạnh phúc gia đình tuỳ thuộc
vào người cha, người chồng, thì làm sao cô ái có thể một mình làm thay đổi
được cả cái lịch sử có bề dày 4000 năm ấy. Vì thế cô ái trở thành nạn nhân
của chính thời đại mà cô đang sống.
Qua AQ, cô ái, Nhuận Thổ, thím Tường Lâm, chị Tư Thiền... Lỗ Tấn
đã bỏ nhiều tâm sức quan sát, phân tích nông dân - chủ lực quân của cách
mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc. Dưới ngòi bút của ông nông dân vốn có
một sức mạnh phản kháng tiềm tàng, địa vị bị áp bức sẽ dẫn họ đến con đường
cách mạng. Song vì lối sống thủ cựu, nhỏ hẹp của người sản xuất nhỏ, bản
thân họ có một số nhược điểm, họ chưa thể đấu tranh cho cuộc sống của mình
được. Hủ tục quá khứ và hiện tại còn đủ mạnh để đè bẹp mọi khát vọng, ước
mơ và tương lai của họ. Vậy thử hỏi cuộc sống sẽ còn niềm vui, còn hạnh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trang:

25


×